Dan Lee
12-30-2011, 09:19 PM
NHÌN VÀO XÃ HỘI
Bộ mặt xã hội ngày càng biến chuyển theo thời gian. Trong đó nhịp sống là một yếu tố quyết định của cuộc biến chuyển này.
Người ta, ai cũng nghĩ được xã hội có sự thay đổi và nhìn chung ngày một tiến tới tốt đẹp hơn, đáp ứng nhu cầu của con người. Thế nhưng ít ai nghĩ đựơc rằng xã hội ấy đang đi đến chỗ tự đào thải mình theo quy luật biến chuyển. Một định luật tất yếu chi phối tất cả mọi thực tại tốt xấu ở trần gian này. Bề ngoài xem ra chúng ta khó nhận biết vì mình thấy nó cứ vẫn còn hiện hữu.
Nội tại của một thực thể bị rối loạn do bệnh lý hoặc tình trạng không ổn định có khi con mắt thường ta không thấy được. Phải nhờ tới con mắt khác. Phải nhìn bằng cái nhìn khác, nhìn dưới góc độ khác.
Trật tự trong xã hội đang bị coi thường. Tức là những kỷ cương, phép tắc, luật lệ bị coi nhẹ hoặc khinh thường. Người ta không còn nghĩ rằng mình phải hoà nhập vào xã hội mà muốn xã hội ấy phải đồng hành với mình. Xã hội thay đổi theo ý muốn người ta. Cái chết dở là những quy luật khách quan lại bị con người chủ quan điều khiển. Chuẩn mực bên ngoài không còn là thước đo cho lối sống con người nữa. Quan điểm của ta trở thành yếu tố khách quan cho chính mình thì sẽ biến thành mối nguy hiểm phát sinh sự nguỵ biện và dung túng. Người ta sẵn sàng giải thích cho những cái sai trái của mình một cách có vẻ hợp lý và cũng sẵn sàng che đậy sự thật ấy khi mình đã trở nên tất cả cho mình.
Trong cái biến chuyển của xã hội này xuất hiện nhiều sự nhiễu nhương. Nếu ta không tỉnh táo phân biệt hiện tượng vàng thau lẫn lộn ấy thì mình sẽ bị thao túng theo dòng chảy vô định. Không biết lúc bấy giờ người ta muốn sống dở, chết dở theo hình thức nào, nhưng chắc chắn đã bị đầu độc và sẽ còn bị đầu độc nữa.
Nhìn vào xã hội đang biến chuyển này như một lời nhắc nhở cho ta phải nhìn vào cái tâm. Ở đó cất giữ một kho tàng sự sống với quy luật muôn thuở là cố định. Cố định trong nguyên tắc của nó. Cái cố định ấy là một chuẩn mực duy nhất để nhìn ra các thực tại khác. Đây là cái nhìn của tâm linh, cái nhìn của lãnh vực siêu nhiên hàm chứa tiếng nói của thần thánh. Một mặt nó dứt khoát chi phối ta và mặt khác nó cũng lên tiếng chỉnh đốn những cái lệch lạc.
Quan điểm của riêng ta không nói lên tiếng nói của cái tâm. Chưa nói rất có thể sai nữa. Vì thế phải phân biệt cái suy nghĩ trong đầu và cái tiếng nói trong lòng. Tiếng nói của bộ óc khác tiếng nói của con tim. Đôi khi hai bên giằng co nhau. Cái lệch lạc là một sự mong manh giữa hai biên giới của con tim và trí óc, khi chưa được phối hợp nhịp nhàng, khi chưa thống nhất để phát thành một tín hiệu mà ta gọi là tiếng nói của luơng tâm. Bao giờ cũng có nỗi day dứt khi mình phải đối diện trong việc thống nhất “tư tưởng” cho con tim với trí óc. Thiết tưởng là công việc cũng khó khăn nhưng ta không được phép để mặc cho những hoạt động của hai chức năng ấy diễn ra độc lập rồi mình đồng ý với một trong hai. Phải cộng tác, phải làm cố vấn, phải làm quan toà cho chúng.
Xã hội có những cái lộn xộn, bát nháo, điên đảo là hậu quả của con người nói chung và của ban thân ta nói riêng. Người này nguời kia cũng có tự do trong suy nghĩ và hành động. Rốt cục hình thành một lối sống, hình thành một xã hội với cả một khuynh hướng xấu lớn mà các lực lượng này nọ cứ ra tay chặn phá cũng không kịp, bởi sự lan tràn của nó mạnh quá. Nhưng chúng ta đừng buồn vì, tất cả những cái viển vông, hão huyền giả tạo và bát nháo sẽ không bao giờ đứng vững được lâu; nó sẽ tự đào thải mình thôi. Nhận định này không phải là thứ lạc quan mù quáng, không phải là thái độ chấp nhận cái tiêu cực đã rồi, nhưng nó nằm trong nguyên tắc muôn thuở. Nguyên tắc này chi phối tất cả các thực tại trần gian. Ta cứ sống theo chuẩn mực của lương tâm mình đi rồi mình sẽ thấy những cái phải qua đi và cái còn lại là cái gì. Rất nhiều khi ta sống với ảo tưởng và viễn tượng nhiều hơn là thực tế để cho cơn cám dỗ sai lầm ngày một trầm trọng tới mức không cản nổi.
Xã hội này đang rơi vào tình trạng ấy. Rất có thể ta chưa nhận ra tình trạng báo động của nó là bởi vì ta cũng đang trong guồng chảy này. Rất có thể ta đang là “thành viên” cho một “chế độ” chết chóc của xã hội này. Khi chợt tỉnh nhìn ra thì đã thấy mình đang dãy chết ở phương diện nào đó trên chính trường của cuộc sống bất chấp luật lệ, nguyên tắc, chuẩn mực. Vì vậy bao giờ cũng phải hồi tâm. Bao giờ cũng phải suy nghĩ trước một thực tế khách quan hoặc chủ quan.
Lạy Chúa, nếu chúng con không tỉnh táo thì chính chúng con cũng đang đồng loã và cung cấp cho xã hội này vô vàn những cái nghịch lại với luơng tâm, với luật Chúa và Giáo hội.
Nếu chúng con không kịp thời nhìn mình thì hoá ra chúng con cũng đang để cho sự cuồng loạn và điên đảo của xã hội lôi cuốn bất cứ lúc nào.
Nếu chúng con không tự mình phân biệt nổi giữa thiện và ác thì hoá ra luơng tri chúng con đã bị liệt từ bao giờ rồi.
Nếu chúng con không đủ sức vực dậy cả xã hội này thì ít ra chúng con cũng phải biết tự vực dậy mình trong xã hội ấy; để qua đó chính con sẽ là chiếc thắng xe nho nhỏ trên đường trượt dốc. Amen.
Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
Bộ mặt xã hội ngày càng biến chuyển theo thời gian. Trong đó nhịp sống là một yếu tố quyết định của cuộc biến chuyển này.
Người ta, ai cũng nghĩ được xã hội có sự thay đổi và nhìn chung ngày một tiến tới tốt đẹp hơn, đáp ứng nhu cầu của con người. Thế nhưng ít ai nghĩ đựơc rằng xã hội ấy đang đi đến chỗ tự đào thải mình theo quy luật biến chuyển. Một định luật tất yếu chi phối tất cả mọi thực tại tốt xấu ở trần gian này. Bề ngoài xem ra chúng ta khó nhận biết vì mình thấy nó cứ vẫn còn hiện hữu.
Nội tại của một thực thể bị rối loạn do bệnh lý hoặc tình trạng không ổn định có khi con mắt thường ta không thấy được. Phải nhờ tới con mắt khác. Phải nhìn bằng cái nhìn khác, nhìn dưới góc độ khác.
Trật tự trong xã hội đang bị coi thường. Tức là những kỷ cương, phép tắc, luật lệ bị coi nhẹ hoặc khinh thường. Người ta không còn nghĩ rằng mình phải hoà nhập vào xã hội mà muốn xã hội ấy phải đồng hành với mình. Xã hội thay đổi theo ý muốn người ta. Cái chết dở là những quy luật khách quan lại bị con người chủ quan điều khiển. Chuẩn mực bên ngoài không còn là thước đo cho lối sống con người nữa. Quan điểm của ta trở thành yếu tố khách quan cho chính mình thì sẽ biến thành mối nguy hiểm phát sinh sự nguỵ biện và dung túng. Người ta sẵn sàng giải thích cho những cái sai trái của mình một cách có vẻ hợp lý và cũng sẵn sàng che đậy sự thật ấy khi mình đã trở nên tất cả cho mình.
Trong cái biến chuyển của xã hội này xuất hiện nhiều sự nhiễu nhương. Nếu ta không tỉnh táo phân biệt hiện tượng vàng thau lẫn lộn ấy thì mình sẽ bị thao túng theo dòng chảy vô định. Không biết lúc bấy giờ người ta muốn sống dở, chết dở theo hình thức nào, nhưng chắc chắn đã bị đầu độc và sẽ còn bị đầu độc nữa.
Nhìn vào xã hội đang biến chuyển này như một lời nhắc nhở cho ta phải nhìn vào cái tâm. Ở đó cất giữ một kho tàng sự sống với quy luật muôn thuở là cố định. Cố định trong nguyên tắc của nó. Cái cố định ấy là một chuẩn mực duy nhất để nhìn ra các thực tại khác. Đây là cái nhìn của tâm linh, cái nhìn của lãnh vực siêu nhiên hàm chứa tiếng nói của thần thánh. Một mặt nó dứt khoát chi phối ta và mặt khác nó cũng lên tiếng chỉnh đốn những cái lệch lạc.
Quan điểm của riêng ta không nói lên tiếng nói của cái tâm. Chưa nói rất có thể sai nữa. Vì thế phải phân biệt cái suy nghĩ trong đầu và cái tiếng nói trong lòng. Tiếng nói của bộ óc khác tiếng nói của con tim. Đôi khi hai bên giằng co nhau. Cái lệch lạc là một sự mong manh giữa hai biên giới của con tim và trí óc, khi chưa được phối hợp nhịp nhàng, khi chưa thống nhất để phát thành một tín hiệu mà ta gọi là tiếng nói của luơng tâm. Bao giờ cũng có nỗi day dứt khi mình phải đối diện trong việc thống nhất “tư tưởng” cho con tim với trí óc. Thiết tưởng là công việc cũng khó khăn nhưng ta không được phép để mặc cho những hoạt động của hai chức năng ấy diễn ra độc lập rồi mình đồng ý với một trong hai. Phải cộng tác, phải làm cố vấn, phải làm quan toà cho chúng.
Xã hội có những cái lộn xộn, bát nháo, điên đảo là hậu quả của con người nói chung và của ban thân ta nói riêng. Người này nguời kia cũng có tự do trong suy nghĩ và hành động. Rốt cục hình thành một lối sống, hình thành một xã hội với cả một khuynh hướng xấu lớn mà các lực lượng này nọ cứ ra tay chặn phá cũng không kịp, bởi sự lan tràn của nó mạnh quá. Nhưng chúng ta đừng buồn vì, tất cả những cái viển vông, hão huyền giả tạo và bát nháo sẽ không bao giờ đứng vững được lâu; nó sẽ tự đào thải mình thôi. Nhận định này không phải là thứ lạc quan mù quáng, không phải là thái độ chấp nhận cái tiêu cực đã rồi, nhưng nó nằm trong nguyên tắc muôn thuở. Nguyên tắc này chi phối tất cả các thực tại trần gian. Ta cứ sống theo chuẩn mực của lương tâm mình đi rồi mình sẽ thấy những cái phải qua đi và cái còn lại là cái gì. Rất nhiều khi ta sống với ảo tưởng và viễn tượng nhiều hơn là thực tế để cho cơn cám dỗ sai lầm ngày một trầm trọng tới mức không cản nổi.
Xã hội này đang rơi vào tình trạng ấy. Rất có thể ta chưa nhận ra tình trạng báo động của nó là bởi vì ta cũng đang trong guồng chảy này. Rất có thể ta đang là “thành viên” cho một “chế độ” chết chóc của xã hội này. Khi chợt tỉnh nhìn ra thì đã thấy mình đang dãy chết ở phương diện nào đó trên chính trường của cuộc sống bất chấp luật lệ, nguyên tắc, chuẩn mực. Vì vậy bao giờ cũng phải hồi tâm. Bao giờ cũng phải suy nghĩ trước một thực tế khách quan hoặc chủ quan.
Lạy Chúa, nếu chúng con không tỉnh táo thì chính chúng con cũng đang đồng loã và cung cấp cho xã hội này vô vàn những cái nghịch lại với luơng tâm, với luật Chúa và Giáo hội.
Nếu chúng con không kịp thời nhìn mình thì hoá ra chúng con cũng đang để cho sự cuồng loạn và điên đảo của xã hội lôi cuốn bất cứ lúc nào.
Nếu chúng con không tự mình phân biệt nổi giữa thiện và ác thì hoá ra luơng tri chúng con đã bị liệt từ bao giờ rồi.
Nếu chúng con không đủ sức vực dậy cả xã hội này thì ít ra chúng con cũng phải biết tự vực dậy mình trong xã hội ấy; để qua đó chính con sẽ là chiếc thắng xe nho nhỏ trên đường trượt dốc. Amen.
Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn