lait
01-08-2012, 12:43 AM
Thực hư lời nguyền 'oán' tình nhân ở một số đền, chùa VN
(ĐVO) Người ta đồn rằng, đôi nam nữ yêu nhau thắm thiết, nếu thăm viếng những ngôi chùa này, thì kiểu gì trở về... cũng "đường anh anh đi, đường em em chọn".
Chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ, còn gọi là chùa Linh Mụ, tọa lạc trên đồi Hà Khê thuộc xã Hương Long, tỉnh Thừa Thiên - Huế, bên dòng sông Hương hiền hòa, thơ mộng, cách trung tâm TP Huế khoảng chừng 5 km về hướng Tây. Chùa khởi lập năm Tân Sửu (1601) - đời chúa Tiên (Nguyễn Hoàng) và là ngôi chùa cổ nhất ở Huế.
Vào thời nhà Nguyễn, các vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Thành Thái đều cho trùng tu chùa. Năm 1844, vua Thiệu Trị cho xây bảo tháp Phước Duyên bảy tầng, hình bát giác, cao 21m, mỗi tầng tôn trí một tượng Như Lai bằng vàng. Trước tháp, vua cho dựng đình Hương Nguyện. Hai bên đình, dựng hai nhà bia. Trước đình, dựng trụ hoa biểu. Chùa bị hư hỏng nặng năm 1943. Từ năm 1945, Hòa thượng Thích Đôn Hậu đã tổ chức công cuộc đại trùng tu kéo dài hơn 30 năm.
Ngôi chùa hiện nay là một trong 16 công trình nằm trong danh mục Di sản văn hóa thế giới (1993) của quần thể di tích Huế. Ngày 28/8/2003, chùa lần nữa khởi công trùng tu với kinh phí khoảng 15 tỷ đồng do Nhà nước cấp. Với khuôn viên rộng tới gần 4 ha, được bao bọc bởi tường gạch chu vi hơn 800m, phía trước chùa là tháp đình, phía sau là điện miếu, tất cả đều toát lên vẻ trang nghiêm, huyền ảo.
http://antontruongthang.files.wordpress.com/2011/06/5369423690_33a33f4c55.jpg?w=500&h=424
Chùa Thiên Mụ. Ảnh: Internet
Chùa Thiên Mụ không chỉ nổi tiếng với 108 tiếng chuông ngày ngày giữ nhịp thời gian, mang theo tâm nguyện từ bi gửi gắm đến chúng sinh, giải tỏa mọi muộn phiền đau khổ; mà còn gắn liền với một câu chuyện tình bi thương, một sự tích đau buồn mà đến nay người dân Huế thường lấy đó để lý giải nguyên do tại sao những đôi tình nhân thường ít khi cùng nhau tới đây để cầu khấn. Chuyện là vào thời Nguyễn, có một cặp trai gái yêu nhau thắm thiết. Cô gái là con nhà danh giá, có đủ cả thục, hiền, lễ, nghĩa, đức, trinh. Còn chàng trai thì mồ côi, nghèo khổ. Do đó cuộc tình của họ bị nhà gái phản đối kịch liệt.
Suốt 5 năm trời, họ vừa lén lút hẹn hò nhau, vừa ra sức thuyết phục bên nhà gái tác hợp cho mối lương duyên nhưng không được. Họ đưa nhau đến chùa Thiên Mụ cầu xin trời phật phù hộ để được sống bên nhau trọn đời trọn kiếp. Tuy nhiên, suốt 5 năm tiếp đó, nhà cô gái không những không thay đổi thành kiến, mà còn ép cô lấy một vị quan nhất phẩm trong triều. Bị ép tới đường cùng, chàng trai và cô gái hẹn nhau ra bờ sông Hương trầm mình tự vẫn. Họ mong rằng khi sống không được ở bên nhau, thì lúc chết sẽ được gắn bó mãi mãi.
Trớ trêu thay, khi trái tim chàng trai đã ngừng đập dưới đáy sông Hương sâu thẳm, cô gái lại may mắn dạt vào bờ và được những người địa phương tốt bụng cứu sống. Gia đình cô gái tìm về, ép nàng lấy một vị quan nhất phẩm trong triều mà họ đã nhắm từ trước. Và thời gian thấmthoát trôi qua, cô gái cũng dần nguôi ngoai nỗi buồn về người yêu cũ, thuận lấy chồng và sống một cuộc đời vinh hoa. Chờ người yêu mỏi mòn không thấy, oan hồn chàng trai uất hận cho số phận bất trắc của mình, bèn lang bạt vào chùa Thiên Mụ, ngự trước mặt sông Hương, thề độc sẽ phá những đôi tình nhân đến đây viếng chùa.
Chùa núi Châu Thới
Chùa núi Châu Thới là ngôi chùa xưa nhất và hình thành sớm nhất ở Nam Bộ (ở nửa sau thế kỷ 17) trên ngọn núi Châu Thới (cao 82m) ở xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương; nằm cách thành phố Biên Hòa 4 km, thị xã Thủ Dầu 20 km, TP HCM 24 km và đã được xếp hạng là Di tích Danh lam thắng cảnh quốc gia.
Được xây vào khoảng năm 1612, do thiền sư Khánh Long, trên bước đường vân du hoằng pháp lên đồi Châu Thới thấy cảnh hữu tình, đã cất một thảo am nhỏ để tu tịnh (cũng có cứ liệu cho thấy chùa núi Châu Thới được xây dựng vào năm 1681). Tuy nhiên, trải qua hơn ba trăm năm lịch sử đầy biến động, chịu bao hủy hoại tàn phá của thời gian và chiến tranh, chùa núi Châu Thới nay không còn giữ được dấu tích, di vật nguyên thủy của một chùa cổ; mà là một quần thể kiến trúc đa dạng. Sau khi bước lên 220 bậc thềm sẽ đến cổng tam quan có ba mái cong và bánh xe pháp luân nằm ở giữa đỉnh, hai bên cửa có mấy chữ “Từ bi – hỉ xả…”
http://i1009.photobucket.com/albums/af218/traitimbienca/SANY0455.jpg
Chùa núi Châu Thới. Ảnh: Internet
Nét nổi bật về trang trí kiến trúc của Chùa là dùng nhiều mảnh gốm sứ màu sắc gắn kết đắp thành hình con rồng dài hơn cả mét đặt ở đầu đao của mái chùa và có đến 9 hình rồng như thế hướng về nhiều phía. Chánh điện được thiết kế dành phần trên thờ Phật A Di Đà, Quan Âm, Thế Chí; tầng kế thờ Phật Thích Ca; tầng dưới là nơi thờ Phật giáng sinh. Chùa cũng thờ bộ thập bát La Hán và thập điện Diêm Vương bằng đất nung; đồng thời lưu giữ ba pho tượng Phật tạc bằng đá khá xưa (có thể vào cuối thế kỷ XVII) và một tượng Quan Âm bằng gỗ được làm bằng cây mít cổ thụ hàng trăm tuổi được trồng trong vườn chùa.
Tương truyền, chùa núi Châu Thới cũng gắn liền với lời đồn đoán rằng, nhiều cặp tình nhân lên chùa cầu kinh khấn Phật nhưng sau đó trở về lại chia tay nhau mà không biết lý do tại sao. Chuyện là trong một lần hai vợ chồng xô xát, người chồng đã lỡ tay đẩy người vợ xuống vực. Linh hồn người vợ ở lại trên núi để oán trách người chồng. Mỗi khi thấy có đôi tình nhân nào lên núi là người vợ lại nhập vào một trong hai người và chia cắt tình cảm của họ. Thế nhưng, khi tìm hiểu căn nguyên của sự tích này, thì không có sử sách nào ghi chép lại.
Đền Bà Đế
Đền Bà Đế nằm ở chân núi Độc, thuộc phường Ngọc Hải, Quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng; là một trong những ngôi đền nổi tiếng về danh thắng và linh thiêng.
Ðền có cấu trúc giản dị nhưng thanh thoát và trang nhã, nép mình vào lưng núi, trước mặt là biển khơi bao la, tạo nên một kỳ quan thiên nhiên độc đáo không thua gì “Nam thiên đệ nhất động - Chùa Hương”. Hàng năm, ngày 26 tháng Giêng là ngày khai xuân và cúng cơm; ngày 24, 25, 26 tháng hai là ngày lễ tạ Đức Bà. Lúc đó, du khách thập phương lại tấp nập về với đền Bà; người cầu tài, xin lộc, người xin được giải nỗi oan khuất mà bản thân hoặc gia đình phải gánh chịu... Tuy nhiên, các cặp tình nhân lại rất "kỵ" viếng thăm nơi đây.
http://mw2.google.com/mw-panoramio/photos/medium/14640322.jpg
Đền Bà Đế. Ảnh: Internet
Theo tìm hiểu, nguyên nhân có lẽ liên quan tới thảm kịch đau lòng xảy ra với thôn nữ Đào Thị Hương, con gái của đôi vợ chồng nghèo họ Đào ở làng chài Đồ Sơn (Hải Phòng) và cũng là người vợ kém may mắn "chưa kịp kết hôn" của Chúa Trịnh Doanh (>> xem tiếp bài sau).
Đức Phật có câu: "Thiên thượng, thiên hạ, duy ngã độc tôn"- đại ý rằng, con người là chủ của mình, không là nô lệ của ngoại cảnh. Và, một trong các giáo lý của phật giáo là Lý duyên sinh. Mọi sự, mọi vật đều do nhiều duyên hợp lại mà thành, hết duyên thì mất. Như vậy, lời nguyền "oán" tình nhân ở các đền, chùa trên có ứng nghiệm hay không, là bởi cái duyên của mỗi người. Nếu tình yêu đôi lứa đủ chân thành và có sự cố gắng nỗ lực vun đắp từ hai phía để tiến đến hôn nhân thì dù khó khăn, cách trở mấy cũng có thể vượt qua.
Đức Phật có câu: "Thiên thượng, thiên hạ, duy ngã độc tôn"- đại ý rằng, con người là chủ của mình, không là nô lệ của ngoại cảnh. Và, một trong các giáo lý của phật giáo là Lý duyên sinh. Mọi sự, mọi vật đều do nhiều duyên hợp lại mà thành, hết duyên thì mất. Như vậy, lời nguyền "oán" tình nhân ở các đền, chùa trên có ứng nghiệm hay không, là bởi cái duyên của mỗi người. Nếu tình yêu đôi lứa đủ chân thành và có sự cố gắng nỗ lực vun đắp từ hai phía để tiến đến hôn nhân thì dù khó khăn, cách trở mấy cũng có thể vượt qua.
Copier trên Internet
(ĐVO) Người ta đồn rằng, đôi nam nữ yêu nhau thắm thiết, nếu thăm viếng những ngôi chùa này, thì kiểu gì trở về... cũng "đường anh anh đi, đường em em chọn".
Chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ, còn gọi là chùa Linh Mụ, tọa lạc trên đồi Hà Khê thuộc xã Hương Long, tỉnh Thừa Thiên - Huế, bên dòng sông Hương hiền hòa, thơ mộng, cách trung tâm TP Huế khoảng chừng 5 km về hướng Tây. Chùa khởi lập năm Tân Sửu (1601) - đời chúa Tiên (Nguyễn Hoàng) và là ngôi chùa cổ nhất ở Huế.
Vào thời nhà Nguyễn, các vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Thành Thái đều cho trùng tu chùa. Năm 1844, vua Thiệu Trị cho xây bảo tháp Phước Duyên bảy tầng, hình bát giác, cao 21m, mỗi tầng tôn trí một tượng Như Lai bằng vàng. Trước tháp, vua cho dựng đình Hương Nguyện. Hai bên đình, dựng hai nhà bia. Trước đình, dựng trụ hoa biểu. Chùa bị hư hỏng nặng năm 1943. Từ năm 1945, Hòa thượng Thích Đôn Hậu đã tổ chức công cuộc đại trùng tu kéo dài hơn 30 năm.
Ngôi chùa hiện nay là một trong 16 công trình nằm trong danh mục Di sản văn hóa thế giới (1993) của quần thể di tích Huế. Ngày 28/8/2003, chùa lần nữa khởi công trùng tu với kinh phí khoảng 15 tỷ đồng do Nhà nước cấp. Với khuôn viên rộng tới gần 4 ha, được bao bọc bởi tường gạch chu vi hơn 800m, phía trước chùa là tháp đình, phía sau là điện miếu, tất cả đều toát lên vẻ trang nghiêm, huyền ảo.
http://antontruongthang.files.wordpress.com/2011/06/5369423690_33a33f4c55.jpg?w=500&h=424
Chùa Thiên Mụ. Ảnh: Internet
Chùa Thiên Mụ không chỉ nổi tiếng với 108 tiếng chuông ngày ngày giữ nhịp thời gian, mang theo tâm nguyện từ bi gửi gắm đến chúng sinh, giải tỏa mọi muộn phiền đau khổ; mà còn gắn liền với một câu chuyện tình bi thương, một sự tích đau buồn mà đến nay người dân Huế thường lấy đó để lý giải nguyên do tại sao những đôi tình nhân thường ít khi cùng nhau tới đây để cầu khấn. Chuyện là vào thời Nguyễn, có một cặp trai gái yêu nhau thắm thiết. Cô gái là con nhà danh giá, có đủ cả thục, hiền, lễ, nghĩa, đức, trinh. Còn chàng trai thì mồ côi, nghèo khổ. Do đó cuộc tình của họ bị nhà gái phản đối kịch liệt.
Suốt 5 năm trời, họ vừa lén lút hẹn hò nhau, vừa ra sức thuyết phục bên nhà gái tác hợp cho mối lương duyên nhưng không được. Họ đưa nhau đến chùa Thiên Mụ cầu xin trời phật phù hộ để được sống bên nhau trọn đời trọn kiếp. Tuy nhiên, suốt 5 năm tiếp đó, nhà cô gái không những không thay đổi thành kiến, mà còn ép cô lấy một vị quan nhất phẩm trong triều. Bị ép tới đường cùng, chàng trai và cô gái hẹn nhau ra bờ sông Hương trầm mình tự vẫn. Họ mong rằng khi sống không được ở bên nhau, thì lúc chết sẽ được gắn bó mãi mãi.
Trớ trêu thay, khi trái tim chàng trai đã ngừng đập dưới đáy sông Hương sâu thẳm, cô gái lại may mắn dạt vào bờ và được những người địa phương tốt bụng cứu sống. Gia đình cô gái tìm về, ép nàng lấy một vị quan nhất phẩm trong triều mà họ đã nhắm từ trước. Và thời gian thấmthoát trôi qua, cô gái cũng dần nguôi ngoai nỗi buồn về người yêu cũ, thuận lấy chồng và sống một cuộc đời vinh hoa. Chờ người yêu mỏi mòn không thấy, oan hồn chàng trai uất hận cho số phận bất trắc của mình, bèn lang bạt vào chùa Thiên Mụ, ngự trước mặt sông Hương, thề độc sẽ phá những đôi tình nhân đến đây viếng chùa.
Chùa núi Châu Thới
Chùa núi Châu Thới là ngôi chùa xưa nhất và hình thành sớm nhất ở Nam Bộ (ở nửa sau thế kỷ 17) trên ngọn núi Châu Thới (cao 82m) ở xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương; nằm cách thành phố Biên Hòa 4 km, thị xã Thủ Dầu 20 km, TP HCM 24 km và đã được xếp hạng là Di tích Danh lam thắng cảnh quốc gia.
Được xây vào khoảng năm 1612, do thiền sư Khánh Long, trên bước đường vân du hoằng pháp lên đồi Châu Thới thấy cảnh hữu tình, đã cất một thảo am nhỏ để tu tịnh (cũng có cứ liệu cho thấy chùa núi Châu Thới được xây dựng vào năm 1681). Tuy nhiên, trải qua hơn ba trăm năm lịch sử đầy biến động, chịu bao hủy hoại tàn phá của thời gian và chiến tranh, chùa núi Châu Thới nay không còn giữ được dấu tích, di vật nguyên thủy của một chùa cổ; mà là một quần thể kiến trúc đa dạng. Sau khi bước lên 220 bậc thềm sẽ đến cổng tam quan có ba mái cong và bánh xe pháp luân nằm ở giữa đỉnh, hai bên cửa có mấy chữ “Từ bi – hỉ xả…”
http://i1009.photobucket.com/albums/af218/traitimbienca/SANY0455.jpg
Chùa núi Châu Thới. Ảnh: Internet
Nét nổi bật về trang trí kiến trúc của Chùa là dùng nhiều mảnh gốm sứ màu sắc gắn kết đắp thành hình con rồng dài hơn cả mét đặt ở đầu đao của mái chùa và có đến 9 hình rồng như thế hướng về nhiều phía. Chánh điện được thiết kế dành phần trên thờ Phật A Di Đà, Quan Âm, Thế Chí; tầng kế thờ Phật Thích Ca; tầng dưới là nơi thờ Phật giáng sinh. Chùa cũng thờ bộ thập bát La Hán và thập điện Diêm Vương bằng đất nung; đồng thời lưu giữ ba pho tượng Phật tạc bằng đá khá xưa (có thể vào cuối thế kỷ XVII) và một tượng Quan Âm bằng gỗ được làm bằng cây mít cổ thụ hàng trăm tuổi được trồng trong vườn chùa.
Tương truyền, chùa núi Châu Thới cũng gắn liền với lời đồn đoán rằng, nhiều cặp tình nhân lên chùa cầu kinh khấn Phật nhưng sau đó trở về lại chia tay nhau mà không biết lý do tại sao. Chuyện là trong một lần hai vợ chồng xô xát, người chồng đã lỡ tay đẩy người vợ xuống vực. Linh hồn người vợ ở lại trên núi để oán trách người chồng. Mỗi khi thấy có đôi tình nhân nào lên núi là người vợ lại nhập vào một trong hai người và chia cắt tình cảm của họ. Thế nhưng, khi tìm hiểu căn nguyên của sự tích này, thì không có sử sách nào ghi chép lại.
Đền Bà Đế
Đền Bà Đế nằm ở chân núi Độc, thuộc phường Ngọc Hải, Quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng; là một trong những ngôi đền nổi tiếng về danh thắng và linh thiêng.
Ðền có cấu trúc giản dị nhưng thanh thoát và trang nhã, nép mình vào lưng núi, trước mặt là biển khơi bao la, tạo nên một kỳ quan thiên nhiên độc đáo không thua gì “Nam thiên đệ nhất động - Chùa Hương”. Hàng năm, ngày 26 tháng Giêng là ngày khai xuân và cúng cơm; ngày 24, 25, 26 tháng hai là ngày lễ tạ Đức Bà. Lúc đó, du khách thập phương lại tấp nập về với đền Bà; người cầu tài, xin lộc, người xin được giải nỗi oan khuất mà bản thân hoặc gia đình phải gánh chịu... Tuy nhiên, các cặp tình nhân lại rất "kỵ" viếng thăm nơi đây.
http://mw2.google.com/mw-panoramio/photos/medium/14640322.jpg
Đền Bà Đế. Ảnh: Internet
Theo tìm hiểu, nguyên nhân có lẽ liên quan tới thảm kịch đau lòng xảy ra với thôn nữ Đào Thị Hương, con gái của đôi vợ chồng nghèo họ Đào ở làng chài Đồ Sơn (Hải Phòng) và cũng là người vợ kém may mắn "chưa kịp kết hôn" của Chúa Trịnh Doanh (>> xem tiếp bài sau).
Đức Phật có câu: "Thiên thượng, thiên hạ, duy ngã độc tôn"- đại ý rằng, con người là chủ của mình, không là nô lệ của ngoại cảnh. Và, một trong các giáo lý của phật giáo là Lý duyên sinh. Mọi sự, mọi vật đều do nhiều duyên hợp lại mà thành, hết duyên thì mất. Như vậy, lời nguyền "oán" tình nhân ở các đền, chùa trên có ứng nghiệm hay không, là bởi cái duyên của mỗi người. Nếu tình yêu đôi lứa đủ chân thành và có sự cố gắng nỗ lực vun đắp từ hai phía để tiến đến hôn nhân thì dù khó khăn, cách trở mấy cũng có thể vượt qua.
Đức Phật có câu: "Thiên thượng, thiên hạ, duy ngã độc tôn"- đại ý rằng, con người là chủ của mình, không là nô lệ của ngoại cảnh. Và, một trong các giáo lý của phật giáo là Lý duyên sinh. Mọi sự, mọi vật đều do nhiều duyên hợp lại mà thành, hết duyên thì mất. Như vậy, lời nguyền "oán" tình nhân ở các đền, chùa trên có ứng nghiệm hay không, là bởi cái duyên của mỗi người. Nếu tình yêu đôi lứa đủ chân thành và có sự cố gắng nỗ lực vun đắp từ hai phía để tiến đến hôn nhân thì dù khó khăn, cách trở mấy cũng có thể vượt qua.
Copier trên Internet