Dan Lee
01-10-2012, 10:21 PM
CHIẾN DỊCH ANRÊ
1 Samuen 3:3-10, 19; 1 Côrintô 6:13-15, 17-20; Gioan 1:35-42
Một vài năm trước đây có một ông lão được đưa vào bệnh viện để chữa trị. Sau khi cô y tá giúp ông cảm thấy dễ chịu, cô hỏi ông một số câu hỏi thường lệ. Cô phải điền vào những tờ đơn trong bệnh viện.
Có một câu hỏi là “Chiều hướng tôn giáo của ông là gì?” Ông lão nhìn cô y tá và nói, “Tôi thật sung sướng khi cô hỏi tôi như vậy. Tôi từng muốn trở nên một người Công Giáo, nhưng chưa có người nào hỏi tôi như vậy. Cô là người đầu tiên.”
Câu chuyện có thật này dẫn đến một câu hỏi thật bối rối. Tại sao quá nhiều người do dự chia sẻ đức tin của mình với người khác? Hoặc chúng ta có thể đặt câu hỏi theo cách này: Nếu chúng ta tin Phúc Âm là tin mừng, tại sao chúng ta không chia sẻ phúc âm với người khác?
Điều này đưa chúng ta đến các bài đọc hôm nay.
Bài đọc một trình bày ông Samuen chia sẻ đức tin với cậu Êli. Bài đọc hai trình bày Thánh Phaolô chia sẻ đức tin với dân chúng thành Côrintô. Và bài phúc âm trình bày ông Gioan chia sẻ đức tin của ông với hai môn đệ, và ông Anrê chia sẻ đức tin của ông với người anh là Phêrô.
Chúng ta hãy chú ý đến bài phúc âm và nhất là Anrê.
Thật hiển nhiên, Thánh Sử Gioan đã nhắc đến ông Anrê ba lần trong Phúc Âm. Mỗi lần Anrê đưa ai đó đến với Chúa Giêsu là khi Anrê chia sẻ đức tin của ông.
Trong bài đọc hôm nay, Anrê đưa anh của ông là Phêrô đến với Chúa Giêsu. Sau này, Chúa Giêsu đã chọn Phêrô là đá tảng mà trên đó Người xây dựng Hội Thánh của Người.
Sau này, Anrê đưa đến một đứa trẻ với năm chiếc bánh và hai con cá cho Chúa Giêsu (xem Gioan 6:8). Và Chúa đã dùng bánh và cá này để nuôi một đám đông người đang đói.
Sau cùng, Anrê đưa một số người Hy Lạp đến với Chúa Giêsu (xem Gioan 12:20-22). Và Chúa Giêsu đã dùng cơ hội này để dậy dân chúng một số điều quan trọng.
Điều này đưa chúng ta trở về với câu hỏi từ đầu. Nếu chúng ta thực sự tin rằng Chúa Giêsu là kho báu của chúng ta, tại sao chúng ta do dự để chia sẻ kho báu đó cho người khác?
Một câu trả lời chúng ta thường nghe là người ta không thích Chúa Giêsu.
Một câu trả lời hiển nhiên cho câu hỏi đó là nhiều người nghĩ rằng ông lão đó cũng không thích Chúa Giêsu. Có lẽ họ nghĩ rằng, “Nếu ông lão đó thích Chúa Giêsu hoặc muốn trở nên một người Công Giáo, ông ấy đã phải thi hành từ lâu.”
Một vài năm trước đây, một giáo chức trung học ở Chicago yêu cầu học sinh trong lớp hãy phỏng vấn người ta về sự cầu nguyện. Học sinh phải hỏi năm câu: Bạn có cầu nguyện không? Bạn cầu nguyện hàng ngày, hay chỉ thỉnh thoảng? Tại sao bạn cầu nguyện? Khi cầu nguyện, bạn cầu nguyện thế nào? Ai dạy bạn cầu nguyện?
Từ những cuộc phỏng vấn này, nổi bật ba điều ngạc nhiên.
Thứ nhất, học sinh ngạc nhiên về thái độ sẵn sàng của người ta khi nói về sự cầu nguyện. Thứ hai, học sinh ngạc nhiên khi thấy nhiều người cầu nguyện hàng ngày. Thứ ba học sinh ngạc nhiên khi thấy nhiều người bạn của họ có cầu nguyện. Chưa bao giờ các học sinh thảo luận về điều này.
Một nữ học sinh nói về cuộc phỏng vấn: “Tôi nghĩ là các bạn tôi sẽ chế giễu tôi về cuộc phỏng vấn, nhưng không phải vậy. Họ tôn trọng. Một người bạn tôi nói hắn rất vui khi nói về một điều thực sự đáng kể.”
Cô này kết luận: “Từ cuộc phỏng vấn này, tôi rút ra được một điều: Người ta thực sự lưu tâm đến sự cầu nguyện.”
Mọi người chúng ta thường đọc những bài về cách làm thế nào để trở nên một người khéo nói chuyện, hoặc làm thế nào để cải thiện cá tính của chúng ta khi thay đổi cách nói chuyện của chúng ta.
Một điều mà các bài này thường nhấn mạnh là chúng ta phải nói về những điều cá biệt và quan trọng đối với chúng ta.
Và còn điều gì cá biệt và quan trọng hơn là đức tin nơi Chúa Giêsu? Ai nghĩ rằng người ta không thích những điều này thì phải nhớ đến cuộc thăm dò ý kiến của học sinh. Người ta không chỉ hợp tác với cuộc phỏng vấn nhưng còn hăng hái thi hành.
Điều này đưa chúng ta đến một điểm quan trọng: Chúng ta phải chia sẻ đức tin của chúng ta với người khác.
Ai nghĩ rằng điều này không quan trọng thì hãy nghĩ đến câu chuyện của ông lão. Nếu người y tá không hỏi ông về tôn giáo, ông đã từ trần mà không thoả mãn được ước nguyện là trở nên người Công Giáo.
Ai nghĩ rằng không quan trọng để chia sẻ đức tin của mình với người khác thì hãy nhớ đến bài phúc âm hôm nay.
Nếu ông Anrê không chia sẻ đức tin của ông với người anh là Phêrô, có lẽ ông Phêrô không bao giờ trở nên đá tảng mà trên đó Chúa Giêsu xây dựng Hội Thánh của Người.
Và nếu ông Anrê không chia sẻ đức tin của ông với đứa trẻ có năm chiếc bánh và hai con cá, đám đông ở ngọn đồi ấy có lẽ đã phải đói bụng đi về nhà, và Phúc Âm sẽ không có những câu chuyện thật hứng khởi như vậy.
Kết luận, bài phúc âm hôm nay mời chúng ta hãy nhìn thật lâu, thật kỹ vào sự do dự chia sẻ đức tin của chúng ta với người khác.
Nếu chúng ta tin rằng Phúc Âm là tin mừng, và nếu chúng ta tin rằng Chúa Giêsu là kho báu vĩ đại mà tâm hồn loài người muốn sở hữu, tại sao chúng ta lại do dự chia sẻ đức tin của chúng ta với con cái, với bạn hữu, và với những người mà chúng ta biết họ đang tìm kiếm điều gì đó để tin?
Đây là câu hỏi quan trọng nhất được đặt ra cho mỗi người chúng ta.
Không ai có thể trả lời câu hỏi này thay cho chúng ta. Chúng ta phải tự trả lời theo phương cách của mỗi người.
Chúng ta phải trả lời câu hỏi ấy. Người ta muốn biết về đức tin của chúng ta. Và chia sẻ đức tin là điều quan trọng, vô cùng quan trọng.
Hãy chấm dứt với lời cầu nguyện.
Lậy Chúa, xin hãy dạy từng người chúng con rằng ở trái đất này Chúa không còn đôi tay mà chúng con có đôi tay để đến với những người có nhu cầu.
Chúa không còn tâm hồn nhưng chúng con có tâm hồn để ôm lấy những người cô đơn.
Chúa không còn tiếng nói nhưng chúng con có tiếng nói để chia sẻ tin mừng tại sao Chúa đã sống, đã chịu đau khổ, và đã chết cho chúng con.
Lạy Chúa, xin hãy dạy chúng con rằng ở trái đất này, chúng con là đôi tay của Chúa, chúng con là tiếng nói của Chúa, và chúng con là tâm hồn của Chúa.
Lm Mark Link, SJ
1 Samuen 3:3-10, 19; 1 Côrintô 6:13-15, 17-20; Gioan 1:35-42
Một vài năm trước đây có một ông lão được đưa vào bệnh viện để chữa trị. Sau khi cô y tá giúp ông cảm thấy dễ chịu, cô hỏi ông một số câu hỏi thường lệ. Cô phải điền vào những tờ đơn trong bệnh viện.
Có một câu hỏi là “Chiều hướng tôn giáo của ông là gì?” Ông lão nhìn cô y tá và nói, “Tôi thật sung sướng khi cô hỏi tôi như vậy. Tôi từng muốn trở nên một người Công Giáo, nhưng chưa có người nào hỏi tôi như vậy. Cô là người đầu tiên.”
Câu chuyện có thật này dẫn đến một câu hỏi thật bối rối. Tại sao quá nhiều người do dự chia sẻ đức tin của mình với người khác? Hoặc chúng ta có thể đặt câu hỏi theo cách này: Nếu chúng ta tin Phúc Âm là tin mừng, tại sao chúng ta không chia sẻ phúc âm với người khác?
Điều này đưa chúng ta đến các bài đọc hôm nay.
Bài đọc một trình bày ông Samuen chia sẻ đức tin với cậu Êli. Bài đọc hai trình bày Thánh Phaolô chia sẻ đức tin với dân chúng thành Côrintô. Và bài phúc âm trình bày ông Gioan chia sẻ đức tin của ông với hai môn đệ, và ông Anrê chia sẻ đức tin của ông với người anh là Phêrô.
Chúng ta hãy chú ý đến bài phúc âm và nhất là Anrê.
Thật hiển nhiên, Thánh Sử Gioan đã nhắc đến ông Anrê ba lần trong Phúc Âm. Mỗi lần Anrê đưa ai đó đến với Chúa Giêsu là khi Anrê chia sẻ đức tin của ông.
Trong bài đọc hôm nay, Anrê đưa anh của ông là Phêrô đến với Chúa Giêsu. Sau này, Chúa Giêsu đã chọn Phêrô là đá tảng mà trên đó Người xây dựng Hội Thánh của Người.
Sau này, Anrê đưa đến một đứa trẻ với năm chiếc bánh và hai con cá cho Chúa Giêsu (xem Gioan 6:8). Và Chúa đã dùng bánh và cá này để nuôi một đám đông người đang đói.
Sau cùng, Anrê đưa một số người Hy Lạp đến với Chúa Giêsu (xem Gioan 12:20-22). Và Chúa Giêsu đã dùng cơ hội này để dậy dân chúng một số điều quan trọng.
Điều này đưa chúng ta trở về với câu hỏi từ đầu. Nếu chúng ta thực sự tin rằng Chúa Giêsu là kho báu của chúng ta, tại sao chúng ta do dự để chia sẻ kho báu đó cho người khác?
Một câu trả lời chúng ta thường nghe là người ta không thích Chúa Giêsu.
Một câu trả lời hiển nhiên cho câu hỏi đó là nhiều người nghĩ rằng ông lão đó cũng không thích Chúa Giêsu. Có lẽ họ nghĩ rằng, “Nếu ông lão đó thích Chúa Giêsu hoặc muốn trở nên một người Công Giáo, ông ấy đã phải thi hành từ lâu.”
Một vài năm trước đây, một giáo chức trung học ở Chicago yêu cầu học sinh trong lớp hãy phỏng vấn người ta về sự cầu nguyện. Học sinh phải hỏi năm câu: Bạn có cầu nguyện không? Bạn cầu nguyện hàng ngày, hay chỉ thỉnh thoảng? Tại sao bạn cầu nguyện? Khi cầu nguyện, bạn cầu nguyện thế nào? Ai dạy bạn cầu nguyện?
Từ những cuộc phỏng vấn này, nổi bật ba điều ngạc nhiên.
Thứ nhất, học sinh ngạc nhiên về thái độ sẵn sàng của người ta khi nói về sự cầu nguyện. Thứ hai, học sinh ngạc nhiên khi thấy nhiều người cầu nguyện hàng ngày. Thứ ba học sinh ngạc nhiên khi thấy nhiều người bạn của họ có cầu nguyện. Chưa bao giờ các học sinh thảo luận về điều này.
Một nữ học sinh nói về cuộc phỏng vấn: “Tôi nghĩ là các bạn tôi sẽ chế giễu tôi về cuộc phỏng vấn, nhưng không phải vậy. Họ tôn trọng. Một người bạn tôi nói hắn rất vui khi nói về một điều thực sự đáng kể.”
Cô này kết luận: “Từ cuộc phỏng vấn này, tôi rút ra được một điều: Người ta thực sự lưu tâm đến sự cầu nguyện.”
Mọi người chúng ta thường đọc những bài về cách làm thế nào để trở nên một người khéo nói chuyện, hoặc làm thế nào để cải thiện cá tính của chúng ta khi thay đổi cách nói chuyện của chúng ta.
Một điều mà các bài này thường nhấn mạnh là chúng ta phải nói về những điều cá biệt và quan trọng đối với chúng ta.
Và còn điều gì cá biệt và quan trọng hơn là đức tin nơi Chúa Giêsu? Ai nghĩ rằng người ta không thích những điều này thì phải nhớ đến cuộc thăm dò ý kiến của học sinh. Người ta không chỉ hợp tác với cuộc phỏng vấn nhưng còn hăng hái thi hành.
Điều này đưa chúng ta đến một điểm quan trọng: Chúng ta phải chia sẻ đức tin của chúng ta với người khác.
Ai nghĩ rằng điều này không quan trọng thì hãy nghĩ đến câu chuyện của ông lão. Nếu người y tá không hỏi ông về tôn giáo, ông đã từ trần mà không thoả mãn được ước nguyện là trở nên người Công Giáo.
Ai nghĩ rằng không quan trọng để chia sẻ đức tin của mình với người khác thì hãy nhớ đến bài phúc âm hôm nay.
Nếu ông Anrê không chia sẻ đức tin của ông với người anh là Phêrô, có lẽ ông Phêrô không bao giờ trở nên đá tảng mà trên đó Chúa Giêsu xây dựng Hội Thánh của Người.
Và nếu ông Anrê không chia sẻ đức tin của ông với đứa trẻ có năm chiếc bánh và hai con cá, đám đông ở ngọn đồi ấy có lẽ đã phải đói bụng đi về nhà, và Phúc Âm sẽ không có những câu chuyện thật hứng khởi như vậy.
Kết luận, bài phúc âm hôm nay mời chúng ta hãy nhìn thật lâu, thật kỹ vào sự do dự chia sẻ đức tin của chúng ta với người khác.
Nếu chúng ta tin rằng Phúc Âm là tin mừng, và nếu chúng ta tin rằng Chúa Giêsu là kho báu vĩ đại mà tâm hồn loài người muốn sở hữu, tại sao chúng ta lại do dự chia sẻ đức tin của chúng ta với con cái, với bạn hữu, và với những người mà chúng ta biết họ đang tìm kiếm điều gì đó để tin?
Đây là câu hỏi quan trọng nhất được đặt ra cho mỗi người chúng ta.
Không ai có thể trả lời câu hỏi này thay cho chúng ta. Chúng ta phải tự trả lời theo phương cách của mỗi người.
Chúng ta phải trả lời câu hỏi ấy. Người ta muốn biết về đức tin của chúng ta. Và chia sẻ đức tin là điều quan trọng, vô cùng quan trọng.
Hãy chấm dứt với lời cầu nguyện.
Lậy Chúa, xin hãy dạy từng người chúng con rằng ở trái đất này Chúa không còn đôi tay mà chúng con có đôi tay để đến với những người có nhu cầu.
Chúa không còn tâm hồn nhưng chúng con có tâm hồn để ôm lấy những người cô đơn.
Chúa không còn tiếng nói nhưng chúng con có tiếng nói để chia sẻ tin mừng tại sao Chúa đã sống, đã chịu đau khổ, và đã chết cho chúng con.
Lạy Chúa, xin hãy dạy chúng con rằng ở trái đất này, chúng con là đôi tay của Chúa, chúng con là tiếng nói của Chúa, và chúng con là tâm hồn của Chúa.
Lm Mark Link, SJ