PDA

View Full Version : Đàn ông hiếu chữ



kiephantinh
11-16-2006, 05:21 AM
Có thể nói, một phần lớn nền văn minh của nhân loại đã được xây dựng nhờ công sức từ vô số những đàn ông chăm học. Họ thường là những nhà đạo đức lớn, những khoa học gia vĩ đại hoặc những chính trị gia lỗi lạc hàng đầu. Ở bọn họ, luôn phập phồng một nỗi khát khao rừng rực hướng tới Chân, Thiện, Mỹ. Vì thế, đối với họ, sự hiếu học chính là tinh thần dám cao cả hy sinh cho đồng loại, nó luôn thấm đẫm một sự vị tha nhân văn nhân bản. Sự hiếu học ở đây tuyệt đối không có chỗ cho sự hiếu danh.


Khi đám đàn ông bắt đầu chập chững của sự học, để cho dễ dàng hợp tình hợp lý thông thường người ta hay dạy chữ. Tất nhiên, chữ để dạy thì có nhiều loại. Có chữ của tây có chữ của ta. Có chữ từ thời sâu sắc minh triết ngày xưa lại có chữ nhẹ hều hều của nông nổi ngày nay. Có chữ học mà để thành kẻ sĩ có chữ học mà thành Tiến sĩ. Không tính đến chuyện đúng và sai, chỉ tính đến chuyện họa và phúc thì đương nhiên chữ đã trở thành một thế lực phảng phất nha là cần. Và thế là cùng với sự loay hoay của thời gian, rất nhiều đàn ông khôn ngoan đã tự tin cho rằng sự hiếu học chính là việc hiếu chữ. Bởi đơn giản, nếu đàn ông có chữ thì hiển nhiên tới một ngày đẹp trời sẽ thành một đàn ông có bằng. Mà có bằng có cấp thì rất dễ sẽ có chức có quan. Và một đàn ông làm quan thì không biết bao nhiêu phụ nữ được nhờ. Cho nên đa phần các bà, các chị, các cô luôn sâu xa say mê thích những đàn ông có lủng lẳng nhiều chữ.

Thời Pháp thuộc nhố nhăng ở Hà thành, trong giới chân dài thượng lưu tồn tại một câu mang vẻ thành ngữ “Phi cao đẳng bất thành phu phụ”. Theo khảo sát riêng của nhà văn Nguyễn Công Hoan thì hôi ấy tất cả những thằng sở khanh đều cố phấn đấu cho được cái bằng cao đẳng. Sóng sông Hồng hoặc nước Tây Hồ thỉnh htoảng lại lềnh phềnh nổi một xác thiếu nữ khuê các xinh hơn mộng, mắt tuy thế thảm oan ức nhắm nhưng vấn nhấp nhô cả tin hướng về cổng trường Dược hoặc trường Luật. Hiếu chữ đã bị tha hóa thành hiếu sắc.

Khi chữ bị tha hóa thì nó có màu của tiền. Nhiều đàn ông thông minh sáng mắt nhìn thấy màu đầy bèn vội vàng lập tức hốt hoảng ra sức lèn chữ, tích chữ cho thật đầy óc, cho thật đầy bụng. Họ hóng hớt a dua theo gương những đại nhân hiếu học, cũng miệt mài tự treo tóc lên xà nhà để khỏi ngủ gật mà nuốt chữ. Rồi lom khom đi bắt đom đóm thay đèn tuýp cố trợn hết lờ mờ cả mắt mà ngốn chữ. Những người thân tầm thường xúm quanh cổ vũ, ai nấy đều âm thầm hoan hỉ ơnhớn nghĩ tới cái ngày, thân vì vinh gia thì phì.

Thật ra đã là người biết học thì đầu cần có nhiều chữ. Lúc tổ của Thiền tông là đại sự Huệ Năng chưa bao giờ biết viết lại càng chưa bao giờ biết đọc. Khi bắt buộc phải giảng hàng trăm cho Phật pháp cho bạt ngàn những kẻ hiếu chữ thì đại sư thường chọn lấy một để tử có mồn to oang oang đọc, còn chính bản thân mình chỉ điềm đạm nhỏ nhẹ mà uyên thâm giải thích.

Tuy nhiên nếu xét toàn diện vấn đề thì đàn ông hiếu chữ nôi chung là hay, thoạt nhìn thì đều gống như là lương thiện. Xã hội hiện đại bây giờ tập nập đàn ông đến trường để tìm chữ, hình như họ đã tự tin tự hào rằng mình sẽ phải mang vác một sứ mệnh của người có chữ. Báo Tiền phong ra ngày 16/10/2006 đã phỏng vấn ông Nguyễn Viết Hưng - Chủ tịch UBND thành phố Nam Định, một trong những quan chức hay đi học bằng xe công. “Thưa ông, việc đi học là của cá nhân ông hay UBND tỉnh cử đi? Trả lời: Về nguyên tắc đi học lấy kiến thức là việc cá nhân mình. Nhưng không có nghĩa chúng tôi đi học để phục vụ cá nhân mà cái chính là phục vụ nhiệm vụ được giao. Thực ra đi xe công không phải là việc quá lớn, để tiết kiệm được ngân sách không phải chỉ mỗi việc đó. Nhiều cái phải tính toán lớn hơn rất nhiều”.

Trên đời, sự hiếu học là việc vô cùng lớn, chẳng thế mà sách giáo khoa dạy cho lớp đồng ấu có câu đầy lo lắng “Hôm nay trời nắng chang chang. Mèo con đi học thì mang cái gì”? Nhiều người dân lam lũ nghèo ở cái tỉnh có đông dân ông hiếu chữ ấy đã rụt rè đoán rằng đấy là cái ôtô tiền tỉ mang biển 6868 mà một số quan chức hay đánh vần thành chữ “lộc phát, lộc phát