kiephantinh
11-16-2006, 05:23 AM
Hầu như tất cả đàn ông đều âm thầm nuôi dưỡng một khát khao, cố phải lộ liễu làm sao để cho thật đông người khác biết đến mình. "Đã mang tiếng ở trong trời đất, phải có danh gì với núi sông”.
Những đàn ông vì một lý do nào đó được đông đảo người biết đến thì thông thường được xem là những đàn ông có tiếng. Có được tiếng hình như là chuyện hay nên vừa rồi có một nam nghệ sĩ quen mặt diễn tấu hài trên ti vi đã thật thà tâm sự, ác mộng đáng sợ kinh khủng nhất của anh ta là, qua một đêm ngủ dậy khi đi ra đường bỗng chẳng một ma nào nhận ra anh ta cả. Đối với một đàn ông chân chính quả thực đó là một giấc mơ hãi hùng, anh khẳng định.
Chính vì thế đàn ông để tiếng trong thiên hạ, chả bàn tới chuyện chất lượng hay dở đúng sai thì đương nhiên chỉ thuần về số lượng đã vượt nhiều lần hơn hẳn dàn bà. Đây không phải là một "thảm trạng" đột ngột bỗng dưng mà là một hệ lụy có truyền thống dồn đọng từ thời mờ mịt lạc hậu quân chủ phong kiến ở cả phương Đông lẫn phương Tây. Danh và tiếng là đặc sản đặc quyền đặc dụng dành riêng cho đám đàn ông, nó đã được nhà Nho đại tài tử phóng khoáng Nguyễn Công Trứ tích cực nâng lên thành khẩu hiệu như đã trích dẫn. Đám đàn ông sau khi thôi ngo ngoe "nhân chi sơ sờ tí mẹ" thì được thầy được bạn được cấp trên nhan nhản xung quanh khuyến khích đi ôm mộng công hầu mà người ta thường diễn nôm bằng hai chữ sự nghiệp. Cao cả trong vai kẻ chinh phụ hoặc người viễn khách, những đàn ông này phải lung tung hoặc Tây du hoặc Đông tiến cốt kiếm cho được chút ít lẫy lừng danh mọn. Ngược lại phụ nữ thì tuyệt nhiên vô thanh, không có chuyện "gà mái gáy", họ thường phải thẫn thờ yên ổn ngồi nhà mà nghe những cụ, những ông, những bố thuyết giảng dạy dỗ về bổn phận làm đàn bà. Đại loại, hãy dịu dàng hy vọng mà tin chồng rồi chung thủy tuyệt vọng mà chờ chồng. Nó tuyệt đối không dễ dàng như mấy cô mấy chị Hiệu trưởng thời nay, chỉ cần nhẹ nhàng chạy trường chỉ cần nhẹ nhàng ăn bớt khẩu phần con trẻ là tiếng tăm đã nổi ầm ầm khắp nước. Họ (những người phụ nữ vất vả của thời xa) phải ròng rã đứng cô đơn dưới gió dưới mưa rồi may mắn tới một ngày lạnh lẽo nào đó bỗng hạnh phúc được đông thành đá. Và cho tới lúc ấy thì mọi người (trong đó có rất nhiều đàn ông) mới nghẹn ngào phong phanh nức nở biết. Mà cũng chỉ biết nhang nhác trịnh thượng, thế nên mới có cái kiểu gọi tên bằng họ "nàng Tô Thị" hoặc thảm hơn, bằng nickname "nàng vọng phu”.
Đàn ông để tiếng đại khái chính danh chia thành hai loại. Loại một là thượng đẳng nên “lưu danh thiên cổ" tiếng thơm được ngàn năm trân trọng gìn giữ. Loại hai là bọn hạ đẳng nên "di xú vạn niên” tiếng thối cặn đọng làm nhân loại mệt mỏi mất thời gian cố tẩy mà mùi vẫn không hết. Tuy nhiên, bởi kiếp nhân sinh phong phú quá phức tạp, cuộc dời bỗng có thêm một loại đàn ông chẳng biết xếp vào khuôn mức nào. Xuất xứ của đám này mập mờ nửa đen nửa trắng, nhá nhem tốt xấu lẫn lộn, đương nhiên vẫn có mùi nhưng nửa thơm nửa thối ngai ngái khó ngửi, dân gian quen gọi là “đàn ông tiếng nổi". Ví như ở bên Tàu có tay khét tiếng Thạch Sùng. Tay này tích góp lương thiện từ lê la chăm chỉ ăn mày rối số đỏ đột ngột trở thành trọc phú. Hoặc như bên ta có chuyện một vị nhất phẩm thượng thư nổi tiếng chăm học, tuổi đã gần hưu nhưng bỗng sinh tử mệt mài trau dồi sinh ngữ. Có trường hợp cũng ở bên Tàu cực kỳ khó lý giải như chuyện gã nho sinh Quách Hòe. Gã này vất vả nhà nghèo học giỏi rồi tự nhiên bạc bẽo bỏ vợ để cố gắng phấn đấu đê tiện thành phò mã rối loay hoay chui cổ vào cẩu đầu trảm. Nhưng lạ nhất là chuyện gần đây ở bên ta về một ông cỡ xêm xêm Tổng đốc. Ông này hình như làm quan thanh liêm đến hết đời nên vẫn phải chật hẹp ở biệt thự thuê. Rỗi ông tự tin liêm khiết âm tham làm đơn xin mua vi-la với tiêu chuẩn giá của nhà cấp bốn. Chuyện lộ ra và ông bị trở thành "dàn ông tiếng nổi”.
Đàn ông có tiếng nổi dĩ nhiên cũng được coi là người khác thường. Có cái lạ là sử sách ghi chép thường sơ lược lèo tèo nhưng báo chí thì lại đăng hành trạng của họ rất kỹ lưỡng ở vào cái mục điều tra phóng sự.
Những đàn ông vì một lý do nào đó được đông đảo người biết đến thì thông thường được xem là những đàn ông có tiếng. Có được tiếng hình như là chuyện hay nên vừa rồi có một nam nghệ sĩ quen mặt diễn tấu hài trên ti vi đã thật thà tâm sự, ác mộng đáng sợ kinh khủng nhất của anh ta là, qua một đêm ngủ dậy khi đi ra đường bỗng chẳng một ma nào nhận ra anh ta cả. Đối với một đàn ông chân chính quả thực đó là một giấc mơ hãi hùng, anh khẳng định.
Chính vì thế đàn ông để tiếng trong thiên hạ, chả bàn tới chuyện chất lượng hay dở đúng sai thì đương nhiên chỉ thuần về số lượng đã vượt nhiều lần hơn hẳn dàn bà. Đây không phải là một "thảm trạng" đột ngột bỗng dưng mà là một hệ lụy có truyền thống dồn đọng từ thời mờ mịt lạc hậu quân chủ phong kiến ở cả phương Đông lẫn phương Tây. Danh và tiếng là đặc sản đặc quyền đặc dụng dành riêng cho đám đàn ông, nó đã được nhà Nho đại tài tử phóng khoáng Nguyễn Công Trứ tích cực nâng lên thành khẩu hiệu như đã trích dẫn. Đám đàn ông sau khi thôi ngo ngoe "nhân chi sơ sờ tí mẹ" thì được thầy được bạn được cấp trên nhan nhản xung quanh khuyến khích đi ôm mộng công hầu mà người ta thường diễn nôm bằng hai chữ sự nghiệp. Cao cả trong vai kẻ chinh phụ hoặc người viễn khách, những đàn ông này phải lung tung hoặc Tây du hoặc Đông tiến cốt kiếm cho được chút ít lẫy lừng danh mọn. Ngược lại phụ nữ thì tuyệt nhiên vô thanh, không có chuyện "gà mái gáy", họ thường phải thẫn thờ yên ổn ngồi nhà mà nghe những cụ, những ông, những bố thuyết giảng dạy dỗ về bổn phận làm đàn bà. Đại loại, hãy dịu dàng hy vọng mà tin chồng rồi chung thủy tuyệt vọng mà chờ chồng. Nó tuyệt đối không dễ dàng như mấy cô mấy chị Hiệu trưởng thời nay, chỉ cần nhẹ nhàng chạy trường chỉ cần nhẹ nhàng ăn bớt khẩu phần con trẻ là tiếng tăm đã nổi ầm ầm khắp nước. Họ (những người phụ nữ vất vả của thời xa) phải ròng rã đứng cô đơn dưới gió dưới mưa rồi may mắn tới một ngày lạnh lẽo nào đó bỗng hạnh phúc được đông thành đá. Và cho tới lúc ấy thì mọi người (trong đó có rất nhiều đàn ông) mới nghẹn ngào phong phanh nức nở biết. Mà cũng chỉ biết nhang nhác trịnh thượng, thế nên mới có cái kiểu gọi tên bằng họ "nàng Tô Thị" hoặc thảm hơn, bằng nickname "nàng vọng phu”.
Đàn ông để tiếng đại khái chính danh chia thành hai loại. Loại một là thượng đẳng nên “lưu danh thiên cổ" tiếng thơm được ngàn năm trân trọng gìn giữ. Loại hai là bọn hạ đẳng nên "di xú vạn niên” tiếng thối cặn đọng làm nhân loại mệt mỏi mất thời gian cố tẩy mà mùi vẫn không hết. Tuy nhiên, bởi kiếp nhân sinh phong phú quá phức tạp, cuộc dời bỗng có thêm một loại đàn ông chẳng biết xếp vào khuôn mức nào. Xuất xứ của đám này mập mờ nửa đen nửa trắng, nhá nhem tốt xấu lẫn lộn, đương nhiên vẫn có mùi nhưng nửa thơm nửa thối ngai ngái khó ngửi, dân gian quen gọi là “đàn ông tiếng nổi". Ví như ở bên Tàu có tay khét tiếng Thạch Sùng. Tay này tích góp lương thiện từ lê la chăm chỉ ăn mày rối số đỏ đột ngột trở thành trọc phú. Hoặc như bên ta có chuyện một vị nhất phẩm thượng thư nổi tiếng chăm học, tuổi đã gần hưu nhưng bỗng sinh tử mệt mài trau dồi sinh ngữ. Có trường hợp cũng ở bên Tàu cực kỳ khó lý giải như chuyện gã nho sinh Quách Hòe. Gã này vất vả nhà nghèo học giỏi rồi tự nhiên bạc bẽo bỏ vợ để cố gắng phấn đấu đê tiện thành phò mã rối loay hoay chui cổ vào cẩu đầu trảm. Nhưng lạ nhất là chuyện gần đây ở bên ta về một ông cỡ xêm xêm Tổng đốc. Ông này hình như làm quan thanh liêm đến hết đời nên vẫn phải chật hẹp ở biệt thự thuê. Rỗi ông tự tin liêm khiết âm tham làm đơn xin mua vi-la với tiêu chuẩn giá của nhà cấp bốn. Chuyện lộ ra và ông bị trở thành "dàn ông tiếng nổi”.
Đàn ông có tiếng nổi dĩ nhiên cũng được coi là người khác thường. Có cái lạ là sử sách ghi chép thường sơ lược lèo tèo nhưng báo chí thì lại đăng hành trạng của họ rất kỹ lưỡng ở vào cái mục điều tra phóng sự.