PDA

View Full Version : T. T. Kh



bocau_xam
12-08-2006, 10:29 AM
Một mùa thu trước ,mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc
Tôi chờ người đến với yêu thương

Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
Dãi đường xa vút bóng chiều phong
Và phương trời thẳm mờ sương cát
Tay vít cành hoa trắng chạnh lòng

Người ấy thường hay vuốt tóc tôi
Thở dài trong lúc thấy tôi vui
Bảo rằng hoa dáng như tim vỡ
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi

Thuở đó nào tôi đã biết gì
Cánh hoa tan tác của sinh ly
Cho nên cười đáp :’Mùa hoa trắng
Là chút lòng trong chẳng biến suy’.

Đâu biết lần đi một lỡ làng
Dưới trời gian khổ chết yêu đương
Người xa xăm quá!-Tôi buồn lắm
Trong một ngày vui pháo nhuộm đường

Từ đấy thu rồi thu lại thu
Lòng tôi còn giá đến bao giờ
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ
Người ấy cho nên vẫn hững hờ

Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi
Mà từng thu chết, từng thu chết
Vẫn dấu trong tim bóng ‘một người’

Buồn quá hôm nay xem tiểu thuyết
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
Sắc hồng tựa trái tim tan vỡ
Và đỏ như màu máu thắm pha

Tôi nhớ lời người đã bảo tôi
Một mùa thu trước rất xa xôi
Đêm nay tôi hiểu thì tôi đã
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi

Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ
Chiều thu hoa đỏ rụng chiều thu
Gió về lạnh lẽo chân mây vắng
Người ấy sang sông đứng ngóng đò

Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng
Trời ơi người ấy có buồn không
Có thầm nghĩ đến loài... hoa vỡ
Tựa trái tim phai tựa máu hộng

phu ong
12-12-2006, 04:26 PM
Bài Thơ Thứ Nhất
T.T.Kh
Thuở trước hồn tôi phơi phới quá,
Lòng thơ nguyên vẹn một làn hương...
Nhưng mà nghệ sĩ từ đâu lại,
Êm ái trao tôi một vết thương.
Tai ác ngờ đâu gió lạ qua,
Làm kinh giấc mộng những ngày hoa,
Thổi tan tâm điệu du dương trước
Và tiễn Người đi bến cát xạ
Ở lại vườn Thanh có một mình,
Tôi yêu gió rụng lúc tàn canh;
Yêu trăng lặng lẽ rơi trên áo,
Yêu bóng chim xa, nắng lướt mành.
Và một ngày kia tôi phải yêu
Cả chồng tôi nữa lúc đi theo
Những cô áo đỏ sang nhà khác,
- Gió hỡi! làm sao lạnh rất nhiều ?
Từ đấy không mong, không dám hẹn
Một lần gặp nữa dưới trăng nghiêm,
Nhưng tôi vẫn chắc nơi trời lạ,
Người ấy ghi lòng :"vẫn nhớ em !"
Đang lúc lòng tôi muốn tạm yên,
Bỗng ai mang lại cánh hoa tim
Cho tôi ép nốt lòng dư lệ
Rỏ xuống thành thi khóc chút duyên ?
Đẹp gì một mảnh lòng tan vỡ
Đã bọc hoa tàn dấu xác xơ!
Tóc úa giết dần đời thiếu phụ...
Thì ai trông ngóng, chả nên chờ !
Viết đoạn thơ đầu lo ngại quá
Vì tôi còn nhớ hẹn nhau xưa :
- "Cố quên đi nhé, câm mà nín
Đừng thở than bằng những giọng thơ !"
Tôi run sợ viết; lặng im nghe
Tiếng lá thu khô siết mặt hè
Như tiếng chân người len lén đến.
- Song đời nào dám găp ai về!
Tuy thế, tôi tin vẫn có người
Thiết tha theo đuổi nữa, than ôi
Biết đâụ..tôi : một tâm hồn héo,
Bên cạnh chồng nghiêm luống tuổi rồi!

phu ong
12-12-2006, 04:27 PM
Đan Áo Cho Chồng
T.T.Kh
Chị ơi! Nếu chị đã yêu.
Đã từng lỡ hát ít nhiều đau thương,
Đã xa hẳn quãng đường hương,
Đã đem lòng gởi gió sương mịt mùng.

Biết chăng chị? Mỗi mùa đông,
Đáng thương những kẻ có chồng như em,
Vẫn còn thấy lạnh trong tim,
Đan đi đan lại áo len cho chồng.

Như con chim hót trong lồng,
Hạt mưa nó rụng bên song bơ thờ.
Tháng ngày nổi tiếng tiêu sơ,
Than ôi! Gió đã sang bờ ly tan...

Tháng ngày miễn cưỡng em đan,
Kéo dài một chiếc áo len cho chồng.
Như con chim nhốt trong lồng,
Tháng ngày mong đợi ánh hồng năm nao !

Ngoài trời mưa gió xôn xao,
Ai đem khóa chết chim vào lông nghiêm ?
Ai đem lễ giáo giam em?
Sống hờ trọn kiếp trong duyên trái đời...

Lòng em khổ lắm chị ơi !
Trong bao tủi cực với lời mỉa mai.
Quang cảnh lạ, tháng năm dài,
Đêm đêm nghĩ tới ngày mai giật mình!

phu ong
12-12-2006, 04:30 PM
Bài Thơ Cuối Cùng
T.T.Kh
Anh hỡi tháng ngày xa quá nhỉ ?
Một mùa thu cũ, một lòng đaụ..
Ba năm ví biết anh còn nhớ,
Em dã câm lời, có nói đâu !

Đã lỡ, thôi rồi ! chuyện biệt ly,
Càng khơi càng thấy lụy từng khị
Trách ai mang cánh "ty-gôn" ấy,
Mà viết tình em, được ích gì ?

Chỉ có ba người đã đọc riêng,
Bài thơ "đan áo" của chồng em.
Bài thơ "đan áo" nay rao bán,
Cho khắp người đời thóc mách xem...

Là giết đời nhau đấy, biết không ?
....Dưới dàn hoa máu tiếng mưa rung,
Giận anh, em viết dòng dư lệ,
Là chút dư hương : điệu cuối cùng !

Từ đây, anh hãy bán thơ anh,
Còn để yên tôi với một mình,
Những cánh hoa lòng, hừ ! đã ghét,
Thì đem mà đổi lấy hư vinh.

Ngang trái đời hoa đã úa rồi,
Từng mùa gió lạnh sắc hương rơị..
Buồng nghiêm thờ thẫn hồn eo hẹp,
Đi nhớ người không muốn nhớ lời !

Tôi oán hờn anh, mỗi phút giây,
Tôi run sợ viết, bởi rồi đây
Nếu không yên được thì tôị..chết
Đêm hỡi ! làm sao tối thế nầy ?

Năm lại năm qua cứ muốn yên
Mà phương ngoài gió chẳng làm quên;
Và người vỡ lỡ duyên thầm kín,
Lại chính là anh ? anh của em !

Tôi biết làm sao được hỡi trời ?
Giận anh, không nỡ ! Nhớ không thôi !
Mưa buồn, mưa hắt, trong lòng ướt...
Sợ quá đi, anh..."có một người" !..

phu ong
12-20-2006, 03:16 PM
Lịch sử

Chủ nghĩa tư bản thâm nhập vào Việt Nam đã gây nên một sự xáo trộn chưa từng có trong mấy ngàn năm lịch sử Việt Nam. Sau Thế chiến thứ nhất, Pháp càng đẩy mạnh phong trào khai phá thuộc địa và vô tình đẩy nhanh làn gió của văn hóa phương Tây vào Việt Nam.

Giới trí thức trẻ nhanh chóng tiếp thu văn hóa Pháp và nhận ra vần luật, niêm luật của Nho gia đã quá gò bó trong việc thể hiện tiếng thơ của con người. Năm 1917 trên báo Nam Phong (số 5), Phạm Quỳnh, nổi tiếng là người bảo thủ, cũng phải thú nhận sự gò bó của các luật thơ cũ:

"Người ta nói tiếng thơ là tiếng kêu của con tim. Người Tàu định luật nghiêm cho người làm thơ thực là muốn chữa lại, sửa lại tiếng kêu ấy cho nó hay hơn nhưng cũng nhân đó mà làm mất đi cái giọng tự nhiên vậy."

Sau đó, Phan Khôi cũng viết nhiều bài báo chỉ trích những trói buộc của thơ văn cũ và đòi hỏi cởi trói cho sáng tác thơ ca.

Trong khoảng 1924-1925, cuốn tiều thuyết của Hoàng Ngọc Phách kể về mối tình Đạm Thủy-Tố Tâm đã gây sóng gió trong giới học sinh và thanh niên thành thị, dù tình yêu ấy chưa vượt qua được rào cản của đại gia đình phong kiến. Tiếp theo đó, năm 1928, Nguyễn Văn Vĩnh cũng đã phá vỡ vần điệu niêm luật, số câu, số chữ của "thơ cũ" khi dịch bài La cigale et la fourmi (Con ve và con kiến) của La Fontaine sang tiếng Việt. Năm 1929, Trịnh Đình Rư tiếp tục viết trên báo Phụ nữ tân văn (số 26):

"Cái nghề thơ Đường luật khó đến như thế, khó cho đến đỗi kẻ muốn làm thơ, mỗi khi có nhiều tư tưởng mới lạ muốn phát ra lời, song vì khó tìm chữ đối, khó chọn vần gieo, nên ý tưởng dầu hay cũng đành bỏ bớt. Cái phạm vi của thơ Đường luật thật là hẹp hòi, cái qui củ của thơ Đường luật thật là tẩn mẩn. Ta nếu còn ưa chuộng mà theo lối thơ này mãi, thì nghề thơ văn của ta chắc không có bao giờ mong phát đạt được vậy."[1]

Ngày 10 tháng 3 năm 1932, bài thơ Tình già của Phan Khôi ra mắt bạn đọc trên báo Phụ nữ tân văn số 122 cùng với bài giới thiệu mang tên Một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ đã có tiếng vang mạnh mẽ, được xem là bài thơ mở đầu cho phong trào Thơ mới. Ngay sau đó, cuộc tranh luận giữa lối thơ mới và thơ cũ diễn ra vô cùng gay gắt. Mãi đến năm 1941, cuộc tranh chấp mới chấm dứt do sự thắng thế của lối thơ mới, khép lại mấy trăm năm thống lĩnh của thơ Đường. Một thời kỳ vàng son mới của văn học Việt Nam đã diễn ra với tên gọi quen thuộc là phong trào Thơ mới.

Khuynh hướng chung

Khuynh hướng chung của thời kỳ Thơ mới những năm 1930-1945 là khuynh hướng lãng mạn, là lý tưởng thẩm mỹ cái "tôi" của tác giả, thẩm mỹ hóa cái cuộc sống rối ren, tơi bời của xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến và là tâm trạng buồn sầu, ưu uất, lạc lõng giữa vòng đời.

Tính khuynh hướng của nghệ thuật lãng mạn rất đa dạng, có khi lãng mạn, mộng mơ, ai ca, thần bí, anh hùng, triết học, cũng có khi lãng mạn anh hùng, lãng mạn công dân hay lãng mạn xã hội,... Nhưng nét bao trùm chủ nghĩa lãng mạn là mộng mơ. Các nhà thơ muốn thoát khỏi những điều kiện ngột ngạt của xã hội bảo hộ thời thơ mới bằng cách tưởng tượng, trốn vào trong cái thế giới vô cùng lý tưởng ấy. Đối với chủ nghĩa lãng mạn, chỉ có cái gì khác thường, khác người, khác đời, và sự đối lập giữa mộng và thực là đáng kể. Trong hoàn cảnh mất nước, sống giữa cái xã hội hủ lậu, ngột ngạt ấy thì sự đối lập là dễ hiểu.

Trong văn học thời kỳ này, thơ cũng như văn xuôi, cá nhân tự khẳng định, tự biểu hiện ra niềm vui, mơ ước, khát vọng. Cảm hứng sáng tác gắn liền với ý thức cá nhân; thơ mới là thơ của cái "tôi", một cái "tôi" chưa bao giờ được biết đến trong thơ cổ điển. Cái "tôi" bấy giờ không làm việc "tải đạo" nữa mà vượt lên những công thức ước lệ, khuôn khổ định sẵn; cái "tôi" ấy được tự do bộc bạch, phơi bày như trước đây chưa hề có.

Buồn, cô đơn là tâm trạng của một cá thể thi nhân nhưng lại là nét chung của các nhà thơ trong trường phái này. Đây không phải là một hiện tượng lạ mà do những nguyên nhân khách quan chung. Họ không biết phải làm gì, phải đi theo hướng nào giữa cái xã hội tan tác ấy. Họ cũng không chấp nhận được cuộc sống tầm thường, tẻ nhạt như mọi người xung quanh. Do đó, họ cảm thấy lạc lõng, bơ vơ giữa xã hội.

Trong thơ mới có nhiều rạo rực, âu lo, có nhiều khát vọng một cách vội vã, căng thẳng, chính cái mới này đã quyết định sự ra đời của thơ mới.

Tác giả và tác phẩm tiêu biểu

* Thế Lữ: Nhớ rừng, Cây đàn muôn điệu...
* Xuân Diệu: Nguyệt cầm, Lời kỹ nữ...
* Huy Cận: Ngậm ngùi, Tràng giang...
* Lưu Trọng Lư: Tiếng thu...
* Hàn Mặc Tử: Đây thôn Vĩ Dạ...
* Chế Lan Viên: Thu...
* Huy Thông: Tiếng địch sông Ô...
* Vũ Đình Liên: Ông đồ...
* Nguyễn Nhược Pháp: Chùa Hương...
* Tế Hanh: Quê hương...
* Nguyễn Bính: Mưa xuân...
* Đoàn Phú Tứ: Màu thời gian...
* Thanh Tâm: Tống biệt hành...
* Vũ Hoàng Chương: Say đi em...
* T.T.Kh: Hai sắc hoa Tigôn...

NEP
06-10-2010, 06:23 PM
Vào cuối năm 1937 và đầu năm 1938, trên "Tiểu Thuyết Thứ Bảy" ở Hà Nội và báo "Phụ Nữ Thời Đàm" có lần lượt đăng bốn bài thơ. Bốn bài thơ đó của một người phụ nữ mang bút danh T.T.Kh. Chủ bút của toà soạn không để ý lắm, cũng không biết người đó là ai, nhưng thấy bốn bài thơ "khá hay" nên cho đăng.

Sau đó trong giới thi nhân có một số người tự nhận T.T.Kh là người tình của mình, mặc dù không ai biết rõ T.T.Kh chính xác là ai. Trong số đó có thi sĩ Thâm Tâm tự nhận T.T.Kh là Thanh Tâm Khánh và làm bài thơ để kể mối tình của mình và T.T.Kh. Thi sĩ Nguyễn Bính cũng nhận T.T.Kh là Trần thị Khánh và làm bài thơ Dòng dư lệ cũng kể lại kỷ niệm mối tình của mình là T.T.Kh.

Từ đó về sau người phụ nữ T.T.Kh ấy không bao giờ xuất hiện nữa và mãi cho đến bây giờ không ai biết người mang bút danh T.T.Kh thật là ai. Nàng chỉ còn lưu lại bốn bài thơ kễ lại mối tình thơ ngây, trong trắng của mình và người yêu là một thi sĩ, và những ngày buồn bã, tẻ nhạt bên người chồng luống tuổi.

NEP
06-10-2010, 06:28 PM
Hai Sắc Hoa Tigôn
TTKH

Một mùa thu trước, mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc
Tôi chờ người đến với yêu đương

Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
Dải đường xa vút bóng chiều phong
Và phương trời thẳm mờ sương cát
Tay vít giây hoa trắng chạnh lòng

Người ấy thường hay vuốt tóc tôi
Thở dài trong lúc thấy tôi vui
Bảo rằng: hoa giống như tim vỡ
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi

Thuở đó nào tôi đã hiểu gì
Cánh hoa tan tác của sinh ly
Cho nên cười đáp: Màu hoa trắng
Là chút lòng trong chẳng biến suy

Đâu biết lần đi một lỡ làng
Dưới trời đau khổ chết yêu đương
Người xa xăm quá, tôi buồn lắm!
Trong một ngày vui pháo nhuộm đường

Từ đấy thu rồi, thu lại thu
Lòng tôi còn giá đến bao giờ
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ
Người ấy, cho nên vẫn hững hờ

Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạt lẻo của chồng tôi
Mà từng thu chết, từng thu chết
Vẫn giấu trong tim bóng một người

Buồn quá! Hôm nay xem tiểu thuyết
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
Nhưng hồng, tựa trái tim tan vỡ
Và đỏ như màu máu thắm pha

Tôi nhớ lời người đã bảo tôi
Một mùa thu trước rất xa xôi
Đến nay tôi hiểu thì tôi đã
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi

Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ
Chiều thu, hoa đỏ rụng chiều thu
Gió về lạnh lẽo, chân mây trắng
Người ấy sang sông đứng ngóng đò

Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng
Trời ơi, người ấy có buồn không?
Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng

NEP
06-10-2010, 06:29 PM
Bài Thơ Thứ Nhất
TTKH

Thuở ấy lòng tôi phơ phới quá
Hồn thơ nguyên vẹn một trời hương
Nhưng nhà nghệ sĩ từ đâu lại
Êm ái trao tôi một vết thương

Tai ác ngờ đâu gió lại qua
Làm kinh giấc mộng những ngày hoa
Thổi tan âm điệu du dương trước
Và tiển người đi bến cát xa

Lại ở vườn Thanh có một mình
Tôi yêu gió lạnh lúc tàn canh
Yêu trăng lặng lẽ rơi trên áo
Yêu bóng chim xa nắng lướt mành

Và một ngày kia tôi phải yêu
Cả chồng tôi nữa lúc đi theo
Những cô áo đỏ sang nhà khác
Gió hỡì làm sao lạnh rất nhiều

Từ đấy không mong không dám hẹn
Một lần gặp nữa dưới trăng nghiêm
Nhưng tôi vẫn chắc nơi trời lạ
Người ấy ghi lòng vẫn nhớ em

Ðang lúc lòng tôi muốn tạm yên
Thì ai đem lại cánh hoa tim
Cho tôi ép nốt dòng dư lệ
Nhỏ xuống thành thơ khóc chút duyên

Ðẹp gì một mảnh tình tan vỡ
Ðã bọc hoa tàn dấu xác xơ
Tóc úa giết dần đời thiếu phụ
Thì ai trông ngóng chẵng nên chờ

Viết đoạn thơ đầu lo ngại quá
Vì tôi vẫn nhớ hẹn ngày xưa
"Cố quên đi nhé câm và nín
Ðừng thở than bằng những giọng thơ"

Tôi run sợ viết lặng im nghe
Tiếng lá thu khô xiết mặt hè
Tưỡng tượng chân người len lén đến
Nhưng lòng nào dám hẹn ai về

Tuy thế tôi tin vẫn có người
Thiết tha đeo đuổi mãi than ôi
Biết đâu tôi một tâm hồn héo
Bên cạnh chồng nghiêm luống tuổi rồi.

NEP
06-10-2010, 06:31 PM
Ðan Áo Cho Chồng
TTKH

Chị ơi nếu chị đã yêu
Ðã từng lỡ hái ít nhiều đau thương
Ðã xa hẵn quãng đời hương
Ðã đem lòng gởi gió sương mịt mù

Biết chăng chị, mỗi mùa Ðông
Ðáng thương những kẽ có chồng như em
Vẫn còn thấy lạnh trong tim
Ðan đi đan lại áo len cho chồng

Như con chim hót trong lồng
Hạt mưa đã rụng bên sông bơ thờ
Lưng trời nổi tiếng tiêu sơ
Hay đâu gió đã sang bờ ly tan

Tháng ngày miễn cưỡng em đan
Kéo dài một chiếc áo len cho chồng
Như con chim hót trong lồng
Tháng ngày thương tiếc cánh hồng nơi nao

Ngoài trời hoa nắng xôn xao
Ai đem khoá chết chim vào lồng nghiêm
Ai đem lễ giáo giam em
Sống hờ trọn kiếp trong duyên trái đời

Lòng em buồn lắm chị ơi !
Trong bao ngờ vực với lời mỉa mai
Quang cảnh lạ, tháng ngày dài
Ðêm đêm nghĩ đến ngày mai giật mình.

NEP
06-10-2010, 06:32 PM
Bài Thơ Cuối Cùng
TTKH

Anh hỡi tháng ngày xa quá nhỉ ?
Một mùa thu cũ, một lòng đau ...
Ba năm ví biết anh còn nhớ,
Em đã câm lời, có nói đâu !

Đã lỡ, thôi rồi ! chuyện biệt ly,
Càng khơi càng thấy lụy từng khị
Trách ai mang cánh "ty-gôn" ấy,
Mà viết tình em, được ích gì ?

Chỉ có ba người đã đọc riêng,
Bài thơ "đan áo" của chồng em.
Bài thơ "đan áo" nay rao bán,
Cho khắp người đời thóc mách xem...

Là giết đời nhau đấy, biết không ?
....Dưới dàn hoa máu tiếng mưa rung,
Giận anh, em viết dòng dư lệ,
Là chút dư hương : điệu cuối cùng !

Từ đây, anh hãy bán thơ anh,
Còn để yên tôi với một mình,
Những cánh hoa lòng, hừ ! đã ghét,
Thì đem mà đổi lấy hư vinh.

Ngang trái đời hoa đã úa rồi,
Từng mùa gió lạnh sắc hương rơi...
Buồng nghiêm thờ thẫn hồn eo hẹp,
Đi nhớ người không muốn nhớ lời !

Tôi oán hờn anh, mỗi phút giây,
Tôi run sợ viết, bởi rồi đây
Nếu không yên được thì tôi...chết
Đêm hỡi ! làm sao tối thế nầy ?

Năm lại năm qua cứ muốn yên
Mà phương ngoài gió chẳng làm quên;
Và người vỡ lỡ duyên thầm kín,
Lại chính là anh ? anh của em !

Tôi biết làm sao được hỡi trời ?
Giận anh, không nỡ ! Nhớ không thôi !
Mưa buồn, mưa hắt, trong lòng ướt...
Sợ quá đi, anh..."có một người" !...

tieuhoddiep
06-10-2010, 10:35 PM
cám o*n Nep..hay thật...

NEP
06-10-2010, 10:41 PM
Hai bài thơ đáp của Thâm Tâm và Nguyễn Bính cũng hay lắm.

NEP
06-11-2010, 02:09 AM
Màu Máu Ti Gôn
Thâm Tâm

Người ta trả lại cánh hoa tàn
Thôi thế duyên tình cũng dở dang
Màu máu tigôn đã biến sắc
Tim người yêu cũ phủ màu tang

K. hỡi, người yêu của tôi ơi
Nào ngờ em giết chết một đời
Dưới mồ đau khổ anh ghi nhớ
Hình ảnh em hoài, mãi thế thôi

Quên làm sao được thuở ban đầu
Một cánh tigôn dạ khắc sâu
Một cánh hoa xưa màu hi vọng
Nay còn dư ảnh trái tim đau

Tôi biết làm sao được hỡi trời
Dứt tình không nỡ, nhớ không thôi
Thôi em hãy giữ cành hoa vỡ
Kỷ niệm ngàn năm một cuộc đời...

NEP
06-11-2010, 02:10 AM
Cô Gái Vườn Thanh
Nguyễn Bính

Gió đưa xác lá về đường
Thu sang nhuộm cả sầu thương một trời
Sầu thương quyện lấy hồn tôi
Đêm qua ngôid đọc thơ người xa xăm
Một ngàn năm, một vạn năm
Con tằm vẫn kiếp con tằm vương tơ
Tặng người gọi một dòng thơ
Hay là dòng nước mắt thừa đêm qua
Đường về Thanh Hoá bao xa
Bao giờ về, nhớ rủ ta với nàng
Bảo rằng quan chẳng cho sang
Ai đời quan cấm đò ngang bao giờ
Vườn Thanh qua đấy năm xưa
Trọ nhờ đêm ấy trời mưa tối giời
Quanh lò sưởi ấm bên tôi
Bên người lão bộc nàng ngồi quay tơ
Tuổi nàng năm ấy còn thơ
Còn bao hứa hẹn đợi chờ một mai
Rồi đây bao gió bụi đời
Tôi quên sao được con người Vườn Thanh
Lạnh lùng cái lạnh sang canh
Lòng tôi thao thức với tình bâng quơ
Bởi sinh làm kiếp giang hồ
Dám đâu toan tính xe tơ giữa đường
Thu sang rồi lại thu sang
Cúc bao lần nở lá vàng bao rơi
Bao nhiêu vật đổi sao dời
Đường bao dặm thẳng hỡi người bốn phương
Trọ bao nhiêu quán bên đường
Nhưng không lần nữa tới vườn Thanh xưa
Có nàng năm ấy quay tơ
Tôi quên sao được? Hẳn chưa lấy chồng
Một hôm lòng lại nhủ lòng
Nơi đây giáp với cánh đồng vườn Thanh
Rồi tôi len lén một mình
Ra đi với một tấm hình hay hay
Đường mòn tràn ngập bông may
Gió heo báo trước một ngày thu sang
Dừng chân trước cửa nhà nàng
Thấy hoa vàng với bướm vàng hôn nhau
Tìm nàng chẳng thấy nàng đâu
Lá rơi lả tả trên đầu như mưa
Chợt người lão bộc năm xưa
Từ đâu mang mảnh guồng tơ lại nhà
Một hai xin phép ông già
Trọ nhờ đêm ấy nữa là hai đêm
Ông già nể khách người quen
Ngậm ngùi kể lại một thiên hận tình
Rồi ông kết, giọng bất bình:
"Trời cay nghiệt thế sao đành thưa ông
Cô tôi nhạt cả môi hồng
Cô tôi chết cả tấm lòng ngây thơ
Đâu còn sống lại trong mơ
Đâu còn sống lại bến bờ sông yêu
Buồng the sầu sớm thương chiều
Khóc thầm biết có bao nhiêu lệ rồi
Tơ duyên đến thế là thôi
Thế là uổng cả một đời tài hoa
Đêm đêm bên cạnh chồng già
Và bên cạnh bóng người xa hiện về…"
Rùng mình tôi vội gạt đi
Già ơi, thảm lắm, kể chi dài dòng
Cháu từ mắc số long đong
Yêu đương chìm tự đáy lòng đã lâu
Đau thương qua mây nhịp cầu
Cạn dòng nước mắt còn đâu khóc người
Dối già một chút mà thôi
Nghe lời già kể cháu mười đêm luôn
Chợt thương, chợt khóc, chợt buồn
Cháu như một kẻ mất hồn già ơi

Truyện xưa hồ lãng quên rồi
Bỗng đâu xem được thơ người vườn Thanh
Bao nhiêu gian khổ vù tình
Cớ sao giống hệt chuyện mình năm xưa
Phải chăng mình có nên ngờ
Rằng người năm ấy bao giờ là đây