PDA

View Full Version : Nhạc Việt: "No xôi, chán chè" mà vẫn ...



suongkhoimay
12-10-2006, 10:58 AM
Chuyện về ca sĩ Việt Nam
Ca sĩ ra album ào ạt, vật vã làm mới mình và căng cứng với những chuyện lùm dễ thươngm, chạy hụt hơi ở phòng trà... còn khán giả thì vẫn thờ ơ. Không khí của thị trường nhạc Việt đang lặng gió, oi nồng như thời điểm trước khi cơn giông kéo tới.


Sắc diện nhạt nhòa
http://nhacviet.vietnamnet.vn/Library/Images/tnanh_539/Tin%20Tuc/10_2006/images1138351_2.jpg


Ca sĩ Trần Thu Hà gọi thời điểm hiện tại là "giai đoạn bội thực giải trí" và sự ồn ào của nhạc Việt chỉ diễn ra trên mặt báo! Thực ra, ngoài mặt báo thì chỉ còn một vài nơi khác có vẻ "xôm tụ" là các show ca nhạc truyền hình và không gian mạng. Nhưng nói đến thị trường nhạc thì phải tính nhiều hơn đến thị trường thực tế: mức độ tiêu thụ album, độ hút khán giả của các show diễn, độ "hot" của "sao", sự phát triển của chất lượng âm nhạc v.v..

Một vài năm trước, mỗi tháng trên thị trường chỉ xuất hiện mấy album mới, kể cả dịp cuối năm cũng chưa bao giờ có "mật độ" album mới dày đặc như từ khoảng tháng 9/2006 đến giờ. Sao cũ, sao mới, sao to, sao nhỏ đua nhau góp mặt trên quầy băng đĩa. Một người phụ trách một trang nghe nhạc trực tuyến tại Việt Nam cho biết: "Đang có cả chồng album của những ca sĩ chưa nghe tên, đang xếp một chỗ chờ đưa lên mạng".

Nhân viên của một cửa hàng băng đĩa ở Hàng Bài (Hà Nội) cho biết: Lấy về khoảng chục đĩa mới thì chỉ độ hai đĩa là bán được, nhiều đĩa mới ra họa lắm mới có khách đoái hoài hỏi tên". Tất nhiên, cái sự chán ngán đến "bội thực" của khán giả là hoàn toàn hợp lý bởi số lượng album đã quá tải, chất lượng thì nhạt nhẽo.

Chẳng phải các ca sĩ không biết điều này. Sau khi ra đĩa mới, họ đều chủ động tiếp thị hình ảnh và album của mình bằng việc hát phòng trà, quán bar và tham gia một số show diễn. Tuy nhiên, cái lối đi hát để bán đĩa cũng đã làm khán giả phát chán. Trừ một số "sao" như Đàm Vĩnh Hưng, Mỹ Tâm, Quang Dũng, hay kiểu Trần Thu Hà một năm về nước hát đôi lần thì khán giả mới cất nhắc đi xem, còn nhiều ca sĩ đành phải hát cho người thân, bạn bè của họ xem là chính!

Cao Thái Sơn cũng nhận định, bây giờ khán giả có thể gặp ca sĩ một cách quá dễ dàng. Ca sĩ cũng không ngần ngại hát ở bất cứ đâu nên tự đánh mất đi sự cuốn hút. Quả thực, cứ chạy xe ra đường là thấy ngay băng rôn treo tên của các ca sĩ vốn được đánh giá ở mức độ "hot" hàng đầu như Đan Trường, Đàm Vĩnh Hưng, Ngọc Sơn xuất hiện ở hết quận nọ đến huyện kia ở nhiều tỉnh, thành. Giá vé để gặp sao thì thật bèo: 15 đến 20 ngàn đồng! Hoặc khấm khá hơn, các "sao" tích cực bay show hải ngoại để tránh "băng" của thị trường nhạc trong nước.

Nhạc Việt đang thừa ca sĩ mà thiếu "ngôi sao", thừa album, thừa ca khúc mới mà thiếu bài hát hay. Một cơn mưa album mới đang chuẩn bị tiếp tục đổ bộ và cũng như trước đó, rất nhiều ca sĩ tuyên bố: "Đĩa này được đầu tư, chọn lọc nên nên sẽ có 3,4 bài trở thành hit!". Nhưng thử hỏi, trong số vài chục đĩa nhạc mới xuất hiện trong khoảng một tháng nay, cụ thể bài nào được thị trường coi là hit đây?!

Đừng hát nữa "lời ru buồn nhạc Việt"!

Từng ở "lò" của HT Productions cùng với Đan Trường, Cao Thái Sơn cũng kịp ra tới album thứ 4, như nhiều ca sĩ khác đang đứng trước thách thức "tồn tại hay không tồn tại"!


Chẳng ai lại mong nhạc Việt rơi vào trình trạng "thoái trào". Ca sĩ Mỹ Linh cho rằng giai đoạn bão hòa này là diễn biến tất yếu vì nó tuân theo sơ đồ hình sin, có đi lên thì đến lúc đi xuống, rồi sẽ có sự "hồi sức" trở lại.

Vấn đề băn khoăn hiện nay là nhân tố nào sẽ là lực đẩy cho hình sin đi lên? Liệu liveshow "Lưu diễn" của Mỹ Linh vào tháng 11, album vol. 5 của Mỹ Tâm dự định phát hành tháng 12, chùm album hậu Sao mai của Hà Anh Tuấn, Hoàng Hải, Phương Linh hay cả "liveshow thực sự" của "yếu tố ngoại" Bi Rain vào đầu năm 2007 có là "cú hích" cho để xóa tan bầu không khí "không trống mà vắng" như hiện nay?

Thực tế, cũng không dễ dàng để thay đổi diện mạo làng nhạc Việt khi khán giả đang trong tình trạng "no xôi, chán chè". Càng băn khoăn hơn khi khán giả no đấy, chán đấy, những nhiều lúc vẫn ...đói "một cái gì đó" thực sự nổi bật.

Làm sao nhạc Việt chảy theo một dòng thông thoáng hơn, bắt nhịp với thị trường khu vực, thế giới, chứ không phải "chưa lên đã xuống" như bây giờ? Một thành viên có nick Scotti đã chia sẻ ý kiến rất tâm huyết trên diễn đàn Yêu âm nhạc (Yeuamnhac.com): Để thay đổi diện mạo hiện nay thì yếu tố quan trọng là "có sự xuất hiện của một ngôi sao mới với những bài hit mới có chất lượng".

Tuy nhiên điều này rất khó xảy ra, vì "Ai mà thành sao được vào lúc này chắc cũng xứng gọi là "siêu sao"!. Khi nhạc Việt bão hòa, ngay cả những bầu sô giỏi cũng không dám nhận đệ tử vì sợ chọn lầm người bị lỗ vốn. Còn người may mắn hơn có bầu sô rồi cũng chưa chắc thành danh, vì thị trường cạnh tranh nhau quá khốc liệt . Được khán giả nhớ tên đã khó, huống chi thành sao.

Khi ca sĩ phát hành album thì "đồng tiền liền khúc ruột". Trường hợp như Cao Thái Sơn đã phải bán cả miếng đất là "của hồi môn" để trang trải chi phí giờ đã đội lên đến 200 triệu đồng. Tốn tiền làm CD, các ca sĩ, đặc biệt là ca sĩ mới còn luôn tìm cách đánh bóng tên tuổi mình bằng việc cố tình tung ra scandal này nọ, mong có người chú ý tới mình. Và thế là những chiêu thức đó ban đầu cũng gây được sự tò mò nơi khán giả, nhưng riết về sau nhiều người cùng lúc áp dụng quá nên khán giả cũng buộc phải ...phớt Ăng - lê!

Theo Vietnamnet