Re: Với người yêu cải lương,
Tìm hiểu đời tư
Về cuộc đời của cô NSƯT(:frown4::pray1::?::58:4 chữ viết tắt nầy không hiểu lắm:uhh:;) nầy!
Sau cánh cửa kép hờ
chồng NSƯT Lệ Thủy là ai?
Nữ nghệ sĩ Lệ Thủy sinh ngày 20 tháng 5 năm 1948 tên là Dương Lệ Thủy (sau đổi thành Trần Lệ Thủy) trong một gia đình rất nghèo tại làng Đông Thành, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Sau đó cả nhà đã lên Sài Gòn để mưu sinh.
Năm Lệ Thủy lên 10 tuổi, anh Tư Long làm ở ban văn nghệ xóm bên tình cờ nghe cô bé ca vọng cổ. Anh mời Lệ Thủy tham gia và gửi theo học ca cổ với thầy Năm Truyền làm thợ hớt tóc ở Khánh Hội. Sau đó chị được gửi sang học bài bản cải lương 3 Nam, 6 Bắc với nhạc sĩ Tám Đen. Lúc đó các em của chị liên tục đau ốm, gia đình nợ nần tứ phía.
Không có khai sinh nên Lệ Thủy không được tiếp tục đến trường, chị nghĩ đến việc phải làm gì đó để phụ giúp gia đình và quyết định xin đi theo làm việc ở gánh Trâm Vàng (ở TP. Biên Hòa - tỉnh Đồng Nai) để đỡ gánh nặng cho ba má. Với bài ca cổ "Cô gái bán đèn hoa giấy", Lệ Thủy bắt đầu vào nghề, thoạt tiên qua việc ngâm thơ hậu trường, đóng những vai kép con trên sân khấu...
13 tuổi, Lệ Thủy thế vai kép con trên đoàn Trâm Vàng
14 tuổi, Lệ Thủy đóng các vai đào nhì
Một thời gian sau, Lệ Thủy rời Trâm Vàng để về Công ty Kim Chung của ông bầu Trần Viết Long, một đại bang có 7 đoàn hát. Tại sân khấu này Lệ Thủy đã được soạn giả Ngọc Văn nhận làm con nuôi. Ông đã viết nhiều kịch bản đưa chị vào đóng từ vai phụ cho đến vai chính.
Sau những bước đi đầu tiên tạo được ấn tượng, ông bầu Trần Viết Long lập đoàn Kim Chung 3. Lệ Thủy chuyển sang đây diễn chung với nghệ sĩ Thanh Hải trong vở "Bẽ bàng duyên mới" của soạn giả Ngọc Văn. Tên tuổi của Lệ Thủy bắt đầu nổi lên, trở thành cô đào chính sáng giá lúc vừa tròn 15 tuổi.
Năm 1964, Lệ Thủy được trao giải Thanh Tâm, là nữ nghệ sĩ trẻ nhất đoạt giải này sau 10 lần tổ chức.
Từ 1975 trở đi, Lệ Thủy gắn bó với Đoàn văn công TP. Hồ Chí Minh, Nhà hát Trần Hữu Trang.
Năm 1993, Lệ Thủy vinh dự được Nhà nước Việt Nam trao tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú.
Lệ Thủy lập gia đình và sống hạnh phúc với người chồng biết thông cảm, san sẻ những vui buồn trong nghề hát. Ba người con của chị đều ăn học đến nơi, đến chốn. Trong đó có Đình Trí đã nối nghiệp mẹ làm ca sĩ. Những năm gần đây, sân khấu cải lương ngày càng gặp nhiều khó khăn. Lệ Thủy và nghệ sĩ Minh Vương đã thành lập chương trình Những dấu ấn không phai tại Nhà hát Trần Hữu Trang. Hơn 65 nghệ sĩ, tác giả, đạo diễn, nhạc công, họa sĩ, biên tập... đã tham gia chương trình. Điều ghi nhận đầu tiên là chương trình Những dấu ấn không phai đã làm vinh quang tên tuổi của những nghệ sĩ thuộc thế hệ tài danh.
Gần 61 tuổi đời, 47 tuổi nghề, NSƯT Lệ Thủy vẫn còn tạo được sức hút kỳ lạ đối với khán giả cải lương. Vua vọng cổ Viễn Châu lý giải: “Lệ Thủy có một giọng ca hiếm hoi trong làng cổ nhạc, với chất giọng kim pha thổ, đã từng được báo giới Sài Gòn trước đây phong tặng là giọng ca chuông ngân”.
Những bài vọng cổ Lệ Thủy trình bày gồm: Cô gái bán đèn hoa giấy, Cô hàng chè tươi, Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài, Nấu bánh đêm xuân, v.v...
Các vai diễn: Cây sầu riêng trổ bông, Tô Ánh Nguyệt, Đời cô Lựu, Kiếp chồng chung, Áo cưới trước cổng chùa...
ST bởi trên mạng:thumbup2::thumbup2::thumbup2:
Re: Với người yêu cải lương,
NSƯT Lệ Thủy và câu chuyện sau cánh cửa nhà
Không thiếu những sóng gió nhưng "con thuyền" gia đình chị vẫn vượt qua mọi trở ngại. Bí quyết nằm trong tay đôi vợ chồng giỏi chèo khéo chống.
Bước qua cánh cổng trắng ngôi nhà cổ điển của gia đình NSƯT Lệ Thủy, một bầu không khí ấm cúng và nhẹ nhàng khiến người ta thấy dễ chịu hẳn. Không phải vì sự thoáng rộng của ngôi nhà hay những vật trang trí được chăm chút cẩn thận. Chính nụ cười rạng rỡ hạnh phúc của đôi vợ chồng gần 40 năm gắn bó trong những bức ảnh treo tường mới là điểm nhấn của sự bình yên.
Nam - Trung hội ngộ một nhà
Một dịp tình cờ, khi mới 12 tuổi, cô bé Lệ Thủy với giọng ca khỏe khoắn và "ngọt lịm chất miền Nam" được đi hát trong Ban văn nghệ của anh Tư Long - một người lối xóm. Lệ Thủy bắt đầu gây dựng sự nghiệp và nổi danh từ đó.
Năm 16 tuổi, cô đào xinh đẹp đã giành được Huy Chương Vàng giải Thanh Tâm. Và một ngôi nhà rộng rãi trong khu chung cư trên đường Nguyễn Thiện Thuật vắng lặng vào những năm 1970 đã đem lại cho gia đình có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Đi hát xong thì về và rút ngay vào nhà. Vẻ "kín cổng cao tường" của nàng tiểu thư Lệ Thủy ngày đó khiến chàng trai miền Trung ở khu trọ đối diện mất ăn mất ngủ mà chẳng biết làm sao thổ lộ. Nhưng rồi cảm động trước tấm chân tình của chàng trai người Quảng Ngãi, năm 1972, nữ nghệ sĩ Lệ Thủy và anh Đình Trúc đã nên vợ nên chồng.
Đối mặt với khó khăn
Người Nam kẻ Trung vốn đã khó thuyết phục hai bên gia đình ngay từ lúc còn yêu nhau. Đến khi đã thành hôn và sinh con gái đầu lòng năm 1973, con đường sự nghiệp càng lúc càng thăng hoa khiến việc giữ gìn hạnh phúc cho mái ấm gia đình vốn đã khó nay không hề đơn giản.
Một tuần đủ bảy ngày chồng chở vợ đi ca diễn từ sáng sớm đến tối mịt mới về. Khi Thụy Hiếu và Đình Trí còn nhỏ, tối nào hai chị em cũng chờ mẹ về đến tận hơn 11 giờ khuya. Khi nghe tiếng xe "tin tin" ngoài cổng là vội chạy ù vào giường vờ ngủ, đợi mẹ vào phòng nựng nịu, dỗ dành khe khẽ rồi mới ngủ say. Những lúc như vậy, dù mạnh mẽ và bản lĩnh, trái tim người mẹ của nghệ sĩ Lệ Thủy vẫn thổn thức, nước mắt len chảy dài.
Lắm nghệ sĩ không tránh được những tin đồn ác ý khiến đôi lúc gia đình lục đục. Nhưng cũng chính những lần sóng gió đó càng khiến Lệ Thủy thêm yêu quý người chồng và gia đình nhỏ của mình. Bởi, như con trai Đình Trí của chị kể lại: "Ngày còn nhỏ, đôi khi chưa hiểu chuyện, chị em Trí thấy hoang mang khi nghe những đồn thổi không hay. Nhưng chính sự điềm tĩnh và thoải mái đối mặt với những việc như vậy của ba khiến không khí gia đình ngay lập tức lấy lại sự bình yên. Và chỉ cần một lời giải thích nhẹ nhàng của mẹ, thế là đủ, mọi việc đã ổn định và trở lại bình thường".
"Mẹ chỉ là mẹ thôi"
Là người "Nam rật" nhưng từ khi lấy chồng miền Trung, nghệ sĩ Lệ Thủy có nghề "tay trái" là đổ bánh bèo, nấu bún bò cho chồng con những khi tranh thủ vào bếp. Dù có người giúp việc nhưng từ lúc còn trẻ cho đến khi đã ở tuổi lục tuần như hiện nay, nữ nghệ sĩ nổi tiếng đảm đang này chưa bao giờ bỏ thói quen ưa thích là tự mình đi chợ An Đông lựa thực phẩm rồi loay hoay chế biến.
Đình Trí nhớ lại: "Ngày xưa, tuy không phải là thiếu thốn nhưng mỗi khi Trí muốn mua một đôi giày hay đồ vật có giá trị, cả ba mẹ đều dành mấy buổi chờ Trí đi lựa cho được món đồ ưng ý. Ba mẹ muốn mấy anh chị em phải nhận thức được giá trị của đồng tiền do lao động cực nhọc mà có để trân trọng hơn". Kỷ niệm ngày cưới hay sinh nhật Lệ Thủy, món quà của "ông xã" Đình Trúc chỉ là: "Một bó hoa tươi. Từ hồi trẻ tới giờ vẫn vậy". Vậy mà vẫn luôn khiến chị cười rạng rỡ!
Khi đã ở đỉnh cao sự nghiệp, dù được trả cát-sê rất cao, nghệ sĩ Lệ Thủy cũng không bao giờ đi hát vào tối 30 Tết và ngày mùng 1. Cùng các con đi xuất hành đến Chùa Ông Chùa Bà vào đêm giao thừa và quây quần ở nhà ngoại sáng đầu năm, đối với vợ chồng Lệ Thủy: "Đó là truyền thống của gia đình, là niềm hạnh phúc lớn lao nhất mà không tiền bạc nào so sánh nổi".
Bước sang tuổi lục tuần và "lên vai" ông bà ngoại, vợ chồng Lệ Thủy vẫn luôn đồng hành bên nhau bất kỳ nơi đâu. Nụ cười mãn nguyện mà chị có được chính là do: "Trong gia đình chẳng có ai là nghệ sĩ cả. Chỉ có Lệ Thủy - một người vợ, một người mẹ và bây giờ là một người bà mà thôi!".
Re: Với người yêu cải lương,
chưa có thời gian để đọc
Chôm được trên mạng, gom hết vào đây
Để 1 lúc rãnh rồi đọc luôn
Không biết chôm có trung hợp không nữa:think:
NSƯT Lệ Thủy làm liveshow mừng sinh nhật
Nàng Tô Ánh Nguyệt của cải lương Việt Nam diễn lại các trích đoạn gắn liền với tên tuổi của mình. Con trai của chị, ca sĩ Dương Đình Trí, cũng từ Australia về Việt Nam hát mừng sinh nhật lần thứ 61 của mẹ.
Tuổi tác dường như không "chạm" được vào giọng hát ngọt ngào của nữ nghệ sĩ ưu tú. Ở tuổi 61, NSƯT Lệ Thủy vẫn miệt mài luyện tập trên sân khấu, tiếp tục cống hiến các tác phẩm hay cho khán giả trung thành với bộ môn nghệ thuật đặc sản của miền Nam. Dù bận rộn với vai diễn mới trong vở Một ông, hai bà cho chương trình Sân khấu vàng, chị vẫn cố thu xếp thời gian để tập dợt thật kỹ các trích đoạn "nằm lòng khán giả" để phục vụ như: Máu nhuộm sân chùa, Đắc Kỷ - Trụ Vương, Kiếp chồng chung...
Đây cũng là dịp để NSƯT Lệ Thủy kỷ niệm 50 năm ca hát. Con trai chị, ca sĩ Dương Đình Trí, từ Australia trở về để chia vui với mẹ. Anh cho biết: "Tình cảm ấp ủ trong lòng mỗi khi nhớ về mẹ cùng giọng hát ngọt ngào của bà được nhạc sĩ Hồng Xương Long đồng cảm để sáng tác nên ca khúc Tiếng hát mẹ tôi. Tôi sẽ thể hiện bài hát này trong tiết mục mở đầu để tri ân những gì mẹ đã cho tôi trong đời sống này".
Liveshow mang tên "Bước chân 2 thế hệ" như hàm ý nói về sự luân chuyển về hoạt động nghệ thuật từ mẹ sang con, thể hiện rõ nhất ở tiết mục tân cổ giao duyên Lòng của biển. Dương Đình Trí cũng cho biết, anh không mời bất cứ đạo diễn nào tham gia bởi muốn tự lên ý tưởng và dàn dựng khoảng 20 tiết mục trong chương trình theo đúng lòng mình.
Nhiều bạn bè và đồng nghiệp cũng đến diễn và chia vui cùng NSƯT Lệ Thủy như: NSƯT Minh Vương, NSƯT Vũ Linh, NSƯT Thoại Mỹ, NSƯT Kim Tiểu Long... danh hài Hoài Linh, Tấn Beo, Tấn Bo, ca sĩ Phương Thanh, Lâm Vũ, Chế Phong... Đặc biệt, liên khúc các bài hát về cảnh đẹp Việt Nam sẽ được Đình Trí biểu diễn cùng các diễn viên điện ảnh Phi Thanh Vân, Lương Thế Thành, Đức Tiến, Phi Long...
Liveshow "Bước chân 2 thế hệ" diễn ra vào 19h30 ngày 19/6 tại nhà hát Hưng Đạo. Dự kiến, chương trình sẽ kéo dài trong 4 tiếng và được ghi hình để phát hành DVD sau đó. Giá vé từ 80.000 đến 250.000 đồng.
ST trên mạng