Results 1 to 2 of 2

Thread: Internet châu Á "leo lét" trước thông điệp mừng năm mới

  1. #1
    *.:: WatiNg 4 lOvE ::.* chu_imadoki's Avatar
    Join Date
    Nov 2006
    Location
    -»°«- - :¦:-.¸¸.·°¨*¤-:¦:- -»°«-
    Posts
    1,065

    Default Internet châu Á "leo lét" trước thông điệp mừng năm mới

    Những người dùng Internet châu Á đã bắt đầu cảm nhận được tin vui le lói đầu tiên sau sự cố đứt cáp quang khi tốc độ truy cập đã phần nào được cải thiện sau bốn ngày “đen tối” nhất trong thời đại @. Tuy nhiên, các cuộc gọi quốc tế, SMS, email chúc mừng tăng vọt vào thời điểm giao thừa khiến đường truyền Internet châu Á luôn đứng trước nguy cơ quá tải.

    Khi đường truyền Internet và điện thoại quốc tế bị gián đoạn, hàng triệu người dân châu Á đã rơi vào cảnh chực chờ email cũng như mỏi mắt trông mong vào những chiếc điện thoại không đổ chuông. Chỉ tới lúc dữ liệu liên lạc được điều dẫn qua hệ thống cáp truyền dự phòng và vệ tinh thì tình hình mới có dấu hiệu hồi phục.

    Theo thông báo của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông Hồng Kông, mặc dù khả năng kết nối điện thoại quốc tế đã được cải thiện, tốc độ truy cập mạng cũng nhanh hơn phần nào, nhưng cư dân mạng vẫn phải chấp nhận trước sự trì trệ tạm thời của Internet.

    Ngày thứ năm tuần qua (28/12), hai tàu sửa chữa đã thả neo ngay bên trên khu vực đứt cáp triển khai công việc, còn ba chiếc khác vẫn đang trên đường tới. Có tới 6 trong số 7 cáp chủ chốt nằm trong eo biển Lozon giữa Đài Loan và Philippines đã bị phá hoại trong trận động đất vừa qua.

    Theo thông tin từ các cơ quan hữu trách, nếu điều kiện thời tiết và tình hình thực tế ở biển cho phép, những sửa chữa ban đầu với một hệ thống cáp ngầm sẽ hoàn thành vào ngày 9/1/2007. Các hệ thống cáp ngầm khác sẽ được sửa chữa dần cho tới cuối tháng giêng.

    Mong manh trước "cơn bão" thông điệp mừng năm mới

    Những người dùng ĐTDĐ cũng được cảnh báo về tình trạng chậm chạp khi gửi tin nhắn từ Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc cả chiều đi và nhận trong dịp năm mới vì số lượng tin này rất lớn, có thể gây nghẽn mạng.

    Nhà chức trách Hồng Kông cũng khuyến khích người dân nên cắt giảm các hoạt động truy cập Internet đòi hỏi dung lượng đường truyền lớn nếu không thực sự cần thiết, tránh mọi cuộc điện thoại trừ khi cần liên lạc khẩn cấp tới Hàn Quốc.

    Các lãnh đạo hãng Infocomm Development phía Singapore cho biết, tốc độ truy cập Internet trong khu vực thành phố đã gần như trở lại bình thường. Trong khi đó, ngày thứ bảy trôi qua, việc kết nối tới các trang web nước ngoài tại Trung Quốc vẫn rất ì ạch.

    Một quan chức của China Netcom cho biết, hãng này đang nỗ lực để khắc phục tình trạng. Theo tuyên bố của công ty này hôm thứ sáu (29/12) thì họ sẽ cố gắng để mọi việc trở lại như cũ sau vài ngày nữa.

    Tình trạng gián đoạn kết nối mạng đã khiến hàng triệu cư dân Internet của Trung Quốc lao đao, điều này rõ ràng cũng cho thấy, họ ngày càng phụ thuộc vào những dịch vụ web phổ biến kiểu như gửi tin nhắn trực tiếp trong MSN. Kết quả điều tra trực tuyến của trang web Sina.com, cổng thông tin hàng đầu của Trung Quốc, cho thấy, có ít nhất một nửa trong số khoảng 15 triệu người dùng dịch vụ của MSN bị tạm ngưng dịch vụ trong sự cố vừa qua.

    Hãng truyền thông Thái Lan CAT Telecom cho biết, tốc độ truy cập mạng trong nước vẫn còn chậm, thêm vào đó là tình trạng người dân gửi quá nhiều tin nhắn chúc mừng năm mới khiến cho đường truyền “đã chậm nay còn chậm hơn”.

    Ông Suthat Uanapaphan, phó chủ tịch tiểu ban mạng quốc tế của CAT Telecom cho biết: “Chúng tôi hy vọng chất lượng dịch vụ mạng sẽ được cải thiện đáng kể sau khi cơ quan quản lý viễn thông Đài Loan sửa chữa và thử nghiệm xong xuôi hệ thống cáp ngầm của Thái Lan vào trung tuần tháng giêng tới.

    Tuy nhiên, mọi việc vẫn phụ thuộc vào yếu tố thời tiết và các điều kiện tự nhiên có cho phép hoàn thành tiến độ như dự kiến hay không. Quá trình đó có thể sẽ bị trì hoãn. Chúng tôi đã cố hết sức để sửa chữa hệ thống nhanh nhất nhưng sự cố quá lớn. Thêm nữa, trong những ngày nghỉ cuối tuần này, chẳng dễ gì liên hệ được với nhóm quan chức hữu trách ở các nước khác”.
    A dream is a wish your heart makes
    When you're fast asleep
    In dreams you will lose your heartaches
    Whatever you wish for, you keep
    Have faith in your dreams and someday
    Your rainbows will come smiling through
    No matter how your heart is grieving
    If you keep on believing
    The dream that you wish will come true


  2. #2
    *.:: WatiNg 4 lOvE ::.* chu_imadoki's Avatar
    Join Date
    Nov 2006
    Location
    -»°«- - :¦:-.¸¸.·°¨*¤-:¦:- -»°«-
    Posts
    1,065

    Default Re: Internet châu Á "leo lét" trước thông điệp mừng năm mới

    Internet châu Á coá thể nghẽn mạng trở lại vì ­ wá tải!!!!

    Đường Internet quốc tế tại Việt Nam đã được khôi phục trở lại phần nào trong ngày thứ 6 (29/12) và hoạt động ổn định trong 3 ngày tiếp theo. Nhưng những con số phục hồi 80% hay 85% dung lượng kết nối mà các ISP tuyên bố chỉ có thể được kiểm chứng khi toàn bộ giới văn phòng tại Việt Nam và châu Á quay trở lại làm việc trong ngày hôm nay, thứ 3, 2/1/2007.

    Trong ngày thứ 6 tuần qua (29/12), người dùng Internet tại Việt Nam đã đăng nhập được vào phần mềm chat Yahoo Messenger và check Yahoo Mail, tuy đôi lúc kết nối bị chập chờn và bị "out", phải đăng nhập lại. Tuy nhiên, thời điểm đường truyền quốc tế "sống" của các ISP không đồng thời cùng nhau nhiều, nên người dùng YM thường chỉ nhận được các tin nhắn offline nhiều hơn là có thể chat trực tiếp với nhau.

    Doanh nghiệp chật vật vì Net

    Trao đổi với VietNamNet về những khó khăn do đường truyền Internet quốc tế trục trặc trong mấy ngày qua, bà Phạm Tuyết Nhung, Giám đốc Trung tâm du lịch Travel World cho biết: "Sự cố đứt mạng Internet quốc tế ảnh hưởng khá nhiều tới công việc của văn phòng chúng tôi. Trong những ngày cuối năm vừa rồi, quá trình book vé máy bay trực tuyến cho khách qua các mạng cung cấp vé Galileo và Amadius rất khó khăn, đôi khi không thực hiện được. Tuy nhiên, mạng đăng ký vé máy bay toàn cầu Abacus vẫn hoạt động, dù có thể phải đăng ký vài lần mới thành công vì đường Internet chập chờn."

    Không chỉ các văn phòng du lịch bị ảnh hưởng đến công việc book vé máy bay, các công ty kinh doanh phần mềm cũng gặp khó khăn không ít. Ông Vũ Tô Quỳnh, Giám đốc công ty phần mềm Đan Phong "than thở" với PV VietNamNet: "Rất nhiều doanh nghiệp khách hàng trong và ngoài nước dùng phần mềm CRM EasyBiz của chúng tôi tới tấp gọi điện than phiền vì không nhận được giải đáp kỹ thuật hay phản hồi qua e-mail của công ty Đan Phong."

    "Công ty chúng tôi cũng thường sử dụng các ứng dụng Internet như Yahoo Messenger và thoại VoIP qua máy tính để liên lạc giữa 2 trụ sở Hà Nội và TP.HCM. Mấy ngày hôm nay, tổng đài điện thoại cả 2 trụ sở luôn trong tình trạng quá tải, hết đầu số trượt để nhận và thực hiện cuộc gọi vì nhân viên không vào được Internet, phải dùng điện thoại để liên lạc. Hy vọng tình trạng này sẽ không tiếp tục kéo dài trong những ngày tới", ông Quỳnh cho biết thêm.

    Anh Trần Triệu Hùng, chủ một cửa hàng Internet ở Vĩnh Tuy, Hà Nội than vãn: "Mấy hôm nay, khách toàn vào ngồi được vài phút là đứng dậy vì không vào được Internet để chat, mail hay đánh game online. Ngồi mấy phút tính tiền sao được. Lũ choai choai hay "cày level" game online cũng nghỉ rồi, vì hình như đường truyền chơi game chậm do các ISP và nhà cung cấp game hạn chế để tránh nghẽn mạng Internet quốc tế. Chỉ còn vài đứa trẻ con ngồi chơi game có sẵn trên máy tính thôi."

    Internet "chết" cũng có điểm... lợi

    Cái lợi đầu tiên có thể thấy là các tay ghiền game không còn chúi đầu vào màn hình máy tính cả chục tiếng mỗi ngày, nhờ đó hồi phục được sức khoẻ đôi chút. Giới công sở văn phòng cũng giảm bớt thời gian chat chit, lướt web download phim, xem ảnh, tham khảo mẫu mã trên các gian hàng shopping trực tuyến quốc tế, nhờ đó tập trung hơn vào công việc. Tốc độ truy cập vào các website trong nước cũng được tăng nhanh đáng kể, do giảm tải được phần truy cập từ nước ngoài.

    Khi mạng Internet Việt Nam và châu Á bị ngắt khỏi mạng toàn cầu, nhiều người chợt nhận ra công việc và cuộc sống của họ lệ thuộc quá nhiều vào những phần mềm chat có máy chủ đặt Mỹ như Yahoo Messenger và MSN Messenger. Trong khi đó, nhu cầu trao đổi với bạn bè của họ có thể chỉ hoàn toàn nằm ở trong nước. Những phần mềm chat nội địa, hòm thư của các nhà cung cấp dịch vụ e-mail trong nước bỗng trở nên đặc biệt hữu dụng và cần thiết.

    Đối với các doanh nghiệp có hệ thống e-mail riêng, đường Internet quốc tế bị gián đoạn cũng giúp ngăn cản vô số e-mail spam phát tán từ nước ngoài. Công việc xoá spam mail bất đắc dĩ hàng ngày giờ bỗng nhiên được giải phóng.

    Đối với các chủ cửa hàng Internet có thu nhập dư giả, đây cũng là dịp để họ đóng cửa hàng Internet vốn mở quanh năm suốt tháng của mình để đi nghỉ 3 ngày cuối năm, ăn một cái Tết Dương lịch nhàn nhã hiếm có.

    Những con số hồi phục sắp được kiểm chứng

    Ngay trong ngày thứ ba (29/12) sau khi xảy ra sự cố đứt cáp quang do động đất ở Đài Loan, các ISP lớn của Việt Nam như VDC, FPT, Viettel đều đưa ra những thông báo về tỷ lệ khôi phục băng thông Internet quốc tế của mình đã đạt 3/4 hoặc 80%, thậm chí sau đó là 85% so với trước thời điểm xảy ra sự cố. Các con số này đôi khi còn được "hoá trang" dưới dạng "80% dịch vụ đã được hồi phục", nhưng cũng có thể hiểu là 80% số lượng các dịch vụ liên quan tới Internet được hồi phục, còn chất lượng dịch vụ thì... chưa biết.

    Tuy nhiên, có một thực tế là hầu hết băng thông Internet của châu Á đi ra thế giới đều nằm ở vùng biển xảy ra sự cố, nơi 6/7 tuyến cáp chính đã bị động đất phá hỏng. Các giải pháp điều hướng đi vòng sang Úc, châu Âu hoặc kết nối qua vệ tinh đều chỉ là giải pháp tình thế, và rất hạn chế về thông lượng đường truyền. Theo ghi nhận của PV VietNamNet, vào thời điểm chiều tối ngày thứ 6 (29/12), thao tác send file giữa 2 người dùng YM giữa đường ADSL của Viettel và VDC vẫn không thể thực hiện, dù đó chỉ là một file .doc dung lượng 10KB.

    Các ISP trong nước có thể đưa ra tuyên bố về kết nối Internet từ hệ thống của mình tới các đối tác viễn thông ở Hong Kong, Singapore... đã được khôi phục 100%. Tuy nhiên, nếu theo dõi tin tức quốc tế, có thể nhận thấy các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông ở các quốc gia này cũng đang phải chật vật thực hiện các giải pháp tình thế để duy trì các dịch vụ trọng yếu, và chỉ có thể khôi phục đường truyền lại hoàn toàn khi các đường cáp quang ở Đài Loan được sửa chữa xong sau 3-4 tuần nữa.

    Trong 3 ngày nghỉ vừa qua (2 ngày nghỉ cuối tuần và ngày Tết Dương lịch), số người dùng Internet công sở tại Việt Nam và châu Á giảm đi rõ rệt, nên đường truyền Internet đã có thể truy cập lại khá ổn định, thậm chí có thể download vài MB dữ liệu từ server nước ngoài không mấy khó khăn.

    Tuy nhiên, trong ngày hôm nay, thứ 3 (2/1/2007), đường Internet nối châu Á với thế giới sẽ được "thử lửa", khi đồng thời tất cả các văn phòng, người dùng Internet của Việt Nam và châu Á trên cùng dãy múi giờ liền nhau sẽ đi làm trở lại sau ngày nghỉ Tết Dương lịch. Với hiện trạng "leo lét" ngay với các thông điệp mừng năm mới, rất có thể tình trạng nghẽn mạng Internet quốc tế sẽ lại tái diễn trong ngày thứ 3 này.

    Do đó, sẽ là không thừa khi các ISP Việt Nam vẫn khuyến cáo người dùng Internet hạn chế download các file dữ liệu lớn để tránh nghẽn băng thông quốc tế, hơn là đưa ra những con số khôi phục "ấn tượng và hoành tráng" dễ khiến người dùng Internet chủ quan, truy cập với cường độ cao để thoả "cơn đói Internet" trong 5 ngày qua, khiến tình trạng nghẽn mạng Internet tái phát.
    A dream is a wish your heart makes
    When you're fast asleep
    In dreams you will lose your heartaches
    Whatever you wish for, you keep
    Have faith in your dreams and someday
    Your rainbows will come smiling through
    No matter how your heart is grieving
    If you keep on believing
    The dream that you wish will come true


Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts