Con người còn giá trị hơn cả vũ trụ”
Đó là câu nói được triết gia Charles Werner lột tả từ tinh thần của Phúc âm. Ồ, cái con người, nó là ai mà được tôn vinh lên trên hết vũ trụ như vậy? Hỡi Thượng Đế, Đấng sáng thế của toàn vũ trụ, Ngài tạo ra vũ trụ cho chúng tôi hay tạo ra chúng tôi để cho vũ trụ?
Câu hỏi này dẫn chúng ta ngược nguồn trở lại buổi khai thiên lập địa, Sáng thế kỷ đã ghi chép lại rằng: Chúa tạo dựng trời đất để đặt con người mang hình ảnh cao quí của Ngài vào giữa đất sống trần gian. Spinoza nói: "Con người là một hiện thể tư duy là một phần trong thách đố của con người, song ngược lại con người cũng không tránh khỏi là thách đố của Thượng Đế. Con người ra sao, văn hoá của nó thế nào thì Thượng Đế của nó như thế ấy. Con người không chỉ dựng xong đền thánh là đã làm xong cái việc xây cất nơi cư trú cho linh hồn. Cũng không phải khi nó nguệch ngoạc làm dấu thánh giá là Thiên Chúa sẽ hạ xuống an bài cho nó. Không? Thiên Chúa phải là bầu trời khát vọng luôn luôn biến đổi từ ánh dương sáng láng buổi bình minh đến những tia nắng cuối chiều u hoài hùng vĩ cho tâm linh khát khao sáng tạo của con người. Nghĩa là, Thiên Chúa chỉ là Thiên Chúa cho con người khi mà nó day dứt khôn nguôi trong suy tưởng và sự nghiệp làm người. Thiên Chúa sẽ chết khô héo khi mà linh hồn định ngừng nghỉ bằng cuộc an thân nơi tượng đài Thiên Chúa. Jasper nói "Những người vô thần có khi lại gần lý tưởng hữu thần hơn là những người mang bộ áo hữu thần”.
Thượng Đế có hay không? Không hữu ích bằng việc chúng ta nhân danh Ngài để nhắm tới cứu cánh cao cả siêu việt làm người, và để sống với lý tưởng làm người đang thăng thiên về siêu việt. Maurice Barrès nói: "Tôi không phán đoán chân lý tôn giáo, tôi chỉ nhận định rằng những chân lý ấy liên hệ đến sự phát triển của tâm hồn tôi".
Chúng ta không quên lãng Thượng Đế - cõi con người lý tưởng của chúng ta. Và bây giờ chúng không thể quên lãng con người - kẻ hành hương đi tìm Thượng đế mong tự hoá thân thành lý tưởng của mình. Bởi 'thế, sau Thượng Đế tất yếu lệ con người. Thánh Augustine nói: "Lý thuyết về sáng tạo tự thân sẽ dẫn đến lý thuyết về con người. Bởi lẽ con người chiếm cứ một địa vị ưu tiên trong thế giới được tạo lên: Con người tức thì hiện diện như non cao giữa thế giới khả giác và thế giới tinh thần thuần khiết. Đó là nguyên nhân tại sao sau khi tiếp xử Thượng đế - Đấng sáng tạo, triết học phải hướng về con người, đúng bản tính và cứu cánh của nó".
Đó là ngôi vị của con người trong dãy số sáng tạo của Chúa. Song, nếu không có Chúa thì sao? Nếu không có chúa, không có thoả ước bí nhiệm giữa Chúa và con người, thì con người liệu có tự chấm dứt tra vấn về mình, về cuộc đời mình như một hữu vô trì hay không? Không! Nếu không có Chúa thì con người cũng phải nỗ lực tự cứu rỗi lấy mình, còn nếu như có Chúa cũng vậy thì, con người văn phải tự cứu rỗi lấy mình, bởi lẽ trong ngày tận thế Chúa sẽ chọn ra cỏ lùng và lúa, cỏ lùng sẽ bị đốt, còn lúa sẽ được xếp vào kho nhà trời. Vấn đề con người là tất yếu của Hữu tự cứu rỗi lấy mình, Sartre nói: "Không phải vấn đề hiện hữu của Thiên Chúa. Trái lại con người phải tự tìm ra mình và tự tin chắc rằng không thể có gì cứu rỗi được mình cả ngoài chính mình, mặc dù có một chứng cớ có giá trị về sự hiện hữu của Thiên Chúa".
Đó là con người, cái con người bị đính mắc vào dòng chảy sáng tao của Thiên Chúa. Trong dòng chảy đó, con người được xem như một phó sản tối cao của Thiên Chúa, hoặc một ốc đảo đứng độc lập khỏi sự soi bóng của quyền trượng Thượng Đế mong tự cứu rỗi lấy mình. Còn đất đứng thực tại của con người thì sao? Con người đứng giữa trần gian - trân trân giữa những biến cố hãi hùng đổ nát của lịch sử, của xã hội thì sao? Con người trước hết là con người sống đã rồi sau mới triết lý. Và cái con người, nó chẳng bao giờ thoát khỏi cái trung tâm cá thể của mình. Henry Milier nói: "Tất cả mọi vấn đề nghiêm trọng trên thế giới chỉ là vấn đề cá nhân, có thể giải quyết từ nơi cá nhân. Tôi không muốn xây dựng lại trần gian, tôi không muốn, cải tạo con người. Tôi biết rằng dù có một ngàn cuộc cách mạng xảy ra, thế giới cũng chỉ vẫn vậy, dù một ngàn cuộc cách mạng xảy ra, thế giới cũng vẫn vậy dù một ngàn Chúa cứu thế cũng vẫn thế, con người, ồ, cái con người! Còn thế giới?" (CĐST, 246).
Thế giới ư? Nó cũng chỉ là xã hội “liên cá thể" mà thôi. Nghĩa là thế giới chẳng bao giờ thoát nổi cái chu vi mà ở đó mọi cá thể tham dự vào như những đơn tử riêng rẽ tụ hội về. Xã hội xét cho cùng cũng chỉ là một hữu siêu hình - nó hiện ra như một mạch vữa tương tác giữa các ca thể với nhau. Không có cá thể không có xã hội. Bởi thế hữu đầu tiên của nhân loại là hữu cá thể hữu con người riêng rẽ hữu cái tôi. G.Marcel nói "Hữu thể mà tôi yêu hơn hết đó là chính tôi".
Tình yêu đầu tiên của con người là yêu lấy mình. Đó là sự thực mãnh liệt đầy sức biện chính nhất cuộc đời. Liệu có kẻ nào bỏ mặc mình trong cô đơn? Liệu có kẻ nào vào hùa với mọi người để tự hắt hủi mình như một kẻ thù cuối cùng sát cánh nhất? Liệu có kẻ nào đủ lãnh cảm để thờ ơ bỏ mặc trái tim cô đơn của nó thổn thức giữa những hàng lệ lạnh băng như những giọt mưa cuối thu? Người Pháp có một câu thật chí lý "Người ta chẳng bao giờ cô độc trong nỗi cô đơn của mình". Như cuộc hôn phối vĩnh cửu của linh hồn và thể xác, của ý thức và vô thức, con người là người bạn song hành tuyệt đối khăng khít đầu tiên cũng như cuối cùng của mình. Xã hội ư? Nền văn minh ư? Gia đình ư? Cộng đồng ư? Không! Trước hết phải có con người, có bản ngã chủ thể trước đã - đó là những cái tôi tham dự vào xã hội. Có phải căn cứ vào cái tôi và nhân danh cái tôi, con người mới nói: lên những lời thống thiết rằng: người yêu của tôi, bạn của tôi, vợ của tôi, gia đình của tôi, hạnh phúc của tôi, xóm giềng của tôi, tổ quốc của tôi, thế giới của tôi, và cuối cùng là vũ trụ của tôi! Bởi thế mọi sự nghiêm trọng xảy ra ở đời đều bắt nguồn từ cái Tôi.
Cuộc chinh phạt thành Tơroa hiển hách của những đội thuyền chiến HyLạp chẳng bắt đầu từ nỗi cạy cú của gia đình Mênêlax là gì! Cuộc chinh phạt dãy Anpơ lừng lững của người Phi Châu chẳng bắt đầu từ thiên tài của Hanibal là gif? Cuộc thăm thú vườn treo Babilông mở ra nền giao kết văn hoá Tây Đông chẳng bắt đầu từ tiếng vó ngựa rầm rập của Alếcxander một Đại hoàng đế trẻ tuổi dũng lược kiêu hùng là gì! Cuộc hạ sơn ào ạt của những vó ngựa phương Đông rong ruổi qua phía Tây bán cầu chẳng bắt nguồn từ chiếc đầu bốc lửa trường chinh của Thành cát tư hãn là gì! Trong biến cố hào hùng của lịch sử cận đại, trận Oatéclô khiến cả Châu Âu rùng mình chuyển động chẳng bắt đầu từ chàng trung uý pháo binh là gì? Bởi chứng nghiệm được biến cố của thực tại lịch sử, G.Tarde nói: "Sự kiện xã hội tiêu biểu chỉ là sự kiện lên cá nhân".
Con người là ai? Vị trí của nó trong lịch sử, trong xã hội, cũng như siêu hình học "Thượng đế" chưa đủ để nói lên vai trò trung tâm vũ trụ của nó. Cách đây hơn hai ngàn năm nhà hiền triết Protagoras nói: "Con người là thước đo vạn vật". Quả vậy, nếu không có con người làm sao chúng ta có thể nói được: Đỉnh núi kia lớn và hòn sỏi kia nhỏ. Giả sử, chúng ta lấy chân đá hòn sỏi văng đến gần một tổ kiến, những chú kiến tán loạn chạy dạt ra hai phía, chúng không hiểu được có một đỉnh núi ở đâu đã thình lình lăn đến. Và chẳng may một chú kiến gặp tai nạn, nó bắn văng vào giữa một đám bọ gậy, đám bọ gậy vừa chạy tản đi vừa la thất thanh "voi ma múi". Cứ như vậy, nếu chúng ta cứ tiếp diễn suy tư của mình, thì một con châu chấu sẽ trở thành một con đại bàng trước mặt con kiến, và đỉnh Hymalaya sẽ chỉ là một hòn sỏi bị lãng quên dưới ánh sáng của thần mặt trời. một ngọn nến thắp giữa nhà sẽ trở thành mặt trời của đám ruồi muỗi. Chúng ta hãy nhìn vũ trụ, mặt trời, mặt trăng, các vì tinh tú có phải được dựng lên cho những con kiến và đám sâu bọ nhìn ngắm? Không? Chắc hẳn là không? Chỉ một chiếc lá rụng có thể là cơn động đất huỷ diệt với những con kiến đang bò trên đó. Vũ trụ được tạo dựng nên là nhắm tới tầm vóc sinh sống, ngắm nhìn cũng như chinh phục của con người, bởi chỉ có con người mới thắc mắc, nhận biết và thấu hiểu nổi hệ hành tinh của Chúa. Vì lẽ đó, việc tìm hiểu con người như một thước đo đầu tiên của vũ trụ là thật cần thiết. Trái núi lớn, nó lớn là bởi so với con người chứ không phải so với mặt trời. Hòn sỏi nhỏ, nó nhỏ bởi vì qui chiếu vào tầm vóc của con người, chứ không nhỏ khi lăn qua bầy kiến.
Nhân danh con người, vũ trụ có một thước đo trung dung để đổ vạn vật. Song đó mới chỉ là cái con người của kích thước. Hơn cả thế, con người còn vượt lên để chiếm lĩnh dòng chữ tối cao của bảng giá trị muộn loài bằng một tâm hồn sáng láng siêu việt độc nhất vô nhị của nó: Tâm hồn phản tỉnh chính mình. Heidegger nói: nghiên cứu hữu thể đầu tiên là nghiên cứu con người. Quả vậy nó là kẻ duy nhất có khả năng tự vấn hỏi mình".
Nếu không có con người, vũ trụ có tự giải đáp lấy bài toán bí nhiệm của mình không khi mà chẳng bao giờ nó tự cất lên được lời tra vấn mình? Chính con người đã làm điều đó? Con người đã khoác vào tâm thức khả tri của mình bổn phận của kẻ dò tìm chân lý? Chẳng có ai khác ngoài nó phải làm điều đó. Đến đây toàn vẹn bổn phận của con người đã lộ ra: con người phải gánh lấy trách nhiệm tra hỏi và giải đáp vũ trụ toàn thề-cái vũ trụ là đất sống của nó. Song con người là ai? Tự nó vẫn luôn luôn là một bí nhiệm trước mặt nó. Nó có phải là linh hồn thông thiên với Thượng Đế không khi mà Pascal đã phỉ báng: "Ai muốn làm thiên thần sẽ trở thành con vật". Nó liệu có phải là con vật không khi mà White Head đã lớn tiếng: "Những thế lực vụn vặt của trí tuệ đã cộng tác một cách mù quáng vào việc biến đổi khỉ thành người".
Hay con người là nửa người nửa ngợm như Henry Millier đã nhìn nhận: "Trong bất cứ ý nghĩa đích thực nào, chắc chắn chúng ta cũng chưa sống thực. Chúng ta không còn là thú vật nữa, nhưng hiển nhiên chúng ta cũng chưa làm người".
Vậy câu hỏi con người là ai vần giấu mặt khỏi con người đang sờ sờ ra đấy! Tại sao các vị Hoàng Đế lại cần đến các nhà chiêm bốc - tử vi: Tại sao dân lành lại cần đến những thầy bói toán? Tại sao những sắc tộc trên nữ cao lại cần đến thầy cúng và thầy phù thủy? Tại sao nhiều nhà bác học lại cần một thánh đường để làm dấu thánh giá? Và tại sao khoa học lại chẳng lúc nào ngừng nghỉ cuộc công phá định mệnh huyền bí của mình. Đó có phải là con người chưa hiểu đầy đủ về nó, về hiện sinh của nó, quá khứ của nó, tương lai, tiền định của nó cũng như cứu cánh của nó! Giống như Chúa mặc khải giấu mặt khỏi cuộc đời, đến lượt con người - cái hình ảnh của nó cũng giấu mặt khỏi chính nó. Và bởi sự giấu mặt của nó, nên cuộc đời đã và mãi mãi sẽ là một huyền nhiệm. Con người sống cuộc đời huyền nhiệm chứ không sống cuộc đời của những rôbốt đã được lập chương trình bằng sắt thép và chất dẻo. Chúng ta hãy thử nghe nhà triết học Horne bàn về cái tầm vóc “hữu hạn toàn hảo” của con người: “Nền triết học của chúng ta cam quyết rằng học trò là một con người hữu hạn, nó lớn lên thâu hái nền giáo dục riêng rẽ trong cái hình ảnh vô hạn định về con người đó là con người mà nguồn gốc của nó là thần thánh bản thể của nó là tự do và cứu cánh của nó là bất tử”.
Chúng ta hãy nghiên cứu con người được xem như thể giá trị trung tâm của toàn vũ trụ. Con người là ai? Là thánh thần? Là động vật? Hay là một tiến trình thăng thiên từ động vật lên thánh thần? Đó là con người nói chung? Còn cái con người "đầu tiên", con người của mọi con người "cái tôi" của mọi chúng ta, cái tôi của anh, cái tôi của tôi - một cái tôi riêng rẽ và phổ quát tham dự vào cộng đồng, dân tộc và nhân loại thì sao? Để bắt đầu từ cái tôi bản ngã, bạn buộc phải thừa nhận với tôi một chân lý đầu tiên: Cái Ngã là cái có mặt trước hết của mỗi con người, nó được chăm chút, được yêu trước hết. Ma le Branche nói: "Người ta không thể thôi yêu mình, nhưng người ta chỉ có thể chấm dứt tình yêu sai lầm về mình làm thôi".
Tình yêu mình, đó chính là nguồn mạch đầu tiên xây lên bản ngã của mình. Mỗi con người sau khì đã thiết lập nên bản ngã đầy ắp và riêng rẽ của mình, thì mới có khả năng tham dự vào xã hội như một phần tử đặc thù có cá tính. Tình yêu tự ngã cốt tử đến mức mà nếu ta hiến cho ai đó cái bản ngã của mình thì ta sẽ chẳng còn là ta nữa. Đó anh có là một thiên tài lớn đến đâu, dù anh có một tấm lòng từ bi quảng đại dạt dào đủ để rưới điều thiện hảo khắp mặt đất này, thì tất cả những điều anh làm phải mang tên anh, nếu anh phi bản ngã, nghĩa là anh tự vong thân trong sự hiện diện của mình, thì tất cả tài năng và lòng tốt kìa chẳng còn nơi nào bấu víu, và sẽ giống anh, chúng sẽ chẳng có lấy một tên gọi. Chúng ta hãy nhìn ra lịch sử: bát thuốc độc chân lý chẳng có tên là Socrat là gì! Thập giá đóng đinh chẳng mang tên Jêsu ư! phong trào bất bạo động chẳng cùng tên gọi với Thánh Gandhi sao! Bản ngã là cái cốt tử, cái đầu tiên cũng như cái cuối cùng không hiến cho ai được. Nếu tôi có hiến dâng cho chân lý, cho dân tộc, cho gia đình của tôi cả một đời hay chính sinh mệnh của tôi, thì đó chỉ là sự dâng hiến của đời tôi chứ không phải sự dâng hiến bản ngã. Bởi nếu tôi có cái chết, cái chết đó vẫn là mang tên tôi vì nó là của tôi, không ai có thể sở đắc sự hy sinh của tôi được, nhà văn Montaigne nói: "Hãy giúp người nhưng không tự hiến cho ai cả".
Bản ngã không chỉ là một sắc thái rực rỡ của một con người mong tham dự vào sự đa dạng phong phú của xã hội nó là bổn phận của mỗi con người, bởi một khi con người mang cái "Tôi" của mình tức là nó tuyên bố rằng: tôi đây, ý chí của tôi đây, hành động của tôi đây, đạo đức của tôi đây! Như vậy, tôi sân sàng chịu trách nhiệm về mọi tư tưởng và hành vi của mình trước vinh quang cũng như trừng phạt, tôi không muốn ai đó cướp lấy công lao của tôi và tôi cũng chặng .muốn đổ lỗi lên đầu ai cả. Bởi vậy, kẻ không chịu tạo ra bản ngã của mình là kẻ muốn trốn tránh trách nhiệm của nó trước cuộc đời và nó trốn tránh việc nó mang lấy tên mình. Kẻ đó khởi đầu bằng việc đánh thó chính mình, tiếp đến, nó sẽ đánh thó nhân loại, đó là hiển nhiên vì "kẻ ăn cắp quả trứng sẽ có ngày ăn cắp con trâu". Nó là kẻ thù của những người công chính và trung thực, Nietzsche nói: "Kẻ thù của tôi là những kẻ rắp ranh phá hoại và không chịu tạo ra cái bản ngã của chính mình".
Trong đời sống kẻ chân chính chịu trách nhiệm về mình, và tự tin để sống cùng lương tâm, một cách thanh thản và tốt lành. Còn kẻ xấu, kẻ dốt, kẻ lười biếng thì sao? Chúng ta hãy nhìn vào các triều đình, có phải đám hoạn quan ngu dốt thường tụ lại với nhau để xúc xiểm, bôi lem, hãm hại một vài con người dám nói lên chân lý! Chúng ta hãy nhìn vào rừng sâu, có phải đám đạo tặc vẫn ủ rê quần tụ lại với nhau ẩn nấp trong bụi cây tối tăm rậm rạp thình lình tấn công những con người lương thiện ít ỏi đi qua? Chúng ta hãy nhìn ra phố phường, chẳng phải đám ăn xin ăn mày biếng nhác thường quần tụ lại thành "Khu phố tiếng lóng" để che chở cho nhau. Jasper nói: "Trong sự can đảm tập thể của thời đại, ta dễ nhận ra sự mất can đảm và sự hèn nhát của cá nhân. Cũng hệt như khi vì sợ hãi những kẻ cướp đường hay dã thú, người ta phải đi thành hàng ngũ trong sa mạc".
Đoàn lũ, đám đông không có nhân cách, nhân cách là của từng con người cụ thể. Mỗi người phải mang lấy nhân cách của mình và chịu trách nhiệm về điều đó. Bởi vậy, khi những cá nhân muốn trốn tránh bổn phận cũng như nhân cách của mình, nó gia nhập vào đoàn lũ để trốn đi cái việc phải xây nên nó. Không? Tội ác của đám đông sẽ bị lấp liếm đi bằng sự biện hộ về lòng vô minh cuồng khích. Đạo hạnh của một chủng tộc sẽ cướp đi đạo đức của từng cá nhân bằng cách đổi lấy một cái tên gọi khác là truyền thống. Trong khi đó con người có bổn phận phải sống đức hạnh của mình, phải sáng lạo ra đức hạnh của riêng mình. Trước hết con người chân chính phải xây nên con người của chính mình