Results 1 to 5 of 5

Thread: Quốc Bảo ( Nhạc Sĩ )

  1. #1
    Senior Member delta's Avatar
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    1,697

    Default Quốc Bảo ( Nhạc Sĩ )

    Quốc Bảo



    'Tôi bị vợ bỏ'


    "Phụ nữ có đầy đủ quyền năng để phán xét, và họ cũng đầy đủ quyền năng để rũ bỏ tất cả trách nhiệm nếu xảy ra chia tay. Trong cuộc chia tay giữa tôi với vợ cũ, tôi chịu lỗi hết. Tôi nói cô ấy hoàn toàn đúng còn tôi thì sai. Nhưng sự thật là như thế nào thì chính người đó phải nhận thấy", nhạc sĩ nói về hôn nhân cũ.

    Họ nói: "Tôi yêu tất cả những điều anh làm, trừ các bài báo"

    - Văn chương hướng người ta đến sự nhân văn. Anh là người đọc nhiều, vậy mức độ độ lượng của anh đến đâu?

    - Tôi nhìn được từ sự đọc nhiều ích lợi. Thứ nhất, nó giúp mình mau chóng cân bằng, nếu mình bị va vấp. Thứ hai, nó khiến mình không còn ngạc nhiên về những điều không... cần đến ngạc nhiên, giúp mình biết trước nó. Thứ ba, mình trở nên từ bi, độ lượng hơn. Trong tâm tôi không có chỗ dành cho oán hận. Còn nói độ lượng đến mức độ nào thì để tôi... cân nó đã!

    - Vậy sự độ lượng nằm ở đâu trong những bài báo anh "chê" đồng nghiệp, nhất là với một nhạc sĩ cầm bút., bởi người ta hoàn toàn có quyền nhận định đó là sự áp đặt chính kiến chủ quan?

    - Tất cả những bài phê bình đều chủ quan, vấn đề là tôi đưa ra được những luận cứ xác đáng. Còn khi viết một bài báo, tôi không đứng ở góc độ một nhạc sĩ viết về đồng nghiệp, mà ở góc độ một nhà phê bình âm nhạc, và viết trong hoàn cảnh chúng ta chưa có nhiều nhà phê bình âm nhạc chuyên nghiệp. Tôi không dám nhận mình là một trong những người như thế. Tôi chỉ dùng báo chí như một phương tiện chỉ ra những hạt nhân mới, nếu cần, và để góp ý, sửa sai một điều gì đó chệch choạc trong khả năng tôi có thể làm được, bằng những vốn liếng, kiến thức tôi có. Còn khi chấp nhận làm điều gì đó mà mình biết là đúng, là điều cần làm thì tôi chấp nhận hết. Nếu có kẻ cố tình không hiểu thì cũng có những người rất hiểu, đó là các ông biên tập.

    - Thái độ của anh với những người không hiểu anh thế nào?

    - Một số người hâm mộ ca khúc của tôi email nói rằng: "Tôi yêu tất cả những điều anh làm, trừ các bài báo". Tôi trả lời: "Dù bạn yêu một phần nào đó trong công việc của tôi là bạn đã đáng yêu lắm rồi, và tôi cảm ơn bạn!".

    - Người đọc nhiều thường dè dặt hơn trong cách nhìn nhận, vì họ có cái nhìn đa chiều, nhưng anh lại hành xử ngược lại, vì sao thế?

    - Trước một dược phẩm mới, chỉ có thể nói cái này độc hại là độc hại, cái này chữa được bệnh là chữa được bệnh, chứ không có quyền sai. Nhưng nói về vấn đề liên quan đến nghệ thuật, không chỉ âm nhạc, có những biên độ dao động rất lớn. Vì thế, sự linh hoạt trong một bài báo hoặc nhiều bài báo là điều hết sức bình thường và cần phải có. Tôi có thể khen Đàm Vĩnh Hưng hát đúng vào ngày đó, tháng đó, năm đó, bài hát đó, tại sân khấu đó. Nhưng một tuần sau, tôi có thể chê toàn bộ CD của Đàm Vĩnh Hưng.

    - Còn các bài báo của anh khen những ca sĩ đang cộng tác với anh theo tinh thần "con hát mẹ khen hay", nên hiểu như thế nào về mức độ khách quan - chủ quan của nó?

    - Tôi có dùng những bài báo, nếu có điều kiện, để giới thiệu những gương mặt mới. Rất may mắn khi tôi chỉ nhận những học trò giỏi, và vì thế, tôi không phải giới thiệu họ. Tôi không thể để họ chìm khuất. Tôi cũng từng giới thiệu những hạt nhân mới không thuộc quyền của mình.

    Thực tế, tôi viết những bài báo đầu tiên từ năm 1992, khi đó tôi không làm nhạc. Tôi từng giới thiệu Phương Thanh khi cô ta chưa là gì cả, khi đó tôi làm báo Tuổi Trẻ, đến phòng thu nghe Phương Thanh hát và tôi đề nghị trưởng ban văn hóa văn nghệ cho tôi viết ngay. Tôi từng giới thiệu Mỹ Linh khi Mỹ Linh chưa được ai nhận ra ngoài đường phố Sài Gòn... Những điều đó tôi làm hoàn toàn bất vụ lợi. Tôi giới thiệu Mỹ Tâm trong giai đoạn 2001, vì đó là hạt nhân rất đáng quý, chứ không phải vì cô ấy là học trò của tôi.


    Nhạc sĩ Quốc Bảo.

    Sửa sang móng tay móng chân là cách tôi relax

    - Anh có thuộc tuýp người rất nỗ lực trong việc tạo dựng hình ảnh?

    - Không. Tôi là người thuộc về cánh gà, hậu trường, nơi có ít người qua lại.

    - Vậy nên hiểu thế nào về chuyện... anh thường xuyên đi sửa sang móng tay, móng chân?

    - Đó là cách tôi relax. Là cách tận hưởng một đời sống hiện đại.

    - Tại sao anh không thay làm móng bằng một môn thể thao nào đó?

    - Tôi có chơi thể thao. Còn lý giải tại sao tôi đi làm móng cũng đơn giản lắm. Nếu không có một tình bạn khá thân thiết với anh Trần Mạnh Thìn, có lẽ tôi không thường xuyên bước ra tiệm Thìn. Tôi xem đó như nhà của mình.

    Tôi không trau chuốt, nhưng tôi quan tâm đến phong cách. Phong cách sống bộc lộ ở nhiều điểm, trong đó có cả chữ ký của tôi. Tôi tỏa chữ ký vào rất nhiều thứ, đó là ca khúc, nhiếp ảnh, báo chí và phong cách sống hằng ngày.

    - Anh từng nói: "Vào đoạn cuối của điều gì, nhất là hạnh phúc, và chỉ còn 5 phút nữa sẽ mất cái hạnh phúc đó thì người ta điên cuồng lắm". Vậy lúc chia tay vợ, cảm giác điên cuồng ấy trong anh thế nào?

    - Tôi chưa bao giờ điên cuồng, mà im lặng nhiều hơn. Và bây giờ, tôi không muốn nhắc tới điều đó nữa.

    Nói chung, phụ nữ có đầy đủ quyền năng để phán xét, và họ cũng đầy đủ quyền năng để rũ bỏ tất cả trách nhiệm nếu xảy ra chia tay. Trong cuộc chia tay giữa tôi với vợ cũ, tôi chịu lỗi hết. Tôi nói cô ấy hoàn toàn đúng còn tôi thì sai. Nhưng sự thật là như thế nào thì chính người đó phải nhận thấy.

    - Scandal đạo nhạc của anh xảy ra trước cuộc ly hôn. Nó có liên quan gì đến sự chia tay đó?

    - Chuyện gia đình tan vỡ và khó khăn ngoài xã hội tình cờ trùng vào một thời điểm, chứ tôi không nghĩ cô vợ cũ thấy tôi như thế mà bỏ tôi. Nhưng nó hơi đau lòng ở chỗ, giả sử người ta có thể dẫn đến cuộc ly hôn, hai bên ký sẵn, nhưng bỗng nhiên một trong hai người gặp tai nạn, nếu người kia đủ bản lĩnh, đủ tình thương, đủ sự đồng cảm, sự chia sẻ, thì sẽ hoãn cái chuyện đó lại. Tiếc là cô ấy của tôi không làm được chuyện đó.

    - Anh trách vợ cũ của mình vì điều gì?

    - Từ cuộc ly hôn đó đến giờ đã 3 năm, mọi sự nguôi ngoai đi rồi, tôi chẳng còn trách cô ấy nữa. Nhưng khi nhìn lại giai đoạn đó, tôi thấy phải chi mình có một chỗ dựa, dù chỉ là chỗ dựa tạm thời...

    - Sao anh không đặt câu hỏi ngược lại: tại sao lúc hoạn nạn người gần mình nhất không ở với mình, để từ đó nhìn lại bản thân?

    - Tôi quan niệm gia đình, vợ con, nhà cửa, sự nghiệp là những điều người đàn ông phải tạo dựng cho được. Khi đã tạo dựng được thì không bao giờ tôi phá nó đi. Cái người chủ động muốn đập nó ra là vợ tôi. Khi cả hai còn là vợ chồng, có mâu thuẫn nào đó, tôi nói với cô ấy từ tôi ghét nhất là "ly hôn", không có việc gì phải dẫn đến điều đó hết. Chúng ta cùng tạo căn nhà, cùng tạo đứa con, cùng tạo ra tài sản và những mối quan hệ xã hội, tại sao lại phá nó đi? Nhưng đến lần thứ ba mà cô ấy vẫn có ý định đó thì tôi gật đầu.

    - Sẽ ít bất ngờ nếu người đàn ông phá vỡ một gia đình, nhưng nếu điều đó diễn ra ở người phụ nữ thì sẽ có câu: vì sao. Anh giải thích sự đổ vỡ của mình thế nào?

    - Chuyện này tôi không đủ sức lý giải, nhưng tôi có thể cảm được vì dù sao tôi và cô vợ cũ đã có 8 năm yêu nhau, và sống với nhau 5 năm. 13 năm đối với một con người khiến tôi có thể hiểu được từ chân tơ kẽ tóc, và tôi hiểu tại sao cô ấy lại quyết định phá vỡ gia đình. Tất cả xuất phát từ tâm lý tôi muốn bình đẳng với anh, anh nghĩ là anh lắm tài thì tôi cũng có rất nhiều khả năng. Cô ấy nghĩ là mình mạnh mẽ, và nuôi sự mạnh mẽ bằng những ảo vọng, rằng nếu tôi là một phụ nữ độc lập, tôi vẫn thu hút đàn ông, tôi vẫn có những cơ hội thăng tiến nghề nghiệp, vẫn có khả năng kiếm được tiền, thậm chí gấp đôi gấp ba anh, tôi chẳng việc gì phải sống với anh.

    - Những lời anh đề tặng trong ca khúc, những mối quan hệ trong công việc của anh "đóng góp" bao nhiêu phần trăm vào sự đổ vỡ này?

    - Những dòng đề tặng cô A, cô B là những quà tặng hết sức nhỏ so với sự quý mến và sẻ chia mà họ dành cho tôi. Tôi và người đó có những kỷ niệm với bài hát thì mới có thể hiểu, trân trọng hoặc không trân trọng nó. Tại sao phải đem chuyện đó ra làm dấu hỏi để phá vỡ một cuộc hôn nhân. Tôi đã nói rồi, lý do vĩ đại hơn nhiều.

    Tôi đã nói từ đầu đó là lỗi của tôi. Tôi bị vợ bỏ.

    - Sau cuộc ly hôn đó, anh thoải mái tung hoành với những người đàn bà đẹp khác mà không bị ràng buộc bởi pháp lý?

    - Tôi không mê đàn bà đến mức đó, tôi mê công việc.

    - Sau cuộc chia tay trong âm nhạc với Thủy Tiên, anh trở lại với Ngô Thanh Vân. Nên hiểu sự trở lại này như thế nào?

    - Cách đây vài tháng, Vân tặng tôi bức tượng phật, Vân nói: "Em biết anh thích món quà đó, có lẽ từ giờ đến cuối cuộc đời em vẫn đi song song với anh". Đó là cách bộc bạch của Vân, còn tôi và Vân như tình cảm của người anh đối với em gái. Ở những điểm mốc lớn của cuộc đời, Vân đều hỏi ý kiến tôi. Song đó không phải là tình yêu. Chuyện tôi làm việc với Vân, không có hình bóng ái tình trong đó. Tôi làm vì cảm thấy đó là một dự án thú vị, mình có thể làm được, làm hay, và nhất là cho Vân - một con người thú vị.

    Vân là một phụ nữ tỉnh táo, làm việc có khoa học, kỷ luật và vẫn có sự nhạy cảm cần thiết chứ không khô như ngói.

    - Ngô Thanh Vân đẹp, anh tìm thấy sự thú vị ở cô ấy và giúp đỡ cũng rất nhiệt tình. Tại sao lại không có tình yêu?

    - Vân đẹp, hấp dẫn nhưng tôi đưa ra tình huống giả định tôi và Vân yêu nhau, thì kết quả phải là một cuộc hôn nhân. Nhưng Vân là người không muốn ràng buộc hôn nhân, còn tôi là người rất cần hôn nhân. Ngay chuyện đó chênh nhau rồi.

    - Anh có thể phác thảo đôi nét về bức chân dung người phụ nữ hiện tại của mình?

    - Cô ấy là một người đầy lòng tin, xem lòng tin như một thứ của cải vô giá. Cô ấy tin vào tình yêu, tin vào sự bền vững của mối quan hệ tình cảm. Và cô ấy tin tôi.


  2. #2
    Senior Member delta's Avatar
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    1,697

    Default Re: Quốc Bảo ( Nhạc Sĩ )

    Quốc Bảo và Tác Phẩm




    Âu Lo
    Bài Tình Cho Giai Nhân
    Biển Xưa
    Biết Đâu
    Bình Yên
    Bóng Dáng Mùa Hè
    Bước Chân Vui
    Ca Dao Hồng
    Cám Ơn Một Đóa Xuân Ngời
    Chào Em, Chào Xinh Tươi (*)
    Trung Kiên & Thu Phương
    Cho Em
    Chờ Em Nơi Thềm Trăng
    Cỏ Hoa Mười Chín
    Cõi Hồng
    Còn Hồng Trên Môi
    Còn Ngày Dài Còn Tình Đầy
    Còn Ta Với Nồng Nàn
    Còn Yêu Anh Mãi Mãi
    Đánh Thức Tiếng Hát Em
    Đêm Hòa Đồng
    Điệu Blues Cho Ly Biệt
    Đón Em Về
    Dòng Sông Xanh
    Đừng Thắp Hương
    Em (Hay Là Trái Tim Tôi)
    Em Cứ Hiền Xinh Như Thế
    Em Của Tôi
    Em Sẽ Vui
    Em Về Tinh Khôi
    Em Về Tóc Xanh
    Em, Êm Và Đêm
    Giấc Mơ
    Giáng Sinh Của Tình Nhân
    Gió
    Giữ Lại Cho Ấu Thơ
    Hai Mươi
    Hết
    Khi Nắng Lên
    Khoảng Tối Của Trăng
    Khôi
    Kìa Là Gió, Kìa Là Sóng
    Lan Xưa
    Mấy Mùa Đông
    Một Giấc Mơ
    Một Ngày
    Một Thương
    Mười Sáu
    Muộn Phiền Trong Mưa
    Nắng Em
    Nắng Hát
    Này Đây Nhớ Nhung
    Này Đây Nhung Nhớ
    Ngày Dịu Dàng
    Ngày Đong Đưa Mãi
    Người Đi Như Nắng Phai
    Nhớ
    Niềm Đau Chìm Xuống
    Sẽ Yêu Hơn Ngày Xưa
    Tạ Ơn Mùa Xuân (*)
    Tan Hết Mùa Yêu Xưa
    Tàn Phai
    Thế Giới Trò Chơi
    The Love Of Us
    Thiên Đường
    Thiên Sứ
    Tim Anh Trôi Về Em
    Tình Ca
    Tình Ca Hai Mươi
    Tình Ca Nhung
    Tình Không Tên
    Tình Khúc Thơ Ngây
    Tình Ơi !
    Tình Ta
    Tình Trầm
    Tình Yêu Trong Lành
    Tóc Nâu Môi Trầm
    Vẫn Hát Với Dòng Sông
    Vắng Em
    Vàng Son
    Về
    Về Hát Giữa Mùa Xuân
    Vừa Biết Dấu Yêu
    Vừa Một Đêm Xinh
    Xin Lúc Ta Yêu Nhau
    Yêu Nhau Như Mới Hôm Qua
    Yêu Nhau Trong Mùa Xuân


  3. #3
    Senior Member delta's Avatar
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    1,697

    Default Re: Quốc Bảo ( Nhạc Sĩ )

    Bộ sưu tập những "Nàng Thơ" của Quốc Bảo


    Trong quán Cà phê Ciao Sài Gòn một buổi chiều đẹp trời, nhạc sĩ Quốc Bảo “vui chuyện” về những bóng hồng trong cuộc đời và trong các ca khúc của anh.

    Anh có thể kể những mối tình đã tạo dấu ấn cho các ca khúc của mình? Nhiều ca khúc anh đề tặng cho một bóng hồng nào đó, họ có ý nghĩa thế nào trong cuộc đời và trong sáng tác của anh?

    Tôi viết “Tình ca nhung” tặng ca sĩ Hồng Nhung chẳng hạn. Khi đang thu “Tình ca nhung” thì gặp ca sĩ Ý Lan ở hải ngoại về, Ý Lan hỏi đùa sao không có bài nào tặng Lan, vậy là ngay đêm hôm đó có ca khúc “Lan xưa”. Dĩ nhiên cũng phải có cái cớ gì đó để viết một ca khúc, nhưng chỉ là cái cớ thôi, hiếm trường hợp thực sự là tình yêu.

    Tôi với Hồng Nhung thường ngồi cười với nhau khi Nhung hát câu cuối “Tình ca nhung”: “… rồi dắt tay đi vào đêm, này nhung này êm…”, rằng thế nào thiên hạ cũng bảo hai đứa mặn nồng, tình tứ lắm đấy, nhưng có gì đâu!!!

    Những “Nàng Thơ” của tôi không có thật, đó chỉ là hình ảnh biểu trưng cho nhan sắc của người nữ. Chỉ cần một cớ nhỏ để rồi nhân có cái cớ đó, tôi vẽ lại hình ảnh người nữ vốn thường trực trong những giấc mơ của tôi. Và ca khúc là một dạng khác của giấc mơ.

    Nghe nói ca sĩ Thuỷ Tiên đã cụ thể hoá hình ảnh đó của anh. Với những lời đồn như vậy, anh có giải thích gì không?

    Cái đó phải hỏi Thủy Tiên. Biết chết liền!

    Anh đang đầu tư cho Thuỷ Tiên album thứ hai, sẽ là một album rock? Album này có gì khác album “Ngọt và Đắng”?

    Sẽ là một album rock. Cái khác là tôi muốn tạo ra cho Thủy Tiên một môi trường thuận lợi để hát rock trên sân khấu, không quan trọng là loại rock gì. Album đầu tiên tôi phối rất kỹ nhưng bản phối đó quá phức tạp nên lại làm khó cho ban nhạc khi diễn cùng Thuỷ Tiên trên sân khấu. Hát đĩa thì phản rock.

    Còn chuyện với Hồ Ngọc Hà, anh có định đính chính gì những lời “thóc mách” không? Liệu có “Nàng Thơ” Hồ Ngọc Hà trong âm nhạc Quốc Bảo?

    Dại gì nói!

    Vậy anh quan niệm thế nào về tình yêu qua hình ảnh người nữ của mình?

    Người ta có quyền lý tưởng hóa bất cứ điều gì. Như chiếc điện thoại di động chẳng hạn, tôi mong muốn nó sẽ dễ chịu thế này, hay cái laptop thì phải có chức năng thế kia... Tình yêu cũng thế, tôi muốn nó phải có hình hài sao đó để rồi một cô A, cô B ... sẽ khơi nguồn mạch cảm xúc theo những gì mà tôi từng hình dung về tình yêu. Còn tình yêu ư? Tình yêu là phải vĩnh cửu, phải yêu nhau đến mức cảm thấy một đời cũng chưa đủ.

    Cô A, cô B nào đó có danh tính không?

    Ngoài đời không có cô nào vậy đâu. Không có cô A, cô B nào đạt tới cái ngưỡng đó cả. Tôi không dại gì đi tìm một “Nàng Thơ” tiệm cận với hình ảnh trong mộng tưởng của mình. Nếu tìm được sẽ cực kỳ… chán! Hình ảnh mang tính biểu trưng chỉ làm cho mình vui khi nó không có thật. Giả sử có thể sưu tập các chi tiết đẹp từ chân dung của người này người kia và ráp lại thành một con người bằng xương bằng thịt, chắc là trông sẽ rất… kinh, như cơn ác mộng Frankenstein! Tôi không nghĩ mình cần một hình ảnh thực như thế trong cuộc đời.

    Nhưng biết đâu một ngày đẹp trời anh sẽ gặp một người như thế?

    Nếu vậy thì tôi nghĩ mình sẽ rất… tốn tiền!

    Sao không tốn những thứ khác mà lại tốn tiền?

    Tốn tiền nuôi nàng. Bởi "Nàng Thơ" theo cách vẽ của tôi chắc chắn là phi lao động, không đi làm đi ăn gì được hết, chỉ ngồi một chỗ cho mình hầu thôi!

    Nếu một người vừa đẹp lại vừa có tài?

    Tôi sợ những người phụ nữ luôn tưởng mình có tài, hoặc quá tự tin ở tài năng. Một người đàn bà suốt ngày tỉa tót “tài năng” của mình thì sẽ thiếu nhiều thứ khác mà không biết.

    Vậy có nhan sắc và tài năng nhưng phải khờ khạo? Hay là anh thích một mẫu phụ nữ đẹp, có tài năng nhưng thiếu tự tin?

    Tự tin vào nhan sắc thì tốt hơn. Tôi có hai tiêu chuẩn căn bản cho mẫu người nữ của tôi: đẹp và tốt bụng. Hai thứ đó có tiền cũng không mua được và cũng không học để có được, còn những thứ khác có thể học được.

    Anh bao nhiêu lần bị tiếng sét ái tình và anh giải thoát điều đó trong bao lâu?

    Cũng có một vài lần tôi bị “sét đánh”. Điều đó gây cho tôi cảm giác khó chịu, thậm chí mất ăn mất ngủ. Tôi phải cố xua đi cảm giác đó trong vòng mươi ngày để con người mình thăng bằng trở lại. Điều tôi quý nhất trong cuộc sống cá nhân là sự thăng bằng. Tôi sợ cảm giác mất thăng bằng. Cái gì làm tôi mất thăng bằng, tôi sẽ dứt bỏ.

    Chẳng lẽ cảm giác mất thăng bằng do “sét đánh” không phải là hạnh phúc hay sao?

    Với tôi, cảm giác thăng bằng cực kỳ thú vị. Giống như khi ta có thể đi trên một sợi dây mà không ngã và không toát mồ hôi gáy. Trong đời sống, tôi thường có cảm giác như mình sắp bị xô ngã, và tôi luôn cố gắng vượt qua cảm giác đó để có thể giữ mình trong trạng thái thăng bằng.

    Anh đang nói về nỗi bất an khi sáng tác?

    Ta không thể nằm trong nỗi bất an để nói về nó. Khi sáng tác, tôi phải tự tạo ra những khoảng lặng, dù tạm thời, cho mình.

    Cảm giác của anh khi viết xong một tác phẩm? Hạnh phúc hay nỗi bất an lại trở lại?

    Khi khởi đầu bao giờ cũng là hạnh phúc, lúc ngồi trước trang tổng phổ trắng, trong đầu đầy ắp các ý tưởng. Khi kết thúc, những cảm giác ấy không còn nữa, tôi chỉ còn mỗi một việc là save những gì đã viết. Quá trình làm việc mang lại cho tôi cảm giác tự tin và cả niềm hạnh phúc.

    Anh có lúc nào thiếu tự tin?

    Có lẽ đó là những lúc… thất nghiệp, dẫu tôi gần như chưa bao giờ thất nghiệp. Tôi làm việc gì cũng dồn hết tâm sức mình cho công việc. Ngay cả thời kỳ khó khăn nhất, nhiều người nghĩ là tôi không làm nhạc được nữa và… chết đói. Họ không tin tôi có chán vạn nghề để làm ngoài việc làm nhạc. Chính điều đó tạo nên con người tôi và lòng tự tin của tôi, chứ không phải là bộ sưu tập những “Nàng Thơ” trong cuộc đời.

    Thiên Ngân



  4. #4
    Senior Member delta's Avatar
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    1,697

    Default Re: Quốc Bảo ( Nhạc Sĩ )

    Nhạc sĩ Quốc Bảo: "Bị rơi xuống hố, tôi quay lại nghi ngờ mình..."

    - "Đau đớn nhất là khi cảm thấy mình vô dụng. Vô dụng có nhiều các hiểu chẳng hạn như hiện nay tôi đang làm nhạc, vào một thời điểm nào đó tôi không sáng tác được nữa, cho dù có vận dụng tất cả cố gắng. Hoặc khi tôi không thể làm một người cha đàng hoàng tử tế, không bao giờ biết chăm con", nhạc sĩ Quốc Bảo tiếp tục trò chuyện về chủ đề "Độc thân và sáng tạo".


    "Bình yên một thoáng cho tim mềm"


    Nhạc sĩ Quốc Bảo.


    Sự chuyển hướng trong sáng tác của anh có liên quan gì tới việc “bị vợ bỏ”?

    - Tôi chưa bao giờ chuyển hướng trong sáng tác, mà chỉ là vào mỗi một thời điểm thì các ca khúc của tôi viết sẽ mang một nhận thức khác nhau. Ví dụ như vào giai đoạn từ năm 1998 đến 2000 tôi chủ định viết các ca khúc có ca từ đẹp, giai điệu trong sáng và mang tính đại chúng. Sau đó tôi chuyển sang hướng khác như rock, dân gian hiện đại.

    Đấy chỉ là những chuyển hướng về chuyên môn mà tôi đặt ra cho từng thời điểm để mình thực hiện chứ không phải để mình bị chi phối bởi cảm xúc kiểu hôm nay tôi buồn quá nên tôi viết nhạc buồn.

    Anh nói: “Tôi đã khai tử thời lãng mạn của mình”. Như thế không có nghĩa là sự chuyển hướng của anh sao?

    - Lãng mạn trong nghệ thuật chỉ có ý nghĩa khi người ta còn đầy đủ ý chí để làm nó chứ không có nghĩa là phụ thuộc vào cảm xúc hoàn toàn. Ngay từ bài hát đầu tiên - Cỏ hoa 19, viết năm 1989 - tôi đã xác định mình phải viết bằng lý trí.

    Anh thấy đau đớn nhất khi nào?

    - Đó là cảm thấy mình vô dụng. Vô dụng có nhiều các hiểu chẳng hạn như hiện nay tôi đang làm nhạc, vào một thời điểm nào đó tôi không sáng tác được nữa, cho dù có vận dụng tất cả cố gắng. Hoặc khi tôi không thể làm một người cha đàng hoàng tử tế, không bao giờ biết chăm con.

    Điều này đã bao giờ diễn ra chưa?

    - Nhiều lần rồi, kể từ khi tôi 17 tuổi.

    Sau mỗi lần như vậy anh có rút ra cho mình điều gì?

    - Lâu lâu nhịp sống của mình nó lại bị sụp xuống một cái, nhưng sau đó nó lại trở lại bình thường, đưa mình về với cảm giác như từng viết "Bình yên một thoáng cho tim mềm, bình yên ta vào đêm...". Về sau này khi đã có kinh nghiệm thì tôi không có dằn vặt gì mình thêm nhiều, chứ như ngày xưa tôi sẽ ngồi vò đầu bứt tai.

    Biết đâu những nỗi buồn là chất xúc tác để anh cho ra những tác phẩm nhận được sự đồng cảm của nhiều người?

    - Cũng có thể. Nhưng không phải ngay lúc buồn mà sau đó. Khi nỗi buồn đã thấm.

    "Cuộc sống gia đình độc lập với khả năng sáng tạo"


    "Tài năng của mình hữu hạn mà con đường sáng tạo thì rất dài"


    Tai sao các thế hệ nhạc sĩ trước họ đã phải trải qua rất nhiều biến cố của đất nước của lịch sử nhưng họ vẫn đứng vững trong cuộc sống gia đình. Còn thế hệ của các anh lại có quá nhiều sự đổ vỡ như thê?

    - Đôi khi người nghệ sĩ đang chịu bất hạnh thì người vợ của họ không nỡ rời xa họ. Đó là nghĩa vợ chồng. Nhưng khi cuộc sống đầy đủ hơn thì lại dễ sinh ra đổ vỡ, người phụ nữ hỏi vì sao anh làm được điều này tôi lại không được làm...

    Anh thấy có điểm chung nào giữa anh và những nam nghệ sĩ độc thân như Trịnh Công sơn, Thanh Tùng, Quốc Trung, Tuấn Khanh, Thành Lộc...?

    - Không có điểm chung nào hết. Mỗi người có một duyên phận khác nhau nên sự tan vỡ cũng khác nhau. Anh Tùng thì do vợ mất chứ không phải là tan vỡ. Quốc Trung thì tôi cũng không hiểu tại sao Quốc Trung và Thanh Lam chia tay nhau...

    Khi độc thân như vậy thì sức sáng tạo sẽ tăng lên đó có phải là suy nghĩ nguy hiểm?

    - Tôi chỉ sợ bỗng nhiên mình vô dụng chứ không phải sợ vợ con chiếm mất thời giờ, khiến mình trở nên vô dụng. Chẳng hạn như đĩa "Bình yên" là sản phẩm của một giai đoạn hạnh phúc nhất trong hôn nhân của tôi.

    Mỗi CD anh cho ra mắt đều là những giai đoạn khác nhau của đời anh?

    - Đúng vậy! "Ngồi hát ca bềnh bồng" là tổng kết giai đoạn đầu sáng tác của tôi từ năm 1989 đến năm 1999. Sau đó "Vàng son" vào năm 2001 là kỷ niệm sự ra đời của thằng nhỏ con tôi. Bình yên năm 2003 là đĩa tôi được làm thoải mái nhất, nó thể hiện sự viên mãn trong hạnh phúc của tôi.

    "Những chuyện kể" năm 2004 đây là một sản phẩm thuần lý trí, hướng ra thị trường quốc tế. Đĩa "V" là CD khép lại những tàn dư của thời lãng mạn, nhưng không quá khô khan như "Những chuyện kể" và đây là bản làm lại cho hợp với tai của những người nghe nhạc của tôi.

    Còn sản phẩm cho giai đoạn sắp tới của anh thế nào, nó sẽ thể hiện điều gì?

    - Là "Nhìn từ phía khác". Tôi đang làm CD này. Chắc nó sẽ thể nghiệm nhiều đấy. Tôi đưa cái tên này ra cho người thiết kế bìa đĩa. Họ sẽ phải thiết kế sao cho có thế thấy được: Nhìn từ phía khác là nhìn như thế nào? Từ bìa đĩa đó tôi sẽ viết nhạc cho đĩa.

    Nhìn vào bìa đĩa từ đó lấy cảm hứng sáng tác. Nghe rất lạ, nhưng như vậy có chút nào của việc anh dùng ý tưởng của người khác để làm nhạc cho mình?

    - Ồ không. Để chuyển được từ ý tưởng hội họa sang ý tưởng âm nhạc là cả một vấn đề khó khăn đấy.

    Nhưng dù gì thì đó cũng là vận dụng một phần nào đó ý tưởng sáng tạo của người ta?

    - Không! Đây là một sản phẩm tương tác, trên đó tôi sẽ viết một dòng đại loại như: “Đĩa nhạc này được hình thành trên ý tưởng đồ họa của họa sĩ A”.

    Đây là một hành động rất đẹp mà không phải nhạc sĩ nào cũng làm được. Như tập ca khúc Da vàng của Trịnh Công Sơn lấy ý tưởng rất nhiều từ thơ của Ngô Kha nhưng hình như ông không bao giờ nói về điều này. Anh thấy vậy có công bằng không?

    - Cách đây lâu rồi tôi có đọc một bài báo trong đó anh Sơn có nói về thời kỳ sáng tác ca khúc Da vàng. Anh Sơn và Ngô Kha ở cùng phòng khi anh còn ở Huế. Lúc ấy Ngô Kha đưa ra lịch là: Mỗi ngày Ngô Kha viết một bài thơ thì anh Sơn phải viết được một bản nhạc. Và hai người cứ đua nhau viết như thế. Anh Sơn rất trân trọng quan hệ tương tác này.

    Ở đây tôi nghĩ báo chí đã "láu cá" khi cố tình đưa tin chệnh hướng để khơi dậy sự bất mãn của người đọc, vì anh Ngô Kha thì mất rất sớm lại rất khổ, trong khi đó anh Sơn lại họat động nghệ thuật lâu hơn và sống rất sung sướng. Tôi cho như vậy là không đẹp.

    Nếu tính cả Nhìn từ phía khác thì anh làm 6 CD riêng, rất đều đặn. Nó cho thấy dường như cuộc sống gia đình không tác động đến sức sáng tạo của anh thì phải?

    - Với tôi thì cuộc sống gia đình hoàn toàn độc lập với khả năng sáng tạo.

    Với Nhìn từ phía khác anh sẽ thể hiện sự thích nghi cao của mình trong đó dù là hoàn cảnh có thế nào chẳng nữa?

    - Tôi chưa dự định gì nhiều, khi xem được layout thì tôi đã viết rất nhiều. Đây cũng là đĩa đầu tiên mà tôi không hạn chế trước số lượng ca khúc. Điều này rất khác ca album trước, chúng được tính toán rất kỹ càng về số lượng bài trước khi viết. Album này tôi viết một cách thoải mái nhất, thích gì viết đấy.

    Anh quan niệm thế nào sự sáng tạo trong âm nhạc?

    - Phải có cá nhân thì mới có sáng tạo, nhưng sáng tạo nó to hơn tất cả các cá nhân, khi mình nhìn vào đó thì thấy mình rất nhỏ. Tài năng của mình là hữu hạn, mà con đường sáng tạo thì rất dài, tuy thế mình vẫn phải xác định mình có đủ hơi để đi đến phút cuối. Nhưng rõ ràng bây giờ tôi nói vậy nhưng có thể ba năm sau sẽ khác, có thể khi đó tôi không làm nữa.

    Con đường sáng tạo của anh từ đĩa đầu tiên đến đĩa đang viết này là đi lên hay đi xuống?

    - Chưa bao giờ đi xuống cả.

    Nếu với đĩa "Nhìn từ phía khác anh" tới đây, anh nhận ra sự đi xuống của mình thì anh sẽ làm gì?

    - Ngay ở thời gian này trước khi ra đĩa "Nhìn từ phía khác" tôi đã phân công việc của mình trong tương lai hơi khác đi so với trước. Từ xưa tới giờ tôi vẫn thực hiện âm nhạc theo 3 mảng: làm album cho ca sĩ, viết nhạc phim và viết nhạc quảng cáo. Khi ấy tôi cho mảng thứ nhất 50% thời gian, giờ tôi sẽ chỉ dành cho mảng này 10% thời gian của tôi thôi.

    Tức là mỗi năm ngoài album riêng của tôi, tôi chỉ làm một đĩa duy nhất cho ca sĩ nào đó. Còn thời gian tôi chủ yếu tập trung vào hai mảng còn lại vì chúng đảm bảo cho cuộc sống cá nhân của tôi hơn về mặt vật chất… như vậy tôi sẽ có đủ sức theo đuổi các dự án cá nhân của tôi.

    Đánh giá tác phẩm là công việc của người nghe, vì sao anh có thể tự khẳng định được như vậy?

    - Đúng là người nghe có thể thích hay không thích. Nhưng tôi tự tin vào chất lượng của sản phẩm mình tung ra.

    Anh có thể nói album anh làm có một ê kíp tốt nhất, thu trong những phòng thu tiêu chuẩn quốc tế đi chăng nữa nhưng khi ra mắt có album lại không được công chúng đón nhận nồng nhiệt. Vậy sao anh dám nói nó tốt ?

    - Tôi nghĩ chuyện sản phẩm của tôi không được đón nhận là rất khó xảy ra. Vì khi làm chúng tôi đều có định hướng rõ ràng. Thứ nhất tôi thường phân khúc thị trường rồi dựa trên phân khúc đó mà viết. Nên tôi luôn nhận được phản hồi rất tốt từ các nhà phát hành.

    Như anh nói thì sáng tạo lớn hơn con người, nhưng là một cá nhân, anh lại rất tự tin vào khả năng sáng tạo của mình. Anh nắm bắt được quy luật sáng tạo chăng?

    - Tôi nắm bắt được. Tuy nó to lớn nhưng nó có những nguyên tắc của nó. Mà nguyên tắc quan trong nhất là người sáng tạo phải có đủ tri thức mới có thể đưa ra những sáng tạo mới.

    Có bao giờ anh hoài nghi về khả năng này của mình chưa?

    - Nhiều chứ! Những lúc tôi bị rơi xuống hố là tôi quay lại nghi ngờ mình.

    Hiện tại hạnh phúc lớn nhất của anh là gì?

    - Là tôi với vẫn làm được những điều tốt, không những cho bản thân mà con cho mọi người xung quanh. Và đồng thời tôi vẫn duy trì được cuộc sống cá nhân cân bằng.

    Quốc Bảo: Mới!


    Ca sĩ Thủy Tiên và nhạc sĩ Quốc Bảo

    Anh luôn đưa những sáng tạo mới vào mỗi sản phẩm của mình khi ra mắt, điều này quan trọng như thế nào?

    - Nó quan trọng vô cùng. Tôi có một nguyên tắc là khi có một thủ pháp hay một concept nào đó thì chỉ cho phép mình được khai thác nó tới một giới hạn nào đó thôi mà mình đã đặt ra trước. Chẳng hạn như mình chỉ được làm một album ở thể loại này thôi, hay loại đó mình chỉ viết 10 bài thôi chẳng hạn. Chứ tôi không theo kiểu thấy bài ở thể loại này thành công thì cứ tiếp tục viết cho nó dễ được khán giả chấp nhận.

    Sẽ có không ít người vốn thích nhạc của anh lâu nay, đã quen tai với những ca khúc giai điệu đẹp của anh; nhưng khi anh chuyển hướng viết các thể loại khác họ nghe không quen và sẽ không dễ dàng gì chấp nhận. Anh có nghĩ đến sự mờ phai dấu ấn của khán giả về anh?

    - Có những người yêu thích tôi, họ gửi email cho tôi nói: Họ thích tất cả các nhạc phẩm của tôi trừ những nhạc phẩm tôi viết cho Vân. Tôi có trả lời rằng: Tôi cám ơn họ, tôi nói dù họ chỉ thích một bài của thôi tôi cũng cám ơn rồi. Nhưng sau đó hai, ba năm họ có liên lạc lại nói họ cũng thích một vài bài trong những sáng tác mới của tôi.

    Có ý kiến cho rằng: Lời ca của Quốc Bảo cũ hơn Trịnh Công Sơn, còn giai điệu không mới hơn nhạc sĩ khác. Anh có gì nói về nhận định này?

    - Thứ nhất hệ thống ca từ của tôi và Trịnh Công Sơn là hoàn toàn khác nhau nên so sánh như thế là hơi buồn cười. Thứ hai là hệ thống giai điệu không thể đứng một mình được, nó phải hòa vào ca từ nên nói một hệ thống giai điệu cũ hay mới chỉ là tương đối thôi. Không thể lấy các ca khúc của anh Sơn ra làm thước đo cho các ca khúc của tôi. Vì anh Sơn là anh Sơn mà tôi là tôi.

    Sao lại vậy?

    - Vì tôi là người đa phong cách, khác anh Sơn. Tôi quan niệm là: Tôi đa phong cách nhưng vẫn mang phong cách Quốc Bảo khi nghe người ta sẽ thấy hình như đây là tác phẩm của tôi. Tôi coi cái "hình như" này là một chữ ký của mình.

    Trong ca từ của anh có rất nhiều mới mẻ về mặt ngôn ngữ. Điều gì giúp anh có được khả năng đó?

    - Tôi là người sử dụng tiếng Việt tương đối thành thục và làm thế nào để vận dụng tiếng Việt một cách linh hoạt nhất làm sao gợi lên được vẻ đẹp của nó ở nhiều góc độ nhất. Tôi cũng đã thử viết Rap bằng tiếng Việt, viết để người nghe nghe thấy biết đó là tiếng Việt chứ không phải là tiếng Việt không có dấu. Làm gì thì làm tôi sẽ không làm xấu tiếng Việt đi.

    Nhưng thế mạnh này rất nhiều người có?

    - Đúng vậy! Thời tôi có rất nhiều người bạn viết hay lắm, nhưng họ không theo nghề, chỉ khoảng 5 năm sau khi viết tác phẩm đầu tay họ đã bỏ. Đến giờ có khuyến khích thế nào họ cũng không viết nữa. Họ bảo họ tắc rồi.

    Trong suốt cuộc trò chuyện anh nhắc nhiều đến "tính hiệu quả", nó được thể hiện ở anh thế nào?

    - Nó được thể hiện trong nhiều mặt của đời sống chứ không riêng gì trong công việc viết nhạc.

    Anh có "bí quyết" nào để mình không bế tắc?

    - Trong tôi có một năng lượng ngầm, nó cháy lâu hơn những người khác và mãnh liệt hơn họ. Họ chấp nhận làm một công chức bình thường, sáng đi tối về lấy vợ đẻ con. Đấy không phải là một đời sống tôi muốn chấp nhận.

    Cái gì có thể làm tăng cảm hứng cho anh?

    - Thuốc lá và café.

    Điều gì khiến cho anh có khả năng hội nhập tốt?

    - Có lẽ một phần nhờ khả năng ngoại ngữ của tôi, phần khác là tôi có nhiều dịp hợp tác làm việc với các đồng nghiệp nước ngoài, từ đó thấy chúng ta không có gì phải thiếu tự tin. Chúng ta không nên nghĩ họ là Tây mình là ta nên yếu thế. Cứ hợp tác với nhau nhiều rồi mình sẽ đứng ngang hàng với họ thôi.

    Sự hội nhập đó có phải là đôi cánh cho sáng tạo của anh bay xa bay cao hơn không?

    - Ở một mặt nào đó thì là đúng, khi làm việc với đồng nghiệp nước ngoài mình thấy họ là bằng concept khác, bằng kỹ thuật khác nên từ đó bản thân mình cũng phải làm một cái gì đó mới chứ.

    "Không mơ nhạc của tôi Celine Dion sẽ hát"

    "Tôi đã có bạn gái mới"

    Anh có thấy nhạc Việt quá ì ạch để đưa ra được thị trường thế giới không? Đó là do trình độ hay do chúng ta chưa có chiến lược?

    - Tôi không cho đó là do trình độ mà do chúng ta chưa có một nền âm nhạc công nghiệp. Khách quan mà nói chúng ta không có khả năng đưa nhạc Pop của Việt Nam ra thế giới được. Việc hướng tới thị trường bên ngoài với nhạc của tôi cũng có rất nhiều khó khăn.

    Chúng ta chỉ có thể đưa ra ngoài những loại hình âm nhạc thể nghiệm. Và đối tượng của loại nhạc này cũng chỉ là một dãy cực hẹp. Tôi không bao giờ mơ mộng rằng nhạc của tôi sẽ được Celine Dion hát. Không bao giờ.

    Khi được hỏi về chủ đề "Độc thân và sáng tạo", anh nghĩ gì?

    - À, lúc bạn gọi điện thì tôi đang ngồi với một cô gái. Sau đó quay ra tôi nói anh phóng viên đề nghị trò chuyện về chủ đề "Độc thân", tôi thấy chủ đề hay và chúng tôi cùng cười...

    Sao lại cười?

    - Vì tôi khẳng định giờ mình không độc thân, vì tôi có bạn gái rồi mà, chính là cô gái ngồi cùng tôi lúc bạn gọi điện. Nhưng tôi xin khẳng định: Độc thân hay không độc thân tôi vẫn sáng tạo như những gì đã có.

    Cảm ơn nhạc sĩ Quốc Bảo!

    Bùi Dũng - Điệp Giang (thực hiện)

    * Đón đọc phần tiếp theo: Phản hồi về "Đối thoại VIP" với Quốc Bảo và chủ đề "Độc thân và sáng tạo" với sự tham gia của: NSND Trần Hiếu, nhạc sĩ Quốc Trung, ca sĩ Mai Khôi và bạn đọc.

    Bài "Đối thoại VIP" đã thực hiện:



  5. #5
    Senior Member delta's Avatar
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    1,697

    Default Re: Quốc Bảo ( Nhạc Sĩ )





    Bấm Vào Nghe Nhạc

    Download

    Bình Yên
    Sáng Tác: Quốc Bảo
    Trình Bày : Trần Thu Hà & Thân Phụ ( Trần Hiếu )




Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts