-
Moderator
V - Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo nghiêm trọng
Điều trần về tự do tôn giáo tại Quốc Hội Hoa Kỳ: Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo nghiêm trọng
Washington DC (Zenit). Mặc dù tự do tôn giáo tại Việt Nam đang chuyển biến theo đúng hướng, Ủy Ban về Tự Do Tôn Giáo Trên Thế Giới của Hoa Kỳ (USCIRF) nhận định rằng nhìn chung tình hình vẫn rất tồi tệ.
Trong cuộc điều trần tại Quốc Hội Hoa Kỳ hôm 6/2/2008, các thành viên Quốc Hội đã được nghe chứng từ của ông Leonard Leo, người đứng đầu USCIRF. Ông Leonard Leo đã tóm lược những quan sát của USCIRF từ một cuộc điều tra được tiến hành hồi Mùa Thu. Trong cuộc điều tra này Ủy Ban đã đến thăm Hà Nội, Sàigòn, Huế và vùng Cao Nguyên Trung Phần.
USCIRF là một ủy ban liên bang có tính chất độc lập, lưỡng đảng bao gồm 9 thành viên có nhiệm vụ cố vấn cho Tổng Thống, Bộ Ngoại Giao, và Quốc Hội Hoa Kỳ về những phương thế nhằm đề cao tự do tôn giáo và những quyền phối thuộc trên thế giới.
Dựa trên những trao đổi với những viên chức cao cấp của nhà nước, các nhà lãnh đạo tôn giáo, các công dân Việt Nam được chọn lọc, phái đoàn điều tra đã ghi nhận có những tiến bộ tại Việt Nam và khẳng định rằng từ năm 2004, những điều kiện về tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo đã chuyển biến theo chiều hướng đúng đắn và có tiến bộ trên đại thể.
Điểm tốt và điểm xấu
Trong thời gian này, nhà cầm quyền Việt Nam đã trả tự do cho vài người tù tôn giáo, cho mở cửa lại một số giáo đường, và nói chung có tỏ ra khoan dung hơn với hầu hết các cộng đồng tôn giáo.
Nhưng, phái đoàn cũng chỉ ra là trên căn bản những đòi buộc quốc tế về việc bảo vệ tự do tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo – như đã được chính nhà cầm quyền Việt Nam phê chuẩn trong Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị năm 1982 - Việt Nam chưa đạt được đúng yêu cầu và thành tích nhân quyền vẫn còn rất bất hảo.
Đặc biệt, trong năm vừa qua, tình hình trở nên tồi tệ hơn bao giờ. USCIRF biết rằng chính quyền Việt Nam đã chọn đường lối quyết liệt đàn áp những phát biểu và những cuộc biểu tình hòa bình nhằm đòi hỏi quyền tự do tôn giáo rộng rãi hơn. Các cuộc biểu tình luôn được nhà nước Việt Nam xem là những thách đố cho quyền bính của họ. Nhà nước còn tịch thu đất đai thuộc các dòng tu và các nhà thờ, rồi bán hay phân phối lại cho các công ty quốc doanh cũng như các viên chức nhà nước.
Hơn nữa, hàng chục những nhà lãnh đạo tôn giáo, và những người tranh đấu cho tự do tín ngưỡng – cũng như cho tự do ngôn luận, các lãnh tụ nghiệp đoàn và các nhà hô hào cải cách chính trị đã bị bắt bớ một cách tùy tiện, bị giam giữ, bị kết những án tù, hay bị quản chế tại gia. Hầu hết những người phản kháng là đối tượng cho những hành vi đe dọa, sách nhiễu và hăm he.
Đã có một cuộc phản đối quy mô lớn liên quan đến Giáo Hội Công Giáo và dẫn đến cả sự can thiệp của Tòa Thánh Vatican.
Bắt đầu từ hôm 18/12, hàng ngàn người Công Giáo Việt Nam đã biểu tình cầu nguyện hàng ngày trước Tòa Khâm Sứ cũ tại Hà Nội để đòi nhà cầm quyền trả lại tài sản này cho Giáo Hội. Tòa nhà đã bị giới lãnh đạo cộng sản tịch thu vào năm 1959.
Asia-News tường trình rằng Đức Tổng Giám Mục Hà Nội xác nhận hôm 1 tháng Hai là nhà cầm quyền Hà Nội đang tiến tới việc trả lại để Giáo Hội có thể dùng tòa nhà này.
Rắc rối
Ông Leo nói với thông tấn xã Zenit rằng USCIRF tìm thấy trong chuyện này rất nhiều những rắc rối: “Có những ưu tư và có những sự kiện đáng lo lắng”.
“Ủy ban đã thấy những vấn nạn nghiêm trọng liên quan đến những tù nhân đa dạng mà chúng tôi quan tâm, tất cả đều bị kết án theo những luật lệ an ninh mơ hồ mà nhà nước vận dụng như một phương thế đàn áp tự do ngôn luận, tư tưởng và lương tâm – các viên chức nhà nước cứ khăng khăng cho rằng những cá nhân này là những hiểm họa cho an ninh quốc gia, nhưng khi tìm hiểu những hoạt động mà những người này dính líu vào thì chúng tôi thấy mình đang đứng trước những con người đề cập đến tình trạng nhân bản như một phần trong ơn gọi tôn giáo của họ”.
Về cộng đoàn Công Giáo tại Việt Nam, Leo đặc biệt ghi nhận những vấn đề gần đây liên quan đến các cuộc biểu tình ở Hà Nội. Phái đoàn USCIRF nhận ra là chính quyền Việt Nam thường xuyên chẳng có chút nỗ lực nào nhằm biện minh cho hành vi chiếm đoạt tài sản của họ và thường lẩn tránh vấn đề bằng cách đổ thừa cho “những cuộc cải tổ” khác do họ thực hiện trước đó.
Khi được hỏi liệu tình trạng tôn giáo tại Việt Nam có sẽ tiếp tục xấu đi trong tương lai gần, ông Leo khẳng định:
“Chúng tôi mong là luận điệu của Việt Nam về tự do tôn giáo phù hợp với thực tại, nhưng điều này tùy thuộc phần lớn vào cách thế cộng đồng quốc tế phản ứng ra làm sao; khi cộng đồng quốc tế và Hoa Kỳ can dự vào thì Việt Nam mới chịu tin là họ phải thực hiện những cải tổ. Vì thế, tôi nghĩ là nó tùy thuộc vào sự chú ý của chúng ta với những gì đang diễn ra tại quốc gia này”.
Nguyễn Việt Nam
Posting Permissions
- You may not post new threads
- You may not post replies
- You may not post attachments
- You may not edit your posts
Forum Rules