Xin chạm vào con để con chổi dậy
CHÚA NHẬT 2 MÙA CHAY A

Sáng Thế 12: 1-4a; Tv 33; 2Timôtê 1: 8b-10; Mátthêu 17: 1-9

Các Thầy Giảng thân mến,

Thông thường thì chúng ta nghỉ chúa nhật thứ 2 mùa chay sách thánh sẽ nói nhiều về tội lỗi, hậu quả của nó, ăn năn sám hối, là những đề tài thích hợp với mùa chay. Nhưng, những bài kinh thánh đọc hôm nay lại chú trọng đến chổ khác là gởi đến chúng ta một khái niệm về ân sủng thường ngày của Chúa. Nhờ đó giúp chúng ta sống sâu lắng vào mùa phụng vụ này. Nói cách khác không có ân sủng mùa chay sẽ trở nên một trò tiêu khiển, một mùa gây thất vọng cho chúng ta vi chúng ta đang cố gắng thay đổi đời sống cũ qua đời mới với tất cả sức lực của chúng ta.

Sách Sáng Thế đưa chúng ta trở về nguộn cội của đức tin. That ra thì cả ba tôn giáo chính là đạo Do Thái, Hồi Giáo và Thiên Chúa Giáo đều nhìn về Abraham là "tổ phụ" của đức tin. Bài kinh thánh thứ nhất rất ngắn, đưa chúng ta vào bài phúc âm. Nhưng hai bài có liên lạc ỏ chổ nào? Đó chính là sự lắng nghe và vâng theo lời của Thiên Chúa.

Abram (đó là tên của ông lúc đó) được Thiên Chúa gọi. Ông phải ra đi với vợ là bà Sara. Ông phải bỏ đất đai, bỏ gia đình, để đi đến một nơi Thiên Chúa dành cho ông mà ông không hề biết. Ông và Vợ ông đã đáp lời Thiên Chúa gọi và tiếp tục nghe lời Thiên Chúa để tìm hiểu Thiên Chúa muốn họ làm gì. Đó là Thiên Chúa muốn họ làm tôi tớ cho Thiên Chúa: nghe lời và đáp lại lời Thiên Chúa. Đây cũng là điều mà chúng ta là môn đệ Chúa Giêsu phải làm. Chúng ta phải làm theo lời nói trong đám mây trong bài phúc âm hôm nay:”các con hảy nghe lời Người”. Phúc âm của thánh Mátthêu viết cho cộng đồng Do Thái, phần đông đa hiểu rõ về đạo Do Thái. Vi vậy Mátthêu mới chứng tỏ rằng Chúa Giêsu thực hiện lời hứa của Thiên Chúa cho dân Do Thái. Trong phúc âm này Chúa Giêsu nói với các môn đệ của Ngài là Ngài đến để "hoàn tất lề luật" Mátthêu viết để tả Chúa Giêsu nhu Môisen. Ngài đến để dựng nên một giao ước mới qua chính đời sống, sự chết, và sự Phục sinh của Ngài. Bởi thế chúng ta thấy có nhiều chổ nhắc đến lời các ngôn sứ, và các nhân vật trong kinh thánh Do Thái. Và bài phúc âm hôm nay nói về sự Chúa tỏ mình sáng láng là một bài trùng hợp với các bài khác trong phúc âm Mátthêu. Nhằm giúp chúng ta hiểu rỏ hơn sự liên hệ giữa Cựu ước và Tân ước, để học hỏi và để đáp lại những gì thánh Mátthêu cho chúng ta biết về Chúa Giêsu.

Vì thánh Mátthêu cho chúng ta hiểu Chúa Giêsu như ông Môisen, nên bài phúc âm nằm trong khung cảnh của truyền thống Môisen. (Có lẻ các bạn nên đọc sách Xuất hành đoạn 24 và 34 để hiểu khung cảnh đó). Các bạn hảy lấy một đoạn trong sách Xuất hành và đoạn về Chúa Giêsu tỏ mình sáng láng có liên hệ với nhau: Cả hai bài đều nói về một chuyện xảy ra trên núi cao. Mặt Chúa Giêsu và mặt ông Môisen đều tỏ ra sáng chói; Chỉ một ít người được chọn dự phần vào chuyện xảy ra trên núi; Có một đám mây trắng bao phủ và có tiếng nói từ trong đám mây ra. Để nói rõ hơn sự liên hệ giữa 2 chuyện đó, chúng ta thấy ông Môisen và ngôn sứ Elia đều có mặt trong chuyện Mátthêu viết.

Ngày Chúa Giêsu chịu phép rửa có tiếng nói từ trời xuống "Nầy là con chí ái của Ta, đẹp lòng ta mọi đàng". Bây giờ tiếng nói đó cũng từ trời xuống nhưng trên núi cao "Nầy là con chí ái của Ta, đẹp lòng ta mọi đàng, các ngươi hảy nghe lời Ngài." Trong bài phúc âm về Chúa tỏ mình sáng láng có thêm "các ngươi hảy nghe lời Ngài". Một liên hệ với Môisen nửa là Môisen đã nói với dân Do Thái là Thiên Chúa sẽ cho chổi dậy một tiên tri như Môisen "các ngươi hảy nghe Ngài" (thứ luật 18:15). Chúa không cần phải nói gì nữa ngoài những điều đã được viết trong phúc âm. Chúa không cần phải lặp lại và giải thích nhiều những gì đã có trong phúc âm. Các môn đệ và chúng ta chỉ cần phải nghe lời Chúa Giêsu nhấn mạnh về sự thương khó của Ngài.

Việc Chúa Giêsu tỏ mình sáng láng được giới thiệu trước trong 2 đoạn trước việc Chúa sẽ chịu thương khó: Một đoạn ngay trươc đoạn phúc âm này (16:24-28 báo trước việc tử nạn) và đoạn khác sau đoạn Chúa tỏ mình sáng láng (17:21-22 báo trước việc tử nạn). Các môn đệ trên núi cao chắc đã hiểu phần thân thể sáng láng của Chúa Giêsu còn thiếu một điều và thường chúng ta cũng vậy là ý nghĩa của một chuyến lên núi cao khác trong Mátthêu đó là khi Chúa Giêsu lên chổ cao trên thập giá. Ở đó cũng có người đứng xem. Nhưng sự hiện diện của Thiên Chúa hình như không có ở đó với Chúa Giêsu khi Ngài lớn tiếng "Lạy Thiên Chúa tôi, lạy Thiên Chúa tôi, nhân sao Người lại bỏ tôi". Trên đồi thập giá hai ông Môisen và Elia được thay thế bằng hai người trộm cướp, và áo Chúa Giêsu không trắng xóa, nhưng Ngài đã bị lột để đón giờ chết. Trên đồi thập giá không có hiện tượng Chúa sáng láng như trên núi cao, trái lại có những người cười nhạo Chúa, có lính đứng nhìn Chúa, có lính đội mảo gai cho Chúa và có người la to lên: "Nó là vua Israel". Đây không phải là tiếng như trên núi cao bảo các môn đệ hảy nghe lời Ngài, và chúng ta phải nghe lời Ngài và theo con đường Ngài đã đi qua là đường đưa lên thập giá.

Các môn đệ nhận thức được phần sáng láng khi còn ở trên núi cao với Chúa Giêsu. Điều mà họ không nhận thức được là Chúa muốn dạy họ về việc làm môn đệ như thế nào trong khi Chúa cùng họ đi xuống núi và tiếp tục cuộc hành trình lên thành thánh Jerusalem. Chúa Giêsu dặn họ rằng: "đừng nói cho ai hay việc ấy, cho đến khi Con Người từ cỏi chết chổi dậy". Ngài còn nhiều điều phải dạy họ và họ lắng nghe Ngài như lời từ trên mây cao nói xuống.

Chúng ta cũng nên tự hỏi, trong mùa chay: chúng ta có nghe lời Chúa Giêsu không? chúng ta có hiểu được việc làm môn đệ của Chúa hay không? Chúng ta có sẳn sàng chấp nhận Chúa Giêsu trong 2 sự sáng láng ấy không: Sáng láng trên núi cao và sáng láng trên thập giá. Cũng như các mộn đệ, chúng ta ham muốn sự sáng láng nơi Chúa Giêsu trên núi cao, nhưng chúng ta ngán ngại chấp nhận những lời Ngài nói về cây thập giá. Theo Chúa lên núi cao để trông thấy sáng láng của Ngài là một việc, nhưng theo Ngài lên núi thập giá lại là một việc khác.

Như thánh Phêrô, chúng ta không muốn lìa bỏ cảnh trên đỉnh núi cao, và chúng ta muốn tránh cây thập giá. Tuy vậy vì là môn đệ của Chúa Giêsu nếu chúng ta "nghe lời Ngài", chúng ta sẽ hiểu được cây thập giá là phần chính trong cuộc đời của Ngài. Chúng ta có thể lựa chọn việc làm môn đệ tren núi cao truoc, và bỏ qua phần Ngài nói sau khi từ trên núi cao xuống. Ngai dạy rằng: "Ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em" (20:26-27). Thật ra thì nếu các môn đệ thật sự nghe lời Chúa Giêsu thì họ đã nghe Ngài nói từ trước khi lên đinh núi cao là: "Ai muốn theo Thầy, phải tự bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo" (16:24)

Chúng ta thấy được rằng những trường hợp gặp đau khổ và mất mát trầm trọng đó chính là thập giá của chúng ta. Mổi khi chúng ta chịu đau đớn chúng ta được an ủi là Chúa Giêsu sẽ hiện diện để giúp chúng ta vác thập giá của chúng ta cùng với Ngài. Chúng ta phó mình chúng ta trong tay Ngài, Người thương yêu chúng ta và đã cứu chúng ta khỏi phải thất vọng. Chúa Giêsu trên thập giá là tính cách biểu hiện tình Thương của Thiên Chúa rất thực, vì Ngài thật sự chịu đau khổ của loài người, và Ngài không bao giờ bỏ quên chúng ta đâu. Trong khi chúng ta vác thập giá đau khổ của chúng ta, thì chúng ta đã hiệp thông với Thiên Chúa qua Chúa Kitô, và những lời Thiên Chúa đã nói về Ngài thi Thiên Chúa cũng sẽ nói về chúng ta: "Nầy là con chí ái của Ta". Nhưng, cây thập giá Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ trong phúc âm là một cây thập giá khác với chúng ta, vì chúng ta không có quyền lựa chọn để lảnh nhận đau khổ. Chúng ta được dịp chọn lựa cây thập giá khi nói đến cây thập giá mà Chúa gởi đến cho chúng ta trong phúc am. Chúng ta hảy nghe lại lời Ngài nói : "Nếu ai muón theo Thầy..." Chúa cho chúng ta một dịp chọn lựa để lảnh nhận đau khổ cho đến chết vì Ngài. Trong thơ thánh Phaolô gởi cho Timôtê đọc ngày hôm nay: "nhưng, dựa vao quyền lực của Thiên Chúa, anh em hảy đồng lao cộng khổ với tôi để loan báo tin mừng". Chúa Giêsu lãnh nhận sự chia xẻ về phần "loan báo phúc âm" và mời gọi chúng ta theo Ngài và làm như Ngài đã làm. Nhưng, chúng ta không tự mình chúng ta làm được, như theo thơ gởi Timôtê nhắc nhở chúng ta là: "chúng ta phải dựa vào quyền lực của Thiên Chúa."

Chúa Giêsu mời gọi chúng ta vác thập giá với Ngài: để sống trong tình thương yêu kẻ khác, ngay những lúc bị chống đối hay bị lừa đảo; sống trong tình thương yêu ngay với kẻ thù; sống trong tinh thần phục vụ thương yêu các anh chị em chúng ta, những người nghèo khó, bi ruồng bỏ và bị loại ra ngoài lề xã hội; xây dựng hòa bình trong một xã hội đầy bạo lực v.v... Nói một cách khác là chúng ta sống đời sống của chúng ta như Ngài đã sống, đó là sự hy sinh đời sống hiện tại cho đời sống mới mà Ngài đã tỏ mình sáng láng trên đỉnh núi cao và các môn đệ đã nhận thấy ánh sáng đó. Qua sự chết và sự sống lại của Ngài. Chính cây thập giá đã trở nên sáng láng và là cây để giúp dựng nên một đời sống mới cho những ai nhận lấy nó mà vác theo Ngài.

Trong phúc âm đọc ngày hôm nay có diễn tả tình thân yêu Chúa là: Khi các môn đệ nghe lời nói từ trên tầng mây xuống thi các ông "kinh hoàng, ngả sấp mặt xuống đất". Rồi thánh Mátthêu lại nói tiếp "Chúa Giêsu đến gần chạm vào các ông và bảo "chổi dậy đi, đừng sợ". Khiến cho chúng ta là những người muốn vác thập giá của chúng ta để theo chân Chúa Giêsu phấn khởi và hy vọng. Chi tiết này chỉ có trong phúc âm thánh Mátthêu. Trong suốt phúc âm chúng ta thấy lời Chúa Giêsu, và sự chạm vào Chúa Giêsu là những dịp chữa người đau yếu được lành vì đó là cách Chúa ban sự sống lại.

Cảnh Chúa tỏ minh sáng láng cho chúng ta thấy các môn đệ là những người yếu đuối, họ là những con người như chúng ta, sợ ngã sấp mặt xuống đất và sợ hãi trước sự biểu hiện Thiên Tính của Chúa Kitô. Nhưng, Chúa Giêsu chạm vào và nói một lời nâng đỡ họ làm chúng ta thêm hăng hái, muốn được thực hiện lời hứa làm theo lời Ngài dạy trong mùa chay này là: "Hãy chổi dậy, đừng sợ".

Chuyễn ngữ Fx Trọng Yên,OP.
Lm Jude Siciliano OP