Hướng dẫn sử dụng thuốc trừ sâu sinh học bảo vệ cây trồng/Phòng chống dịch bệnh



Ở nước ta trong những năm gần đây trên nhiều vùng rau, đậu đỗ, bông, lúa ”đã xuất hiện nhiều loại sâu hại nguy hiểm, chúng đã gây tổn thất lớn đến năng suất và sản lượng cây trồng. Ðể bảo vệ mùa màng, người nông dân đã phải sử dụng thuốc hoá học có độ độc cao để phun phòng trừ ngay trong khi dịch sâu hại xảy ra mới có thể đạt kết quả. Bình thường trong một vụ rau nông dân đã phun từ 8-10 lần. Ở những vùng trồng hành tỏi, sâu keo da láng là loại sâu đã làm mất trắng sản lượng, vì vậy người dân phải phun từ 12-15 lần. Trung bình 1ha cây trồng chỉ một lần phun, họ đã dùng 3-5kg thuốc. Ðây là vấn đề nghiêm trọng đòi hỏi các nhà khoa học nói chung và các nhà bảo vệ thực vật nói riêng cần nghiên cứu và xem xét một cách đầy đủ, bởi thuốc hoá học tuy dập tắt được nạn dịch ngay, nên nông dân quen sử dụng vì thấy hiệu quả. Song thuốc hoá học là con dao hai lưỡi, nó đã phá huỷ môi trường sống ở ngay những vùng trồng rau, bông, đay” và trực tiếp làm ảnh hưởng đến sức khoẻ người nông dân, làm mất đi một số nguồn sinh vật có lợi cho con người như chim chóc, tôm, cá v.v... và cả những ký sinh thiên địch như bọ rùa, ong ký sinh và cả các nguồn vi sinh vật khác như nấm, virút, tuyến trùng”.

Bảo vệ môi trường sống, bảo vệ cây xanh, bảo vệ thiên nhiên là nhiệm vụ của mọi người và đặc biệt là đối với các nhà bảo vệ thực vật. Trong sản xuất nông nghiệp có mâu thuẫn là càng thâm canh cây trồng cao thì sâu bệnh phát sinh càng nhiều, càng phun thuốc để phòng trừ thì càng huỷ diệt nhiều sinh vật có ích với con người và càng gây tính kháng thuốc với sâu hại nghĩa là có khi phun xong thuốc hoá học thì sâu bệnh lại tăng nhanh đến mức gây đột phát trận dịch mới, cứ như vậy cái vòng luẩn quẩn này ở hầu hết các vùng nông thôn nước ta diễn ra hàng năm mà các cán bộ kỹ thuật chưa đủ để khắc phục hạn chế này.

Hạn chế việc sử dụng thuốc hoá học, một phần nâng cao hiệu quả kinh tế, phần nữa là không gây ra ô nhiễm môi trường, không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, vật nuôi. Trên cơ sở điều tra thiên nhiên, lợi dụng những vi sinh vật có ích với con người như các loài ký sinh thiên địch tự nhiên và cao hơn nữa là nhân nhanh một số nguồn vi sinh vật hoặc là sản xuất hàng loạt các chế phẩm sinh học như nấm côn trùng, vi khuẩn (BT), virút (NPV, GV), tuyến trùng và các nấm đối kháng, các xạ khuẩn để bổ sung cho đồng ruộng, dần dầân hạn chế một phần các loại thuốc trừ sâu hoá học để chuyển công tác bảo vệ thực vật sang hướng mới mang tính chất tiến bộ, tích cực là phòng trừ tổng hợp dựa trên các yếu tố sinh học sâu bệnh hại và sinh thái học quần thể.

Như chúng ta biết, chế phẩm sinh học có nhược điểm là hiệu quả không cao, hiệu quả chậm, khi gặp điều kiện thời tiết bất thuận thì khó đạt kết quả. Tuy nhiên, thuốc trừ sâu sinh học có rất nhiều ưu điểm mà thuốc hoá học không có như: không làm nhiễm bẩn môi trường sống, không gây tính kháng thuốc với sâu hại, không làm mất đi một quần thể thiên địch có ích trong tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người và không cần phun nhiều lần mà vẫn duy trì được hiệu quả. Vấn đề quan trọng là chế phẩm sinh học đã đáp ứng được yêu cầu của một nền nông nghiệp sạch là tạo ra các sản phẩm sạch cho người dùng.

Tiếp thu những thành quả của thế giới, cho đến nay Viện Bảo vệ thực vật cùng một số cơ quan phối hợp đã tiến hành nghiên cứu và đã đưa đưa xuống một số địa phương ứng dụng như:

- Công nghệ sản xuất và sử dụng một số loài ong ký sinh mắt đỏ Trichogramma để trừ sâu cuốn lá loại nhỏ, sâu đục thân ngô, mía, lúa, sâu đo hại đay, sâu bông, sâu đậu đỗ”.

- Công nghệ sản xuất trứng ngài gạo (Corcyra cephalonica Stein), ngài mạch (Sitotroga)….

- Công nghệ sản xuất bọ mắt vàng (Chrysopa), bọ rùa (Cocinellidae) ăn rệp, nhện ăn thịt”.

- Công nghệ sản xuất và sử dụng thuốc trừ sâu vi sinh vật trên cơ sở tạo bào tử mang tinh thể độc tố Endotoxin của vi khuẩn Bacillus thuringiensis trừ sâu tơ, sâu xanh, sâu đo, sâu khoang ở một số rau chuyên canh của Hà Nội, Ðà Lạt, thành phố Hồ Chí Minh”.

- Công nghệ sản xuất và sử dụng các chế phẩm nấm gây hại côn trùng như nấm trắng Beauveria bassiana, nấm xanh Metathizium anisopliae, Metathizium flavoviridae trừ sâu róm thông, rầy nâu hại lúa, sâu đo xanh hại đay, châu chấu hại ngô, mía, kiến vương hại dừa, đặc biệt là nấm Metathizium trừ châu chấu hại ngô mía ở miền Ðông Nam bộ. Nấm Trichoderma và một số xạ khuẩn trừ bệnh hại cây trồng như bệnh héo rũ lạc, bệnh ngô vằn ngô, lúa”.

- Công nghệ sản xuất và sử dụng các chế phẩm virút trừ sâu xanh bông, virút trừ sâu tơ, sâu khoang hại rau, virút trừ sâu keo da láng, virút trừ sâu xanh hại đay và virút trừ sâu róm hại thông rừng”.

Nhìn chung tất cả các nghiên cứu trên của Viện Bảo vệ Thực vật đã thu được những kết quả nhất định và trong thực tế sản xuất người nông dân sử dụng các chế phẩm sinh học như một tác nhân sinh vật trên một số diện tích đối với một số cây trồng trừ được một số loài sâu hại như BT trừ sâu rau, nấm trừ sâu đo đay, châu chấu hại ngô ở Bà Rịa-Vũng Tàu, sâu róm thông hại rừng ở Thanh Hoá. Virút trừ sâu róm thông, sâu bông được các địa phương đánh giá tốt và đề nghị được sử dụng trên diện tích rộng mới thuyết phục được nông dân.

Việc tạo công nghệ sản xuất các chế phẩm sinh học được sử dụng để trừ một số sâu hại trên một số địa phương đã mở ra những triển vọng về hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả kinh tế, bước đầu đã khắc phục được khả năng các loại sâu hại chống thuốc hoá học như sâu tơ, sâu keo da láng, châu chấu” Chỉ có còn đường sinh học tạo ra những hệ thống tổng hợp bảo vệ cây trồng và bảo vệ cây trồng và bảo vệ môi trường chúng ta mới thấy hết được ý nghĩa to lớn của chúng.



Nguồn: Khoa học đại chúng phục vụ