-
Senior Member
Thiếu máu - Nguyên nhân - St
Thiếu máu - Nguyên nhân - Triệu chứng - Phương pháp điều trị
Thiếu máu là gì ?
Thiếu máu là sự giảm số lượng hồng cầu hay lượng hemoglobin thấp hơn mức bình thường.
Thiếu máu được phát hiện như thế nào ?
Thiếu máu thường được phát hiện và chẩn đoán khi làm xét nghiệm máu.
Công thức máu là gì ?
Công thức máu là người ta đếm từng loại tế bào có trong máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu). Ngày nay, có nhiều loại máy đếm tự động, cho kết quả 6 thông số của công thức máu :
Số lượng hồng cầu.
Hematocrit.
Hemoglobin.
Số lượng bạch cầu.
Các loại tế bào máu khác.
Số lượng tiểu cầu.
Chỉ có ba thông số đầu trong số 6 thông số trên giúp chẩn đoán thiếu máu. Đó là: hồng cầu, hematocrit, và hemoglobin.
Hồng cầu là gì ?
Tế bào máu đỏ là loại tế bào chiếm số lượng nhiều nhất trong máu. Mỗi người có hàng triệu hồng cầu, đó là những tế bào nhỏ hình đĩa lõm 2 mặt. Đếm tế bào hồng cầu để xác định xem có giảm ( thiếu máu ) hay tăng (đa hồng cầu) số lượng tế bào hồng cầu.
Trong công thức máu, người ta xác định được số lượng, kích thước của hồng cầu. Hình dạng của tế bào hồng cầu cũng có thể quan sát được dưới kính hiển vi. Tất cả những dữ kiện này, số lượng, kích thước, hình dạng thường dùng để chẩn đoán thiếu máu. Nếu có thiếu máu, bác sĩ sẽ xác định thiếu máu loại gì.
Hematocrit là gì ?
Hematocrit rất thuận lợi trong việc xác định có hay không có sự tăng, giảm hay bình thường tế bào hồng cầu. Hematocrit đặc trưng cho việc đo số lượng hồng cầu.
Hematocrit được thực hiện như thế nào ?
Hematocrit thường được thực hiện bằng cách chích máu ở đầu ngón tay và nhỏ giọt máu vào trong một ống bằng thuỷ tinh nhỏ. Sau đó máu được cho quay li tâm. Khi đó người ta đo tỷ lệ hồng cầu bên dưới với chiều cao cột máu. Nếu tỷ lệ này 45 %. Thì hematocrit là 45 %.
Hemoglobin là gì ?
Hemoglobin là một huyết cầu tố. Nó làm cho tế bào hồng cầu cũng như máu có màu đỏ. Về mặt chức năng, hemoglobin là một hợp chất hoá học gắn oxi và chuyên chở oxi từ phổi đến khắp các mô trong cơ thể. Vai trò chủ yếu của oxi là giúp tế bào tạo ra năng lượng. Máu cũng vận chuyển cả carbon dioxide ( CO 2 ), là sản phẩm trong quá trình chuyển hoá năng lượng, nó được mang đến phổi và thải ra ngoài không khí.
Tại sao lượng hemoglobin trung bình lại thấp ?
Một số người bị thiếu máu có lượng hemoglobin trung bình thấp. Thường những người này có số lượng hồng cầu thấp và cả hematocrit cũng thấp.
Thiếu máu gây ra hậu quả gì ?
Thiếu máu làm cho lượng oxi vận chuyển trong cơ thể kém hơn bình thường. Người bị thiếu máu sẽ bị thiếu oxi.
Triệu chứng của thiếu máu là gì ?
Người bị thiếu máu cảm thấy lúc nào cũng mệt mỏi, da dẻ xanh xao, hồi hộp, thở ngắn.
Nguyên nhân nào gây ra thiếu máu ?
Thiếu máu do nhiều nguyên nhân gây ra.
Có phải thiếu máu là do vấn đề không đủ sắt hay không?
Phụ nữ thường dễ bị thiếu máu hơn nam giới, vì họ bị mất máu do kinh nguyệt mỗi tháng. Thiếu máu do thiếu sắt cũng thường gặp ở nữ.
Ở người lớn, thiếu máu do thiếu sắt thường do mất máu lâu ngày. Thiếu máu này có thể do kinh nguyệt, hay do mất máu ít nhưng kéo dài ( có thể khó phát hiện) như trong bệnh giun móc, loét dạ dày- tá tràng, ung thư đại tràng.
Thiếu máu cũng có thể là do xuất huyết dạ dày- ruột khi dùng một số thuốc để trị đau nhức thông thường như : aspirin, diclofenac và ibuprofen (ADVIL, MOTRIN).
Ở trẻ em, thiếu máu thiếu sắt thường do chế độ ăn uống thiếu chất sắt.
Nguyên nhân gây mất máu cấp có giống như mất máu mãn hay không?
Nguyên nhân mất máu cấp thường do xuất huyết từ đường tiêu hoá như: xuất huyết do loét, do vỡ tĩnh mạch thực quản dãn. Hoặc do nguyên nhân từ ngoài đường tiệu hoá như: do chấn thương. Các loại mất máu cấp thường diễn ra trong thời gian ngắn. Bệnh rất nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời.
Thiếu máu có phải là do yếu tố gen không ?
Câu trả lời rõ ràng và dứt khoát là “có”. Rối loạn do di truyền có thể làm cho đời sống của hồng cầu ngắn lại và gây ra thiếu máu, như trong bệnh hồng cầu hình liềm. Rối loạn di truyền cũng có thể gây ra thiếu máu do giảm sản xuất hemoglobin như trong bệnh alpha thalassemia và beta thalassemia.
Nguyên nhân nào khác gây ra thiếu máu không?
Thiếu Vitamin B12 gây ra thiếu máu.
Thiếu acid folic cũng là yếu tố gây ra thiếu máu.
Thiếu máu do vỡ hồng cầu ( tán huyết , do kháng thể bám trên bề mặt hồng cầu.
Bệnh rỗng ống tủy xương cũng có thể gây ra thiếu máu. Chẳng hạn, ung thư di căn đến tủy xương hay ung thư tủy xương ( như bệnh bạch cầu hay bệnh đau tủy ), có thể làm cho tủy xương mất khả năng sản xuất hồng cầu, kết quả là gây thiếu máu.
Một số thuốc trị liệu ung thư cũng có thể làm tổn thương tủy xương, làm giảm sản xuất hồng cầu, kết quả là gây ra thiếu máu.
Cuối cùng, ở bệnh nhân bị suy thận, do thiếu hormone cần thiết để kích thích tủy xương sản xuất hồng cầu.
Nguyên nhân gây thiếu máu rất nhiều.
Điều trị thiếu máu như thế nào ?
Điều trị thiếu máu rất thay đổi. Trước tiên, là điều trị nguyên nhân gây thiếu máu. Chẳng hạn, thiếu máu do mất máu từ ổ loét dạ dày. Điều trị là dùng thuốc trị loét. Cũng vậy, phẫu thuật thường cần thiết để cắt bỏ khối ung thư đại tràng, dùng thuốc xổ lãi để trị giun móc. Đó là những nguyên nhân gây ra thiếu máu mãn tính. Đôi khi bổ sung thêm chất sắt cũng rất cần thiết để trị chứng thiếu máu do thiếu sắt. Nhiều lúc thiếu máu nặng cần phải truyền máu. Chích Vitamin B12 cũng cần cho những bệnh nhân thiếu máu hồng cầu lớn hay thiếu máu do những nguyên nhân khác gây thiếu B12.
Ở một số bệnh nhân mắc bệnh lý tủy xương ( hay tổn thương tủy do hoá trị ) hay bệnh nhân bị suy thận, epoetin alfa (Procrit, Epogen ) có thể được sử dụng để kích thích tủy xương sản xuất hồng cầu.
Tương lai của bệnh thiếu máu như thế nào ?
Tiên lượng bệnh thiếu máu có nhiều thay đổi. Đôi lúc thiếu máu lại dễ chữa trị, đôi lúc không trị được. Ngược lại, việc điều trị thiếu máu tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra thiếu máu.
-
Senior Member
Re: Thiếu máu - Nguyên nhân - St
Bệnh thiếu máu
Bệnh thiếu máu xảy ra khi lượng tế bào hồng cầu (RBCs) khoẻ mạnh trong cơ thể xuống quá thấp. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề sức khoẻ do RBCs chứa hemoglobin, có nhiệm vụ đưa khí oxy đến các mô của cơ thể. Bệnh thiếu máu có thể gây ra các biến chứng khác nhau, bao gồm gây mệt mỏi và gây áp lực lên các cơ quan của cơ thể.
Bệnh thiếu máu có thể do nhiều vấn đề gây ra, nhưng có 3 nguyên nhân chính gây ra thiếu máu:
- Sự phá hủy quá mức của RBCs
- Mất máu
- Sự sản sinh RBCs không đủ
Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như do các rối loạn di truyền, các vấn đề dinh dưỡng (như thiếu sắt hay thiếu vitamin), bệnh truyền nhiễm, một số dạng bệnh ung thư hay do dược phẩm hoặc độc chất.
Thiếu máu do sự phá hủy RBCs
Thiếu máu do Hemolytic ("hemo" có nghĩa là máu, "lytic" có nghĩa là phá hủy) xảy ra khi các tế bào hồng cầu bị phá hủy sớm (bình thường, chu kỳ sống của RBCs 120 ngày. Ở bệnh thiếu máu do hemolytic, chu kỳ sống của chúng ngắn hơn) và tủy xương (mô mềm, xốp bên trong xương tạo các tế bào máu mới) không thể theo kịp nhu cầu của cơ thể đối với các tế bào mới. Điều này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Thỉnh thoảng, các căn bệnh truyền nhiễm hay các loại thuốc nào đó như kháng sinh hay thuốc chống tai biến ngập máu cũng là nguyên nhân gây ra bệnh này.
Ở bệnh thiếu máu do hemolytic tự miễn dịch, hệ miễn dịch nhầm RBCs là những kẻ xâm nhập từ ngoài và bắt đầu phá hủy chúng.
Ở những trẻ khác, các khiếm khuyết di truyền ở các tế bào hồng cầu dẫn tới thiếu máu. Các dạng phổ biến của bệnh thiếu máu do hemolytic di truyền bao gồm thiếu máu hồng huyết cầu hình lưỡi liềm (thường thấy trong bệnh thiếu máu di truyền nặng), thiếu thalassemia, và glucose- 6-phosphate dehydrogenase.
Thiếu máu hồng huyết cầu hình lưỡi liềm là một dạng nặng của thiếu máu, thường gặp ở người châu Phi, ngoài ra nó còn ảnh hưởng đến người Saudi Arab, Ấn Độ và hạ Địa Trung Hải. Ở bệnh này, hemoglobin hình thành các que dài khi nó thải khí oxy, kéo dài các tế bào hồng cầu sang dạng lưỡi liềm bất thường. Điều này dẫn tới phá hủy sớm RBCs, làm hạ thấp lượng hemoglobin thường xuyên, và làm tái phát cơn đau cũng như các vấn đề có thể ảnh hưởng đến gần như mọi hệ cơ quan trong cơ thể.
Thalassemia là một dạng nặng của bệnh thiếu máu: RBCs bị phá hủy nhanh chóng và chất sắt lắng xuống trong da và các cơ quan quan trọng.
Thiếu máu Glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD) thường ảnh hưởng đến nam giới châu Phi, nó cũng xuất hiện ở nhiều nhóm người khác. Ở bệnh này, RBCs hoặc là không tạo đủ enzyme G6PD hoặc enzyme G6PD được sản sinh nhiều/ít bất thường và không hoạt động đúng chức năng. Nếu một người nào đó sinh ra bị thiếu G6PD mà lại bị mắc bệnh nhiễm trùng, dùng các loại thuốc nào đó hay bị nhiễm phải một chất nào đó, RBCs của cơ thể bị áp lực quá mức. Nếu không có đủ G6PD để bảo vệ chúng, nhiều tế bào hồng cầu sẽ bị phá hủy sớm.
Thiếu máu do mất máu
Mất máu cũng có thể gây thiếu máu, nguyên nhân có thể do mất quá nhiều máu do bị thương, phẫu thuật hay các vấn đề trong khả năng đông máu. Mất máu kéo dài, chậm hơn như xuất huyết do bệnh viêm đường ruột cũng có thể gây thiếu máu. Đôi khi thiếu máu do kinh nguyệt nhiều (ở thiếu nữ và phụ nữ). Một vài dạng ung thư ở trẻ cũng có thể gây thiếu máu aplastic như có thể là các bệnh mạn tính ảnh hưởng đến khả năng tủy xương tạo ra tế bào máu.
Thiếu máu cũng có thể xảy ra khi cơ thể không có khả năng sản xuất đủ RBCs khỏe mạnh do thiếu sắt. Sắt là yếu tố quan trọng để sản sinh hemoglobin. Chế độ ăn ít sắt có thể dẫn tới thiếu sắt, nguyên nhân thường thấy nhất gây bệnh thiếu máu ở trẻ. Thiếu máu thiếu sắt có thể ảnh hưởng đến trẻ ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên bệnh thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi.
Trẻ gái đang tuổi dậy thì cũng có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu thiếu sắt cao do kinh nguyệt, mất máu hàng tháng đòi hỏi tăng lượng sắt tiêu thụ trong chế độ ăn hàng ngày.
-
Senior Member
Re: Thiếu máu - Nguyên nhân - St
Thực phẩm và vitamin trị bệnh thiếu máu
Nếu bạn cảm thấy mình luôn mệt mỏi (mặc dù ngủ rất nhiều), sinh ực cơ thể giảm sút và có làn da tai tái thì thủ phạm có thể là do cơ thể bị thiếu máu. Mặc dù thiếu máu do sắt là chủ yếu nhưng đôi khi vẫn có thể do các nguyên nhân khác.
Biểu hiện của thiếu máu
Thiếu máu là một dạng bệnh rối loạn máu mà số lượng và kích cỡ của các hồng cầu bị thay đổi. Các tế bào hồng cầu với sự trợ giúp của chất sắt và hemoglobin sẽ vận chuyển ôxy từ phổi đi khắp cơ thể và vì thế bất kỳ sự thay đổi nào về kích cỡ hay số lượng của các tế bào này cũng sẽ ảnh hưởng tới lượng ôxy cung cấp cho cơ thể.
Biểu hiện của thiếu máu rất phong phú và nó tác động tới tất cả các bộ phận của cơ thể. Thường thì các triệu chứng này không rõ ràng và dễ lầm lẫn với ngay cả bác sĩ, đặc biệt khi người bị bệnh là phụ nữ. Vậy nên để biết chính xác, bạn cần đến cơ sở y tế chuyên khoa.
Các biểu hiện:
- Mệt mỏi, chóng mặt
- Thể trạng yếu
- Hơi thở ngắn, gấp
- Da tái
- Kém ngon miệng
- Đau bụng
- Móng tay giòn, dễ gãy và nổi gợn
Thiếu máu do “dinh dưỡng”
1. Thiếu máu do thiếu sắt: bệnh này phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới (gấp khoảng10 lần) và chủ yếu là do: thiếu chất sắt trong chế độ ăn hằng ngày, tai nạn hay chấn thương dẫn tới mất máu, mất máu âm thầm (do chảy máu trong, chủ yếu là ở ruột và vào kỳ kinh). Chị em trong độ tuổi sinh đẻ, trẻ nhỏ và thanh thiếu niên thuộc nhóm có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt cao nhất. Trẻ mới sinh cũng có nguy cơ thiếu máu nếu trong quá trình mang thai, người mẹ bị thiếu máu.
Trong kỳ kinh, ước tính trung bình mỗi phụ nữ sẽ mất xấp xỉ 18mg sắt do một lượng lớn hồng cầu bị “thất thoát”.
2. Thiếu hồng cầu khổng lồ
Đây là loại thiếu máu chủ yếu do khả năng hấp thụ kém hoặc không được cung cấp đủ vitamin B12 và axit folic, 2 vitamin tối cần thiết cho sự phân chia tế bào. Theo đó mà các tế bào cần được bổ sung nhanh, chẳng hạn như hồng cầu thường chỉ phát tín hiệu giả là đã được sản xuất đủ và kết quả là dẫn tới thiếu máu.
Khi cơ thể không được cung cấp đủ axit folic sẽ dẫn tới tình trạng thiếu máu do thiếu hồng cầu khổng lồ. Chính vì thế, cơ thể của các bà bầu, các bà mẹ đang cho con bú, trẻ đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh và cả những người nghiện rượu sẽ đòi hỏi rất nhiều axit folic. Ngoài ra, sự thiếu hụt của sắt, kẽm và vitamin C cũng sẽ làm giảm khả năng hấp thụ axit folic của cơ thể.
Vitamin B12 có chủ yếu trong các sản phẩm động vật nên những người ăn chay (đặc biệt là những người kiêng cả trứng và các sản phẩm từ sữa) cũng thường bị thiếu chất này.
Tuổi tác cũng ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ B12 bởi do lượng dịch vị trong dạ dày giảm theo tuổi. Dịch vị dạ dày có tác dụng kích hoạt vitamin B12 trong dạ dày và nhờ đó vitamin B12 dễ dàng ngấm qua thành ruột non.
3. Thiếu máu ác tính
Đây là một dạng khác của bệnh thiếu máu hồng cầu khổng lồ và triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng và rất khó nhận biết. Nguyên nhân rất khó xác định, có thể là 1 hợp chất nào đó trong các tế bào dạ dày mà có khả năng hấp thụ vitamin B12 và nguyên nhân sâu xa có thể là do di truyền hay rối loạn tự miễn. Biểu hiện của tình trạng này là hội chứng dị ứng với chất gluten (có trong lúa mỳ, yến mạch, lúa mạch đen) và những người từng phẫu thuật đường ruột.
Tiêm vitamin B-12 là cách duy nhất điều trị bệnh này.
Bệnh cũng thường gặp nhiều ở người trưởng thành và chủ yếu do:
- Chế độ ăn thiếu các loại thực phẩm giàu axit folic hay B12 như thịt, thịt gia cầm, cá, trứng, phô mai, sữa, rau xanh, men bia và nấm.
- Nghiện rượu.
- Nấu quá kỹ khiến axit folic bị phá hủy.
- Thiếu vitamin C, sắt và kẽm
- Giảm tiết dịch vị
- Từng phẫu thuật dạ dày hay ruột non
- Dị ứng gluten
- Do di truyền
Điều trị và phòng ngừa
Các bác sĩ đều khuyến nghị một chế độ ăn giàu chất sắt để phòng các bệnh thiếu máu do sắt, chẳng hạn như: gan bò, thịt gia cầm, cá, mầm lúa mỳ, hàu, hoa quả khô, ngũ cốc bổ sung sắt, trứng.
Dưới đây là khuyến nghị đã được công nhận đối với những người thiếu máu “dinh dưỡng” của Felicia Busch:
- Ăn đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt là các thực phẩm giàu sắt và axit folic, chẳng hạn như thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm (chọn thịt nạc) và các loại rau lá xanh.
- Cung cấp vitamin C cho cơ thể: ăn các loại quả giàu vitamin C như cam, chanh…giúp hấp thụ chất sắt tốt hơn.
- Dùng đồ nấu bằng gang khi nấu ăn sẽ tốt hơn cho những người bị thiếu máu.
- Không hút thuốc: hút thuốc làm tăng nhu cầu vitamin của cơ thể vì thế nên tránh hút thuốc.
- Dùng viên bổ sung chất sắt: uống viên nang bổ sung chất sắt có thể gây khó chịu ở dạ dày, gây buồn nôn và táo bón vì thế nên uống thuốc sau khi đã ăn no và nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả
-
Senior Member
Re: Thiếu máu - Nguyên nhân - St
Dấu hiệu thiếu máu
Nếu bạn mới làm việc một chút đã mệt, hay ngủ gà ngủ gật, trống ngực đập mạnh khi gắng sức... thì có thể bạn đang bị thiếu máu. Nam giới thiếu máu lâu ngày dễ bị bất lực.
Thiếu máu là hiện tượng giảm số lượng hồng cầu hoặc giảm nồng độ huyết cầu tố (hemoglobin) trong máu.
Dù thiếu máu do nguyên nhân nào, bệnh nhân cũng có những triệu chứng giống nhau như:
- Da, niêm mạc xanh xao, nhợt nhạt, nhất là niêm mạc mắt, miệng, lòng bàn tay.
- Hay bị ngất, hoa mắt, chóng mặt, ù tai khi đang ngồi mà đứng dậy.
- Làm việc chóng mệt, hay ngủ gà ngủ gật. Khi gắng sức, thấy trống ngực đập mạnh.
- Rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hoặc táo bón.
- Nếu thiếu máu kéo dài, bệnh nhân bị phù hai chân, phụ nữ bế kinh, nam giới bất lực.
Khi có các biểu hiện trên, bạn cần đến bệnh viện khám và làm các xét nghiệm để xác định mức độ, nguyên nhân thiếu máu.
Thiếu máu hồng cầu to, ưu sắc: Do thiếu vitamin B12 hoặc axit folic, gọi là bệnh thiếu máu ác tính Biermer, ngoài các triệu chứng chung còn thấy tim có tiếng thổi tâm thu, tim to. Lưỡi nhẵn, sáng bóng. Miệng, lưỡi và họng rát như phải bỏng. Có hiện tượng tê cóng, kiến bò ở các chi, phản xạ gân xương mất. Người đã cắt dạ dày cũng dễ bị thiếu máu dạng này.
Thiếu máu hồng cầu nhỏ, nhược sắc: Thường gặp sau các bệnh mất máu như trĩ, loét dạ dày - tá tràng, ung thư dạ dày, u xơ tử cung, ho ra máu, ung thư phế quản, giãn phế quản, giun móc... Bệnh còn gặp ở những người có vấn đề ở dạ dày, ruột dẫn đến kém hấp thu sắt, phụ nữ có thai, trẻ em dinh dưỡng kém.
Thiếu máu hồng cầu nhỏ, đẳng sắc: Do suy tủy (xuất phát từ bệnh lao, viêm gan virus, ngộ độc nghề nghiệp, do kháng sinh, thuốc chữa ung thư, tia xạ, thuốc trừ sâu) hay do hồng cầu bị hủy hoại (trong bệnh tan huyết, sốt rét, sốt vàng da, liên cầu tan huyết; nhiễm độc). Loại thiếu máu này cũng gặp trong gây trường hợp mất máu cấp (đứt mạch máu, vỡ phủ tạng, vỡ chửa ngoài dạ con, vỡ tử cung...).
-
Senior Member
Re: Thiếu máu - Nguyên nhân - St
Thiếu máu nên ăn mật ong
Hiểu đơn giản, một người được coi là thiếu máu khi nồng độ huyết sắc tố trong máu thấp hơn so với người cùng giới, cùng lứa tuổi, cùng một môi trường sống. Hội chứng thiếu máu gồm nhiều triệu chứng do cơ chế sinh bệnh học thiếu máu gây ra. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới thiếu máu, do đó điều trị thiếu máu khác nhau tùy thuộc nguyên nhân.
Sau đây là một số phương pháp, mà người mắc bệnh thiếu máu cần lưu ý để mau chóng khắc phục tình trạng:
- Tránh uống nước chè và cà phê ngay sau bữa ăn, bởi chất tannin trong trà và cà phê có thể gây những tác động xấu đến việc hấp thu hàm lượng sắt trong thức ăn.
- Hãy uống một cốc trà thảo mộc pha lẫn với đường mỗi ngày, để đảm bảo có thể cung cấp 80% lượng sắt cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.
- Bổ sung nhiều loại thực phẩm có chứa hàm lượng sắt cao như thịt bò nạc, thịt lợn nạc, thịt gia cầm bỏ da, lòng đỏ trứung, cá, hải sản, cật, đậu hà lan, rau bina, đậu lăng, cây củ cải đường xanh, súp lơ, mơ sấy, bơ đậu phộng, lạc, ngũ cốc…
- Cơ thể bạn có khả năng hấp thụ chất sắt từ thịt dễ dàng hơn là từ các loại trái cây và rau xanh. Cho nên, để việc hấp thụ chất sắt từ trái cây và rau xanh đuợc dễ dàng hơn, bạn nên bổ sung vitamin C trong quá trình ăn uống. Đó chính là chất “xúc tác” đẩy nhanh quá trình hấp thu sắt.
- Pha lẫn 1 cốc nước ép củ cải đường và 1 cốc nước táo ép, trộn thêm với đường và mật ong. Nên uống mỗi ngày một lần
- Ăn một quả chuối chín với 2 thìa mật ong, mỗi ngày 2 lần.
- Uống nước ép táo trộn lẫn với nước ép cà chua.
- Ăn nhiều các loại rau có lá màu xanh thẫm.
- Mật ong đặc biệt tốt cho người mắc bệnh thiếu máu bởi vì nó giúp làm tăng lượng hemoglobin trong máu. Hơn nữa mật ong cũng có chứa nhiều sắt, và mangan.
Posting Permissions
- You may not post new threads
- You may not post replies
- You may not post attachments
- You may not edit your posts
Forum Rules