-
Senior Member
Chuyện Tình Khoai Lang
Tình yêu là gì?
Ai cũng hiểu, ai cũng biết. Thế nhưng không có một định nghĩa nào được cholà đúng khi giải thích về tình yêu cả. Lý do là, mỗi người hiểu tìnhyêu theo một nghĩa khác nhau.
Tình yêu, ai cũng có một lần nghe qua, ai cũng đã có ít ra một lần yêu (thử hay thật cũng được), thế nhưng, khi nào thì được phép yêu? Khi nào thì nên... chấm dứt? Không ai dám trả lời cả! Người lính chiến quanh năm với bưng biền, tròn ba tuổi lính, chưa hề có bạn tâm tình, cũng không thể kết luận rằng anh ta không biết gì về tình yêu. Ngay cả ông lão đầu tóc còn vài cọng không đủ làm thuốc, răng cỏ theo nhau rụng xuống cầu hết trơn rồi, cũng không dám nói là mình có đủ kinh nghiệm về tình yêu. Tôi cũng như bạn vậy,cũng đã nghe nói về tình yêu, cũng đã làm thử một lần. Chỉ có một điều đặc biệt là tôi đã đuợc nghe kể lại một chuyện tình thời hậu chiến.Chuyện tình này có thật, rất là cảm động, đã được nhiều anh em biết tới. Theo đúng như những kết luận về chuyện tình thời cổ tích, hai vai chính tới nay vẫn còn sống, vẫn thương yêu nhau, gia đình thật là đầmấm.
Chuyện tình yêu này thật là đẹp, thật là đáng ghi nhớ, hay hơn tất cả những chuyện tình yêu trên thế giới. Love Story của Mỹ cũng thua xa! Một câu chuyện tình yêu kéo dài cả ba năm trời, trong đó hai vai chính, một nam một nữ không hề quen biết nhau, không hề tiếp xúc với nhau, nhưng kết cục lại lấy được nhau thật là ngọt ngào. Câu chuyện tình yêu này đã được đặt tên là... Chuyện Tình Khoai Lang, theo lời kể của một chịến hữu Nhẩy Dù của tôi, như sau:
***
Chuyện Tình Khoai Lang
Ngày đó, vào khoảng năm 1977, tôi đang bị bọn VC bắt đi tù vì tội có ông Tổng Thống đầu hàng. Cả bọn tôi, đa số là các Sĩ Quan trẻ (cấp bậc từ Thiếu Úy tới Đại Úy) được tập trung ở trại Suối Máu, sau đổi qua Trảng Bom (Biên Hòa). Bọn VC độc ác bắt chúng tôi làm việc cật lực nhưng không cho ăn uống tử tế, thuốc men hoàn toàn không có . Ai sống được thì sống, ai về chầu ông bà ông vải thì cứ việc đi. Phương cách giết người này thật là độc ác, giết nguời mà không cần gươm súng. Mỗi ngày đi lao động bên ngoài, anh em cố gắng kiếm được thêm cái gì thì ráng mà kiếm để sống cho qua ngày. Có người lượm được cái trứng chim, bắt được con thằn lằn, rắn mối...cũng đã cho rằng mình có số sung sướng lắm rồi. Dân làng thì ở ngoài xa, thỉnh thoảng mới gặp một vài người. Bọn VC quái ác không cho dân tiếp xúc với anh em chúng tôi và cũng cấm tuyệt anh em chúng tôi không được lân la tới khu dân chúng. Đói, đói lắm, đói thê thảm, đói lả người ra! Nhưng anh em còn trẻ, sức chịu đựng cao,tinh thần càng cao hơn, nên ráng sống đợi một ngày mai tươi sáng.
Bọn VC khoe với chúng tôi: " Đảng ta đã . . . Đại Thắng Lợi"
Thì chúng tôi lại vui mừng nhìn nhau, nói trong ý nghĩ: "Anh em ta . . . Đợi Thắng Lại!"
Ruộng mía, khoai lang, khoai mì của đồng bào ở chung quanh rất nhiều, nhưng chúng tôi không đụng tới, vì đó là của dân, mồ hôi nước mắt của họ. Họ cũng đói như chúng tôi vậy, đâu thể nào lấy của dân được. Ngày xưa,chúng tôi bảo vệ họ, ngày nay không làm gì được nữa nhưng không vì đói mà mất tư cách. Đồng bào biết chúng tôi đang bị đầy đọa, họ cũng thương cảm lắm, họ cũng đã tìm đủ mọi cách mà giúp đỡ chúng tôi. Bọn VC cũng biết như vậy, cho nên mỗi lần phải đưa chúng tôi di chuyển ngang khu dân cư, bọn chúng đi kè kè sát bên, không cho ai tiếp xúc với ai. Muốn mua thêm ít đường, ít muối cũng khó lòng mà làm được!
Thế nhưng trời cao còn có mắt mà, không sao! Miễn được thấy dân là lòng ngườil ính thấy ấm lại rồi! Buổi sáng hôm đó, chúng tôi đang trên đường đi lao động. Từ xa, chúng tôi đã thấy khu dân cư ở đằng trước, và thấy bóng dáng những trẻ em, những cô gái đang tung lúa, thẩy khoai lang ra trước nhà để phơi. Khi tới gần khoảng chừng chục thước, chúng tôi thấy một bóng dáng phụ nữ cầm thúng thẩy khoai lang ra ngoài đường đi, chỗ chúng tôi đang bước thấp bước cao. Chúng tôi tuyệt đối không đụng tới tài sản của dân, dù là mấy củ khoai lang nhỏ bé, nên vẫn cứ thế mà bước đều. Mấy hôm sau, khi đi ngang qua xóm nhà này, chúng tôi lại thấy bóng dáng người phụ nữ này. Cô cũng dáng điệu như cũ, cầm thúng khoai lang thẩy ra đường đi. Lần này cô nói bâng quơ:
- Má à, mấy đám khoai lang hư này, mình đâu có bán cho ai được! Thôi, dục bỏ, nha Má!
Cô vừa nói vừa thẩy khoai lang ra chỗ chúng tôi.
Cô đứng ở xa nói tới, chúng tôi cũng không đi gần nên chỉ nghe cô nói như vậy thôi. Nói là cô gái thì cũng là nói vậy thôi, chứ không thấy rõ hình dáng, nói chi tới mặt mày.
Mấy hôm sau nữa, chúng tôi lại có dịp đi lao động ngang qua khu dân cư này. Chúng tôi lại thấy cô gái hôm trước. Cô vẫn đứng xa xa, nhưng lần này cô cố tình cầm khoai lang thẩy vào chúng tôi rồi bỏ đi, dáng vẻ rất là bình thường.
Tối về khu trại, chúng tôi bàn tán về cô gái, về những củ khoai lang mà cô thẩy ra ngoài. Chúng tôi cùng đồng ý là thái độ của cô rất lạ: Không có ai phơi khoai lang ở chỗ đường đi đó, mà cũng không có ai dục khoai lang trên đường đi như vậy cả.
Một người bạn - tên Phúc - đã nói với tôi:
-Tao nghĩ rằng cô gái này muốn cho mình những củ khoai lang đó. Chứ nếu cô muốn dục đi, thì thiếu gì chỗ dục. Hơn nữa, khoai lang dù là hư,không cho người ăn được thì để cho heo ăn, dễ gì mà dục bỏ!
Lần sau nữa, khi đi ngang khu nhà dân đó, chúng tôi lại thấy cô. Lần nàychúng tôi không thấy cô thẩy khoai lang ra nữa, mà đứng yên ở phía xa xa chỉ trỏ chỗ này, chỗ kia, ý như muốn chỉ cho chúng tôi những củ khoai lang mà cô đã thẩy ra trước đó.
Tối về, chúng tôi lại có dịp bàn tán. Phúc nói với tôi:
-Tao có nhìn thấy mấy củ khoai lang ngay trên đường mình đi. Tao thấy khoai lang kỳ này cũ rồi, không tươi như bữa trước nữa. Tao nghĩ rằng,cô thẩy ra cho tụi mình lượm, nhưng không ai lấy, nên cô lại thâu lại để dành, bữa nay thẩy ra nữa. Chắc chắn là cô cho tụi mình đó, tụi mày đồng ý không?
Tất cả cùng có ý nghĩ đó! Chắc là cô còn có lòng thương những người lính sa cơ đói khổ, mà tặng những củ khoai lang ăn lót lòng. Củ khoai lang nhỏ nhoi không đáng là bao, nhưng tấm lòng của cô thật đáng quý! Chẳng có ai ở không mà chờ anh em chúng tôi đi gần tới mới thẩy khoai lang ra. Cũng chẳng có ai có nhiều khoai lang để mà thẩy chơi như vậy. Chắc chắn là khi chúng tôi đi khỏi, cô lại thâu lại những củ khoai đó mà để dành thẩy lại cho chúng tôi vào ngày hôm sau.Anh em chúng tôi cùng đồng ý là kỳ tới, nếu có đi ngang khu nhà dân, nếu cô còn có lòng hảo tâm mà thẩy khoai lang ra, chúng tôi sẽ chia nhau lượm.
Dịp may đã tới, chúng tôi lại có dịp đi ngang khu nhà dân cũ, và lại thấy bóng dáng cô từ xa. Cô lại thẩy khoai lang ra rồi bỏ đi. Chúng tôi đã bàn với nhau trước rồi, nên chia ra làm nhiều toán nhỏ: Toán đi trước bao chung quanh đám quản giáo để chúng khỏi nhìn thấy phía sau, toán thì đi chậm chậm lượm thật lẹ những củ khoai lang bỏ vào giỏ xách thật nhanh. Lính mà! Chúng tôi thanh toán chiến trường khoai lang lẹ lắm, không thua gì những lúc thanh toán bọn quỷ đỏ trên chiến trường trước đây.
Buổi trưa hôm đó, chúng tôi lại chia ra nhiều toán để dắt bọn quản giáo đi ra xa, trên đầu gió, để đám còn lại lo nướng khoai . Đói lòng ăn được củ khoai lang. Ôi, sung sướng nào hơn!
Đám này ăn xong thì lại ra canh bọn VC để đám kia trở lại ăn những củ khoai lang tình nghĩa đó. Lần sau đi ngang khu nhà dân, đến phiên Phúc lo lượm những củ khoai lang của cô gái hảo tâm. Buổi trưa, Phúc nói nhỏ với tôi:
- Đúng như tao dự đoán, mày ạ! Kỳ này cô ta cho mình toàn là khoai mới, bự và ngon hơn khoai bữa trước nhiều lắm! Chắc cô đã núp đâu đó, thấy mình đã lượm hết khoai kỳ trước nên mới đưa khoai lang mới ra đó!
Nhờ những củ khoai lang đó mà anh em chúng tôi có thêm sức khỏe. Nhờ ở cảm tình mà người dân đã dành cho chúng tôi qua củ khoai lang mà chúng tôi thêm được sức mạnh để chịu đựng cực khổ, chờ đợi ngày mai trời lại sáng. Chúng tôi ăn những củ khoai lang đó của cô gái tốt bụng, nhưng chỉ nhìn thấy dáng của cô từ phía xa xa mà thôi, chứ chưa bao giờ được nhìn thấy mặt cô cả. Cũng chỉ duy nhất có một lần được nghe giọng nói của cô mà thôi.
Thời gian cứ thế trôi qua, chúng tôi vẫn sống, vẫn hiên ngang với đời.
Rồi ngày mai đã tới, ngày tôi và Phúc được bọn VC trả về nguyên quán. Chúng nói là chúng tôi đã... học tập tốt. Nhưng đối với chúng tôi, với riêng tôi và Phúc, chúng tôi vẫn vậy. Muôn đời chúng tôi vẫn là người lính VNCH và càng căm thù bọn Việt Cộng hơn bao giờ hết. Tôi được gia đình lo liệu sẵn, một thời gian ngắn sau khi về lại nhà, tôi đã may mắn vượt biên trót lọt và qua định cư ở Melbourne xứ Úc Đại Lợi.
Tôi cũng có nghe bạn bè nói, Phúc cũng đã vượt biên và hiện ở Sydney, cùng xứ Úc với tôi.
Một ngày đẹp trời vào năm 1990, vợ chồng tôi có dịp đi Sydney và đã ghé thăm Phúc.
Bạn bè ngày xưa gập nhau mừng mừng tủi tủi, nói chuyện huyên thuyên - Chuyện xưa còn đó, nhưng bạn bè nay đâu? Thằng nào còn sống? Thằng nào chết trong trại tù? Thằng nào vượt trại? Thằng nào vượt biên? Đi đâu?
Cuối cùng mới tới chuyện đời sống hiện tại.
-Mày lấy vợ hồi nào? Lấy từ hồi ở VN hay qua đây mới lấy? Bao nhiêu đứa con rồi? Đứa lớn bao nhiêu? Đứa nhỏ mấy tuổi. Chúng tôi nói như chưa bao giờ được nói.
Phúc kể, đã lấy vợ từ hồi ở VN, hai vợ chồng cùng vượt biên qua đây. Vợ của Phúc chỉ cười cười khi nghe chồng giới thiệu là tôi ở cùng trại tù với anh từ năm 1977.
Một lúc sau, vợ Phúc bưng ra một đĩa mà Phúc nói rằng rất đặc biệt: Khoai lang Dương Ngọc!
- Ăn đi mày, ăn để nhớ lại cái thời bị tù đầy, bị bọn VC vo tròn bóp méo!
Tôi sáng mắt lên, vồ lấy củ khoai lang, ăn không kịp bóc. Tại sao lại phải bóc vỏ? Vỏ khoai cũng là khoai vậy! Tại sao lại vứt bỏ đi?
Bao nhiêu kỷ niệm xưa quay trở lại. Tôi cũng đã kể chuyện khoai lang cho vợ tôi nghe nên tất cả đều cùng nhau góp lại chuyện xưa. Tôi vừa ăn vừa ngậm ngùi:
- Không biết cô gái đã cho mình những củ khoai lang đó, bây giờ ra sao? Có ai biết cô đó là ai không? Cô ta còn ở đó hay đã trôi nổi đi phương trời biền biệt nào rồi?
Phúc trầm ngâm một lúc rồi trả lời tôi:
- Cô gái cứu sống mình bằng những củ khoai lang... đang ở trước mặt mày đó! Tao cưới cổ rồi!
Thật là không ngờ! Vợ chồng tôi ngạc nhiên tới há hốc miệng, rớt cả củ khoai lang ra ngoài:
-Mày... mày nói cái gì? Cô này đây... vợ mày đây... là... là cô gái cho tụi mình khoai lang ở Trảng Bom? Mày... nói chơi hay... nói dỡn vậy?Thiệt không? Làm sao mà mày kiếm ra cổ ? Mà... phải thiệt là cổ không? Làm sao mày biết là cổ mà dám nói là cổ ? Dám lấy cổ?
Vợ Phúc (Dung) mỉm cười giải thích cho chúng tôi:
- Em đâu có gueng, đâu có biết ảnh là ai đâu! Tự dưng ảnh tới kiếm em rồi... hỏi cứ (cưới) em đó chớ!
Phúc giải thích rõ ràng hơn:
-Khi còn ở trong trại tù, mình đã nói chuyện với nhau thật nhiều về cô gái đó, tao thầm cám ơn cô đã còn nghĩ đến những người lính VNCH đang mắc nạn. Tao đã nghĩ trong đầu rằng, nếu có dịp trở về, thế nào cũng đi tìm cô gái đó mà cảm ơn. Nếu cô ta còn độc thân, tao sẽ cưới cô ta làm vợ. Mặc dù chỉ với một hành động nhỏ nhoi tặng những củ khoai lang cho chúng ta, nhưng cô đã chứng minh được rằng, cô là người chống lại bọn VC, cô là người đã còn nhớ đến người lính VNCH xưa. "Miếng khi đói bằng gói khi no" mà! Mình đang sa cơ mà còn có người dám nghĩ tới mình, thì làm sao mà không cảm động cho được? Đến khi được thả về, tao trở ra Phan Thiết ở với cha mẹ anh em một tuần, thì nói với ba má là tao kiếm đường làm ăn. Tao quay trở lại Biên Hòa, đi vào khu Trảng Bom, nói với Tổ Trưởng vùng đó là tao ở Biên Hòa, muốn về làm rẫy, mua đất trồng khoai lang. Ông này dẫn tao đi giới thiệu với những gia đình đang trồng khoai lang, có dư đất muốn bán. Nhà nào tao cũng vào làm quen để hỏi mua đất, hỏi kỹ thuật trồng khoai, nhưng mục đích chính là kiếm cho ra cô gái đó. Tao cũng như mày, như những anh em trong trại, đâu có ai biết mặt mũi cô ra làm sao? Ngay cả dáng người cũng không nhìn được, nên khó kiếm hết sức. Nhưng tao còn nhớ được giọng nói của cô ta khi nói: "Má à, khoai lang của mình hư hết rồi, không bán được đâu, dục đi nha Má!" Tao nhớ có nhiêu đó thôi. Rồi duyên số cũng giúp cho tao kiếm ra bả. Buổi chiều hôm đó, khi tao đã hết hy vọng kiểm cổ rồi, đang trên đường đi tới nhà Tổ Trưởng chào từ giã. Chợt tao đi ngang qua một căn nhà ở cuối xóm, thấy một cô gái đang gom khoai lang bỏ vô thúng. Tao ngừng lại hỏi bâng quơ:
- Cô lựa khoai lang đem bán hả?
Cô này không quay lại, vừa tiếp tục lựa khoai, vừa trả lời:
- Tui lựa khoai lang dư đặng mai đem thẩy cho mấy người lính "học tập cải tạo".
Tao thấy coi bộ trúng mối rồi, bèn hỏi tới:
- Khoai lang trồng cực khổ mới có. Bộ cô có bà con đang học tập trong đó hay sao mà lại cho họ khoai lang?
-Tui đâu có gueng ai ở trỏng đâu! Bị tui thấy họ tội nghiệp thì tui giúpđở chúc ít dzậy mà! Hồi xưa, mấy người này đi lính để giữ cho làng xómđược yên, khỏi bị bọn VC phá đám giết hại người ta. Nay những người này bị bắt ở tù, mình phải nhớ ơn họ, phải giúp họ chớ! Hổng giúp được nhiều thì có mấy củ khoai lang cũng giúp họ chút đỉnh dzậy mà!
Mới nghe bả nói là tao nhớ lại liền. Đúng y là giọng nói "Má à, đám khoai lang này hư rồi . . ." mà tao nhớ không bao giờ quên. Tao lại còn kỹ càng hỏi cho ra lẽ tại sao bả lại giúp mấy đám tù cải tạo như mình? Nghe bả trả lời ngon lành như vậy là tao chịu quá đi, nhất định giá nào cũng phải làm quen, nếu được, sẽ cưới bả làm vợ. Lính mà! Dễ lắm! Giản dị lắm: "Hễ ai thương lính là lính thương lại liền".
Tao lại đang trong tình trạng độc thân... "Tròn năm năm lính, chưa hề có bạn tâm tình". Tới luôn! Tao đi tới đi lui nhiều lần làm quen với bả, với gia đình bả, nói là xin học làm rẫy. Khi biết rõ gia đình bả, và biết bả còn đang độc thân, chưa có đám nào, tao mới trở về Phan Thiết kể lại chuyện của bả cho ông bà già tao nghe và nói ý định muốn cưới cô gái quê, nhưng có lòng thương lính đó. Ba má tao đồng ý tao muốn lấy ai thì lấy, miễn là hai vợ chồng hạp với nhau là được rồi. Nhưng mà cô đó có lấy tao hay không thì lại là chuyện khác nữa. Tao trở lại nhà Dung phụ làm rẫy tiếp. Trong một bữa nghỉ trưa ở ngoài ruộng, chỉ có một mình tao với bả, tao mới nói rõ tao là ai? Đã cảm cái tấm lòng của bả và muốn được cưới bả làm vợ. Bả rất ngạc nhiên mà nói với tao, y như bả vừa mới nói với mày vậy: - Tui đâu có gueng biếc gì anh đâu? Tui cho mấy anh khoai lang là cho nguyên đám đó chớ đâu phải cho một mình anh! Bị tui nhớ hồi xưa mấy anh đã đi lính giữ làng xóm tụi tui, chứ tui đâucó biết anh ở trỏng đâu? Mà anh . . . cứ (cưới) tui làm chi?
Làm chi thì tao không biết làm chi, nhưng tao nói tao cảm tấm lòng của bả mà cưới bả, vậy thôi. Tao nói:
- Ít ra thì anh với em cũng còn giống nhau ở một điểm là "THƯƠNG LÍNH".
Nói ba điều bẩy chuyện một hồi, bả cũng không biết nói sao nữa, kêu tao muốn gì thì về nói chuyện với ba má cổ, chứ cổ... hổng biết. Vậy là chịu rồi! Tao mừng quá, cả hai đưa nhau về gập ông già bà già của bả,tao lại kể rõ lai lịch của tao ra và xin đưa cha mẹ tới xin cưới Dung. Hai ông bà ngạc nhiên hết sức, cuối cùng nói là:
- Nếu vậyđúng là duyên số rồi. Con Dung nhà tui nó đâu có gueng biếc gì ông đâu. Nó xin tui ít phai lang, nói là để cho mấy ông bị tù cải tạo, tội nghiệp mấy ổng quá. Ai dè có ông ở trỏng, ông thương nó, ông được dzìa rồi thì ráng lội bộ đi cùng khắp chốn kiếm cho ra nó đặng xin 'cứ' nó! Đó là do Ông Tơ Bà Nguyệt cột đó, chứ hổng có ai bầy ra được đâu!
Tụi tao định ngày, đưa cha mẹ tao tới làm đám hỏi, xong rồi mới mời ổng bả và Dung về nhà tao chơi. Tới Phan Thiết, thấy nhà cửa của ba má tao thì ổng bả và Dung hoảng hồn, vì nhà tao hồi đó cha mẹ cũng còn nhà cửa, cơ sở làm ăn khá lắm! Dung đã nghéo tao ra sân mà nói:
- Nhà anh giào như zậy, mà anh cứ tui là gái guê làm chi? Thôi, thả tui zìa Trảng Bom tui làm rẫy sướng hơn!
Tao phải nói khó với bả:
-Mấy thứ đó là của cha mẹ anh, chứ anh... "Trên Răng Dưới . . . Dế ",đâu có cái gì nữa đâu! Có cái mạng cùi cũng nhờ em cho mấy củ khoai lang mới còn sống tới ngày nay. Mà em đừng có lo, mình còn đủ chân đủ tay, mình tự làm mà nuôi thân, chịu không?"
- Anh nói dzậy thì tui chịu!
Chịu hay không chịu thì cũng trễ rồi! Lính đã nói là Lính làm:
- Em có ý kiến nhiêu đó là đủ rồi, mọi thứ còn lại để anh lo, đừng có lộn xộn gì hết nữa!
Rồi tụi tao làm đám cưới. Cưới xong, tao lo đường vượt biên. Ông bà già vợ thẩy một mớ khoai lang lên tàu, vậy là tụi tao dông. May mắn cho tụi tao, trời yên bể lặng. Sau bốn ngày lênh đênh trên biển, tàu tụi tao cặp được tới Bidong. Tao chọn đi Úc cho nó lẹ và an toàn. Khoảng hai tháng sau tụi tao tới Sydney, gởi điện tín cấp tốc về cho ông bà già tao hay. Hai ổng bả mừng quá, lập tức mướn xe chạy tới Trảng Bom cho ba má Dung hay. Ba Má Dung cũng mừng quá, xá trời xá đất cám ơn lia chia. Ba của Dung cười lớn:
- Dzậy là thằng rể tui khỏi sợ bị Diệc cộng bắt cải tạo nữa rồi ha!
Má của Dung hỏi thêm:
- Ở bển có đất cho tụi nó trồng khoai lang hông dzậy, anh chị sui?
Tụi tao ở bên đây thì cũng giống như tụi bay vậy, ra sức làm mà lo cho gia đình, con cái, lo cho cha mẹ bên Việt Nam. Tụi tao có hai con rồi. Bâygiờ bả hết dám hỏi:
- Anh " cứ " tui làm chi, nữa rồi.
Tụi tao lo làm nuôi con ná thở, đâu còn thì giờ mà hỏi nữa! Hỏi nữa tao để ........ đẻ nữa!
(st)
Last edited by cohangxomcali; 05-17-2009 at 02:44 AM.
-
Senior Member
Re: Chuyện Tình Khoai Lang
Hãy bế em ra khỏi cuộc đời anh...
Vào ngày cưới của tôi, tôi đã ôm vợ trên đôi tay của mình. Xe đưa dâu dừng tại trước tổ uyên ương của chúng tôi. Đám bạn thân của tôi nhất quyết bắt tôi phải đưa nàng ra khỏi xe trên đôi tay của mình.
Do vậy, tôi đã bế nàng vào nhà. Lúc đó, nàng là một cô dâu tròn trĩnh và e thẹn, còn tôi là một chú rể rất sung sức và tràn trề hạnh phúc.
Nhưng đó là cảnh của mười năm trước. Những chuỗi ngày sau đó cũng giản dị như một cốc nước tinh khiết: chúng tôi có con, tôi bước vào thương trường và cố gắng kiếm thật nhiều tiền. Khi của cải trong gia đình chúng tôi mỗi lúc một nhiều hơn cũng là lúc tình cảm giữa hai chúng tôi suy giảm dần.
Vợ tôi là một công chức nhà nước. Mỗi sáng chúng tôi cùng ra khỏi nhà với nhau và hầu như về nhà cùng một lúc. Con chúng tôi thì học tại một trường nội trú. Cuộc sống hôn nhân của chúng tôi nhìn bề ngoài hạnh phúc đến nỗi nhiều người phải ganh tị. Nhưng thật ra cuộc sống yên ấm đó gần như bị xáo trộn bởi những đổi thay không ngờ...
Dew đã bước vào cuộc đời tôi.
Đó là một ngày đầy nắng. Tôi đứng trước một ban công rộng lớn. Dew ôm vòng sau lưng tôi. Con tim tôi, một lần nữa, lại đắm chìm trong dòng suối yêu đương cùng nàng. Đây là căn hộ tôi mua cho cô ấy.
Dew nói: "Anh là mẫu đàn ông có sức cuốn hút với đàn bà nhiều nhất". Câu nói của Dew đột nhiên nhắc tôi nhớ đến vợ mình. Hồi chúng tôi mới cưới, nàng nói: "Mẫu đàn ông như anh, khi thành đạt sẽ rất quyến rũ với phụ nữ". Nghĩ đến lời nói đó của vợ mình, tôi thoáng do dự. Tôi hiểu mình đang phản bội lại nàng. Nhưng tôi đã không thể cưỡng lại chính mình.
Kéo tay Dew sang một bên, tôi nói: "Em đi mua mấy món đồ nội thất nhé? Anh có vài việc phải làm ở công ty". Hiển nhiên là nàng thất vọng rồi bởi vì tôi đã hứa sẽ cùng đi với nàng. Ngay lúc ấy, ý nghĩ phải ly hôn xuất hiện trong tâm trí tôi mặc dù trước đây ly hôn là một điều tưởng chừng không thể.
Nhưng tôi nhận ra khó mà mở lời với vợ về chuyện này. Cho dù tôi có đề cập nó một cách nhẹ nhàng đến đâu chăng nữa, cô ấy chắc chắn sẽ bị tổn thương sâu sắc.
Công bằng mà nói, cô ấy là một người vợ tốt. Tối nào, cô ấy cũng bận rộn chuẩn bị bữa ăn tối, trong khi tôi ngồi phía trước màn ảnh TV. Bữa ăn tối thường xong sớm. Sau đó, chúng tôi cùng xem TV. Không thì, tôi lại thơ thẩn bên máy tính, mường tượng thân thể của Dew. Đó là cách tôi thư giãn.
Một ngày nọ, tôi nửa đùa nửa thật nói với vợ tôi, "Giả dụ chúng ta phải ly hôn, em sẽ làm gì?". Cô ấy nhìn chằm chặp tôi phải đến vài giây mà không nói lời nào. Hiển nhiên cô ấy tin rằng ly hôn là một cái gì rất xa vời với cô ấy. Tôi không hình dung được vợ tôi sẽ phản ứng thế nào một khi biết rằng tôi đang nói nghiêm túc về chuyện đó.
Lúc vợ tôi bước vào phòng làm việc của tôi ở công ty thì Dew cũng vừa bước ra. Hầu như tất cả nhân viên ở văn phòng tôi đều nhìn vợ tôi với ánh mắt ra chiều thông cảm và cố giấu giếm chút gì đó khi nói chuyện với nàng. Vợ tôi dường như có nghe phong phanh vài lời bóng gió. Cô ấy chỉ mỉm cười dịu dàng với đám nhân viên, nhưng tôi đọc được nỗi đau trong đôi mắt ấy.
Một lần nữa, Dew lại nói với tôi: "Ninh, anh ly dị cô ấy đi? Rồi chúng mình sẽ cùng chung sống với nhau". Tôi gật đầu. Tôi biết mình không thể chần chừ thêm được nữa.
Khi vợ tôi dọn ra bàn chiếc dĩa cuối cùng, tôi nắm lấy tay cô áy. "Anh có điều này muốn nói với em", tôi nói. Cô ấy ngồi xuống, lặng lẽ ăn.
Tôi lại nhìn thấy nỗi đau trong đôi mắt nàng. Đột nhiên, tôi không biết phải mở miệng như thế nào. Nhưng tôi phải nói cho cô ấy biết những gì tôi đang suy nghĩ thôi. "Anh muốn ly hôn". Cuối cùng thì tôi cũng đặt vấn đề hết sức nặng nề này một cách thật nhẹ nhàng.
Cô ấy tỏ ra không khó chịu lắm với lời tôi nói mà chỉ hỏi nhỏ "Tại sao?". "Anh nói thật đấy", tôi tránh trả lời câu hỏi của cô ấy. Cái gọi là câu trả lời của tôi đã khiến cô ta giận dữ. Cô ấy ném đôi đũa đi và hét vào mặt tôi "Anh không phải là đàn ông!".
Đêm đó, chúng tôi không nói chuyện với nhau. Cô ấy khóc lóc. Tôi hiểu cô ấy muốn biết chuyện gì đã xảy ra với cuộc hôn nhân của chúng tôi. Nhưng tôi khó đưa ra được câu trả lời thỏa đáng bởi vì trái tim tôi đã nghiêng về Dew.
Trong tâm trạng tội lỗi tột cùng, tôi thảo đơn ly hôn ghi rõ cô ấy sẽ sở hữu căn nhà, chiếc xe hơi và 30% cổ phần trong công ty tôi. Nhìn lướt qua tờ đơn, cô ấy xé nó ra từng mảnh. Tôi cảm thấy tim mình đau nhói. Người phụ nữ chung sống với tôi suốt mười năm nay bỗng trở nên xa lạ chỉ trong một ngày. Nhưng, tôi không thể rút lại những lời đã nói.
Cuối cùng, điều tôi mong đợi đã đến. Cô ấy òa khóc trước mặt tôi. Tiếng khóc của cô ấy thực sự là liều thuốc an thần cho tôi. Ý định ly hôn dằn vặt tôi suốt nhiều tuần qua giờ đây dường như càng trở nên rõ rệt và mạnh mẽ.
Trời khuya, tôi về nhà sau tiệc chiêu đãi khách hàng. Tôi nhìn thấy vợ tôi đang cắm cúi viết tại bàn làm việc. Tôi nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Nửa đêm, tỉnh giấc, tôi thấy cô ấy vẫn ngồi viết. Tôi trở mình và ngủ tiếp.
Vợ tôi đưa ra điều kiện ly hôn: Cô ấy không cần bất cứ thứ gì của tôi, nhưng tôi phải cho cô ấy thời gian một tháng trước khi chính thức ly hôn; và trong thời gian một tháng đó, chúng tôi phải sống với nhau một cuộc sống bình thường. Lý do chỉ đơn giản vì: tháng sau con trai của chúng tôi sẽ kết thúc kỳ nghỉ hè và cô ấy không muốn nó phải chứng kiến cuộc hôn nhân của chúng tôi đổ vỡ.
Cô ấy đưa cho tôi thư thỏa thuận cô ấy soạn sẵn và hỏi: "Anh còn nhớ em đã vào phòng cô dâu trong ngày cưới như thế nào không?". Câu hỏi này chợt làm sống tại trong tôi tất cả những kỷ niệm tuyệt vời ngày ấy. Tôi gật đầu và nói: "Anh còn nhớ".
"Lúc đó, anh đã bế em trên đôi tay của anh", cô ấy tiếp tục, "do vậy, em có một yêu cầu là anh phải bế em ra vào ngày chúng ta ly hôn. Từ giờ đến hết tháng này, anh phải bế em từ giường ngủ đến cửa nhà mình vào mỗi sáng". Tôi mỉm cười đồng ý. Tôi biết cô ấy đang nhớ lại những chuỗi ngày ngọt ngào hạnh phúc và muốn cuộc hôn nhân của mình kết thúc lãng mạn.
Tôi kể cho Dew nghe về điều kiện ly hôn của vợ mình. Cô ấy cười to và cho rằng đó là một yêu cầu ngu xuẩn. "Cho dù cô ta có đưa ra mánh khóe gì chăng nữa, thì vẫn phải đối mặt với kết cục ly hôn mà thôi", cô ấy nói một cách khinh bỉ. Lời nói đó của Dew ít nhiều khiến tôi cảm thấy khó chịu.
Vợ tôi và tôi đã không đụng chạm gì về thể xác kể từ khi tôi có ý định ly hôn. Chúng tôi đối xử với nhau như hai người xa lạ. Vì vậy ngày đầu tiên tôi bế cô ấy, cả hai chúng tôi tỏ ra khá lóng ngóng, vụng về. Đứa con trai vỗ tay theo sau chúng tôi: "Cha đang ôm mẹ trên tay". Lời nói của con trẻ làm tim tôi đau nhói. Từ phòng ngủ đến phòng khách, sau đó mới đến cửa ra vào, tôi đã đi bộ trên mười mét với cô ấy trên tay. Cô ấy nhắm mắt và nói nhẹ nhàng, "Chúng ta sẽ bắt đầu từ hôm nay đừng nói gì cho con hay". Tôi gật đầu và cảm thấy chút gì đổ vỡ. Tôi đặt cô ấy xuống ở cửa ra vào. Cô ấy đứng đó chờ xe buýt, còn tôi lái xe đến công ty.
Vào ngày thứ hai, chúng tôi "diễn" dễ dàng hơn. Cô ấy dựa vào ngực tôi. Chúng tôi quá gần nhau đến nỗi tôi có thể ngửi được mùi hương từ áo khoác của nàng. Tôi nhận ra rằng đã lâu lắm rồi tôi không nhìn kỹ người phụ nữ thân yêu của mình. Tôi nhận ra vợ tôi không còn trẻ nữa. Đã xuất hiện một vài nếp nhăn trên gương mặt của nàng.
Ngày thứ ba, cô ấy thì thầm vào tai tôi: "Vườn ngoài kia đang bị xói mòn đấy. Anh cẩn thận khi đi qua đó nghe". Ngày thứ tư khi tôi nâng cô ấy lên, tôi có cảm giác chúng tôi vẫn còn là một đôi uyên ương khăng khít và tôi đang ôm người yêu trong vòng tay âu yếm của mình. Những tơ tưởng về Dew trở nên mờ nhạt dần.
Đến ngày thứ năm và thứ sáu, cô ấy tiếp tục dặn dò tôi vài thứ, nào là cô ấy để chiếc áo sơ mi vừa ủi ở đâu, nào là tôi phải cẩn thận hơn trong lúc nấu nướng. Tôi đã gật đầu. Cảm giác thân thiết, gần gũi lại trở nên mạnh mẽ nhiều hơn.
Nhưng tôi không nói với Dew về điều này. Tôi cảm thấy bế cô ấy dễ dàng hơn. Có lẽ mỗi ngày đều luyện tập như vậy đã làm tôi mạnh mẽ hơn. Tôi nói với cô ấy: "Có vẻ bế em không còn khó nữa".
Vợ tôi đang chọn váy đi làm. Tôi thì đứng đợi để bế cô ấy. Cô ấy loay hoay một lúc nhưng vẫn không tìm ra chiếc váy nào vừa vặn cả. Rồi, cô ấy thở dài, "Mấy cái váy của em đều bị rộng ra cả rồi". Tôi mỉm cười. Nhưng đột nhiên tôi hiểu rằng thì ra cô ấy đã ốm đi nên tôi mới bế cô ấy dễ dàng, chứ không phải vì tôi mạnh khỏe hơn trước. Tôi biết vợ mình đã chôn giấu tất cả niềm cay đắng trong tim. Tôi lại cảm thấy đau đớn. Theo phản xạ tự nhiên, tôi đưa tay chạm vào đầu cô ấy.
Đúng lúc đó, thằng con chúng tôi chạy đến "Cha à, đến giờ bế mẹ ra rồi" - nó nói. Đối với nó, hình như nhìn thấy cha bế mẹ ra đã là một phần tất yếu trong cuộc sống của nó rồi. Vợ tôi ra hiệu cho nó lại gần và ôm nó thật chặt. Tôi quay mặt đi vì sợ rằng mình sẽ thay đổi quyết định vào phút chót.
Tôi ôm cô ấy trong vòng tay, bước từ phòng ngủ qua phòng khách, qua hành lang. Tay cô ấy vòng qua cổ tôi một cách nhẹ nhàng và tự nhiên. Tôi ôm cô ấy thật chặt, tưởng tượng như chúng tôi đang trở về ngày tân hôn. Nhưng tôi thật sự buồn vì vợ tôi đã gầy hơn xưa rất nhiều.
Vào ngày cuối cùng, tôi thấy khó có thể cất bước khi ôm cô ấy trong vòng tay. Con trai chúng tôi đã lên trường. Vợ tôi bảo: "Thực ra, em mong anh sẽ ôm em trong tay đến khi nào chúng ta già". Tôi ôm cô ấy thật chặt và nói: "Cả em và anh đã không nhận ra rằng cuộc sống của chúng mình từ lâu đã thiếu vắng quá nhiều những thân mật, gần gũi".
Tôi phóng ra khỏi xe thật nhanh mà không cần khóa cả cửa xe. Tôi sợ bất cứ sự chậm trễ nào của mình sẽ khiến tôi đổi ý. Tôi bước lên tàu. Dew ra mở cửa. Tôi nói với cô ấy: "Xin lỗi, Dew, anh không thể ly hôn. Anh nói thật đấy".
Cô ấy kinh ngạc nhìn tôi. Sau đó, Dew sờ trán tôi. "Anh không bị sốt chứ", cô ấy hỏi. Tôi gỡ tay cô ấy ra. "Dew, anh xin lỗi", tôi nói. "Anh chỉ có thể xin lỗi em. Anh sẽ không ly dị. Cuộc sống hôn nhân của anh có lẽ tẻ nhạt vì cô ấy và anh không nhận ra giá trị của những điều bé nhỏ trong cuộc sống lứa đôi, chứ không phải bởi vì anh và cô ấy không còn yêu nhau nữa. Bây giờ, anh hiểu rằng bởi anh đưa cô ấy về nhà, bởi cô ấy đã sinh cho anh một đứa con, nên anh phải giữ cô ấy đến suốt đời. Vì vậy anh phải nói xin lỗi với em".
Dew như choàng tỉnh. Cô ta cho tôi một cái tát như trời giáng rồi đóng sầm cửa lại và khóc nức nở. Tôi xuống cầu thang và lái xe đến thẳng công ty. Khi đi ngang tiệm hoa bên đường, tôi đặt một lẵng hoa mà vợ tôi yêu thích. Cô bán hàng hỏi tôi muốn viết lời chúc gì vào tấm thiệp. Tôi mỉm cười và viết "Anh sẽ bế em ra, vào mỗi sáng cho đến khi chúng ta già".
(st)
-
Senior Member
Re: Chuyện Tình Khoai Lang
Có Những Tình Yêu Qua Net Rất Đẹp
Anh vẫn gọi tôi là "Bà T.... khù khờ". Chắc có lẽ tôi khù khờ thật, tôi khù khờ khi tôi nhận lời yêu anh - một người con trai mà tôi chỉ biết qua chiếc máy vi tính.
Tôi rời quê hương vào một ngày cuối thu, với "nhiệm vụ" đặt ra cho bản thân tôi là sẽ đi học hỏi về cách sống, cách kinh doanh ở nước bạn. Để sau này khi trở về ước nguyện của tôi sẽ trở thành một thương gia giàu có.
Những ngày đầu buồn vì nhớ mẹ, nhớ bạn bè, nhớ người thân, tôi chỉ có chiếc máy vi tính làm bạn. Tôi có thể ngồi cả ngày trên máy vi tính được vì trước đây công việc của tôi thường xuyên là ngôi trên máy vi tính. Vô tình tôi đã gặp anh - người con trai miền biển giống như tôi. Khi anh chat với tôi vài câu chào xã giao như mọi người, tôi thường có thói quen hễ ai click chuột vào nick mình thì tôi sẽ trêu cho họ tức rồi không thèm nói chuyện với tôi nữa thì thôi. Nhưng có lẽ anh để lại ấn tượng cho tôi với câu nói đầu tiên: "Em vẫn còn đi học hay đã đi làm?" - Tôi trả lời: "Nhà em nghèo lấy đâu tiền đi học, em học xong cấp III và không học Đại học, hi", rồi anh tiếp: "Vậy thì em về đây đi Khánh cho em tiền đi học Đại học". Và câu nói đó khiến tôi thay đổi hẳn cách nói chuyện với anh, tôi thường xuyên chat với anh hơn.
Thời gian phía bên tôi hơn Việt Nam 60 phút đồng hồ. Những câu chuyện qua lại, và tôi biết được tình ý của anh. Thú thực đã qua đi rồi 5 năm tôi chưa thấy tim tôi rung động thực sự trước ai sau sự tan vỡ của mối tình đầu. Tôi cố gắng để thời gian trả lời câu hỏi của anh dành cho tôi, nhưng những buổi đi làm tôi nghĩ về anh nhiều hơn, có lúc đang làm rảnh rỗi tôi lấy di động của mình ra gọi trực tiếp về cho anh chỉ để nghe anh nói một câu rồi tôi tắt phụt máy đi.
Tôi gọi điện thường xuyên về nhà anh hơn, tôi được nói chuyện với ba của anh, mẹ của anh - họ là những người rất dễ gần, dễ mến với giọng nói của người miền Nam. Tôi có một cảm giác rất ấm trong lòng, rất tin tưởng ở anh bởi mọi hoạt động của anh đều được hai bác cho tôi biết...
Đêm giao thừa, tôi gọi điện về chúc Tết gia đình tôi, chúc tết gia đình bạn bè, và chúc tết ba mẹ anh. Lúc đó tôi ước gì, ước gì tôi có mặt ở nhà nhỉ, nhưng điều ước vẫn mãi chỉ là điều ước mà thôi... Tôi yêu anh, yêu bằng tình yêu chân thành chứ không phải là cảm xúc nhất thời của mình. Tôi và anh đã có những hứa hẹn, những dự tính cho tương lai và ba mẹ anh, gia đình anh đã biết hết về tôi. Duy chỉ có ba mẹ tôi là chưa biết, vì tôi chưa có dịp để giới thiệu với mọi người.
Tôi muốn nói với ba mẹ tôi về anh nhưng tôi làm sao có thể nói khi tôi ở xa thế này. Tôi cảm thấy mình hạnh phúc nhất khi tôi gửi lá thư do tay tôi viết gửi qua bưu điện cho anh kèm theo tấm hình của tôi. Khi tôi gọi điện về là đúng hôm mẹ anh nhận được thư của tôi, bác reo lên trong điện thoại: "T.... hả con? bác vừa nhận được thư của con nè. Rồi lát nữa Dzu~ng đi làm về bác đưa cho nó nghe con". Tôi "Dạ" một câu mà lòng cảm thấy hạnh phúc tràn trề.
Những trao đổi về kiến thức, về cuộc sống anh và tôi vẫn trao đổi qua mạng. Anh đã cho tôi hiểu được nhiều điều, anh chỉ bảo cho tôi và sửa cho tôi từng câu văn, từng câu nói... "Ông Dzu~ng ngu ngơ" của tôi ơi! Tôi vẫn thường gọi anh như vậy. Anh à! Đây là cảm xúc và tình yêu của em dành cho anh rất nhiều, nếu vô tình anh đọc được thì cũng đừng cười em nha. Em sẽ trở về theo đúng lời hứa của mình 15/08/2009). Em yêu và nhớ anh nhiều lắm! California!
-
Senior Member
Re: Chuyện Tình Khoai Lang
Lòng dạ đàn ông
Cô ấy cao ráo, khá đẹp, đầy đặn cả ba vòng, da trắng, gò má mịn màng với những đám lông tơ mịn, tôi nghĩ mùi sẽ thơm. Cô ấy có đôi mắt đen lanh lợi, răng đều và trắng. Cái nốt ruồi, không nhỉnh hơn đầu tăm, nằm chắn ngay trên đường lệ chảy, làm gương mặt cô ấy có vẻ thoáng buồn. Cái nốt ruồi đó, nhìn càng kỹ, càng? thoáng buồn, như có chút gì ngậm ngùi níu kéo. Cô ấy quê ở miền Bắc, nhà ba anh em, bố hưu trí. Tôi và cô ấy học chung lớp ở đại học. Cô ấy học lực không ở mức xuất sắc, nhưng cũng tàm tạm. Tôi là lớp trưởng, cô ấy là lớp phó. Cô ấy hát khá hay, nhất là dân ca.
Tờ báo tường của lớp, chủ yếu do cô ấy viết, vẽ, sửa bài. Tôi thường cho ý kiến để tờ báo đúng hơn. Các hoạt động nhân ngày lễ kỷ niệm, hội diễn văn nghệ, thi đấu thể thao cô ấy luôn lo lắng thực hiện khá chu đáo, tất nhiên là dưới sự chỉ đạo toàn diện của tôi. Quan hệ của chúng tôi khá gần gũi. Hồi học năm thứ 3, cô ấy bỏ rơi anh chàng người yêu ở quê để cặp kè, ăn nằm như vợ chồng với một người bạn khá thân của tôi. Cậu ấy con nhà giàu. Gia đình có đến mấy cửa hàng lớn trên phố Hàng Đào. Tôi tức giận nghĩ, như thế rất tệ đối với cả tư cách sinh viên lẫn tư cách một con người. Ra trường, tôi chạy vào được Bộ X ? Cơ quan của bố tôi. Cái hăm hở của một gã trai muốn thử sức mình trong thực tế làm tôi quên tiệt mọi thứ, chỉ còn biết đến công việc. Tôi cứ ngỡ, cô ấy đã về Tây Bắc hoặc vào miền Nam công tác. Tôi nhớ, có lần cô ấy nói: - Tớ muốn làm việc ổn định ở Hà Nội, nhưng chẳng có ai giúp đỡ. Vào được cơ quan hành chính, ngày xưa đã khó, bây giờ càng khó hơn. Có lẽ phải tính kế khác. Hà Nội nghiêm túc và cổ kính. Sài Gòn là thành phố mở, có thể dung nạp mọi hạng người, sử dụng được hết
mọi trình độ. Sài Gòn là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước. ấy nhưng một thời gian sau, tôi phát hiện cô ấy vào làm ở một cơ quan thống kê. ở đó, công việc nhàm tẻ, chỉ toàn con số, lương thấp. Lão giám đốc cơ quan cô ấy gần 60 tuổi, nhưng còn khỏe. Vợ lão suy tim độ 3, béo ị, trắng nhợt. Người ta xì xào, cô ấy ngủ với lão, nhưng khi vào được biên chế, hai người chấm dứt quan hệ. Mặc dù cho cô ấy là kẻ phóng đãng, nhưng tôi vẫn khá sốc khi nghe chuyện ấy. Tuy nhiên, khi rảnh rỗi, tôi thường ghé thăm cô ấy. Có mấy gã tôi chẳng hề tôn trọng, cũng thường đến đó.
Họ tập trung đánh chắn, đánh phỏm, tán gẫu, ỡm ờ bóng gió với nhau. Gặp đám ấy, tôi thường khó chịu bỏ về. Có lần tôi hỏi: - Quan hệ với bọn nó thế nào đấy? - Toàn bạn bè quen biết, ấy cũng biết rồi còn gì. - Mấy thằng chó dái ấy chẳng hy vọng gì đâu. - Họ chơi cho vui thôi. Chẳng có gì đâu. - Lấy chồng đi. - Ừ! Lấy chồng. Phải lấy chồng chứ ? Cô ấy nói, rồi nhìn sâu vào bức tường trước mặt. Một lúc sau cô ấy nói: - Tớ với ấy quen nhau lâu quá rồi nhỉ? - Ừ! - Có phải bạn thân không? - Ừ! -Chúng mình thân nhau đến nỗi không thể yêu nhau được nhỉ ? Cô ấy nói. - Đừng nói vớ vẩn ? Tôi nói. Thỉnh thoảng, khi tôi về, cô ấy tiễn một quãng đường dài, hết cả con hẻm sâu, rồi lại đi một quãng dọc con đường men theo sông Tô Lịch. Con sông nước đen ngòm, lềnh bềnh đủ thứ, mùa đông thối, mùa hè càng thối hơn. Tôi dắt xe máy, cô ấy đi bên cạnh. Chúng tôi thường im lặng hoặc nói những chuyện chẳng đâu vào đâu, đôi lúc còn tranh luận vớ vẩn, thậm chí cãi nhau. Đôi lúc, quãng đường đi xa quá, tôi phải đèo cô ấy quay lại. Đôi lúc cô ấy uồm lên phía trước hỏi một câu vu vơ nào đó về điện thoại di động hoặc ai đó hiện ra sao. Tôi như ngửi được mùi thơm từ người cô ấy. Tôi cảm thấy vú cô ấy cọ vào lưng tôi mềm mềm. Đôi lúc khi chia tay, cô ấy nhìn tôi khá lạ, nhưng tôi quay đi, rồ ga cho xe chạy. Nếu chúng tôi đi chơi đâu đó, cô ấy thường bảo tôi ngồi ra ghế, rồi kéo ri-đô thay quần áo. Tôi là trai tân, vẫn còn ngượng, còn cô ấy vừa cúi, ngửng, co chân, giăng tay, vừa nói chuyện rất tự nhiên. Tôi phải khép cửa lại, vì sợ ai đó bất chợt đến chơi. Thực lòng mà nói, đôi lúc, tôi muốn ngủ lại chỗ cô ấy, nhưng có cái gì ngăn tôi lại. Có lần, tôi vô tình lật chiếu lên, thấy mấy cái bao cao su. Sau lần đó, tôi không bao giờ lục lọi đồ đạc của cô ấy nữa. Có lần tôi đến, đã thấy tay người yêu cũ của cô ấy ở quê lên. Tay ấy mới hành nghề buôn hàng lậu từ Trung Quốc về nước ta, trông khá giàu. Hình như, hắn thành tâm nài nỉ điều gì, nhưng cô ấy từ chối. Hai người có vẻ thấm buồn và khá bối rối khi thấy tôi. Tôi làm vài động tác lịch sự, rồi cáo lui. Ngồi trong quán Cà phê - Bóng đá đầu phố, tôi thấy họ đèo nhau qua, gần sáng vẫn chưa về. Lần gặp sau, tôi hỏi: - Đêm hôm ấy đi đâu thế? - Chuyện cũ ấy mà - Cô ấy nói. Rồi như sợ tôi hiểu nhầm điều gì, cô ấy nói tiếp ? Chuyện vớ vẩn, chuyện buồn cười ấy mà. - Thế mấy thằng chọi con hay đến đánh phỏm cũng vớ vẩn thế à? - Thế ấy bảo tớ phải làm sao? Cứ đóng cửa, không tiếp khách, không chơi bời gì à? Tớ có phải nữ tu đâu. - Nhưng mà không được thế, không nên thế, như thế là không hay. - Ấy chẳng có quyền gì mà cấm tớ cả - Cô ấy nói. Có lẽ cô ấy dỗi. Bố tôi rất nghiêm khắc. Mẹ tôi là giáo viên. Công việc ổn định, lại là con trai một, nên gia đình giục tôi lấy vợ rất găng. Nếu biết lối sống lang chạ của cô ấy, họ sẽ không chấp nhận nổi. Tôi nghĩ, tôi cũng khó lòng chấp nhận nổi. Tôi có những lựa chọn khác hay ho hơn. Mới đây, cô ấy lấy chồng. Hôm cưới cô ấy, tôi bận đi ăn chẵn tháng ở nhà một người bà con xa trên phố Hàng Bột. Chồng cô ấy là viên chức Bộ Y. Ông ấy có nhà riêng bề thế, đi làm bằng ô tô, biển số 29A. Vợ ông ấy chết đã lâu. Ông ấy có hai con. Đứa đầu học năm cuối đại học, đứa sau là học sinh lớp 12 trường chuyên Amxtécđam. Ông ấy gần 50 tuổi.
(st)
-
Senior Member
Re: Chuyện Tình Khoai Lang
Mong manh
Người đàn ông tôi yêu đã có vợ. Anh ấy đã có một gia đình. Phải chấm dứt. Sau mỗi lần quyết tâm như thế tình yêu đối với anh trong tôi lại trào dâng, lại mãnh liệt hơn. Tôi khóc trên vai anh. Anh đổ trên vai tôi. Vỗ về nhau. Không ai có lỗi. Tình yêu không có lỗi. Chỉ không đúng chỗ mà thôi. Phải mạnh mẽ. Phải dũng cảm để vượt qua được chính mình em ạ. Tôi cắn môi, cố kìm giọt nước mắt sắp vỡ ra.
Anh chỉ gọi cho tôi mỗi khi say. Anh hát rượu cạn ly uống xong lòng còn giá, mím môi cười mà nước mắt tuôn rơi. Đêm chia ly ngại gì em chẳng nói. Chỉ nghe tim nức nở trở về thôi. Tôi dìu anh ra khỏi phòng karaoke. Hôm nay sinh nhật anh. Chị ấy giận, ôm con về nhà bà ngoại rồi. Anh có lỗi gì cơ chứ. Không bỏ bê vợ con, không rượu chè và cả không ngoại tình. Anh hát về tôi hay về chị ấy. Về người phụ nữ đã gắn bó với anh hơn hai năm nay và sẽ gắn bó với anh suốt những năm sau này.
Tôi mua tặng anh chiếc áo sơ mi màu xanh nhạt. Anh mặc nó khi cùng chị ấy đi chụp ảnh kỷ niệm ba năm ngày cưới. Anh quàng tay chị. Những bức ảnh thật rạng rỡ, hạnh phúc. Anh cố tình né tránh ánh mắt xa vắng của tôi. Anh em mình đi uống rượu. Phải, để chúc mừng anh. Em uống giỏi hơn anh tưởng nhiều đấy. Hôm chị ấy sinh, vui thế mà anh cũng chỉ uống được gần chừng này thôi. Không có mặt chị ấy một hôm trong cuộc nói chuyện khó thế sao anh. Lần đầu tiên, tôi gắt. Anh vụng về, ''không hẳn thế đâu, ý anh là...''. Rồi anh bỏ lửng câu chuyện. ''Mình về đi em. Muộn rồi''. ''Chỉ hơi hơi muộn thôi'' - Tôi nói và khoác áo, khoác túi xách, cùng anh rời khỏi quán.
* * *
Đồng ý lấy anh? Anh là người tốt, em cũng là người tốt, sẽ ở với nhau được mà. Người đàn ông đó vừa ở Nga về. Là người thành thực, hay mười mấy năm sống ở Nga tạo cho anh ta cách nghĩ như thế. Cũng có thể đơn giản cuộc sống là vậy. Mẹ tôi sốt sắng, gọi điện cho tất cả những ai mà bà biết tiếng nói của họ có ý nghĩa với tôi, để tác động. "Học hàm học vị cao, nhà cửa đàng hoàng, lại tốt tính, chẳng qua nhờ bố mẹ ăn ở hiền lành mày mới gặp được, mà vẫn chưa ưng thì tao cũng chịu rồi. Cho mày chết già. Cho mày biết không có gia đình thì sẽ tủi khổ đến ra sao, cứ nhìn mấy cô giáo ở trường mẹ thì biết, già rồi, muốn xin một đứa con để nuôi cũng không ai muốn cho nữa, như thế sao gọi là đàn bà, có hiểu không con". Mẹ tôi bao giờ cũng vậy. Ngay từ khi tôi mới ra trường nhiều đêm bà đã khó ngủ vì lo cho cái sự chồng con của tôi. ''Phải có chồng con ạ, phụ nữ mà không có người đàn ông bên cạnh là không ổn đâu". Tôi đáp lại bằng một thái độ đồng tình. Nhưng biết rõ trong lòng bà chưa thể yên tâm.
Sau người đàn ông ở nước Nga về, tôi còn tiếp tục những cuộc gặp gỡ như thế nữa. Nhưng rồi tất cả đều dạt ra vì không biết làm thế nào để đẩy mối quan hệ tiến xa hơn. Rồi Đạt xuất hiện. ''Mình sẽ làm Trang thay đổi''. Đạt tự tin và quả quyết vậy. "Có thuốc gì cứ điều trị, cũng đang muốn là người khác đây". "Đừng mỉa mai kiểu thế nữa có được không Trang". Đạt có thừa nhiệt tình của một thanh niên, phát huy tối đa trí tưởng tượng để mang lại niềm vui cho tôi. Tôi có thể thỏa sức khóc trước mặt Đạt vì nhớ anh. Đạt biết tôi đang mang trong mình một tình yêu vô vọng và nguyện lấp đầy chỗ trống đó. Và ít nhiều Đạt đã thành công. Tay tôi run run đón nhận bàn tay ấm nóng của Đạt trong đêm giao thừa. Tôi ngoan ngoãn đi bên Đạt trong hơi thở mùa xuân cho đến 5 giờ sáng hôm sau thì Đạt rời tay ra và nhìn tôi, một cái nhìn như kiệt sức. ''Đạt hết kiên nhẫn rồi Trang à. Mình chia tay nhau ở đây nhé''. ''Mình rất biết ơn Đạt. Biết ơn những gì Đạt đã cố vì Trang. Những khát khao của bạn sẽ thành hiện thực khi mùa xuân về, tin thế đi". Đạt lắc đầu.
Phó mặc chiếc xe cho mấy cậu bảo vệ, tôi lao lên gác hai quán cà phê Trung Nguyên. Anh đã ngồi chờ ở đó từ lâu. Tôi đoán thế khi nhìn tách cà phê đã cạn, ly nước trà bên cạnh cũng trống không. ''Chuyện gì vậy? Sao gọi em ra rồi lại im lặng?''. Anh vẫn chiếu cái nhìn như trân trối vào một khoảng không vô định. Tôi đập mạnh tay lên mặt bàn. "Quay lại nhìn em đi nào. Có chuyện gì thì cũng phải nói đi chứ". Rồi lại thấy sao mình vô lý. Không chuyện gì hết. Chỉ là anh đang muốn có tôi để cùng im lặng. Bao nhiêu lần tôi cũng đã hành hạ anh bằng cách như thế còn gì. Tôi đồng lõa với sự im lặng của anh lúc này. Phải, tôi cũng đang muốn có anh để cùng im lặng đây. Tôi đang muốn nghĩ về Đạt. Cô phải Đạt đã nhận ra chỉ có người gây ra chỗ trống mới lấp được chỗ trống đó. Lần đầu tiên ở bên anh tôi nghĩ tới một người con trai khác. Nhưng điều đó không nói lên được gì. Anh, anh đã bao giờ là của riêng em. Có bao giờ là của riêng em. Sẽ bao giờ là của riêng em. Để mà chờ đợi. Không, em mãi vẫn ở ngoài cuộc đời anh. Chỉ là một chút gì chị ấy không có mà anh cần, nhưng không thường xuyên. Em nhẫn nại như thế này để làm gì hả anh, khi biết rõ con đường mình đang đi. ''Trang'', tôi giật mình, ngơ ngác. Anh gọi ra không phải để thần mặt ra thế đâu. Rồi không hiểu sao cả anh và tôi cùng phá lên cười. "Chuyện của em tiến triển sao rồi''. ''Như những lần trước". "Em lại thế rồi''. ''Nhưng không phải vì anh đâu''. "Vì em sắt đá''. ''Không phải. Vì chưa đến lúc. Ừ. Hôm nay anh không đưa gia đình đi chơi đâu à, tết dương lịch mà''. ''Có. Chỉ đi loanh quanh một lúc rồi về". ''Vui chứ''. ''Bình thường. Mình lang thang đâu đó một lúc đi em". Tôi gật.
Tôi trở về nhà trong tình trạng say khướt. Hân không giấu nổi nỗi lo lắng, nghi ngại khi thấy bên cạnh tôi là anh. Vừa khuấy ly nước chanh muối nó vừa làu bàu. "Mày nuông chiều cảm xúc vừa vừa thôi''. Rồi mặc tôi với tâm trạng trống rỗng, nó ngồi vào máy tiếp tục viết bài. Anh đã về rồi. Nhưng những lời tối nay? ''Tất cả bọn anh đều yêu em. Nhưng anh không có quyền''. ''Là lý do anh gọi em ra quán chiều nay sao. Biết nữa để làm gì hả anh. Nhẹ lòng mình nhưng nặng lòng người''. Một cái gì đó nhói lên trong lòng ngực trái.
* * *
Hân khao nhuận bút một truyện ngắn mới được đăng chiều nay. Không phải truyện ngắn đầu tiên đăng báo, mà quan trọng hơn, nó cho biết thế là cuối cùng Hân đã đoạn tuyệt được với quá khứ, đã vứt được kẻ bạc tình kia ra khỏi đời mình. "Thanh thản lắm mày ạ. Ngay cả cảm giác ghét bỏ giờ cũng không''. Đã khốn đốn vì lo cho được một công việc tử tế. Đầu óc lúc nào cũng căng lên để đừng mất đi vị trí công việc hiện tại. Thế mà cả Hân, cả lũ bạn của tôi vẫn còn phải khốn đốn vì bọn đàn ông. Chúng lấy người đàn ông mà chúng yêu, người đàn ông đã phản bội chúng để làm thước đo giá trị cuộc đời mình. Hạnh phúc hay khổ đau cũng từ đó mà ra. Sao phải thế cơ chứ. Sao giá trị cuộc sống của mình lại phụ thuộc ở một người đàn ông nào đó. Tôi không thể nào cắt nghĩa nổi. Mẹ tôi, bạn tôi, những người xung quanh tôi đều cho vậy. Mặc kệ tình hình, Hân nhỉ, chúc mừng mày đã vượt qua được nỗi đau bị tình hành. Mày đã viết lại được chuyện của mình, nghĩa là mày đã tỉnh, đã nhìn nó không phải con mắt của người trong cuộc nữa. Còn tao, bao giờ tao mới viết được một câu chuyện cho riêng tao đây. Hai đứa lại kéo nhau vào quán karaoke, hát cho nhau nghe, những ca khúc thời con gái. Say sưa hơn mọi khi vì có hơi nồng của rượu. Vì một lần yêu mà dốc hết thơ ngây tâm hồn. Nếu là hôm qua mình chắc đến đau đớn vì những lời ca thế này rồi, ô hô, đã trở lại là mình rồi, Hân giành lấy micro.
* * *
"Ở bên em anh hướng về cô ta. Anh nghe những hài hát có bóng hình cô ta. Anh luôn phải kìm nén". Anh chìa mảnh giấy trước mặt tôi. Anh không biết cô ấy cố tình hay vô ý để lẫn nó trong đống tài liệu. Nhưng giờ thì cô ta đã bỏ đi thật rồi. Anh không biết mình có nên đi tìm như những lần trước nữa. Chị ấy cũng nhạy cảm đấy chứ. Lần đầu tiên anh gọi cho tôi trong một trạng thái hoàn toàn tỉnh táo. Anh ôm, rồi hôn tôi. Vội vã. Cuồng nhiệt. Như thể đây là lần gặp gỡ cuối cùng. Anh đã thể hiện tình yêu với tôi không phải trong cơn say. Tôi trong vòng tay anh. Trong vòng tay ấm chặt thực sự chứ không phải tưởng tượng như hàng trăm lần trước đây. Anh đang hiện hữu bằng xương bằng thịt, bằng hơi thở bên cạnh tôi. Tôi đã nắm bắt được tình yêu của mình. Má tôi đẫm nước. Những giọt nước mắt của anh.
* * *
Phải, Hân nói đúng, tôi không thể cứ chiều theo cảm xúc của mình mãi được. Và cả anh nữa. Tất cả phải trở về trật tự của nó. Sẽ qua được thôi một khi lòng đã quyết. Tôi vẫn ở lại căn phòng quen thuộc này, vẫn dùng số máy anh đã chọn. Và vẫn sẽ có những đêm quay quắt vì nhớ anh, vì mối tình riêng. Phải, tôi yêu anh, nhưng anh đã có vợ, anh đã có một gia đình. Tôi không được phép. Không được phép làm đau anh. Không được phép nhân lên nỗi muộn phiền trong tâm can mẹ tôi. Không được phép hành hạ bản thân mình vì phải luôn sống trong nỗi kìm nén như bao nhiêu năm qua. Hân nói đúng, câu chuyện này xoay chuyển theo chiều hướng nào là do tôi.
* * *
Mẹ tôi lấy làm hài lòng vì cuối cùng con gái đã trở về với thực tế cuộc sống. Giờ bà có thể tự tin mà trả lời mỗi khi ai đó hỏi thăm về tôi. Vì tôi đã sắp lấy chồng. Đúng như mong muốn của bà, như mong muốn của những người thân xung quanh. Tôi tiến hành những việc cần thiết cho một đám cưới nhưng không phải với tâm trạng của một người trong cuộc. Chồng sắp cưới của tôi coi lấy vợ như là một công việc đến lúc cần phải làm.
Tôi gọi cho Hân. Hai đứa lang thang dọc con phố quen thuộc rồi rẽ vào một quán cà phê. Sẽ đâu vào đấy cả, hôn nhân mới có thể trói buộc người ta vào khuôn khổ mày ạ, nghĩ ngợi vừa thôi. Hân muốn kéo tôi ra khỏi nỗi đắm chìm.
Cho đến khi Hân dắt xe ra khỏi quán rồi tôi thấy mình vẫn đang ngồi bất động bên ly cà phê. Có phải tôi đã quá mơ mộng. Tôi không biết. Chỉ biết lúc này tôi đang nghĩ về anh, đang nhớ anh, đang muốn có anh ở bên... Tiếng hát của một ca sĩ vẫn não nề. Tưởng rằng đã quên, cuộc tình sẽ yên. Tưởng rằng đã quên, nhưng tim yếu mềm... Điện thoại rung. Tôi nắm chặt tay vào thành bàn cho qua cơn thảng thốt... Số của anh! Có phải anh cũng đang không muốn mất tôi... Không, lúc này tôi không muốn nghĩ thêm gì nữa. Ấn nút nghe. Tôi muốn anh cũng bất hạnh, cũng bế tắc. Như tôi lúc này. Lưỡi tôi líu lại. Và tôi biết anh đang lao tới. Mọi ý thức đều mờ nhạt.
(st)
-
Senior Member
Re: Chuyện Tình Khoai Lang
Cô gái xấu xí
Đây là câu chuyện về một người con gái xấu xí, xấu khủng khiếp, xấu ma chê quỷ hờn, xấu không gì xấu hơn, thậm chí một vẻ gì xấu bằng thế cũng đã là hiếm hoi lắm rồi.
Cái ông nịnh đầm nào đó bảo trên đời này không có người phụ nữ xấu là sai toét, là bịa đặt. Chứng cớ rành rành ở người con gái này đây, một kẻ xấu nhất trần gian, xấu nhất dải thiên hà, và nhất luôn cả trong cái vũ trụ tối om bao la rộng lớn này nữa. Người con gái không rõ tên, nên xin cứ gọi là Thị.
Trớ trêu, Thị sinh ra trong một gia đình toàn những người đẹp. Không biết có phải khi đã đẹp quá rồi thì con người ta không thể đẹp hơn nữa mà phải quay trở lại cái vòng xấu xí hay không, nhưng với Thị thì có lẽ đúng là vậy.
Thị gánh trọn những xấu xí của nhân gian. Không ai có thể bảo Thị không phải con trong gia đình, bởi Thị giống, giống lắm, giống bố, giống mẹ, thậm chí cả con chó già móm mém rụng lông bốn mùa, không hiểu sao cũng có nét hao hao giống Thị.
Cái con chó ấy, nó gần bằng tuổi Thị. Chính xác thì nó kém Thị bốn tuổi bẩy ngày. Mà Thị thì đã hơn mười chín tuổi rồi, nghĩa là con chó cũng chẳng còn trẻ trung gì nữa. Nó đã gắn bó với gia đình Thị hơn mười lăm năm qua. Nhưng đến cả cái vẻ tồi tội đáng thương giống con chó già ấy, Thị cũng không dễ thương bằng nó. Những nét góp nhặt ở người thân, sang Thị đều trở nên méo mó cả. Vì vậy, từ cái đẹp tuyệt đỉnh, chuyển sang Thị đều trở nên cái xấu khủng khiếp.
Kết luận: Thị siêu xấu.
Và Thị cũng biết là Thị xấu. Không như những người con gái khác, có nhiều người con gái xấu mà lại cứ tưởng mình đẹp, Thị rất rõ cái xấu của mình. Nhưng, lại khác một vài người con gái xấu khác, Thị chẳng phiền muộn về cái điều kém nhan sắc ấy. Không xấu hổ, và cũng chẳng tự hào.
Thị có cái may mắn trời cho là không quan tâm gì đến nhan sắc của Thị cũng như của người khác. Nếu không thế thì hẳn trong nhà Thị đã chẳng còn mảnh kính nào rồi, thậm chí những thứ có bề mặt nhẵn nhẵn đủ phản chiếu đôi chút hình ảnh chắc cũng không được dùng nốt.
Nhưng may thay, mọi thứ vẫn vẹn nguyên, nhờ Trời. Thực ra Trời còn ưu ái Thị một đôi điều nữa, một đôi điều nói ra chẳng ai tin nhưng lại là sự thực. Một trong những điều đó là việc Thị ngã từ ban công tầng hai xuống, đập đầu vào nền đất ẩm, bất tỉnh một lúc rồi khi tiếng xe cấp cứu inh ỏi trước cửa nhà thì Thị lại mở mắt thao láo và ngồi dậy líu lo như khướu. Tay lái xe lẩm bẩm câu gì đó, hình như về chuyện cuống quýt chen chúc đúng giờ tan tầm chỉ để đến ngắm một người mà đến quỷ cũng chỉ dám nhìn bằng một nửa con mắt, đang khoẻ mạnh nói líu lo. Có ai nghĩ chỉ tiếng hú còi của xe cấp cứu đủ để gọi hồn vía trở lại nhỉ?
Sau cú đập ấy, có hai dây thần kinh nào đó của Thị, do va đập mạnh, đã dính chặt vào với nhau. Và người ta bảo Thị bị "đơ". Hình như là vậy. Chỉ là hình như thôi, vì những người trẻ bảo vậy, những người già cũng bảo vậy, nhưng đám thanh niên choai choai tầm Thị lại không bảo thế. Không những vậy, chúng bảo Thị quyến rũ mới chết chứ! ừ, quyến rũ cơ đấy!
Thoạt tiên, gia đình Thị mừng lắm. Cái nỗi lo về bom nổ chậm tự dưng hoá hơi bay đâu mất, nhẹ cả người. Họ cũng không hiểu sao mọi chuyện có thể biến đổi nhanh đến thế.
Mới lúc trước còn là đứa con gái xấu xí vụng về, sau một cú ngã đã thành cô nàng quyến rũ. Họ đoán xa đoán gần, họ đoán non đoán già, mà vẫn chịu không tìm được lý do. Thị vẫn thế. Về mặt nhan sắc thì con quỷ cũng không thể mở nốt con mắt rưỡi, hay thậm chí chỉ nửa con mắt còn lại thôi, để nhìn Thị.
Về mặt trí tuệ, vẫn nên tránh đề cập đến những vấn đề cần động não với Thị, nếu bạn là một người tế nhị. Và cả về nữ công gia chánh nữa, hãy nghĩ rằng Thị là người phụ nữ hiện đại và đồ hộp có lợi cho sức khoẻ. Tóm lại: Thị vẫn thế. Chỉ có một điều không ai biết được, là khi Thị ngã trên nền đất ẩm ấy, hương đất đã ngấm vào Thị, thẩm thấu qua da, hoà vào máu, chảy về tim.
Điều duy nhất khác biệt nằm ở đó. Thị tỉnh lại nhanh chóng cũng vì thế. Hơi đất có một sức mạnh kỳ lạ, sức mạnh mở mi mắt khép kín và tạo nên cái vòng quyến rũ trẻ trung xung quanh Thị. Nhưng không ai biết điều đó, trừ nền đất nơi Thị đã ngã xuống.
Sau cảm giác mừng rỡ là đến cảm giác lo âu. Gia đình Thị lo lắm. Dù gì thì họ cũng không lường trước được cảnh đứa con gái xấu xí một ngày kia lại có nhiều người theo đuổi đến thế. Mà bọn họ lại toàn những người khoẻ mạnh, mắt tinh tai thính thần kinh ổn định. Không hiểu sao họ lại mê mệt Thị đến thế.
Hương đất đúng là có tác dụng đặc biệt thật! Họ cắt cánh của tất cả các loài côn trùng để lắp vào lời nói của mình, gửi đến Thị. Cánh côn trùng trở nên món hàng có giá. Rồi đến khi bọn côn trùng thảm hại tới mức phải đổi hình thức di chuyển từ bay sang bò thì họ cắt đến cánh của các loài chim, kể cả gà và ngỗng - những đôi cánh tuy xấu xí thô kệch hơn nhưng dầu sao vẫn là cánh!
Mặt đất trở nên chật chội và không gian thì có vẻ thênh thang hơn vì hầu hết buộc phải đổi sang di chuyển bằng chân. Đây chỉ là một phần nhỏ của cuộc đua - cuộc đua âm thầm mà cực kỳ gay cấn - đến trái tim của Thị - trái tim bốn ngăn như bất kỳ tim một người bình thường nào khác, chỉ đặc biệt bởi trong bốn ngăn ấy chứa đầy hương đất ? hương ngai ngái nồng nồng vô cùng quyến rũ của đất.
Người ta sẽ nhăn mặt nếu chẳng may gặp cái hương ấy trong một chậu đất, một ụ đất nào đó, nhưng lại như mê đi khi thấy nó ở Thị. ấy là bởi vì khi hương ấy ở đất, nó nồng quá, đậm đặc quá. Còn khi nó đã hoà vào máu để chảy về tim, mùi hương trở nên nhẹ nhàng hơn, quyện với những tinh tuý của con người tạo nên sự quyến rũ kỳ lạ. Nhưng vẫn có một điều không ai hiểu nổi là tại sao lại chỉ lũ thanh niên choai choai mới nhận ra điều ấy, những kẻ ăn đã no nhưng lo thì chưa tới?
Thế nhưng Thị lại chẳng mảy may rung rinh trước bất cứ kẻ nào. Anh đẹp giai, anh giàu có, anh con ông to, anh cháu ông nhỏ,? tuốt tuồn tuột những gương mặt sáng giá, chen chúc nhau trước cánh cổng dẫn vào trái tim Thị, đánh nhau sứt đầu mẻ trán rơi kính rụng răng, vẫn không vào được. Thị dửng dưng, như xưa nay Thị vẫn thế: xấu xí, ngờ nghệch và dửng dưng.
Đến lúc này thì gia đình Thị bắt đầu hoảng. Phụ mẫu sầu muộn, huynh đệ lo lắng, bà con khối phố gần xa thân bằng cố hữu và hiện hữu đều không khỏi băn khoăn trước thái độ ấy của Thị.
Thầy mẹ nỉ non: "Con ơi kiếm một tấm chồng!", huynh đệ nạt nộ: "Mày không chọn để các anh chọn hộ?". Mấy kẻ vô công rồi nghề lại thêm tính ghen ăn tức ở thì được thể chua ngoa "Đã cá sấu lại còn yết kiêu. Phen này cầm chắc chân chủ tịch hội ế toàn cầu!".
Ông tổ trưởng tổ dân phố cứ đôi ngày lại đến đề cập gần xa từ bóng gió đến thẳng thừng về chuyện đám thanh niên đến nhà Thị gây mất trật tự công cộng làm bà con làng xóm kêu la ầm ĩ. Bà chủ tịch hội phụ nữ kiêm tổ trưởng tổ hoà giải cũng ngày ngày lui tới vì mấy chuyện chen hàng của đám thanh niên ấy, cất giọng oanh vàng thánh thót và được dịp đào bới đống kinh nghiệm từ Đắc nhân tâm, Nghệ thuật xử thế, Phụ nữ cần biết?tích luỹ bao lâu nay. Mặc.
Lũ thanh niên vẫn chen hàng cãi nhau lộn xộn. Bọn trẻ con chuyển từ đi rao "chết cả đây" sang căng dây đóng bãi trông xe. Các bà già bầy thêm mấy bộ bàn ghế bán nước chè lấy chỗ chờ đợi cho những anh chưa đến lượt vào. Chinh gum đắp bờ min em đẹp lắm bán đắt hơn tôm tươi. Và những cái cánh của côn trùng, chim chóc và gà vịt vỗ rào rào trong những lời nói?
Không biết mọi chuyện sẽ còn tiếp diễn bao lâu nữa, cho đến một ngày, Thị đi chợ về dẫn theo một anh chàng nhầu như quả táo Tầu, râu ria xồm xoàm mặt mũi hốc hác. Đặc biệt, anh ta bẩn kinh khủng. Bùn lấm từ đầu đến chân rồi lại phủ từ chân lên tới đầu. Thị nhặt được anh ta giữa chợ, khi thấy anh ta ngã đến oạch một cái. Và?tình yêu sét đánh hay điện giật thì không rõ, chỉ biết Thị e lệ "Con yêu anh ấy"!
Cả nhà ngã ngửa. Khu phố ngã ngửa. Thân bằng cố hữu gần xa ngã ngửa. Thị bỏ qua những gương mặt sáng giá, những súp pơ sờ ta, những tư bản trẻ, nhà văn trẻ, nhà thơ trẻ, nghệ sĩ trẻ?vân vân trẻ (trừ ông trẻ), để yêu một quả táo Tầu ngấm bùn từ trong ra ngoài từ ngoài vào trong!
Hay bởi những người hay ngã dễ yêu nhau?
Nói thế cũng không hẳn. Vì hắn không yêu Thị. Trước đây hắn ra sao không ai rõ. Nhưng từ sau khi ngã, khi lớp bùn ngấm qua làn áo, thẩm thấu qua da, đi thẳng vào máu rồi chảy về tim, trong tim hắn ngập những bùn. Mà một trái tim ngập bùn, thì không thể biết yêu.
Thị chẳng hiểu điều ấy. Thị không rõ điều ấy. Làm sao Thị biết nhỉ? Mà biết thì cũng có làm sao? Thị yêu hắn mất rồi. Những chàng trai vẫn vây xung quanh Thị. Giá cổ phiếu những công ty Xuất nhập khẩu và chế biến cánh đủ loại vẫn tăng vòn vọt. Bãi đỗ xe và những hàng nước quanh nhà Thị vẫn làm ăn cực kỳ phát đạt. Ching gum đắp bờ min, ching gum cu e cháy chợ. Nhưng Thị nào quan tâm đến điều ấy. Thị đang yêu, yêu một kẻ có trái tim ngập những bùn.
Thế là rốt cục, một trái tim ngạt ngào những thanh cao nồng hậu của đất, đã thổn thức trước trái tim ngấm đẫm đầy bùn!
Bùn, thực ra cũng là đất đấy chứ nhỉ? Nhưng là đất ngập cùng bao nhiêu hôi thối và bẩn thỉu.
Thế mà Thị vẫn yêu hắn.
Còn hắn, không yêu Thị.
Nhưng hắn biết mỗi ngày có thêm bao nhiêu sinh vật phải đổi hình thức di chuyển bằng cánh sang chân, vì Thị, nên hắn thấy mình có giá. Vì thế, hắn không từ chối Thị. Không từ chối, và cũng chẳng nhận lời.
Những đôi cánh ngày ngày được gửi đến cho Thị, Thị trao cả cho hắn. Những tặng phẩm và ngọt ngào, Thị cũng trao cả cho hắn. Gia đình Thị, từ ngã ngửa, đã xuống nước, tặc lưỡi "Thôi, cưới đi cũng được rồi, ai cũng được! Cưới! Cưới! Cưới!". Cưới càng nhanh càng tốt. Chấm dứt tình trạng ngày ngày thấy mặt ông tổ trưởng tổ dân phố và bà chủ tịch hội phụ nữ kiêm tổ trưởng tổ hoà giải đến than phiền. Cưới! Tóm lại là thế.
Thị run run đến cạnh hắn. Mỉm cười. Không ý thức được như thế có đẹp hơn được không, nhưng Thị cứ cười. Ma xui quỷ khiến hay Trời Phật rủ lòng thương, Thị cười. Thị run rẩy. Hồi hộp quá. Thị chẳng biết bắt đầu từ đâu nữa. Biết bắt đầu từ đâu? Lần này thì Thị không thể mượn những cái cánh côn trùng chim chóc hay gà vịt được. Đây là một vấn đề hết sức hệ trọng, cần phải cất lên bằng chính lời Thị, không cần chân và không cần cánh, nếu nó không phải của Thị.
Thị đề nghị hắn cưới Thị!
Thị đã nghĩ nhiều lắm. Nghe xong hắn sẽ cười, cười ha hả, cười sung sướng, cười mãi không thôi. Hay hắn sẽ nhếch mép khinh khi? Hoặc, đơn giản, hắn bỏ đi thay cho lời từ chối?? Thị sợ, sợ phát run lên được. Chao ôi là run!
Ấy thế mà, khác với những gì Thị đoán, hắn mỉm cười.
Và hắn đề nghị Thị đưa hắn trái tim Thị. Chỉ thế thôi. Không trả lời. Không đồng ý và không từ chối. Hắn chỉ bảo Thị hãy đưa ra trái tim của mình.
Không ngần ngại, Thị đưa tay, dễ dàng lấy ra trái tim của mình, tựa như người ta cho tay vào túi áo lấy ra một miếng giấy ăn. Không mổ xẻ và không đau đớn, Thị lấy trái tim mình ra và run lên vì hạnh phúc, hạnh phúc được tự tay cầm lấy trái tim trao cho người mình yêu.
Đó là một trái tim trong suốt. Trong hơn cả pha lê, trong hơn nước và trong hơn cả nắng, trái tim trong như một giọt nước mắt. Trong veo. Và rất nhẹ. Không thể biết ta đang cầm nó hay tự nó bay đến và đậu trên tay ta. Nhẹ bẫng. Một trái tim nhẹ, và trong veo.
Hắn đón lấy trái tim ấy, dửng dưng. Nhưng khi ở trên tay hắn, trái tim bỗng từ từ biến mất. Tan ra. Trái tim tan ra trên tay hắn. Hương đất ngọt ngào chứa trong đó cũng tan ra và chảy trong hắn, theo các đầu ngón tay để hướng về tim.
Bùn mà trộn lẫn với hương đất thì sẽ ra điều gì nhỉ?
Không ai biết.
Nhưng hắn không lấy Thị.
Còn Thị, cứ ngày một yếu đi. Làm sao không yếu nổi khi đã mất một trái tim, trái tim duy nhất của mình?
Hương đất loãng dần. Thị đã không còn hương đất nữa. Đám thanh niên bỏ đi. Những bãi trông xe được tháo dỡ. Hàng nước ế ẩm tự rút đi. Côn trùng và chim chóc được yên ổn. Hàng loạt các công ty đa quốc gia Xuất nhập khẩu và chế biến cánh các loại tuyên bố phá sản. Kinh tế thế giới lao đao. Nhưng người ta quên Thị. Người ta bảo ấy là do lạm phát, do gian lận tài chính, chứ nhất quyết không thể vì một đứa con gái xấu xí được.
Còn Thị: Thị chết.
Sau một thời gian không có trái tim, người ta thấy Thị tắt thở. Đã không còn hương đất nữa, nên điều đó chẳng làm ai quá đau buồn. Một cái cáo phó được dán lên. Người ta cho Thị vào chiếc quan tài kín mít, không mặt kính. Cuối cùng mọi người cũng nhớ ra rằng Thị xấu. Xấu ma chê quỷ hờn. Và xấu thế thì ai dám nhìn mặt. Người xấu còn chẳng ăn ai, đây lại là một cái xác xấu xí. Tốt hơn hết là đóng kín lại.
May thay, nghĩa tử là nghĩa tận. Vẫn có đôi người đến viếng Thị, trong đó có hắn. Hắn - giờ đã là một người đàn ông quyến rũ, dù không đến mức các cô gái phải lao đi mượn cánh lắp vào lời nói gửi đến hắn. Con gái vốn kín đáo hơn, vả lại, hương đất khi đã hoà với bùn, thì không thể nồng nàn như cũ được.
Hắn đến, dửng dưng đi qua Thị. Cũng may mà hắn còn đến.
Rồi thời gian trôi.
Người ta quên Thị.
Không ai biết, ngay trong cái ngày ấy, ngay khi được đặt vào cái quan tài kín mít ấy, Thị đã không là một cái xác xấu xí nữa. Thị hoá đất. Mục ra, tơi xốp. Không phải là xác, trong quan tài là lớp đất rất mịn, và đậm hương.
Thảo nào lúc khiêng đi, mấy người bảo nhau: "Nhẹ thế!".
(st)
-
Senior Member
Re: Chuyện Tình Khoai Lang
Chúc một ngày hạnh phúc
Chị tôi, trong bộ đồ bệnh nhân, bước đi theo người y tá vào phòng mổ. Nhìn dáng liêu xiêu của chị, tôi thấy chạnh lòng mà không dám khóc. Tôi chưa thấy ai sắp được mổ bước đi vô hồn mà vội vã như chị.
Năm mươi tuổi đời, xinh đẹp và độc thân. Giống như những bông hoa chưng trong mùa nắng; những cơn buồn nhiều hơn cuộc vui đã làm cho nhan sắc chị tàn phai nhanh dần theo năm tháng. Sống cởi mở với cuộc đời nhưng số phận vẫn như không buông tha cho chị. Một khối u nào đó, có lẽ hình thành từ những nỗi buồn lẻ loi trong nhiều năm tháng đã lớn dần lên trong người chị. Vài lần chị vẫn do dự chưa quyết định có nên cắt bỏ nó hay không. Vì sự tồn tại của nó hơn mười năm nay thật sự chưa phiền hà đến chị là bao, ngoài những cơn mệt mỏi vô cớ không thường xuyên mà chị nghĩ rằng do mình bắt đầu có tuổi. Thế rồi sau một đợt khám tổng quát rồi đến khám chi tiết, bác sĩ nói bằng một giọng thật nhẹ nhàng nhưng gây chấn động chẳng khác nào quan tòa vừa tuyên án tử hình: một u nang buồng trứng, một u xơ tử cung cần cắt bỏ vì nó không còn chức năng gì nữa ngoài việc có thể chuyển sang ung thư và gây tử vong.
Chiều hôm qua, lúc hai chị em ngồi ở phòng khám, miệng chị mếu xệch, chực khóc: "Nên mổ không em?". Chao ôi, đó là câu hỏi khó trả lời nhất trong đời tôi. Thường ngày, tôi vẫn trả lời những bệnh nhân của mình bằng những câu hỏi hết sức tự tin và tế nhị: "Không sao đâu, mổ xong là hết bệnh", "Bệnh này thường lắm, nhiều người mổ lắm, nghỉ ngơi một thời gian thì bình phục hoàn toàn, không có tai biến gì đâu"... Thế nhưng, với chị, sao tôi không có can đảm trả lời như vậy. Mỗi một ca mổ đều là một sự can thiệp bất thường của bàn tay con người vào những chức năng sống của cơ thể. Làm sao ai có thể chắc chắn được không có điều gì xảy ra? Ai có thể chắc chắn được không hề có một tai biến nào. Mỗi một ca mổ là một chuyến đi về định mệnh. Trông bề ngoài, chị vẫn như một người khỏe mạnh, đang đi đứng yên lành. Nếu tôi lắc đầu: không nên mổ, thì tôi đã ngăn chặn một cơ hội sống của chị tôi về sau. Tôi đã trả lời chị bằng một câu hỏi: "Bác sĩ còn đưa ra cho chị phương án nào nữa không?". "Không còn cách nào khác em ạ". Chị thở dài ảo não.
Chiều hôm qua, trong khi hai chị em ngồi đợi làm thủ tục nhập viện, chị đã nói với tôi: "Em ạ, hay là mình đi thẳng lên Đà Lạt chơi một chuyến rồi về Nha Trang quách cho rồi". Lời đề nghị mới hấp dẫn như thể dường như cuộc sống thật tươi đẹp không biết gì là tật là bệnh. Quả thật, chỉ cần bước ra khỏi Bệnh viện Từ Dũ này, đón một chuyến xe đò thì đến tối hai chị em chúng tôi đã ở nơi nhà ông anh. Lâu nay bận rộn không có dịp đi thăm nhau. Chỉ một chuyến xe, chúng tôi có thể thoát khỏi thành phố Sài Gòn bụi bặm nóng bức này và tận hưởng một không khí mát lạnh của vùng cao nguyên; để rồi vài ngày sau cuộc sống lại trở lại bình lặng như thành phố biển tôi đang sống; để rồi khối u vẫn cứ thỉnh thoảng cuộn lên những cơn mệt mỏi bất thường trong người chị như cơn sóng ngầm. Cuộc sống là một bài thi trắc nghiệm mà trong đó buộc mình phải đánh dấu vào một ô vuông nào đó. Ô vuông của cuộc đời chị, tôi nào dám mạnh mẽ đánh dấu vào.
Mới sáng hôm qua, hai chị em còn đi siêu thị lựa thứ này thứ kia, chị ướm thử hết áo này áo nọ, tỉ mỉ chọn lựa từng màu son môi, từng chiếc túi xách. Mỗi lần vào thành phố, chị không bao giờ quên việc đi mua sắm. Chị như luôn cảm thấy hạnh phúc trong công việc này. Mua sắm cho mình và mua quà cho mọi người trong nhà. Chị luôn có sở thích mua sắm và ăn hàng. Mỗi khi buồn, chị đi mua sắm. Mỗi khi buồn, chị đi ăn hàng. Mỗi lần chị rủ tôi đi ăn là tôi biết chị có điều không vui. Chị thích nói với tôi một câu: "Cuộc sống là món ăn mà buồn vui như gia vị". Mới sáng hôm qua, chị hồn nhiên bên những chiếc tủ lạnh như những cô gái mới lớn mà buổi chiều chị đã như một bà già, lưng còng hẳn xuống và vai so lại ủ rũ như con gà mái đứng dưới mưa, mặc dù chị đang diện một bộ đồ thật đẹp. Ngồi trên hàng ghế đợi, có lẽ, chị cũng không nghĩ đến điều gì xa xôi quá hăm bốn tiếng đồng hồ. Chị đang chờ nghe gọi tên mình, chờ thủ tục nhập viện, rồi sau đó sẽ chờ phẫu thuật, chờ kết quả. Cả phần đời còn lại như được quyết định bằng hăm bốn tiếng đồng hồ nữa thôi. Tất cả quá khứ cũng trở nên vô nghĩa, tương lai thì miễn dự định. Vậy mà ngay trong chính cái thời khắc hăm bốn tiếng đồng hồ này, chị không làm gì được cho mình, và tôi không biết làm gì cho chị ngoài việc ngồi chờ.
Sáng hôm qua, tôi chở chị đi mua chim phóng sinh. Có ai đó mách rằng phóng sinh chim sẽ được mạnh khỏe và sống lâu. Những con chim nhỏ bé bay lên cao bên trên tháp chùa Vĩnh Nghiêm trông thật dễ thương. Chúng bỗng gieo trong lòng tôi một niềm tin mạnh mẽ rằng chị tôi sẽ khỏi bệnh. Những con chim như mang theo một lời nguyện cầu của tôi trình lên đấng tối cao nào đó, cầu xin cho chị tôi được an lành. Một người bạn của tôi nói đùa: "Chim ở đây quen rồi, chúng nó bay một vòng rồi quay trở lại chui vào lồng của người bán chim thôi". Mong sao không phải như vậy. Nếu không thì số phận của người phụ nữ như chị tôi cũng luẩn quẩn như những con chim sẻ chỉ biết đường về lồng chim.
Cánh cửa tự động của phòng mổ khép lại sau lưng chị. Tôi có cảm tưởng mình không còn biết gì về chị nữa. Ngay cả bộ đồ mặc cho bệnh nhân mổ trên người chị cũng quá lạ lẫm. Chẳng lẽ nào đó là hình ảnh cuối cùng của chị mà tôi ghi nhận lại? Bây giờ có lẽ chị đang trả lời những câu hỏi của nhân viên gây mê. Những câu hỏi người ta thường hỏi cho đến lúc bệnh nhân không trả lời được nữa và chìm lỉm trong giấc ngủ của cơn tiền mê. Bây giờ có lẽ bác sĩ đang "khai đao". Tôi bỗng hoảng hốt. Dường như tôi đang lạc mất chị. Tôi cố nhớ lại chị. Tôi cố tưởng tượng ra lúc hai chị em đang sóng sánh cùng nhau. Nhưng tôi bất lực. Ngày ngày chị chăm sóc cho mỗi người trong gia đình. Mọi thứ đều có bàn tay chăm chút của chị, nhưng dường như trong nhà không ai bận tâm đến những gì chị đã làm, cứ như một sự hiển nhiên. Bây giờ, thời gian như ngừng lại. Những kỷ niệm của tôi và chị như ngừng tại đây. Tôi không còn biết gì về chị nữa. Tôi nhìn quanh lục tìm. Chỉ còn chiếc điện thoại di động của chị. Tôi cầm nó lên tay, tôi có cảm tưởng nó chực reo.
Xưa nay, tôi chưa bao giờ tò mò nhìn vào điện thoại ai, vậy mà, bây giờ tôi hối hả lục tìm trong điện thoại của chị. Tôi hối hả nắm giữ những gì còn sót lại, có thể liên quan đến chị. Tôi đọc điện thoại của chị, như thế nó có thể nói cho tôi biết chị tôi bây giờ ra sao. Những cái tên riêng trong danh bạ không bỏ dấu, tôi chẳng biết ai ngoài một số người thân trong gia đình. Bỗng dưng trong tôi xuất hiện một ý tưởng ngớ ngẩn. Tôi muốn gởi đi một tin nhắn hàng loạt cho tất cả mọi người trong danh bạ: "Ai biết chị tôi bây giờ ra sao không?". Tôi chợt oán ghét những cái tên này. Sao chẳng ai gọi đến một cú điện thoại nào hỏi thăm chị tôi cả. Tôi lục tìm tin nhắn. Tôi chợt sững người khi chợt thấy một mẩu tin mới nhất của một ai đó với cái tên được lưu là QD. "Can đảm lên, anh luôn ở bên cạnh em. Anh sẽ là người đầu tiên gọi cho em khi em tỉnh giấc". Đọc xong tin nhắn, tôi vội vàng tắt điện thoại của chị. Tôi sợ nghe tiếng người đó gọi. Hiện giờ thì tôi chưa thể trả lời cho ai biết tình trạng của chị. Tôi sợ sẽ gây thất vọng cho một ai đó. Có lẽ, chị cũng muốn nghe được giọng nói của QD đầu tiên sau khi mình tỉnh thuốc mê. Bỗng dưng, tất cả những ý nghĩ của tôi về chị bây giờ tò mò chuyển sang một nhân vật khác. QD là ai, tôi chưa từng nghe chị nói. Một điều gì đó thôi thúc tôi bật mở điện thoại của chị trở lại. Tại sao tôi lại tắt điện thoại khi không còn biết chút gì về chị nữa sau khi chị bước qua cánh cửa phòng mổ. Thông tin duy nhất mà tôi còn biết về chị chỉ còn là chiếc điện thoại này mà thôi. Tôi lại bật lên. Một lời chào xuất hiện trên máy: "Chúc một ngày hạnh phúc". Tội nghiệp chị của tôi. Chị đã ngày ngày tự chúc cho mình có một ngày hạnh phúc. Tôi bỗng chắp tay nói thầm: "Em chúc chị một ngày hạnh phúc". Bỗng nhiên, bao nỗi lo lắng trong tôi tan biến. Tôi biết sau vài giờ nữa, chị sẽ được đưa ra khỏi phòng mổ, và tôi, và mọi người trong gia đình, và cả QD nữa, sẽ có một ngày hạnh phúc.
-
Senior Member
Re: Chuyện Tình Khoai Lang
Nụ hôn ngược chiều thời gian
Lê biết Julien khi anh hãy còn thanh niên mơ mộng tìm đến Việt Nam chỉ vì thất tình. Julien kể anh thầm yêu một cô gái gốc Việt tên "Làn Nước Mùa Thu" mà Lê đoán là Thu Thủy. Sau khi nhận được tin cô đính hôn, Julien một mình lên đường đến Việt Nam với con tim tan nát.
Năm đó anh mới hai mươi ba tuổi, còn Lê là sinh viên năm nhất trường dược. Trong một lần đi nhà sách, Lê bắt gặp một anh chàng gầy nhom, mặc áo thun sẫm màu giản dị, đang lật những trang sách tiếng Pháp đọc say sưa.
- Chào anh! Anh là người Pháp phải không? ? Không rào trước đón sau, Lê hỏi thẳng ? Tôi đang học Pháp văn! Tôi muốn thực tập với anh.
- Xin chào! ? anh chàng gầy nhom không nhiệt tình lắm ? Tôi không thích phải nói tiếng Pháp. Tôi muốn thực tập tiếng Việt với cô.
- Cũng được, thì chúng ta cùng dạy cho nhau ? Lê háo hức ? Anh còn ở Sài Gòn lâu không?
- Cũng còn tùy cô có sức thu hút không! ? Vẫn trả lời bằng một giọng thờ ơ, chàng người Pháp khiêu khích công khai.
Lê ngỡ ngàng nhìn người nước ngoài. Thấy bị xúc phạm, cô quay ngoắt người bỏ đi. Ra đến ngoài cửa, Lê được níu lại: "Tôi đùa thôi mà! Tôi còn ở Sài Gòn lâu lắm, chừng nào hết tiền mới về lại Pháp! Tôi tên Julien. Còn cô?".
Chiều hôm đó, ông nội ngơ ngác thấy Lê dẫn về một "thằng Tây con", hỏi ông có thể cho anh ta ở chung trong nhà không. Nhìn cặp mắt háo hức của Lê và lý do chính đáng muốn học giỏi Pháp văn, ông vui lòng chấp nhận nhưng thực tế hơn: "Cậu phải trả cho chúng tôi tiền ăn và tiền giặt giũ!". Cái giá đưa ra quá "bèo" cho một căn phòng sạch sẽ. Julien hẳn đã "mở cờ trong bụng" nhưng anh còn làm bộ đi đi lại lại trong căn nhà ngăn nắp, vẻ suy nghĩ. Ông già bỏ ra ngoài sân tưới cây, để mặc cô cháu gái đang hồi hộp chờ một tiếng "đồng ý" của thằng Tây mới nhặt về. Cuối cùng, Julien nhìn hóng ra con hẻm cụt, chép miệng: "Nhà cô thích thật, ngay trung tâm mà có được một nơi yên tĩnh như vậy. Tiện cho tôi làm việc". Gần gũi bên nhau được vài tháng, Lê chịu dạy tiếng Việt cho Julien và không ngừng thắc mắc sao anh thích Việt Nam đến mức "ăn dầm nằm dề" không mục đích cụ thể.
- Vì kiếp trước tôi người Việt ? Julien cho "đáp án" ? Tôi muốn dành thời giờ ở Việt Nam để làm việc...
- Việc gì? ? Lê ngơ ngác ? Tôi có thấy anh làm gì đâu?
- Em đi theo "ám" tôi từ sáng đến tối ? Julien ấm ức ? Còn thời giờ yên tĩnh đâu nữa mà làm việc?
- Nhưng mà việc gì ? Lê giậm chân mất kiên nhẫn ? Việc gì mới được chứ?
- Viết văn! ? Julien thốt ra thú nhận.
Lê há hốc nhìn Julien. Anh bật cười, cúi đầu mắc cỡ, tự biết mình không có dáng vẻ của một nhà văn. Sau một hồi chọc ghẹo chàng "văn sĩ" đến mức anh nổi điên rượt cô chạy khắp nhà, Lê xin hứa sẽ tạo điều kiện tối đa cho anh sáng tác. "Nhưng anh phải cho tôi làm nguyên mẫu của nhân vật nữ chính!". Julien làm bộ mếu máo: "Vậy ai còn thèm đọc truyện của tôi? Nhân vật nữ là một con ếch cái tối ngày kêu ồm ộp, tra tấn người ta điếc cả tai. Với một con ếch xấu xí có vòng mông mập ú như thế thì chỉ tên "trái lê" mới hợp. Làm sao đặt là "làn nước mùa thu" được?" Lê phát khóc nhưng ráng trả miếng: "Như thế mới xứng với nhân vật nam là một con thằn lằn ốm tong teo!".
Sáu tháng trời bên nhau trong căn nhà vắng người nhưng ầm ĩ vì những cuộc đấu khẩu không phân thắng bại, khi Julien bị phụ huynh triệu về Pháp, anh kịp thổ lộ mình yêu Lê mất rồi. Cô đã cười gập người trước lời tỏ tình của anh chàng nhà văn chưa có một tác phẩm nào được in và cuối tháng hay nợ tiền cơm với ông nội. Khi đó, Lê hãy còn quá trẻ và Julien cũng thế.
* *
*
Lê đi theo Julien, bước trên lối mòn xanh rợp bóng cây, càng lúc càng lên đồi cao. Thời gian quả diệu kỳ, gặp lại Julien ở Pháp sau mười năm xa cách, Lê nhận ra anh đã thay đổi hoàn toàn. Thời gian đầu lúc Julien tạm biệt ông cháu cô và ngôi nhà trống vắng ở Sài Gòn, họ hay viết cho nhau. Julien than nhớ Việt Nam quá, còn Lê rên vắng anh ngồi nhà càng thêm rộng. Nhưng rồi ai cũng phải thích nghi, những lá thư thưa dần, thảng hoặc họ mới liên lạc nhau vào những dịp đặc biệt như Giáng sinh hay lễ tết. Một tấm thiệp, vài dòng tin ngắn ngủi. Julien đã nhiều lần định trở sang Việt Nam tìm việc làm. Nhưng rồi Julien có bạn gái và cô ta không muốn sang một nước xa xôi. Năm ngoái, khi Lê báo tin ông nội đã không còn, Julien gọi về chia buồn và cho hay giờ đã trở thành phi công của một hãng hàng không nổi tiếng, anh thường đảm trách những chuyến bay giữa các nước châu Âu. Julien thú nhận vẫn không ngừng nhớ đến Việt Nam và hy vọng một ngày nào đó được bay đoạn đường dài từ Paris sang tận Sài Gòn.
Từ lúc Julien đưa Lê về nhà, anh cũng ít trao đổi với cô và xem cô như một người bạn của cả gia đình chứ không phải của riêng mình. Lê biết Julien từ mấy năm nay đã thuê một căn hộ ở cùng bạn gái tại Lyon nhộn nhịp. Anh không tiện mời cô đến nhà riêng nên dẫn về nhà cha mẹ. Anh xin nghỉ phép để có thời giờ dành cho Lê nhưng thật ra chiều nào cũng chạy xe về Lyon thăm bạn gái. Thật kỳ lạ, Lê không giận vì bị bỏ quên mà ngược lại thấy cái vẻ quan tâm đến bạn gái của Julien thật đáng yêu. Hẳn được làm bạn gái anh rất dễ chịu. Và Lê cũng bất ngờ nhận ra Julien rất tình cảm với cha mẹ và anh trai, khác với bọn thanh niên Tây ích kỷ bên này.
- Giờ em sống một mình trong căn nhà rộng sao? ? Julien cất tiếng ? Anh vẫn thường mong ước trở lại căn phòng trông ra vườn cây kiểng của ông nội. Ở đó anh đã viết những truyện ngắn đầu tiên...
- Anh bỏ mộng thành văn sĩ rồi sao? ? Lê quay sang nhìn Julien chăm chú ? Nhưng em thích anh như thế này hơn, phi công, oai thật!
Julien bật cười, anh chịu đựng ánh mắt lộ liễu của Lê xộc vào từng ngóc ngách trên cơ thể mình. Mười năm trước, Lê chẳng thể nào hình dung nổi anh chàng gầy còm chở sau yên xe đạp chiếc vali nhỏ chứa đầy sách giờ đã thay đổi kinh khủng đến như vậy. Julien trông thật tự tin với ánh mắt cương nghị, bộ ngực nở nang căng phồng sau làn áo sơ-mi và đôi cánh tay rắn rỏi. Lê chăm chú ngắm mái tóc mềm nâu sẫm, vầng trán thông minh, đôi mắt màu hạt dẻ rất sáng, cái miệng nhỏ hơi nghiêm và chiếc cằm bạnh ra chững chạc. Julien của mười năm sau trông phong độ đến mức Lê cảm nhận rõ rệt sức hấp dẫn từ vẻ bề ngoài đàn ông của anh đang làm mình chao đảo.
- Sao anh không trở về? ? Lê thì thầm ? Ông nội và em đã nhắc nhiều đến anh. Giá như dạo vừa tốt nghiệp anh về Sài Gòn tìm việc gì đó...
- Nhưng em sẽ không cho vào nhà nếu dẫn theo bạn gái ? Julien lắc đầu cười - Trong suốt mười năm qua, không cô bồ nào chia sẻ với anh tình yêu đối với Việt Nam cả. Lý ra anh nên có bạn gái người Việt Nam...
- Em không sống một mình nổi sau khi ông nội mất ? Lê thở dài ? Em ngăn nhà ra làm đôi và cho người nước ngoài thuê. Khu đó giờ sang trọng lắm...
- Hẳn khi xưa em chê anh vất vưởng không có tương lai, hằng tháng trông chờ gia đình gởi tiền qua và gầy còm xơ xác lắm? ? Julien cố cười lớn nhưng giọng anh có vẻ chua chát ? Anh đã yêu em biết bao nhiêu...
- Vậy hả? ? Lê cười, cô chưa bao giờ tin Julien yêu mình thật sự - Ngày đó em chưa biết tình yêu là gì. Em nghĩ anh lãng mạn nên dễ yêu vậy thôi...
Julien cười vu vơ. Lê của ngày nay biết nói chuyện nhỏ nhẹ, chững chạc và duyên dáng hơn hẳn cô gái đanh đá mà Julien từng biết. Hai mươi tám tuổi, sở hữu một căn nhà trong khu vực gần trung tâm thành phố, đảm nhận vị trí cao trong một công ty nước ngoài. Julien chắc Lê có rất nhiều những ánh mắt ngưỡng mộ. Nhưng cô nhìn anh tư lự: "Làm sao tìm được người yêu mình không phải qua những giá trị vật chất?"
Julien đứng lên kéo tay Lê, bảo mình nên tiếp tục lên đỉnh đồi có tượng Thánh Mẫu. Hai người song hành bên nhau, Lê để tay mình trong tay Julien. Càng lên cao đường càng khó đi nên anh phải giúp cô giữ thăng bằng. Cuối cùng hai người cũng lên được đến nơi. Julien chậm rãi hái những bông hoa dại mùa hè rồi lấy dây cỏ buộc lại thành một bó rực rỡ trao cho Lê. Từ đỉnh đồi họ nhìn xuống thành phố Saint Étienne nhỏ bé cùng những triền hoa nhấp nhô trong gió.
- Em hẳn thích loại đàn ông trụ cột gia đình? ? Julien đột ngột dò hỏi ? Như ba anh vậy đó? Kỹ sư, làm việc cả đời trong một nhà máy, về hưu chỉ thích làm bạn với cỏ cây. Yêu vợ, thương con, hiền lành và đáng tin cậy?
- Hồi bé em đã thích vậy ? Lê thành thực ? Nhưng sống không có người thân đã lâu, em trở nên quá mạnh mẽ. Em chỉ cần một người đàn ông dễ thương, biết làm cho em cười, một người tình hấp dẫn về mặt hình thức!
- Hình như em đang tả Charles, anh trai anh phải không? ? Julien cười to trêu ? Charles là kiến trúc sư, lãng mạn và nghệ sĩ...
- Không phải Charles ? Lê chậm rãi lắc đầu ? Em muốn nói người đó là... anh!
Julien có vẻ bất ngờ, hai người đang ngồi rất sát và môi họ đang gần kề bên nhau. Lê để mình bị Julien hút lấy làn môi hé mở chờ đợi. Cô hôn anh bằng tất cả đam mê của một phụ nữ trẻ trước người đàn ông quyến rũ. Nhưng Julien đang hôn Lê một cách dịu dàng như khi cô hãy còn mười tám tuổi và anh là một "văn sĩ" mộng mơ. Julien như muốn tìm về quá khứ khi họ còn quá hồn nhiên trong căn nhà rộng lớn ở Sài Gòn. Cái thời anh chẳng có chút hấp dẫn về mặt hình thức cũng không có gì bảo đảm cho cuộc sống tương lai. Thời Lê tuy đanh đá, nhưng trong sáng và ngây thơ vô cùng.
* *
*
Cả nhà Julien đưa Lê ra ga đi Paris để hôm sau cô về lại Việt Nam. Cha anh cầm tay lái, mẹ anh ngồi kế bên, con mèo Titi trên đùi. Charles và Lê dính chặt vào nhau khi xe qua những khúc quanh chóng mặt từ ngôi làng Saint Joseph trườn dần xuống núi. Tối hôm qua Julien về Lyon với lý do bạn gái đang bệnh, hứa sáng nay sẽ đến thẳng nhà ga Saint Étienne tiễn Lê. Cô nghĩ đó chỉ là lời hứa lịch sự, anh đang muốn tránh mặt sau nụ hôn đột ngột trên đồi. Quả như Lê dự đoán, đến giờ tàu chạy Julien vẫn không xuất hiện mặc cho cha mẹ anh đang cố gắng gọi điện thoại di động một cách vô vọng. Charles giúp Lê đem chiếc vali nhỏ lên tàu. Anh thì thầm: "Khi nào anh sang Việt Nam thăm em, nhớ cho anh ở trong phòng cũ ngày trước của Julien nhé?". Lê lắc đầu, cô ghé vào tai anh đáp: "Không, em sẽ cho anh vào phòng... của em!" rồi đẩy anh xuống trong tiếng cười nghịch ngợm. Tàu đã chuyển bánh, Lê nhìn qua cửa sổ thấy Charles mỉm cười gởi cho cô một nụ hôn gió. Lê ngồi xuống chỗ của mình, tiếc không được gặp lại Julien để nói cô vẫn để dành căn phòng đó, chỉ cho anh mà thôi.
Lê trở lại Paris, cô không trách Julien chẳng ra ga tiễn nhưng nhớ anh da diết. Hôm sau cô ra phi trường Charles De Gaules, chuẩn bị về Việt Nam, về với công việc bận rộn, về với phần nhà được ngăn đôi mà vẫn còn quá rộng cho một người cô đơn. Trước lúc vào phòng cách ly, đột ngột Lê thấy Julien đang nháo nhác đi tìm ai đó. "Anh tìm em phải không? ? Lê đến bên anh hỏi ? Anh từ Lyon lái xe lên tận Paris để tiễn em về Việt Nam sao?". Julien ôm lấy Lê mừng rỡ. Anh không nói gì, hai người đứng bên nhau, tay trong tay mãi đến lúc Lê là hành khách cuối cùng phải lên máy bay. Cô hôn lên má tạm biệt Julien, nói sẽ rất mừng nếu một ngày nào đó anh lái máy bay đến Sài Gòn. "Và... nếu anh đến cùng bạn gái của mình ? Lê thì thầm ? Em cũng sẽ cho anh vào nhà!". Julien nhìn sâu vào mắt cô, mỉm cười: "Cảm ơn em!". Khi Lê bước vào bên trong, anh đột ngột nói với theo: "Hồi đó ở Sài Gòn, anh thật sự đã yêu em!". Lê gật đầu mỉm cười: "Và lúc ở trên đồi Thánh Mẫu, em cũng..." rồi vội vã quay lưng đi.
Lúc máy bay cất cánh lao vào bầu trời xanh, Lê ước gì mình có thể thổ lộ trọn vẹn hơn. Nhưng cô biết, điều đó chẳng có ý nghĩa gì, cô và Julien đã không yêu nhau vào cùng một thời điểm. Mười năm nữa, nụ hôn của một phi công thật nam tính, trên ngọn đồi lộng gió đầy hoa và nắng có còn làm cô nghẹn lòng mỗi khi nhớ lại? Giá người ta có thể đi ngược chiều thời gian...
(st)
-
Senior Member
Re: Chuyện Tình Khoai Lang
VỢ HAY NỢ?
Tuấn thẫn thờ lê chân bước ra bãi đậu xe của tòa án trong chán chường và tuyệt vọng vào một buổi chiều cuối đông... Trời lạnh lắm, nhưng cái buốt giá ngoài trời chẳng thấm vào đâu so với cái lạnh và nỗi đau trong tim của chàng.
Tuấn lên xe ngồi ôm tay lái nhưng không biết sẽ về đâu. Chàng "phải tránh xa, ít là 100 feet (khoảng 30 mét) cô vợ trẻ đẹp" mới bảo lãnh từ Việt Nam qua được hơn tuần nay, nhưng chưa một lần được thực sự làm chồng. Bây giờ tất cả đã trở thành một con số không (0) to tướng theo lệnh của quan tòa! Thêm vào đó, Tuấn còn phải cung cấp nơi ăn chốn ở và tiền chi dùng cho cô vợ hụt liên tiếp 12 tháng sắp tới, đổ đồng mỗi tháng 2 ngàn Dollars để cô có đủ thời gian học thêm tiếng Anh cũng như học nghề.
Đã có lần Tuấn nghe một người nào đó than thở "con là nợ, vợ là oan gia", nhưng với chàng bây giờ thì vợ không còn nữa, con cũng không, chỉ còn có "nợ"!
Cuối năm ngoái Tuấn về Việt Nam thăm gia đình. Nghe lời rủ rê của bạn bè, chàng đến chơi và làm quen với Liên, một cô gái nổi tiếng xinh đẹp và dễ thương trong vùng, vừa tròn 18 tuổi, đang học lớp 12... Hình như nàng đã có bạn trai là một sinh viên đang lưu học trên Thành Phố, nhưng tự tin vào cái mác Việt Kiều của mình, Tuấn bất chấp tất cả, chỉ mong muốn chiếm cho bằng được người đẹp.
Hôm đầu tiên đến nhà chơi, Tuấn đã không chiếm được cảm tình của Liên, nhưng mấy ngày sau tình hình có vẻ khả quan hơn vì mẹ nàng rất quý mến Tuấn. Chỉ còn vài tuần nữa Tuấn phải trở về Mỹ! Chàng nhờ người chị cả dẫn tới gặp cha mẹ của Liên để chính thức xin hỏi cưới nàng.
Gia đình nàng cũng không đến nỗi "cổ lỗ sĩ" nên đã gọi Liên ra cùng ngồi nói chuyện. Mẹ nàng, bác Trinh lên tiếng trước:
- Được anh thương đến em nó, thật là quý hóa lắm, nhưng để tôi gọi em Liên ra nói chuyện trước mặt người lớn cho phải phép.
Bác Trinh ra nhà sau một lúc thật lâu rồi mới cùng con gái trở lại phòng khách. Tuấn hơi thất vọng khi thấy nét mặt của Liên không được tươi tỉnh lắm, nhất là đôi mắt nàng có vẻ hững hờ như đang đi lạc vào một cõi vô định...
- Cháu chào cô Thu. Liên chào anh Tuấn.
Tuấn vội vàng đứng lên, định kéo ghế cho Liên, nhưng nàng đã nhanh nhẹn ngồi xuống bên cạnh mẹ. Bác Trinh quay sang nói:
- Cô Thu tới xin hỏi cưới con cho anh Tuấn, mẹ muốn con cùng ngồi bàn công việc luôn. Con nghĩ sao?
- Thưa mẹ, thưa cô... Con đang đi học, và cũng còn ít tuổi quá.
Tuấn hiểu rõ ý nghĩa "chối từ" trong câu nói của Liên, nhưng chàng đã bàn trước với chị, nên cứ ngồi "hiền" để chị Thu phân trần:
- Liên đừng ngại. Thật ra nếu hai đứa thương nhau, chị xin phép hai bác để làm cái lễ hỏi nho nhỏ, rồi lên xã làm giấy đăng ký kết hôn thôi, vì Tuấn cũng sắp trở lại Mỹ trong nay mai. Thủ tục giấy tờ bảo lãnh cũng mất cả năm là ít. Khi có giấy đăng ký, Tuấn có thể làm giấy bảo lãnh cho Liên theo diện hôn thê, rồi bao giờ giấy tờ xong xuôi, tuỳ hai em, muốn làm lễ cưới bên này rồi đi, hoặc cứ sang bên đó rồi làm đám cưới sau cũng được. Nhưng có cái lễ hỏi, chụp hình chụp ảnh cho Tuấn mang qua Mỹ cũng dễ dàng làm giấy tờ bảo lãnh hơn. Bác Trinh Nghĩ sao?
- Tôi thì không biết gì về ba cái vụ giấy tờ cả. Có điều nếu anh thương em nó, và muốn tiến tới thì cứ thế mà làm cũng được.
- Mẹ à... Chúng con chỉ mới quen biết nhau vài tuần, con xin mẹ cứ để chúng con từ từ tìm hiểu nhau đã, nếu hợp rồi lo giấy tờ...
Nghe Liên trả lời mẹ, Tuấn sợ chị mình trả lời không ăn khớp, vì cũng như bác Trinh, chị Thu đâu có biết gì về thủ tục bảo lãnh, những gì chị ấy nói ra chẳng qua là do Tuấn dặn trước.
- Liên nói rất đúng, nhưng anh nghĩ nếu mình chờ tới lúc đó mới bắt đầu làm giấy tờ, lại phải chờ thêm một vài năm nữa. Nếu như Liên không chê anh, chúng ta cứ xin phép cha mẹ làm một bữa cơm gia đình cho đúng thủ tục, rồi mình lên xã đăng ký để anh về Mỹ xúc tiến ngay việc bảo lãnh, càng sớm càng tốt. Nếu như sau này Liên cảm thấy không hợp với anh, Liên vẫn có thể từ chối không đi; chúng mình cũng chưa bị ràng buộc gì trong phép đạo, mà hôn thú đời cũng chưa xong, anh nghĩ cũng đơn giản thôi. Tuy nhiên, anh thật lòng thương em, và hy vọng với thời gian Liên sẽ hiểu anh hơn, và chúng ta có thể tiến tới.
Bác Trinh cũng nói thêm vào:
- Anh Tuấn đã nói thế, mẹ nghĩ cũng tốt đó con ạ. Mình làm một bữa cơm gia đình để hai bên ra mắt anh em bà con họ hàng, rồi chúng con cứ đăng ký giấy tờ, bao giờ giấy tờ bảo lãnh xong xuôi rồi ta tính chuyện cưới xin sau cũng chẳng sao.
- Mẹ nói thế thì con biết trả lời sao nữa! Con chỉ sợ... nhỡ rồi chúng con không hợp nhau, lại mang tiếng với họ hàng!
- Tiếng tăm chi con. Thời bây giờ người ta lấy Việt Kiều hà rầm đó. Ai cũng lo giấy tờ bảo lãnh trước rồi mới lên cha, lo gì... Ý anh Tuấn muốn tổ chức một bữa cơm ra mắt thì mẹ cũng ưng, nhưng nếu con ngại thì chúng con cứ âm thầm lên xã đăng ký làm giấy tờ. Khi nào chắc ăn, có giấy tờ đi Mỹ rồi ta tổ chức đám hỏi, đám cưới một lần cũng được.
Chị Thu vội vàng nói thêm vào:
- Gia đình em muốn thưa với hai bác cho em Tuấn đi cái lễ hỏi nho nhỏ để cho "danh chính ngôn thuận", nhưng mọi sự tuỳ thuộc hai bác và em Liên cả.
- Vậy để tôi bàn lại với ông nhà tôi và anh chị con Liên, rồi vài ngày nữa ta tính nhé.
- Vâng, bác định sao chúng em xin theo... Nhưng nhà em cũng xin phép bác cho em Tuấn đưa Liên đi sắm ít "lễ vật đính hôn" cho đầy đủ kẻo lại mang tiếng với làng nước là Việt Kiều đi hỏi vợ mà không thấy có lễ vật gì cả.
- Cô thư thả cho vài hôm... Có chi ta cứ để tuỳ hai đứa.
Trong lúc cả nhà xôn xao bàn tán về việc "lấy chồng Việt Kiều", thì Liên xin phép cha mẹ đi Thành Phố một hôm để bàn với người chị theo chồng về buôn bán ở chợ Tân Định.
Nghe Liên xin phép, mẹ nàng mừng lắm, vì chính Trang, cô chị của Liên đã có lần nói với bà "con Liên nhà mình xinh lắm, để con tìm xem có anh Việt Kiều nào đường được con giới thiệu cho nó. Cỡ như nó lấy chồng bên này làm chi cho uổng."
Liên xin phép cha mẹ lên thành phố không phải để hỏi ý chị Trang, nhưng là để bàn bạc với Hùng. Nàng lên tìm người yêu để tính toán xem phải sắp xếp thế nào cho tình yêu hai người không đi vào ngõ cụt. Không biết hai đứa bàn tính với nhau ra sao mà hôm sau Liên cùng chị Trang trở về, và đồng ý nhờ chị dẫn đi sắm "lễ vật đính hôn" với Tuấn, nhưng không làm đám hỏi hay tiệc tùng gì hết, chỉ âm thầm lên xã đăng ký xin kết hôn với Việt Kiều. Lên xã xong phải ra Huyện, rồi lại lên Tỉnh...
Tới khi Tuấn cầm được mảnh giấy "Đăng Ký Kết Hôn" chứ cũng chưa phải Hôn Thú thì chỉ còn một ngày nữa chàng phải về Mỹ.
Tuấn đã có ý định khi làm xong giấy tờ sẽ xin phép đưa Liên đi Nha Trang hay Đà Lạt chơi mấy hôm trước khi về Mỹ, nhưng bây giờ đã hết hy vọng. Tuấn đã không thực hiện được ý định "đen tối" là tìm cách gài bẫy cho Liên vào chuyện đã rồi cho ăn chắc, nhưng "hay không bằng hên", cái số của Tuấn không được hên cho lắm!
Người ta vẫn thường nói "đỏ tình thì đen bạc", nhưng với Tuấn lúc này thì tình chưa được, mà bạc thì tốn kém cũng không ít vì phải chiêu đãi, quà cáp cho bao nhiêu người mới xin được tờ giấy "tạm".
Thôi thì tương lai còn dài, "cơm chưa nấu, gạo vẫn còn đó", chẳng mất đi đâu mà sợ thiệt.
Mấy tháng sau Tuấn gởi giấy tờ về để Liên nộp đơn xin xuất cảnh. Lúc này nàng đã học xong trung học, và theo đề nghị của Tuấn, Liên lên thành phố ở với chị Trang để đi học thêm tiếng Anh chứ không cần thi vào đại học làm gì cho thêm mệt. Mặc dầu Liên lên thành phố ở với chị nhưng Tuấn vẫn chu cấp dư thừa...
Nàng sắm thêm son phấn, quần áo đẹp, có máy vi tính nối mạng để liên lạc email với Tuấn, có xe Dream II để chiều chiều cùng người yêu ra ngoại ô hóng gió!
Trong lúc Tuấn xúc tiến thủ tục bảo lãnh cho Liên theo diện Hôn Thê, thì Hùng và Liên cũng cậy nhờ người anh họ của Hùng là Hiệp, một luật sư bên Mỹ "nghiên cứu và hướng dẫn" tìm cách để Liên qua được Mỹ nhưng không phải làm vợ Tuấn, rồi từ từ bảo lãnh Hùng qua sau. (Một việc không ai ngờ là người luật sư Tuấn đến nhờ giúp đỡ làm giấy tờ bảo lãnh cho Liên cũng chính là Hiệp, người anh họ của Hùng).
Đã có lúc Liên cảm thấy áy náy lương tâm, chỉ muốn nói thật với Tuấn để xé bỏ tờ giấy "Đăng Ký Kết Hôn", nhưng Hùng lúc nào cũng có đủ lý do để thuyết phục nàng đi theo kế hoạch của chàng.
Liên đã đồng ý vì thời buổi này làm gì còn chuyện "một túp lều tranh với hai trái tim vàng!"
Hùng mới ra trường với mảnh bằng kỹ sư cơ khí, nhưng ngày ngày vẫn phải chạy mánh buôn bán ở chợ trời vì không kiếm được việc làm. Và nếu như có tìm được việc làm, lương kỹ sư ở Việt Nam gom góp cả năm cũng không bằng số tiền Tuấn gởi về hàng tháng cho Liên tiêu dùng.
Thôi thì "một liều, ba bảy cũng liều", nàng đành nhắm mắt đưa chân... Cùng lắm, nếu kế hoạch không thành, nàng làm vợ Tuấn cũng không đến nỗi phải khổ vì người ta thường nói "lấy người yêu mình thì sung sướng hơn là lấy người mình yêu".
Bằng chứng là nàng không yêu Tuấn, nhưng nàng vẫn dung dăng dung dẻ, tiền bạc rủng rỉnh, chỉ ăn rồi bát phố vì Tuấn yêu nàng!
Trong lúc Liên cùng người yêu tận hưởng những ngày "hạnh phúc bên nhau" thì Tuấn phải kiếm việc làm thêm hai ngày cuối tuần ở nhà hàng để phụ vào đồng lương khiêm tốn của một công nhân lắp ráp dữ kiện điện tử. Những ngày mới chân ướt chân ráo qua Mỹ, Tuấn cũng cố gắng theo bạn bè đi học Đại Học Cộng Đồng, nhưng vì mất căn bản từ lâu, và những nhu cầu cấp bách phải giúp đỡ gia đình còn ở Việt Nam, chàng đã nghỉ ngang để đi làm.
Tuy nhiên, nhờ tính siêng năng cần mẫn, sau 10 năm miệt mài với công việc "lắp ráp", Tuấn đã "sống lâu lên lão làng" nên tương đối cuộc sống đã ổn định, và cũng dành dụm mua được một căn chung cư hai phòng ngủ, chờ ngày gặp "ý trung nhân" để xây tổ ấm.
Chuyến về Việt Nam năm ngoái Tuấn đã tiêu sạch bao nhiêu vốn liếng để dành của chàng. Từ ngày trở lại Mỹ, vì hàng tháng phải gởi cho Liên một ngàn, rồi tiền lo giấy tờ luật sư nên tài chánh của Tuấn càng ngày càng chật vật. Thôi thì chịu khó "cày" thêm một "job" (công việc) ở nhà hàng Tàu vào cuối tuần để kiếm thêm, coi như bù vào số tiền giúp Liên ăn học, chuẩn bị lo cho tương lai...
Nhưng rồi chàng lại phải \"refinance\" (tái tài trợ) căn chung cư để lấy ra mấy chục ngàn gởi về cho Liên xây nhà mới "báo hiếu cha mẹ trước khi theo chồng về xứ lạ."
Khi nhận được giấy báo từ văn phòng luật sư Hiệp cho biết Liên đã có \"visa\" (giấy nhập cảnh) vào Mỹ, chỉ cần nộp tiền lệ phí giấy tờ và mua vé máy bay, chuẩn bị ngày đoàn tụ, Tuấn đã nghỉ việc mấy ngày dọn dẹp lại căn chung cư, mua giường mới, chăn nệm mới... chuẩn bị đón \"vợ\".
Sau khi suy đi tính lại, Tuấn quyết định mua một chiếc xe Toyota Camry đời mới làm quà cho Liên vì chàng có thể dùng số tiền hàng tháng vẫn gởi về cho nàng để trả tiền xe.
Mua xe mới cho Liên chàng chỉ phải trả mỗi tháng 500 Dollars, vẫn còn thoải mái hơn số tiền một ngàn hằng tháng chàng vẫn gởi cho Liên suốt cả năm nay, đó là chưa kể những khoản \"đột xuất\" như tiền lo giấy tờ, tiền đưa mẹ đi bác sĩ...
Để chia sẻ niềm vui \"đoàn tụ với người vợ trẻ đẹp\", Tuấn mời Hiệp cùng mang hoa hồng ra phi trường đón Liên.
Có một điều Tuấn không ngờ là Liên và Hiệp đã từng liên lạc email và điện thoại với nhau nhiều lần trước đó qua sự giới thiệu của Hùng, người yêu của Liên và là em họ của Hiệp.
Vừa trông thấy Liên bước ra trong bộ quần áo rất hợp thời trang, Tuấn vội vàng tiến đến, một tay trao hoa, một tay dang rộng để ôm Liên vào lòng, nhưng Liên đã đưa tay cản:
- Anh Tuấn đừng làm vậy, kỳ chết!
Tuấn hơi sững sờ trước phản ứng của Liên, nhưng tự an ủi rằng nàng mới từ Việt Nam qua, chắc còn e lệ... Tuấn quay lại, định giới thiệu vị \"ân nhân\" đã giúp chàng lo thủ tục bảo lãnh, nhưng Hiệp đã lên tiếng trước:
- Chúc mừng Liên đã tới được \"vùng đất hứa\". Tôi là luật sư Hiệp, Hùng khỏe chứ?
- Ồ, anh Hiệp. Liên đang lo không biết làm sao để liên lạc được với anh. Cám ơn anh đã ra phi trường đón Liên.
Trong lúc Hiệp chưa biết phải giải thích ra sao thì Tuấn đã lộ vẻ khó chịu:
- Hai người quen nhau trước rồi hả? Hùng là ai?
Không ai lên tiếng trả lời, mà biết trả lời làm sao bây giờ! Sau một phút do dự, Liên lên tiếng:
- Hùng là bạn em bên Việt Nam, và là em họ của anh Hiệp. Lúc nhận được giấy tờ của anh gởi về từ văn phòng của luật sư Hiệp, Hùng có giới thiệu em với anh Hiệp để nhờ giúp đỡ trong bước đầu còn bỡ ngỡ ở đất khách quê người.
- Em không phải sợ điều đó, anh sẽ lo cho em tất cả.
- Nhưng có người giúp đỡ vẫn hơn chứ anh, vả lại anh Tuấn là luật sư...
- Thôi được, mình đi lấy hành lý rồi anh đưa em về. Cám ơn anh Hiệp đã giúp đỡ trong thời gian qua.
Hiệp không ngờ Liên xinh đẹp và nhanh trí như thế. Chàng đánh trống lảng:
- Đó là bổn phận của văn phòng chúng tôi. Xin chúc mừng hai người. Tôi xin phép về trước nhé.
Liên còn muốn hỏi Hiệp nhiều điều nhưng không biết nói sao, đành lặng lẽ bắt tay và gật đầu từ giã. Nàng hơi bị giao động trước vẻ lịch thiệp và trí thức của Hiệp.
Trước đây nàng so sánh Tuấn với Hùng, cả hai đều tương đương \"bên tám lạng, bên nửa cân\" nên nàng chỉ nhắm mắt đưa chân theo kế hoạch của Hùng vì nàng không hề yêu Tuấn.
Chỉ một vài lần nói chuyện trong điện thoại và email qua lại với Hiệp, cũng không có gì đặc biệt, nhưng bây giờ, tuy mới gặp mặt lần đầu, nàng đã hoàn toàn bị động trước người anh họ \"hào hoa phong nhã\" của Hùng... Nàng chợt cảm thấy thương hại Tuấn, nên khẽ nắm tay chàng thỏ thẻ:
- Bây giờ sao anh Tuấn?
- Ờ... Chúng mình đi nhận hành lý rồi anh đưa em về. Anh nghỉ mấy ngày đưa em đi chơi cho biết đó biết đây.
Lúc hai người ra xe, Tuấn trao cho Liên một bao thơ dầy cộm:
- Chiếc xe này anh mới mua tuần trước để làm quà cho em. Giấy tờ đều đứng tên em, cả hồ sơ bảo lãnh và đơn xin \"Thẻ Xanh\"... đều nằm trong đó cả. Em cứ giữ lấy rồi từ từ anh sẽ hướng dẫn em làm quen với nếp sống bên đây.
- Anh Tuấn tốt với Liên quá.
- Đó là bổn phận của anh mà cưng.
Hai người đi ăn rồi về nhà. Tình hình có vẻ khả quan hơn... cho tới khi Tuấn đòi vào phòng ngủ chung giường thì Liên làm dữ.
Ban đầu còn nhỏ nhẹ, nại lý do hai đứa chưa chính thức làm đám cưới, nhưng càng lúc càng gay go, Liên dọa sẽ gọi cảnh sát nếu Tuấn làm ẩu.
Tuấn hơi ngạc nhiên không hiểu sao cô vợ mới từ Việt Nam sang lại rành luật lệ bên Mỹ quá, nhưng chàng đâu biết Liên đã được Hùng và luật sư Hiệp chỉ vẽ trước khi rời Việt Nam. Liên giận dữ đóng sập cửa phòng ngủ rồi khóa trái bên trong.
Tuấn ấm ức lắm nhưng chỉ dám đứng ngoài chửi đổng nho nhỏ vì cũng đã khuya rồi, không dám làm phiền hàng xóm trong chung cư.
Phần vì giờ giấc thay đổi, phần vì không dự phòng trước phản ứng của Tuấn, Liên không dám ngủ. Nàng mở bao thơ của Tuấn đưa hồi chiều xem có gì trong đó.
Tờ giấy đầu tiên đập vào mắt nàng chính là tập hồ sơ do văn phòng luật sư Hiệp đưa lại cho Tuấn, gồm tất cả giấy tờ bảo lãnh nàng, và ngay ở trang bìa có ghi đầy đủ số điện thoại của Hiệp, kể cả số nhà riêng và điện thoại di động.
Như người sắp chết đuối nắm được miếng ván, Liên gọi ngay cho Hiệp:
- Hello.
- Dạ có phải luật sư Hiệp không ạ?
- Vâng, tôi đây. Xin hỏi ai đầu giây ạ?
- Em Liên đây anh.
- Ồ Liên, mọi sự tốt đẹp cả chứ? Tuấn đâu mà Liên gọi anh giờ này?
- Ông ấy đang làm dữ ngoài kia, đòi vào ngủ chung, em không chịu. Anh giúp Liên với.
- Anh đã nói hôm trước rồi, bí quá thì quay số 911.
- Nhưng em đâu biết nói gì với họ.
- Em không cần giải thích, cứ kêu \"help\" rồi đừng cúp máy, cảnh sát họ sẽ đến ngay. Bao giờ có cảnh sát tới cứ đưa số của anh cho họ liên lạc. Không sao...
Tuấn đang hậm hực bên ngoài, nghe tiếng nói chuyện rầm rì bên trong, đoán chắc Liên đang gọi điện thoại cho ai đó, chàng phá cửa rồi lầm lũi bước vào, quát tướng lên:
- Cô to gan lớn mật lắm. Tôi đã lầm nuôi ong tay áo.
- Anh Tuấn bình tĩnh lại đi, em có làm gì sai trái đâu! Chúng mình không thể ngủ chung vì không phải là vợ chồng.
- Tôi đã chẳng đem lễ đi hỏi cô là gì? Ai bảo lãnh cô sang đây?
- Anh Tuấn mà làm dữ Liên gọi cảnh sát.
- Tôi chấp cô đó.
Liên bấm vội số 911 như lời Hiệp dặn, chưa kịp nói \"help\" thì Tuấn đã giáng cho nàng một cái tát nẩy lửa. Liên khóc thét lên bên ống nghe điện thoại. Tuấn càng điên tiết thêm, tát cho nàng một cái nữa rồi hậm hực bứt giây điện thoại. Liên chỉ ngồi khóc trong khi Tuấn lôi hết cha mẹ, ông bà của Liên ra chửi rủa.
Cực chẳng đã, Liên phải hét lên:
- Đồ hèn hạ, vũ phu, bần tiện...
Một cái tát ngang mặt làm Liên im bặt vì máu mũi chảy dàn dụa. Cũng lúc đó cảnh sát đập cửa bên ngoài với lời đe dọa \"nếu không mở ngay, họ sẽ phá cửa vào\".
Cực chẳng đã, Tuấn phải ra mở cửa. Hai người cảnh sát bước vào, một người đứng giữ Tuấn, một người bước về phía phòng ngủ để quan sát hiện trường.
Khi trông thấy Liên mặt ướt đầm nước mắt và máu mũi, anh ta ra lệnh cho người bạn đứng ngoài còng tay Tuấn lại, và quay sang hỏi Liên xem chuyện gì đã xảy ra.
Liên vừa khóc vừa trao tờ giấy có số điện thoại của luật sư Hiệp cho người cảnh sát.
Sau mấy phút nói chuyện với Hiệp, người cảnh sát trao điện thoại cho Liên và ra phòng khách làm việc với Tuấn.
Khi Hiệp đến nơi thì cảnh sát đã sẵn sàng để dẫn Tuấn về bót, và \"nhờ\" Hiệp chăm sóc cho Liên.
Tuấn chỉ bị giữ một đêm rồi được thả với cái hẹn tuần sau đi hầu tòa...
Nhưng khi về tới chung cư thì Liên không còn, đồ đạc của nàng mang từ Việt Nam cũng đi theo, kể cả chiếc xe mới \"cáo chỉ\" cũng \"cuốn theo chiều gió\" mặc dù Liên chưa biết lái xe.
Tuấn chỉ còn một mấu chốt duy nhất là luật sư Hiệp, người đã giúp chàng bảo lãnh Liên qua Mỹ, và cũng có mặt tại \"hiện trường\" đêm trước.
Tuấn gọi điện thoại và để lại không biết bao nhiêu lời nhắn trong máy, nhưng mãi tới hôm phải ra tòa Hiệp mới gọi lại cho chàng.
- Tôi sẽ gặp anh Tuấn ở tòa. Liên sẽ cùng đi với tôi vì nàng vẫn tá túc đàng nhà tôi từ hôm anh bị cảnh sát...
- Thằng láu cá. Cả tuần nay sao mày không gọi lại cho tao? Mày làm gì con vợ tao rồi?
- Anh ăn nói lịch sự một chút nghe... Cô ta không phải là vợ anh. Anh hiếp đáp cô ta, việc đó sẽ có luật pháp lo, nhưng tôi sẽ dạy cho anh một bài học đích đáng nếu như anh còn ăn nói lỗ mãng với tôi.
Tuấn bực mình cúp máy cái rụp rồi chửi trời, chửi đất, chửi hết mọi người.
Tuấn chỉ ra tòa cho khỏi mang thêm tội trốn chạy chứ chứng cớ rành rành trong biên bản của cảnh sát, còn chối cãi vào đâu.
Lúc thấy Hiệp đứng lên bênh vực Liên trước tòa, Tuấn giận lắm nhưng thua lý hoàn toàn.
Khi nghe đọc phán quyết của tòa, Tuấn cũng dửng dưng vì với chàng giờ này cuộc đời chẳng còn gì quan trọng nữa: \"Chiếc xe đứng tên Liên, của nàng. Tuấn giữ lại chiếc xe cũ. Từ nay không được tới gần cô Liên trong phạm vi 100 feet (khoảng 30 mét). Hàng tháng phải trợ cấp cho Liên đi học thêm tiếng Anh cũng như học nghề.\"
Một phán quyết vô lý, nhưng Tuấn cũng chẳng buồn tranh cãi, cũng không cần phải viết đơn kháng cáo làm gì, chàng ký tên chấp nhận rồi uể oải ra xe.
Quá mệt mỏi và căm hận, Tuấn nằm gục xuống ghế xe mơ mơ màng màng... \"Xe mới thuộc về nàng, nhưng nợ mua xe hàng tháng Tuấn vẫn phải trả. Căn chung cư là mồ hôi nước mắt của chàng từ bao nhiêu năm nay, bây giờ coi như thuộc về ngân hàng vì Tuấn đã rút hết tiền ra, gởi về cho Liên xây nhà báo hiếu cha mẹ trước ngày rời Việt Nam...\"
Vội vàng bảo lãnh một người không yêu mình sang đây làm vợ đã là một lỗi lầm to lớn, nhưng cho nàng mấy cái bạt tai trong lúc nóng giận còn tai hại hơn vạn lần!
Một giọng nói quen thuộc của Hiệp vọng tới từ một chiếc xe đậu gần đấy: \"Tờ giấy đó chẳng có giá trị gì bên Mỹ này. Liên phải nhớ anh là luật sư, không việc gì em phải sợ cả. Chờ ít tháng lấy tiền trợ cấp của Tuấn cho em tiêu xài, nhận được Thẻ Xanh rồi chúng mình làm đám cưới... Liên muốn đi Âu Châu hay về Việt Nam hưởng tuần trăng mật?\"
Việc duy nhất mà Tuấn có thể làm lúc này là ngồi bật dậy, nổ máy xe phóng như lao vào đêm tối.
Posting Permissions
- You may not post new threads
- You may not post replies
- You may not post attachments
- You may not edit your posts
Forum Rules