Trong một lần bế quan ở nước ngoài , tôi được chỉ định canh gác biệt thự tạm trú của Sư Phụ . Chẳng bao lâu , một nhân viên hậm hực đến cho biết anh phải dọn dẹp công viên . "Có nên chặn anh này lại hay không ?" Tôi phân vân không biết nên xử lý ra sao . Tiếp theo đó một vị Sứ Giả Quán Âm từ biệt thự đi ra , bàn với anh xem có thể hoãn lại vài ngày được không . Anh cương quyết cho biết rằng không được , đồng thời còn nói nhất định phải hoàn tất công việc của ngày hôm đó . Nói xong anh liền kê chiếc thang lên thân cây , và leo lên làm việc . Tôi thầm lo lắng : "Chết chưa ! Lầu hai vừa đúng là cửa sổ của Sư Phụ." Anh chàng này vừa chặt cây , trong miệng vừa phàn nàn không ngớt , một nhân viên làm việc cạnh đó cũng tiếp lời . Lúc bấy giờ một vị đồng tu với thực phẩm gia trì và nước uống trên tay từ trong biệt thư bước ra mời anh công nhân đang chặt cây dùng , và nói với anh : Cứ tiếp tục hoàn thành công việc mà anh phải làm . Chẳng bao lâu chúng tôi nhận được chỉ thị của Sư Phụ , không được ngăn chận công nhân làm việc , kể cả việc họ đi vào khu biệt thự cắt cỏ . Liền theo đó , vị đồng tu hồi nãy trở ra với một túi thực phẩm lớn và nói với anh công nhân rằng , Sư Phụ mời tất cả những người làm việc hôm đó dùng , và xin lỗi vì hiểu lầm mà cản trở công việc của họ , mong họ hãy thông cảm cho .
Khi nhận được quà gia trì lần đầu , bộ mặt hậm hực của anh chàng này đã tan như băng tuyết mùa xuân . Đến lần thứ hai nhận được quà gia trì , thì nụ cười anh tươi như hoa , nét mặt rạng rỡ . Khi anh đi ngang qua , tôi nghe anh nói rằng : "Sư Phụ của quý vị là một người tốt !"
Đột nhiên trời đổ mưa , anh chàng đang chặt cây này đành phải bỏ dở công việc , núp ở dưới cây tránh mưa . Chúng tôi có chuẩn bị dụng cụ che mưa , bèn đưa cho anh một chiếc áo mưa và nói anh mặc vào để tránh bị cảm . Đồng tu trong biệt thự cũng đưa cho anh một chiếc dù che mưa . Mấy phút sau mưa đã tạnh , như đã liễu ngộ được điều gì , anh nói rằng có lẽ anh có thể làm việc ở một nơi khác trước , rồi tuần sau sẽ quay trở lại tỉa cây và cắt cỏ ở đây . Anh liền đi bàn với các đồng nghiệp của anh , rồi quay trở lại thu dọn đồ nghề , vui vẻ chào biệt tôi . Họ đồng ý làm xong công việc ở nơi khác trước , tuần sau mới trở lại đây dọn dẹp . Tuy kế hoạch có thay đổi một chút , nhưng tiến trình của công việc không bị ảnh hưởng gì .
Nhìn lại cả câu chuyện , từ sự tranh chấp đến sự kết thúc vui vẻ , Sư Phụ như một nhà đạo diễn vĩ đại , hiển nhiên không một dấu hiệu gì , đã làm tan biết bức tường sắt lạnh ngắt thành kẹo sô cô la . Anh này trước sau chưa bao giờ thấy mặt Sư Phụ , vậy mà đã vui vẻ ra đi . Sư Phụ đã dạy cho tôi một bài học : Chỉ cần luôn luôn duy trì sự kiên nhẫn và tình thương , thì có thể thay đổi bất cứ kế hoạch nào mà không ảnh hưởng đến mục tiêu đã định .
Phần Hai - Một Biến Cố
Giữa Giấc Mộng Mùa Hè
Lâm đồng tu , Đài Trung , Formosa
Còn nhớ mùa hạ mấy năm trước bế quan ở Tây Hồ . Lúc đó đại điện vẫn còn , tôi trực ở gần đó khoảng giữa khu đại điện và công viên nhỏ . Sư Phụ và các đồng tu đang cùng nhau ngồi thiền , xung quanh rất yên tĩnh . Bổng có một sự xao động , thì ra có một con rắn dài khoảng ba thước , vừa tròn vừa lớn đang di chuyển giữa khu nam chúng . Một vị sư huynh liền dùng áo khoác chụp lấy con rắn và mang ra ngoài đại điện . Một sư huynh thường trú khác lấy túi rác bỏ con rắn vào trong túi , khoét vài cái lổ nhỏ trên túi , đem ra phía sau núi phóng sanh . Không đầy năm phút , mọi việc đều đã êm thắm . Sư Phụ ngồi yên trên bục giảng , chỉ nhắc nhở rằng : "Hãy cẩn thận ! Đừng để cho rắn cắn , cũng đừng gây tổn thương cho nó." Ngài lại khôi hài nói tiếp : "Chỗ này người ta đang tọa thiền , rắn không có thẻ Tâm Ấn , nên không được vào đại điện." Mọi người cũng cười , sau đó lại tiếp tục ngồi thiền , yên lặng không một tiếng động , tựa như không có chuyện gì xảy ra cả . Thử tưởng tượng đại điện đông người như vậy , cách đây vài phút đã có một con rắn không phải nhỏ bò ở trong này , vậy mà các đồng tu vẫn có thể tịnh tâm tọa thiền . Nếu không phải định lực mạnh , thì nhất định là lực lượng vĩ đại của Sư Phụ .
Phần Ba -
Câu Chuyện Dẫm Chân
Trần đồng tu Đài Bắc , Formosa , kể
Lữ đồng tu , Đào Viên , Formosa , ghi chép
Có một lần đi dạo với Sư Phụ quanh hồ Long Châu tại trung tâm , tôi hộ pháp hơi sơ xuất . Sư Phụ nói : "Cỏ đó đẹp quá !" Tôi trả lời : "Dạ đẹp quá Sư Phụ !" Sư Phụ xoay mình mấy vòng , tôi tưởng đâu Sư Phụ đã bước tới phía trước , cho nên đưa chân ra đạp xuống . Ai ngờ dẫm ngay bàn chân của Sư Phụ . Tôi hốt hoảng , trách mình tại sao làm việc cẩu thả đến thế .
Sư Phụ đứng bất động , chỉ vào mặt tôi mà nói : "Ngươi phải đứng cách ta ba bước." Lần này đảm trách công việc hộ pháp mà không làm tròn được nhiệm vụ bảo vệ Sư Phụ , đã dạy cho tôi một bài học chính đáng .
Còn một lần nữa ở đạo tràng Lai Nghĩa , Sư Phụ triệu tập tất cả hộ pháp , kêu thị giả chuyển đạt lời giáo huấn của Ngài . Tôi làm việc có trách nhiệm , cho nên nghĩ rằng những lời dạy đó không liên quan đến mình , chẳng có ý định sám hối gì cả . Thị giả nói xong bèn về chỗ ở của Sư Phụ , nhưng lại quay trở lại ngay và bổ túc thêm một câu : "Còn có một người , người đó đã dẫm lên chân Sư Phụ..." Lúc đó tôi xấu hổ đỏ mặt , không biết trốn đi đâu cho được .
Qua câu chuyện này , tôi đã hiểu Sư Phụ vô sở bất tri , không có việc gì có thể dấu được Ngài . Khi chúng ta nghĩ rằng việc mình làm rất hoàn mỹ , Sư Phụ lập tức chỉ ra chổ sai lầm , thức tỉnh chúng ta đừng ngạo mạn .
Phần Bốn -
Phong Độ Của Một Vị Minh Sư
Trần đồng tu , Đài Bắc , Formosa , kể
Lữ đồng tu , Đào Viên , Formosa , ghi chép
Trong cuộc Thiền Thất tại Tam Địa Môn , có một đêm sau buổi cộng tu , tôi đưa Sư Phụ về lều nghỉ , trên tay còn cầm chiếc đèn pin chạy bằng điện . Hôm đó Sư Phụ rất vui , nên vừa đi vừa đu đưa hai tay ra hơi rộng , chẳng may đập vào đèn pin của tôi ...
Sư Phụ tái mặt , đau đến nổi nói không ra tiếng . Tôi hốt hoảng hỏi mãi : "Sư Phụ , Ngài có sao không ?" Rất lâu Sư Phụ mới chỉ vào đèn pin lớn tiếng nói : "Ánh sáng này ác quá."
Sự khiêm tốn và tính khôi hài của Sư Phụ được bộc lộ một cách trọn vẹn nơi đây .