TÌNH YÊU ĐÍCH THỰC

(“On True Love” – Alice von Hildebrand, Dịch: Jos. Tú Nạc, NMS)

Chúng ta đang sống trong một thời đại hỗn độn. Thậm chí nó có thể được nói rằng chúng ta không chỉ chuyên về những bối rối trí óc mà còn trong những bối rối cảm xúc. Nhiều người không biết làm cách nào để đánh giá được những xúc động của họ. Họ không thể phân biệt được giữa tình cảm đúng đắn và không đúng đắn. Họ không biết chắc họ có trung thành trong tình yêu hay không hoặc họ có được đem lại sự sống bởi suy nghĩ mơ tưởng và tự tin trong tình yêu hay không bởi vì họ khao khát những kích thích mà tình yêu mang đến. Họ bối rối trước “yêu thương” với sự biểu lộ một đam mê say đắm, hoặc mãi mãi “thận trọng” không dám đi đến một quyết định.

Không nên cho rằng tôi có thể trả lời được câu hỏi này, tất cả tôi hướng vào để thực hiện là sự gợi ý một vài “hướng dẫn” rằng có thể giúp ích khi người ta đặt câu hỏi: Tôi đang yêu hay tôi không yêu?

Những trải nghiệm sâu sắc luôn đến như một sự bất ngờ - một món quà khó tin không có mặt trong những thành quả của mánh khóe và hoạch định. Chúng nhận chìm chúng ta và lời phúc đáp trước tiên của của chúng ta là: “tôi không xứng đáng một món quà như thế. Anh ta (hoặc cô ta) còn hơn chính tôi nhiều.” Tâm hồn của chúng ta bị đánh bại bởi lòng biết ơn, một sự biết ơn làm chúng ta tự ti mặc cảm. Chúng ta cảm thấy không xứng đáng với món quà như thế, mà dường như đánh thức chúng ta từ một giấc ngủ say. Đừng bận tâm, con người yêu thương “bắt đầu sự sống một cách thực sự.” Con người mà đã không bao giờ yêu cuộc sống trong một trạng thái mộng du và lang thang như một người máy hoàn thành công việc hàng ngày với sự thờ ơ của con tim – một con tim dường như không nhịp đập.

Khi yêu thương, người ta ấp ủ một niềm vui âm thầm sâu lắng – một niềm vui cho cả êm đềm và mãnh liệt, giống như một bụi cây bốc cháy; nhưng sự nồng nhiệt này không bị lụi tàn, và được đánh dấu bằng sự hồi tưởng sâu xa. Nó nảy sinh từ chính trung tâm của cuộc sống chúng ta. Khác với sự huyên náo ồn ào của những ai trải qua những xúc động mãnh liệt như thế nào mà không dẫn đến từ những sâu thẳm và, như một ngọn lửa rơm, bừng cháy trong chốc lát nhưng vội vàng tắt lịm.

Trái tim không diễn ra như ngọn lửa, nhưng ngọn lửa này là một hoạt động âm ỉ. Chúng ta cảm thấy như một điều tốt lành không đến từ bên trong đã dẫn dắt nâng đỡ chúng ta. Dietrich von Hildebrand nói về “đức tính hay thay đổi” của trái tim yêu thương.

Tình yêu đích thực làm cho người yêu tuyệt vời hơn; chàng bừng sáng niềm vui. Nếu điều này không xảy ra, chúng ta có thể nâng quan điểm đối với anh ta xem anh ta có thực sự yêu thương hay không. Người Pháp thường nói: “Un saint triste est un triste” – một vị thánh phiền muộn là vị thánh tội nghiệp. Một cách tương tự, một “người yêu” buồn bã nên hỏi chàng có thực sự yêu thương hay không. Chuyện nhỏ, những tôn trọng thân thiện biểu lộ một cách rộn ràng cởi mở, bởi vì cả hai họ đã thực hiện “với chàng” hoặc “với nàng” hoặc bởi họ đã trở nên vai trò của nghĩa vụ yêu đương.

Tình yêu chân chính làm người ta rụt rè khiêm tốn. Tất cả những yếu đuối, đớn đau và lỗi lầm của chúng ta đột ngột bộc phát trước tâm trạng của chúng ta. Nhưng không với hậu quả chìm đắm. Chúng ta nhìn những lỗi lầm của chúng ta với mong muốn được thổ lộ chúng. Chúng ta mong muốn để được tự bộc lộ với người mình yêu, và sự công khai này được kết hợp với sự mong muốn để khẩn khoản về sự giúp đỡ của chàng hoặc của nàng để chiến thắng chúng. Chúng ta mong muốn tự bộc lộ trong một cung cách khiêm tốn thần thánh hóa, để được biết một cách thành thật bởi người mà chúng ta yêu. Chúng ta sợ lừa dối người yêu dấu của chúng ta bên trong sự tin tưởng rằng chúng ta tốt hơn chúng ta vốn thành thật. chúng ta cảm thấy rằng người được yêu được phép biết cả hai “tên tuổi đúng đắn” và lối vẽ biếm họa của nó.

Tình yêu cũng liên kết tới quan điểm duy thực thiêng liêng. Vẻ đẹp của người được yêu hiện ra trước chúng ta, nhưng không phải là ảo giác. Vẻ đẹp của chàng không phải là kết quả của điều mơ ước, nhưng là một người đẹp thực tế - như trên Đỉnh Tabor – mà người yêu sẽ phải mãi mãi thủy chung, gìn giữ khi người yêu phải mải mê trước những điều không tránh khỏi bởi sự tẻ nhạt của công việc hằng ngày.

Người yêu sẵn sàng ban phát cho người mình yêu những gì mà Dietrich von Hildebrand gọi là “tín dụng tình yêu” – đó là, khi người được yêu hành động với một kiểu cách mà chúng ta không hiểu hoặc làm chúng ta thất vọng. Thay vì bắt lỗi chàng, người yêu sẽ đặt niềm tin rằng, sự tồn tại cuộc sống con người phức tạp như vốn nó phức tạp, những hành động của chàng có thể được biện minh là đúng, mặc dù lúc đầu nhìn thoáng qua chúng gây ấn tượng cho chúng ta như một điều đáng tiếc. Người yêu chân thành thiết tha tìm kiếm “xin lỗi” khi thái độ của người chàng yêu là một sự thất vọng.

Chàng tự kiềm chế một cách thận trọng vượt qua sự thân mật con người gây phiền toái về cách ứng xử, cản trở của người khác vì nó có thể làm khó chịu với cái nhìn đầu tiên. Chàng vui mừng về sự khám phá rằng mình đã phạm lỗi lầm.

Vở kịch Cymbeline của Shakespeare buồn làm sao khi Posthumus được tin báo bởi tên vô lại Iachimo nói rằng vợ của ông, Imogene, đã quyến rũ hắn, tin người bịa đặt này, mặc dù ông đã có chứng cứ đầy đủ trước đó rằng vợ mình đã yêu hắn và công khai yêu hắn. Vở kịch kết thúc có hậu, nhưng nó phác họa một cách sâu sắc nỗi đắng cay, phẫn nộ và tuyệt vọng của người nào đó bị thuyết phục rằng người mà mình đã yêu, người mà hình ảnh của nàng là nguồn vui của mình, đã quyến rũ hắn.

Chúng ta có thể nói rằng chúng ta yêu chân thành khi sự thiếu kiên nhẫn, bội ơn hoặc “thô lỗ” của người được yêu (nói một cách khác, khi vẻ đẹp trung thực của chàng bị che khuất) gây cho chúng ta nỗi đau chồng chất bởi anh ta đang phai nhạt cái vỏ bề ngoài đẹp đẽ của mình và trao tặng chúng ta một bức tranh hí họa về bộ mặt thật của anh ta, hơn nữa bởi anh ta đã làm tổn thương chúng ta. Trên hết tất cả, người yêu chân thành phải sầu khổ bởi người được yêu đã làm buồn lòng Thiên Chúa. Về mức độ quan trọng, sự xúc phạm Thiên Chúa là cội nguồn của sầu muộn; sự tổn hại đến linh hồn người yêu dấu của riêng anh ta là thứ hai; cuối cùng – mặc dù đớn đau day dứt – là vết thương mà anh ta giáng xuống người mà yêu anh ta nồng nàn tha thiết.

Người yêu chân thành phải lo lắng nhiều hơn về những sở thích của người mình yêu - bất cứ điều gì là sự lợi ích thực tế với tâm hồn người yêu dấu của mình – hơn cả bản thân mình. Luôn sẵn sàng tạo những hy sinh cho chàng ngay cả những việc nhỏ nhặt trong đời sống hằng ngày mà màu vị con người thay đổi: một căn phòng thật ấm cúng hay một căn phòng mát mẻ; ăn cơm ở nhà hay ở nhà hàng; sẽ đi xem một trận đá bóng hay ở nhà; xem một chương trình truyền hình khi mà vợ hay chồng muốn xem một chương trình khác, v.v… Sự mềm dẻo nên được giới hạn những trường hợp ưu đãi chủ quan, dĩ nhiên, và sẽ không bao giờ đưa ra những nguyên tắc. Mãi mãi, chúng ta ai nấy đề biết người phối ngẫu thường bị ngược đãi bởi chồng (hoặc vợ), người mà có liên quan mật thiết đến hạnh phúc muôn đời của người được yêu mà họ lãnh nhận mọi nỗi đau khổ này, vì chàng hoặc vì nàng mà hãy nguyện cầu dâng lên Thiên Chúa.

Dấu hiệu tuyệt hảo của tình yêu đích thực là nhẫn nại yêu thương mà người ta hướng về những yếu đuối của người yêu dấu. Điều đó có thể là tư chất của chàng, cá tính của chàng, phong cách của chàng (trong chúng ta ai cũng có); điều đó có thể là nhược điểm thể chất của chàng, sự kỳ quặc tâm lý của chàng, không có khả năng trí tuệ của chàng để theo đường thẳng của sự suy luận; sự rắc rối, hoặc sự cuồng tín của chàng vì luật lệ. Nếu một thầy tu được cho liên tục những cơ hội để “chết cho thiên hướng của riêng mình” (như Thánh Benedict đã nói) giống như sự chân thành của những cuộc hôn nhân. DHY John Henry của Newman viết rằng thậm chí trong những mối quan hệ con người sâu sắc nhất, khi tình yêu khả tín, cuộc sống tâm đầu ý hợp sẽ cho con người vô vàn cơ hội để chứng minh tình yêu của mình bằng việc hy sinh những sở thích của mình.

Những tính cách cá nhân, những hành vi cá biệt, tính khí; thể lý, tâm lý, và khuyết điểm trí tuệ hoặc được giải thích như một cách đúng đắn nếu có thể hoặc chịu đựng với sự kiên nhẫn. Thánh Benedict đã viết về những thầy tu cố gằng về sự thánh thiện những người mà mặc dù hầu hết gây ra sự bẳn gắt vì những người sống gần họ. “Hãy để họ gánh chịu sự kiên nhẫn bền bỉ những yếu đuối của người khác, dù thể xác hay tính cách ” (Holy Rule, chương 72).

The History of a Soul, từ quan điểm này, cũng là một vật báu tinh thần. Thánh Thérèse của Lisieux đã vô cùng đau khổ từ những thiếu sót giáo dục và tính cách của một vài nữ tu khác. Bà đã biết cách sáng tạo và tinh xảo trong nghê thuật thánh thiện về việc vận dụng sự cáu gắt đơn thân vì sự vinh quang của Thiên Chúa, cả với sự ồn ào căng thẳng của một chị đẵ gây ra cạnh ghế ngồi cầu kinh của bà, hành động cản trở việc cầu kinh và suy niệm. Cứ thế, Thérèse thông qua tình yêu đã hiển nhiên chiến thắng.

Một cách ngạc nhiên, điều này cũng có thể mang hạnh phúc đến một cách mỹ mãn cho những cuộc hôn nhân, mặc dù trong yêu thương con người chúng ta đã bị thương tổn tâm hồn. Một người yêu trung thực tình yêu của họ được tinh luyện qua thử thách sẽ dùng những dâng hiến tầm thường như họ đã thực hiện ở thời Trung Cổ, khi những nghệ nhân đã dùng một vài miếng len để làm những chiếc thảm lộng lẫy huy hoàng.

Người yêu chân thành luôn có lời “cảm ơn” trên đầu lưỡi. điều này cũng dễ dàng đối với chàng khi nói “hãy tha thứ cho anh.” Vì trong mối quan hệ tuyệt hảo, người ta mắc những lỗi lầm không tránh khỏi. Nếu người nào đó ngỡ rằng mình có thể tự nhận thấy trong một tình huống mà anh ta sẽ không bao giờ mắc sai phạm, người đó sẽ không lập gia đình, hoặc con cái, hoặc bước vào dòng tu. Nghệ thuật thánh thiện trong cuộc sống phải biết rằng chúng ta sẽ vi phạm lỗi lầm, để nhận biết chúng, để ăn năn hối cải, và, với hồng ân của Thiên Chúa, để có sự sẵn sang sửa đổi.

Đồng thời, một điều quan trọng mà những người yêu nhau cả hai nhận biết lỗi lầm của họ. Chúng ta tất cả đều biết những thực trạng mà một trong những người yêu nhau luôn luôn khắt khe đối với người khác và sẵn sàng quên rằng “tình trạng chuẩn bị thay đổi” nên được hỗ tương, và rằng mình quá kiểu cách bởi tội tổ tông.

Người yêu cảm thấy một lực đẩy thiêng liêng để nói “cảm ơn” và “tha thứ cho tôi.” Nó dâng lên từ trái tim mình không gượng gạo. Người yêu chân thành trải qua chân lý sâu xa của những ngôn từ trong Canticle of Canticles (Canticle: a song or chant with word taken from the Bible/ Canticles: the song of Solomon): “Nếu một người phải cho đi hết thảy vật chất của nhà mình vì tình yêu, người đó xem thường nó như không có gì.”


Jos. Tú Nạc, NMS