Results 1 to 4 of 4

Thread: Với người yêu cải lương,

  1. #1
    nho ^°O°^ suongkhoimay's Avatar
    Join Date
    Mar 2006
    Posts
    4,519

    Default Với người yêu cải lương,

    Tôi không thể ngồi nghe được hết 1 tuồng cải lương,
    Nhưng thôi cũng rất thích nghe hát giọng cổ,

    Nhưng hôm rồi tôi đọc được trên bỏa ngoại ngữ, ở google bầu bình chọn điệu hát dân gian của các nước trên thể giởi
    Việt Nam được chọn điệu hát Ca Trù là giòng hát của dân tộc,
    Nhưng bên cạnh đó tôi thấy giòng hát Tân Cổ cũng là giòng hát dân tộc,nhưng sao tôi không thấy được đề cử trong list mà đem đi ra ngoài thể giởi vậy?
    Chỉ có!

    1=Điêu hát Quan Họ
    2=Ca Trù
    3=
    .......quên mất tiêu rồi

    Nhưng trong 3 sổ 3 đó không có giòng hát cải lương!

    Hôm nay vô tình tôi đọc được một tin về cô ca sĩ lão thành là Lệ Thủy!
    Tôi xin post vào đây để mọi người cùng được đọc


    *NSƯT Lệ Thủy: Cuộc đời dài lắm...

    Không có ai ngoài chị, hơn 40 năm vẫn sống vẹn nguyên trong lòng khán giả mộ điệu, bằng những vai diễn cũ, trong những vở tuồng cũ. Hơn 20 năm, hơn 1.000 lần đóng vai Tô Ánh Nguyệt, không lần nào bị lẫn vào nhau, chị thực sự là một hình ảnh ngôi sao không tô vẽ, tỏa sáng rực rỡ mà không cần những bệ phóng lăng xê.

    Giọng ca vọng cổ chân phương nhưng không lấm láp, nét diễn duyên dáng mà không ồn ào, người đàn bà tuổi ngoài 60 vẫn hát đắm say, như thời gian chưa từng đi qua và nhiều lần làm đời chị bầm dập...

    Tháng 6 năm 2009, Lệ Thủy và con trai Dương Đình Trí làm live show"Bước chân hai thế hệ"tại TP Hồ Chí Minh. Không có vé để bán. Khán giả yêu cầu tổ chức tiếp lần hai hoặc đưa đi diễn tại các tỉnh. Hàng trăm cuộc điện thoại réo Lệ Thủy để tìm vé. Lệ Thủy vẫn giữ được hình ảnh trong sáng đặc biệt và sức hút tự nhiên, dù chị đã không còn trẻ nữa. Dường như ở người phụ nữ này có một lực hút bẩm sinh. Lệ Thủy không đẹp. Và chị là một hình ảnh hoàn toàn khác biệt với những ngôi sao cải lương khác. Giọng chị khàn. Và chị ca chân phương, hoàn toàn không dựa vào luyến láy hay thủ pháp diễn.

    Cô gái Cửu Long bước lên sân khấu, trong ánh sáng rực rỡ ấy, sống đời với nó, cùng những vai thiếu nữ chịu thương. Đến tận lúc này, chị vẫn có những show tại hải ngoại, trên sân khấu toàn những ca sỹ hát nhạc trẻ, một mình chị được mời hát cổ nhạc. Và cũng chỉ mình chị,"tả xung hữu đột"tại những tour diễn tỉnh, lượng người hâm mộ hùng hậu hơn nhiều lần các ca sỹ nhạc trẻ đương thời.

    "Năm ấy em vừa tròn 14, quả tim non chưa biết rộn ràng", đó là câu đầu tiên trong"Cô bán đèn hoa giấy". Bản nhạc ấy Lệ Thủy đã nghe suốt thời thơ ấu, khi chị hàng chiều ngồi bón cơm cho em ăn bên hông chợ Khánh Hội, nghe cô Thanh Hương ca từ đĩa hát cũ mà người thợ sửa radio mở hoài không biết chán. 12 tuổi học chữ và học hát cùng thầy, 13 tuổi đóng vai nhỏ trong những tuồng cổ. Và đúng 14 tuổi, Lệ Thủy đã là một ngôi sao, là đào chính của đoàn cải lương Kim Chung, và hát"Cô bán đèn hoa giấy"bằng chất giọng mộc chân thành của mình.

    Đến tận lúc này, khi nghe"Cô bán đèn hoa giấy"trên mạng Internet, vẫn hình dung thật rõ Lệ Thủy của tuổi đời non nớt nhưng giọng ca thì đã chín muồi. Có ai đó nói rằng, dường như những đứa trẻ vào đời sớm sẽ cảm nhận cuộc sống bằng một nhịp đập khác. Chính vì thế, những bản vọng cổ Lệ Thủy ca từ khi chưa... từng yêu vẫn có thể ngọt ngào hơn bình thường mà sầu bi cũng hơn bình thường.

    Cuộc sống của chị bắt đầu bằng những chuyến đi dài, từ Cửu Long lên Sài Gòn theo ba mẹ. Ba chị đi làm thuê, còn mẹ làm nghề chầm lá, nhưng cái nhà bị cháy, tài sản tiêu tán khiến ông bà biệt xứ. Ông lên Sài Gòn làm lao công trong Thảo Cầm Viên, còn bà nấu cơm thuê cho những người phu khuân vác. Lệ Thủy đã bồng bế cả 4 đứa em nhỏ, chăm bẵm chúng bên hông chợ Khánh Hội, vừa dỗ em vừa học hát, mà thành tài.

    Như trời sinh, mà không cần gọt giũa quá nhiều. Cuộc mưu sinh lấm láp của gia đình đã làm cho Lệ Thủy buộc phải đi hát như một kế sinh nhai. Và chị đã cùng Minh Cảnh, Minh Vương, Thanh Kim Huệ... tạo nên một thế hệ vàng son của cải lương, mà những thế hệ sau khó có thể tỏa sáng rực rỡ như thế.

    Dương Đình Trí, cậu con trai thứ hai của Lệ Thủy, tốt nghiệp ngành kiểm toán tại Australia, nhưng đã trở về Việt Nam để theo con đường ca hát. Với Đình Trí, thì mẹ luôn là một cái bóng lớn mà anh rất khó vượt qua. Trong ký ức của chàng trai trẻ, từ khi anh lên ba tuổi đã phải quen với hình ảnh cứ chiều đến là mẹ chuẩn bị quần áo, trang điểm để đi diễn. Và đến khi mẹ về nhà thì mấy anh em đã ngủ say.

    Ngày mới giải phóng, cả xã hội vất vả, nghệ sỹ cải lương như Lệ Thủy được yêu mến nhưng diễn phục vụ theo đoàn văn công, tiền cát sê không đủ sống. Khi ấy, chồng chị mới được chị bảo lãnh ra khỏi trại tập trung, về làm kế toán trong đoàn hát. Cuộc sống cơ cực của người nghệ sỹ trong những lúc gian khó khiến Lệ Thủy trở thành người gồng gánh cả gia đình. Đình Trí nói, đêm nào mẹ cũng hát xong show của nhà hát, rồi đi diễn tăng cường thêm ở Thủ Đức, Biên Hòa và các vùng lân cận, có khi 1h đêm mới xong, về tới nhà thì cũng khuya lắc.

    Sau này, Lệ Thủy cũng là một trong những nghệ sỹ đầu tiên đi lưu diễn ở các tỉnh xa. Chị sẵn sàng đi bộ nửa ngày đường để tới điểm diễn. Đi tới đâu khán giả cũng theo, có khi chỉ để nhìn được tận mắt cô đào. Và những tháng ngày miệt mài đi diễn tỉnh đã giúp gia đình Lệ Thủy... thoát nghèo. Chị cũng kiếm đủ tiền cho ba con mình du học tại Australia . Đắm đuối với nghề hát và chị cũng đủ đầy từ nghề hát.



    NSƯT Lệ Thủy và con trai Dương Đình Trí.

    Đình Trí kể, vào những khi bận rộn, mẹ anh phải chạy show... thu âm, ca một lớp trong tuồng này ở phòng thu thứ nhất, lại chạy qua phòng thu thứ hai để ca tuồng khác. Và có những thời điểm, chị diễn ngày vài suất. Đó chính là thời hoàng kim, không chỉ là danh tiếng mà Lệ Thủy thực sự là một... cỗ máy kiếm tiền.

    Với người yêu cải lương, Lệ Thủy được yêu mến trọn vẹn bởi cái tình từ nhân vật và giọng ca không phấn son, không cố tình làm màu. Những nhân vật của Lệ Thủy hầu hết đều chịu thương chịu khó. Chị thường mặc áo bà ba may kiểu xưa, cổ lá trầu, với những gam màu rất nhã.

    Tuồng"Tô Ánh Nguyệt"chị diễn hơn hai chục năm, hơn một ngàn lần khóc nức nở, nước mắt tràn tay áo. Khán giả thuộc từng đoạn diễn của chị với Minh Vương. Cảnh Tô Ánh Nguyệt đem con cho chồng nuôi để hy vọng con mình được sống sung túc. Cảnh hai người gặp lại lúc xế chiều trong tủi hận và yêu thương. Chính tuồng"Tô Ánh Nguyệt"đã đưa Lệ Thủy - Minh Vương là cặp đôi bền bỉ với khán giả mộ điệu trong gần 40 năm.

    Khán giả yêu cải lương là những khán giả kỳ lạ. Khi đã yêu ai thì sẽ yêu mãi, và họ không muốn có sự thay thế nào trong những vở tuồng cũ, dù người mới có thể không kém, thậm chí ca hay hơn. Chính vì thế, ở tuổi 60, Lệ Thủy vẫn phải chiều lòng khán giả, vào những vai còn trẻ. Có thể vóc dáng chị không được như thời con gái. Nhưng có hề gì. Bởi giọng ca là điều quan trọng nhất với một nghệ sỹ cải lương. Chính giọng ca đã lưu giữ chị trong trái tim của khán giả. Và người ta đi xem chị diễn, nghe chị hát để nhớ về quá khứ của họ, để nhớ rằng khi coi"Tô Ánh Nguyệt"vào ngày tháng năm ấy, mình đang làm gì và mình nhớ gì, khi ấy Tô Ánh Nguyệt khóc ra sao, đổ từng câu vọng cổ mặn mòi thế nào. Lệ Thủy đã làm nghề cần mẫn suốt gần nửa thế kỷ. Và chưa có ý định dừng lại...

    Dương Đình Trí, cậu con trai duy nhất nối nghiệp ca hát của mẹ, tâm sự rằng dường như anh bị ảnh hưởng mẹ từ cách nghĩ đến cách sống. Mẹ anh hoàn toàn không mưu cầu điều gì riêng cho bản thân mình và sống giản dị đến mức cần kiệm. Chị thích làm từ thiện, nhưng lại không muốn xuất hiện trên các phương tiện truyền thông. Những công việc ấy đã được chị làm từ lâu, đến nay đã trở thành một thói quen.

    Khi bước vào con đường ca hát, Đình Trí được nhiều thuận lợi từ danh tiếng và những mối quan hệ của mẹ. Nhưng cũng chính vì thế mà để khẳng định bản thân là điều không dễ dàng. Lệ Thủy không hướng con theo con đường ca hát, nhưng chính giọng ca của chị đã làm nên niềm say mê nơi các con. Đình Trí từ nhỏ đã mê ca theo mẹ, thuộc hết những tuồng mẹ hát, nhưng cải lương phải có duyên nghiệp mới ở lại, Đình Trí đi theo tân nhạc nhưng vẫn có thể hát... song ca với mẹ những bài tân cổ giao duyên...

    Lệ Thủy đã tỏa sáng hơn 40 năm. Và gia tài âm nhạc của chị thực sự đồ sộ. Trong hành trình dâu bể của kiếp người, Lệ Thủy cũng đã nếm đủ cả những vinh quang và cay đắng nhất. Nhưng chưa khi nào chị oán trách số phận. Như những vai diễn của chị, Lệ Thủy kiệm lời và chấp nhận mọi chuyện để sống an lành hơn.

    Cuộc sống của chị, có lẽ vì thế, mà càng về sau lại càng viên mãn. Tỏa sáng dài lâu và người phụ nữ tuổi 60 vẫn còn rất trẻ khi rời khỏi cuộc sống thực, bước vào cuộc đời nhân vật của mình. Đời chị được sống trong rất nhiều cuộc đời, rất dài và rất nhiều duyên nợ...


    2010










  2. #2
    nho ^°O°^ suongkhoimay's Avatar
    Join Date
    Mar 2006
    Posts
    4,519

    Default Re: Với người yêu cải lương,

    Tìm hiểu đời tư
    Về cuộc đời của cô NSƯT(4 chữ viết tắt nầy không hiểu lắm nầy!

    Sau cánh cửa kép hờ

    chồng NSƯT Lệ Thủy là ai?




    NSƯT Lệ Thủy

    Nữ nghệ sĩ Lệ Thủy sinh ngày 20 tháng 5 năm 1948 tên là Dương Lệ Thủy (sau đổi thành Trần Lệ Thủy) trong một gia đình rất nghèo tại làng Đông Thành, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Sau đó cả nhà đã lên Sài Gòn để mưu sinh.

    Năm Lệ Thủy lên 10 tuổi, anh Tư Long làm ở ban văn nghệ xóm bên tình cờ nghe cô bé ca vọng cổ. Anh mời Lệ Thủy tham gia và gửi theo học ca cổ với thầy Năm Truyền làm thợ hớt tóc ở Khánh Hội. Sau đó chị được gửi sang học bài bản cải lương 3 Nam, 6 Bắc với nhạc sĩ Tám Đen. Lúc đó các em của chị liên tục đau ốm, gia đình nợ nần tứ phía.

    Không có khai sinh nên Lệ Thủy không được tiếp tục đến trường, chị nghĩ đến việc phải làm gì đó để phụ giúp gia đình và quyết định xin đi theo làm việc ở gánh Trâm Vàng (ở TP. Biên Hòa - tỉnh Đồng Nai) để đỡ gánh nặng cho ba má. Với bài ca cổ "Cô gái bán đèn hoa giấy", Lệ Thủy bắt đầu vào nghề, thoạt tiên qua việc ngâm thơ hậu trường, đóng những vai kép con trên sân khấu...

    13 tuổi, Lệ Thủy thế vai kép con trên đoàn Trâm Vàng

    14 tuổi, Lệ Thủy đóng các vai đào nhì

    Một thời gian sau, Lệ Thủy rời Trâm Vàng để về Công ty Kim Chung của ông bầu Trần Viết Long, một đại bang có 7 đoàn hát. Tại sân khấu này Lệ Thủy đã được soạn giả Ngọc Văn nhận làm con nuôi. Ông đã viết nhiều kịch bản đưa chị vào đóng từ vai phụ cho đến vai chính.

    Sau những bước đi đầu tiên tạo được ấn tượng, ông bầu Trần Viết Long lập đoàn Kim Chung 3. Lệ Thủy chuyển sang đây diễn chung với nghệ sĩ Thanh Hải trong vở "Bẽ bàng duyên mới" của soạn giả Ngọc Văn. Tên tuổi của Lệ Thủy bắt đầu nổi lên, trở thành cô đào chính sáng giá lúc vừa tròn 15 tuổi.

    Năm 1964, Lệ Thủy được trao giải Thanh Tâm, là nữ nghệ sĩ trẻ nhất đoạt giải này sau 10 lần tổ chức.

    Từ 1975 trở đi, Lệ Thủy gắn bó với Đoàn văn công TP. Hồ Chí Minh, Nhà hát Trần Hữu Trang.

    Năm 1993, Lệ Thủy vinh dự được Nhà nước Việt Nam trao tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú.

    Lệ Thủy lập gia đình và sống hạnh phúc với người chồng biết thông cảm, san sẻ những vui buồn trong nghề hát. Ba người con của chị đều ăn học đến nơi, đến chốn. Trong đó có Đình Trí đã nối nghiệp mẹ làm ca sĩ. Những năm gần đây, sân khấu cải lương ngày càng gặp nhiều khó khăn. Lệ Thủy và nghệ sĩ Minh Vương đã thành lập chương trình Những dấu ấn không phai tại Nhà hát Trần Hữu Trang. Hơn 65 nghệ sĩ, tác giả, đạo diễn, nhạc công, họa sĩ, biên tập... đã tham gia chương trình. Điều ghi nhận đầu tiên là chương trình Những dấu ấn không phai đã làm vinh quang tên tuổi của những nghệ sĩ thuộc thế hệ tài danh.

    Gần 61 tuổi đời, 47 tuổi nghề, NSƯT Lệ Thủy vẫn còn tạo được sức hút kỳ lạ đối với khán giả cải lương. Vua vọng cổ Viễn Châu lý giải: “Lệ Thủy có một giọng ca hiếm hoi trong làng cổ nhạc, với chất giọng kim pha thổ, đã từng được báo giới Sài Gòn trước đây phong tặng là giọng ca chuông ngân”.

    Những bài vọng cổ Lệ Thủy trình bày gồm: Cô gái bán đèn hoa giấy, Cô hàng chè tươi, Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài, Nấu bánh đêm xuân, v.v...

    Các vai diễn: Cây sầu riêng trổ bông, Tô Ánh Nguyệt, Đời cô Lựu, Kiếp chồng chung, Áo cưới trước cổng chùa...


    ST bởi trên mạng


    2010










  3. #3
    nho ^°O°^ suongkhoimay's Avatar
    Join Date
    Mar 2006
    Posts
    4,519

    Default Re: Với người yêu cải lương,


    NSƯT Lệ Thủy và câu chuyện sau cánh cửa nhà

    Không thiếu những sóng gió nhưng "con thuyền" gia đình chị vẫn vượt qua mọi trở ngại. Bí quyết nằm trong tay đôi vợ chồng giỏi chèo khéo chống.

    Bước qua cánh cổng trắng ngôi nhà cổ điển của gia đình NSƯT Lệ Thủy, một bầu không khí ấm cúng và nhẹ nhàng khiến người ta thấy dễ chịu hẳn. Không phải vì sự thoáng rộng của ngôi nhà hay những vật trang trí được chăm chút cẩn thận. Chính nụ cười rạng rỡ hạnh phúc của đôi vợ chồng gần 40 năm gắn bó trong những bức ảnh treo tường mới là điểm nhấn của sự bình yên.


    NSƯT Lệ Thủy với chồng (phải) và con trai

    Nam - Trung hội ngộ một nhà

    Một dịp tình cờ, khi mới 12 tuổi, cô bé Lệ Thủy với giọng ca khỏe khoắn và "ngọt lịm chất miền Nam" được đi hát trong Ban văn nghệ của anh Tư Long - một người lối xóm. Lệ Thủy bắt đầu gây dựng sự nghiệp và nổi danh từ đó.

    Năm 16 tuổi, cô đào xinh đẹp đã giành được Huy Chương Vàng giải Thanh Tâm. Và một ngôi nhà rộng rãi trong khu chung cư trên đường Nguyễn Thiện Thuật vắng lặng vào những năm 1970 đã đem lại cho gia đình có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Đi hát xong thì về và rút ngay vào nhà. Vẻ "kín cổng cao tường" của nàng tiểu thư Lệ Thủy ngày đó khiến chàng trai miền Trung ở khu trọ đối diện mất ăn mất ngủ mà chẳng biết làm sao thổ lộ. Nhưng rồi cảm động trước tấm chân tình của chàng trai người Quảng Ngãi, năm 1972, nữ nghệ sĩ Lệ Thủy và anh Đình Trúc đã nên vợ nên chồng.

    Đối mặt với khó khăn

    Người Nam kẻ Trung vốn đã khó thuyết phục hai bên gia đình ngay từ lúc còn yêu nhau. Đến khi đã thành hôn và sinh con gái đầu lòng năm 1973, con đường sự nghiệp càng lúc càng thăng hoa khiến việc giữ gìn hạnh phúc cho mái ấm gia đình vốn đã khó nay không hề đơn giản.

    Một tuần đủ bảy ngày chồng chở vợ đi ca diễn từ sáng sớm đến tối mịt mới về. Khi Thụy Hiếu và Đình Trí còn nhỏ, tối nào hai chị em cũng chờ mẹ về đến tận hơn 11 giờ khuya. Khi nghe tiếng xe "tin tin" ngoài cổng là vội chạy ù vào giường vờ ngủ, đợi mẹ vào phòng nựng nịu, dỗ dành khe khẽ rồi mới ngủ say. Những lúc như vậy, dù mạnh mẽ và bản lĩnh, trái tim người mẹ của nghệ sĩ Lệ Thủy vẫn thổn thức, nước mắt len chảy dài.
    Lắm nghệ sĩ không tránh được những tin đồn ác ý khiến đôi lúc gia đình lục đục. Nhưng cũng chính những lần sóng gió đó càng khiến Lệ Thủy thêm yêu quý người chồng và gia đình nhỏ của mình. Bởi, như con trai Đình Trí của chị kể lại: "Ngày còn nhỏ, đôi khi chưa hiểu chuyện, chị em Trí thấy hoang mang khi nghe những đồn thổi không hay. Nhưng chính sự điềm tĩnh và thoải mái đối mặt với những việc như vậy của ba khiến không khí gia đình ngay lập tức lấy lại sự bình yên. Và chỉ cần một lời giải thích nhẹ nhàng của mẹ, thế là đủ, mọi việc đã ổn định và trở lại bình thường".


    NSƯT Lệ Thủy và con trai


    "Mẹ chỉ là mẹ thôi"

    Là người "Nam rật" nhưng từ khi lấy chồng miền Trung, nghệ sĩ Lệ Thủy có nghề "tay trái" là đổ bánh bèo, nấu bún bò cho chồng con những khi tranh thủ vào bếp. Dù có người giúp việc nhưng từ lúc còn trẻ cho đến khi đã ở tuổi lục tuần như hiện nay, nữ nghệ sĩ nổi tiếng đảm đang này chưa bao giờ bỏ thói quen ưa thích là tự mình đi chợ An Đông lựa thực phẩm rồi loay hoay chế biến.

    Đình Trí nhớ lại: "Ngày xưa, tuy không phải là thiếu thốn nhưng mỗi khi Trí muốn mua một đôi giày hay đồ vật có giá trị, cả ba mẹ đều dành mấy buổi chờ Trí đi lựa cho được món đồ ưng ý. Ba mẹ muốn mấy anh chị em phải nhận thức được giá trị của đồng tiền do lao động cực nhọc mà có để trân trọng hơn". Kỷ niệm ngày cưới hay sinh nhật Lệ Thủy, món quà của "ông xã" Đình Trúc chỉ là: "Một bó hoa tươi. Từ hồi trẻ tới giờ vẫn vậy". Vậy mà vẫn luôn khiến chị cười rạng rỡ!

    Khi đã ở đỉnh cao sự nghiệp, dù được trả cát-sê rất cao, nghệ sĩ Lệ Thủy cũng không bao giờ đi hát vào tối 30 Tết và ngày mùng 1. Cùng các con đi xuất hành đến Chùa Ông Chùa Bà vào đêm giao thừa và quây quần ở nhà ngoại sáng đầu năm, đối với vợ chồng Lệ Thủy: "Đó là truyền thống của gia đình, là niềm hạnh phúc lớn lao nhất mà không tiền bạc nào so sánh nổi".
    Bước sang tuổi lục tuần và "lên vai" ông bà ngoại, vợ chồng Lệ Thủy vẫn luôn đồng hành bên nhau bất kỳ nơi đâu. Nụ cười mãn nguyện mà chị có được chính là do: "Trong gia đình chẳng có ai là nghệ sĩ cả. Chỉ có Lệ Thủy - một người vợ, một người mẹ và bây giờ là một người bà mà thôi!".



    NSƯT Lệ Thủy: Luôn hạnh phúc và bình yên

    Mỗi thành viên trong gia đình đều biết vun vén cho tình cảm thiêng liêng và đáng trân trọng ấy.

    Vừa nhu vừa cương

    Nếu nghệ sĩ Lệ Thủy là người mẹ dịu dàng thì ông xã Đình Trúc lại là người cha nghiêm khắc. Mẹ luôn là nơi cho các con tâm sự, trải lòng để nhận được lời khuyên, sự chia sẻ. Còn ba sẽ là người giúp con đi đến những quyết định đúng đắn. Sự phối hợp nhịp nhàng này khiến các con vừa yêu quý vừa nể sợ cha mẹ.

    Chia sẻ ước mơ

    Trong ba anh em, chỉ có Đình Trí là theo nghiệp ca hát như mẹ nhưng cả gia đình đều tôn trọng chia sẻ và ủng hộ ước mơ riêng của mỗi người. Vợ chồng Lệ Thủy chỉ định hướng chứ không bao giờ áp đặt con cái về sự nghiệp và tương lai bởi anh chị tin rằng con cái sẽ có quyết định và sự lựa chọn đúng đắn.

    Lắng nghe lẫn nhau

    Đời sống gia đình gặp không ít mâu thuẫn. Nhưng dù nóng tính, nghệ sĩ Lệ Thủy cũng đều thỏa thuận cùng chồng và con phải bình tĩnh, cố gắng nghe cho hết đầu đuôi câu chuyện của người kia thì mới giải quyết được khúc mắc mà không nổ ra tranh cãi. Sự đầm ấm của gia đình bắt nguồn từ những bí quyết giản đơn như thế.

    Luôn sống giản dị và khiêm tốn

    Vợ chồng nghệ sĩ Lệ Thủy luôn chú trọng dạy các con tính giản dị và khiêm tốn. Vợ chồng chị cho rằng chính hai đức tính này sẽ giúp các con biết cần kiệm để thành công. Và để các con học theo những đức tính tốt đó, ba mẹ sẽ luôn là tấm gương tốt cho con.

    Tôn trọng truyền thống gia đình

    Mỗi gia đình đều có những ngày truyền thống hay ngày kỷ niệm riêng. Vợ chồng Lệ Thủy tôn trọng và nhắc nhở các con không được vắng mặt trong những ngày này. Nhờ đó, gia đình chị luôn gắn kết với nhau dù hiện nay mỗi người chọn một cuộc sống, công việc và nơi ở xa nhau.


    st by net


    2010










  4. #4
    nho ^°O°^ suongkhoimay's Avatar
    Join Date
    Mar 2006
    Posts
    4,519

    Default Re: Với người yêu cải lương,

    chưa có thời gian để đọc
    Chôm được trên mạng, gom hết vào đây
    Để 1 lúc rãnh rồi đọc luôn
    Không biết chôm có trung hợp không nữa


    NSƯT Lệ Thủy làm liveshow mừng sinh nhật

    Nàng Tô Ánh Nguyệt của cải lương Việt Nam diễn lại các trích đoạn gắn liền với tên tuổi của mình. Con trai của chị, ca sĩ Dương Đình Trí, cũng từ Australia về Việt Nam hát mừng sinh nhật lần thứ 61 của mẹ.

    Tuổi tác dường như không "chạm" được vào giọng hát ngọt ngào của nữ nghệ sĩ ưu tú. Ở tuổi 61, NSƯT Lệ Thủy vẫn miệt mài luyện tập trên sân khấu, tiếp tục cống hiến các tác phẩm hay cho khán giả trung thành với bộ môn nghệ thuật đặc sản của miền Nam. Dù bận rộn với vai diễn mới trong vở Một ông, hai bà cho chương trình Sân khấu vàng, chị vẫn cố thu xếp thời gian để tập dợt thật kỹ các trích đoạn "nằm lòng khán giả" để phục vụ như: Máu nhuộm sân chùa, Đắc Kỷ - Trụ Vương, Kiếp chồng chung...


    NSƯT Lệ Thủy kỷ niệm 50 năm ca hát trong ngày sinh nhật.

    Đây cũng là dịp để NSƯT Lệ Thủy kỷ niệm 50 năm ca hát. Con trai chị, ca sĩ Dương Đình Trí, từ Australia trở về để chia vui với mẹ. Anh cho biết: "Tình cảm ấp ủ trong lòng mỗi khi nhớ về mẹ cùng giọng hát ngọt ngào của bà được nhạc sĩ Hồng Xương Long đồng cảm để sáng tác nên ca khúc Tiếng hát mẹ tôi. Tôi sẽ thể hiện bài hát này trong tiết mục mở đầu để tri ân những gì mẹ đã cho tôi trong đời sống này".

    Liveshow mang tên "Bước chân 2 thế hệ" như hàm ý nói về sự luân chuyển về hoạt động nghệ thuật từ mẹ sang con, thể hiện rõ nhất ở tiết mục tân cổ giao duyên Lòng của biển. Dương Đình Trí cũng cho biết, anh không mời bất cứ đạo diễn nào tham gia bởi muốn tự lên ý tưởng và dàn dựng khoảng 20 tiết mục trong chương trình theo đúng lòng mình.


    Ca sĩ Dương Đình Trí.

    Nhiều bạn bè và đồng nghiệp cũng đến diễn và chia vui cùng NSƯT Lệ Thủy như: NSƯT Minh Vương, NSƯT Vũ Linh, NSƯT Thoại Mỹ, NSƯT Kim Tiểu Long... danh hài Hoài Linh, Tấn Beo, Tấn Bo, ca sĩ Phương Thanh, Lâm Vũ, Chế Phong... Đặc biệt, liên khúc các bài hát về cảnh đẹp Việt Nam sẽ được Đình Trí biểu diễn cùng các diễn viên điện ảnh Phi Thanh Vân, Lương Thế Thành, Đức Tiến, Phi Long...

    Liveshow "Bước chân 2 thế hệ" diễn ra vào 19h30 ngày 19/6 tại nhà hát Hưng Đạo. Dự kiến, chương trình sẽ kéo dài trong 4 tiếng và được ghi hình để phát hành DVD sau đó. Giá vé từ 80.000 đến 250.000 đồng.


    ST trên mạng


    2010










Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts