Results 1 to 7 of 7

Thread: Giới Thiệu Sách Hay

  1. #1
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Giới Thiệu Sách Hay




    Đường Vào Tình Yêu

    Những Sự Thiền Định Cuối Cùng Của Anthony De Mello

    Làm Đệ Tử


    Nếu kẻ nào đến với Ta mà không ghét cha mẹ , vợ con , anh em , phải , và ngay cả cuộc đời của mình , thì người đó không thể làm môn đồ của Ta .

    Thánh Kinh --- Luke 14:26

    Anthony De Mello là một nhà truyền đạo giòng Gia Tô hội và làm giám đốc viện cố vấn mục sư Sadhana : Poona Ấn Độ . Ông cũng là tác giả các cuốn "Sadhana , Bài Ca Của Loài Chim , Trái Tim Khai Ngộ , Hãy bay lên , Căn nguyên và Cảnh Giác." Đường Vào Tình Yêu là một sưu tập , chưa hề được ấn tống , về những sự thiền định do Anthony De Mello viết , trước khi ngài viên tịch vào 1987 .

    Hãy nhìn thế giới , và những sự không vui chung quanh quý vị và bên trong quý vị . Quý vị biết gì đã gây nên sự không vui này không ? Có lẽ quý vị sẽ nói đó là sự cô đơn , hoặc áp bức , hoặc chiến tranh , hoặc sân hận hoặc vô đạo . Và quý vị sẽ lầm . Chỉ có một nguyên nhân của sự không vui : những tin tưởng sai lầm trong đầu quý vị , những tin tưởng trải rộng , thường thức , đến nỗi quý vị không nảy sinh một nghi vấn nào . Vì những tin tưởng sai lầm này mà quý vị nhìn thế giới và nhìn chính mình một cách lệch lạc . Chương trình quý vị lập ra quá mạnh và áp lực của xã hội quá nặng tới nỗi quý vị quả đã bị bẫy vào việc nhận thức thế giới theo cách méo mó này . Không có lối thoát , vì quý vị thậm chí không một sự nghi ngờ nào , rằng những nhận thức của mình là sai lệch , rằng sự suy nghĩ của mình là sai lầm và những tin tưởng của mình là giả tạo .

    Hãy nhìn xung quanh và xem coi có một người nào là thật sự hạnh phúc không - không sợ hãi , không bất an , băn khoăn , căng thẳng , lo lắng . May lắm quý vị mới kiếm được một người trong trăm ngàn người . Điều này khiến quý vị nghi ngờ về chương trình lập ra và về những tin tưởng mà quý vị và họ có chung . Nhưng quý vị cũng bị tẩy não không nghi ngờ , không hoài nghi , chỉ tin tưởng vào những điều đã được đặt vào đầu quý vị bởi phong tục , tập quán , xã hội , tôn giáo của quý vị . Và nếu không hạnh phúc , thì quý vị được dạy là phải tự trách mình , chứ không phải trách sự sắp đặt của mình , văn hóa và những tư tưởng cùng tín ngưỡng gia truyền của mình . Tệ hơn nữa là đa số người bị tẩy não nhiều tới nỗi thậm chí họ cũng không biết rằng họ không hạnh phúc - như một người trong mộng không biết rằng mình đang nằm mơ .

    Những tin tưởng sai lầm ngăn chặn quý vị không được sung sướng này là gì ? Sau đây là một vài thí dụ . Thứ nhất : Quý vị không thể sung sướng nếu không có những thứ mà quý vị đã gắn bó , những thứ quý vị cho là quý giá . Sai . Không một giờ phút nào trong cuộc đời mà quý vị không có mọi thứ cần thiết để quý vị được sung sướng . Hãy nghĩ lại xem . Lý do quý vị không sung sướng là vì quý vị chú tâm vào những thứ quý vị không có thay vì những thứ quý vị hiện có .

    Một tin tưởng khác : Hạnh phúc thuộc về tương lai . Không đúng . Tại đây , và ngay bây giờ quý vị đang sung sướng mà quý vị không biết , vì những tin tưởng sai lầm và quan niệm méo mó của quý vị khiến quý vị sợ hãi , lo âu , ràng buộc , mâu thuẫn , tội lỗi và là chủ xướng các trò chơi mà quý vị đã lập ra . Nếu nhìn xuyên qua được điều này thì quý vị sẽ nhận thức rằng quý vị đang sung sướng mà quý vị không biết .

    Một tin tưởng khác nữa : Hạnh phúc sẽ đến nếu quý vị sửa đổi hoàn cảnh của mình và những người chung quanh . Không đúng . Quý vị dại khờ dùng quá nhiều năng lực để tìm cách thay đổi thế giới này . Nếu sửa đổi thế giới là một nghề trong đời của quý vị thì cứ việc sửa đi , nhưng đừng nghĩ hão huyền rằng nó sẽ làm quý vị sung sướng . Điều làm quý vị sung sướng hay không không phải là thế giới này và những người chung quanh , mà là sự suy nghĩ trong đầu quý vị . Đi tìm hạnh phúc ở thế giới bên ngoài cũng tựa như đi tìm tổ chim đại bàng dưới đáy đại dương . Cho nên nếu muốn tìm hạnh phúc , quý vị nên ngừng phí phạm năng lực của mình tìm cách chữa bịnh hói đầu , hay tập luyện cho thân thể hấp dẫn , hay thay đổi chỗ ở , công việc , làng xóm , lối sống , hoặc ngay cả cá tính của mình . Quý vị có nhận thức rằng quý vị có thể thay đổi tất cả những điều này , có thể trông đẹp mắt , tính tình thật dễ thương và trong một khung cảnh dễ chịu nhất , mà quý vị vẫn không sung sướng không ? Và trong thâm tâm , quý vị biết điều này là đúng , nhưng vẫn phí công lao , sức lực , cố đạt cho được những gì mà mình biết là không thể khiến mình sung sướng .

    Một tin tưởng sai lầm khác : Nếu tất cả những ước vọng được toại nguyện , quý vị sẽ sung sướng . Không đúng . Thật ra , chính những ham muốn và ràng buộc này khiến quý vị căng thẳng , bực bội , lo lắng , bất an , và sợ hãi . Hãy ghi xuống một danh sách tất cả những ràng buộc và ham muốn của quý vị , và với từng món một , nói như sau : "Trong thâm tâm tôi , tôi biết dù có đạt được tôi cũng chẳng hạnh phúc." Rồi suy nghĩ về sự thật của lời nói đó . Mỗi ước vọng được toại nguyện có thể , nhiều nhất , là đem lại thú vui chớp nhoáng . Đừng tưởng lầm đó là hạnh phúc .

    Vậy thì hạnh phúc là gì ? Rất ít người biết và không ai có thể nói cho quý vị được , vì hạnh phúc không thể diễn tả được . Quý vị có thể nào diễn tả ánh sáng cho những người suốt đời ngồi trong bóng tối không ? Quý vị có thể diễn tả thực tế cho những ai đang nằm mơ không ? Hiểu sự tăm tối của mình và nó sẽ biến mất ; lúc đó quý vị mới biết ánh sáng là gì . Hiểu ác mộng của mình là gì và nó sẽ ngừng ; rồi quý vị mới bừng tỉnh mà đi vào thực tế . Hiểu những tin tưởng sai lầm của mình và nó sẽ rớt xuống ; rồi quý vị sẽ biết hương vị của hạnh phúc .

    Nếu con người muốn hạnh phúc nhiều như vậy , sao họ không tìm cách hiểu ra những tin tưởng sai lầm của họ ? Thứ nhất , vì chưa bao giờ họ nghĩ đó là sai lầm hay thậm chí là sự tin tưởng . Họ thấy những điều đó như là sự thật và thực tại , vì họ đã bị nhồi sọ nhiều quá . Thứ hai , là vì họ sợ mất đi thế giới duy nhất mà họ biết : thế giới của những ham muốn , ràng buộc , sợ hãi , áp lực xã hội , căng thẳng , tham vọng , lo âu , tội lỗi , với những thú vui , sự giải tỏa chớp nhoáng mà những thứ đó mang đến . Thử tưởng tượng một người sợ mất đi ác mộng vì , dầu sao , đó chỉ là thế giới duy nhất mà người đó biết . Từ đó , quý vị thấy được hình ảnh của chính mình và những người khác .

    Nếu muốn được hạnh phúc lâu dài , quý vị phải sẵn sàng ghét cha , mẹ , ghét cả cuộc đời mình và rời bỏ tất cả vật sở hữu của mình . Bằng cách nào ? Không phải bằng cách từ bỏ hay cho đi , bởi vì những gì quý vị từ bỏ một cách mãnh liệt , quý vị lại càng vướng vào . Nhưng tốt hơn là nhìn chúng như ác mộng ; rồi sau đó , quý vị giữ chúng hay không , chúng cũng không thể nắm giữ quý vị được , mất đi lực lượng làm quý vị đau khổ , và cuối cùng quý vị ra khỏi giấc mơ , khỏi bóng tối , sự sợ hãi , sự không vui của mình .

    Cho nên , hãy dành thời gian nhận diện mỗi thứ mà quý vị còn bám víu , biết nó thật sự là gì , là một cơn ác mộng vừa cho quý vị những vui sướng hồi hộp , vừa là những lo âu , bất an , căng thẳng , rối loạn , sợ hãi , buồn bã .



    73

  2. #2
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Giới Thiệu Sách Hay




    Bao Bọc Bởi Ánh Quang

    Sư tỷ Valerie Goovaerts , Paris , France
    (Nguyên văn tiếng Anh)


    Thanh Hải Vô Thượng Sư đã nói nhiều về cuốn sách "Bao Bọc Bởi Ánh Quang" của tác giả Betty J. Eadie , rằng sách này được viết cho những người tu hành , để chứng minh những gì Ngài nói là đúng . Một người mẹ của 8 người con đã kể lại thể nghiệm lúc gần kề cửa tử của bà , những điều bà đã học hỏi và trông thấy ở bên kia thế giới . Trong lúc đọc , tôi đã phải thốt lên : "Trời ơi ! Sách hay quá ! Đúng quá ! Thật là tuyệt ! Tất cả những gì Thanh Hải Vô Thượng Sư nói quả thực đều đúng !" Sách này có lực lượng khiến tôi tràn đầy niềm vui , lòng thương , hiểu biết và chấp nhận cuộc sống của mình .

    Chúng ta không nên phán đoán chính mình nếu chúng ta không có sự hiểu biết chân chính ý nghĩa của sự việc . Chúng ta không nên so sánh chính mình với người khác , vì chúng ta đã tự chọn tài năng lẫn khuyết điểm của chính mình để làm dụng cụ phát triển tâm linh , vì chúng ta là chúng ta . Chúng ta tới đây để học hỏi sự thương yêu người khác và để trở về với tình thương vô điều kiện của Thượng Đế . Dưới đây là một vài đoạn trích lược từ cuốn sách khi Betty , nhân vật chính trong sách , được cho thấy những linh hồn trên thượng giới đang chọn lựa một thân xác để đạt được sự trưởng thành về tâm linh tại thế .

    "Sau khi nhìn những linh hồn đang cố gắng buộc hai người trẻ tuổi này lại thì tôi chú ý thấy những linh hồn khác đang chuẩn bị xuống trần . Có một linh hồn đặc biệt sáng và đầy nghị lực vừa mới vào bào thai mẹ nó . Nó đã chọn xuống trần làm một người mất trí . Nó vô cùng thích thú được cơ hội này và đã ý thức được sự trưởng thành mà nó và cha mẹ nó sẽ đạt được . Cả ba liên kết và sắp đặt như vậy với nhau đã từ lâu . Nó chọn được bắt đầu vào cuộc sống trần tục , lúc thân thể của nó vừa được thụ thai , và tôi nhìn thấy linh hồn của nó đi vào dạ con , vô trong sự sống mới thành hình . Nó vô cùng hồi hộp cảm nhận đại tình thương của cha mẹ trần thế ..."

    "Phá thai , tôi được cho biết , là trái nghịch với thiên nhiên . Linh hồn vào thân thể đó cảm thấy bị ruồng bỏ và buồn bã . Nó biết thân thể đó sẽ là của nó , dù có thụ thai ngoài vòng hôn thú hay tàn tật hay chỉ đủ mạnh để sống được vài giờ . Nhưng linh hồn cũng cảm thấy thương mẹ của nó , biết rằng bà quyết định theo sự hiểu biết bà có."

    "Tôi thấy tình thương vô điều kiện của Thượng Đế , vượt lên bất cứ mọi tình thương trần thế nào , từ Ngài tỏa chiếu đến mọi đứa con của Ngài . Tôi thấy các thiên thần đang đứng gần chúng ta , chờ đợi để giúp đỡ chúng ta , mừng với thành quả và niềm vui của chúng ta . Nhưng hơn cả là tôi được thấy Chúa , Đấng Tạo Hóa và Cứu Thế của địa cầu , bạn tôi , và là người bạn thân nhất mà bất cứ ai trong chúng ta đều có thể có được . Dường như tôi hòa tan trong niềm vui khi tôi được vỗ về an ủi trong vòng tay của Ngài rốt cuộc đã tới nhà . Tôi muốn cho đi tất cả năng lực của mình , tất cả những gì của tôi , để được chan hòa trong tình thương đó một lần nữa , để được trong vòng tay của ánh sáng bất diệt của Ngài."

    Nếu bà Betty Edie tu pháp Quán Âm , bà sẽ lại thể nghiệm được tình thương vô điều kiện này , ngay cả trước khi lìa đời !

    Thanh Hải Vô Thượng Sư
    Chúc Mọi Người Mùa Giáng Sinh Và Năm Mới Vui Vẻ

    "BAO BỌC BỞI ÁNH QUANG"



    76

  3. #3
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Giới Thiệu Sách Hay




    Chú Ý Tới Sức Khỏe Của Não Bộ

    Sư huynh Tầng Thắng Kiệt , Hoa Liên , Formosa


    Chúng ta hãy cố tập trung vào sự khẳng định , nghĩ tốt , nghe tốt , nói tốt , và nên giúp đỡ xã hội nhiều , tự nhiên thân tâm sẽ khỏe mạnh , việc gì cũng thuận lợi , tu hành cũng tiến bộ nhanh .

    Sư Phụ thường nhắc nhở chúng ta nên nhìn vào khía cạnh khẳng định của sự việc . Gần đây tôi đọc được một cuốn sách mang tên "Đại Cách Mạng Trong Thế Giới Của Não Bộ", đề cập đến việc tư tưởng của chúng ta khi tập trung vào sự khẳng định , cơ thể chúng ta sẽ phát ra một loại "kích thích tố trong não" khiến tâm tư chúng ta thoải mái , không bị mau già , và mâng cao lực chống bệnh tật một cách tự nhiên . Trái lại , khi nóng giận hoặc cảm thấy bị áp lực , trong não sẽ tiết ra chất "kích thích tố hoại thân" có chứa một chất độc tương tự như nọc rắn , gây tổn hại cho cơ thể .

    Cho nên , nếu tư tưởng của một người khẳng định , trong não sẽ tiết ra chất kích thích tố làm cho người ta dễ chịu , không những tăng cường sức làm việc , tiềm ý thức còn được đánh thức , cho chúng ta năng lực ngoài sức tưởng tượng . Nhưng nếu làm việc một cách lo lắng và căng thẳng , cơ thể chúng ta sẽ phát ra một chất hóa học khiến chúng ta không thể xử dụng trọn vẹn khả năng của mình . Điều này được gọi là "luật tương phản của động lực lo âu".

    Vì vậy Sư Phụ thường nói chúng ta làm việc nên nghĩ về khía cạnh tốt , như vậy không những có ích cho cơ thể , mà làm việc cũng sẽ thuận lợi hơn . Nếu như làm việc mà cứ nghĩ về khía cạnh phủ định , thì đương nhiên chúng ta sẽ lo âu trong công việc , không những có hại cho sức khỏe , mà còn cản trở việc làm của chúng ta . Điều này cũng hỗ trợ cho câu nói "khi chúng ta làm việc một cách tự nhiên thì kết quả sẽ hoàn mỹ".

    Đa số chất hóa học phát ra trong cơ thể của chúng ta đều có chất kháng lại , hai loại này giống như âm dương chống nhau để duy trì sự quân bình . Khi chúng ta ứng dụng tầng não cao hơn để tận tâm phục vụ xã hội , nhân loại , trong cơ thể sẽ không ngừng phát ra chất kích thích tố não bộ , nhưng không phát ra chất kháng lại , cho nên chúng ta càng giúp người càng vui vẻ , khỏe mạnh , tiềm năng của chúng ta càng phát triển . Cho nên Sư Phụ thường nói giúp người tức là giúp mình , cho đi có phước hơn là nhận . Những lời nói của Sư Phụ rất phù hợp với khoa học , nhưng hiện nay khoa học kỹ thuật chưa tiến bộ đến có thể hoàn toàn chứng minh được .

    Ngoài ra còn có một điểm thú vị khác . Chúng ta đều biết nhu cầu của con người có nhiều đẳng cấp . Bác sĩ Marslow , tác giả , đã phân thành năm loại : Thứ nhất là nhu cầu sinh lý , thứ nhì là nhu cầu an toàn , thứ ba là nhu cầu được thương yêu và chiều chuộng , thứ tư là nhu cầu được tôn trọng , và thứ năm là nhu cầu tự trọng và tự mãn . Tác giả phát hiện mỗi khi một nhu cầu được mãn túc , trong cơ thể sẽ phát ra loại kích thích tố trong não . Càng mãn túc được nhu cầu càng cao (thí dụ tự mãn), hiệu quả của kích thích tố trong não sẽ càng mạnh . Sự nghiên cứu đã cho thấy rằng càng sống ngay thẳng và chính đáng , như luôn luôn nghĩ đến cộng đồng chẳng hạn , cơ thể người ta sẽ càng khỏe mạnh .

    Nhiều người biết về sự hiện hữu của làn sóng não bộ . Hoàn cảnh khác nhau sẽ tạo ra những làn sóng não bộ khác nhau . Tần số não bộ và kích thích tố trong não có quan hệ mật thiết với nhau . Nếu tần số càng nhiều thì chất kích thích tố trong não phát ra càng nhiều . Tác giả đã khám phá ra rằng khi ngồi thiền phát ra rất nhiều tầng số não bộ , và khi lúc chúng ta suy nghĩ khẳng định . Trong xã hội tân tiến , vì chúng ta không thể ngồi thiền hai mươi bốn tiếng đồng hồ , nên chúng ta hãy cố tập trung vào sự khẳng định , nghĩ tốt , nghe tốt , nói tốt , và nên giúp đỡ xã hội nhiều , tự nhiên thân tâm sẽ khỏe mạnh , việc gì cũng thuận lợi , tu hành cũng tiến bộ nhanh . Rồi tự nhiên thân tâm chúng ta sẽ trở nên khỏe mạnh hơn , và mọi việc sẽ trở nên trôi chảy hơn và chúng ta sẽ được tiến bộ nhanh hơn trong việc tu hành .



    80

  4. #4
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Giới Thiệu Sách Hay




    "Tiểu Vương Tử"

    Thanh Hải Vô Thượng Sư kể tại đạo tràng Tây Hồ ,
    Formosa ,Ngày 26 tháng 1, 1992
    (Nguyên văn tiếng Trung Hoa)


    Quý vị đều có đọc qua cuốn sách "Tiểu Vương Tử" (The Little Prince) phải không ? (Có người đáp : Có) Cuốn sách đó rất tốt , rất cao nhã, cũng rất thanh tịnh , không cưỡng ép ai điều gì , nhưng rất có đạo lý . Ví dụ như trên tinh cầu của Tiểu Vương Tử có sinh ra một loại cây , Vương Tử nói nếu thấy cây này phải lập tức nhổ ngay , nếu không thì chỉ trong chốc lát là nó sẽ lan tràn hết cả tinh cầu , sẽ không còn cách nào để bỏ được cây đó . Đối với tinh cầu nhỏ bé của Tiêu vương tử , một cây như vậy là quá lớn .

    Cái cây bé nhỏ đó đại diện cho cái gì ? Là những quan niệm bất biến bên trong chúng ta . Nếu cứ để cho tạp niệm lung tung nảy sinh bừa bãi , thì sẽ khó mà khống chế , sẽ sinh con đẻ cháu , phải không ? Còn nữa , anh ấy nói có ba ngọn núi lửa trên tinh cầu của anh , một ngọn đã tắt , nên anh lấy cái ly đậy nó lại (Sư Phụ cười). Nhưng mỗi ngày anh vẫn , phải kiểm soát , vì anh nói : "Chúng ta không biết núi lửa đó có thật sự không hoạt động không ?" Thật tình là như vậy ! Như tham sân si bên trong của chúng ta , có khi chúng ta nghĩ là đã thủ tiêu được một cái gì , nhưng chúng ta cũng đâu biết là nó đã được tiêu diệt thật sự hay chưa ? Cho nên vẫn phải cẩn thận coi xét .

    Cũng giống như người tu hành vậy , nếu chúng ta không thật sự cố gắng tu hành , thì tham sân si của chúng ta lúc nào cũng có thể tái xuất hiện , lúc nào cũng có thể nẩy sinh ra lần nữa .



    80

  5. #5
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Giới Thiệu Sách Hay




    Đời Sống Sau Khi Chết

    Do Sư tỷ Carolyn Adamson , Texas, Mỹ Quốc . (Nguyên văn tiếng Anh)
    Tác giả Raymond A Moody , Jr. M.D. Nhà xuất bản Bantam & Mockingbird phát hành
    - Georgia , U.S.A. 1975


    Đời Sống Sau Khi Chết , khởi thủy được ấn hành vào năm 1975 , là một biên soạn gồm 150 trường hợp được sưu tập trong suốt 5 năm . Chủ thể là những người đã có kinh nghiệm về "sự chết", kể lại rành mạch những "kinh nghiệm gần kề cái chết" của họ cho tác giả . Những sự kiện , rất giống nhau trong nhiều phương diện , kể cả cảm giác bay bồng bềnh ra ngoài thân thể , cùng với những cảm giác an bình và trọn vẹn . Hầu hết người nào cũng nói đến một "người khác" đã giúp họ trong sự chuyển hóa sang một thế giới hiện hữu khác .

    Một kinh nghiệm tổng hợp điển hình được tả là : một người đàn ông đang hấp hối , đang ở trong trạng thái đau đớn cùng cực nhất về thể xác và nghe bác sĩ của ông tuyên bố là đã chết . Ông bắt đầu nghe thấy một âm thanh thật khó chịu , một tiếng rung vang hay tiếng vù vù thực lớn , và cảm thấy mình di chuyển thật nhanh qua một đường hầm dài và tối đen . Rồi ông thấy mình đứng ra ngoài thân thể của chính ông . Linh hồn của những thân nhân và bạn bè đã chết trước ông tới gặp ông , và một người đầy hào quang ấm áp , thương yêu xuất hiện trước mặt ông . Người này hỏi ông , trong im lặng , để ông duyệt lại cuộc đời của mình và cho ông thấy một hình ảnh rộng lớn chiếu lại những diễn biến trong cuộc đời ông . Sau đó ông thấy mình đi gần tới một con đường chắn ngang , và ông khám phá ra rằng mình phải trở về trái đất , rằng ông chưa tới số chết . Đang vui với cảm giác hạnh phúc , thương yêu và an bình , ông đã cưỡng lại , nhưng vẫn bị buộc phải trở về .

    Sau này , ông thử kể lại với thân nhân trong gia đình hay bè bạn về sự việc này , ông nhận thấy rằng mình không nói được ngôn từ của thế gian để diễn đạt những gì đã xảy tới cho ông . Những người khác còn diễu cợt ông , nên ông thôi không nói về chuyện này , nhưng ông thấy rằng kinh nghiệm này đã ảnh hưởng sâu đậm tới cuộc sống của ông , đặc biệt là cái nhìn của ông về sự chết và những liên hệ của nó tới cuộc đời .

    Hình ảnh : Tác giả Raymond A Moody , Jr. M.D.
    Nhà xuất bản Bantam & Mockingbird
    phát hành Georgia , U.S.A. 1975



    85

  6. #6
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Giới Thiệu Sách Hay





    Minh luận của Thanh Hải Vô Thượng Sư về những đoạn trích dẫn từ Kahil Gibran's:

    Tiên Tri

    - Chương Bố Thí -

    Thanh Hải Vô Thượng Sư khai thị tại Đài Nam , Formosa (Nguyên văn tiếng Trung Hoa)

    Phần này là về sự bố thí . Nhà tiên tri này nói :

    "Bố thí về của cải được xem là rất nhỏ , không đáng kể . Bố thí chính mình mới là bố thí chân chính."

    Nếu quý vị cho tiền bạc của mình , điều này được xem là rất nhỏ , không đáng nói . Khi quý vị cho chính mình , đó mới thực sự là bố thí . Tôi không hiểu thế nào là bố thí chính mình , quý vị hiểu không ? Để chúng ta xem ông làm như thế nào rồi tôi mới giải thích .

    "Tài sản của quý vị là gì nếu không phải là những gì quý vị nắm giữ , bảo trọng , vì sợ rằng có thể sẽ cần tới trong tương lai ?" Và ngày mai , cái mà tương lai sẽ đem đến cho chúng ta cũng như miếng xương mà con chó dấu trong đống cát khi nó đi hành hương tới một thành phố thiêng liêng ?"

    "Vì của cải không phải là những gì quý vị phải giữ gìn , bảo vệ cẩn thận , vì e rằng ngày mai có thể cần đến nó . Nhưng ngày mai , ngày mai sẽ xảy ra chuyện gì ? Ngày mai sẽ đem lại cho chúng ta những gì ? Cũng giống như một con chó , rất cẩn thận chôn giấu cục xương dưới bãi cát , và không để lại dấu vết , rồi nó theo người chủ đi cúng bái núi non . Sau đó làm sao nó kiếm lại được ?"

    "Và sự lo sợ của cần thiết là gì nếu không phải chính là sự cần thiết ?"

    Ông nói rằng : Chúng ta lo sợ rằng ngày mai có thể chúng ta sẽ cần một món gì , sự lo sợ này vốn không có lực lượng gì cả , mà chính vì bản thân chúng ta lo sợ nên mới có lực lượng." Khi chúng ta lo sợ , sự lo sợ đó là điều nguy hiểm nhất , không phải chuyện mà chúng ta lo sợ sẽ xảy ra . Sự lo sợ còn nguy hiểm hơn chuyện có thể sẽ xảy ra đó ! Vì lúc đó chúng ta mất can đảm . Mất can đảm còn nguy hiểm hơn bất cứ chuyện gì sẽ xảy ra . Vì có thể chuyện đó sẽ không xảy ra . Khi chúng ta lo sợ , thì chuyện đó có thể xảy ra , có thể không xảy ra , nhưng lúc đó chúng ta cảm thấy rất khó chịu . Không cần chờ cho chuyện đó xảy ra , chúng ta đã đau khổ lắm rồi !

    Thí dụ có một người bị tù và hai tuần nữa sẽ bị xử tử . Nếu bây giờ quý vị nói với họ là họ sẽ bị xử bắn trong hai tuần nữa kể từ ngày Chủ Nhật này , thì phải chăng trong suốt hai tuần lễ đó , người đó sẽ rất đau khổ ? Tốt nhất là chờ đến ngày cuối cùng rồi hãy báo cho họ biết . Cũng không cần phải nói nữa , đem họ ra bắn là xong , giả thử vậy , Ông ta vẫn chết , nhưng sự đau khổ không kéo dài mãi , như thể ngày nào cũng bị xử bắn , ngày nào cũng phải thể nghiệm sự lo sợ , thất vọng , phiền não và đau buồn như vậy .

    "Sợ khát khi giếng nước của quý vị đầy , cơn khát có giảm không ?"

    Khi chúng ta sợ sệt , lo lắng , thì cũng như một người có một giếng nước đầy nhưng lại lo sợ một ngày nào đó giếng sẽ cạn và mình sẽ chết khát .

    Người Trung Hoa chúng ta cũng có một câu chuyện gọi là "Kỷ Nhân Ưu Thiên", người nước Kỷ đó mỗi ngày ưu sầu , e rằng có một ngày trời sẽ sụp đổ .

    "Có những người cho một chút trong vô số những gì mà họ có ; họ cho là để được ngợi khen và vì sự ham muốn tiềm tàng bên trong khiến cho việc bố thí của họ thành ô uế".

    Có người khi bố thí một chút của cải của họ cho người khác , nhưng họ có một ẩn ý khi cho . Họ thích người ta biết được lòng hảo tâm của mình , thích được người khác ca tụng . Cho nên bất kể những người đó bố thí bao nhiêu cũng đều không trong sạch . Có phải điều này rất giống như trong Phật giáo có câu : "Bố thí nhưng không bố thí mới là bố thí chân chính."

    Người này từ Ä Rập tới Mỹ , sao lại nói giống giáo lý Đông phương thế . Điều này cho thấy bất cứ người hoàn toàn khai ngộ nào đều nói cùng một giáo lý . Chúa Giê Su Kitô cũng nói : "Tay phải bố thí thì không nên cho tay trái biết." Cả tay trái cũng không nên cho biết .

    "Và có những người tuy có ít nhưng lại bố thí hết . Đây là những người tin tưởng vào cuộc sống và sự đại lượng của cuộc đời , sự cống hiến của họ không bao giờ trống rỗng . Có những người bố thí với sự vui vẻ , và niềm vui đó là phần thưởng của họ".

    Còn một số người họ chỉ có ít thôi , nhưng cái gì họ cũng cho người ta . Những người này tin tưởng vào cuộc đời , rất có lòng tin đối với Thượng Đế . Vì họ không tin rằng Thượng Đế sẽ để họ thiếu thốn điều gì trong cuộc sống , điều đó có nghĩa là luôn luôn có thứ gì đó cho họ . Họ không lo rằng ngày mai sẽ không đủ . Với những người này kho tàng châu báu của họ không bao giờ giờ trống rỗng , vì họ rất tin tưởng vào tình thương của Thượng Đế , tin rằng đời sống sẽ luôn tràn đầy những gì họ cần .

    Những người này khi cho , họ cho bằng cả tấm lòng , cho một cách vui vẻ , và không hối tiếc . Những người này , khi họ cho , niềm hân hoan sung sướng của họ chính là phần thưởng cho họ .

    Một số chúng ta khi cho bất cứ thứ gì đều muốn được sự đền đáp , nhưng ở đây người minh sư lại nói : "Khi chúng ta cho một cách vui vẻ , sung sướng , thì trạng thái vui vẻ sung sướng đó chính là phần thưởng cho chính mình , rất khoan khoái . Chúng ta bố thí , giúp người khác , làm cho họ vui vẻ , thì chúng ta cũng sẽ rất thoải mái , chúng ta sẽ hát , sẽ múa , cảm giác đó đẹp vô cùng."

    "Và có những người bố thí trong đau khổ , sự đau khổ đó là sự rửa tội của họ".

    Có một số người , trong lúc họ cho , lại cảm thấy rất đau khổ . Họ cho ra một cách lưỡng lự , và cảm giác đó chính là lễ rửa tội cho những người đó .

    Có lẽ nó khiến họ dần dần cảm thấy dễ chịu hơn bằng cách làm như vậy . Dù sao cảm thấy đau khổ , chua xót khi bố thí còn tốt hơn là không (mọi người cười). Ý nói là hãy làm từ từ .

    Lần thứ nhất bố thí , trong lòng rất đau xót ; lần thứ hai có thể sẽ quen hơn , bớt xót xa hơn một chút (mọi người cười); lần thứ ba sự đau xót lại bớt chút nữa , đến lần thứ tư sẽ quen đi , không cảm thấy đau xót nữa , lần thứ năm có thể sẽ có cảm giác vui vẻ , sung sướng , thấy đó là chuyện nên làm , không có gì đáng nói , học từ từ mà !

    Chúng ta những người ngồi thiền cũng vậy , có người dự Thiền Thất vì muốn dự thiền bế quan , có người vì muốn thành Phật , có người vì người khác mà đến , có người vì vợ mà đến , có người vì đi chung với chồng , có người ở nhà không có việc gì làm , đồng tu đều đi hết rồi (mọi người cười), ở nhà không có ai tán dóc , cho nên cũng đi luôn .

    Tuy nhiên , lần thứ nhất có thể là vậy . Lần thứ hai sẽ đỡ hơn một chút , lần thứ ba thì : "Thôi , ai nấy đều dự thì mình cũng đi dự , kệ nó có tốt hay không cũng được !" Một số người rất muốn đi ra ngoài tán dóc , thấy mọi người đều thiền tinh tấn , cũng thấy hơi ngại (mọi người cười). Học từ từ mà ! Cho nên mỗi Thiền Thất đều có lợi , dù tôi không nói gì , không làm chuyện kinh thiên động địa gì khiến quý vị giật mình , nhưng quý vị tinh tấn ngồi thiền thì cũng rất tốt đối với quý vị .

    "Và có những người bố thí và không thấy đau khổ , cũng không phải để tìm niềm vui hoặc bố thí với ý nghĩ đạo đức ; họ cho giống như cây sim trong cánh đồng tỏa hương thơm ra ngoài không gian . Qua tay những người này , Thượng Đế nói ; và từ ánh mắt họ , Ngài mỉm cười với Thế Giới".

    Còn một số người trong lúc họ cho , họ không biết mình vui vẻ hay đau khổ , họ không mưu cầu khoái lạc . Khi họ bố thí , trong lòng cũng không bận tâm lắm , không cho đó là một công đức lớn , họ không chú trọng công đức bố thí đó . Những người này khi bố thí , như hoa hồng hay hoa dại nở trong rừng sâu , mùi hương tự nhiên lan tràn xung quanh , họ không nghĩ đến bất cứ chuyện gì . Qua bàn tay của những người này , Thượng Đế đã ban cho chúng ta món quà chân chính . Qua miệng của những người này , Thượng Đế đến nói chuyện với chúng ta . Qua ánh mắt người này , Thượng Đế thật sự nở nụ cười với thế giới .

    Theo lẽ thường thì người ta cười bằng miệng ! Làm sao có thể dùng mắt để cười được ? Đẹp thật ! Cười được chứ , có khi nhìn mắt của một người thì chúng ta cũng biết người đó đang cười với mình . Hèn chi khi yêu nhau , người ta đều nhìn mắt nhau (mọi người cười).

    "Khi được hỏi đến thì nên cho , nhưng tốt hơn là chưa hỏi đã cho , qua sự hiểu biết ; và với bàn tay rộng mở , việc tìm người nhận vui hơn là cho".

    "Nếu người ta xin chúng ta điều gì , chúng ta nên cho họ . Tuy nhiên , nếu người ta chưa hỏi mà chúng ta đã cho thì càng tốt hơn."

    Nhưng trong lúc chúng ta cho , chúng ta cũng phải hiểu , không phải cho một cách mù quáng . Có nghĩa là khi chúng ta thấy người khác cần , biết họ cần , không chờ cho họ hỏi , chúng ta đã cho , như vậy tốt hơn . Tuy nhiên , phải hiểu lý do nào chúng ta cho , có nghĩa là không cho một cách mù quáng , cho chỉ vì lý do chúng ta có quá nhiều .

    Có một số người e ngại không dám hỏi , vì họ không chắc rằng chúng ta có thể cho họ những thứ đó . Họ không biết nếu chúng ta có những thứ mà họ cần không và có vui lòng cho hay không .

    Họ nghĩ rằng không biết có thể nương tựa vào chúng ta hay không , có thể xin chúng ta những món đó hay không . Vì có thể chúng ta không phải là bạn của họ , cũng không phải là những người quen với họ .

    Chúng ta phải xét coi người nào cần , thật sự cần , thì chúng ta cho , cho xong rồi là phải quên đi . Đó là điều tốt nhất . Người quảng đại hơn thường đi tìm những người cần sự giúp đỡ , rồi bố thí cho họ . Sự sung sướng , vui vẻ của những người cho này còn nhiều hơn gấp trăm ngàn lần sự sung sướng , vui vẻ của những người nhận quà .

    "Và có gì mà quý vị phải nắm giữ ? Những gì quý vị có thì một ngày nào đó sẽ được cho ra . Cho nên bây giờ hãy bố thí , mùa bố thí có thể là của quý vị và không phải của người thừa kế quý vị".

    Ông cứ hỏi rằng có điều gì chúng ta thực sự cần phải giữ cho mình , dù có thực sự đáng kể cho chúng ta bám lấy , để giữ cho chính mình . Bất cứ những gì quý vị có , một ngày nào đó quý vị phải bố thí nó đi . Cho nên bây giờ phải lập tức bố thí , phải cho và cho ! Hãy để cho mùa bố thí là của chúng ta , chứ không phải là của người thừa kế chúng ta .

    Có nghĩa là nếu chúng ta cho bây giờ thì công đức là của chúng ta . Tại sao chúng ta lại để cho người khác hưởng ? Lẽ dĩ nhiên , chúng ta không nghĩ tới công đức khi bố thí , nhưng tại sao lại để cho người khác hưởng niềm vui này ? Tại sao lại là người hàng xóm mà không phải là chúng ta ?

    "Quý vị thường nói rằng , 'Tôi sẽ chỉ cho những ai xứng đáng thôi.' Những cây cối trong vườn và những súc vật trên cánh đồng của quý vị không có nói vậy . Cho là được sinh tồn , còn chiếm giữ là diệt vong."

    Quý vị thường nói rằng quý vị sẽ cho , nhưng chỉ cho những người đáng cho mà thôi . Cây trong vườn quý vị đâu có nói như vậy , còn những động vật kia , chúng cũng đâu nghĩ như thế . Chúng nó cho , là vì chúng nó muốn sinh tồn . Nếu chúng ta ôm ấp mãi điều gì , để gìn giữ mãi điều gì , có nghĩa là chúng ta sẽ chết." Đây cũng rất có lý .

    Có một lần tại Tân Tiệm , một số nhà nông ở gần chúng tôi có vườn quít , họ thường mời bạn bè của họ đến hái quít , và cũng mời chúng tôi đến hái . Chúng tôi không giúp họ việc gì , tại sao lại hái trái cây của họ ? Nhưng họ giải thích : "Ai da , quý thầy hãy đến hái đi , nếu không hái thì sang năm cây sẽ không kết trái nhiều nữa." Họ năn nỉ chúng tôi .

    "Chắc chắn anh ta đã xứng đáng để nhận những ngày và đêm thì cũng xứng đáng để nhận những thứ khác từ quý vị . Và anh ta xứng đáng để uống nước từ đại đương cuộc đời thì cũng xứng đáng đong đầy ly từ giòng suối nhỏ của quý vị".

    Ý ông nói là bất cứ người nào đang sống đều đáng được chúng ta bố thí . Quý vị chớ bận tâm rằng người đó có đáng hay không . Thượng Đế cho họ sống thêm một ngày , một đêm , thì quý vị có thể trong ngày đó , đêm đó , bố thí cho họ , bất cứ gì đều có thể bố thí cho họ . Bất cứ người nào xứng đáng bơi trong biển đời cũng đều xứng đáng hơn để bơi trong giòng sông nhỏ của quý vị .

    Ý ông nói là bố thí chút đỉnh không là gì cả . Thượng Đế cho chúng ta rất nhiều . Ngài cho chúng ta sinh mạng và để chúng ta xử dụng mọi thứ trong thế giới này . Cho nên , nếu chúng ta chỉ bố thí chút đỉnh thì có đáng kể gì đâu . Tại sao chúng ta lại tính toán so đo kỹ càng xem người nào xứng đáng , người nào không xứng đáng . Ồ thật là hay !

    "Và còn sa mạc nào rộng lớn hơn những gì nằm trong sự can đảm và lòng tự tin , hay đúng hơn là nghĩa cử nhận lãnh ? Và quý vị là ai mà họ phải mở lòng , phơi bày tự ái của họ , để quý vị có thể nhìn thấy giá trị trơ trụi của họ và lòng tự ái của họ một cách không xấu hổ ?"

    Ông nói không cần biết ai đáng hay không đáng , hành vị tiếp nhận đã đáng giá công đức , vì tiếp nhận quà của người khác , vốn là một thứ công đức , một thứ dũng khí , và rất quảng đại . Tại sao vậy ? Vì chúng ta phải quên đi ngã chấp của mình , quên đi danh dự của mình , quên đi tâm phân biệt của mình , mới có thể nhận quà của người ta một cách nhẹ nhàng . Cho nên ông đã nghĩ rằng người nhận quà phải có tấm lòng rất quảng đại , có tâm bố thí . Điều này thật hay (mọi người vỗ tay), và cũng thật là can đảm .

    Thật vậy , nếu chúng ta tặng quà cho người ta mà người ta không nhận , phải chăng chúng ta sẽ rất buồn ? (Thính chúng đáp : Phải) Cho nên họ chỉ có cách nhận để cho chúng ta vui , bất kể họ có cần đến món quà đó hay không . Trong khi chúng ta thích cho , và họ nhận , thì chúng ta mừng rồi , phải không ? Cho nên người nhận rất quảng đại (mọi người cười và vỗ tay).

    Bây giờ ông mới nói , ai cũng xứng đáng cả . Họ nhận quà của chúng ta là đã xứng đáng và đủ can đảm rồi . Rồi ông hỏi thêm nếu quý vị nghĩ rằng không có ai xứng đáng nhận sự bố thí của quý vị , thì quý vị có bao giờ tự hỏi mình là ai chăng ? Quý vị là ai mà để cho người ta cởi bỏ lòng tự ái , và cho bạn biết họ đáng giá chỗ nào ? Tại sao họ phải báo cáo cho quý vị biết họ đáng giá chỗ nào thật hay ! Tại sao họ phải dẹp tự ái và để cho quý vị biết một phần của họ là xứng đáng . Ông viết rất hay .

    "Trước hết chúng ta nên tự dò xét mình , có đáng để làm một công cụ bố thí tốt không ? Vì trên thực tế , sinh mệnh này bố thí cho sinh mệnh kia , trong khi quý vị , người tự cho là kẻ cho , chỉ là một nhân chứng."

    Ý ông nói chúng ta chỉ đứng ngó lấy chính mình để xem mà thôi , như coi phim vậy . Qua trung gian của chúng ta , Thượng Đế , và tình thương cho họ , không phải bản thân chúng ta cho , cho nên chúng ta đừng ở đó mà thắc mắc ai đáng cho hay ai không đáng cho , mà phải quan tâm đến bản thân mình có đáng để làm công cụ bố thí đó hay không , có tốt hay không ? (Mọi người đáp phải , và vỗ tay)

    "Và quý vị , những người nhận lãnh - và quý vị tất cả đều là những người nhận lãnh - giả thử không có một chút cảm kích nào , e rằng quý vị đã đặt một cái ách lên chính mình và lên người bố thí . Thay vì cùng vươn lên với người bố thí với món quà của họ tặng như trên đôi cánh ; vì đầu óc đặt nặng tới món nợ của quý vị , nghi ngờ lòng quảng đại của người đã có một tâm Đất là Mẹ , Trời là Cha .

    Ông cũng nói thêm rằng chúng ta không nên nói ai là người nhận . Tất cả chúng ta đều là những kẻ ăn mày và tất cả đều là người nhận . Chúng ta từ đâu đến , đã đem theo những gì ? Khi sinh ra chúng ta không có miếng vải trên mình . Thật ra mỗi người chúng ta đều là người nhận quà , cho nên không ai cần phải cám ơn . Đó có nghĩa là đừng nên tạo ra một bầu không khí long trọng cảm kích . Nếu làm như vậy , chúng ta sẽ tạo cho mình một áp lực nặng nề , và người bố thí , cho rằng đôi bên có nợ nần với nhau và cảm thấy tri ân nhau .

    Thật ra , tất cả đều do sức sống của Thượng Đế , người nhận và người bố thí , nên dùng món quà đó làm "đôi cánh", để cùng bay lên . Ý nói kéo đẳng cấp lên . Nếu quý vị ghi nhớ đã từng mang ơn người khác , nhớ món nợ đó , có nghĩa là quý vị nghi ngờ tấm lòng của người bố thí . Người bố thí nên hiểu rằng : Đất là mẹ , Trời là cha , có nghĩ là không phải từ bản thân người đó . Người bố thí phải quảng đại và phải hiểu một cách rõ ràng điều này . Nếu người nhận quà cứ nghĩ đến món nợ đó , rất cảm kích , không cách nào quên đi ân huệ đó , có nghĩa là họ không tin tưởng vào sự rộng lượng , quảng đại của người bố thí (Mọi người vỗ tay). Nghe những lời này rất xuôi tai ! Nghe xong hãy xét lại lòng của mình , coi xem mình đã đạt trình độ đó chưa . Nếu đã đạt được rồi thì sẽ thấy rất thoải mái , nếu chưa thì leo lên thêm , leo đến đỉnh núi đó , thì khi bố thí chúng ta không vui cũng không buồn . Bố thí chỉ vì muốn bố thí , không có mục đích gì cả . Bố thí , vì quý vị hân hạnh được làm công cụ bố thí của Thượng Đế .



    81

  7. #7
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Giới Thiệu Sách Hay




    Khoa Học Và Sự Đồng Nhất Thể Trong Vũ Trụ
    (Dựa theo cuốn "Ánh Sáng Bên Trên"
    của bác sĩ Raymond A. Moody, Jr., M.D.)


    Người viết : Đồng tu Phạm Thu , San Jose , California , Hoa Kỳ
    (Nguyên văn tiếng Anh)


    Trong những buổi thuyết pháp vòng quanh thế giới , Sư Phụ có nói về "sự đồng nhất của vũ trụ". Nhiều kinh điển cũng nói "vũ trụ đồng một thể". Các vị Minh sư ngày xưa như Phật và Chúa , qua những lời giảng dạy của họ , đã giải thích thể nghiệm đồng nhất thể của họ với mọi vật , vô hình và hữu hình . Bây giờ , trong ngành khoa học và học đường đang bắt đầu tìm tòi về sự tương quan của một hiện tượng ma quái và không ma quái . Ông Raymond A. Moody, Jr. , một y sĩ và cũng là một nhà xã hội học , đã tiên phong trong việc khảo cứu những Thể Nghiệm Sự Chết (TNSC), đã dẫn tới sự phát triển của một dạng thức cho việc điều tra về những sự thực không ma quái chút nào .

    Qua việc làm của ông , bác sĩ Moody , khởi nguyên , đã mở ra một con đường cho sự tìm tòi khoa học vào thế giới tâm linh . Việc nghiên cứu của ông và của những nhà nghiên cứu khác đã giúp nhiều y sĩ hiểu thêm về bệnh nhân trong trạng thái chết và do đó đóng góp một phần rất lớn trong việc chữa trị cho những người này . Dựa vào những nghiên cứu của nhiều bác sĩ , những nhà tâm lý học và xã hội học , cộng đồng khoa học phải công nhận những kinh nghiệm của sự chết là có thật . Những thể nghiệm này không còn là một điều kỳ bí hay là điều chỉ được giao truyền trong lãnh vực những tôn giáo mà thôi . Càng ngày càng có thêm nhiều cuộc khảo cứu khoa học về hiện tượng này .

    Bác sĩ Moody đã đề cập tới trong sách của ông rằng : "Có nhiều điều trong thể nghiệm sự chết khiến tôi có cảm giác rất mạnh . Một trong những điều này là thể nghiệm xuất ra ngoài thân thể mà có thể xác nhận được." "Mặc dầu những thể nghiệm xuất ra ngoài thân thể này có thể là lý do có tính cách khoa học vững chãi nhất để tin rằng có sự sống sau khi chết , điều thích thú nhất về thể nghiệm sự chết , đối với tôi , là những thay đổi vô cùng lớn lao trong cá tính con người , mà sự kiện này đã mang lại . Thể nghiệm sự chết thay đổi hẳn con người đối với những ai đã được chứng kiến sự thật và lực lượng của họ."

    Trong cuốn sách : "Ánh Sáng Bên Trên", bác sĩ Moody đã bao gồm nhiều câu chuyện của nhiều người về thể nghiệm sự chết . Mỗi câu chuyện đều thể hiện mỗi khía cạnh tinh vi của thể nghiệm . Một thí dụ là câu chuyện "Cảm Giác Câu Thông Với Mọi Vật", bác sĩ Moody đã viết "người thể nghiệm sự chết trở về với một cảm giác rằng mọi vật trong vũ trụ này đều liên hệ với nhau . Đây là một quan niệm rất khó cho họ giải thích , nhưng hầu hết họ đều trở nên kính trọng thiên nhiên và thế giới chung quanh nhiều hơn." Một diễn tả hùng hồn khác về cảm giác này mà tôi nhận được từ một thương gia thể nghiệm sự chết khi ông đứng tim : "Vật trước tiên mà tôi nhìn thấy khi tỉnh dậy trong nhà thương là một đóa hoa và tôi bật khóc . Khi trở về sau cái chết , tôi nhìn thấy một đóa hoa . Có tin được không , tôi không hề thực sự nhìn thấy một bông hoa cho đến khi trở về từ cõi chết . Một điều quan trọng nhất là tôi đã học được khi chết là chúng ta là một phần của vũ trụ rộng lớn , sống động . Nếu nghĩ rằng chúng ta có thể làm khổ kẻ khác hoặc chúng sinh khác mà chúng ta không khổ , thì chúng ta đã lầm lẫn một cách đáng buồn . Bây giờ khi nhìn một khu rừng , một đóa hoa , hoặc một con chim , tôi nói : "Đó là tôi , một phần của tôi." Chúng ta có liên hệ với tất cả mọi vật và nếu chúng ta gởi gấm tình thương đến những liên hệ này , thì chúng ta sẽ được hạnh phúc".

    Một khía cạnh thích thú khác của thể nghiệm sự chết là sự diễn tả về những hành tinh mà một người sẽ đến sau khi rời khỏi thân xác . Một thế giới như vậy đã được diễn tả như được dành sẵn cho "sự say mê theo đuổi của ý thức". Một phụ nữ đã gọi nơi này là một "đại vũ trụ", nơi mà những người thể nghiệm sự chết gọi là "một trạng thái của ý thức nơi mà quý vị muốn học hỏi điều gì đều có sẵn cho quý vị". Ông nói gần như các dữ kiện đã có sẵn trong hàng đống tư tưởng : "Điều này cũng gồm cả mọi loại dữ kiện . Thí dụ , nếu tôi muốn biết làm tổng thống Hoa Kỳ như thế nào , tôi chỉ cần ước điều đó , là nó sẽ như vậy . Hoặc nếu tôi muốn biết làm côn trùng như thế nào , tôi chỉ cần 'xin' được thể nghiệm , bằng cách muốn như vậy , thể nghiệm đó sẽ là của tôi." Bác sĩ đã tiếp tục với chủ đề này "Thể nghiệm học hỏi ngắn ngủi nhưng vô cùng mạnh mẽ này đã thay đổi đời sống của nhiều người thể nghiệm sự chết . Thời gian ngắn ngủi ở trong tình trạng được học hỏi một cách trọn vẹn như vậy , đã khiến cho họ vô cùng khao khát muốn biết thêm , sau khi trở vào thân xác." Và rồi khoa học đã bắt đầu bước vào ngành tâm linh . Chúng ta , các đồng tu , đều có ít nhiều những thể nghiệm cá nhân ở mực độ nào đó từ ngày thọ Tâm Ấn , và chúng ta không cần phải đợi các khoa học gia chứng minh . Chúng ta vô cùng đội ơn Sư Phụ kính yêu đã ban cho chúng ta một món quà như vậy .



    89

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts