Results 1 to 7 of 7

Thread: PHONG TỤC TẬP QUÁN NGÀY LỄ TẾT CỦA CHÂU Á(st)

  1. #1
    Moderator lait's Avatar
    Join Date
    Feb 2010
    Posts
    1,173

    Default PHONG TỤC TẬP QUÁN NGÀY LỄ TẾT CỦA CHÂU Á(st)

    NGŨ HÀNH TINH
    đất trời xay chuyển


    những ngày tết trong năm


    Tết Nguyên đán

    Tết Nguyên đán (Tết Cả) là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới; giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Tết Nguyên đán Việt Nam từ buổi "khai thiên lập địa" đã tiềm tàng những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ qua bốn mùa xuân-hạ-thu-đông và quan niệm "ơn trời mưa nắng phải thì" chân chất của người nông dân cày cấy ở Việt Nam... Tết còn là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri tâm tổ tiên, nguồn cội; giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý (ăn quả nhớ kẻ trồng cây) và tình nghĩa xóm làng ...

    Giao thừa
    Lẽ trời đất có khởi thuỷ phải có tận cùng, một năm có bắt đầu ắt phải có kết thúc, bắt đầu vào lúc giao thừa, cũng lại kết thúc vào lúc giao thừa. Giao thừa là gì? Theo từ điển Hán Việt của Ðào Duy Anh nghĩa là cũ giao lại, mới đón lấy. Chính vì ý nghĩa ấy, nên hàng năm vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ, mới này, có lễ trừ tịch.


    Ngày Tết của các dân tộc Việt Nam!

    Nước Việt Nam là một cộng đồng các dân tộc anh em. Mỗi dân tộc có một kiểu ăn tết riêng, đôi khi kéo dài rất dài ngày tạo thành mùa gọi là mùa Tết. Mỗi kiểu ăn Tết đều biểu hiện nét đặc trưng văn hoá riêng của dân tộc mình.

    Tục Lễ đầu Xuân

    Tục lễ Ðộng thổ bắt đầu ở Trung Quốc sau truyền sang Việt Nam. Ðộng thổ nghĩa là động đất, và trong khi động đất phải có lễ cúng Thổ Thần để trình xin bắt đầu động đến đất cho một năm mới.

    Tết Thanh minh

    Thanh Minh là tiết thứ năm trong "nhị thập tứ khí" và đã được người phương Ðông coi là một lễ tiết hàng năm. Tiết Thanh Minh đến sau ngày Lập Xuân 45 ngày. Theo nghĩa đen, thanh là khí trong, còn minh là sáng sủa. Khi tiết Xuân Phân qua, những cơn mưa bụi của trời xuân đã hết, bầu trời trở nên quang đãng, sáng sủa là sang tiết Thanh Minh (thường bắt đầu trong tháng ba hoặc muộn lắm là đầu tháng tư âm lịch tuỳ từng năm).

    Tết Ðoan Ngọ

    Ở nước ta, Tết đoan ngọ được coi trọng, xếp vào hàng thứ hai sau Tết Nguyên Ðán. Vì vậy các cụ thường nói "Mồng 5 ngày Tết". Học trò tết thầy, con rể tết bố mẹ vợ... quanh năm cũng chỉ tập vào hai lễ Tết đó.

    Tết Hàn Thực

    Theo phong tục cổ truyền, ngày mồng 3 tháng 3 tức Tết Hàn Thực, ta làm bánh chay. Tết này có xuất xứ từ bên Trung Quốc, làm giỗ ông Giới Tử Thôi (một hiền sĩ thời Xuân Thu có công phò Tần Văn Công), bị chết cháy ở núi Ðiền Sơn. Cũng như ngày mùng năm tháng năm tết Ðoan Dương cũng xuất xứ bên Trung Quốc là giỗ ông Khuất Nguyên (đời Xuân Thu, thờ vua Sở Hoài Vuơng) gieo mình chết trôi ở sông Mịch La. Ðành rằng dân ta theo tục đó nhưng khi cúng chỉ cúng gia tiên nhà mình.

    Tết Thượng nguyên (Tết nguyên tiêu)

    Tết Thượng nguyên (tết nguyên tiêu) vào đúng Rằm tháng Giêng - ngày trăng tròn đầu tiên của năm. Tết này phần lớn tổ chức tại chùa chiền, vì Rằm tháng Giêng còn là ngày vía của Phật tổ> Thành ngữ "Lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng" xuất phát từ đó. Sau khi đi chùa mọi người về nhà họp mặt cúng gia tiên và ăn cỗ.

    Tết Trung nguyên (Rằm tháng bảy)

    Rằm tháng Bảy theo tín ngưỡng là ngày xá tội vong nhân, nghĩa là bao nhiêu tội nhân ở dưới âm phủ ngày hôm đó đều được tha tội. Bởi vậy trên dương thế mọi gia đình đều làm cỗ bàn, đốt vàng mã cúng gia tiên và đồng thời cúng những linh hồn bơ vơ không được ai chăm sóc. Người ta cũng thả chim lên trời, thả cá xuống sông, để làm điều phúc đức.

    Tết Trung thu

    Tết Trung thu vào Rằm tháng Tám. Trung thu là Tết của trẻ con nhưng người lớn cũng nhân đây họp mặt, uống rượu, uống trà, ngắm trăng... Thường ban ngày người ta làm lễ cũng gia tiên, tối mới bày hoa quả, bánh kẹo, chè cháo để trẻ con vui chơi, phá cỗ, trông trăng rước đèn... Nhiều nơi còn tổ chức hát trống quân (trai gái hát đối đáp trong tiếng trống đệm nhịp).

    Tết Hạ nguyên (Tết cơm mới)

    Tết Hạ nguyên vào Rằm hay mồng Một tháng Mười. ở nông thôn, Tết này được tổ chức rất lớn vì đây là dịp nấu cơm gạo mới của vụ vừa xong - trước là để cúng tổ tiên, sau để thưởng công cầy cấy.

    Tết Trùng cửu

    Mồng Chín tháng Chín (âm lịch) là Tết Trùng cửu. Tết này bắt nguồn từ sự tích của đạo Lão. Thời Hán, có người tên gọi Hoàn Cảnh, đi học phép tiên. Một hôm thầy Phí Tràng Phòng bảo Hoàn Cảnh khuyên mỗi người trong nhà nên may một túi lụa đựng hoa cúc, rồi lên cao mà tạm trú ngụ. Quả nhiên, ngày Chín tháng Chín có lụt to, ngập hết làng mạc. Nhớ làm theo lời thầy, Hoàn Cảnh và gia đình thoát nạn. Từ xưa, nho sĩ Việt Nam đã theo lễ này, nhưng lại biến thành cuộc du ngoạn núi non, uống rượu cúc - gọi là thưởng Tết Trùng dương.

    Tết Trùng thập

    Tết của các thầy thuốc. Theo sách Dược lễ thì ngày Mười tháng Mười (âm lịch cây thuốc mới tụ được khí âm dương, mới kết được sắc tứ thời (Xuân-Hạ-Thu-Ðông) trở nên tốt nhất. Ở nông thôn Việt Nam, đến ngày đó người ta thường làm bánh dày, nấu chè kho để cúng gia tiên rồi đem biếu những người thân thuộc (chứ không mấy quan tâm đến cây thuốc, thầy thuốc).

    Tết Táo quân

    Tết Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp - người ta coi đây là ngày "vua bếp" lên chầu Trời để tâu lại việc bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm qua. Cứ phiên chợ 23 tháng Chạp, mỗi gia đình thường mua 2 mũ ông Táo, 1 mũ bà Táo bằng giấy và 3 con cá chép làm "ngựa" (chuyện cá chép hoá rồng) để Táo quân lên chầu trời. Sau khi cúng trong bếp, mũ được đốt và cá chép được mang ra thả ở ao, hồ, sông...

    Cây nêu ngày Tết

    Có nhiều truyền thuyết, ca dao, tục ngữ về tục dựng cây nêu trước nhà của các dân tộc Việt Nam mỗi dịp Tết Nguyên đán, song trong đời sống, nó vẫn lạ lẫm với nhiều người bởi ngày nay tập tục xưa đã không còn nữa. Cây nêu được coi là cây vũ trụ nối liền đất với trời, do tín ngưỡng thờ thần mặt trời của các dân tộc cổ sơ, hàm chứa ý thức về lãnh thổ của người Việt. Dựng nêu ngày Tết là để trừ ma, quỷ, thờ phụng thần linh và vong hồn tổ tiên.

    Mâm ngũ quả

    Ngày Tết, gia đình nào cũng có mâm ngũ quả dâng lên bàn thờ tổ tiên, ông bà. Mâm ngũ quả bên cành đào, câu đối đỏ, bức tranh Tết, bánh chưng xanh... tạo nên khung cảnh ấm áp của mỗi gia đình khi Tết đến xuân về. Không biết phong tục này có từ bao giờ, phải chăng vì đất nước ta vốn bốn mùa hoa trái, nhất là vào mùa Xuân hoa quả càng rộ . Hoa qủa là lộc của thiên nhiên, đất trời. Lộc Xuân càng quý. Dâng lộc trời, cúng ông bà, tổ tiên trong những ngày đầu Xuân thật là một tục lệ đẹp đẽ đầy nét nhân văn.
    Last edited by lait; 02-11-2010 at 05:33 AM.



  2. #2
    Moderator lait's Avatar
    Join Date
    Feb 2010
    Posts
    1,173

    Default Re: PHONG TỤC TẬP QUẢN NGÀY LỄ TẾT CỦA CHÂU Á(st)


    Mâm ngũ quả ngày Tết Việt Nam




    Theo thuyết duy vật cổ đại, tất cả mọi vật chất đều được tạo nên bởi 5 yếu tố ban đầu gồm: kim loại (kim), gỗ (mộc), nước (thủy), lửa (hỏa) và đất (thổ) - gọi là ngũ hành. Tư tưởng này xâm nhập sâu sắc vào đời sống văn hóa của các dân tộc phương Đông. Tục lệ chưng mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết của người Việt Nam là một trong những biểu hiện của tư tưởng này.

    Mâm ngũ quả là mâm trái cây có năm loại quả khác nhau. Tùy theo đặc điểm tự nhiên, phong tục tập quán và quan niệm, người dân mỗi vùng, miền có cách chọn các loại quả đặc trưng mang ý nghĩa riêng.


    Mâm quả bày theo cách của người miền Bắc, không kiêng cả trái ớt mang vị cay


    Nếu căn cứ theo màu sắc trong triết lý phương Đông thì mâm ngũ quả phải có 5 loại quả với 5 màu khác nhau:

    Đầu tiên là chuối xanh - ứng với mùa xuân (hành mộc). Nải chuối như bàn tay ngửa, hứng lấy những gì tinh túy nhất của mùa xuân để đọng thành quả ngọt; nó còn có ý nghĩa che chở, bảo bọc.

    Thứ hai là quả Phật thủ màu vàng – tượng trưng hành thổ nên được đặt ở giữa, trong lòng nải chuối. Phật thủ là loại quả có mười cánh múi chụm lên như 10 ngón tay nên dân gian gọi là tay Phật. Phật thủ được trưng lên bàn thờ với niềm cầu mong được bàn tay Phật trời ban phúc lộc. Nếu không tìm được Phật thủ, có thể thay bằng quả bưởi chín vàng, cũng mang ý nghĩa tương tự.


    Chuối xanh ứng với mùa xuân

    Phật thủ như bàn tay Phật


    Tiếp theo, 3 loại quả khác có các màu đỏ (ứng với mùa hạ - hành hỏa) như ớt sừng, cam - quýt chín, trứng gà, hồng…; màu trắng (ứng với mùa thu – hành kim) như roi, đào; màu đen (ứng với mùa đông – hành thủy) như mận, hồng xiêm…

    Mâm ngũ quả làm cho quang cảnh Tết và không gian thờ cúng thêm ấm áp, rực rỡ mà hài hòa; thể hiện sinh động ý nghĩa triết học - tín ngưỡng - thẩm mỹ, đồng thời cũng chứa đựng ước vọng của con người.

    Cam đỏ ứng với mùa hạ
    Roi (mận) trắng ứng với mùa thu

    Theo đó, mâm ngũ quả của người dân Nam Bộ thường có các loại quả mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, ứng với câu “cầu vừa đủ xài sung”; thêm “chân đế” là 3 trái thơm (dứa) thể hiện sự vững vàng. Ngoài ra, không thể thiếu cặp dưa hấu. Dưa hấu ruột đỏ vỏ xanh, tượng trưng cho lòng trung nghĩa và trinh tiết của người dân phương Nam…

    Tuy mỗi miền mỗi khác, nhưng tựu trung, mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết vẫn là nơi hội tụ của hồn quả, hương cây, của nếp văn hóa dân tộc và của ý nguyện cầu hòa, an, đủ của người dân Việt.


    Hồng xiêm tượng trưng cho hành thủy, ứng với mùa đông

    Nhiều năm gần đây, khi mức sống người dân ngày càng được nâng cao, giao lưu kinh tế, văn hóa cũng ngày càng được mở rộng, mâm ngũ quả ngày Tết không còn chỉ gồm 5 loại trái mà đã trở thành lục, thất,… thập quả, với đủ sắc màu, kiểu dạng. Song, vẫn có những điều không khác, theo quan niệm của người dân từng vùng, miền.

    Nếu như ở miền Bắc, hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày lên bàn thờ, kể cả quả ớt mang vị cay đắng, miễn sao mâm ngũ quả trông đẹp mắt là được; thì người miền Nam lại có sự kiêng cữ. Mâm ngũ quả của người miền Nam không bao giờ có chuối, vì loại quả này tên gọi có âm giống từ “chúi”, thể hiện sự nguy khó. Quả cam cũng không được có mặt trong mâm ngũ quả ngày Tết, vì câu “quýt làm cam chịu”…

    Chưng bày mâm ngũ quả trên bàn thờ của gia đình trong những ngày Tết mang ý nghĩa giữ gìn bản sắc văn hóa độc đáo của dân Việt. Chính vì vậy, người dân Việt dù ở phương trời nào, đến ngày Tết cổ truyền vẫn không bỏ qua tục lệ này, như một sự nhắc nhở, cho bản thân và cho con cháu, về cội nguồn của mình…


    Phương Thanh (Theo Tuổi trẻ)



  3. #3
    Moderator lait's Avatar
    Join Date
    Feb 2010
    Posts
    1,173

    Default Re: PHONG TỤC TẬP QUẢN NGÀY LỄ TẾT CỦA CHÂU Á(st)


    Năm mới của người Trung Quốc bắt đầu vào ngày đầu tiên của năm mới( Trăng non) và kết thúc vào ngày thứ 15 (Trăng tròn)

    1. 15 ngày kỷ niệm.

    -Ngày mùng 1:Là ngày đón chào các vị thần.Rất nhiều người kiêng ăn thịt vào ngày này vì điều đó được tin rằng sẽ mang lai hạnh phúc và một cuộc sống.
    vui vẻ.

    -Ngày mùng 2:Là ngay cúng bái tổ tiên và các vị thần.Họ đối xử đặc biệt tốt với những chú chó và cho chúng ăn thật nhiều vì ngày mùng 2 đượ coi là ngày sinh nhật của chúng.

    -Ngày mùng 3 và 4:Là ngày con rể đén thăm bố mẹ vợ.

    -Ngày mùng 5:Được gọi là"Poo Woo".Tất cả mọi người đều ở nhà để đón chờ Thần tài.Không ai đến thăm nhà người khác vì nó sẽ đem lại điều không may cho họ.

    -Ngày mùng 6:Là ngày đi thăm bạn bè và họ hàng.Mọi người cũng kéo đến các chùa chiền để cầu xin vận may và sức khỏe.

    -Ngày mùng 7:Là ngày để các bác nông dân trưng bày sản phẩm của mình.Vào ngày này mọi người ăn mì để mong kéo dài tuổi thọ.

    -Ngày mùng 8:Mọi người trong nhà lai tụ tập và đến nửa đêm họ cúng bái thánh Tian Gong.

    -Ngày mùng 9:Là ngay dâng cúng cho các vị thần ngọc bích.

    -Từ mùng 10 đến 12:Là ngày họ hàng và bạn bè được mời đến nhà nhau để ăn tối.

    -Ngày 13:Sau những món ăn sang trọng những ngày trước đó,vào ngày này người ta chỉ ăn cơm gạo trắng (congee) với tương mù tạt (choisum) để thanh tẩy cơ thể.

    -Ngày 14:Trong ngày này mọi người sẽ chuẩn bị cho lễ hội đèn lồng vào ngày 15.

    -Ngày 15:Tất nhiên là diễn ra lễ hội rồi.

    2,việc lau dọn nhà cửa.

    toàn bộ ngôi nhà sẽ được lau dọn sạch sẻ trýớc ngày mùng 1 tết.Trong đêm giao thừa tất cả chổi,bàn chải,khăn lau,hốt rác đều được cất đi.Người ta tin rằng khi bạn quét dọn vào ngày mùng 1 thì những may mắn cũng sẽ theo đó mà ra ngoài.Toàn bộ rác từ cửa sẽ được quét vào giữa nhà sau đó thì được dồn vào góc nhà.Đến ngày mùng 5 số rác đó mới được vứt đi theo lối cửa sau.

    3,Chào đón năm mới và tiễn đưa năm cũ.

    Bắn pháo hoa là cách mà ngýời trung quốc tiễn đưa năm cũ và chào đón năm mới.Khi tiếng chuông giao thừa vang lên tất cả cửa sẽ được mở ra để cho năm cũ đi.

    4,những hành động của bạn sẽ quyết định cả năm.

    vào thời điểm trýớc năm mới mọi khoản nợ sẽ phải được thanh toán hết,bạn cũng không nên vay mýợn gì vào ngày đầu năm,nếu không ngýời đó sẽ phải đi vay mượn cả năm(Oh,my godness ).
    mọi ngýời đèu phải kềm lại những câu chửi thề hay những từ không may.Những lời từ chối hay từ"Sì"(nghe giống từ "tử") sẽ không được dùng.Cả những câu chuyện ma cũng kiêng kị không nhắc đến. Nếu bạn khóc vào ngày 1 tết thì, xin chia buồn bạn sẽ khóc cả năm đấy .Trẻ con dù có nghịch ngợm đến đâu cũng không bị đánh đòn.

    5,Diện mạo bên ngoài.

    Vào ngày đầu năm mới,ngýời trung quốc không gội đầu vì điều đó có nghĩa là bạn sẽ gội hết cả những điều may mắn trong năm mới.Mọi ngýời rất thích mặc quần áo màu đỏ,màu đỏ được cho rằng sẽ đem lại cho bạn một năm mới tốt lành.

    6, Trang trí nhà cửa .

    Trýớc năm mới,ngýời TQ trang trí phòng khách bằng những lọ hoa đủ màu sắc. Trên týờng và cửa là những câu thõ hoặc câu đối được viết trên giấy đỏ.
    Tất cả những gia đình truyền thống đều cắm những cành hoa đang nở .Hoa týợng trýng cho của cải và chức vị trong sự nghệp của mỗi ngýời .Ngôi nhà có hoa
    nở vào ngày mùng 1 tết được tiên đoán rằng rất thịnh výợng và phát đạt.công phu hõn , có nhà còn trýng bày một cành mận đang trổ hoa, một cành tre và một cành thông. Hoa mận tượng trưng cho sự tin tưởng và tính kiên nhẫn.Tre thì được biết đến như một biểu tượng của tính đoàn kết và tính mềm dẻo còn cành thông gợi lên tính kiên định,sự vững chắc và sống lâu.Ngoài ra người TQ cũng rất thích trưng bày những loại hoa đắt tiền như hoa mẫu đơn,hoa súng,hoa thủy tiên...

    ST



  4. #4
    Moderator lait's Avatar
    Join Date
    Feb 2010
    Posts
    1,173

    Default Re: PHONG TỤC TẬP QUẢN NGÀY LỄ TẾT CỦA CHÂU Á(st)



    PHONG TỤC TẾT Ở CÁC NƯỚC QUANH TA

    Ở bang British Columbia của Canada

    Thì mọi người không phân biệt tuổi tác, giới tính, đều mặc đồ tắm và nhảy xuống dòng nước lạnh như băng khi năm mới đến. Ngày đầu năm ở Canada, quốc gia nằm gần Bắc cực, thường trùng với thời điểm lạnh giá nhất của mùa đông.

    Ở Tây Ban Nha

    Cũng có tục ăn 12 trái nho khi nghe 12 tiếng chuông nhà thờ lúc giao thừa. Điều thú vị là sau mỗi tiếng chuông, hầu như không ai nuốt kịp hết những trái nho và như thế đến khi năm mới đến, trong miệng mỗi người đều đang đầy chặt loại quả này. Tục lệ ấy cũng thể hiện niềm mong muốn sang năm mới mọi người sẽ có những vụ mùa nho bội thu.

    Scotland

    Người dân ở một số vùng lại có cách đón năm mới "toát mồ hôi" : mọi người đốt cháy những thùng có chứa nhựa đường bên trong rồi lăn chúng ra phố hoặc ấn tượng hơn là chuyền cái thùng đang rừng rực lửa đỏ qua vai những đàn ông dũng cảm. Theo họ, như năm cũ đã bị đốt đi và mở đường cho năm mới đến. Người Scotland cũng có tục "xong đất" như ở Việt Nam. Việc gặp may mắn hay xui xẻo trong năm phụ thuộc vào người đầu tiên bước vào nhà trong ngày đầu năm mới. Theo họ, "đối tượng" có thể mang đến vận hên là những người đàn ông có bộ tóc màu đen và đến nhà bạn khi trên tay đang cầm một món quà.

    Anh

    Mỗi khi Tết đến vào ngày cuối cùng của một năm, người Anh thường tập trung ở quãng trường Trafalgar và Piccally cyrcus để nghe tiếng chuông đồng hồ Big Bang giống lên báo hiệu thời điểm chuyển giao của một năm. Sau đó mọi người nắm tay nhảy múa hát vang bài hát cổ chào đón năm mới. Người Anh rất coi trọng người xông nhà đầu năm. Người xông nhà thường là một thanh niên chưa vợ, khoẻ mạnh, đẹp trai, có tóc đen càng tốt và mang theo một mẩu than, một miếng bánh mì. Đây là những hiện vật tượng trưng cho sự giàu sang may mắn, hạnh phúc.

    Ấn độ

    Người dân ở đây có phong tục đón tết kỳ lạ: vào dịp giao thừa người ta vây quanh đống lửa ca hát và nhẩy múa chào đón năm mới và dùng bột mì kỳ cọ cơ thể, sau đó vứt vào đống lửa. Tại những nơi công cộng người ta còn để sẵn thúng bột mầu để mọi người tạt vào nhau và ai được bột mầu nhiều là người ấy năm mới sẽ hạnh phúc.

    Campuchia

    Đêm giao thừa, mọi gia đình vùng Biển Hồ làm một cái đèn thật đẹp trên một cái mảng xin xắn rồi đem ra thả trên mặt hồ. Hàng nghìn ngọn đèn trôi lung linh thành một hội hoa đăng thật vui và đẹp. Phong tục tin rằng đèn của nhà nào vừa đẹp, vừa sáng suốt đêm thì nhà ấy sang năm mới gặp nhiều điều tốt lành.

    Người Campuchia Tết đến còn có tục đắp những núi cát nhỏ với ý nghĩa là xây dựng những cái tốt. Vì thế mà ngày Tết người ta thấy xuất hiện hàng loạt những núi cát nhỏ như thế khắp nơi.

    Lào

    Sáng đầu năm, mọi người mặc quần áo đẹp, mọi người đem theo một hộp, chậu, chai lọ… đựng nước đi chúc Tết. Người được chúc phải đứng yên cho người đến chúc té nước vào người. Mọi người tin rằng người nào “được” ướt nhiều, năm đó sẽ được nhiều may mắn, hạnh phúc.

    Tục tưới nước này còn thấy ở nhiều nước khác như Miến Điện. Năm mới trùng vào thời kỳ nóng rực nhất trong năm, cho nên người ta tổ chức “Ngày hội nước”. Mọi người đều dùng đủ mọi thứ có trong tay như: xô, gầu, chậu… để tưới nước cho nhau. Chẳng một ai tránh né được, ngay cả các quan chức.

    Ở Cuba

    theo tục lệ cổ của người Tây Ban Nha, người ta cho rằng đối với năm sắp qua phun nước là cách tốt nhất để mở ra “một con đường sáng sủa”. Vì thế có bao nhiêu nước trong nhà đều đem phun hết ra ngoài qua các cửa sổ và khi đồng hồ điểm đúng 12 giờ đêm thì nuốt đủ 12 hạt nho (cứ mỗi tiếng chuông nuốt 1 hạt) cho là có vậy mới gặp may mắn trong năm mới.

    Malaysia

    Dân bộ lạc Xacaép mừng năm mới tổ chức cuộc vui “đấu lông Công”. Hai người đứng cách nhau khoảng 3-4m, mỗi người cầu một cái lông Công đẹp, lừa miếng nhau rồi xông vào ngoáy vào mũi, vào tai. Ai bị ngoáy cười trước là thua cuộc.

    Mông Cổ

    Ở Mông Cổ, Tết hàng năm trùng với ngày hội của người chăn nuôi. Vì vậy người ta tổ chức nhiều cuộc thi tài, thi sức, thi lòng dũng cảm. Người Mông Cổ cũng vui Tết quanh cây thông có ông già Băng Giá mặc quần áo người chăn nuôi đến vui chung như người Nga.

    E-Cốt

    Ở xứ E-Cốt có tục để ngỏ cửa đón khách trong ngày đầu năm mới. Ai cũng muốn vào chơi nhà tuỳ ý, không cần phải quen biết chủ nhà. Chủ nhà có nhiệm vụ tiếp khách và chúc lời lẽ đẹp.

    Triều Tiên

    Người Triều Tiên có tục đêm giao thừa không ngủ. Cho rằng nếu ngủ vào đêm cuối năm thì sáng ngày mồng một lông mày sẽ bạc trắng. Sau bữa cơm đầu tiên, mọi người đều ra đường vui vẻ không được tỏ ra dấu hiệu mệt mỏi. Ở nông thôn, các cô gái rất vui thích thú… nhảy cao.

    Ở Brazil

    Ở khắp các thành phố của Brazil đếu có lễ hội lớn vào đêm giao thừa (31.12), đặc biệt là ở Rio de Janero. Người dân ra biển xem pháo hoa. Họ thường mặc y phục màu trắng vì đó là biểu tượng của sự may mắn. Lễ hội bắt đầu từ sáng ngày 31.12, còn cuộc trình diễn pháo hoa bắt đầu lúc nửa đêm diễn ra, trong khoảng 30 phút. Sau đó mọi người chúc nhau sức khoẻ, thịnh vượng, hạnh phúc.

    Ở Trung Quốc

    Ngày mồng một Tết là ngày đầu tiên của năm âm lịch. Còn đêm giao thừa là dịp để:
    • Những thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, cùng trò chuyện.
    • Thưởng thức những món ăn đặc biệt hơn ngày thường.
    • Trẻ em mặc quần áo mới, nhận lì xì "hong pao" từ người lớn.
    • Du lịch.
    • Xem triển lãm hoa.
    Vào ngày giao thừa, tất cả thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, chuẩn bị những món ăn. Những người đi làm ở xa cũng cố gắng thu xếp để về sum họp bên gia đình. Bữa tối gồm có bánh bao, gà và cá - tất cả đều mang ý nghĩa may mắn. Sau bữa tối, mọi người đi xem hội hoa xuân. Về nhà, chúng tôi tiếp tục trò chuyện, dùng bánh mứt và uống trà. Không ai đi ngủ trước nửa đêm. Học sinh được nghĩ Tết 9 ngày.

    Ở Hàn Quốc

    Ngày Tết (theo âm lịch, giống như Trung Quốc, Việt Nam,...) được gọi là Sul - nal. Vào ngày này, chúng tôi mặc y phục truyền thống của Hàn Quốc: bộ Han- Bosk. Sáng mồng một, họ hàng gần xa đều họp lại để tưởng niệm các vị tổ tiên của gia tộc. Sau đó, chúng tôi ăn món duk - gook (món nước ăn với bánh làm từ gạo). Trẻ em chúng tôi đến chào và chúc Tết ông bà, cha mẹ, họ hàng, & để được may mắn và nhận quà từ người lớn. Mọi người thường chơi những trò chơi truyền thống: Yet, Seesou,... vào dịp Tết. Tết là lễ hội lớn nhất ở Hàn Quốc.

    Ở Mexico

    Ðêm giao thừa (31.12) mọi người quây quần bên gia đình, người thân, bạn bè. Chúng tôi đến mở tivi lên để chờ hồi chuông báo hiệu 12 giờ, mỗi lần đồng hồ gõ 1 tiếng. Chúng tôi ăn một quả nho (một quả tượng trưng cho 1 trong 12 tháng của năm) và nói những điều ước cho năm mới. Phụ nữ thường mặc đồ lót màu đỏ để hy vọng tìm được tình yêu trong năm mới. Có người còn xách valy đi vòng trong khu phố với mơ ước năm sau sẽ đươc đi du lịch. Vào ngày 6.1, người Mexico có tục ăn một chiếc bánh được khoét một lỗ nhỏ và đặt vào một món đồ chơi ở trong. Người nào ăn phải phần bánh có món đồ chơi đó phải chuẩn bị một bữa ăn đặc biệt vào ngày 5.2 để thết đãi mọi người.

    Ở Thụy Sĩ

    Ngày 31.12 mọi người đều tất bật mua sắm. Các cửa hàng đầy ắp người. Mọi người thường về nhà trễ lúc 11 giờ. Chúng tôi thường nghĩ về những việc trong quá khứ và những việc phải làm trong năm mới trong lúc chờ đến nửa đêm. Khi đồng hồ điểm 12 tiếng, mọi người nâng cốc chúc mừng, ôm hôn nhau....

    Ở Thái Lan

    Ở Thái Lan, ngày tết được tổ chức hàng năm và ngày 13.4 (theo lịch Thái). Vào ngày này một lễ hội đặc biệt: Song - Klacn. Mọi người đùa nghịch với nước, té nước vào người khác để được may mắn. Hầu hết người Thái đều trở về quê nhà để thăm hỏi ông bà, cha mẹ để thể hiện lòng tôn kính và cũng để cầu phúc.

    Ở Thổ Nhĩ Kỳ

    Ngày 31.12 là một ngày đặc biệt. Tối hôm đó, chúng tôi thường quây quần với những người thân trong gia đình hoặc bạn bè. Ngày này tivi có rất nhiều chương trình hấp dẫn. Mỗi kênh truyền hình đều tung ra chương trình hay nhất của mình để đón chào năm mới. Các buổi tiệc bắt đầu từ buổi chiều và kéo dài tới sáng hôm sau. Nếu bạn muốn đón mừng năm mới bên ngoài thì nên đặt chỗ trước vì đêm hôm đó mọi nơi đều đầy ắp người.

    Ở Ðài Loan

    Mọi người đó mừng Tết cổ truyền giống như ở Trung Quốc, Việt Nam. Chủ các công ty thường thết đãi nhân viên của mình và mở cuộc xổ số (giải thưởng cao nhất là một chiếc Mercedes Benz và thấp nhất là 50$). Các nhân viên đều được lĩnh thưởng, ít nhất là 50$. Theo phong tục, bữa tiệc gồm một con gà (đầy đủ đầu, mình, tứ chi) được đặt trên một cái bàn xoay. Sau khi tuyên bố ý nghĩa bữa tiệc, người chủ sẽ xoay chiếc bàn và mọi người bắt đầu dùng bữa. Và nếu đầu gà chỉ về phía người nào thì thật là bất hạnh cho anh ta: điều đó có nghĩa là anh ta bị chủ ghét và có thể bị đuổi việc sau Tết.

    Ở Hy Lạp

    Ngoài những việc cầu chúc cho nhau những điều tốt lành, vào những ngày đầu năm, người Hy Lạp lại có phong tục kể cho trẻ em nghe những câu chuyện về lòng nhân ái của thánh Basil sau đó tặng các em các loại bánh này. Những em nào nhận được những chiếc bánh bên trong có đồng tiền sẽ là những người may mắn.

    Ở Nhật Bản

    Người dân Nhật chuẩn bị đón năm mới từ vài tuần trước đó. Họ mua sắm những thức ăn cho ngày Tết, trang trí nhà cửa bằng cành cây thông, cây tre hoặc dây thừng để mong được mạnh khoẻ, sống lâu. Dây được treo trên cửa và mái nhà cùng với cỏ biển hoặc dương xỉ để cầu mong được hạnh phúc và may mắn. Trẻ em được nhận lì xì (Otosidamas). Mọi người tặng thiệp tết cho nhau và tổ chức những buổi tiệc để tiễn năm cũ. Ðêm giao thừa (31.12), chuông sẽ rung lên 108 lần để xua đi 108 nỗi ưu phiền. Sau đó, mọi người cùng cười thật vui vì tiếng cười được cho là sẽ xua đuổi những điều gỡ, điều xấu.

    Ở Ðan Mạch

    Nếu ngày đầu năm bạn thức dậy, mở cửa ra và thấy một chồng chén đĩa vỡ trước nhà mình thì điều đó có nghĩa là bạn sẽ được may mắn. Trước đó, mọi người đã chuẩn bị sẳn những chén đĩa cũ để đêm giao thừa ném vào nhà bạn bè của mình. Nếu nhà bạn có càng nhiều chén đĩa vỡ thì điều đó chứng tỏ bạn có nhiều bạn bè lắm đấy.

    st



  5. #5
    Moderator lait's Avatar
    Join Date
    Feb 2010
    Posts
    1,173

    Default Re: PHONG TỤC TẬP QUẢN NGÀY LỄ TẾT CỦA CHÂU Á(st)


    TẾT NGUYÊN ĐÁN

    Tết Nguyên đán (Tết Cả) là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới; giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Tết Nguyên đán Việt Nam từ buổi "khai thiên lập địa" đã tiềm tàng những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ qua bốn mùa xuân-hạ-thu-đông và quan niêm "ơn trời mưa nắng phải thì" chân chất của người nông dân cày cấy ở Việt Nam... Tết còn là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri tâm tổ tiên, nguồn cội; giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý (ăn quả nhờ kẻ trồng cây) và tình nghĩa xóm làng ...

    Ông Táo hay thần bếp là người mục kích sự làm ăn của mọi nhà. Theo tập tục hàng năm ông Táo phải thu xếp lên trời vào ngày 23 tháng chạp để tâu bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng. Bởi thế nên, trong ngày này, mọi gia đình người Việt Nam đều làm mâm cơm đạm bạc tiễn đưa "ông Táo ". Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán. Sau khi tiễn đưa ông Táo người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón tết.

    Cùng với tranh (tranh dân gian, câu đối), hoa quả là yếu tố tinh thần cao quý thanh khiết của người Việt Nam trong những ngày đầu xuân. Miền Bắc có hoa Ðào, miền Nam có hoa Mai, hoa Ðào, hoa Mai tượng trưng cho phước lộc đầu xuân của mọi gia đình người Việt Nam. Ngoài cành Ðào, cành Mai, mấy ngỳa tết người ta còn "chơi" thêm cây Quất chi chít trái vàng mọng, đặt ở phòng khách như biểu tượng cho sự sung mãn, may mắn, hạnh phúc...

    Tết trên bàn thờ tổ tiên của mọi gia đình, ngoài các thứ bành trái đều không thể thiếu mâm ngũ quả. Mân ngũ quả ở miền Bắc thường gồm có nải chuối xanh, quả bưởi, quả cam (hoặc quít), hồng, quất. Còn ở miền Nam, mân ngũ quả là dừa xiêm, mãng cầu, đu đủ, xoài xanh, nhành sung hoặc một loại trái cây khác. Ngũ quả là lộc của trời, tượng trưng cho ý niệm khát khao của con người vì sự đầy đủ, sung túc. Ngày Tết, dân tộc ta có nhiều phong tục hay, đáng được gọi là thuần phong như khai bút, khai canh, hái lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ... Từ trẻ tới già ai ai cũng biết, sau đây là một vài phong tục đáng được duy trì phát triển.

    Tống cự nghênh tân: Cuối năm quét dọn sạch sẽ nhà cửa, sân ngõ, vứt bỏ những thứ rác rưởi, cùng làng xóm dọn dẹp nhà thờ, lau giặt, cắt tóc, may sắm quần áo mới, trang trí bàn thờ, lau chùi bàn ghế ấm chén và mọi thứ thức ăn vật dụng.

    Con cháu trong nhà từ phút giao thừa trở đi ddược nhắc nhở không được nghịch nghợm, cãi cọ nhau, không nói tục chửi bậy... anh chị, cha mẹ cũng không quở mắng, tra phạt con em, đối với ai cũng tay bắt mặt mừng, vui vẻ niềm nở, chúc nhau những điều tốt lành.

    Hái lộc, xông nhà, chúc tết, mừng tuổi: Ai cũng hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, mạnh khoẻ, thành đạt hơn năm cũ. Nhiều nhà tự đi hái lộc ở chốn đình chùa, nơi tôn nghiêm về nhà, tự xông nhà hay dặn trước người "nhẹ vía" mà mình thích đến xông nhà. Nhiều người không tin tục xông nhà nhưng cũng dè dặt, chưa dám đến nhà ai sớm, sợ trong năm mới gia đình người ta xảy ra chuyện gì không hay lại đổ tại mình "nặng vía". Chính vì vậy, sáng mùng Một lại ít khách.

    Sau giao thừa có tục mừng tuổi chúc Tết. Trước hết con cháu mừng tuổi ông bà cha mẹ. Ông bà cũng chuẩn bị ít tiền để mừng tuổi con cháu trong nhà và con cháu hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích. Lời chúc tết thường là sức khoẻ, phát tài phát lộc, những người năm cũ gặp rủi ro thì động viên nhau "tai qua nạn khỏi"hay "của đi thay người"nghĩa là trong cái hoạ cũng tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành. Nhưng nhìn chung trong những ngày đầu năm, người ta thường kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa.

    Phong tục ta ngày Tết việc biếu quà Tết, tỏ ân nghĩa tình cảm, học trò tết thầy giáo, bệnh nhân tết thầy thuốc, con rể tết bố mẹ vợ... quà biếu, quà tết không đánh giá theo giá thị trường. Nhưng cũng đừng nên gò bó câu nệ sẽ hạn chế tình cảm: không có quà ngại không đến...

    Ở Nước ta, vào dịp đầu xuân thường tổ chức mừng thọ lục tuần, thất tuần, bát tuần, cửu tuần... tính theo tuổi mụ. Ngày Tết ngày Xuân cũng là dịp mọi người đang rãnh rỗi, con cháu tụ tập đông vui.

    Cũng vào dịp đầu Xuân, người có chức tước khai ấn, học trò, sĩ phu khai bút, nhà nông khai canh, người buôn bán mở hàng lấy ngày. Sĩ, Nông, Công, Thương "Tứ dân bách nghệ" của dân tộc ta vốn cần cù, ai cũng muốn năm mới vận hội hành thông, làm ăn suôn sẻ. Sau ngày mùng Một, dù có mải vui tết cũng chọn ngày "Khai nghề", "Làm lấy ngày". Nếu như mùng Một tốt thì chiều mùng Một bắt đầu. Riêng khai bút thì giao thừa xong, chọn giờ Hoàng đạo không kể mùng Một là ngày tốt hay xấu. Ngườu thợ thủ công nếu chưa ai thuê nướn đầu năm thì cũng tự làm cho gia đình một sản phẩm, một dụng cụ gì đó. Người buôn bán, vì ai cũng chọn ngày tốt nên phiên chợ đầu xuân vẫn đông, mặc dầu người bán chỉ bán lấy lệ, người đi chợ phần lớn là đi chơi xuân.

    Cờ bạc: Ngày xưa các gia đình có nề nếp quanh năm cấm đoán con cháu không được cờ bạc rượi chè nhưng trong dịp tết, nhất là tối 28, 29; gia đình quây quần bên nồi bánh chưng thì người bố cho phép vui chơi. Tam cúc, cờ gánh, cờ nhảy, cờ tướng, kiệu, chắn, tổ tôm... ai thích trò nào chơi trò ấy. Ðến lễ khai hạ, tiễn đưa gia tiên, coi như hết Tết thì xé bộ tam cúc, thu bàn cờ tướng, cất bộ tổ tôm hoặc đốt luôn hoá vàng.

    Vì sao có tục kiêng hót rác đổ đi trong ba ngày Tết: Trong "Sưu thần ký" có chuyện người lái buôn tên là Âu Minh đi qua hồ Thanh Thảo được thuỷ thần cho một con hầu tên là Như Nguyên, đem về nhà được vài năm thì giàu to. Một hôm, nhân ngày mùng Một Tết, Âu Minh đánh nó, nó chui vào đống rác mà biến mất, từ đó nhà Âu Minh lại nghèo đi. Kể từ đó kiêng không hót rác ngày Tết






  6. #6
    Moderator lait's Avatar
    Join Date
    Feb 2010
    Posts
    1,173

    Default Re: PHONG TỤC TẬP QUẢN NGÀY LỄ TẾT CỦA CHÂU Á(st)


    Ở miền Nam trước đây thông thường người ta chuẩn bị tết từ rất sớm. Mỗi gia đình nông dân đều có dành một thửa ruộng trên khu đồng của mình cấy một giống nếp ngon thêm để đồ xôi, làm bánh. Khi những dé lúa nếp bắt đầu lấm tấm những hạt đỏ ở đuôi (chưa chín già) nhà nào cũng chọn cắt ít bó về đâm cốm dẹp. Trong những đêm đầu tháng chạp, khắp xóm thôn đâu đâu cũng rộn ràng tiếng chày giã cốm "cúp cum" nghe rất vui tai.

    Khi mùa màng thu hoạch xong thì không khí tết ở thôn làng rộn lên trong tiếng chày quết bánh phồng. Loại bánh nay làm bằng gạo nếp nấu chín bỏ vào cối giã như giã giò, quết cho thật nhuyễn, rồi ngắt từng viên cỡ nắm tay dùng ống tre xoa mỡ cán mỏng ra thành hình tròn như chiếc bánh đa nem, dày độ một ly. Gọi là bánh phồng, vì khi để trên lửa nướng nó phồng tướng lên cả chiều dày lẫn vòng tròn. Chiếc bảnh mỏng như chiếc đĩa ấy, khi nướng chín nó nở to bằng cái chậu thau rửa mặt và chiều dày phồng lên hơn một phân tây. Người ta còn phơi những nong bột nếp phơi khô để dành gói bánh ếch.

    Ơở miền Nam, bắt đầu từ hai mươi tháng chạp ta, khắp nơi mở những phiên chợ Tết cho đến giao thừa đêm ba mươi. Quầy hàng hoa tươi, rau quả, bánh mứt, vải vóc, thịt cá... đều trang hoàng hấp dẫn. Nhưng đông vui nhất phải nói là chợ dưa. Tại các chợ, thuyền chở dưa đổ lên chất thành đống như núi. Nổi tiếng nhất là dưa Trảng Bàng, Trà Vinh... Bổ quả dưa ra, ruột đỏ như son, hạt đen huyền nhỏ rít, thịt óng ánh như hạt đường kính, ăn ngọt tê cả răng. Người ta mua dưa về trước để cúng tổ tiên ngày tết trên bàn thờ nhà nào cũng thấy hai quả dưa hấu to cỡ quả ấm tích. Người ta dán lên lớp vỏ xanh mượt của mỗi quả một miếng giây hồng điều cắt thành hình bông hoa xinh xắn, và đặt nó ngồi chễm chệ giữa mấy nải chuối chín vàng tươi xếp vây tròn quanh một chiếc đĩa bằng sứ màu trắng. Mỗi quả dưa đội trên đầu một trái hồng khô ép dẹp như trùm lên chiếc mũ nồi màu xám. Người ta còn đặt lên trên cùng, một quả quýt đỏ mọng, giống như cái mào gà ngất ngưởng. Cạnh hai trái dưa, bắt buộc phải có hai bánh đường phổi. Đường phổi không phải là đường mà là một thứ quả ngọt chế tạo bằng đường cát và lòng trắng trứng gà. Hình bánh đường ấy giống hệt một lá phổi người và bên trong có nhiều lỗ hổng cũng như phổi người. Đường ấy cứng như đá, để cả năm cũng không chảy nước và chỉ đập ra cho trẻ con ăn chơi sau tết, mặc dầu dùng đường này nấu chè thì rất ngon. Có nhà bầy mâm ngũ quả, mà nhiều khi số trái cây lại vượt quá con số năm. Người ta chú ý đến bốn thứ trái cây: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, mà theo cách phát âm miền Nam hiểu là "cầu vừa đủ xài".

    Cũng có nhà đĩa trái cây, dưới hết là năm bảy nải chuối, bắt buộc là chuối sứ, không phải nghi lễ nào cả, mà vì chuối sứ chín rất chậm, sau ba ngày tết chuối vẫn còn chưa rục. Trên chuối phải có hai món bắt buộc nữa, không biết lý do, là cam Tàu, loại cam mà Âu châu không gọi là Orange mà gọi là Tangerine và hồng phơi khô, cả hai thứ này đều là hàng nhập cảng từ Trung Quốc gởi sang, vào dịp Tết ta, còn ngày thường thì xưa kia không bao giờ có bán như sau này.

    Gần đến tết, người ta sắm tranh Tết, hoa Tết, thường có cành mai cắm trên lọ độc bình trên bàn thờ và trang hoàng từ trong nhà đến ngoài ngõ. Trước đây người ta hay cắt giấy vàng bọc thành những ô vuông hay hình quả trám dán trên cổng, cửa, cột nhà, chuồng trâu, chuồng heo, cối xay, cối giã, lu nước, cây ăn trái trong vườn... Người ta cũng đem lư đồng ô trầu chén dĩa, ly tách chậu hoa, bình rượu ra đánh bóng, lau sạch.

    Ngày Tết, ngày xuân là ngày hội đoàn tụ, đoàn viên, nếu không thì là những ngày nhớ thương da diết nhất. Trước tiên là nghĩ đến những người đã chết, họ tổ chức đi chạp mộ để tỏ lòng "uống nước nhớ nguồn". Chiều 23 tháng chạp, "đưa ông Táo về trời". Ngày 30 làm một mâm cơm cúng tổ tiên, gọi là lễ "rước ông bà" và sau đó đến ngày mồng 3 tháng Giêng thì làm lễ "đưa ông bà".

    Người ta cũng dựng nêu, đốt pháo, nhưng lại thích gói bánh tét chứ không gói bánh chưng. Bánh tét có nhiều loại: bánh tét chay, bánh tét mặn, bánh tét ngọt. Bánh tét chay không nhân. Người ta chỉ trộn đỗ đen vào nếp rồi gói lại đem nấu. Có thể cho thêm vào cùi dừa nạo nhuyễn để tăng vị béo. Gói bánh tét mặn, người ta trải gạo nếp trên lá chuối, rải lớp đỗ xanh lên, rồi đặt một thỏi mỡ gần bằng ngón chân cái dài suốt đòn bánh như một sợi bấc, xong cuộn tròn lại buộc chặt. Bánh tét ngọt nhân làm bằng đỗ xanh xào đường.

    Mâm cơm cúng tất niên chiều 30 tết, thường quy tụ đủ mặt mọi người thân trong gia đình. Tục xưa quan niệm rằng mỗi năm có một ông Hành Khiển coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao cho thần kia, nên cúng tế, đốt pháo là để tiễn đưa ông cũ và đón ông mới. Trong số những câu liễn treo ngày Tết có câu: "Bộc trúc nhất thanh trừ cựu tuế, Đào phù vạn hộ khánh tân xuân" (một tiếng pháo tiễn đưa năm cũ; muôn nhà, bùa đào tức cây nêu đón chào năm mới).

    Giao thừa là thời điểm thiêng liêng giữa năm cũ và năm mới, khi đất - trời giao cảm, muôn vật như tạm thời ngưng đọng trong giây phút để rồi bừng ra một sức sống mới, một sự tái sinh kỳ diệu.

    Ba ngày tết là ba ngày vui chơi, ăn uống, thăm viếng, chúc mừng nhau những điều mới mẻ, tốt lành. Một tập quán phổ biến là trong những ngày đầu năm, mọi người đều chỉ nói ra những lời hay, ý đẹp, gặp nhau chào mừng, hy vọng mọi điều như ý. Bao điều không vui, không vừa lòng năm trước đều bỏ đi. Sách Gia định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, trong mục "Phong tục chí" có đoạn: "Phàm những khoản vay mượn thiếu thốn trong tiết ấy không được đòi hỏi, đợi ngày hạ nêu mới được nhắc đến.

    Mồng một người ta thường hay đến cúng vái và thăm hỏi những nhà bên họ nội, mồng hai sang lễ tết bên nhà vợ và mồng ba đến thăm thầy, vì thế có câu "Mồng một tết cha, mồng hai nhà vợ, mồng ba nhà thầy". Khi đến thăm họ hàng, bạn bè, người ta thường chúc nhau mạnh khỏe, sống lâu, may mắn gọi là "làm tuổi", và "lì xì" tức là cho tiền vào phong bao giấy đỏ "mừng tuổi cho trẻ em".

    ở miền Nam, bốn món cúng và là bốn món ăn ngày Tết, món thứ nhất là thịt hầm. Bắt buộc phải là thịt bắp đùi, hầm cho nhừ với vài vị thuốc Bắc. Món này chỉ để ăn chơi chớ không ăn với cơm. Món thứ nhì là thịt kho tàu, bắt buộc phải là thịt ba rọi (ba chỉ) và bắt buộc phải lớn miếng phải to ít lắm cũng bốn phân trên bốn phân và bắt buộc phải đổ vào nồi thịt kho ấy ít lắm cũng một trái dừa xiêm, để cho món thịt kho ấy lạt đi, hầu ăn được to miếng. Món thứ ba là khổ qua nạp ruột dồn thịt heo bầm nát vào đó rồi cũng hầm y như hầm món thịt nói trên. Món thứ tư thật ra là hai món nhưng chỉ để ăn chơi nên xem như một, đó là nem và bì. Rau chỉ có một thứ độc nhất và cũng bắt buộc, ấy là món dưa giá tức là giá sống ngâm trong nước có ít muối. Ăn bất kỳ món nào trong bốn món kể trên cũng bắt buộc ăn với dưa giá.

    Những món trên đây chỉ cúng và ăn tới chiều mồng hai thì thôi, sang ngày mồng ba phải cúng và ăn món khác như gà, cá. Muốn cho đỡ ngấy vì thịt mỡ, người ta thường nấu một nồi cháo cá ám, ăn với rau ghém, chuối cây xắt mỏng và các loại rau thơm, rau mùi, một con cá lóc nướng ăn với lá bông súng non hay đọt vừng.

    Ngày tết thường có nhiều trò vui đặc biệt như đá gà, đá cá lia thia, thi cây kiểng, đu tiên, đua ghe, đánh bài, đánh me và xóc đĩa...

    Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, bà con miền Nam được ăn tết trong hòa bình, hạnh phúc. Những lễ tục phiền toái, lãng phí xa hoa, tốn kém thời giờ và tiền của, hoặc mang tính chất mê tín, dị đoan, những trò chơi đỏ đen có tính chất ăn thua, đều được nhân dân tự giác loại bỏ. Quan niệm kéo dài ngày vui chơi để bù lại quanh năm vất vả "tháng giêng ăn Tết ở nhà" cũng được sửa đổi để phù hợp với nhịp điệu khẩn trương của xã hội hiện đại. Nhưng không phải vì thế mà những nét đẹp cổ truyền đậm đà màu sắc dân tộc cũng như không khí vui tươi phấn khởi rộn rịp mang ý nghĩa mới chúc nhau lao động sáng tạo, tăng thêm sức khỏe, niềm vui của ngày Tết lại giảm đi.



  7. #7
    Moderator lait's Avatar
    Join Date
    Feb 2010
    Posts
    1,173

    Default Re: PHONG TỤC TẬP QUẢN NGÀY LỄ TẾT CỦA CHÂU Á(st)


    ngày tết mà thiếu nói hoa mai
    thì mất đi hương vị ngày tế cổ truyền

    Tết nói về ..Hoa Mai

    Mỗi năm cứ vào độ cuối đông, khi Tết sắp về là hoa mai bắt đầu nở. Cái duyên keo sơn giữa mai và Tết như đã được thiên nhiên an bài đâu từ thuở kiếp xa xăm. Nhưng ta phải nói rằng mai là một loại cây đặc biệt của châu Á. Mai đẹp không những ở hoamà còn ở cành cây mà người chơi mai thường gọi là "cái thế".

    Cành mai có những nét ngoặc rất bất ngờ: đã kỳ cổ lại cương nghị, xương kính; những đờng uống cong dịu dàng; những nét đâm ngang những cành sổ dọc rất mạnh. đang thế đi ra cành mai bỗng ngoạc trở lại một cách đột ngột, bất ngờ làm cho con mắt người thưởng thức phải đổi hướng một cách thích thú; rồi bỗng cành mai lại chĩa vút lên không và giữa một cái ngoạc rất "chướng" đó lại bỗng nở ra một cành hoa vàng rất đột ngột, lại có cành tưởng là chĩa về bên trái thì thình lình ngoạc xuống không báo trước, rồi lại chĩa về bên phải như làn chớp xẹt và trên đó mang cả một chùm hoa mãn khai chen lẫn hàm tiếu và búp hoa chưa trổ. Thực lạ lùng! Thế nhưng chưa hết.

    Người chơi hoa còn thưởng thức cả những màu nơi cành mai và cả những địa y, cả một số rêu đậc biệt bám vào cành hoa. Phải nói những màu ở cành mai là những màu rất đặc biệt mà chỉ có thiên nhiên mới có thể cấu tạo nỗi. Một vệt màu đen, một đám màu da cam, một khoảng mà trắng xanh phớt nhẹ được phối hợp điều hòa nói lên cái tuổi tác của cành hoa mà người chơi hoa rất ca ngợi "lão mai". Những lộc lá non trên cành hoa cũng đươc người thưởng mai rất để ý. Màu lục non xanh trong như ngọc từ trong những bút hình móng gà tỏa ra. Những chùm lá non này đã trợ màu cho những chùm hoa vàng thêm ý nghĩa.

    Người chơi mai thường tỉ mỉ để ý đến những cái búp trên cành mai: búp tròn mới nhú hạt cườm chính là những chùm hoa rực rỡ đang thời ẩn náu; còn những búp dài nhọn như móng chân gà là những lá non chưa đến kỳ xuất hiện. Cho nên khi chọn cành mai chơi Tết, người sành mai rất lưu ý đến hai loại búp này để biết cành mai có hoa nhiều hay ít... Bây giờ, tưởng đã đến lúc nói đến cái hương thơm của cây ma? Hoa mai rất thơm, nhưng rất khó thưởng thức hương mai bởi vì nó là một thứ "ám hưong". Tiết trời càng lạnh, mai càng tỏa hương thơm ngát; nhưng nếu tâm người vọng động vì danh lợi quá thì khó lòng cảm được hưong mai ?

    Trong thơ văn, mai được ca ngợi vô cùng tận. Bởi vì mai là loại hoa rất cao khiết, cương nghị. Mai trổ sớm nhất trong các loại hoa mùa xuân. Khi những lá mai già của năm cũ vừa rụng hết thì tiết trời càng lạnh ngắt. Hoa mai đã chọn cái thời tiết lạnh nhất; không một sắc hoa tươi thắm, không một lá non trợ màu để làm lúc xuất hiện của mình. Chính vì chỗ này mà người quân tử phương đông đã chọn hoa mai để biểu hiện cho chí khí của họ. Trong cuộc nhân sinh, Cao Bá Quát đã từng tuyên bố:

    "Thập tái luân giao cầu cố kiếm
    Nhất sinh đê thủ bái mai hoa ."

    Suốt cả cuộc đời nhà thơ chỉ "cúi đầu lạy hoa mai" Thật là khí cốt hạo nhiên! Tại VN ta đã từng lưu hành những bộ đồ trà có cây mai làm đề tài. Nổi tiếng nhât là bộ chén dĩa trà"Mai hạc" có câu thơ nôm trích trong truyện Kiều của Nguyễn Du:

    "Nghêu ngao vui thú yên hà
    Mai là bạn cũ, hạc là người quen."

    Cây mai ở bộ chén đĩa trà này vẽ theo kiểu chữ "Nữ". Cây mai uốn cong rất nhiều hoa, một tảng đá và một con chim hạc đứng trên tảng đá. Câu thơ viết theo hai cách:

    6/2/6 hoặc 6/8 theo dòng dọc kiểu chữ nho . Chén dĩa màu men xanh ngọc và ký hiệu hãng "Ngoạn Ngọc" chế tạo. Nói cho xác đáng thì cây mai ở bộ chén đĩa "Mai Hạc" không lấy gì làm mỹ thuật lắm, và nó cũng không diễn tả được cái cốt cách cương nghị, xương kính của loài ma? Cũng hình vẻ này nhưng lại có loại chén dĩa có đề câu thơ chữ Hán "Hàn mai xuân tín tảo", tức là cành mai lạnh báo tin xuân về sớm. Loại chén đĩa chữ Hán này không nổi tiếng bằng bộ trên, có lẽ vì câu thơ Nôm quá có giá trị chứ không vì cây mai đẹp.

    Một bộ chén đĩa trà khác vẽ một cây mai rất đẹp, không có hoa nở chỉ có cành và búp, không có lá. Dưới gốc mai có mấy tảng đá lớn nhỏ khác nhau, có cỏ non và đầy rêu. Một cây cầu nhỏ vắt ngang con suối, một cao sĩ cưỡi lừa qua cầu đi trước, một tiểu đồng vác cành mai theo sau. Bên kia chén đối diện với tranh vẽ có câu thơ: "Ịộc thán mai hoa sấu" viết thành hai dòng: "Lộc thán mai" ở dòng thứ nhất, "Hoa sấu" ở dòng thứ hai, dưới hai chữ này có khuôn dấu vuông thành sáu vị trí đối nhau. Câu thơ này vốn là của Khổng Minh trong Tam Quốc:

    "Kỵ lô quá tiểu Kiều,
    độc thán mai hoa sấu",

    có nghĩa là: cưỡi lừa qua cầu nhỏ, để kiếm cành mai gầy. Đề tài này các trà hữu thường gọi là đạp tuyết tầm mai tức là dẫm lên tuyết lạnh để tìm hoa ma? Bộ chén đĩa có nhiều nước men: men màu vỏ trứng gà so do hãng "Nhã Thâm Trân Tàng" chế tạo; và men màu xanh ngã trắng của hãng "Nội Phủ". Cây mai ở bộ chén đĩa này đẹp hơn cây mai ở bộ "Mai Hạc" rât nhiều. Tính chất vừa thanh nhã vừa cao khiết đều có ở cây mai của bộ đồ trà đạp tuyết tầm mai nàỵ..

    Trong hội họa xưa thì mai đứng đầu trong "Tứ hữu": Mai, Lan, Cúc, Trúc. Các nhà Nho thường trang trí bộ tranh "tứ hữu" này ở chỗ mình ngồi. Cây mai trong bộ tranh này vẽ thật nhiều kiểu; tựu trung nét vẽ vẫn chưa diễn tả nỗi những cái chướng rất bất ngờ ở loài mai "Mai điểu" tức là cành hoa mai và mấy con chim đậu hoặc lượn trên cành mai là một đề tài rât quen thuộc của các bác thợ nề ngày xưa thường đắp bằng mảnh sứ để trang trí ở các nhà thờ họ hoặc ở đình, chùa. Nhưng... hay nhất thì phải nói là cành mai trong văn thơ.

    Mai vẽ trong nơi chén, đĩa trà, mai vẽ ở tranh tứ hữu hay mai trang trí ở đâu thì đều ít gợi đến trí tưởng tượng của người ta, vì hình ảnh thực có trước mắt đã quy định một phần lớn hình dáng cây mai ?

    Đằng này, văn thơ- nhất là trong thơ- chỉ cần mấy chữ gợi hình là người đọc tha hồ nghĩ tới cây mai hoặc cây mai mình thích. Trong bài Tạp Thi, Vương Duy (701-761) vừa là thi nhân vừa là họa sĩ- đời Đường đã viết:

    "Quân tự cố hương lai
    Ưng tri cố hương sư.
    Lai nhật ỷ song tiền
    Hàn mai hoa trước vị"

    Một người từ cố hương đến thăm, thi nhân không hỏi gì mà chỉ hỏi "Cây mai mùa lạnh nở nhiều hoa chưả" Thực cũng đã đáo để!

    Một nhà thơ Nhật Bản đã vịnh mai qua bốn câu thơ:

    "Cửu châu đệ nhất mai
    Kim dạ vị quân khai!
    Dục thức hoa chân ngụy
    Tam canh đạp nguyệt lai"

    Ông Hoa Bằng, cách đây 48 năm đã dịch ra thơ Việt:

    "Cành mai đệ nhất Cửu Châu
    Đêm nay nở mấy bông đầu vì anh
    Muốn coi hư thực cho rành
    Giẵm trăng tìm đến lối canh ba này".

    Thi nhân Việt Nam đã không chịu thua hai nhà thơ ngoại quốc nó trên trong việc ca ngợi và thưởng thức hoa ma? Lê Cảnh Tuân trong bài "Nguyên Nhật" đã viết:

    "Lữ quán khách nhưng tại
    Khứ niên xuân phục lại
    Quy kỳ hà nhật thị ?
    Lão tận cố hương mai"

    Thân mình phiêu bồng nơi quán trọ không lo, lại lo cho "cây mai ở quê cũ càng ngày càng già đi".

    Huyền Quang Tôn Giả một thiền sư danh tiếng đời nhà Trần, đệ tam Tổ phái Trúc Lâm cũng là một thi nhân tài hoa tuyệt đỉnh. Ngài thường có những bài thơ nho nhỏ tuyệt hay và Ngài cũng đã có bài "Mai hoa tác" tức là Vịnh hoa mai:

    "Dục hướng thương thương vấn sở tùng?
    Lẫm nhiên cô trỉ tuyết sơn trung
    Chiết lai bất vị già thanh nhãn
    Nguyện tá xuân tư tuý bệnh ông"

    Toàn bài không nói đến một chữ mai nào cả nhưng suốt câu thứ hai đã ca ngợi hết sức cái đặc tính của cây mai. Đứng một mình giữa non trơ trọi đầy tuyết trắng. Tuyết thì đương nhiên là lạnh. Nhưng tác giả thì sao?

    Tác giả đã bẻ một cành mai trong miền tuyết lạnh ấy đem về. Một cành mai không chỉ là một cành mai, mà một cành mai là cả một mùa xuân, có mai là có xuân. Vẫn biết thơ của Huyền Quang Tôn Giả là loại thơ Thiền, "thi trung hữu đạo" nhưng "dĩ lai đạo bản vô ngôn". Đề bài là vịnh hoa mai song không hề nhắc đến mai mà lại ca ngợi cái tính chất đặc biệt của mai qua màu tuyết lạnh mà mùa xuân với cái trơ trọi của nó, không có cây lá nào hỗ trợ. Thực là loại thơ tượng trưng về mai vậy. Đến hình ảnh cây mai trong bài "Loạn Hậu" của Tuyết Giang Phu Tử mới là tuyệt mỹ:

    "Tương phùng loạn hậu lão tương thôi
    Khiến luyến ly tình tử số bôi
    Dạ tĩnh vân am thùy thị bạn?
    Nhất song minh nguyệt chiếu hàn mai".

    Cành mai của Vương Duy của nhà thơ Nhật Bản và ca? Lê Cảnh Tuân nữa thì vẫn là con người trùm lên cảnh vật, người thụ hưởng thiên nhiên. Giữa con người và thiên nhiên còn có một khoảng cách. Đến cây mai của Huyền Quang Tôn Giả thì con người và thiên nhiên đã có sự hỗ tương tình cảm. Nhưng trong cái "Thiên" "Nhân" tương dữ một cách thân mật, rốt ráo thì phải đợi đến Tuyết Giang Phu Tử. Sau khi loạn lạc Phu Tử ở ẩn tại Bạch Vân Am, ít giao du với đời, cái đời Trịnh Mạc mấy ai lại chẳng biết? Và cuộc đời cũng như tư cách của Phu Tử ai lại chẳng tự hào? C

    ho nên không lạ gì khi nghe Ngài hỏi: "Dạ tĩnh Vân Am thùy thị bạn?" và Ngài tự trả lời:

    " Nhất sông Minh nguyệt chiếu hàng mai!" Giữa mai dưới trăng sáng đầy khí lạnh của sương móc và Tuyết Giang Phu Tử đã có một tình cảm bạn bè cố hữu, thân mật. Mai là người và người là ma? Cây mai ở đây là cây mai đẹp cương nghị, cao khiết và trang nhã; cây đẹp của văn chương và triết lý phương Đông ngày trước. Cây mai trọn vẹn cả hương lẫn thế, cả thế thực lẫn thế ảo của bóng cành do cành cây chiếu. Tuyệt hảo!

    Mỗi đô. Tết về, khắp cõi VN ai cũng chơi mai. Nhưng chơi mai thì nhiều mà hiểu mai thì chắc ít. Chơi mai, vì mai của dân Việt chính là mai của Huyền Quang Tôn Giả. Có mai là có xuân. Một cành mai cắm và lọ độc bình - bằng đất chứ không là bằng đồng bở nguyen do là vì kim khắc mộc - để ở chính giữa nhà là đã có môt mùa xuân rực rỡ, một cái Tết đầy hy vọng đang ngự trị trong gia đình.

    Người ta chơi mai không phải chơi để thưởng ngoạn, để cho đẹp mà cành hoa mai ngày Tết còn biểu hiện cả cuộc sống gia đình trong năm mới sắp đến. Cành mai có "thế" đẹp cân đối hoa nở đầy đủ tươi có lá non trổ lộc là điềm hay cho gia chủ.

    Nếu có hoa sáu cánh hay hoa bốn cánh thì càng lại hay hơn. Người Việt đã đưa vũ trụ quan vào nhân sinh quan, một nhân sinh quan biến thành theo Dịch Lý của phương Đông. Một cành mai như thế phải có đủ cả thượng, hạ, tả, hữu. Theo chiều đứng phải biểu hiện được tam tài: thiên, địa, nhân, tức là phải có cái thế cân xứng : có ở dưới, có ở trên và ở giữa.

    Theo chiều ngang phải có tiền hậu tả hữu, tức là cành hoa phải có "Cái thế" nào đó mà nhìn vào ngã nào cũng có hoa. Đó là nói về cấu tạo cành hoa. Còn về hoa thì có năm loại: một số hoa đã rơi cánh, xếp lá đài; một số rất nhiều đang thời thịnh khai; rồi phải có hoa đang hàm tiếu; hoa búp đang tiến triển và cuối cùng là nụ tròn mới nhú hạt cườm. Lá cần có ba loại: lá non hay đậm màu, bản lá mở rộng; lá non nẩy lộc phần này quan trọng nhất và sau hết là nụ lá hình móng gà...Nói chung sự hài hòa của cành, hoa, nụ, lá phải đến độ gần như tuyệt đối phải có.

    Cấu tạo cành mai biểu hiện cho không gian, cấu tạo hoa biểu hiện cho thời gian. Dòng đời trôi chảy tiếp tục từ quá khứ sang hiện tại. Quá khứ đã qua không còn quan trọng, hiện tại rực rỡ phấn chấn mới là hay. Phần hoa thịnh khai nở rộ trong ba ngày Tết thêm lá non nẩy lộc tươi mát mới là phần thiết yếu; các búp hoa, lộc lá cứ tiếp tục cái rực rỡ của thời thịnh khai ấy lại là phần trọng yếu nhất bởi nó là nguồn hạnh phúc, làm ăn phát đạt sung túc của gia đình trong năm mới đang lần lần đi tới với gia chủ.




Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts