Lịch Sử Khai Phá I
Thần Binh Thượng Đế
Chạy xe dọc theo quốc lộ số 4 , quý vị sẽ thấy cổng chào với khí thế trông thật hùng tráng , hiên ngang , tự tại , được dựng lên giữa một miền đất đỏ mênh mông rộng lớn , hai căn nhà nhỏ vuông vắn kiên cố , làm nổi bật khí thế của cổng chào . Đây là cổng chính của khu phát triển Trung Tâm Raising , một chiếc cổng đơn sơ gọn gàng nhưng vẫn giữ được sắc thái cổ truyền của quốc gia Campuchia , vừa trang nghiêm lại vừa thanh nhẹ .
Đứng trên quốc lộ số 4 , mặt hướng về phía cổng chính , quý vị sẽ thấy được bệnh viện Hàn Gắn Tình Thương , chùa Tâm Từ Bi , trường học Tư Tưởng Cao Siêu , ba ngôi khách sạn xây trên cột chống theo lối Campuchia , và khu tọa thiền nghỉ ngơi đầy phong vị xứ Campuchia , từng kiến trúc xuất hiện giữa miền bình nguyên đất đỏ , trông thật là ngoạn mục .
Ba tháng trước nếu đi ngang qua đây , quý vị chỉ thấy một vùng cỏ mọc cao bằng đầu người , um tùm rậm rạp , đất đai hoang vu không một bóng người . Chỉ vỏn vẹn ba tháng , vùng đất hoang vu thuở nào nay đã biến thành khu canh tác và kiến thiết , từng kiến trúc mới đã mọc lên giữa vùng đất đỏ , đây quả thật là một sự sáng tạo kỳ diệu của Thượng Đế .
Cổng chào nơi cửa chính trông thật tự nhiên , không cầu kỳ kiểu cách , dưới cặp mắt điêu luyện của những nhà xây cất , họ đều ngợi khen lối kiến trúc một thể nên hình , quả là chuyện không dễ , nhìn những đường cong dịu dàng , và hai cánh nhọn hướng lên trời trông thật tự do tự tại , không chút câu nệ ý tứ , và không ai có thể tin rằng nét dịu dàng tao nhã bên ngoài được xây bằng cốt sắt đan vào nhau một cách vững vàng . Về phần hai trụ chống của cổng chào được xây bằng loại sắt được tôi luyện theo kỹ thuật mới một cách tinh vi và lực học đã được ứng dụng trong khi tính toán , nếu như sức chống đỡ của hai trụ sắt hai bên tính sai thì sẽ không chịu nổi sườn sắt bên trên cộng thêm những cơn gió mạnh thổi đến từ bốn phương tám hướng .
Nếu như quý vị bách bộ trên bình nguyên đất đỏ của xứ Campuchia , nhất là trong cơn mưa hay sau cơn mưa , dưới chân sẽ có cảm giác mềm nhũng , nếu không chú ý sẽ bị trượt vào vũng bùn ngay . Đất đỏ của xứ Campuchia này không có đá , tuy vậy mỗi một con đường đi trong Trung Tâm Raising đều được trải những viên đá vụn (những loại đá vụn này là do Sư Phụ dùng tiền Mỹ kim để mua , vì muốn tránh mọi người khỏi bị trượt té và có thể đi đứng an toàn , cho nên những con đường đá vụn này nên được gọi là "con đường vàng"). Trên những vùng đất đỏ lún bùn mà xây dựng nên các công trình như cổng chào bằng sắt , chùa Tâm Từ Bi , bệnh viện Hàn Gắn Tình Thương , trường học , quả thật là điều không dễ .
Vị sư huynh thường trú phụ trách xây cất cổng chính , bản thân làm nghề thợ mộc , anh không hề có một chút kinh nghiệm nào về công tác này . Khi được phân công làm cổng chào này , anh đi nhiều nơi hỏi thăm những tay nghề xây cất , khiêm tốn thương lượng với công nhân làm thế nào thực hiện cho bằng được . Theo kế hoạch lúc ban đầu hai cây trụ hai bên được xây nhô lên cao , nhưng khi kiến tạo mô hình bằng cây không biết vì sao quên mất hai góc nhọn , đợi đến mười mấy hôm sau , khi cổng chào đã xây cất xong , đem đối chiếu với họa đồ ban đầu , mới phát hiện thiếu mất hai cái "đầu", rồi khi đem hai góc nhọn này gắn vào mô hình bằng cây ấy , càng nhìn càng thấy không tương xứng , nhiều người cảm thấy như dư thừa . Xem cổng chào trông rất nhẹ nhàng , thanh nhã , tự tại , sao lại phá hoại ý đẹp của Thượng Đế ? Hoặc đây là điều Thượng Đế muốn truyền đạt ý chỉ của Ngài - Thượng Đế muốn cho tất cả chúng sinh tại Trung Tâm Raising đều nhận được ân huệ của Ngài , tự do tự tại trưởng thành .
Thượng Đế đã thay đổi hình dáng của chiếc cổng chính mà không hề để một dấu vết nào , các khu xây cất khác cũng thường nhận được những bài học do Thượng Đế ban cho .
Lối kiến trúc của căn khách sạn gia đình đầu tiên , được dựa theo kỹ thuật kiến trúc của Formosa , thêm vào kiểu kiến trúc nhà sàn của Campuchia , từ lúc phác họa trên sơ đồ , cho đến việc mua vật liệu và xây cất trên mảnh đất - san bằng địa hình , mở đường dẫn nước , đóng nhà gỗ , dựng cầu thang , lót sàn nhà , thiết bị nhà tắm , làm lan can cho hành lang dài , các đồng tu tham gia công trình xây cất này đã thấu hiểu được chữ "nan" trong câu "vạn sự khởi đầu nan" và câu "lầu cao vạn trượng bắt đầu từ đất bằng", từ chỗ dường như không thể thực hiện được , thế mà một gian khách sạn mười lăm phòng đã thành hình sừng sững trước mắt . Và không đầy ba tháng , nhiều căn nhà mới đã xuất hiện từ sức mạnh đoàn kết .
Những đồng tu tham gia nhiều công trình xây cất cho biết : "Chúng ta làm việc thường dựa vào những kiến thức , kinh nghiệm có sẳn , rồi thêm vào những tài liệu đã phổ biến bên ngoài , nhưng khi những công trình này được kiến tạo , chúng tôi thấy rằng tất cả các thiết kế ban đầu chỉ còn là một thứ khái niệm , không nhất thiết là Thượng Đế muốn như thế , Thượng Đế sẽ ứng dụng lực lượng bên ngoài và bên trong để điều chỉnh , biến đổi và thực thi công việc . Bàn tay vận dụng khéo léo của tạo hóa luôn luôn từ trong hoàn cảnh khó khăn nhất hoàn thành những công trình đẹp mắt này . Thượng Đế không hề thúc giục chúng ta phải thực hiện cho được những thành tựu này . Trong tháng Tư , khi chúng ta bước chân đến đây không sao có thể dự đoán được , mười mấy ngày sẽ hoàn thành một công trình , mười mấy ngày sẽ hoàn thành một kiến trúc , trước sự cương quyết và kiên cường của 'thần binh Thượng Đế', chúng ta đã tạo nên một kỳ tích lớn trên thế giới . Chúng ta hãy cùng chia sẻ niềm vui này với đồng bào Campuchia thân yêu ! Đây là ý muốn của Thượng Đế , đây là sự cống hiến đầy từ bi bác ái của một bậc Minh Sư của thời đại."
Lịch Sử Khai Phá II
Đội Nấu Bếp
Cuối tháng Tư Trung Tâm Raising khởi công kiến thiết , đồng tu các nước hăng hái gia nhập vào hàng ngũ khai khẩn . Để các đồng tu dốc hết lòng vào công việc không phải bận tâm thêm vào công việc hậu cần , các đồng tu trong ban nhà bếp đã cẩn thận sửa soạn đủ loại thức ăn nước uống và các món điểm tâm cho họ .
Lúc ban đầu chỉ có ba chiếc nồi để nấu cơm , cho nên mỗi ngày từ lúc bảy giờ rưỡi sáng là bắt đầu nấu liên tục . Một nồi cơm vừa chín , là phải vội sang ra , rửa sạch lớp cơm dính dưới đáy lò , rồi nấu thêm một nồi cơm nữa . Mỗi bữa cơm cần khoảng hai mươi mấy nồi . Có lúc mấy người họp nhau lại gỡ những lớp cơm dính dưới đáy nồi , chiếc nồi nóng hừng hực chưa kịp nguội lại được bắc lên lò nấu tiếp . Nhờ trời đất gia hộ , nước sôi rất mau ; tiếp theo là phải điều chỉnh lửa , lúc trung , lúc nhỏ , chỉ một thoáng không lưu ý , lửa không điều chỉnh đúng độ , là sẽ thêm nhiều cơm cháy , lãng phí những hạt ngọc trời ban , những hạt cơm của Phật .
Cứ như thế mỗi ngày từ lúc bảy giờ rưỡi sáng nấu đến sáu giờ rưỡi chiều , là bàn tay liên tục nấu , liên tục cạo nồi , liên tục vo gạo , khi mỗi một công trình cần xây cất , là phải thêm nhân công , từ con số một trăm mấy người đã lên đến bảy trăm mấy người . Mỗi bữa cơm cần ba mươi bảy nồi cơm lớn , một hình ảnh thật vĩ đại .
Để tăng sức đề kháng của các đồng tu và giúp họ thích ứng với thủy thổ , Sư Phụ từ bi đã chỉ dẫn mọi người uống thêm nước đường đen và chanh . Có một vị sư tỷ phụ trách nấu nước sôi cho công nhân , chị một mặt chăm chú lo nồi nước sôi trên lò , một mặt đôi tay không ngừng rửa từng quả chanh nhỏ . Chị cẩn thận đặt chanh vào giỏ và lấy vải trắng thưa phủ lên để tránh ruồi đậu vào gây vi trùng sinh bệnh . Chị tận tâm làm việc , bởi vì mỗi một phần tử đều rất quan trọng , mọi người cần phải hết sức làm cho tốt , như thế đội ngũ mới phát huy được tất cả sức mạnh . Mỗi một công nhân , mỗi một đồng tu đều đã tận lực đóng góp công sức của mình cho sự phát triển của Trung Tâm Raising .
Những hạt mưa lộp độp tạt vào tấm vải che tạm nhà bếp , tạo nên âm thanh thật sống động . Các vị sư tỷ võ trang đầy đủ với mũ , khăn che miệng , bao tay , và dưới sự gia trì của băng tán Phật của Sư Phụ , các chị nhanh nhẹn gọt khoai , lặt cải . Vị đầu bếp tập trung vào những chảo lớn , không ngừng xào nấu , mùi thơm của thức ăn bay khắp gian nhà bếp , những người trợ bếp đã khéo léo khiêng các nồi thức ăn lên bàn , trên bàn đã sẳn sàng nhiều túi đựng cơm lớn , hai vị sư tỷ hợp thành một tổ , đem thức ăn đã nấu nhanh chóng phân chia vào các túi đựng cơm , số lượng tùy theo số nhân công ở mỗi nơi xây cất . Đúng mười giờ sáng mỗi ngày , từng bao cơm canh đã đặt sẳn ngay ngắn trên bàn , đợi các công nhân hoặc các đồng tu của các công trình đến nhận .
Tiếp theo đó là chuẩn bị bữa điểm tâm và bữa cơm chiều , để đáp ứng những khẩu vị và yêu cầu khác nhau , vị đầu bếp không ngừng cầu Sư Phụ gia trì giúp đỡ , một trong những vị đầu bếp là sư tỷ Khưu Hằng Trinh nói : "Nơi đây , tổ mua thức ăn mang về món nào là nấu món đó , có những lúc tìm không ra món mới để nấu , chúng tôi cần phải vận dụng những rau cải và vật liệu có sẳn để thay đổi khẩu vị , vừa mật niệm Phật hiệu , vừa cầu Sư Phụ gia trì . Cảm ơn Sư Phụ giúp đỡ , chúng tôi thường có những ngạc nhiên thật bất ngờ." Sư tỷ Thục Thu Hương nói : "Tôi bỏ công việc hớt tóc và làm móng tay , tới đây cố gắng tận tâm tận lực làm việc . Trước khi đến đây tôi chưa bao giờ khiêng nặng hơn mười ký lô , khi đến đây ngày nào cũng khiêng , nhờ đó tay đã thêm sức mạnh . Khi thiếu người làm bếp , một người làm công việc của ba người , chỉ biết hết sức cố gắng làm xong công việc , để mọi người ăn no có sức làm việc . Khi cơm canh không đủ , tức thời phải học theo Tôn Ngộ Không 'biến' ! Không có cũng phải biến cho ra." Còn sư tỷ La Kim Bằng nói : "Vừa mới đến thiếu người , bình thường không hay làm những công việc nặng nhọc , đến đây rèn luyện , đầu ngón tay đau đến nổi cầm vá cơm cũng đau , nhưng khi nghe nói đến giờ dọn cơm là khiêng thức ăn , khiêng cơm , thoắt một chút là khiêng xong , quên hẳn những cơn đau nhức."
La sư tỷ đã từng có dịp giúp đỡ tạm thời ở các toán làm việc , chị hiểu rõ những nỗi cực nhọc của những toán này , họ cần có những bữa cơm ngon miệng . Vì thế , lúc trở vào nhà bếp làm việc là chị nghĩ cách chế biến các món rau cải và điểm tâm , bồi bổ sức lực cho mọi người , đáp ứng những yêu cầu của họ . Có những lúc thể lực sút giảm , nhưng được sự gia trì đầy tình thương của Sư Phụ , chị cố gắng tiếp tục . Chị hết lòng cảm ơn Sư Phụ cho chị có cơ hội đến đây làm việc , chị thấy lòng mình mãn nguyện , bởi vì xuyên qua mỗi một sự việc chị thể nghiệm được "ý chỉ của Thượng Đế". Tại Trung Tâm Raising này , chị hiểu rằng chị chỉ là kẻ vô danh tiểu tốt , nhưng tấm lòng phụng sự của chị khiến người người cảm động . Chị nhớ lại tâm niệm lúc ban đầu của chị : "Làm nghề bán bánh chiên chỉ có thể nuôi sống bản thân , lợi ích cho một mình , nếu như có công việc làm mang lại lợi ích cho mọi người , tại sao lại không làm ?" Đây cũng chính là tiếng lòng của những người tiên phong đến khai khẩn Trung Tâm Raising .
67