V: Sư Phụ, tại sao chúng ta không nhớ được tiền kiếp của mình?
Đ: Bởi vì nó có quá nhiều để chúng ta biết, nó quá nặng nề. Hiện tại quý vị đã có quá nhiều việc để làm rồi: thuế má, chiến tranh, con cái, và vấn đề khó khăn trước mắt và nghiệp quả. Nếu quý vị biết được quý vị đã làm việc này điều nọ, rất tốt hay rất xấu, hay rất cao quý trong kiếp trước, quý vị sẽ hoang mang thêm, quý vị không thể đối phó với công việc trước mắt ở đời này. Cho nên Thượng Đế, hay luật thiên nhiên đã kéo màn che lại. Khi cần thiết quý vị sẽ biết, quý vị sẽ biết đúng lúc. Khi thiền định đôi khi quý vị cũng sẽ biết được nếu nó cần thiết cho sự tiến bộ của quý vị. Nếu không cần, quý vị sẽ không biết. Chúa Giê Su cũng đã nói: "Đừng lo cho ngày mai. Hãy lo chuyện hôm nay là đủ rồi." Cho nên nếu chúng ta không muốn biết ......... ngày mai, ........... điều sẽ ảnh hưởng và quan trọng đối với chúng ta, chúng ta càng không nên biết về quá khứ, sự việc đã xảy ra rồi. Quý vị hiểu không?
V: Những thể nghiệm có được lúc cận kề sự chết phù hợp với giáo lý của Sư Phụ như thế nào?
Đ: Những thể nghiệm có được lúc gần kề cái chết cũng là những thể nghiệm lúc chết; chỉ khó là sợi dây bạc nối liền linh hồn chúng ta với công cụ thể xác này chưa bị đứt thôi. Cho nên quả thật là họ có những thể nghiệm về sự chết. Những người đạo đức và có lương tâm trong sạch khi còn sống sẽ thấy ánh sáng và nhiều cảnh giới đẹp đẽ điều này là thật. Cũng tương tự như khi quý vị thiền, sự khác biệt duy nhất là quý vị có thể ......... đi thể nghiệm này và có thể trở lại nếu muốn, cũng như quý vị có thể đi xa hơn lên những cảnh giới cao hơn. Cho nên khi thiền là lúc quý vị có được thể nghiệm lúc chết. Cho nên Thánh Paul có nói: " Ta chết mỗi ngày." Quý vị rời thân thể này đi đến những nơi đẹp đẽ và cao hơn, quý vị có thể trở lại chỗ này theo ý muốn, nếu có tu hành chút ít. Có người có được thể nghiệm này lúc thọ Tâm Ấn và sau đó vẫn tiếp tục có.
V: Ngoài vòng sanh tử luân hồi là gì?
Đ: Là nơi của trí tuệ tột cùng và hạnh phúc tối thượng mà chúng ta chưa hề biết. Đây là thế giới thật sự của chúng ta, bởi vì ngoài vòng của luật "Nhân quả" là "Luật của tình thương". Chỉ còn là tình thương và hạnh phúc. Khi chúng ta thoát khỏi vòng nghiệp chướng, chúng ta sẽ đến cảnh giới không còn sinh tử luân hồi, chỉ có sự mãn nguyện và hạnh phúc. Nhưng chỉ nói với quý vị những điều này, Sư Phụ cảm thấy chúng ta đã ít nhiều làm giảm giá trị của nó đi, bởi vì ngôn ngữ của con người có giới hạn và rất dễ làm sai lạc sự thực của cảnh giới này. Ngay cả tình yêu nam nữ bình thường, quý vị cũng không thể diễn đạt được thì làm sao có thể diễn đạt cảnh giới này?
V: Chuyện gì sẽ xảy đến cho những người tự sát? Trường hợp này khác với trường hợp những người chết tự nhiên ra sao?
Đ: Khác rất nhiều. Hầu hết nhưng người tự sát, ý thức của họ lúc đó đắm chìm trong một tình trạng rất thấp, đầy thất vọng. Thế giới đầy áp lực đối với họ. Khi chúng ta chết trong tình trạng ý thức thấp kém này, chúng ta sẽ bị chìm đắm ở tầng lớp ý thức này rất lâu. Như vậy không tốt cho linh hồn chúng ta. Khi quý vị quá thất vọng, quý vị muốn tìm cách lìa bỏ sự thất vọng này, nhưng bởi vì tự sát, quý vị sẽ ở trong trạng thái chán nản rất lâu.
V: Đối với một xác chết nên chôn hay nên thiêu?
Đ: Tùy vào địa thế. Người chết đã có chỗ ở khác rồi. Tốt nhất là nên thiêu xác chết và rải ra biển, đó là chỗ của nó.
V: Tại sao có những trẻ em bị chết lúc còn rất trong sạch?
Đ: Tại vì em không cần phải sống nữa. Có thể em đã lên thiên đàng, nơi càng trong sạch hơn nữa. Có khi chúng ta có việc phải làm, chẳng hạn như Sư Phụ phải ở đay 3-4 ngày, vì Sư Phụ chỉ cần có bấy nhiêu thì giờ để làm xong công việc ở đay thôi. Cho nên Sư Phụ chỉ đến có bốn ngày. Nếu Sư Phụ phải trở lại, Sư Phụ sẽ trở lại. Có linh hồn không dính líu gì nhiều với thế giới vật chất này nên họ chỉ đến một lúc thôi rồi họ đi. Nhiều khi họ chỉ có chút nghiệp chướng phải nhận lãnh từ cha mẹ, xong rồi họ ra đi.
V: Nếu mục đích của sự sống là để nhớ lại chúng ta là ai, mục đích của sự chết là gì?
Đ: Thân thể được tạo ra chỉ để tồn tại trong một thời gian nhất định thôi. Khi nó đã suy yếu, hư hỏng, chúng ta phải ném nó đi và dùng thân thể khác thích hợp hơn cho sự học hỏi của chúng ta.
V: Chết chỉ đối với thân thể thôi, hay cũng đối với linh hồn nữa?
Đ: Không, linh hồn không bao giờ chết. Chúng ta chỉ thay đổi y phục thôi. Sau khi mặc một bộ đồ hai ngày rồi, nó bị dơ, nên chúng ta phải giặt nó. Nếu quần áo bị hư rách, chúng ta phải bỏ đi và mua quần áo mới. Chỉ vậy thôi. Chúng ta chỉ thay quần áo mà thôi.
V: Chúng ta có thể biết được lúc chúng ta chết và có thể tự chủ được khi chết à?
Đ: Đúng vậy, nhưng chúng ta không có lực lượng chủ động này trừ khi chúng ta khai ngộ, và lấy lại được sự vĩ đại của mình.
V: Sư Phụ có thể nghiệm được lúc chết không? Sư Phụ có nhớ thể nghiệm này không?
Đ: Sư Phụ có thể nghiệm này mỗi ngày! Sư Phụ chết rồi Sư Phụ trở lại.
V: Tôi có thể làm như vậy không?
Đ: Quý vị có thể. Sư Phụ sẽ dạy quý vị làm cách nào. Sư Phụ nhớ Thánh Paul có nói: "Ta chết mỗi ngày." Khi nhập định, quý vị có thể cắt đứt dây nối với thế giới này trong vài giờ, sau đó nối trở lại. Quý vị trở lại bởi vì chưa phải lúc ra đi. Chúng ra phải trở lại để làm xong sứ mệnh.
V: Tại sao Sư Phụ muốn chết nhiều lần vậy?
Đ: Ta không muốn chết. Ta phải chết để sống.