Đêm Trong Căn Nhà Hoang
Phim chuyện của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn
Bạn không tin có ma?
Thế giới âm dương không bao giờ gặp nhau?
Ðêm Trong Căn Nhà Hoang sẽ cho bạn một cái nhìn khác.
Bác sĩ Lọc, cả đời chỉ tin vào khoa học. Chuyện ma quỉ là đề tài nhảm nhí.
Mãi cho đến khi ông từ Sài Gòn xuống miền Tây nhận nhiệm vụ mới,
dọn vào một căn nhà bỏ trống đã khá lâu.
Ngay đêm đầu tiên, những diễn biến kỳ bí trong căn nhà ấy,
đã khiến ông thay đổi hẳn cách suy nghĩ của mình.
Ông mừng vì ông đã sống sót qua một "đêm trong căn nhà hoang".
Chuyện có thật, đườc tường thuật tỉ mỉ qua lời kể súc tích của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn.
Tập 1
Mời các bạn đọc
Đêm trong căn nhà hoang
do nhà văn
Nguyễn Ngọc Ngạn
Trên chuyến phà cuối năm từ Đức sang Thuỵ Điển, tôi tình cờ gặp một đồng hương: bác sĩ Vũ Xuân Lộc. Mùa đông Bắc Âu, ngày rất ngắn. Mới khoảng ba giờ chiều mà cảnh vật đã xám ngắt, nhất là bên ngoài mưa phùn mãi không tạnh. Để đỡ sốt ruột chờ tàu cặp bến, bác sĩ Lộc kể cho tôi nghe một câu chuyện dị thường. Dù chuyện diễn ra khá lâu, mà lúc thuật lại, ông vẫn không giấu được nét xúc động, bởi đây là chuyện của chính ông, chuyện thật của người trong cuộc, là một kỷ niệm sâu đậm mà ông không bỏ sót một chi tiết nhỏ nào. Tôi xin phép ông để được tường trình lại cùng bạn đọc, hy vọng không làm mất đi sự lôi cuốn qua diễn tiến mà ông tỉ mỉ nói riêng với tôi chiều hôm đó. Được sự đồng ý của bác sĩ Lộc, tôi tạm đặt tựa đề là " Đêm trong căn nhà hoang ", cho sát với nội dung câu chuyện. Bây giờ, mời bạn đọc cùng tôi đi sâu vào thế giới âm u của một đêm không trăng sao, ngủ tối trong một căn nhà đã lâu không có người dám ở.
Ngay từ thưở mới lớn, khi còn ngồi ghế trung học. Lộc đã tỏ ra cứng cỏi, không tin có ma qủy. Sau này tốt nghiệp y khoa, chàng lại mạnh dạn hơn, giải thích mọi sự đều chỉ bằng cặp mắt khoa học. Đối với Lộc, những chuyện ma mà lâu lâu chàng nghe kể, thật ra chỉ là do ảo giác hoặc do óc tưởng tượng của người ta thêu dệt. Ai nói gì thì nói. Lộc thường chỉ lắc đầu cười. Cho nên đừng có ai dại mà đem ma ra nhát Lộc! Bà mẹ Lộc thì khác. Gia đình vốn theo đạo Thiên Chúa, ít tin dị đoan, ấy thế mà có lần mẹ Lộc bảo:
- Có chứ con! Có ma chứ! Chính Thánh Kinh cũng đã chép lại câu chuyện người ta đem đến cho Chúa một người bị qủy ám để nhờ Chúa chữa! Con quên rồi hay sao? Bên đạo mình gọi là qủy ám. Dân gian thì quen gọi là ma nhập. Cả đời mẹ chưa gặp ma bao giờ, nhưng mẹ vẫn tin là có mạ Chỉ có điều là không phải ai cũng thấy ma! Phải có thần giao cách cảm. Ma lựa người mà hiện hình. Có người mong gặp ma mà suốt đời chẳng bao giờ gặp!
Lộc nửa đùa nửa thật đáp:
- Vâng! Con đây chứ ai! Chính con có lúc muốn gặp ma xem nó ra làm sao, mà đợi mãi chả thấy!
Bà mẹ dè dặt khuyên:
- Con đừng có nói thế! Con người có linh hồn và thể xác. Vũ trụ có cõi âm và cõi dương. Mẹ biết con tin vào khoa học, nhưng thiếu gì việc không thể dùng khoa học mà cắt nghĩa được.
Lộc không muốn tranh luận với mẹ, nên chỉ ậm ừ cho quạ Bà cụ lại thêm:
- Có điều là ma qủy dù có hiện về thì cũng chỉ làm cho người ta sợ chứ không giết được người ta!
Bẵng đi một thời gian rất lâu. Lộc lớn dần và ra trường, chuyện ma qủy chưa bao giờ làm bận tâm Lộc, dù chỉ trong khoảnh khắc. Cho đến hôm nay, chàng từ Sài Gòn đáp xe về miền Tây, nhận nhiệm sở mới ở bệnh viện dân sự tỉnh, lần đầu tiên chàng mới phải đương đầu với cảm giác rờn rợn xâm chếm tâm hồn, cái không khí kinh dị bủa vây thân xác, bắt chàng dù muốn dù không cũng phải đặt vấn đề.
Xuống đến thị xã, việc đầu tiên là Lộc phải thuê một căn nhà, vừa để ở, vừa để mai này có thể mở phòng mạch tư, khám bệnh thêm ngoài giờ hành chánh dành cho nhà thương. May quá, lúc ngồi trên xe đò, có người mách cho Lộc một căn nhà gạch cũ khang trang, mái ngói đã phủ rêu xanh, toa. lạc ngay ngắn dưới tàn cây me cổ thụ. Nhà đẹp lại mát mẻ, nằm gần khu dân cư khá giả, có sân trước vườn sau khoáng đạt, quanh năm rợp mát. Lộc mừng lắm, xách va-li dọn vào. Chủ nhân nhận tiền, mở khoá giao cho chàng rồi vội vã bỏ đi như chạy trốn. Lộc không vào nhà vội. Trời chiều thoảng gió. Mặt trời đã lặn hẳn sau dãy nhà bên kia đường. Chàng đứng chống nạnh trên hè, gật gù quan sát cảnh vật chung quanh. Bên cạnh chàng, sát chân cây sột gỗ là chậu mai chiếu thuỷ cao bằng đầu người nhưng đã chết khô vì không ai chăm sóc. Mảnh sân rộng trước mặt, cỏ mọc bừa bãi, lan ra cả lối đi lát gạch đỏ và che khuất hết hàng rào lưỡi mắc cáo. Lộc tặc lưỡi và tự nhủ: Chẳng sao! Chỉ cần một buổi dọn dẹp là sẽ trở thành căn nhà lý tưởng. Kể cũng lạ! Nhà đẹp như thế này mà lại bỏ trống để chờ chàng xuống mướn. Âu cũng là duyên may! Lộc tự nhủ và gật gù mỉm cười đắc ý.
Nhưng bỗng Lộc giật mìnhthấy hàng xóm tứ phía đều thập thò nhìn chàng bằng cặp mắt hết sức hiếu kỳ. Bên kia con đường đất rộng, mấy cái đầu già trẻ vừa từ trong cửa sổ căn nhà đối diện, thò ra trố mắt đăm đăm nhìn Lộc. Bên trái cũng thế. Một cô gái đang giặt quần áo, ngẩng lên trông sang, quên cả công việc, để nước xà bông tràn ra đầy ngoài chậu. Ánh mắt ai cũng toát ra cái vẻ ngạc nhiên và sợ sệt như rình rập một kẻ xa lạ vừa lạc bước vào thế giới biệt lập của họ. Lộc bâng khuâng bước hẳn vào trong để tránh sự soi mói của thiên hạ. Chàng đứng giữa phòng khách, hài lòng vì đồ đạc tương đối đầy đủ đúng như chủ nhà cho biết. Tất cả đều bị phủ một lớp bụi dầy, mạng nhện giăng khắp nơi, chứng tỏ đã lâu lắm không có người ở. Bộ salon nặng chình chịch bằng loại gỗ quí màu nâu đậm kê sát vách. đối diện là cái sập gụ rộng rãi có cái gối mây đặt ở một góc. Rồi đến cái tủ đứng cẩm lai, trên nóc để bát nhang lạnh ngắt, mấy cọng que màu đỏ cắm trong cái bát đựng đầy cát, cháy tan chỉ còn thừa ra khoảng vài đốt ngón taỵ Trong cùng, gần khung cửa ăn thông vào buồng ngủ. Lộc thấy cái rương gỗ màu đen rộng ngang, dài hơn một thước, có nẹp sắt han rỉ viền quanh là cái khoá to bằng nắm tay, móc hờ vào ổ, nhưng chưa khoá. Cái rương loại hải tặc ấy, vừa có thể dùng làm ghế ngồi, hoặc có thể dùng làm kệ để những thứ lặt vặt lêm trên. Nay mai, khi mở phòng mạch, Lộc sẽ cho dẹp hết đồ đạc, chỉ kê mấy cái ghế cho bệnh nhân ngồi đợi và các dụng cụ y khoa mà thôi.
° ° °