Don Bosco: Cha và thầy của giới trẻ
WGPSG -- Thật hạnh phúc khi tôi có mặt ở cửa khẩu Tân Sơn Nhất để nghinh đón “Thánh quan Don Bosco” thánh du tại Việt Nam từ ngày 16/01/2011 đến ngày 01/02/2011, tâm hồn tôi luôn xao xuyến vì nhớ đến quãng đời thơ ấu của mình (1967 - 1975), một quãng đời mà tôi đã được thừa hưởng nền giáo dục của Thánh Don Bosco, để rồi khi lớn lên, từ cách suy nghĩ và hành động đến lời ăn tiếng nói, cũng như cách ứng xử của mình đều thấm nhuần sâu đậm nền giáo dục của cha Thánh Don Bosco.
Hơn nữa, vì là giáo viên dạy nghề, nên tôi có điều kiện nghiên cứu, sử dụng phương pháp giáo dục của Thánh Don Bosco, đặc biệt là phương pháp giáo dục dự phòng của ngài vào môi trường dạy nghề để đạt hiệu quả cao nhất. Để vận dụng vào môi trường dạy nghề, tôi đã dùng cuốn “Phương pháp giáo dục thực hành” làm kim chỉ nam cho mình. Xin được chia sẻ những kinh nghiệm nhỏ bé của mình, và mong đón nhận được những ý kiến của mọi người.
Cuốn “Phương pháp Giáo dục Thực hành”
Cuốn “Phương pháp Giáo dục Thực hành” của linh mục người Ý Carlo Ambrogio - một nhà giáo. Ngài đã kế thừa nền giáo dục giới trẻ của Thánh Gioan Bosco, vị sáng lập phương pháp giáo dục dự phòng. Ngài đã tích lũy được phương pháp giáo dục từ chính kinh nghiệm của mình qua suốt cuộc đời miệt mài theo đuổi lý tưởng giáo dục giới trẻ. Ngài đã ghi lại những kinh nghiệm giáo dục đó qua quá trình dạy tại các trường học, xưởng thợ, các nhà nội trú, những nơi nuôi dạy trẻ em, thiếu niên bụi đời.
Nội dung cuốn sách gồm có 3 chương:
- Chương 1: Giáo dục giới trẻ bằng cách dùng tình thương kết hợp với sự hiểu biết tâm lý, tận dụng khả năng khôn khéo của mình để rút ra những điều chúng còn giấu kín trong lòng, hoặc chính chúng cũng chưa biết.
- Chương 2: Tận dụng những điều thường ngày để hướng dẫn chúng có được những kỹ năng sống, hầu xây dựng cho mình một nhân cách vững vàng.
- Chương 3: Giúp chúng thực hành những đức tính cao đẹp, khám phá ra những năng lực còn tiềm ẩn, để như hạt giống, sẽ mọc thành cây, trổ hoa kết trái, nên những con người hoàn hảo.
Tóm lại, cuốn sách này sẽ giúp cho các bậc cha mẹ, các nhà giáo dục phương pháp xây dựng cho thế hệ trẻ biết sống tốt đẹp, hữu ích cho mình, cho gia đình, cho Giáo hội và xã hội.
Thánh quan Don Bosco đã đến Việt Nam
Cha Giám tỉnh Dòng Don Bosco đón thánh quan tại sân bay. Nguồn SDB
Chuyên cơ chở thánh quan Don Bosco. Nguồn SDB
Thánh quan Don Bosco tại sân bay Tân Sơn Nhất. Nguồn SDB
Xin click vào hình để xem hình phóng to (Ảnh: Minh Hiến)
Thánh quan Don Bosco đã đến Việt Nam lúc 12g15 ngày 16/01/2011
Cha Giám tỉnh Dòng Don Bosco đón thánh quan tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Phái đoàn cùng Cha Tô-ma Vũ Kim Long chủ sự trong nghi thức đón tiếp thánh quan tại Kho cảng Tân Sơn Nhất
Phái đoàn cùng Các nữ tu Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ do Thánh Don Bosco thành lập
Cựu học viên và Cộng tác viên
Phái đoàn cùng các Cha các Sơ chụp hình lưu niệm thánh quan Don Bosco[/I]
Di chuyển thánh quan Don Bosco lên xe chuyên dùng
Di chuyển thánh quan Don Bosco về Xuân Hiệp
Cha thánh Don Bosco, yêu thương và sống cho giới trẻ
Thánh Gioan Bosco sinh ngày 16/8/1815 tại Castelnuovo d’Asti, Tôrinô, nước Ý trong một gia đình nông dân nghèo. Từ thời niên thiếu, ngài đã nhận ra tiếng Chúa, tận hiến đời mình cho giới thanh thiếu niên. Sau nhiều năm vất vả, hy sinh, ngài đã thụ phong linh mục ngày 05/6/1841. Sau đó, vào ngày 08 tháng 12, ngài đã nhận dạy giáo lý cho học sinh đầu tiên là Bartôlômêô Garelli. Cùng với em, ngài đã quy tụ một số thanh thiếu niên khác để thành lập Nguyện xá đầu tiên.
Với lòng nhiệt thành không mệt mỏi, ngài đã sử dụng mọi khả năng để thành lập nhiều công cuộc để giáo dục cho những trẻ em bị bỏ rơi, bảo vệ đức tin cho tầng lớp bình dân khỏi nguy hiểm, và góp phần vào việc rao giảng Tin Mừng ở các xứ truyền giáo.
Dưới tác động của ơn Chúa, nhờ sự phù hộ và hướng dẫn của Mẹ Maria, ngài đã thành lập Tu hội Thánh Phanxicô Salê (1859), Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ (1876) và Hiệp hội Cộng tác viên (1876) để thực hiện sứ mệnh giáo dục giới thanh thiếu niên. Ngài cũng chuyển giao bí quyết thành công là “Hệ thống Giáo dục Dự phòng”, một hệ thống giáo dục hoàn toàn được gợi hứng từ đức ái mục tử, ăn rễ sâu trong việc gặp gỡ sống động với Chúa Giêsu, nhất là bí tích Thánh Thể, hoàn toàn tin tưởng vào Mẹ Maria, trung thành với Giáo hội và giáo huấn của Giáo hội.
Ngài qua đời tại Tôrinô ngày 31/01/1888, được Đức Piô IX phong thánh trong Đại lễ Phục sinh ngày 01/04/1934. Và trong dịp kỷ niệm 100 năm qua đời, ngài được Đức Gioan Phaolô II công bố là “Cha và Thầy của giới trẻ”.
Văn Chiến