Results 1 to 14 of 14

Thread: Mê Tín Dân Gian

  1. #1
    Member
    Join Date
    Jan 2011
    Posts
    67

    Default Mê Tín Dân Gian

    MỜI NGƯỜI CHẾT VỀ ĂN TẾT


    Hỏi: Kính thưa Thầy, như Thầy đã dạy cho chúng con biết, người chết khi tắt thở là tiếp tục tái sanh luân hồi (chết đây sanh kia) tức là chết là bắt đầu cho sự sống. Hàng năm cứ đến ngày giỗ và đến ngày Tết lại ra mồ mả ông bà cha mẹ đã chết hàng 50 năm mời về ăn tết với con cháu. Như vậy có đúng không thưa Thầy?

    Đáp: Đây cũng là một tục lệ mê tín dân gian, nhưng nói lên được tình nghĩa của con người (người sống đối với người chết). Bởi vì người ta không rõ người chết là mất hết, tan rã sạch chỉ còn lại những hành động nhân quả nghiệp thiện ác tiếp tục tương ưng với nhân quả thiện ác mà tái sanh luân hồi (có thân mới).

    Người ta tưởng rằng, người chết là xác thân chết, còn linh hồn, tức là tâm bất diệt mãi luôn luôn sống dưới mồ “Sống cái nhà, thác cái mồ”. Người chết linh hồn sống dưới mồ.

    Ngôi mồ chỉ là một đống đất chẳng có ai ở trong đó cả. Di tích đời người cuối cùng là ngôi mộ, là một nắm đất hôi thối tàn tạ và khô cằn mà người sống dành cho người chết để gửi nắm xương tàn bất tịnh.

    “Sống cái nhà thác cái mồ” câu tục ngữ này nói lên tình nghĩa người nhớ ơn người, nhất là tinh thần dân tộc Việt Nam: “Chim có tổ người có tông”. Đạo thờ phụng ông bà Tổ tiên cũng từ tình cảm con người mà ra. Vì thế đến ngày tư ngày Tết, ngày giỗ những người còn sống nhớ công ơn ông bà Tổ tiên, cha mẹ, đến mộ mời những người thân ấy về ăn Tết, như lúc họ còn đang sống với con cháu cho vui.

    Tin tưởng như thế cũng chẳng có hại gì cho ai, miễn là không có gây phiền hà cho người khác, và toàn gia đình họp mặt vui vẻ, nhắc lại công hạnh, phước đức của ông bà, cha mẹ lúc còn sống, để con cháu nghe mà bắt chước.

    Còn nếu tin rằng, có linh hồn ông bà, cha mẹ đã chết về ăn Tết với con cháu thì điều đó không đúng, điều đó là một điều mê tín cần phải bỏ. Là Phật tử các con phải sáng suốt, cái gì đáng tin, là cái đó phải đúng sự thật, phải thấy bằng mắt, phải hiểu bằng ý thức, đừng để tưởng thức xen vào mơ hồ, trừu tượng. Cái gì không đúng sự thật, mơ hồ, trừu tượng, thì nhất định không tin, cái gì có lợi ích cho mình, cho người, không trừu tượng, mơ hồ thì mình tin, còn không lợi ích cho mình, cho người thì không tin.
    (Trích Đường Về Xứ Phật tập VII-HT Thích Thông Lạc)


    ĐẤT CÓ THẦN LINH, SÔNG CÓ HÀ BÁ*



    Hỏi: Kính bạch Thầy, trong dân gian và các chùa từ xưa đến nay họ vẫn nói câu: ‚Đất có thần linh, sông có hà bá‛ và nhà nhà ai ai cũng có một bát hương thờ những vị thần đó. Từ xưa đến nay người trước truyền cho người sau gây một ấn tượng sâu sắc vào tâm hồn của mọi người về thần linh của thế giới siêu hình. Những vị thần này có đủ quyền hành trong tay làm thịnh làm suy nếu ai không thờ cúng họ, thờ cúng thì phải có rượu thịt... hàng đầu... Vậy con xin Thầy dạy bảo: ‚Việc hiểu của dân gian trong thiên hạ như vậy có đúng không? Có ông Thần linh đó hay không? Hiện giờ mỗi người phải làm gì với tục lệ này để đúng với ý nghĩa chánh pháp mà không lạc vào mê tín dị đoan.


    Còn các chùa miền Bắc có tục lệ thờ đủ thứ Phật như: Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật A Di Đà, Phật Quan Âm, Phật Dược Sư, Phật Đại Thế Chí, Phật Văn Thù Sư Lợi, Phật Phổ Hiền† v.v... còn bên mặt thì thờ Đức Ông Quan Thánh Đế Quân và bên trái thì thờ Bà Chúa Tiên, Chúa Sứ, Linh Sơn Thánh Mẫu, Phật Mẫu Chuẩn Đề, Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn, phía sau thờ Bồ Đề Đạt Ma, Lục Tổ Huệ Năng tức là ông giám trai, phía trước thờ ông Thiện ông Ác và Hộ Pháp. Thường trong chùa đều cúng dâng hoa quả, nhưng đặc biệt cúng Đức Ông là phải rượu thịt. Vậy việc thờ phụng trên có đúng chánh pháp không? Và mỗi khi đến chùa chúng con phải cúng dàng như thế nào cho đúng chánh pháp? Xin Thầy từ bi dạy bảo cho chúng con được rõ.


    Đáp: ‚Đất có Thần Linh, sông có Hà Bá‛, đó là câu tục ngữ mê tín của dân gian đã được truyền tụng từ xưa đến nay.


    Người xưa trí hiểu biết còn thấp kém, sống trong các bộ lạc. Đứng trước thời tiết nắng, mưa, gió, bão, núi, sông, đất đai, rừng rú, ao hồ, thú vật v.v... quá khiếp đảm, thấy con người quá nhỏ nhoi, cho nên người xưa đặt: đất thì có thổ thần, núi thì có thần núi, tiền bạc thì có thần tài, mưa thi có thần mưa, gió thì có thần gió, cây thì có mộc thần, lửa thì có hỏa thần, sông thì có Hà Bá, giếng thì có Bà Thủy Long, sấm chớp thì gọi là thần sấm, thần sét v.v...


    Tất cả những vị thần trên đây đều do trí tưởng tượng dựng lên, chứ những vị thần này không bao giờ có, chỉ vì thế giới siêu hình cũng không có. Muốn cho đúng ý nghĩa và đạo đức làm người thì đối với đất chúng ta không nên bỏ hoang mà phải ra công sản xuất làm ra nhiều thực phẩm thì không phụ lòng của đất đó là biết ơn đất, còn người nào bỏ đất hoang không trồng trỉa chăm nom không lo sản xuất ra thực phẩm đó là những người phụ ơn đất, còn thờ cúng đất như một ông thần linh bằng thịt, heo, bò, gà, vịt, cá, tôm v.v... đó là mê tín, lạc hậu, ngu si, chỉ là người không có trí hiểu biết chân chánh, hiểu biết như thật.


    Bởi vì, không bao giờ có ông thần đất cả mà chỉ có đất giúp cho con người sản xuất ra thực phẩm để nuôi sống đúng theo đạo đức nhân bản - nhân quả. Ca dao Việt Nam có câu kêu gọi chúng ta đừng quên ơn nghĩa đất: ‚Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang. Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu‛ Ý nghĩa câu ca dao này đã nói lên lòng yêu quý và tôn trọng đất đai đúng với tinh thần đạo đức nhân bản - nhân quả làm người của dân tộc Việt Nam thời xưa chứ không phải mê tín thờ thần đất (Thổ thần), thần sông (Hà Bá) như những người dân còn lạc hậu trong vùng rừng núi xa xôi của thời xa xưa.


    Người biết ơn đất thì không bao giờ bỏ ruộng đất hoang, đất là sự sống, là vàng là bạc của con người, đất thương người như người mẹ hiền, đất không phụ lòng người, nhưng người phụ ơn đất. Người thờ cúng bái lạy đất, xem đất như thần linh, đó là phụ ơn đất, đó là đã biến đất thành một người vô đạo đức.


    Sông và nước, nước từ trên nguồn đổ xuống chảy khoét thành sông, sông là đường đi của nước để ra biển, nước từ biển bốc hơi thành mây, mây gặp lạnh thành nước, nước rơi xuống nguồn, từ trên nguồn nước đổ theo sông ra biển, đó là sự tuần hoàn của nước, chứ nào đâu có Thủy thần (Hà Bá)? Người ta cúng tế Hà Bá là vì sóng nước mênh mông gào thét ầm ì ghê rợn khiến cho người ta quá sợ hãi vì mạng sống con người ở trên sóng nước như sợi chỉ mành treo chuông dễ dàng chết trong chớp mắt. Vì thế, người ta tưởng ra một vị thần ở trong nước (Hà Bá) có thể phù hộ hay giết hại những người nào ngang tàng, không cúng tế bái lạy khi ở trên sông nước. Sông là lộ trình của nước để nước đi ra biển, chứ sông nước không có thần linh gì cả, sông nước có thần linh là do tâm tưởng của con người tạo ra. Sông nước là môi trường sống của loài thủy tộc, nếu không có sông nước thì loài thủy tộc không thể sống được.


    Trong chùa thờ cúng nhiều tượng Phật là thờ cúng không đúng chánh pháp. Trên thế gian này duy nhất chỉ có đức Phật Thích Ca Mâu Ni Phật là một vị Phật có lịch sử chân thật của loài người còn tất cả các vị Phật khác đều là Phật giả tưởng của người sau đặt ra, đó là những nhân vật truyền thuyết, nhân vật tiểu thuyết không có thật.


    Thờ những tượng Phật không có lịch sử chân thật là thờ cúng mê tín, thờ cúng trong vô minh. Thờ cúng trong mê tín vô minh là thờ cúng không đúng chánh pháp, thờ cúng không đúng chánh pháp là thờ cúng theo kiểu ngoại đạo.


    Các con là đệ tử của Phật các con phải thờ cúng đúng chánh pháp, thờ cúng đúng chánh pháp là thờ cúng trong tinh thần đạo đức nhân bản - nhân quả làm người, nghĩa là thờ cúng trong sự tôn kính và biết ơn chứ không phải thờ cúng theo kiểu mê tín cầu khấn phù hộ. Thăm và chúc con vui, mạnh, tu tập xả tâm tốt. Kính thư (Trích Đường Về Xứ Phật tập X)


  2. #2
    Member
    Join Date
    Jan 2011
    Posts
    67

    Default Re: Mê Tín Dân Gian

    NHỮNG TRÒ MÊ TÍN LỪA ĐẢO TRONG CÁC CHÙA*


    Hỏi: Trung tâm thành phố Hà Nội có một ngôi chùa, ở phố Bà Triệu, tại đây đã thực hiện di dân hai lần, tổng chi phí lên tới vài chục tỷ đồng, để cho nhà chùa được rộng rãi khang trang và riêng biệt. Quý sư ni ở đây hành đạo bằng pháp tụng kinh, gõ mõ, dâng sao, giải hạn... và đặc biệt vào khóa lễ đầu năm có làm một chiếc thuyền Bát Nhã bằng giấy để chở vong linh người chết về Tây phương, Niết Bàn... Vậy những việc làm trên của các sư ni có đem lại lợi ích gì cho Phật pháp, cho các sư ni và cho chúng sanh không ạ? Con xin Thầy từ bi dạy bảo cho chúng con được rõ, đâu là việc làm đúng chánh pháp, đâu là việc làm sai không đúng chánh pháp để cho những người hiện thời và con cháu mai sau không còn lầm lạc...


    Đáp: Tụng kinh, gõ mõ, dâng sao, giải hạn, làm thuyền bát nhã bằng giấy để chở các vong linh về Tây phương, Niết Bàn v.v... đó là những việc làm mê tín lừa đảo những tín đồ nhẹ dạ vì thương cha mẹ và những người thân nên bỏ tiền ra cúng để các sư cô ghi tên họ được đưa về Tây Phương Cực Lạc, đó là một việc làm mê tín lạc hậu nhất trong các kinh sách phát triển mà các sư cô thực hiện.


    Những việc làm này là những việc phỉ báng Phật giáo, có mục đích tiêu diệt Phật giáo, thấy những việc làm này người có trí hiểu biết sẽ đánh giá Phật giáo là một loại tôn giáo mê tín, lừa đảo, tín đồ, do đó việc làm này không có lợi mà còn có hại cho Phật giáo rất lớn. Những việc làm này nó không có lợi ích cho con người khiến cho con người tiền mất tật mang chỉ có những người hành nghề bất chánh này là có lợi ích mà thôi. Bằng chứng như trong thư đã nêu, các ni sư chỉ hành một cái nghề mê tín này mà nhà chùa có hằng tỷ bạc dám bỏ tiền ra di dân để nhà chùa được rộng rãi khang trang hơn. Cho nên không có cái nghề nào làm giàu dễ như làm nghề mê tín trong các chùa.


    Nghề mê tín là nghề bói khoa, chiêm tinh, cúng sao, giải hạn, xem ngày giờ tốt xấu dựng vợ gả chồng, làm nhà xây mồ mả v.v... Nghề mê tín là nghề cúng bái, tụng niệm, cầu siêu, cầu an, làm ma chay, làm tuần cúng vong, tiễn linh, mở cửa mả, đốt tiền vàng mã và nghề dán kho đụn, quần áo, mũ nón v.v... đó là nghề lừa đảo lường gạt tín đồ Phật giaó. Kinh sách Nguyên Thủy không bao giờ đức Phật dạy, duy chỉ có kinh sách phát triển mới có dạy điều này mà thôi.


    Người cư sĩ đệ tử của đức Phật phải có trí tuệ, phải xác nhận thấy biết những điều mê tín không lợi ích cho mình cho người, những điều phi lý mất công bằng, vô đạo đức thì nhất định không làm theo, hoàn toàn không để cho người khác lợi dụng mình, lừa đảo mình.


    Có như vậy mới làm sáng tỏ lại Phật giáo, mới đem lại nền đạo đức nhân bản không làm khổ mình khổ người. Nếu phật tử không sáng suốt vô tình làm theo những lời dạy mê tín của giáo pháp kinh sách phát triển thì đó là quý vị đã tiếp tay với kinh sách phát triển diệt Phật giáo và như vậy quý vị sẽ tự đánh mất nền đạo đức nhân bản - nhân quả của đạo Phật, nền đạo đức nhân bản - nhân quả của đạo Phật mất đi là quý vị không còn có đường lối tu hành giải thoát, và như vậy quý vị đã tự làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh.


    Tóm lại, quý vị cư sĩ phải đề cao cảnh giác và thường nên tránh xa những giáo pháp trừu tượng, mê tín, cúng bái, cầu siêu, cầu an, bùa chú, thần thông, dù bất cứ những loại thần thông nào, chúng là những pháp môn lừa đảo chứ không có ích lợi gì cho ai cả, quý vị nên nhớ kỹ đừng để mắc lừa, tốn hao tiền bạc, công sức tu tập mà chẳng giải thoát gì, chỉ phí uổng công khó cho một đời tu mà thôi. (Trích Đường Về Xứ Phật tập X)


    CÓ THỜ CÓ THIÊNG, CÓ KIÊNG, CÓ LÀNH*



    Hỏi: Kính bạch Thầy, người đời thường nói: ‚có thờ có thiêng, có kiêng có lành, vì thế ở đâu cũng phải thờ cúng thần linh, thổ công (đất có Thổ Công, sông có Hà Bá). Vậy thờ cúng như thế nào cho đúng chánh pháp? Có người bị bệnh ung thư gan; có người bị bại liệt; có người bị tóc kết rồng phượng trên đầu, người đời cho đó là Thần Thánh phạt phải ra hàng đầu bốn phủ, có nghĩa là phải lên đồng, nhưng những bệnh nhân này đã làm theo, kết quả thực tế những bệnh nhân này đều chết hết, như vậy tiền mất tật mang như lời Thầy đã dạy. Sau khi những thân nhân của các bệnh nhân này đã chết mà họ còn không tỉnh ngộ, họ còn u mê, vì thế, mỗi năm cứ đến ngày giỗ, họ làm cỗ bàn linh đình giết hại bao nhiêu sinh vật, đốt rất nhiều đồ mã cho người quá cố. Như vậy có lợi gì có hại gì? Xin Thầy giảng rõ cho chúng con hiểu hiện giờ và mai sau con cháu của chúng con không còn lầm đường lạc nẻo mê tín lạc hậu như vậy nữa. Con thành tâm sám hối Phật, sám hối Thầy và cô Diệu Quang từ bi thương xót xá tội cho chúng con đã thưa hỏi quá nhiều, tuy biết rằng tuổi già sức yếu của Thầy, nhưng chúng con hiểu ngoài Thầy ra không có vị Thầy nào giảng dạy cho chúng con được thân tâm an lạc và giải thoát như Thầy.

    Đáp: ‚Có thờ có thiêng, có kiêng có lành‛, câu tục ngữ của người xưa đã dạy như vậy, câu này nó đã trải qua biết bao đời người, người ta rút ra được cái kinh nghiệm thiêng và lành đó, nhưng người xưa đâu biết cái thiêng và cái lành đó ở đâu mà ra.

    Cái linh thiêng đó không phải ở chỗ thờ phụng tức là không phải ở chỗ tượng cốt, hình ảnh, bình vôi, ông táo, gốc đa, thổ công, thành hoàng, thổ địa, hà bá, thủy long, ông địa, thần tài v.v... mà ở chỗ tâm của con người.

    Hằng ngày chúng ta thường đến thắp hương lạy lễ dù là gốc cây, cục đá, gò mối lâu ngày tâm chúng ta truyền cảm năng tín lực tưởng vào đó biến gốc cây, cục đá, gò mối linh thiêng, ai đi ngang qua không tỏ lòng cung kính, khạc nhổ, tiêu, tiểu nơi đó sẽ bị nhức đầu, bệnh đau v.v... có khi rối loạn thần kinh giống như người điên.

    Vậy cái thiêng của gốc cây, gò mối, cục đá có phải tự nó thiêng đâu, nó thiêng là nhờ tín tâm của chúng ta mà Đức Phật đã nói rằng: đó là năng lực tưởng của con người.

    Cho nên thế giới siêu hình có là do năng lực của tưởng chúng ta tạo thành, vì thế nó không thật có chỉ là tưởng tri tạo ra mà thôi. Chúng ta chớ nên tạo ra cái thế giới siêu hình đó nó không ích lợi cho chúng ta còn là một tai họa, một gánh nặng cho chúng ta.

    Nhà thiền học Suzuki nói: ‚Nếu chúng ta làm sống cái thế giới siêu hình là chúng ta đem đến tai họa cho con người‛. Đúng vậy, từ bao đời cái thiêng ấy đã khiến cho người ta tốn biết bao nhiêu tiền của về sự cúng bái tế lễ cho cái thế giới ảo này.

    Cái thế giới này chẳng giúp gì cho chúng ta được, cuối cùng tiền mất tật mang, bởi vì luật nhân quả do mình tạo ra thì mình phải chịu lấy, không có một ai chịu thay hay phù hộ cho mình được.

    Nếu có ai chịu thay cho mình hay phù hộ cho mình thì đó là một việc làm không công bằng, vô đạo đức. Người ta đâu ngờ rằng, những tai qua nạn khỏi của con người là nhờ hành động thiện của họ đã chuyển hóa sự đau khổ nạn tai, chứ không phải do cái thiêng của gốc cây, cục đá, gò mối mà chuyển họa thành phước được.

    Bởi cái thiêng đó do tâm của các con tạo ra, nó là một năng lực của tưởng thức các con, chứ nó không thật có, nếu các con không tin tưởng, không thắp hương, không cúng tế không lạy lễ... thì cái thiêng đó không còn thiêng nữa. Các con cứ suy ngẫm có đúng như lời Thầy đã nói không? Nếu đúng thì các con tin, còn không đúng thì đừng tin.

    Có kiêng là có lành, người ta nói: ‚Mùng năm, mười bốn, hai mươi ba. Đi chơi cũng lỗ lựa là đi buôn‛. Trong sách xem ngày giờ tốt xấu cho ba ngày ấy trong tháng là ba ngày “tam sát”, người đi đường xa hay khởi công làm ăn một việc gì hoặc thưa kiện... mà chọn trong ba ngày ấy thì trăm ngàn lần đều thất bại, từ đó đã ghi nhận vào tâm mọi người một ấn tượng xấu cho những ngày ấy và vì thế mọi sự tai họa xảy ra trong đời người đều xảy ra đúng vào những ngày ấy, vì vậy người ta rất kiêng cữ vào những ngày xấu đó.

    Người Tây phương kiêng cữ ngày 13 trong mỗi tháng, ngày đó họ ít đi đâu cũng như chúng ta kiêng ngày lẻ, đi đường vào những ngày lẻ dễ xảy ra tai nạn, nên thường chọn vào ngày chẵn mà đi, làm ăn cũng như đi đường xa vậy, người ta đều chọn ngày chẵn.

    Như chúng tôi đã nói ở trên do lòng tin của chúng ta mà năng lực tưởng tạo ra thế giới siêu hình biến thành một thế giới tai họa cho loài người. Từ nơi tâm của chúng ta tạo ra thế giới siêu hình thì cũng từ nơi tâm của chúng ta đã tạo ra nhân quả thiện ác, do đó nhân quả thiện ác cũng theo từng tâm niệm và lòng tin đó của chúng ta mà thực hiện luật nhân quả thưởng phạt rất công minh, do thế con người lại không hiểu, nên cho đó là có chư Phật, chư Bồ Tát, Bát Bộ Thiên Long cùng chư Thần, chư Thánh hoặc Tam Bảo gia hộ, nói chung là người của thế giới siêu hình cứu khổ, cứu nạn chúng ta, nhưng chúng ta đâu có ngờ rằng thế giới siêu hình không có gia hộ cho ai cả, mà chỉ có luật nhân quả đang chuyển họa thành phước, đang chuyển phước thành họa, chúng ta lầm tưởng những người thế giới siêu hình cứu giúp chúng ta.

    Ngày giờ, thời tiết không có tốt hay xấu, ngày nào, giờ nào cũng như ngày nào, giờ nào, ngày nấy, giờ nấy cũng như ngày nấy giờ nấy, mà chỉ do lòng tin của con người đã biến thành ngày giờ tốt xấu. Vì lòng tin, tức là tâm linh của con người đã tạo thành ngày giờ tốt xấu ấy, từ đó chúng ta gây ảnh hưởng cho nhau để rồi có ngày, có giờ phải kiêng cữ trong tháng trong năm, đúng là chúng ta đã tự tạo ra cho mình nhiều thứ khổ, đi đâu hoặc làm cái gì đều phải xem ngày giờ tốt xấu thật là phiền phức, sự phiền phức này do ai tạo ra cho chúng ta, đó là sự vô minh tức là sự không hiểu biết, hiểu biết không rõ do đó lòng tin tạo ra thêm những sự rắc rối phiền phức này.

    Do lòng tin ngày tốt ngày xấu tự nơi tâm chúng ta thì luật nhân quả cũng tự nơi tâm chúng ta mà thi hành, nên luật nhân quả từng theo tâm niệm và lòng tin của chúng ta ban phát hành luật, vì thế có kiêng là có lành. Những người hay kiêng cữ tin vào ngày giờ tốt xấu khi nhân quả đến, thường đến trong những ngày xấu giờ xấu là tại sao vậy? Luật nhân quả theo lòng tin của người đó mà trả quả như trên chúng tôi đã nói, và lúc bấy giờ người trả nhân quả thì không còn nhớ đến ngày giờ tốt xấu nữa và cũng không làm chủ được ngày giờ tốt xấu đó.

    Ví dụ: Một người trộm cắp giết người sau bao ngày trốn tránh công an nhưng hôm đó nhằm ngày 14 anh ta lại ngủ quên công an bao vây mà không hay nên anh bị bắt, khi anh bị bắt thì anh nghĩ: “Ngày 14 là ngày xấu”. Do lòng tin của anh ngày 14 là ngày xấu thì luật nhân quả nó rõ thấu tâm niệm anh như vậy nên quả bị bắt thì phải nhằm ngày đó.

    Do đó, chúng ta mới thấy rõ lòng tin tốt ra tốt lòng tin xấu ra xấu, nhưng chúng ta phải hiểu hành động chúng ta xấu thì làm sao chúng ta tin nó tốt được, vì nó là lương tâm của chúng ta.

    Ví dụ: Hôm qua chúng ta chửi mắng và đánh người khiến cho họ khổ đau, thế mà, chúng ta tin mình làm tốt được hay sao? Làm tốt sao lại chửi mắng đánh người, vu khống người, làm khổ người? Cũng như hôm qua chúng ta bị người khác chửi mắng và đánh nhưng chúng ta nhẫn nhục không chửi mắng, không đánh lại người, không tức giận, không phiền não, khiến cho người này không giận dữ và bớt khổ đau.

    Những hành động như vậy chúng ta có tin mình tốt được không? Những hành động này chúng ta biết rất rõ không làm khổ mình khổ người là những hành động tốt, biết rất rõ là những hành động tốt thì chúng ta có lòng tin không? Chắc hẳn là tin rồi phải không?

    Cho nên lòng tin của chúng ta là mọi sự quyết định cho cuộc sống vui hay buồn, khổ đau hay an lạc. Trong giáo lý của nhà Phật, lòng tin là trên hết, nhưng tin phải tin đúng chánh pháp, tin đúng chánh pháp tức là tin vào thiện pháp, có tin vào thiện pháp thì mới có cuộc sống trong thiện, có cuộc sống thiện thì mới có cuộc sống an vui, thanh thản, an lạc và vô sự. Lòng tin ấy khi được đặt vào tà pháp, tức là tin có thế giới siêu hình, tin có ngày giờ tốt xấu, tin có bản thể vạn hữu, tin có thần thông phép tắc, tin có bùa chú linh thiêng, tin có cõi Cực Lạc Tây Phương, tin có Thiên Đàng, Địa ngục v.v... lòng tin như vậy sẽ đưa chúng ta đến muôn ngàn sự khổ đau bởi chính lòng tin ấy thúc đẩy chúng ta đi vào ác pháp, hành động ác pháp, do đó mới tiền mất tật mang, khổ đau lại còn khổ đau hơn, như vậy niềm tin đó không phải là niềm tin đúng chánh pháp.

    Như chúng ta đã biết, lòng tin tạo nên tâm lực con người. Vì thế, khi ở đâu có lòng tin có ma thì ở đó có ma, lòng tin có quỷ thì ở đó có quỷ, lòng tin có thần thì ở đó có thần... quỷ, ma, thần có được là do lòng tin của chúng ta, ngoài lòng tin thì không có ma, quỷ, thần và như vậy lòng tin đã thị hiện ma, quỷ, thần chứ không phải có ma, quỷ, thần thật, từ lòng tin sanh ra ma, quỷ, thần ngoài lòng tin thì không có ma, quỷ, thần, như trên Thầy đã nói. Cho nên thiêng hay không thiêng đều do lòng tin của con người mà có.
    (Trích Đường Về Xứ Phật tập X)

  3. #3
    Member
    Join Date
    Jan 2011
    Posts
    67

    Default Re: Mê Tín Dân Gian

    SỐNG CHẲNG CHO ĂN, CHẾT LÀM VĂN TẾ RUỒI


    Hỏi: Kính thưa Thầy, lúc cha mẹ còn sống không phụng dưỡng, đến khi cha mẹ chết làm ma chay thật to để lấy tiếng ở đời thì có nghĩa lý gì. Thưa Thầy phải không?

    Đáp:Lúc cha mẹ còn sống phải lo phụng dưỡng, để đền đáp ơn sinh thành dưỡng dục. Lúc cha mẹ chết chỉ làm ma chay đơn giản, giữ gìn sự im lặng trong những ngày mất mẹ mất cha, nhớ đến công lao mẹ cha lo làm ăn nuôi con lớn khôn, nên người hữu dụng cho xã hội. Công ơn ấy rất lớn không thể lấy gì sánh được.

    Cha mẹ chết mà làm ma chay linh đình là báo hiếu hình thức, làm như thế là để che mắt thế gian. Đạo Phật dạy chúng ta làm những điều chân thật; sống thích trầm lặng đơn giản (thiểu dục tri túc); chết an táng đơn giản rồi đem thiêu đốt, không cần quan quách sang trọng, không cần nhạc lễ, cúng bái tụng niệm, chỉ cần giữ vệ sinh chung đừng để ô nhiễm môi trường sống. Vì thân tứ đại do đất, nước, gió, lửa hợp thành, chết thì đất, nước, gió, lửa trở về đất, nước, gió, lửa.

    Đức Phật nhìn thân tứ đại là một pháp vô thường, bất tịnh, không có gì đáng quý và lưu giữ, nên khi chết đem thiêu đốt bỏ. Đức Phật và các đệ tử của Ngài khi chết đều đem thiêu đốt bỏ. Trong khi ấy các nhà Phật Giáo Đại Thừa Tây Tạng, Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản khi chết tìm mọi cách để lại nhục thân. Đó là một hình thức quý trọng thân, luôn luôn lúc nào cũng muốn giữ lại bằng mọi cách.
    Có lần về thăm miền Bắc chúng tôi có đến thăm nhục thân của Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường, đó là hai bộ xác khô. Phật Giáo Tây Tạng muốn giữ xác thân phải móc bỏ ruột gan rồi mới ướp xác chết bằng thuốc. Trung Quốc và Việt Nam thì lại ướp xác bằng chất thuốc đặc biệt hơn, trước khi chết chỉ cần uống thuốc vào là xác thân không hôi thối.

    Gần đây, Trung Quốc và Việt Nam khai quật một số mồ mả cổ và đã nhận được rất nhiều nhục thân, toàn là cung nữ, quan chức vua chúa, như trong báo Nguyệt San Giác ngộ số 35 “Di ấn Phật Giáo trong nền văn hóa mộ táng cổ ở Nhật”. Bài báo viết: “Năm 1963-1965 vô tình các nhà khảo cổ đã khai quật được xác ướp của vua Lê Dục Tông từ thời Lê Trịnh, xác còn nguyên như vua còn đang an tịnh giấc nồng”.

    “Huyện Đông Anh ngoại thành Hà Nội vô tình nhà máy thuốc lá đào được hai cái xác của hai vũ nữ đời nhà Lê. Xác ướp của bà Phan Thị Nguyên Chân vợ thượng thư trụ quốc Đặng Đình, tướng thời Lê Trịnh ở Phủ Lý, Hà Nam vào năm 1968”.
    “Tại Xóm Củi quận 8 thành phố Hồ Chí Minh đã khai quật lăng mộ Bà Nguyễn thị ..., thi thể còn nguyênvẹn, thậm chí còn rất đẹp, cơ bắp còn co duỗi được. Các nhà y học đã cấy vào cơ thể bà nhiều lít nước thuốc dẫn dần hết dưới da thịt như chúng ta tưởng ở bệnh viện vậy”.

    Gần đây như xác ướp Bác Hồ vẫn giữ nguyên vẹn như nằm ngủ. Chúng tôi đi đến đám tang vị bí thư tỉnh Tây Ninh, xác được tẩn liệm trong một quan tài bằng kính từ khi chết đến giờ phút đi an táng, xác vẫn như người ngủ không thấy hôi thối sình chương, chảy nước vàng như các đám tang của dân sự.

    Qua những nhục thân của quan vua và các thiền sư để lại, thì chúng tôi có một xác định rõ ràng:
    Nếu một vị thiền sư muốn giữ xác thân của mình mà không cần phải ướp thuốc thì thiền sư ấy phải nhập Diệt Thọ Tưởng Định. Từ trường của diệt thọ tưởng định bảo vệ thân xác không có một vật gì xâm thực phá hoại cơ thể được nên xương cốt và da thịt luôn luôn tươi nhuận như người còn đang sống (chứ không phải như bộ xương khô).

    Báo chí có đăng tin bên Đài Loan, người ta đã khai quật mộ của một vị sư được an táng trong một cái lu và cơ thể còn nguyên vẹn, không phải như bộ xương khô của nhục thân của Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Tường.

    Qua báo chí, tin tức, đài, chúng tôi có nhận được nhiều tin tức về nhục thân. Đến khi xem các bộ nhục thân này chúng tôi chẳng thấy có từ trường thiền định nào chung quanh nhục thân ấy. Do đó chúng tôi xác định những nhục thân này được để lại có nhiều cách ướp xác, hoặc để khô giữ không cho nước gió xâm thực thì cơ thể vẫn còn nguyên vẹn.

    Tóm lại, Đạo Phật nhìn cơ thể con người là một hợp duyên không có thật, bất tịnh và uế trược, nên chết là thiêu đốt không có giữ lại, không coi nó là một vật quí báu. Vì thế khi Đức Phật và các đệ tử của Ngài đều thiêu đốt, không có vị nào để lại nhục thân. Huyền thoại Ngài Ca Diếp ôm y bát vào núi Kê Túc nhập diệt thọ tưởng định để chờ Đức Phật Di Lặc ra đời trao y bát cho. Đó là một câu chuyện bịa đặt của các Tổ sau này. Đức Phật nhìn các pháp trong thế gian này là vô thường nên Ngài đâu có cần gì mà trao y bát, chỉ có di chúc: “Nên lấy giới luật và giáo pháp làm Thầy mà tu hành”.

    Đời người khổ vì luôn chấp mọi thứ: chấp thân, chấp tâm, chấp pháp, chấp hình thức, để mà chịu khổ với những lầm chấp đó. “Sống chẳng cho ăn, chết làm văn tế ruồi”. Đó cũng là một lầm chấp về hình thức của Đại Thừa.

    Từ những sự việc đó, Phật Giáo Đại Thừa triển khai thêu dệt ca ngợi những nhục thân và xá lợi, do tu tập thiền định mới có. Còn người không tu tập thì chẳng bao giờ có. Đó là các nhà Đại Thừa lấy vải thưa che mắt mọi người. Nhưng không ngờ ngày nay, có những đoàn khoa học khảo cổ về sử học đã lật tẩy sự lừa đảo này. Những ngôi cổ mộ đã được khai quật để nghiên cứu, xác chứng kinh sách Đại Thừa và kinh sách thiền Đông Độ không còn là một chứng tích thiền định mà là một sự lừa đảo, gian xảo.

    Cho nên có những bài táng tụng ma chay do các Tổ biên soạn ra để hành nghề mê tín lừa đảo người, như ngày nay chúng ta đã thấy khắp nơi. Sự lừa đảo này chỉ gạt những người vô minh, chứ những người đã am hiểu Phật Giáo chân chánh thì không thể gạt họ được. Hầu hết lối tụng niệm ma chay của Đại Thừa, đều là lối lừa đảo che mắt thế gian. Chứ chẳng có ích lợi gì mà còn làm cho người sống hao tổn tiền của và vất vả trong những ngày ma chay, cúng tế.Cầu siêu mà chẳng có linh hồn thì lấy cái gì mà siêu? Thấu rõ được như vậy mới thấyPhật Giáo Đại Thừa là một giáo pháp vay mượn của mọi tôn giáo và phong tục mê tín của con người, để thỏa mãn sự ngu si của những người đang sống trong tưởng tri.
    (Trích Đường Về Xứ Phật tập VII)

  4. #4
    Member
    Join Date
    Jan 2011
    Posts
    67

    Default Re: Mê Tín Dân Gian

    BÀ CHÚA BA



    * Hỏi: Kính bạch Thầy, câu chuyện Công Chúa Ba (chùa Hương Tích) có thật hay là chuyện huyền thoại để răn đời, mà từ xưa tới nay mỗi năm vào đầu xuân không biết bao nhiêu người đổ về chùa tham quan vãng cảnh. Điều này theo con nghĩ: vãng cảnh đẹp thiên nhiên là đúng, nhưng ngoài ra đa số lại đi chùa cầu xin tài lộc, cầu tự... là do lòng tin của mọi người đối với Bà Chúa Ba qua đức nhẫn nhục và lòng hiếu hạnh. Vua cha đã làm nhiều điều ác độc, nhưng nhờ cô con gái thứ ba tu thành chánh quả dùng tay mắt của mình làm thuốc chữa trị bệnh cho cha, làm như vậy có trái luật nhân quả thiện ác không thưa Thầy?

    Đáp†: Câu chuyện Bà Chúa Ba là câu chuyện truyền thuyết huyền thoại, chứ không phải chuyện thật, câu chuyện này cũng giống như câu chuyện Quan Âm Thị Kính vậy.

    Những nhân vật trong truyện là những nhân vật tiểu thuyết giả tưởng của một tác giả xưa chịu ảnh hưởng Nho Giáo và Phật Giáo Đại Thừa. Câu chuyện này là câu chuyện tội lỗi phi đạo đức là chuyện giả tạo chỉ để lừa đảo trong Phật giáo mà từ lâu chưa có ai vén bức màn đen tối này lên, nên mọi người đều lầm tưởng Bà Chúa Ba tu hành đã thành Phật. Trang Vương là một nhà vua vào thời Đông Chu liệt quốc bên Trung Hoa tương đương ở Việt Nam vào thời Hùng Vương vì xét qua lịch sử khi Trưng Vương nổi dậy chống quân xâm lăng vào thời nhà Đông Hán, như vậy câu chuyện này xảy ra trong lúc nước ta còn trong giai đoạn bộ lạc.

    Vua Trang Vương có ba người con gái, hai đứa con lớn đã lập gia thất, chỉ còn đứa con gái Út thứ ba là Diệu Thiện chưa lập gia đình, vì thế nhà vua rất thương cô gái Út, nên khi nghe Diệu Thiện muốn đi tu là ông tìm mọi cách ngăn cản. Trước khi Bà Chúa Ba đi tu, nhà vua rất sùng kính Phật giáo, ông rất hiền lành, sống có đạo đức, lấy chánh pháp trị dân, thương dân như con một.

    Sau khi nàng Công Chúa Ba đi tu, nhà vua trở thành độc ác, ông nghĩ rằng: Các tăng trong chùa quyến rũ con gái ông, khiến ông khổ đau vì thương nhớ con, ông căm tức ra lệnh cho quân lính vây chùa giết tăng và đốt chùa.

    Do hành động ác độc này, và sự buồn rầu nhớ thương con nên ông mang bệnh và căn bệnh rất nặng không có thuốc thang nào chữa trị được, đành phải chờ chết, trong lúc đó có một vị tăng xuất hiện xin trị bệnh cho vua.

    Sau khi xem xét bệnh tình vị tăng kê toa, nhưng còn thiếu hai vị thuốc là mắt và tay của con người được đem nấu chung với các vị thuốc khác thì trị bệnh mới hết, nhưng mắt tay phải là của con nhà vua thì mới hiệu nghiệm, còn của người khác thì không hiệu nghiệm.

    Hai đứa con gái đầu đã có chồng con nên không dám hy sinh mắt tay để làm thuốc cho cha vì thế nhà vua không còn hy vọng sống chút nào, chỉ còn chờ ngày chết mà thôi. Tại động Hương Tích nàng công chúa Ba được sứ thần đến xin mắt và tay để về làm thuốc cho vua cha.

    Khi nghe cha bệnh nặng và xin mắt tay, nàng bèn khoét mắt chặt tay giao cho sứ thần mang về làm thuốc trị bệnh, lúc bấy giờ nàng đã thành Phật, nên mắt tay đều lành lặn trở lại như xưa.

    Câu chuyện trên đây là câu chuyện cấu kết nhân vật giả tưởng, mới nghe qua thì tưởng là đạo đức nhưng sự thật câu chuyện này là phi đạo đức nhân quả và rất nhiều điều tội lỗi.

    1- Nàng Công Chúa Ba chịu ảnh hưởng tư tưởng của Phật giáo phát triển nên bỏ cha đi tu, khiến cho vua cha buồn khổ thương nhớ, đó là tội thứ nhất, làm khổ cha già là người sanh thành dưỡng nuôi lớn khôn, công lao trời biển đó, thế mà nỡ tâm, đành bỏ cha già đi tu thật là vô đạo đức bất hiếu thứ nhất.

    2- Nàng Công Chúa Ba tự ý đi tu thực bất hiếu khiến cho vua cha căm tức đốt chùa giết tăng tạo tội ác tày trời, đó là hành động tội lỗi vô đạo đức thứ hai, nếu Công Chúa Ba không bỏ đi tu thì người cha đâu có làm nên tội lỗi tày trời như vậy.

    3- Chặt tay khoét mắt mình, đó là làm khổ mình tức là vô đạo đức với mình, tội vô đạo đức thứ ba.

    4- Dùng thần thông lừa đảo người (mắt tay lành lặn như xưa) để mọi người tỏ lòng cung kính ngưỡng mộ đó là háo danh, là tội lỗi phi đạo đức thứ tư, không phải là người tu hành chân chánh của đạo Phật.

    Tóm lại, Bà chúa Ba được thờ tại chùa Hương Tích với một lịch sử tội lỗi và phi đạo đức như vậy thì có xứng đáng gì cho chúng ta thờ phụng và tỏ lòng tôn kính không? Đó chỉ là một sự mê tín trong dân gian mà tác giả dựa vào tư tưởng thần thông ngoại đạo vẽ rắn thêm chân, vì thế câu chuyện này vô đạo lý nhân quả của Phật giáo.

    Từ đây về sau con người sẽ lần lượt xác định rõ bộ mặt thật của kinh sách phát triển để mọi người không còn bị lường gạt nữa. Đối với Phật giáo Nguyên Thủy thì không chấp nhận những câu chuyện huyền thoại phi đạo đức như trên, đi ngược lại với đạo đức của đạo Phật.
    (Trích Đường Về Xứ Phật tập X)


  5. #5
    Member
    Join Date
    Jan 2011
    Posts
    67

    Default Re: Mê Tín Dân Gian

    PHÓNG SANH*


    Hỏi: Kính thưa Thầy! Ở Châu Đốc người ta thường lợi dụng dịp vía bà Chúa Xứ, vía Quán Âm rằm lớn bắt chim nhốt vào lồng bán cho khách hành hương phóng sanh đó có ý nghĩa gì không? Thế nào là phóng sanh đúng chánh pháp ?

    Đáp: Phóng sanh đúng chánh pháp là phóng sanh theo luật nhân quả, là phóng sanh đúng thời, đúng đối tượng. Đúng thời, đúng đối tượng như thế nào? Đúng thời và đúng đối tượng là thời gian vô tình chúng ta gặp một con vật đang bị lưới, bị câu thì ngay đó chúng ta xin mua con vật đó để phóng sanh. Đó là đúng giờ giấc và đối tượng nhân quả ta và con vật.

    Nếu xem xét trong nhân quả thì ta và con vật có nhân duyên với nhau đã khéo gieo nhân quả trong tiền kiếp, nên kiếp này gặp nhau trong hoạn nạn. Ta phóng sanh như vậy là phóng sanh đúng thời, đúng đối tượng, còn ra chợ mua chim cá phóng sanh là khiến cho người bắt chim cá giam nhốt lại trong chậu trong lồng để chờ chúng ta đến mua phóng sanh cho có giá. Phóng sanh như vậy là chúng ta mang tội đồng lõa với kẻ bắt chim cá. Có nghĩa chúng ta phóng sanh là trở lại thành tội sát sanh. (Vì đi bắt chim cá nhốt là đã vô tình giẫm đạp một số con vật chết; và khi nhốt thì có thể chúng bị thương, bị đói, bị xa đàn, lẻ bầy… lòng dạ chúng cũng thương nhớ, âu sầu, sợ hãi… và chết; hoặc có khi người khác thích ăn loại chim cá ấy đến mua thì chúng bị giết hết.)

    Kinh sách phát triển dạy phóng sanh nhưng không giải thích rõ ràng, vì thế người phóng sanh không được phước báo ngược lại trong nhà có nhiều tai nạn, bệnh tật cho người này hoặc người khác. làm phước mà không thấy phước, mà chỉ thấy tai họa, thật là tội nghiệp. Nếu từ đây có ai phóng sanh thì con khuyên họ, phóng sanh cho đúng chánh pháp, cho đúng luật nhân quả, chứ không khéo phóng sanh mà cuối cùng lại mang họa vào thân.

    Loài chim cá bị lưới rập chài câu đều là do nhân quả đời trước, mà đời nay phải làm thân chim cá để bị người đời chài câu lưới rập lại. Cho nên người làm nghề chài lưới cá tôm sau này thành thân cá tôm cho người khác chài lưới lại, đó là nhân quả. Người săn bắn lưới rập chim thú, sau này trở thành chim thú cho người khác săn bắn và lưới rập trở lại.

    Qui luật nhân quả xoay vần không ai có thể thoát lưới rập của nó được. Loài người và loài vật được sanh ra đều do qui luật của nó. Cho nên không ai trốn khỏi luật nhân quả. Nhân nào thì quả nấy, có vay thì phải có trả. Đối với luật nhân quả mà không đủ trí tuệ thì làm một điều thiện nhưng trở lại là làm một điều ác như đi ra chợ mua chim cá phóng sanh.

    Mới nghe thì rất thiện, nhưng lại là ác pháp vì không trí tuệ, thiếu sự hiểu biết vô tình khiến người làm ác lại làm thêm, nên làm thiện mà lại làm tội ác đồng lõa. Cũng như bố thí cho người ăn mày nghèo, không ngờ chúng ta lại bị người không nghèo lừa đảo. Họ không nghèo giả vờ nghèo, họ không tàn tật giả vờ tàn tật ngửa tay xin tiền. Ta vô tình bị lừa đảo tiền mất mà không phước lại còn bị kẻ lừa đảo cười chê cho mình là ngu.

    Cho nên có một hôm Vua Ba Tư Nặc hỏi Đức Phật: - Chúng con là người cư sĩ bố thí, cúng dường, phóng sanh đúng chánh pháp như thế nào xin Thế Tôn chỉ dạy. Đức Phật bảo: - Này Đại Vương muốn cúng dường, bố thí, phóng sanh cho đúng chánh pháp. Khi cúng dường phải chọn những người tu sĩ giới luật nghiêm chỉnh mà cúng dường thì mới được phước báo. Còn cúng dường cho những tu sĩ phạm giới, phá giới thì không được phước mà còn thêm tội nối giáo cho các tu sĩ phạm giới diệt Phật giáo. Tội ấy muôn đời sẽ không còn gặp chánh pháp của Đức Phật và đời sau sanh làm người, làm vật đều gặp nhiều tai nạn, bệnh tật nan y khổ đau vô cùng, vô tận.

    Này Đại Vương muốn bố thí thì phải chọn một người nghèo mà ăn ở hiền lành, hiếu hạnh đối với cha mẹ, không tham lam, trộm cướp, không giựt của người, không lấy của không cho. Bố thí cho những người ấy thì được phước báo vô lượng. Bản thân ít bệnh tật, ít tai nạn gia đình luôn luôn mọi người đều được bình an, yên vui và hạnh phúc tràn trề. Còn bố thí cho những người ác tham lam, lấy của không cho, trộm cắp, cướp giựt thì không được phước báo mà còn tai họa sẽ đến, hay gặp bệnh tật khó trị.

    Sư cô Trí Hải chuyển dịch Anh ngữ sang Việt ngữ những kinh sách có giá trị được mọi người biết đến, nhưng khi đi làm từ thiện, đem tài vật đi bố thí cho những người nghèo, bất hạnh, nhưng bị tai nạn giao thông làm Sư cô chết một cách đột ngột thê thảm và đau xót. Bố thí mà không được phước mà mang họa vào thân.

    Nhân quả do những người tham lam giết người, cướp của, hại mạng chúng sanh hay ăn thịt chúng sanh hoặc bắt chim cá bán cho người phóng sanh. Vì thế mới lâm vào cảnh màn trời chiếu đất nghèo khổ, bất hạnh. Họ là những người không thiện, thế mà mình không trí tuệ mang của cải tài sản đến cho họ, nên mình phải lãnh nhân quả của họ. Vì thế tai nạn mới về mình. Cho nên Đức Phật dạy bố thí phải chọn lấy những người hiền lành mà bố thí thì mới được phước báo.

    Muốn phóng sanh thì phải chọn đúng nhân quả mà phóng sanh, chứ không phải đi tìm nhân quả của loài chúng sanh đang trả vay nợ nhân quả mà phóng sanh thì sai, không đúng chánh pháp. Phóng sanh như vậy là lãnh nhân quả của chúng. Cho nên người phóng sanh không được phước mà lại gặp tai nạn, đó là lãnh nhân quả của chúng.

    Kinh sách phát triển dạy phóng sanh hay bố thí thì người phóng sanh, bố thí không biết mình phóng sanh, bố thí và người nhận bố thí và vật được phóng sanh cũng không biết. Theo kinh sách phát triển phóng sanh và bố thí như vậy mới là bố thí và phóng sanh đúng chánh pháp.

    Lời dạy này là lời dạy phóng sanh bố thí không trí tuệ, dạy như vậy đi phóng sanh và bố thí để trở thành cây đá. Bố thí mà không biết mình bố thí, phóng sanh mà không biết mình phóng sanh thật là vô lý, người được thí mà không biết mình được bố thí. Thật là ngu ngơ. Bố thí, phóng sanh như vậy, là kẻ ngu dại si mê. Đối với Đạo Phật phóng sanh hay bố thí đều bằng trí tuệ nhân quả. Soi sáng tận gốc của nhân quả mới bố thí, cúng dường và phóng sanh.
    (Trích Đường Về Xứ Phật tập IX)


  6. #6
    Member
    Join Date
    Jan 2011
    Posts
    67

    Default Re: Mê Tín Dân Gian

    TẠO ĐIỀU THIỆN CHO NGƯỜI CHẾT


    Hỏi: Kính thưa Thầy, trong nhà có người chết mọi người đều làm điều thiện, cố hồi hướng cho người chết để được siêu thoát. Thưa Thầy người chết có được siêu thoát không?

    Đáp:Theo luật nhân quả ai làm thiện sẽ hưởng được phước, chứ không thể người khác làm thiện mà mình được hưởng phước. Được phước như vậy là không công bằng, vì công bằng thì phải tự người đó làm điều thiện thì người đó hưởng. Nên Đức Phật dạy: “Các con tự thắp đuốc lên mà đi, ta không đi thay cho các con được”.

    Lời dạy như vậy, tức là đứng trên đạo lý công bằng của nhân quả. Mọi người muốn thoát khổ thì phải tự mình làm điều thiện, chứ không ai làm điều thiện giúp cho mình được. Như vậy các Phật tử đã biết. Nếu mình làm điều ác thì tâm mình phải khổ,còn người khác làm điều thiện mà tâm mình hết khổ sao được. Chỉ có tự mình làm điều thiện thì tâm mình mới hết khổ.

    Cho nên, có làm điều thiện để hồi hướng cho người chết thì người chết vẫn thọ khổ, mà người sống làm điều thiện thì người sống hưởng, còn người chết thì không hưởng gì cả.

    Đức Phật dạy trên con đường giải thoát ấy phải độc bộ, độc trình, không ai đi thế cho ai được. Cũng như cha mẹ đau bịnh, đứa con có thương cha mẹ cách gì cũng không đau thế cho cha mẹ được. Ngược lại, cha mẹ cũng vậy dù thương con cách mấy cũng không thay thế sự đau khổ của con được. Đó là định luật công bằng của nhân quả, mà không ai có thể chuyển hóa nghiệp của kẻ khác được.

    Chỉ có mình làm thiện và ước muốn cho những người thân còn sống hay đã chết, để họ đủ duyên làm thiện, sống thiện, thì sự ước muốn đó, có thể thực hiện được, dù là người kia đã chết nhiều năm.
    (Trích Đường Về Xứ Phật tập VII)


    LÀM LỄ NHẬP NHÀ MỚI



    Hỏi: Kính thưa Thầy, có gia đình mới cất nhà mới, ăn khánh thành một số bạn đạo hữu đến tụng kinh làm lễ về nhà mới. Người chủ nhà lại mời thêm một ông thầy cúng, ông đến bảo mua một con ngựa bằng giấy thật to. Khi tụng kinh cầu nguyện xong, lấy 38 đồng tiền chinh để cắt giải rồi ông thầy ấy cưỡi ngựa giấy phi quanh nhà.
    Thưa Thầy, gia chủ này không phải là không hiểu đạo pháp, thường đi đây đi đó để hoằng dương Phật pháp, thế mà làm những việc như vậy có gọi là cuồng tín không thưa Thầy. Hay tại vì lòng tham muốn giàu sang, phúc lộc hơn nữa mà làm việc không đúng chánh pháp?

    Đáp:Khi cất được ngôi nhà mới, ăn tân gia, mời bạn bè thân hữu đến ăn mừng thì đúng, nhưng bày ra tụng niệm thì không đúng. Tại sao vậy? Tại vì đó là mê tín. Trong Kinh Bát Dương (thuộc kinh sách Đại Thừa) có dạy điều mê tín này. Dùng 38 đồng tiền chinh và một con ngựa giấy cưỡi phi quanh nhà đó là kinh sách của ngoại đạo dạy những điều mê tín lạc hậu.

    Vì lòng tin không đúng của con người nên bị kẻ khác lừa gạt bằng những hình thức tà kiến. Tại sao chúng ta theo Đạo Phật mà không biết cái nào là chánh kiến, cái nào là tà kiến, để lầm lạc biến Phật Giáo thành tà kiến, biến Phật Giáo thành một thứ Phật Giáo mê tín lạc hậu?

    Từ đây về sau quý Phật tử là đệ tử của Phật niềm tin chánh kiến phải sâu, không để kẻ khác lừa đảo và chẳng đem lại ích lợi gì cho mình và cho cả gia đình mình. Phải nói đây là một trò bịp bợm, gạt người bằng những hình thức mê tín xảo thuật. Chỉ có những người vô minh, tham danh, tham lợi mới đi thỉnh bọn tà sư ngoại đạo làm điều chẳng ích lợi gì như trẻ con cưỡi ngựa chuối.
    (Trích Đường Về Xứ Phật tập VII)



    XEM NGÀY TỐT XẤU



    Hỏi: Kính thưa Thầy! Các cư sĩ tại gia khi làm nhà, đào móng, xây tường hoặc làm chuồng heo, chuồng bò, làm cổng, ngõ, đào giếng, v.v...đều phải xem ngày tốt xấu. Khi cất nhà xong thì gia chủ phải lập đàn Đại Bi năm ngày đêm trì chú cầu nguyện cho gia chủ được may mắn phát tài phát lộc, thưa Thầy xem ngày giờ tốt xấu như vậy có đúng không? Xin Thầy chỉ dạy.

    Trong kinh Bát Dương dạy: Ngày nào cũng tốt, tháng nào, năm nào, giờ nào cũng tốt, nếu ai nói ngày, tháng, năm, giờ tốt xấu là phản lại thiên thần địa lý. Tuy trong kinh dạy như vậy nhưng nếu khi làm nhà, cưới hỏi, chết, bốc mộ, làm chuồng nuôi gia súc, v.v...tùy trường hợp xem ngày tốt xấu lại mang kinh Bát Dương ra tụng. Thưa Thầy như thế là như thế nào?

    Đáp: Xem ngày tốt xấu là sự mê tín của Trung Quốc nên có những bộ sách mà trong các chùa dùng để xem ngày tháng tốt xấu như Ngọc Hạp, Thông Thư, Trần Tử, Văn Công, Thọ Mai v.v... Những loại sách lịch này không phải của Phật Giáo mà của nền văn minh Trung Quốc sản xuất ra dưới các triều đại phong kiến. Từ âm dương bát quái, dịch số, đến tứ thời, ngũ hành, thập nhị bát tú v.v... Do đó các nhà tri thức lập thành theo vận khí âm dương, để xem ngày tốt xấu đoán vận mạng cho con người.

    Đối với Đạo Phật thì kinh sách này không đúng với tinh thần của Phật Giáo. Đôi mắt của Phật Giáo nhìn các pháp thế gian đều là do duyên hợp tạo thành, diễn biến theo luật nhân quả nên không thể nào đoán vận mạng được. Vì Đạo Phật cho rằng: Vận mạng của con người di động theo diễn biến hành động thiện ác của con người. Nên làm sao biết chắc được đúng mà tiên đoán.

    Ví dụ: có người muốn cất nhà đến xem tuổi năm nay có cất nhà được không? Ông thầy xem tuổi bảo: năm nay tuổi tốt, cất nhà khỏi kim lâu, địa sát, thọ tử, được tứ tấn tài, đại kiết; kế đó xem tháng tốt, ngày tốt. Đến ngày giờ làm lễ khởi công. Cất xong nhà, thỉnh quý Sư Thầy đến tụng kinh cầu an. Nhưng người gia chủ này làm nghề buôn bán đồ lậu thuế, nhà nước phát giác ra bắt bỏ tù và niêm phong nhàcửa tài sản.

    Như vậy cất nhà coi tuổi tốt, ngày, tháng tốt được tấn tài tấn lộc, đại kiết, mà sao lại không tấn tài tấn lộc, đại kiết mà phải đi ở tù của cải bị tịch thu? Xét như vậy xem ngày tốt xấu có đúng không? Hay do hành động làm điều ác? Nếu người này không buôn bán đồ lậu thuế thì làm sao có sự việc ở tù, của cải bị tịch thu. Gieo nhân nào thì phải gặt quả nấy, chứ không phải do cất nhà, tuổi tác, ngày giờ tốt xấu mà tốt được. Tốt xấu là do hành động thiện ác của mình. Vì vậy trong kinh Bát Dương dạy: “Ngày tháng năm nào cũng tốt, tốt xấu là do hành động thiện ác của mình”. Kinh Bát Dương là một loại kinh Đại Thừa thuộc Bà La Môn Giáo, đập phá sự mê tín xem ngày tốt xấu của văn minh Trung Quốc, nhưng lại bày vẽ cúng bái tụng niệm theo sự mê tín của tôn giáo này. Cất nhà, cưới hỏi, chết, bốc mộ, làm chuồng nuôi gia súc đều đem kinh Bát Dương ra tụng để cầu tài, cầu lợi. Thì sự mê tín lại còn dị đoan lạc hậu nhất.

    Xem ngày tốt xấu người ta dựa theo luật âm dương, mà tính toán ra ngày tốt xấu. Đối với con người còn có chút khoa học, còn kinh Bát Dương thì không có khoa học chút nào, chỉ dựa vào chư Phật cứu độ, gia hộ tai qua nạn khỏi thì thật là lạc hậu. Nếu giết người, cướp của, đi buôn đồ lậu thuế bị bắt ở tù, đem kinh Bát Dương ra tụng, thì dù cho tụng ngàn biến cũng chẳng tiêu tai giải nạn nổi. Đó là sự lừa đảo của các loại kinh Đại Thừa, với những người chưa có trình độ kiến thức sâu rộng mới tin và nghe theo.

    Từ cái mê tín xem ngày tốt xấu, đến cái mê tín cúng bái của kinh sách Đại Thừa, tất cả đều là lừa đảo người, để làm tiền một cách trắng trợn mà không ai bắt tội được. Quý Phật tử cần nên sáng suốt, đừng để bị lừa gạt bởi những kẻ vô lương tâm làm nghề bất chính. Phải mạnh dạn thực hiện đạo đức nhân quả, không làm khổ mình, khổ người, tức là sống thiện, làm thiện, ăn ở thiện thì mọi phước báo và sự an vui sẽ đến với quý vị.
    (Trích Đường Về Xứ Phật tập VII)

  7. #7
    Member
    Join Date
    Jan 2011
    Posts
    67

    Default Re: Mê Tín Dân Gian

    THỜ PHỤNG, ĐI LỄ, CÚNG CHÙA


    Hỏi:Kính thưa Thầy, có Phật tử nói: “Nhà tôi giàu có là nhờ thờ phụng đến nơi đến chốn, đi lễ cúng chùa nhiều, các con tôi làm toàn chức to, ông lớn”. Thưa Thầy như vậy có đúng không?

    Đáp:Không phải nhờ thờ phụng, đi lễ, cúng chùa nhiều mà nhà giàu có, con cháu làm quan to, chức lớn mà chính là nhân quả. Giàu có là nhờ không tham lam trộm cắp, biết san sẻ bố thí cho người bất hạnh, biết giúp đỡ người khốn cùng trong cảnh hoạn nạn v.v...

    Làm quan là nhờ không sát hại chúng sanh, giúp người thế cô, yếu sức, an ủi chia sẻ nỗi khổ đau của mọi người và giúp người nghèo khó học tập đến nơi đến chốn.
    Dân chúng Campuchia cất một ngôi chùa vĩ đại Đế Thiên, Đế Thích (một trong những kỳ quan thế giới) nhưng nước Campuchia có giàu có hơn ai đâu, vẫn lạc hậu nghèo nàn và hung dữ. Người Phật tử chưa hiểu luật nhân quả nên tưởng mình thờ phụng và đi lễ chùa nhiều là giàu có làm quan. Nhưng không ngờ, đó là một hành động mê tín lạc hậu. Một hành động làm sai đạo đức làm người, bị kinh sách Đại Thừa lừa gạt mà không biết

    Sự thờ phụng đúng cách như thờ tổ tiên, ông bà và nếu có Đạo Phật thì nên thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mà thôi. Thờ nhiều tức là thờ đa thần mê tín. Thờ ông bà tổ tiên là nhớ nguồn gốc của mình. Thờ Phật Thích Ca Mâu Ni là nhớ ơn người chỉ dạy con đường giải thoát không làm khổ mình, khổ người, khổ chúng sanh, tạo nên gia đình hạnh phúc, xã hội yên vui và có trật tự.

    Thờ Đức Thánh Khổng Tử là nhớ ơn người dạy đạo đức, tam cương, ngũ thường, nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.

    Mỗi sự thờ cúng của chúng ta, đều có ý nghĩa sâu xa và tình cảm sâu sắc của tình người.

    Thờ Thần Tài, Chúa Tiên, Chúa Xứ, Bồ Tát, Tứ Đại Thiên Vương, thờ rồng thì đó là mê tín, thờ cô hồn các đảng cũng là mê tín, thờ cúng đa thần mà không ý nghĩa đạo đức là mê tín.

    Thờ cúng cho đúng cách là người chánh kiến, thờ cúng không đúng cách là người tà kiến. Đi chùa, lễ bái cúng dường Phật, cúng dường chư Tăng đúng cách là người chánh kiến; đi chùa, lễ bái, cúng dường không đúng cách là người tà kiến mê tín. Người tu sĩ đệ tử Phật phải sáng suốt và đừng để bọn tà sư ngoại đạo Đại Thừa lừa đảo, đưa vào những tư tưởng mê tín tà kiến vào Phật Giáo chẳng lợi mình, lợi người mà còn tạo nên một truyền thống mê tín cho dân tộc, không tốt đẹp như ngày nay.
    (Trích Đường Về Xứ Phật tập VII)


    GIỜ HẠ HUYỆT



    Hỏi: Kính thưa Thầy, khi linh cữu đưa ra khỏi nhà, vào lúc hạ huyệt có phải xem giờ không thưa Thầy? Người mới chết có cần phải cúng cơm 49 ngày mới thôi không thưa Thầy?

    Đáp: Theo sự mê tín lạc hậu của những người xưa thường sống trong tưởng thức, nên dễ bị ảnh hưởng của sách vở mê tín phi đạo đức của nền văn minh Trung Quốc. Cho nên xem giờ tốt xấu rồi mới được chôn cất để không ảnh hưởng xấu đến con cháu sau này.

    Phật Giáo truyền sang qua Trung Quốc, thấy dân chúng ở xứ này đang tin tưởng vào ngày giờ, năm tháng, tuổi tác, tốt xấu của những người giàu tưởng tượng, nên cũng chế ra những loại sách vở mê tín để bói toán xem số mạng, vận nước tốt xấu. Những nhà thiên văn, địa lý dựa vào luật âm dương, tạo ra sách vở chiêm tinh bói toán dịch số như Châu Văn Vương sống trong tù bảy năm ở Vạn Lý Gia, soạn bộ dịch số, Quỷ Cốc Tử, Tôn Tử, Trương Lương, Khổng Minh, đều là những tay bói toán thần tình, biết trước những sự việc xảy ra. Thế mà Châu Văn Vương không tránh khỏi 7 năm tù mà còn ăn thịt con, Trương Lương vào núi ở ẩn, Khổng Minh tan mộng phục hưng nhà Hán.

    Tất cả những sự thành bại trong đời người đều do nhân quả. Không có nhà chiêm tinh bói toán nào giải quyết được luật nhân quả. Không thể nào xem giờ tốt xấu, cất nhà, hạ huyệt, an táng mà tránh khỏi luật nhân quả.

    Nếu là chiêm tinh gia, tiên tri mọi việc, sao quý vị không xem giờ tốt xấu để cãi lại luật nhân quả số phận của mình, để mình giàu sang và quyền cao quan tước trọng. Cớ sao lại đi ngồi ngoài hè, đường phố hoặc mở phòng xem bói, chiêm tinh, tử vi. Hoặc ẩn náu trong chùa, mang hình thức tu sĩ Phật Giáo làm những chuyện phi Phật, phi pháp, phi đạo đức, lừa đảo tín đồ Phật Giáo bằng cách xem ngày giờ, tốt xấu như các nhà Nho lỗi thời. Đúng là không biết nghề nào làm ăn, mượn ba thứ sách mê tín, dị đoan để lừa gạt người nhẹ dạ.

    Phần nhiều, những hạng người có học Nho như các Thầy đồ nho, học hành, thi cử thất bại, và các ông thầy chùa, tu chẳng ra tu, mượn chiếc áo Tỳ Kheo làm những điều mê tín, lường gạt người bằng những trò bịp bợm xem ngày giờ tốt xấu, cung mạng, sao hạn để khiến người khác sợ hãi, bỏ tiền ra cúng bái tế lễ và còn nhận tiền tổ, tiền sư, đủ mọi thứ, để rồi những người mê tín “tiền mất tật mang”. Luật nhân quả, rất công bằng và rất cụ thể. Nếu ai làm điều ác, dù xem ngày giờ, tốt xấu cũng không tránh khỏi tai họa; nếu ai làm một việc lành, dù chẳng xem ngày giờ, tốt xấu, chẳng cúng sao hạn mà phước báo vẫn cứ đến.

    Xưa, Đức Phật dạy: “Nếu một người làm ác, như cục đá ném xuống hồ, dù cho tụng kinh niệm chú, cầu khẩn cho cục đá nổi lên thì nó chẳng bao giờ nổi. Nếu một người làm thiện, giống như những giọt dầu nổi trên mặt nước, dù không cần tụng kinh, niệm chú và cầu khẩn, giọt dầu vẫn nổi, không ai làm nó chìm được”.

    Theo Đạo Phật, chết là nên đem xác thiêu đốt, và chôn cất không cần phải xem ngày giờ, tốt xấu, vì thây người chết bất tịnh, uế trược, hôi thối để lâu sình ra, truyền nhiễm những bịnh tật khổ đau cho người còn sống.

    Không có giờ ngày nào là tốt hay xấu. Tốt xấu là do hành động thiện ác của con người tạo ra để rồi thọ lấy tai nạn, bịnh tật, khổ đau, chứ không phải người chết nhằm giờ ngày xấu, hoặc hạ huyệt vào giờ ngày xấu mà con cháu những người thân trong gia đình xảy ra tai nạn bịnh tật. Đạo Phật không hề có chủ trương sự mê tín như vậy. Đạo Phật xây dựng tôn giáo mình trên một nền đạo đức khoa học, phá vỡ những điều mê tín mù mờ, dị đoan, tưởng tượng của những loại kinh sách phi khoa học, phi đạo đức v.v..

    Đạo Phật chủ trương, ai làm ác nấy chịu quả, chứ không có kẻ nầy làm mà người khác chịu. Đạo Phật không có dạy rằng, cha giết người mà con bị tù tội, cha ăn trộm mà con bị chặt tay. Quý phật tử hãy tin nhân quả, và sống cho đúng nhân quả, đừng làm khổ mình khổ người, thì cuộc đời sẽ được an vui và hạnh phúc, không bao giờ có tai nạn, bịnh tật nan y xảy đến. Chết muốn chôn giờ nào, ngày nào cũng đều tốt, vì ngày giờ là thời gian tự nhiên của vũ trụ, không bao giờ có tốt, có xấu. Nếu lúc nào chúng ta cũng làm thiện, làm lành, thì hà tất phải sợ những tai nạn bịnh tật.

    Xem ngày giờ, tốt xấu để chôn cất là những người lạc hậu, mê tín bị kẻ khác lừa đảo, tiền mất chẳng ích lợi gì. Hãy mạnh dạn, đừng sợ hãi, bất chấp mọi thử thách, lúc nào cũng làm lành, không làm khổ mình khổ người, rồi mọi sự tốt đẹp sẽ đến với mình.
    (Trích Đường Về Xứ Phật tập VII)


  8. #8
    Member
    Join Date
    Jan 2011
    Posts
    67

    Default Re: Mê Tín Dân Gian

    CHẾT GIỜ TỐT, GIỜ XẤU


    Hỏi:Kính thưa Thầy, trong gia đình nào có người chết, rất quan trọng là giờ phút lúc tắt thở. Họ đến nhờ ông Thầy cúng xem người chết lúc đó giờ tốt hay xấu, giờ trùng hay không trùng. Nếu ông Thầy nói chết được giờ tốt, không có trùng thì gia đình yên tâm, nếu ông Thầy bảo giờ xấu có trùng thì ông Thầy ấy cho bùa yểm để trong gia đình không có người chết nữa. Như vậy có đúng không thưa Thầy?

    Đáp: Không đúng đâu con ạ! Đó là những kinh sách mê tín, lạc hậu của người xưa, khi đời sống con người còn lạc hậu, dân trí chưa cao, kiến thức khoa học chưa có, tầm hiểu biết không nhìn rộng, thấy xa được. Con người thời ấy bản chất còn mang tính thú vật, chưa biết đạo đức là gì, chỉ còn đi lượm trái cây rừng hoặc đào rễ cây mà ăn.

    Cho nên, những hiện tượng thiên nhiên, thời tiết họ không thể nào hiểu được, nên đành dùng tưởng tri để hiểu. Do tưởng tri để hiểu thì những cái không hiểu được, nên đã biến thành một ảo tưởng, một thế giới siêu hình. Từ tưởng tri thếgiới siêu hình, họ mới tưởng tri ngày, tháng, năm để hoàn thành lịch và dịch số chiêm tinh.

    Do chỗ không thấu rõ hiện tượng thiên nhiên vũ trụ, nên các nhà tôn giáo và triết gia sản xuất ra biết bao nhiêu loại kinh sách tưởng, để thuyết minh các hiện tượng siêu hình. Hiện tượng siêu hình ngày nay đã biến thành một tai họa rất lớn cho con người trên thế giới; muốn phá bỏ nó, thật là điều nan giải. Nó đã in sâu vào tâm khảm và truyền từ thế hệ này đến thế hệ sau. Những cái không đúng sự thật chỉ là tưởng mà thôi, những cái tai hại cho con người vô cùng to lớn từ đời này đến đời khác. Những cái phi đạo đức đã đưa con người đến chỗ hung ác, gian xảo hơn loài cầm thú, dùng mọi cách lừa đảo, lường gạt.Báo Công An đã tường thuật không biết bao nhiêu là mánh khóe, cưỡng đoạt tài sản của kẻ khác, chỉ cần 100 ngàn hay 1 triệu đồng là xem mạng sống con người không ra gì.

    Những kẻ đầu trộm, đuôi cướp này chỉ mua một cuốn sách tử vi xem ngày tốt xấu đi trộm cướp giết người lấy của, mà không bị ai bắt được thì cần gì phải đilao động khó nhọc mà chưa chắc đã có tiền như đi ăn trộm, ăn cướp. “Một đêm ăn trộm bằng ba năm làm”, đó là tục ngữ dân gian đã dạy như vậy.

    Trên cuộc đời, thứ nhất là danh, thứ hai là lợi. Các nhà triết học đua nhau đưa ra triết thuyết này triết thuyết khác đủ mọi thứ mọi loại, phần nhiều đều nằm ở trong tưởng thức mà luận ra, không thực tế, mơ hồ, trừu tượng. Khi áp dụng vào đời sống con người, vốn đã khổ đau lại càng khổ đau hơn. Như thuyết hiện sinh, thuyết vô ngã của Đại Thừa Giáo, thuyết hữu ngã của Thiền Đông Độ, thuyết hữu thần của các tôn giáo khác, thuyết âm dương của Trung Quốc, thuyết luân hồi tái sanh của Phật Giáo Đại Thừa và các tôn giáo khác, v.v... đều đưa con người quay cuồng trong các học thuyết đảo điên và điên đảo.

    Thuyết âm dương của Trung Quốc mới có xem ngày giờ tốt xấu, coi cung mạng xung khắc, trong bát quái có các cung như: càn, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn, đoài. Họ lý luận rằng con người, khi chết, cũng như lúc sanh ra phải ở trong một cung nhất định. Các nhà học giả thời nay đua nhau nghiên cứu triết thuyết trừu tượng này và đã tốn biết bao nhiêu tâm lực và giấy mực. Nhưng nó có đem lại lợi ích cụ thể thiết thực cho đời sống của loài người đâu, chỉ toàn là luận thuyết để mà cầu danh và lợi. Và chính nó càng làm thêm rắc rối cho tư tưởng con người, mất hết một cuộc sống tự nhiên.

    Những loại triết thuyết này đưa ra biến thành một cuộc nội chiến trong tâm của mọi người. Có những người cuồng tín, tin một cách mù quáng, biến mình thành những công cụ cho những triết thuyết này sai khiến. Đó là những tín đồ, hăng say, điên khùng xông vào cái chết, và giết người như cỏ rác mà chẳng chút xót thương ai.

    Năm tháng, ngày giờ, tốt xấu đó là một triết thuyết về luật âm dương, đưa con người đến chỗ mê tín tận cùng, mỗi khi làm việc gì cũng xem ngày giờ tốt xấu và tuổi tác có hợp hay không. Hiện giờ, ai cũng biết đó là việc mê tín, lạc hậu, phi đạo đức, vậy mà người ta không thể bỏ được tập quán, thói quen nầy, ngay cả những người có học thức, có kiến thức về khoa học mà vẫn còn bỏ không được.
    Đạo đức nhân quả đã xác định: kẻ làm ác dù có xem ngày giờ tuổi tác, tốt xấu, cất nhà, dựng vợ gả, chồng cho con cái: hoặc xem giờ an táng hoặc xem tuổi tác người chết tránh cung trùng tang, liên táng; bằng mọi cách như mua bùa về yếm, cho tai qua nạn khỏi, bịnh tật được triêu trừ và hưởng được phước báo đầy nhà, thì chẳng bao giờ được. Nếu được, thì đó là một điều vô đạo đức không công bằng và công lý.

    Người ta sanh ra ở đời, phải chấp nhận luật nhân quả. Nếu ta làm điều thiện thì ngay đó tâm ta được an vui thanh thản. Đó là phước báo của mình làm ra, còn nếu mình làm ác mà cầu phước báo thì chẳng bao giờ có được, dù cho những bậc xem ngày giờ tốt xấu giỏi như Trương Lương, Tiêu Hà, Khổng Minh, Quỷ Cốc, cũng không tránh khỏi luật nhân quả. Cho nên Trương Lương phải ẩn bóng, Tiêu Hà bị chết, Khổng Minh thất bại trong việc chấn hưng nhà Hán.

    Xét cho cùng, từ xưa cho đến nay có mấy ai xem ngày giờ tốt xấu mà làm nên sự nghiệp đâu. Làm nên sự nghiệp, đều do nhân quả thiện của mình. Người xưa nói: “Tích ác phùng ác, tích thiện phùng thiện”, làm ác gặp khổ, làm lành gặp phước an vui thanh thản.
    (Trích Đường Về Xứ Phật tập VII)


    TƯỢNG PHẬT QUÁ NHIỀU



    Hỏi: Kính thưa Thầy, chùa nào cũng có rất nhiều tượng Phật, phía trước là thờ Tam Thế chư Phật, Di Đà, Quan Âm, Thế Chí, kế Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, cho đến Đức Phật Thích Ca đản sanh, hai bên là ông thiện và ông ác.
    Đối diện trước chánh điện là tượng hộ pháp, phía trước chánh điện là bàn thờ Tiêu Diện Đại Sĩ, cô hồn, các đảng và bộ xương đầu ông cọp.

    Bên tả chùa thờ Quan Thánh Đế Quân, năm vị vua Diêm Vương, Quan Âm Thị Kính, bên hữu thờ Bà Lê Sơn Thánh Mẫu, hay Bà Chúa Tiên, Chúa Xứ, kế đó là năm vị Vua Diêm Vương, tức là Thập Điện Diêm Vương, Phật Mẫu Chuẩn Đề 18 tay.

    Thường bàn thờ Quan Thánh Đế Quân nhân dân thường mang gà luộc, hoặc thịt heo quay vào cúng.
    Thờ cúng như vậy có đúng không thưa Thầy? Xin Thầy chỉ dạy cho chúng con được rõ.

    Đáp:Một ngôi chùa đúng đắn của Phật Giáo thì chỉ có thờ một Đức Phật duy nhất. Đó là đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, vì Ngài là người thành lập tôn giáo Phật Giáo, còn tất cả những vị Phật khác đang được thờ cúng trong chùa là do các Tổ tưởng tượng ra truyền bá Đạo Phật. Nói cho đúng hơn Trên đường truyền bá các Tổ đã bị ảnh hưởng của ngoại đạo và đã lượm những Đức Phật, thần thánh này của dân gian, lôi lên bàn thờ để làm vui lòng những người dân địa phương, nhờ thế mà họ mới cúng dường.

    Các Tổ truyền đạo vì danh, vì lợi nên các Ngài tiếp nhận tất cả mọi sự mê tín dân gian và các tôn giáo khác. Thế là Phật Giáo chân chánh trở thành Phật Giáo hỗn tạp đa thần, đa pháp môn, bỏ mất nguồn gốc Phật Giáo chân chánh. Còn Phật Giáo chân chánh thì xả bỏ danh và lợi và bỏ tất cả, chỉ còn ba y một bát, đời sống xin ăn, bữa đói bữa no thật là vất vả. Các Tổ theo Phật Giáo chân chánh không chịu nổi, cho nên các Ngài bẻ vụn giới để mà sống, phạm giới để hòa hợp với dân gian, với mọi sự mê tín, cúng bái, tế lễ, cầu siêu, cầu an v.v... (giết chúng sanh tế lễ) và các tôn giáo khác để dễ bề lừa đảo mọi người và lường gạt tín đồ.

    Cho nên, sau khi Đức Phật tịch, những người đệ tử tu chứng thì vào núi rừng ẩn bóng rồi tịch mất, còn lại những đệ tử tu hành chưa chứng thì tâm danh lợi tham đắm còn nhiều, nên phân làm nhiều bộ phái như chúng tôi đã nói ở trên. Chiếm lãnh một giáo đoàn rồi tự do phát triển mọi thủ thuật điêu ngoa, xảo trá, lừa đảo bằng lối lý luận theo kiểu 62 luận chấp của ngoại đạo để tạo danh, tạo lợi. Từ đó, kinh sách phát triển viết ra rất nhiều cuốn, cuốn nào cũng lý luận trên mây xanh mà tu hành chẳng ra gì; chỉ có xây dựng chùa to Phật lớn, những ngôi tháp vĩ đại. Tu sĩ ăn uống, ngủ nghỉ sống như một ông quan to, đi ra thì có tiền hô, hậu ủng xe cộ rần rộ.

    Tu sĩ hiện giờ thì giàu có hàng tỷ bạc, trong lúc dân chúng tín đồ quá nghèo, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc; dành dụm đồng nào thì đem cúng chùa để được phước, để được siêu thoát, chỉ nuôi hy vọng như vậy mà bị kẻ khác lừa đảo một cách rất đáng thương.

    “Cúng dường xây chùa, đúc chuông, tạc tượng Phật, xây tháp và cúng dường chư Tăng sẽ được phước báo vô lượng”. Nhờ lời phỉnh gạt này mà chùa nào chùa nấy đều xây dựng hàng tỷ bạc, biến cảnh tu hành thành nơi thắng cảnh du ngoạn của mọi người.

    Trong chùa thờ Phật càng nhiều thì thu lợi càng to, mỗi tượng Phật cúng một đồng, 10 tượng cúng 10 đồng, 100 tượng cúng 100 đồng. Vì tư lợi như vậy, nên chùa nào cũng thờ Phật rất nhiều, đó là hình thức làm tiền. Người dân mê tín cứ nghĩ rằng, mình cúng và lạy nhiều tượng Phật là nhờ nhiều ông Phật phò hộ thì tai qua nạn khỏi dễ dàng hơn, cho nên thấy tượng nào cũng thắp hương, lễ bái. Còn cúng và lạy có một ông thì được sự phù hộ ít và có thể tai nạn đến. Lợi dụng sự mê tín mà các chùa để thật nhiều hình tượng, nhất là chùa có ống thẻ xin xăm xóc quẻ, cúng sao, giải hạn thì Phật tử lại cúng càng nhiều.

    Nói một cách khác, chùa thờ nhiều tượng Phật là có mục đích tạo sự mê tín để lừa đảo, lường gạt tín đồ cúng bái nhiều. Nhưng chính sự thờ phượng này, quý Thầy trong các chùa cũng không hiểu đó là sự mê tín, sự lừa đảo mà chỉ biết xưa bày, nay làm “Tổ Tổ tương truyền”. Quý Thầy chỉ biết làm theo các Tổ, chứ quý Thầy không ý thức rằng, việc làm của mình là mê tín, là lừa đảo tín đồ. Các Thầy cũng tin tưởng mê tín như các Phật tử khác; tin rằng có chư Phật, Bồ Tát gia hộ; tin rằng có linh hồn, có Phật tánh, có thế giới siêu hình, có thần Thánh Tiên Phật, chư Bồ Tát, ma, quỷ; tin rằng có cõi địa ngục, Thiên Đàng, Cực Lạc, Niết Bàn và các cõi Phật, có 10 phương chư Phật, chư Bồ Tát vô lượng vô biên, v.v... Tất cả mọi người không riêng gì tín đồ Phật Giáo đang sống trong tưởng thức, còn quý Thầy là những người tu sĩ đang giữ gìn giới luật mà vẫn phải sống trong tưởng thức như những người khác, chưa biết giới luật. Thế là quý Thầy truyền dạy lại sự mê tín của mình (được Thầy Tổ truyền thừa) chứ quý Thầy không có tội lừa đảo, lường gạt người khác; Thầy Tổ dạy sao, thì cứ dạy lại cho người khác như vậy.

    Thật là một người mù, dẫn đám người mù đi, rồi mỗi người mù, trong đám người mù đó, lại dẫn đám người mù khác đi. Cuối cùng không có một người nào sáng mắt, toàn là mù, vì mù nên phải xóc thẻ làm thầy mù.
    (Trích Đường Về Xứ Phật tập VII)

  9. #9
    Member
    Join Date
    Jan 2011
    Posts
    67

    Default Re: Mê Tín Dân Gian

    XÓC THẺ


    Hỏi:Kính thưa Thầy! Đầu năm, nhất là trong những ngày Tết Nguyên Đán, chùa nào cũng có làm một bàn thờ phục vụ cho những người đến xóc thẻ. Trong một mâm đầy những tờ giấy đã được in và giải thích trong thẻ quẻ đó sẵn, theo số thứ tự ai xóc được thẻ số mấy thì đến nhận tờ giải số đó.

    Ai xóc được thẻ nói tốt thì vui mừng phấn khởi, còn ai được thẻ nói xấu thì buồn phiền lo âu. Kính thưa Thầy, như vậy trong tờ xem số mệnh có lợi ích gì mà đầu năm người nào cũng xóc thẻ nhất là phụ nữ chúng con. Mong Thầy vì lợi ích giải thích cho chúng con được hiểu.

    Đáp: Thường thường theo các chùa cổ ở miền Nam thì có hai nơi xóc thẻ. Một bên xóc thẻ gọi là xóc thẻ xăm Ông và một bên khác gọi là xóc thẻ xăm Bà.
    Ông thường là những danh tướng người Trung Hoa như Quan Thánh Đế Quân, tức Quan Công hay còn gọi là Quan Vân Trường, (một danh tướng thời Tam quốc bên Tàu), người Việt Nam như Lê Văn Duyệt, Thủ Khoa Huân, Trần Hưng Đạo v.v... (những danh tướng Việt Nam).

    Các Bà thường là những người Việt, Hoa, Chiêm Thành như: Bà Đen (Việt Nam) hay Lê Sơn Thánh Mẫu, Diêu Trì Kim Mẫu, Quan Âm (Trung Hoa), Bà Chúa Xứ, Chúa Tiên, Chúa Ngọc, (Chiêm Thành), Bà mẹ sanh, mẹ độ (Việt Nam) v.v...

    Thường những nơi bàn thờ của các vị đó đều có ống xóc thẻ. Hằng năm đồng bào mê tín đến cúng bái nhang đèn hoa quả gà, vịt, heo quay, v.v... với một số tiền rất lớn.

    Chùa Phật Quang ở Bến Tre thu lợi rất lớn là nhờ thờ Quan Thánh Đế Quân. Chúng Tăng ở đó không có lo gì cả, ăn ở không chỉ cần giữ mấy ống xóc thẻ là dư sống.

    Xóc thẻ là một hình thức bói toán qua tư tưởng mê tín, lạc hậu. Người ta cho rằng con người có số mệnh. Ai có số giàu là giàu, số nghèo là nghèo; số nghèo thì không làm sao làm giàu nổi. Do tin tưởng vào số mệnh nên có một số người tiêu cực, sanh ra lười biếng bê tha rượu chè bài bạc, cho số mình là vậy.

    Cũng từ thuyết định mệnh, đã khiến cho một số người tiêu cực không làm việc, mà đã không làm việc thì nghèo lại càng nghèo hơn. Vì không làm việc nên thì giờ rảnh rỗi nhiều sanh ra bài bạc, đĩ thõa, điếm đàng, trộm cướp khiến cho gia đình tan nát, xã hội rối ren, mất trật tự an ninh. Bởi thuyết định mệnh ra đời, cũng là một tai hại rất lớn cho loài người.

    Từ thuyết định mệnh mới sanh ra bói toán, chiêm tinh dịch số âm dương, xin xăm, xóc thẻ, xem ngày tốt xấu, v.v... tạo biết bao nhiêu sự mê tín, dị đoan khiến cho mọi người tốn hao tiền bạc rất nhiều.

    Nếu xóc thẻ tốt, chúng ta đi ăn trộm ăn cắp của người khác thì thử hỏi có bị ở tù không? Một việc làm ác là tự mình làm khổ cho mình, chứ thẻ nào nói là tốt?
    Luật nhân quả, vốn công bằng và công lý, ai làm ác thì phải thọ khổ, ai làm thiện thì được hưởng phước, không thể ở chỗ tốt xấu của thẻ mà được. Nếu thẻ bảo xấu mà chúng ta sống không làm khổ mình, khổ người thì làm sao có xấu được. Người ta chửi mình mà mình không giận hờn thì có xấu đâu.

    Trong các chùa biết đó là mê tín, nhưng quý Thầy cứ duy trì, vì duy trì có lợi rất lớn. Nếu một ngôi chùa, duy trì sự xóc thẻ xin xăm thì hằng năm kiếm cũng được 5,10 triệu đồng dễ dàng, nhất là những ngôi chùa ở nơi thắng cảnh hằng năm Phật tử trẩy hội 3 tháng mùa Xuân, nhà chùa kiếm hằng tỷ bạc như Chùa Hương, Yên Tử. Sự mê tín rất tai hại cho đồng bào và làm hao tốn tiền của rất nhiều mà không có ích lợi.
    (Trích Đường Về Xứ Phật tập VII)



    CẦU PHÚC XIN LỘC



    Hỏi:Kính thưa Thầy, đầu năm đi chùa để lễ bái cầu phúc, cầu lợi, có lợi lạc gì không thưa Thầy? Nhất là ngày rằm tháng giêng thì chùa nào cũng đông nghẹt, từ sáng sớm đến khuya, vì người ta nghĩ “Đi lễ quanh năm, không bằng đi ngày rằm tháng giêng!”
    Chúng con cúi xin Thầy từ bi chỉ dạy cho chúng con được rõ.

    Đáp:Đó là phong tục mê tín từ lâu trong các chùa Đại Thừa dùng cầu phúc cầu lợi để lừa đảo tín đồ Phật Giáo, đem phúc lợi cho những tu sĩ ngồi trong mát, ăn bát vàng hơn là phúc lợi cho tín đồ. Đi chùa để nghe pháp, nhớ lời Phật dạy về đạo đức làm người để sống toàn thiện. Nếu một người nghe lời Phật dạy, luôn luôn sống toàn thiện, thì phước lộc đầy đủ, cần gì phải đi chùa cầu phước, cầu lợi? Nếu đi chùa quanh năm, hoặc nhân ngày rằm tháng giêng đến lễ Phật, cầu chư Phật ban phúc ban lộc mà chẳng làm một điều lành, luôn luôn làm khổ mình, khổ người, không hề tu tập nhẫn nhục, tùy thuận, vui lòng, lúc nào cũng có phiền não sân hận, bất toại nguyện, v.v... thì có ích lợi gì?

    Có Phật nào ban cho phúc lộc hay không? Đụng việc gì cũng làm to ra, la lối om xòm, chửi làng, mắng xóm, cuộc sống lúc nào cũng bỏn xẻn, ích kỷ, không hề giúp đỡ người bất hạnh thì dù có lạy Phật đến sói đầu, cầu phước, cầu lộc cũng chẳng có được chút nào. Đó là một việc làm mê tín, mơ hồ, phi đạo đức, không có thánh thần, chư Phật, chư Bồ Tát nào ban phước, ban lộc cho quý vị ấy được, vì những việc ban phước ban lộc như vậy, không đúng đạo đức công bằng và công lý.

    Cầu phúc cầu lợi không bằng sống đúng đạo đức nhân quả. Không làm khổ mình khổ người thì cuộc sống sẽ có phước báo đầy đủ; đó chính là hành động đối xử với nhau biết nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng với mọi người.

    Cầu phúc cầu lợi là một việc làm mê tín trừu tượng, ảo mộng. Vì chẳng có ai ban phước ban lộc cho mình, mà chỉ có chínhmình làm được những hành động thiện; thân, miệng, ý không làm khổ mình khổ người. Đó sẽ là sự ban phước, ban lộc cho mình cụ thể, thiết thực và rõ ràng.

    Đi chùa cầu phước, cầu lộc là việc làm thiếu trí tuệ. Nếu chúng ta làm ác, bỏn xẻn, ích kỷ, thì thử hỏi có ai dám đem phước lộc đến chúng ta chăng?

    Phước lộc không phải tự dưng mà đến với chúng ta. Nó đến với chúng ta bằng tâm niệm tốt của chúng ta, do chúng ta biết thương người, biết giúp đỡ người trong cảnh bất hạnh tai ương, biết ban phúc ban lộc cho người gặp cảnh khó khăn.

    Phước lộc đến với chúng ta phải đến với sự công bằng và công lý. Nếu ta làm xấu ác, chẳng giúp người trong cảnh khổ nạn thì khi chúng ta gặp khổ nạn chẳng có thần thánh hay ai giúp chúng ta được, và chẳng bao giờ có phước lộc đến với chúng ta được. Nếu chúng ta có ban phước lộc cho người thì phước lộc mới đến với chúng ta, chẳng cần cầu khẩn gì cả. Thế nên Đức Phật đứng trong góc độ đạo đức nhân quả mà dạy chúng ta tu hành. Đầu năm đi chùa, lễ bái, cầu phúc, xin lộc chẳng được phước lộc mà còn bị kẻ khác lừa đảo, lường gạt, tiền mất tật mang. Đầu năm đi chùa lễ bái cầu phúc xin lộc để rồi trở thành những tín đồ Phật Giáo mê tín dị đoan, lạc hậu, bị người đời cười chê là những Phật tử ngu si, mê muội.

    Đầu năm đến chùa xin được đảnh lễ bậc chân tu giới đức, để học hỏi những đứchạnh của người thì đó là phước là lộc. Người chân tu hướng dẫn và chỉ dạy cho mình những hành động sống để được phúc lộc an vui thanh thản và hạnh phúc. Đầu năm đi chùa cầu phúc xin lộc như vậy mới là chân chánh vì ích lợi thiết thực cho mình, cho người, cho xã hội và cho đất nước quê hương.

    Tóm lại, đi chùa lễ bái cầu phúc xin lộc là hành động mê tín dị đoan, thiếu đạo đức, thiếu trí tuệ, là ngu si mê mờ. Đi chùa lễ bái bậc chân tu, xin dạy đạo đức làm người không làm khổ mình, khổ người là chân chánh, không mê tín lạc hậu. Đó là người cư sĩ đệ tử Phật thông minh và trí tuệ, tìm học những điều phúc lộc chân chánh, cụ thể, thực tế, không mơ hồ, trừu tượng.....
    (Trích Đường Về Xứ Phật tập VII)

  10. #10
    Member
    Join Date
    Jan 2011
    Posts
    67

    Default Re: Mê Tín Dân Gian

    HỐI LỘ PHẬT


    Hỏi: Kính thưa Thầy! Kiếp này mang tiền vào cúng Tam Bảo, cúng một đồng mong được mười đồng có phải không thưa Thầy? Đây có phải là hành động cúng dường Phật không? Đây có phải là tư tưởng bán buôn, hối lộ không thưa Thầy?

    Đáp: Những hướng dẫn trên đây cúng dường Tam Bảo đều do kinh sách Đại Thừa dạy, mà quý Thầy trong các chùa đều theo đó hướng dẫn Phật tử (tín đồ) cúng dường, chứ riêng quý Thầy không phải không biết giới luật của Phật đã ngăn cấm người cư sĩ không được cúng dường tiền bạc cho Phật và chúng Thánh Tăng, chỉ được quyền cúng dường thực phẩm mà thôi.

    Thời Đức Phật còn tại thế, Người sống đời phạm hạnh của một tu sĩ buông xả, nên Ngài đi khất thực (xin thực phẩm để sống) chứ không có xin tiền, bây giờ Ngài đã tịch rồi thì Phật tử lại đến chùa cúng dường Ngài tiền bạc, thì như vậy có đúng không? Lúc còn sống Ngài đã không nhận tiền bạc còn bây giờ Ngài đã chết lại nhận tiền bạc sao? Nếu những cư sĩ đem tiền cúng dường chư Phật, thì đó là hành động phỉ báng Phật, một hành động cúng dường như vậy không đúng chánh pháp, cúng dường sai pháp thì Đức Phật có chứng minh lòng cúng dường như vậy của quý vị không?

    Quý vị cúng sai, không đúng phạm hạnh của người tu sĩ thì Ngài làm sao nhận lòng của quý vị được? Cúng dường như vậy làm cho Phật Giáo suy đồi. Tội ấy về ai?

    Cúng dường như vậy quý vị xem ông Phật như ông thần ăn hối lộ.
    Cúng một đồng nhờ Tam Bảo gia hộ cho quý vị làm ăn được mười đồng. Người Phật tử cúng dường như vậy là xem Phật Giáo chẳng ra gì. Nếu không quá đáng thì bảo rằng quý vị không phải đệ tử của Phật, vì đệ tử của Phật phải hiểu Phật. Chẳng qua quý vị là đệ tử của ngoại đạo, của Đại Thừa Giáo của Bà La Môn, nên mới cúng dường Phật và chúng Tăng như vậy.

    Đến với Phật Giáo để làm gì? Để học cách hối lộ cho thần thánh. Ông Phật thời bây giờ giống như Thần trong miếu, ông quan ăn hối lộ. Làm quan ăn hối lộ dân chúng xem chẳng ra gì. Phật ăn hối lộ còn nghĩa lý gì là ông Phật nữa.

    Cách thức cúng dường tiền bạc nhờ Tam Bảo gia hộ cho tai qua nạn khỏi, nhìn cảnh tượng này chúng tôi thật đau lòng cho Phật Giáo ngày nay. Thế mà chùa nào hiện giờ cũng có thùng phước sương để nhận tiền cúng dường, chùa bây giờ giống như miễu Bà Chúa Xứ. Nhìn hiện tượng này chúng tôi chẳng biết nóilàm sao bây giờ. Phật Giáo hay là ngoại đạo?

    Tóm lại, đây là cách thức cúng dường không đúng chánh pháp của Phật mà đúng theo giáo pháp của ngoại đạo.

    Nếu là người tín đồ chân chánh của Đạo Phật khi cúng dường Tam Bảo thì nên cúng dường thực phẩm, để giúp cho các vị tu hành sống ngày một bữa ăn, để giữ gìn đúng phạm hạnh, không cất giấu tiền bạc.

    Bởi vậy, cái sai của Đạo Phật cũng chính quý Thầy, vì tham tiền dạy cho người tín đồ cúng dường sai pháp. Cúng dường sai và cũng chính các ông Thầy ham tiền, ham bạc nên làm thinh, để nhận tiền một cách phi giới luật. Các quý Thầy chỉ là kẻ phàm phu tục tử mang lớp áo tu sĩ, chất chứa tiền bạc, trở thành phú ông hơn là một người tu sĩ chân chánh tu hành.

    Biết cúng dường tiền bạc Tam Bảo là sai, thì từ đây về sau quý Phật tử đừng làm sai nữa. Cúng dường sai pháp đã không được phước mà còn thêm tội với Tam Bảo mà còn tiếp tay cho ngoại đạo diệt Phật Giáo nhanh chóng. Tội ấy về phía Phật tử phải gánh chịu.
    (Trích Đường Về Xứ Phật tập VII)


    LÀM CHÙA, TÔ TƯỢNG, ĐÚC CHUÔNG



    Hỏi: Kính thưa Thầy! Người đời truyền thuyết cho nhau làm thiện có ba việc, làm chùa, tô tượng, đúc chuông, ba việc này làm được thì công đức thật là vô biên vô lượng. Thưa Thầy có đúng không?

    Đáp: Đây không phải là truyền thuyết của người đời mà là kinh sách nhân quả của Đại Thừa do Thượng tọa Thiền Tâm đã dịch ra Việt ngữ. Ca ngợi ba việc làm có công đức và phước báo lớn, đó là làm chùa, tô tượng, đúc chuông.

    Nói về làm chùa, tô tượng, đúc chuông, thì ngay thời Đức Phật còn tại thế. Tịnh Xá Trúc Lâm không phải là một nhà vua xây cất cúng dường Đức Phật sao? Thế mà ông chết đói trong ngục, đó là vua Bình Sa Vương.

    Vua Lương Võ Đế cất 72 kiểu chùa tô tượng, đúc chuông đầy đủ, thế mà ông bị giặc Hầu Nhân Bảo giết. Trên là một nhà vua Ấn Độ và dưới là một nhà vua Trung Hoa. Còn ở Việt Nam thì Nhà Lý đã xây dựng bao nhiêu chùa, tạc bao nhiêu tượng, đúc bao nhiêu chuông, thế mà dòng tôn thất nhà Lý bị chôn sống. Thời nhà Trần là thời vàng son nhất của Phật Giáo Việt Nam dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử cũng xuất phát từ đó. Thế mà, nhà vua cuối cùng phải tự tử một cách đau thương và thê thảm. Như vậy kinh sách Đại Thừa đã từng kêu gọi mọi người làm chùa, tô tượng, đúc chuông thì sẽ được công đức vô lượng vô biên. Lịch sử từ Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam đã chứng minh sự lừa đảo của các nhà Đại Thừa quá rõ ràng.

    Nên trong kinh Nguyên Thủy Phật dạy, cúng dường bố thí cho đúng đối tượng thì mới có lợi ích, còn bố thí cúng dường sai thì cũng giống như đem hạt giống tốt trồng trên đất xấu (đất cằn cỗi) thì hạt giống hư mà chẳng lợi ích gì. nhiều khi còn phi đạo đức tạo duyên cho kẻ khác làm ác.

    Đức Phật còn dạy cúng dường tứ sự cho bậc chân tu giới đức nghiêm chỉnh, thiền định sâu mầu được nhiều công đức và phước báo nhưng không bằng giữ gìn năm giới.

    Rõ ràng Phật đã dạy như vậy là không lừa đảo gạt người, chỉ có phước báo lớn là ta phải tự làm thiện, sống thiện, ăn ở thiện thì phước báo vô lượng vô biên, tức là tạo nhân quả tốt thì hưởng phước báo, chứ không phải xây chùa, tô tượng, đúc chuông là phước báo lớn, đó là ta bị kẻ kinh doanh Phật Giáo lừa gạt.

    Ta cúng dường bậc chân tu giới đức nghiêm chỉnh là để duy trì Phật Giáo mãi mãi trên thế gian này. Vì Phật Giáo có duy trì thì có những hình ảnh bậc chân tu làm gương hạnh thiện pháp để ta noi theo sống và làm việc thiện, tạo nên một xã hội không có con người làm khổ cho nhau (giải thoát).

    Đế Thiên, Đế Thích là một ngôi chùa được liệt vào một kỳ quan trong bảy kỳ quan thế giới. Hiện giờ, người ta thấy kiến trúc đẹp đẽ của nó, chứ người ta đâu có nghĩ rằng bao nhiêu tiền của và mồ hôi xương máu của toàn dân nước Cămpuchia đã đổ vào bằng một sự cưỡng bức, ép buộc của nhà vua độc tài sùng đạo.

    Lẽ ra việc làm chùa, tô tượng, đúc chuông như nhà vua và dân chúng nước Cămpuchia thì công đức sẽ vô lượng vô biên. Có đâu dân tộc này lại diệt chủng gần hết và nghèo nàn, lạc hậu, hung ác như thế này.

    Thời gian sẽ xác chứng được lời nói của Thầy về các pháp môn lừa đảo của các tông phái Đại Thừa hay không lừa đảo. Chúng ta cũng sẽ thấy rõ ràng. Hãy tin tưởng và chờ đợi, nếu bây giờ chúng ta chưa đủ điều kiện để tin lời Thầy đã nói.
    (Trích Đường Về Xứ Phật tập VII)

  11. #11
    Member
    Join Date
    Jan 2011
    Posts
    67

    Default Re: Mê Tín Dân Gian

    SỐNG DẦU ĐÈN CHẾT KÈN TRỐNG


    Hỏi: Kính thưa Thầy, lúc nhà có người chết, phải mời trống kèn đến, thổi kèn và đánh trống ầm ĩ, linh đình làm cho người chết, lẫn người sống quên đi sự đau buồn kẻ ở người đi, tục ngữ có câu, “sống dầu đèn, chết kèn trống”.
    Thưa Thầy, lại có người bảo: “Thổi kèn trống gọi ma về rủ vong đi”, như vậy có đúng không thưa Thầy?

    Đáp: Trong kinh sách Nguyên Thủy của đạo Phật không có dạy điều này thổi kèn đánh trống ầm ĩ, để quên đi sự đau buồn của cảnh tử biệt, sanh ly, kẻ ở người đi còn đang nóng hổi, đó là sự an ủi tinh thần của người còn sống thì đúng, còn rủ ma về gọi vong đi thì không đúng (mê tín). Nếu đứng về góc độ thế gian, thổi kèn đánh trống ầm ĩ để quên đi sự đau buồn kẻ mất người đi thì được tha thứ, còn rủ ma về gọi vong đi, thì không được tha thứ, đó là tưởng tri thuộc về mê tín, dị đoan.

    Theo đạo Phật đối với người chết là các duyên tan rã hết không còn tồn tại một vật gì, thì làm sao người chết có đau buồn? Chỉ có người còn sống thương nhớ, thấy mọi kỷ niệm của người chết còn lại thì lòng đau như muối xát.

    Theo tinh thần tự lực của Phật giáo, mọi người đều nên trang bị một sự hiểu biết thấu suốt các pháp thế gian trên hành tinh này, đều do duyên hợp tạo thành vạn vật, nên mọi vật đều bị luật vô thường chi phối, thường thay đổi di dịch nên có thành phải có hoại tức là có sanh thì có chết. Vì thế, con người sống trên thế gian này, không ai tránh khỏi điều đó (sanh tử). Người đệ tử của Phật đều phải chuẩn bị cho mình một tinh thần vững chắc, với một trí tuệ thông suốt lý nhân quả, để ứng dụng đối phó trực tiếp trước mọi cảnh tai ương, bệnh tật, gian nan, hiểm nguy không hề sợ hãi, sờn lòng; trước cảnh ly tan hoặc sum họp cũng chẳng buồn cũng chẳng vui; trước cảnh tử biệt sanh ly, cũng chẳng thương khóc nức nở. Với trí tuệ nhân quả của đạo Phật, mọi sự việc trên đời này xảy ra trước mắt họ, họ đều thấy rõ ràng “Các pháp là vô thường, nay còn mai mất là lẽ đương nhiên của các pháp duyên hợp”.

    Vì đã chuẩn bị tinh thần vững chắc với sức định tỉnh và trí tuệ nhân quả, cuộc sống thường ở trong chánh niệm (niệm thiện), người đệ tử của Phật thản nhiên trước mọi cảnh huống, nên không làm khổ mình, khổ người, thì có đâu trước cảnh sanh ly, tử biệt lại cần gì đến trống kèn ầm ĩ. Đám ma mà làm giống như đám hát, thật là một việc làm sai không đúng cách.

    Nếu chúng ta là những đứa con hiếu tử, thì làm sao mượn trống kèn làm vui cho được, khi mà mất cha mất mẹ, chúng ta nên giữ im lặng để hồi tưởng lại công ơn sanh thành dưỡng dục của mẹ cha. Mất cha mất mẹ có vui gì, mà đánh trống thổi kèn ca hát. Một người con hiếu được theo học đạo Phật, khi cha mẹ mất hoặc có người thân mất là một điều nhắc nhở rất lớn cho họ, phải làm sao? Bằng cách nào? Giúp cha mẹ hoặc những người thân của mình thoát vòng sanh tử luân hồi, chấm dứt sự khổ đau của kiếp người.

    Hiểu biết sự báo hiếu của đạo Phật, người con phải tu tập đạt được giải thoát cứu cánh, thì mới đủ đạo hạnh làm gương sáng và hướng dẫn cho cha mẹ tu hành theo giáo pháp và đường lối của đạo Phật, thì người con phải có một ý chí sắt đá, một nghị lực kiên cường, một lòng dũng cảm quả quyết, để thực hiện con đường của đạo Phật rốt ráo, để làm tròn bổn phận của người con hiếu, khi nhớ đến công ơn sanh thành của mẹ cha nuôi con lớn khôn rất là vất vả, như trời, như biển.
    Vì muốn nuôi con lớn khôn nên người, không thua kém ai, cha mẹ phải bao nhiêu lần làm điều ác, giờ đây đã trở thành nghiệp lực, nghiệp lực ấy theo vô minh tiếp tục tái sanh luân hồi, thọ biết bao nhiêu là thứ khổ đau của kiếp làm người, ngàn đời muôn kiếp chẳng bao giờ dứt.

    Khi đã hiểu rõ Phật pháp, như lời Phật đã dạy, trong nhà có người chết, chúng ta hãy làm lễ an táng đơn giản, không kèn, không trống, không thầy chùa tụng kinh, niệm Phật, cũng không ai hộ niệm cho ai cả, mà hãy giúp tay nhau với gia đình có người chết đồng lo chôn cất hoặc thiêu đốt càng sớm càng tốt, để lâu mùi hơi hôi thúi người chết làm mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường sống của con người. Khi trong nhà có người chết ta nên tổ chức đám ma âm thầm lặng lẽ, để hồi tưởng lại những công ơn, khi người còn sống.

    Việc ma chay cần phải bỏ bớt, đơn giản để người sống khỏi lo lắng nhiều, những việc cúng bái có tánh cách mê tín, dị đoan thì cần dẹp sạch, cốt sao cho giản dị nhất, khi đám tang xong không nợ nần ai hết. Tẩm liệm thây người chết đừng cột bó như đòn bánh Tết. Hãy để người chết nằm trong quan tài như người nằm ngủ, phủ vải lại nhẹ nhàng, đừng chèn nhét rơm rạ như ép dầu rồi đậy nấp áo quan lại một cách giản dị, tự nhiên v.v..

    Bạn bè, thân quyến đến phúng điếu chia buồn, chẳng nên làm ầm ĩ đánh trống thổi kèn làm mất vẻ trang nghiêm thanh tịnh không đúng cách đám ma, mà còn làm hao tốn tiền bạc vô ích.

    Một đám tang trong âm thầm lặng lẽ trang nghiêm có ý nghĩa của sự chết hơn là một đám tang ầm ĩ kèn trống, tiếng hò hét tụng niệm giọng cao, giọng thấp trầm bổng như ca ngâm vịnh hát. Thể hiện những điều này không đúng cách đám ma, mà là một đám hát, một trò chơi của những người không có sự ưu sầu.

    Vì người chết không thể sống lại được, dù để bao lâu cũng không sống, tốt hơn ta nên an táng sớm chừng nào tốt chừng nấy, để giữ vệ sinh chung cho mọi người nhất là những người thân trong gia đình, và còn lo những việc khác nữa.

    Phật dạy: thân người bất tịnh hôi thúi, do bốn đại: đất, nước, gió, lửa hợp thành nên khi chết đất, nước, gió, lửa tan rã, đất trở về đất, nước trở về nước, gió trở về gió, lửa trở về lửa, thọ, tưởng, hành, thức thì tan biến theo nghiệp lực nhân quả, người chết chẳng còn một chút xíu nào cả.

    Thổi kèn đánh trống để gọi ma về rủ vong đi, thì những kẻ ca hát cũng thổi kèn đánh trống, sao ma không về dẫn linh hồn họ đi? Đó là một sự bịa đặt vô căn cứ, thiếu thực tế, chúng ta không chịu suy tư, nghe đâu tin đó, bảo sao làm vậy, thấy ai làm xu hướng làm theo, chẳng biết đó là bị kẻ khác lừa đảo.

    Khi đức Phật còn tại thế, Ngài cảnh giác các đệ tử của mình, thậm chí ngay lời Phật dạy, Ngài còn bảo: “Đừng tin lời ta nói, mà hãy suy nghiệm lời ta nói có lợi ích thiết thực cụ thể hay không, rồi hãy tin”.

    Thật ra từ ngàn xưa đến giờ, Tổ tiên của chúng ta, đã để lại cho chúng ta một gia tài trong đó sự mê tín chiếm một nửa, cũng chỉ vì cuôc sống, ngoài sự hiểu biết của con người, nên dùng tưởng mà tạo ra, bây giờ đã biến nó thành một truyền thống thế giới siêu hình thật sự, muốn bỏ nó hiện giờ đây đâu phải dễ. Lợi dụng lòng mê tín này, con người sản xuất ra tôn giáo, để dựng lên một thế giới mê tín siêu việt hơn, độc đáo hơn, tối thượng hơn, cao hơn các thế giới siêu hình khác, khiến cho con người với trí hữu hạn không thể hiểu rõ được nên đắm mê tập trung theo tôn giáo đó, trở thành một giáo phái có uy quyền có thế lực. Từ đó lớp mê tín cũ chưa bỏ lại chồng thêm một lớp mê tín mới, trên đầu và đôi vai phải đội, mang, cõng biết bao nhiêu thần linh, ma, quỷ rồi bây giờ phải đội thêm một ông Ngọc Hoàng, Thượng Đế, Tiên, Thánh, Chúa, Phật v.v..

    Bây giờ là thời đại khoa học hiện đại, dân trí con người đã nâng lên khá cao, thế mà giới trí thức hiện nay có kiến thức sâu rộng về khoa học vẫn bị thế giới siêu hình lừa đảo một cách đáng thương và đáng trách.

    Đạo Phật ra đời quyết đập tan phá sạch thế giới siêu hình, để đưa con người thoát ra khỏi vòng mê tín lẩn quẩn. Trong thời điểm của đức Phật, con người còn đang sống trong những bọ lạc, dân trí trình độ còn thấp kém, khó nâng cao sự hiểu biết, mặc dù giáo pháp của Ngài dạy rất rõ và xác định cụ thể về thế giới siêu hình, nhưng người ta vẫn không tin, nên sau khi Ngài tịch các đệ tử của Ngài nhất là những người tu chưa chứng đắc, họ đã thêm bớt vào giáo pháp của Ngài biến thành một giáo pháp mê tín và sản xuất ra có vô lượng cõi siêu hình.

    Bốn mươi chín năm thuyết pháp, thời gian quá ngắn, Ngài chưa kịp đập tan và phá sạch thế giới siêu hình thì Ngài lại thị tịch, để lại một sự nghiệp rất khoa học, một đạo đức tuyệt vời, mà không có vị đệ tử nào thừa kế. Ngài phải đành di chúc lại cho người sau: “Hãy lấy giáo pháp và giới luật của ta làm Thầy”.Nhưng giáo pháp và giới luật của người còn đó, người tu theo đạo Ngài thì chẳng tu theo, mà lại tu theo giáo pháp và giới luật của ngoại đạo. Bây giờ giáo pháp của Ngài đã trở thành giáo pháp mê tín, còn Ngài thì trở thành ông thần phò trợ ban phước lành cho chúng sanh. Chùa là nơi cúng bái, tụng niệm, cầu an, cầu siêu, cầu phước, cầu tự v.v.. ; chùa cũng là nơi tập ngồi thiền trị bệnh biến thiền định của Phật thành một thứ thiền dưỡng sinh trị và ngừa bệnh, thật là đau lòng.

    Mục đích của Ngài, là muốn con người hiểu thật sự, thật rõ cái thế giới mà con người đang sống, có đúng với sự hiểu biết của mình hay không? Hay là sự hiểu biết mơ hồ trừu tượng rồi tưởng ra, do sự hiểu biết không đúng đắn, nên con người lầm chấp sai lạc mà phải chịu khổ đau muôn vàn, cũng chính do sự lầm chấp thế giới hữu hình và thế giới siêu hình là thật có, do đó con người tạo biết bao nhiêu nhân ác để rồi gặt lấy quả khổ và tiếp tục mãi mãi luân hồi sanh tử.
    Bây giờ tất cả mọi người không riêng tín đồ Phật giáo, ai ai cũng cho những sự mê tín là của Phật Giáo, thật là đau lòng xót dạ, biết nói làm sao bây giờ, vì các bậc tôn túc Thầy Tổ của chúng ta đã làm như vậy. Đọc lại những bài kinh Nguyên Thủy, lời Phật năm xưa, khi hiểu ra, chúng ta phải rơi nước mắt. Tâm nguyện Ngài muốn đem lại cho loài người một sự hiểu biết chân thật, chỉ có sự hiểu biết chân thật, thì con người không còn khổ đau nữa và cũng chấm dứt luân hồi. Sự hiểu biết chân thật đó sẽ không còn bị ai lừa đảo lường gạt được về thế giới hữu hình và siêu hình nữa.

    Hồi tưởng lại cách đây 2548 năm có một con người vĩ đại, xuất hiện ra đời, chỉ vạch cho con người biết rõ rằng không có thế giới siêu hình thật sự, mà thế giới siêu hình chỉ là một thế giới tưởng của loài người mà thôi. Một số bài kinh trong tạng kinh Nguyên Thủy của Phật Giáo đã xác định rõ ràng như: Kinh Tứ Diệu Đế, kinh Thập Nhị Nhân Duyên, kinh Ngũ Uẩn, kinh Pháp Môn Căn Bản, v.v.. Trong những bài kinh này, lời nói của Đức Phật rất hùng hồn và cả quyết: “Thế giới siêu hình không có, chỉ có thế giới tưởng mà thôi”.

    Tại sao trong tạng kinh Nguyên Thủy lại có những bài kinh nói về thế giới siêu hình? Đức Phật nói về thế giới siêu hình, 33 cõi trời, cõi địa ngục, chư Thiên và ngạ quỷ, là nói đến cảnh giới tưởng của con người, chứ Ngài đâu có nói đó là cảnh thật. Vì thế Ngài xác định: “Tưởng tri chứ không phải là liễu tri”.
    Bây giờ, quý vị đã rõ rồi phải không? Vậy, từ đây quý vị còn mê tín nữa không? Còn tin theo kinh sách Đại Thừa nữa không?

    Nói thế, chứ đó là quyền của quý vị, tin hay không tin là ở quý vị, chứ không phải ở chúng tôi, chúng tôi chẳng có quyền và chẳng có trách nhiệm gì cả, trong vấn đề mê tín của quý vị.

    Mất tiền, mất của là mất tiền của quý vị, chứ chúng tôi chẳng có hao tốn gì cả, nói để cùng nhau suy ngẫm cuộc sống con người, đâu đúng, đâu sai, đâu tà, đâu chánh, đâu thật, đâu giả v.v..
    (Trích Đường Về Xứ Phật tập IV)

  12. #12
    Member
    Join Date
    Jan 2011
    Posts
    67

    Default Re: Mê Tín Dân Gian

    SÁT SANH SIÊU CỰC LẠC


    Hỏi: Kính thưa Thầy, lúc chết vào giờ xấu, cả gia đình lo cuống cuồng, nào là lễ bái, tụng kinh, trì chú thật nhiều để trừ khử giờ xấu đó. Suốt ba ngày đêm phải giết một trăm con gà, làm cỗ linh đình, mời cả làng đến ăn cỗ.

    Sát sanh làm cỗ như thế, tụng kinh trì chú, để chống giờ xấu đó, vong linh mới được siêu thoát và người trong gia đình mới được lợi lạc, bình an. Thưa Thầy, có được như vậy không ạ?

    Đáp: Theo tinh thần của đạo Phật, đời người sanh ra có tốt, xấu, phước báo hay tai nạn, đều do những hành động nhân quả của chính mình đã gây tạo ra, chứ không phải do ai ban phước, giáng họa cho mình mà cũng không phải vì tuổi tác xung khắc tốt, xấu hoặc ngày, tháng, năm tốt, xấu đem lại quả khổ cho mình.
    Bởi vậy đạo Phật xem giờ, ngày, năm, tháng không có xấu, tốt. Xấu tốt chính là hành động thân, miệng, ý của chính mình tạo ra.

    Tùy theo sự văn minh của mỗi dân tộc trên hành tinh này phát triển theo sự tiến hóa của môi trường sống. Lúc bấy giờ các nước dân tộc Châu Á triển khai theo luật âm dương, bát quái, ngũ hành, dựa vào đó biên soạn kinh Thái Ất Dịch Số mới có những ngày, giờ, tốt xấu để con người kiêng cữ biến thành một loại mê tín có sách vở, có nghiên cứu rất tinh vi, khiến cho mọi người có trình độ kiến thức cao như những nhà khoa học và bác học vẫn phải tin theo, không có một lý luận nào chống trái bắt bẻ, dù dựa vào khoa học cũng không bài bác, cho là mê tín được. Nhưng chúng ta phải biết đó là một loại mê tín của văn minh người xưa cổ có bài bản.

    Đối với đạo đức nhân bản - nhân quả, thì những văn minh này đã khiến cho con người duy trì và làm những điều phi đạo đức. Một người chuyên làm những điều ác đức, giết hại biết bao nhiêu con người khác và loài thú vật, vì tư lợi cá nhân của mình, vì chiếc ngai vàng của những nhà vua độc tài.

    Nếu xem ngày giờ tốt, xấu trong mọi việc làm mà đạt được như ý nguyện, thì những người giàu có và các quan, vua chúa sẽ không bao giờ có tai nạn, bệnh tật, tử vong, mất nước v.v..

    Nếu xem ngày, giờ, tốt, xấu trong mọi việc làm, mà đạt được như ý nguyện, thì con người trên hành tinh này sẽ trở thành những ác thú hung dữ. Tàn sát lẫn nhau mà không gớm tay.

    Ví dụ: Một người ăn trộm hoặc ăn cướp, giết người cướp của, chỉ cần đi xem ngày, giờ tốt xấu, rồi đi ăn trộm, ăn cướp sẽ không bị bắt và không bị tù tội, thì thử hỏi con người trên thế gian này, làm sao còn sống được nữa vì nạn trộm cướp. Do vậy chúng ta biết đó là một loại mê tín có sách vở, từ loại mê tín có sách vở này, mới sản xuất ra các loại sách bói khoa, chiêm tinh, tiên tri v.v..
    Phật giáo ra đời không chấp nhận những điều mê tín phi đạo đức này, vì đạo Phật xây dựng giáo lý của mình trên một nền tảng đạo đức nhân bản – nhân quả công bằng và công lý. Một đạo đức không giai cấp, không quân tử, không anh hùng cá nhân, chỉ biết sống bình đẳng với mọi con người và thương yêu tất cả chúng sanh, không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh, đó là một đạo đức công bằng nhất trên hành tinh này. Nếu mọi người đều thực hiện và áp dụng vào đời sống hằng ngày thì hành tinh này là một cõi Thiên Đàng của loài người.

    Nếu đạo đức này được áp dụng vào đời sống của loài người, thì thế giới siêu hình không còn có nữa, những kinh sách xem ngày, giờ tốt, xấu và những loại sách bói khoa chiêm tinh tiên tri sẽ bị đốt sạch, vì con người không ai còn tin nữa.
    Ngày, giờ, năm, tháng không có tốt, xấu; tốt, xấu là do con người đặt ra để kiêng cữ thế này thế khác, nhưng kiêng cữ có tránh được tai qua, nạn khỏi, bệnh tật tiêu trừ hay không?

    Chắc là không rồi, nhưng tại sao người ta lại tin? Người ta tin chỉ vì không hiểu rõ, còn mờ mịt, u tối, vô minh không thấy đó là những điều phi đạo đức, làm lợi cho mình mà hại biết bao nhiêu người khác.

    Sanh ra làm người, là do từ nhân quả, sống trong môi trường nhân quả, chung đụng với các pháp nhân quả, nên luôn phải có những hành động nhân quả để đối phó xử sự mọi sự việc trong thiện pháp, để biến cảnh sống “Địa Ngục” thành “Thiên Đàng”, muốn được vậy con người phải thông suốt luật nhân quả. Có thân này là thân nhân quả, thân nhân quả là vô thường, biến dịch thay đổi, thì có ai tránh khỏi bệnh tật, tai ương trong môi trường nhân quả này không?

    Nếu biết rằng không ai tránh khỏi luật nhân quả, sao lại còn bày chi luật âm dương dịch số, xem ngày, giờ tốt, xấu, tuổi tác, vận mạng, để lừa đảo, lường gạt người khác một cách vô đạo đức như vậy?

    Rút ra từ kinh nghiệm bản thân của cuộc sống, mỗi người làm điều gì đều phải xem tuổi tác và ngày, giờ tốt, xấu, nhưng mấy ai đã đạt được kết quả tốt đẹp hoàn toàn bao giờ chưa? Có ai đã xem tuổi tác và ngày, giờ tốt, mà không xảy ra bệnh tật, tai nạn chưa?

    Nếu xét cho kỹ, sự được, mất là do hành động nhân quả thiện, ác của mình, chứ không phải do tuổi tác ngày giờ tốt, xấu. Đây cũng là một trò tưởng giải của loài người tự gạt, tự dối mình, tự lừa đảo mình mà không hay, không biết, nên người ta bảo rằng: “Đây cũng là một văn minh của người xưa”, nào ngờ trí hữu hạn của con người không giải quyết được những điều không hiểu, mà lại đầy ắp tâm tham vọng, mong cầu, ao ước một cuộc sống trên hết mọi người không có ai bằng mình được về mọi mặt.

    Vì thế, với tâm tham vọng đó, con người tưởng giải ra các pháp mê tín, để an ủi tinh thần mình trong hy vọng về tương lai, tạo cho con người có một cuộc sống ảo tưởng, nuôi hy vọng lớn và nuôi bản ngã càng ngày, càng vĩ đại hơn.
    Những giáo pháp này đã đưa con người sống không thật với chính họ và với mọi người. Cũng vì thế, đời người vốn sanh ra trong môi trường nhân quả đã đau khổ lại càng khổ đau hơn.

    Kinh sách mê tín lừa đảo người, đã biến thành một nghề sống cho những người lười biếng muốn “ngồi trong mát ăn bát vàng”, bằng cách lường gạt người khác, chỉ có những người vô minh, mê mờ, thiếu đạo đức nhân quả, đầy lòng tham vọng thì mới tin theo.

    Người đệ tử chơn chánh của Phật giáo không bao giờ bị lường gạt, bởi họ được giáo dục và trang bị một “đạo đức nhân bản - nhân quả” rất đầy đủ mọi hành động không làm khổ mình, khổ người, còn những kẻ tự xưng là đệ tử của đức Phật được học tập giáo lý và nghiên cứu kinh sách Đại Thừa mê tín, phi đạo đức thì những tu sĩ này lại là những thầy xem ngày, giờ tốt, xấu; còn tín đồ cư sĩ Phật giáo thì lại mê tín, có điều gì thì đi xem tuổi tác ngày, giờ để tránh tai bay, vạ gió hơn những người không tôn giáo. Từ đó những gì mê tín, dị đoan, lạc hậu đều do trong nhà chùa bày vẽ ra. Cũng từ đó đạo Phật mất đi nền đạo đức nhân bản – nhân quả quý giá nhất của loài người.

    Đức Phật đã xác định: không có thế giới siêu hình, không có ai cứu khổ, cứu nạn cho ai, không có ngày, giờ tốt, xấu. Lời dạy bảo năm xưa của đức Phật còn vang mãi trong tai: “ Các con hãy tự thắp đuốc lên mà đi, Ta không cứu khổ các con được”, đây là lời di chúc cuối cùng của đức Phật trước khi Ngài sắp nhập diệt. Thế mà, kẻ nào đã dạy tụng kinh, trì chú, để trừ khử những giờ xấu đó hoặc cầu an, cầu siêu cho gia đạo bình an và linh hồn được siêu sanh Tịnh Độ? Kẻ đó dám phỉ báng đạo Phật như vậy, chuyện không có dám mạo nhận Phật dạy như vậy, thật là gan dạ, nhưng lần lượt người ta vẫn sẽ phát giác ra sự gian xảo đó, không thể che dấu mãi được.

    Lời dạy tụng kinh, trì chú trên đây, đối với Phật giáo là một điều phi đạo đức, phi Phật giáo. Người tín đồ Phật giáo chân chánh sẽ không chấp nhận những điều mê tín, trừu tượng, mơ hồ, không rõ ràng, thiếu thực tế. Chỉ có kẻ ngu si mới không biết đó là thế giới tưởng (thế giới do tưởng ấm tạo ra). Ngày, giờ tốt, xấu cũng do tưởng ấm tạo ra, dựa vào sự hoạt động luân hồi (tuần hoàn) của luật vô thường nhân quả để tiên đoán quá khứ, vị lai và hiện tại của kiếp sống con người, có khi đúng, cũng có khi sai. Đúng là nhờ tưởng ấm sử dụng không có thời gian và không gian, giao cảm được mọi sự kiện nghiệp lực của nhân quả cũ; còn không đúng là vì luật nhân quả di dịch thường hay thay đổi do hành động thiện ác của con người, khiến cho nghiệp lực nhân quả cũ được thay đổi liên tục theo không ngừng nghỉ. Do thế các nhà tiên tri, không thể nào tiên đoán trúng được 100%. Mặc dù kinh sách dịch số, chiêm tinh biên soạn rất công phu dựa vào luật âm dương, bát quái tính toán rất tinh vi, giống như khoa học. Nhưng nó không phải là khoa học, nó chỉ là khoa tưởng tri của con người dựng lên để giải quyết những tham ước vọng và giải quyết sự ngu dốt của con người. Càng giải quyết tham ước vọng, lại càng khổ đau hơn; càng giải quyết sự ngu dốt lại càng ngu dốt hơn, chỉ vì những điều được dựng lên, đều do tưởng tri tạo ra. Việc làm đó chỉ là một nguồn an ủi tinh thần, chẳng có gì ích lợi thiết thực cả, còn làm hao tài tốn của và công sức rất nhiều của con người.

    Khi sống làm những điều ác đức, đến khi chết nhằm vào giờ xấu, là để chỉ cho quả báo hiện tiền, cớ sao lại trốn chạy, tránh né bằng cách dựa vào thế giới tưởng để tụng kinh, trì chú cho tai qua, nạn khỏi. Đối với đạo Phật, những kẻ làm như vậy là những kẻ không đạo đức, đó không phải là đệ tử của Phật, mà là những kẻ hèn nhát tự làm khổ mình và làm khổ kẻ khác, đến khi gặp khổ lại trốn chạy, tránh né.

    Đứng trên lập trường nhân quả, đạo Phật dạy ta: khi ta làm một điều ác, điều ác đó đã trở thành quả, làm khổ cho ta, tức là ta phải thọ chịu lấy sự đau khổ ấy, chính ta đã vô minh làm điều khổ đau cho ta mà ta không biết. Ở đây, cần phải hiểu chính ta đã làm ác cho ta mà ta phải thọ lấy quả khổ đó, huống là ta làm khổ cho kẻ khác và cho tất cả loài chúng sanh thì ta phải gánh chịu chứ không trốn chạy.

    Làm một điều ác, khiến cho người khác và chúng sanh đau khổ, thì thời tiết nhân duyên đủ, luật nhân quả xử phạt công minh, không tư vị riêng ai, kẻ làm ác thì phải chịu lấy quả khổ, đừng hòng chạy chữa nơi đâu mà thoát khỏi, chỉ có vui vẻ nhận quả khổ đó với lòng hối hận, với những việc làm ác đã tạo khổ cho mình, cho người và cho chúng sanh, để sau này không còn làm ác nữa, thì sẽ chấm dứt quả khổ, chấm dứt quả khổ không phải do xem ngày tốt, xấu, hoặc trì chú, tụng niệm mà chính hành động làm thiện “không làm khổ mình, khổ người”.

    Người đệ tử của Phật, trước cảnh khổ, vui vẻ đón nhận lấy, không hề than thở, oán trách ai hết hoặc chạy chữa cúng bái, cầu khẩn, van xin, cũng không đi xem ngày tốt, xấu để tránh quả khổ đó, mà đón lấy với sự hân hoan để tư duy những điều ác của mình đã làm qua, rút ra những điều đó để tránh hiện tại không làm điều ác nữa. Đó mới chính là những điều Phật dạy chân chánh, con người đối xử với con người, con người đối xử với tất cả chúng sanh, để thế gian này là Cực Lạc, Thiên Đàng.

    Dạy trì chú, tụng kinh, cầu cúng để tai qua, nạn khỏi, dạy xem ngày tốt, xấu để mang đến phước báo, tài lộc đầy nhà. Đó là một giáo pháp phi đạo đức, phi nhân quả, không thấu suốt lý nhân quả nên dạy những điều bất công, ngồi không mà muốn làm giàu; làm điều ác mà muốn tránh quả khổ. Đó là kinh sách lừa đảo, lường gạt người khác có bài bản, tạo ra những hình thức rất cụ thể, giống như khoa học hiện đại, để dễ bề lừa đảo người có học thức. Sự lừa đảo này chỉ lừa đảo với những người thiếu đạo đức nhân quả. Người có đạo đức không bao giờ chấp nhận và làm theo lời dạy trong kinh sách này.

    Nghề xem ngày, giờ tốt, xấu và chiêm tinh, bói khoa hiện giờ cũng rất thịnh hành, không những với người ngu dốt mê tín mà còn với những người có trình độ học thức vẫn bị lừa đảo. Chỉ riêng đối với những người tu sĩ đạo Phật chân chánh tu tập “giới, định, tuệ”, thì không bị lừa đảo, còn ngoài ra phải nói là tất cả mọi người, không tránh khỏi loại kinh sách này.

    Dạy sát sanh 100 con gà, làm cỗ linh đình, cúng tế, mời cả làng đến dự tiệc, để trừ khử cái giờ chết xấu đó. Khi chết vào giờ xấu, chứng tỏ người này lúc còn sanh tiền đã làm những điều ác đức, tạo khổ người, khổ chúng sanh. Muốn chuyển quả khổ đó, mà lại giết thêm 100 con gà, tức là tạo thêm một trăm cái khổ nữa, quả khổ chồng thêm 100 quả khổ khác nữa, thì làm sao gọi là trừ khử giờ xấu đó, để vong linh được lợi lạc. Xét cho tận cùng, đó là một điều dạy ác đức, không thể giải khổ cho người chết được, vô tình thiếu trí tuệ, phán xét bị lường gạt làm điều ác, đoản mạng chúng sanh, do đó sự vô tình này lại tạo thêm tội khổ cho vong linh và còn phải đọa nhiều kiếp khổ đau nữa.

    Đứng trên góc độ nhân quả, hễ làm một điều ác thì phải mang lấy một quả khổ, càng làm bao nhiêu điều ác, thì chồng lên bấy nhiêu quả khổ, phải chịu lấy, không thể xem ngày, giờ tốt, xấu mà tránh được, cũng không thể cầu cứu với ai, mà cứu khổ được.

    Nhưng, cuộc sống hằng ngày cứ làm thiện, đừng làm khổ mình khổ người, cảnh giác từng hành động thân, miệng, ý luôn thanh tịnh, thì chuyển tất cả quả khổ ở quá khứ, mang lại hạnh phúc an vui cho mình cho người trong cuộc sống hiện tại, mà chẳng cần xem ngày giờ tốt xấu, muốn làm điều gì, thì ngày giờ nào cũng tốt, cũng lành, cũng chẳng cầu cúng ai hết, cũng chẳng tụng kinh, trì chú gì cả. Đó chính là những điều Phật dạy, các Phật tử cần nên ghi nhớ, dù đệ tử cư sĩ hay tu sĩ cũng phải ghi khắc trong lòng, đừng nghe theo tà thuyết ngoại đạo, làm những điều phi đạo đức nhân quả, không xứng đáng là đệ tử của Phật. Phải quyết tâm, chặn đứng những hành động lừa đảo, gạt người và thẳng tay đốt sạch những kinh sách mê tín, trừu tượng phi đạo đức, để tránh sự hao tài, tốn của, của đồng bào Phật tử cả nước và mọi người trên thế giới. Luôn luôn phải sống đúng đạo lý nhân quả, thiện ác phân minh rõ ràng, để đem lại mình vui, người khác vui. Đó là chân giải thoát của đạo Phật.

    Người giữ gìn và sống đúng đạo đức nhân quả như vậy, thì đó chính là dệ tử chân chánh của đức Phật, sống một đời sống trầm lặng, thanh thản, an lạc và yên vui cho mình cho người.
    (Trích Đường Về Xứ Phật tập IV)

  13. #13
    Member
    Join Date
    Jan 2011
    Posts
    67

    Default Re: Mê Tín Dân Gian

    CHIẾC ÁO KHÔNG CHE ĐƯỢC MẮT THÁNH

    Hỏi:Kính thưa Thầy, lúc sống không tu tập trau dồi thiện pháp, không sửa tâmtánh, những thói hư tật xấu, sống không nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả, luôn luôn tạo khổ cho mình và cho người khác. Đến khi chết, mặc áo lục thù, áo hải hội có tác dụng gì không?

    Đáp: Kinh sách Đại Thừa thường soạn viết ra những điều phi đạo đức, sống làm điều ác, gian tham, tật đố, háo danh, tham của cải, tài sản, đủ mọi mánh khóe, thủ đoạn, giết người, cướp của, hại mạng chúng sanh, chẳng chút lòng lành, chẳng biết thương xót ai hết, chỉ biết có mình là trên hết. Đến khi chết chỉ cần mặc áo lục thù hoặc áo hải hội, đi xuống Diêm đình, không ai bắt tội, vì quỷ sứ, ngưu đầu, mã diện, ngục tốt đều biết đó là đệ tử của đức Phật nên vị tình tha thứ.

    Đó là một hình thức trong muôn ngàn hình thức lừa đảo, lường gạt tín đồ của kinh sách Đại Thừa, với những người còn nhẹ dạ non lòng, trình độ hiểu biết còn thấp kém, chịu ảnh hưởng sâu nặng những phong tục hủ lậu tập quán lâu đời, đã biến thành thói quen, nên có hữu sự chuyện gì, thì cứ theo lời dạy trong kinh sách đó mà làm, chẳng dám ném bỏ, dù biết đó là sai không đúng, nhưng không làm thì chịu không được, hoặc sợ mọi người lên án hay chê cười, bất hiếu, không thông kinh sách Thánh Hiền.

    Đối với đạo đức nhân quả, là một đạo luật rất công bằng và công lý. Giả thuyết nếu đức Phật có làm những tội ác mà đã đi xuống địa ngục dù có mặc một trăm chiếc y hai mươi lăm điều thì luật nhân quả cũng sẽ không tha tội ông, vẫn hành tội đúng như những người khác làm tội ác mà không có chút nào thiên vị.
    Cho nên, các cư sĩ đừng nghe theo kinh sách Đại Thừa, rồi chừng đó sẽ hối hận, ăn năn không kịp, đừng lấy vải thưa che mắt Thánh, đừng lấy chiếc áo đạo, che mắt luật nhân quả được hay sao!

    Hãy sống đúng luật nhân quả, đừng làm khổ mình khổ người, thì dù có sống trong cảnh giới nào, thì cũng được an vui, hạnh phúc, có chết đi về cõi nào thì cũng là cõi Cực Lạc, Thiên Đàng. Chẳng bao giờ biết sợ đọa địa ngục, và chẳng bao giờ có Diêm Vương bắt nạt, có ngục tốt la hét mắng chửi, nạt nộ, hành hạ v.v..

    Thời đại khoa học hiện đại, sự hiểu biết quá rõ ràng, đâu còn mê tín, lạc hậu như những ngày xưa, chết mà còn mặc những chiếc áo như vậy, đâu có tác dụng gì cả, chỉ làm một trò cười lố bịch cho thiên hạ. Bị kinh sách mê tín, lừa đảo mà không biết, thật là ngu si hết chỗ nói.
    (Trích Đường Về Xứ Phật tập IV)



    ÁO LỤC THÙ, ÁO HẢI HỘI


    Hỏi: Kính thưa Thầy, chúng con tâm còn hoảng loạn, trong lúc có người thân quyến ra đi, thật là lưu luyến kẻ ở người đi, lòng sầu bi, ũ dột. Lúc còn sống phải chuẩn bị mua sắm áo chết để mặc,“áo lục thù, áo hải hội” để khi chết mặc đi xuống địa ngục, quỷ sứ nhìn thấy, biết đó là đệ tử của nhà Phật, mà không hành án nặng, giảm khinh tội. Thưa Thầy, con chưa hiểu, xin Thầy chỉ dạy.

    Đáp: Đạo Phật cả quyết và xác định không có thế giới siêu hình, thì làm sao có linh hồn mặc áo hải hội, áo lục thù đi xuống địa ngục.

    Đạo Phật chỉ có một thế giới con người đang sống, là thế giới tưởng tri, con người đang lầm chấp cho đó là thế giới có thật sự, nên tạo biết bao nhiêu nhân quả bất thiện, để rồi cũng phải chịu sống với bao nhiêu quả khổ đau, vui ít, khổ nhiều, còn kẻ nào tạo những điều cực ác, thì phải thọ lấy cảnh sống toàn khổ, đó là địa ngục trần gian, chứ không có địa ngục nào khác nữa; còn kẻ nào làm toàn thiện, không làm khổ mình, khổ người thì kẻ ấy có một cuộc sống an vui, hạnh phúc, đó là cảnh giới của chư Thiên; còn kẻ nào cũng sống toàn thiện như trên, mà biết xa lìa tâm ham muốn (dục), không làm khổ mình, khổ người thì tâm hồn thường thanh thản, yên vui, an lạc và vô sự, đó là Niết Bàn tại thế gian.

    Đối với đạo Phật, cảnh Thiên Đàng, Địa Ngục và Niết Bàn đều ở tại thế gian không phải đi tìm nơi đâu xa cả.
    1- Làm ác chịu quả khổ, đó là địa ngục tại thế gian.
    2- Làm thiện hưởng phước báo an vui, hạnh phúc, tai qua nạn khỏi, sống cuộc đời đầy đủ, không thiếu hụt, muốn chi có nấy, đó là cảnh Thiên Đàng tại thế gian.
    3- Sống ly dục ly ác pháp, diệt ngã xả tâm, tâm hồn vô sự, thanh thản, trầm lặng, an lạc, đó là cảnh giới Niết Bàn tại thế gian.

    Áo lục thù và áo hải hội là của các thầy cúng và các thầy phù thủy, bày đặt chuyện ra để lừa đảo, lường gạt những người không hiểu giáo lý đạo Phật chơn chánh, họ dựa theo một số kinh sách mê tín của Đại Thừa, mà bảo với tín đồ, đó là lời Phật dạy: làm như vậy, cúng bái như vậy, sẽ có lợi ích và phước báo lớn.
    Làm gì có quỷ sứ, ngưu đầu mã diện; là gì có mười vua Diêm Vương ở cõi đại ngục hành hạ linh hồn tội nhân. Đó là sự giàu tưởng tượng của những văn viết tiểu thuyết thuộc loại hoang đường hư ảo như những tác giả kinh Địa Tạng, kinh Thập Vương, Tây Du Ký, Phong Thần, Hồi Dương Nhân Quả, Liêu Trai Chí Dị v.v…

    Trong kinh sách Nguyên Thủy của đạo Phật, có nói đến quỷ vô thường, quỷ la sát, là nói đến sự vô thường của thân tứ đại và các pháp ác, chứ không phải có con quỷ vô thường và con quỷ la sát thật sự, người đời không hiểu cho đó là có quỷ thật sự, ở cõi địa ngục Diêm La.

    Trong kinh Thập Vương của Đại Thừa diễn tả mười cảnh địa ngục, có mười vị vua Diêm La Vương, có quỉ sứ, có ngưu đầu, mã diện, có phán quan, v.v..
    Đó là một thế giới tưởng của Đại Thừa vẽ ra, để lừa đảo tín đồ, khiến cho tín đồ quá sợ hãi. Do sự sợ hãi đó mà quý thầy Đại Thừa bảo tín đồ làm sao thì làm vậy, không dám suy nghĩ đúng, sai những điều đã được dạy bảo, nên phải chịu hao tài tốn của rất nhiều về vấn đề cầu siêu, cúng vong, tiễn linh, trừ linh, trừ thần, v.v..
    (Trích Đường Về Xứ Phật tập IV)

  14. #14
    Member
    Join Date
    Jan 2011
    Posts
    67

    Default Re: Mê Tín Dân Gian

    XÁ LỢI


    Hỏi: Kính thưa Thầy, thế nào là xá lợi của một người tu chứng? Một vị tu chứng hoàn toàn khi bỏ xác thân có xá lợi hay không? Khi vị đó để lại xá lợi thì người giữ xá lợi có công đức hay phước báo gì?

    Đáp: Xá lợi là những mảnh xương được trà tỳ (thiêu đốt) còn sót lại.
    Người có tu thiền nhập được định, sau khi viên tịch, thân xác được đem trà tỳ (thiêu) những mảnh xương cháy, chảy ra đóng lại thành khối nhỏ hoặc những mảnh xương cháy không hết còn sót lại. Người không tu thiền định, khi chết đem thân xác thiêu đốt, những mảnh xương này cháy hết không còn sót, nhưng cũng có người còn sót lại rất nhiều mà chẳng tu thiền định gì cả.

    Người giữ xá lợi, giống như người giữ mồ mả không có công đức và phước báo chi hết. Nếu giữ xá lợi có công đức phước báo thì cần gì phải làm điều thiện. Luật nhân quả không chấp nhận điều này và như vậy thì không còn có công bằng, công lý.

    Muốn có công đức và phước báo thì phải tu Thập Thiện, làm tất cả những điều thiện, do hành động thiện mà hưởng được phước báo và công đức, chứ không phải giữ xá lợi mà có được phước báo. Giữ xá lợi của người chết, có nghĩa là ta biết ơn người đó cũng như thờ xá lợi vậy.

    Người ta xây tháp để thờ xá lợi của Phật, tức là để nhớ ơn Phật, đời đời chẳng quên. Ngày nay chúng ta còn có pháp môn tu tập làm chủ sanh, già, bệnh, chết chấm dứt tái sanh luân hồi, ra khỏi cuộc đời đầy đau khổ, thì ơn nghĩa đó làm sao chúng ta quên được, nên đâu đâu cũng đều có cất chùa thờ tượng Phật. Đó là thầm tưởng nhớ công ơn của Người.
    (Trích Đường Về Xứ Phật tập IV)


    XÁ LỢI CÓ PHẢI DO TU THIỀN KHÔNG?



    Hỏi: Kính bạch Thầy, sau đây chúng con có một vài thắc mắc, cúi xin Thầy và cô Út từ bi xót thương và chỉ dạy cho chúng con dứt những điều nghi và an tâm tu tập: 1/ Xá Lợi có nhất thiết là kết quả tất yếu của người tu thiền hay không? Có một cư sĩ là cựu sĩ quan VNCH xuất gia, tu hành được vài năm (chưa hẳn là tu thiền hoàn toàn), tên là Thầy Minh Đạt, khi chết thiêu xác thì người ta bảo Thầy ấy có xá lợi rất đẹp. Đệ tử của HT Tuyên Hóa chụp nhiều ảnh cho thấy HT có quá nhiều xá lợi, từ những cục to nhỏ, đến các mảnh xương dẹp hình răng cưa thật to. Chúng con có cảm tưởng là người ta cố tình thiêu chưa hết hoàn toàn nên mới có nhiều mảnh xương như vậy. Chúng con nhớ đã đọc hay nghe các Thầy ngày xưa dạy rằng: “xá lợi là kết tinh của người đồng ấu xuất gia. Nó là tinh, là tủy của người tu hành chân chánh”. Xin Thầy từ bi chỉ dạy.


    Đáp: Trong kinh Nguyên Thủy đức Phật không bao giờ ca ngợi tán thán xá lợi hay là để lại nhục thân hoặc cho rằng do công đức tu hành thiền như thế này, như thế kia mới có xá lợi hay nhập định để lại nhục thân, chỉ có dạy ông A Nan, khi đức Phật tịch lấy những mảnh xương vụn đốt cháy còn sót (Xá lợi)* lại xây tháp mà thờ: “Này A Nan, khi trà tỳ xong, nhặt lấy những mảnh xương vụn dựng tháp treo phan, tại ngã tư đường, để những người đi ngang qua trông thấy tháp Phật mà tưởng nhớ đức Như Lai đã dùng chánh pháp giáo hóa chúng sanh, ngõ hầu sống được phước lợi, thác được sanh Thiên”.


    Lời dạy trên đây là cách thức để chúng ta nhớ ơn Phật, nhớ đến ơn Phật là phải thực hiện những lời Ngài dạy để có lợi ích trong cuộc sống hiện tại, nhưng đến khi chết cũng được sanh vào cõi thiện hưởng được sự an vui. Xá lợi là một danh từ cung kính tôn trọng nắm xương tàn của đức Phật, chứ không có nghĩa lý gì về sự tu tập thiền định kết tinh lại thành.


    Các Tổ sau này đã tự vẽ ra lừa đảo lường gạt tín đồ: “Xá lợi là kết tinh của người đồng ấu xuất gia, nó là tinh, là tủy của người tu hành chân chánh, của những người nhập được thiền định”. Lời dạy này rất sai vì đức Phật đâu phải là đồng ấu xuất gia mà khi trà tỳ xá lợi quá nhiều đem chia cho tám nước, còn bảo rằng do tu thiền kết tinh lại thành xá lợi, thì lại còn sai hơn nữa, có nhiều người không tu thiền, thiêu xác vẫn có xá lợi. Đức Phật đã chẳng bảo: “Thân người là những chất bất tịnh do bốn đại: đất, nước gió, lửa hòa hợp mà thành”, thì có cái gì gọi là kết tinh, kết tủy để thành xá lợi, dù có kết tinh kết tủy như thế nào thì nó cũng chỉ là vật vô thường, bất tịnh có gì cho chúng ta quý trọng. Vậy mà các Tổ dựng lên do “Công phu tu hành kết tinh mà có” theo kiểu tưởng của thiền Tiên đạo luyện tinh, khí, thần.


    Đạo Phật không có loại thiền lừa đảo đó, vì xá lợi là những vật vô thường bất tịnh đó chẳng có ích lợi gì cho con người trên hành tinh này. Đạo Phật vốn quý trọng ở chỗ đạo đức không làm khổ mình khổ người (giải thoát) chứ không phải quý trọng chỗ thân trường thọ bất tử hoặc tu luyện như thế nào, đến khi chết để lại nhục thân không hoại diệt, như bộ xương khô hoặc để lại xá lợi rất nhiều thì như vậy mới gọi là người đắc thiền, đắc đạo. Đức Phật không có tuyên bố điều này. Thiền đạo này không lợi ích thiết thực, cho con người mà chỉ là một trò lừa đảo để làm tiền thiên hạ với những ai quá tin mù quáng.

    * Xá lợi là những mảnh xương thiêu cháy không hết còn sót lại, người đời sau vì kính trọng những mảnh xương của Phật nên gọi là xá lợi cho có vẻ tôn trọng và cung kính, chứ nó là một chất bẩn thỉu uế trược, bất tịnh của thân tứ đại.
    Người ở đời thấy ai tu hành có thần thông pháp thuật hoặc để lại nhục thân hoặc để lại nhiều xá lợi là cho chứng đạo, chứng thiền, thiền đạo đó là những thứ thiền không đúng của đạo Phật, thiền đạo của đạo Phật sống không làm khổ mình khổ người, tâm hồn luôn luôn bất động trước các pháp và các cảm thọ, nên thường ở trong trạng thái thanh thản, an lạc và vô sự mà đức Phật gọi là nhập Bất Động Tâm Định.


    Bất Động Tâm Định là một trạng thái Diệt Đế trong Tứ Diệu Đế tức là Niết Bàn, đến khi đức Phật diệt độ Ngài xuất Tứ Thiền và nhập vào trạng thái bất động tâm này. Đây là một trạng thái khi sống tu hành xong cũng như lúc chết đức Phật đều an trú trong đó, một trạng thái thực tế và cụ thể không mơ hồ chút nào, cho nên Tứ Diệu Đế gọi là bốn chân lý của đạo Phật thật là xứng đáng chân lý của loài người, một chân lý mà lúc sống cũng như chết người ta đều cũng tìm được hạnh phúc ở nơi đó và nơi đó là nơi toàn là mùa Xuân vĩnh cửu an lạc, yên vui.


    Những bộ xương khô và xá lợi dù có để lại hay không có để lại thì nó cũng chỉ là một di tích lịch sử của những ai đã làm lợi ích cho nhân loại, nhìn thấy những di tích này hay không thấy con người vẫn mãi biết ơn và luôn luôn tỏ lòng cung kính, tôn trọng, còn những bộ xương khô và xá lợi của những ai làm hại nhân loại để lại bao nhiêu kinh sách dạy con người những điều mê tín, phi đạo đức, lừa đảo lường gạt từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này đến thế hệ khác, thì chúng ta xem như là những thứ bất tịnh, không xứng đáng cho chúng ta cung kính và tôn trọng.


    Cho nên người tu theo đạo Phật là tu theo đạo trí tuệ, đạo trí tuệ thì phải luôn luôn sống trong chánh kiến chứ không bao giờ sống trong tà kiến. Như đức Phật đã xác định “Trí Tuệ ở đâu là giới luật (đức hạnh) ở đó, đức hạnh ở đâu là trí tuệ ở đó. Đức hạnh làm thanh tịnh giới luật, giới luật làm thanh tịnh đức hạnh”. Còn những bộ xương khô và xá lợi là những điều lừa đảo và lường gạt người bằng cách thêu dệt cho rằng những thứ bất tịnh này là kết tinh của sự chứng thiền, chứng đạo do tu hành chân chánh mới có, đó là một điều điên đảo lừa đảo mà trong kinh sách Phật không có dạy như trên chúng tôi đã nói.


    Có một số người tu theo hạnh Bồ Tát thường cầu chư Phật gia hộ cho thế giới hòa bình và chúng sanh hết khổ. Những hành trì này chúng sanh có hết khổ đâu và thế giới có hòa bình chưa? Hay chỉ là một trò hà hơi rờ vuốt hết bệnh tức khắc nhưng rồi bệnh thiên hạ vẫn trở lại như thường, biết bao nhiêu ông thầy thuốc, thầy thuốc Nam, thầy thuốc Bắc, thầy thuốc Tây, thầy rờ, thầy vuốt, thầy nước lạnh, thầy nhịn ăn, thầy gạo lứt muối mè, thầy dùng khí công trị bệnh, thầy dùng nhân điện v.v... nhưng có bao giờ thế gian hết người bệnh không?


    Bồ Tát Quan Thế Âm cứu khổ cứu nạn chúng sanh, mà hiện giờ chúng sanh có hết khổ nạn bệnh tật hay không? Từ xưa đến giờ cái trò lừa đảo lường gạt người quá nhiều đủ mọi loại mánh khóe gian xảo bằng mọi hình thức tôn giáo, bằng các loại tưởng uẩn của con người. Chỉ vì chúng ta u mê không chịu sống trong đạo đức nhân bản – nhân quả làm người không làm khổ mình khổ người mà đức Phật đã dạy: “Trí tuệ đâu ở thì đức hạnh ở đó”.


    Chúng ta không sống trong đức hạnh làm người mà cứ chạy theo và dựa lưng vào những sự mê tín thế giới siêu hình, thần thánh gia hộ ông thầy này bà cốt nọ thì có bao giờ hết khổ đâu. Những điều như trên đã nói là những điều không đức hạnh thì chúng ta không nên tin, luật nhân quả là một đạo luật công bằng và công lý luôn luôn áp dụng cho loài người trên hành tinh này. Tai nạn bệnh tật khổ đau của loài người là do con người làm ra thì con người phải chịu lấy quả khổ do chính mình, chứ có Bồ Tát nào chịu thế cho ai được đâu và cũng không bao giờ cầu khẩn được cho ai cả, chỉ có con người sống đừng làm khổ mình khổ người thì bệnh tật tai nạn kia sẽ chấm dứt, cho nên có những người làm việc mê tín gọi là độ chúng sanh, còn dùng những danh từ rất kêu “cứu thế độ dân” lừa bịp thiên hạ làm như mình là Thánh Thần quá thương yêu chúng sanh “Bồ Tát bệnh vì chúng sanh bệnh”, mới nghe thì tưởng là có lòng thương yêu chúng sanh đệ nhất không còn ai hơn, nhưng không ngờ đó là một sự lừa đảo đệ nhất.


    Đến khi chết những hàng đệ tử khôn khéo này lại còn dùng những mảnh xương vụn bất tịnh để lừa cướp tiền của thiên hạ giữa ban ngày mà pháp luật không kết tội được. Khi còn sống các Thầy Tổ này dạy toàn là những pháp mê tín phi đạo đức, phi Phật giáo, đến khi chết thì học trò tiếp nối lừa đảo người làm giàu trên mồ hôi nước mắt của tín đồ.


    Đạo Phật nhìn các sắc pháp của thế gian là vô thường thì có sự kết tinh nào cũng đều là vô thường “Hữu sắc là hữu hoại”. Nên xá lợi đối với đạo Phật không có nghĩa lý gì cả, nó cũng chỉ là những vật bất tịnh tầm thường như những vật khác trong thế gian này. Những mảnh xương bẩn thỉu đó cho dù có kết tinh thành kim cương, ngọc bích thì đối với người tu theo đạo Phật lại càng tránh xa và cũng không cần tu những loại thiền định có sự kết tinh những vật quý giá như vậy, dù vật quý giá hoặc không quý giá thì đối với đạo Phật nó cũng là pháp vô thường. Những mảnh xương vụn đó chỉ nói lên được lòng cung kính, tôn trọng biết ơn của chúng ta đối với những người quá cố làm lợi ích cho loài người, chứ nó không phải là kết quả tất yếu của người tu thiền định.


    Xá lợi là một hiện tượng rất bình thường, vì thân người có những đặc tướng khác nhau; có người trong thân có nhiều chất vôi, khi chết đem thiêu xương cháy không hết nên còn lại rất nhiều, chứ không phải do tu mà có; có người trong thân ít chất vôi khi chết đem thiêu xương thịt cháy hết. Pháp môn của đạo Phật không có luyện tinh khí thần như ngoại đạo, mà chỉ có sống một đời sống ngăn ác diệt ác pháp để cho cuộc sống của mình được giải thoát mà không làm khổ mình khổ người, nhờ thế cuộc sống của mọi người ai ai cũng có một tâm hồn thanh thản, an lạc và vô sự.


    Còn thiền định của đạo Phật thì không có tu tập rèn luyện cơ thể bằng cách này bằng cách khác như thiền Yoga mà chỉ có dùng pháp hướng tịnh chỉ các hành trong thân để nhập các định làm chủ sự sống chết. Mục đích của đạo Phật rất rõ ràng là làm chủ sanh, già, bênh, chết chứ không có lừa đảo lường gạt người bằng những việc kỳ lạ tưởng tri như: “Nào là xá lợi kết tinh do sự tu hành chân chánh; nào là để lại nhục thân do nhập thiền định”. Trong khi chưa biết thiền định là như thế nào? Nhập định phải làm sao? Trước khi nhập định phải tu tập cái gì? Chứ đâu phải ngồi khoanh chân kiết già rồi ức chế tâm cho hết vọng tưởng, tức là không còn niệm thiện niệm ác mà cho đó là thiền định thì thật là vô minh, thật là thiếu hiểu biết, vì tu thiền định như vậy cho nên phải tưởng tri xá lợi và nhục thân khô đét như con khỉ khô là kết tinh của thiền định.


    Thiền định của các Tổ là một loại thiền định tưởng có nghĩa là các Tổ tưởng ra cho nó là thiền định chứ kỳ thực nó không phải là thiền định.Bởi vậy thiền định mà không có người tu hành chứng được thì người sau tưởng ra mà tu tập thành ra tu thiền tà, thiền ngoại đạo, may là kinh sách Nguyên Thủy của đức Phật còn ghi lại rõ ràng chứ nếu không thì biết đâu mà tu. Con người trên hành tinh này làm sao biết thiền biết định như thế nào, cho nên những điều lừa đảo lường gạt vô tình hay hữu ý của các Tổ, thì làm sao chúng ta biết được, vì thế chúng ta phải tin theo và rất quý trọng thường có dịp bỏ tiền ra đi chiêm bái xá lợi một cách mù quáng.


    Đối với thiền định của đạo Phật như nhập Diệt Thọ Tưởng Định, nhập Diệt Thọ Tưởng Định là tất cả các hành trong thân đều ngưng nghỉ toàn bộ như khẩu hành, thân hành, ý hành, cho nên thân và tâm bất động toàn bộ vì sức định này diệt các hành uẩn không còn rung động một chút xíu nào cả, nên từ trong định lực của thiền định này lưu xuất ra một từ trường để bảo vệ nhục thân không bị ảnh hưởng thời tiết nắng, mưa, gió, bão, nóng, lạnh xâm thực và còn giữ gìn nhục thân tươi nhuận như người còn sống, chứ không phải khô đét như khỉ khô, từ trường đó nó còn bảo vệ không cho loài thú vật xâm chiếm và phá hoại nhục thân.


    Một từ trường bảo vệ nhục thân như vậy mà đức Phật còn cho là huyễn hóa lừa đảo người, nên khi đức Phật tịch thì thiêu đốt bỏ, nhưng vì lòng kính trọng của mọi người đối với đức Phật nên những mảnh xương vụn ấy được đệ tử của Ngài chia cho tám nước về xây tháp để tưởng nhớ công ơn của Người đã có công giáo hóa đạo đức giải thoát cho loài người, còn dân chúng trong tám nước này đều xin tro thiêu nhục thân Phật đem về xây tháp để tưởng nhớ công ơn, kinh Du Hành trong Trường A Hàm tập I trang 233: “Bấy giờ ông Hương Tánh lấy một cái bình và dùng bát đá, chia đều xá lợi làm tám phần bằng nhau... Lúc đó người trong thôn Tất Bát cũng đến xin mọi người một phần tro còn lại để dựng tháp cúng đường”.


    Các Tổ khéo léo dùng thuốc ướp xác trước khi chết bằng cách uống vào người rồi ngồi kiết già lúc bây giờ thuốc ngấm dần vào cơ thể diệt sự sống của cơ thể và cơ thể nhờ đó không bị hôi thối từ từ khô dần giống như khỉ khô.
    Bên Tây Tạng người ta ướp xác bằng cách mổ bỏ ruột gan, còn Việt Nam và Trung Hoa thì ướp xác đặt biệt hơn. Trong Thời Nam Bắc Triều Phân Ranh, Chúa Trịnh Giang có một người cung nữ chết rồi ướp xác chôn. Gần đây các nhà khảo cổ Việt Nam đã khai quật những ngôi mộ cổ và xác nàng cung nữ vẫn còn nguyên vẹn tươi tốt như người ngủ.


    Giả thiết Trung Hoa và Việt Nam có một loại thiền tu tập để ướp xác thật sự như bộ xương khô của Lục Tổ Huệ Năng, Vũ Khắc Minh và Vũ Khác Trường thì loại thiền này có ích lợi gì cho loài người, khi pháp môn của các vị này dạy chúng tôi chẳng thấy có đạo đức gì cả như vậy có lợi ích gì cho đời sống của loài người đâu.


    Nếu so sánh Pháp môn thiền định của Lục Tổ Huệ Năng và đạo đức của Khổng Phu Tử thì đạo đức của Khổng Phu Tử làm lợi ích cho loài người hơn nhiều. Đạo đức của đạo Phật dạy cho chúng ta ngăn ác diệt ác pháp để đem lại sự ích lợi cho cuộc sống của mình và của mọi người. Vì thế người tín đồ của đạo Phật, phải sống thường áp dụng Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng và Chánh Tinh Tấn, nhờ biết áp dụng đúng cách nên đệ tử của đức Phật sống không làm khổ mình khổ người đem lại một trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự cho cuộc sống chung nhau trên hành tinh này, biến cuộc sống trở thành Niết bàn, Cực lạc, còn đến khi chết thì cũng giống như bao nhiêu thân xác của người khác, vì thân xác của người nào cũng đều là bất tịnh, cũng do tứ đại hòa hợp tạo thành, còn có cái gì quý giá ở đâu, sống mà không thiện, chết thì còn có cái gì quý? Để lại làm gì những mảnh xương ô nhiễm môi trường, khi chết đem thiêu xác đem chôn vào lòng đất cho kín để giữ gìn môi trường trong sạch là điều tốt nhất cho những người còn sống.


    Chúng ta hãy dẹp cái trò lừa đảo để lại nhục thân và xá Lợi là tu chứng Thiền chứng Thánh, đó là vọng ngữ, là nói láo. Đạo Phật không chấp nhận những điều mê tín, lừa đảo này.


    Tóm lại, chúng ta nên đọc một đoạn kinh Du Hành trong Trường A Hàm tập 1 trang 240 để biết rõ trong lúc trà tỳ đức Phật có nhiều xá lợi như vậy là nhờ dập tắt lửa để lấy những mảnh xương vụn cháy chưa hết để chia nhau xây tháp, chứ không phải do kết tinh tu thiền: “Dân chúng Mạt La bảo nhau: “Ngọn lửa cháy mạnh quá khó dập tắt e cháy tiêu hết xá lợi! Chúng ta phải lấy nước ở đâu để tưới? Lúc đó có một vị Thần Ta La đang hầu một bên, dùng thần lực làm tắt ngọn lửa.”


    Đoạn kinh trên xác minh xá lợi của đức Phật không phải do kết tinh của thiền định. Đến đây chúng tôi xin nhường lại những ý kiến chân chánh của quý Phật tử và quý vị tư duy như thế nào, đừng để kẻ khác lừa đảo chúng ta nữa.
    (Trích Đường Về Xứ Phật tập IX)

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts