-
Moderator
L - Lễ vượt qua cuối cùng
LỄ VƯỢT QUA CUỐI CÙNG
Chào mừng Lễ Phục Sinh! Lễ Phục Sinh là một sự kiện quan trọng đối với tất cả Ki-tô hữu chúng ta trên toàn thế giới. Bằng nhiều ngôn ngữ, tên của ngày lễ nghỉ này bắt nguồn từ chữ “Pesach.” Đây là tên tiếng Hebrew dành cho “Lễ Vượt Qua.” Lễ Vượt Qua gắn liền với Lễ Phục Sinh. Nguồn gốc của “Lễ Vượt Qua” đến từ lịch sử Do Thái cổ đại.
Những bài viết thời xa xưa đã kể về những người Do Thái thời bấy giờ họ phải sống tha hương như thế nào, là thân phận nô lệ. Họ không thể lìa bỏ. Nhưng Thiên Chúa đã thấy sự đau khổ của họ. Người hứa cho họ được tự do. Thiên Chúa đã gửi một loạt mười điều tai họa chống lại những người chủ của họ. Những mối tai họa này là những sự kiện mà đã gây đau khổ khủng khiếp. Nhưng điều tai họa cuối cùng là điều nguy hiểm nhất. Nó liên quan đấn thần chết. Nó dính líu đến đứa con đầu tiên của mỗi nhà sẽ bị giết chết.
Thiên Chúa đã bảo những gia đình nô lệ cách họ tự bảo vệ tránh khỏi điều này. Mỗi gia đình nô lệ phải hiến tế một con chiên. Cái chết của con chiên ấy thay thế cho con trai của họ. Họ phải bôi máu của con chiên lên cửa nhà của mình. Máu chiên là dấu hiệu để thần chết bỏ qua nhà họ.
Sau hiểm họa cuối cùng này, những người chủ đã trả tự do cho những người nô lệ. Họ khiếp sợ bởi quyền năng của Thiên Chúa. Và đây là xuất xứ của danh hiệu “Lễ Vượt Qua” nguyên thủy. Bởi vì thần chết đã đi qua những ngôi nhà của người Do Thái.
Lễ Vượt Qua đã trở thành một kỷ niệm quan trọng của người Do Thái. Người ta giết một con chiên hy tế. Đây là một phần thuộc truyền thống của họ. Của hy tế này là việc đền tội trước Thiên Chúa, những lỗi lầm của họ. Nhưng con vật này phải hoàn hảo, vì Thiên Chúa nhận nó và tha thứ cho họ. Gia đình và bè bạn cùng nhau tập trung. Họ kỷ niệm sự tự do. Họ tưởng nhớ lịch sử của họ. Họ hồi tưởng khi Thiên Chúa giải phóng tổ tiên họ khỏi ách nô lệ. Bữa cơm đã biểu hiện điều này. Mọi thứ đều có một ý nghĩa đặc biệt. Chẳng hạn, họ đã chuẩn bị loại bánh mì đăc biệt, ăn vào Lễ Vượt Qua (matzah/ matzo). Loại bánh này không chứa men. Nên loại bánh mì này không nhồi bột. Nó mỏng và nhạt nhẽo. Người ta hồi tưởng tổ tiên của mình đã phải lẩn trốn thân phận nô lệ vội vã như thế nào. Họ cần chuẩn bị lương hực một cách nhanh chóng để mang theo mình. Họ không có thời gian để nhồi bột bánh mì. Nên loại bánh mì này hương vị nhạt nhẽo.
Ngày nay người Do Thái vẫn kỷ niệm Lễ Vượt Qua. Một vài truyền thống đã thay đổi – chẳng hạn, ngày nay người ta không còn dùng chiên làm vật hy tế. Nhưng họ tưởng nhớ sự tự do của tổ tiên mình thoát cảnh nô lệ. Và Lễ Vượt Qua cũng là một bữa ăn quan trọng đối với Ki-tô hữu chúng ta. Đối với chúng ta, nó biểu hiện bữa ăn cuối cùng của Chúa Giê-su trên trần thế - bữa Tiệc Ly. Chúng ta hãy trở về với Jerusalem, cách đây hơn hai ngàn năm.
Những con phố của Jerusalem ồn ào,tấp nập. Lễ Vượt Qua luôn là thời gian bận rộn. Và người ta đã phải làm việc vất vả để chuẩn bị. Bây giờ, đó là thời gian ngồi xuống thưởng thức bánh không men, rau quả, rượu và thịt cừu. Gia đình và bạn hữu quây quần cùng nhau vui vẻ.
Nhưng có những cảm xúc chen lẫn trong một ngôi nhà. Mười ba người ngồi xung quanh một chiếc bàn. Họ là bằng hữu. Họ đã dành thời gian đi bên nhau những năm qua. Cùng nhau, họ chia sẻ những cay đắng ngọt bùi đồng cam cộng khổ, hạnh phúc và thương đau. Họ đã dời bỏ gia dình , nhà cửa để cùng nhau ra đi. Một người đàn ông đã liên kết họ - người lãnh đạo của họ. Người là Giê-su Nazareth. Họ biết rất nhiều về người đàn ông này. Nhưng đêm nay, Lời Người chất chứa buồn đau vời vợi.
“Ta muốn nói với các con những gì là sự thực. Một người trong số các con sẽ giao nộp ta cho kẻ thù.”
“Cái gì? Không lẽ là mình?”
“Không lẽ là con sao?”
“Không lẽ là con sao?”
“Phải, chính con.”
Căn phòng trở nên im lặng và nặng nề. Không một tiếng nói. Mọi người nhìn vào người đàn ông mà Chúa Giê-su vừa nói tới – Judas Iscariot. Chúa Giê-su đã nói gì? Có phải Judas đã tiết lộ về Người? Chúa Giê-su sẽ phải chết sao?
Lặng lẽ, bạn bè tiếp tục bữa ăn. Rồi Chúa Giê-su cầm bánh và rượu. Người đọc lời cầu nguyện và tạ ơn. Người bẻ bánh. Và rồi, Người lại nói, Lời của Người trở nên xa lạ. Nhưng họ đều biết nó có một ý nghĩa sâu sắc.
“Hãy cầm lấy và ăn. Đây là mình ta.”
Đoạn Chúa Giê-su cầm rượu.
“Hãy cầm lấy và uống. Đây là máu ta.”
“Nó đổ ra để tha thứ tội lỗi của nhiều người. Ta sẽ không còn uống với các con, cho đến ngày chúng ta gặp nhau trên thiên đàng.”
Tâm hồn của những người này thấm thía buồn đau. Chúa Giê-su đang nói gì? Người sẽ phải chết ư? Tấm bánh ấy phải chăng là biểu tượng của thân xác Người? Rượu ấy phải chăng là biểu tượng của máu Người? Người nói vậy có nghĩa là gì – máu Người sẽ phải đổ ra? Điều đó nghe như thấp thoáng của sự hy sinh – có phải Chúa Giê-su đang nói Người sẽ là của hy tế cho nhân loại? Mãi về sau họ mới hiểu được những lời này.
Bữa ăn Lê Vượt Qua là bữa cuối cùng của Chúa Giê-su trên trần thế. Đêm sau, Judas Iscariot đã chỉ điểm Chúa Giê-su. Và kẻ thù đã giết Người.
Hy sinh, cái chết, sự sống. Những điều này là trọng tâm của thông điệp Lễ Phục Sinh. Hôm nay, những Ki-tô hũu chúng ta tưởng niệm sự sống, cái chết và sự hy sinh của Chúa Giê-su. Chúng ta chia sẻ bữa ăn với bánh và rượu y như vậy – và chúng ta tưởng nhớ. Ki-tô hữu chúng ta tin tưởng rằng vì Chúa Giê-su vô tội. Người giống như chiên Lễ Vượt Qua. Trong quá khứ, người ta đã hiến tế những con vật hoàn hảo – tiến tới sự tha thứ của Thiên Chúa. Chúng ta tin rằng sự đền trả này đã cứu vớt chúng ta thoát khỏi sự trừng phạt của cái chết. Nhưng cuộc sống của một con người vô cùng quan trọng hơn so với bất kỳ động vật nào, Và sự sống hoàn thiện của con người vẫn mãi quan trọng hơn. Nhưng thậm chí sự cao cả là cuộc sống của một người con … và đây là người mà những Ki-tô hữu chúng ta gọi Chúa Giê-su đã là – và mãi là – Con Một Thiên Chúa.
Nhưng Đại Lễ Phục Sinh là một tưởng niệm về sự sống, không phải là cái chết. Trong những giáo đường, bạn nghe linh mục nói, “Đức Ki-tô đã sống lại!” Đây là vì những Ki-tô hữu chúng ta tin rằng Chúa Giê-su không bao giờ chết. Người đã trở lại với sự sống. Sự hy sinh toàn thiện của Người tỏ ra sự thứ tha của Thiên Chúa. Và điều đó bày tỏ một sự hứa hẹn sự sống về sau của thế gian này. Vậy Lễ Vượt Qua tưởng niệm sự tự do thoát khỏi cảnh nô lệ của tội lỗi. Đây là nguồn hạnh phúc vô biên dành cho Ki-tô hữu chúng ta trên toàn thế giới. Cùng nhau, chúng ta kỷ niệm Chúa Giê-su đã chiến thắng vinh quang vượt qua khỏi cái chết và cuộc đời Người đã đến để cho đi.
Vì yêu thương là cho đi, vì yêu thương là chấp nhận. Vì yêu thương nhân loại Chúa Giê-su đã chấp nhận và thứ tha – Đấng xóa tội trần gian. Amen.
Jos. Tú Nạc, NMS
Posting Permissions
- You may not post new threads
- You may not post replies
- You may not post attachments
- You may not edit your posts
Forum Rules