LÃNH NHẬN SỰ NUÔI DƯỠNG QUA ĐỨC KI-TÔ

Chúa Nhật Lễ Mình Máu Chúa Ki-tô – Năm A (Deuteronomy 6: 2-3, 14-16; Psalm 147; 1

Corinthians 10: 16-17; John 6: 51-59)



Đức tin và sự tin tưởng không phải tất cả đều khó khăn khi mọi sự đều tốt lành và mọi điều ở trong sự hài hòa với những khát vọng của chúng ta. Điều đó quả là dễ dàng khi mọi người ngợi khen Thiên Chúa và đoan kết phục vụ trung thành khi họ tiếp tục thực hiện những điều theo cách riêng của họ. Nhưng khi mọi thứ sụp đổ và trở nên khó khăn, nó lại là một câu chuyện khác. Đức tin – hoặc những gì tựa như nó – bốc hơi vì sợ hãi, hoài nghi và yếm thế nắm quyền chỉ huy.

Thiên Chúa muốn cứu vớt dân Israel bằng sự đùa vui trò chơi con người và đức tin có điều kiện. Nhưng dân chúng bị đưa vào môi trường vô cùng khắc nghiệt – không có thức ăn hoặc nước uống, và một loạt các mối nguy hiểm rình rập. Điều đó rất đơn giản: họ phải tin tưởng vào Thiên Chúa và nương tựa nơi Người hay phải chết. Họ không thể đòi hỏi thần thánh hoặc điều khiển Thiên Chúa, mặc dù một đôi lần những cơ hội thuận lợi họ đã cố gắng. Họ phải chờ đợi trung thành với manna duy trì sự sống sẽ được ban cho hằng ngày. Thậm chí tập trung nhiều người cung cấp trong một ngày cũng bị cấm – không có một chỗ nào tự cung tự cấp hoặc ngoan cố.
Cuộc sống tự nó và từng hơi thở là món quà từ Thiên Chúa. Chúng ta thực sự không có gì là của riêng và có rất ít quyền lực điều khiển. Những đòi hỏi cua chúng ta, tuy nhiên, vượt xa thực tế này.
Đó chỉ là khi mọi thứ bị tước bỏ hoặc khi chúng ta không có sự trợ giúp mà chúng ta biết những giới hạn của chính mình và bắt đầu cuộc hành trình hướng tới đức tin chân chính và cậy trông vào Thiên Chúa hơn là sự thông minh của chúng ta.

Những tổ chức và những cơ cấu xã hội – chính trị, kinh tế, và tôn giáo – đã suy sụp trong sự chi phối và khả năng tiếp thụ để phục vụ nhu cầu của người dân. Chúng ta sống trông một không khí của bất ổn và lo âu. Nhưng điều này cũng là cơ hội để biết sống một đời sống cậy trông và tín thác vào Thiên Chúa chứ không phải là quyền lực và xoay sở tình thế cho thuận lợi.
Điều đó có nghĩa là gì đối với mọi người để dự phần cùng một của ăn thức uống? Lời khuyên bảo của Thánh Phao-lô được viết trong một bối cảnh mất đoàn kết, ích kỷ và cạnh tranh. Ngài đã nhắc nhở người dân thành Corinth rằng khi họ cùng dự phần mình và máu Chúa Ki-tô, họ góp phần bằng những bản chất thực tế đó – họ trở nên chi thề của Đức Ki-tô.
Nhưng điều đó cũng thực sự theo sau rằng tất cả đều được nuôi dưỡng bởi mạch nguồn phổ biến này và họ trở nên thành phần của nhau.

Việc chăm sóc như nhau và sư tôn kính phải được thể hiện trước chi thể này như trước phép bí tích. Trải nghiệm của Phép Thánh Thể là cá nhân chứ không phải là tư nhân – nó biểu hiện một đời sống cộng đồng và công khai với các tín hữu và các môn đệ khác cùng một sự cam kết bước theo những dấu chân của Chúa Ki-tô.

Việc ăn thịt tươi và uống máu sống – không lấy gì làm ngạc nhiên, cử tọa của ông đã bị sốc. Điều đó sau này một số trong các môn đệ của ông bắt đầu giải tỏa. Đó là thứ ngôn ngữ kích động tương đồng được dùng trong suốt Tin Mừng của Thánh Gio-an.

Chúa Giê-su thường dùng những ngôn từ thông dụng trong những cách khiêu khích và rất khó hiểu. Chúng mang ý nghĩa tu từ ẩn dụ cho một thực tại tâm linh cao cả mà chúa Giê-su cả hai biểu lộ cũng như tạo ra cho con người có thể thấy được.

Trong sa mạc, những người Israel phại phụ thuộc vào món quà Manna để làm phương tiện sinh sống – món quà hàng ngày Thiên Chúa ban cho nhưng chỉ là nhật thời và giới hạn. Nhưng Chúa Giê-su của Thánh Gio-an là người cung cấp dinh dưỡng về mặt tinh thần khác và cao hơn, đó là đời đời và chẳng cùng.

Bản thân Người đã trở thành sự nuôi dưỡng và sự hiện diện trao ban sự sống của Thiên Chúa.
Sự thử thách này là để đồng hóa Chúa Giê-su trong cùng một phương thức mà con người sẽ đồng hóa đồ ăn và thức uống để Chúa Giê-su trở nên thành phần của sự đồng hóa tuyệt đối của chúng ta. Chúa Giê-su trở thành tư tưởng, ngôn từ và hành động của chúng ta, và thân xác của chúng ta trở thành đền thờ nơi Thiên Chúa ngự trị. Điều này có thể được thực hiện bằng những cách khác nhau ngoài Phép Thánh Thể - cầu nguyện, suy niệm, phục vụ và tự hiến, hành động từ bi, bác ái, và sự cống hiến cho công bình và chân lý.

Trong một ý nghĩa nào đó, được duy trì bởi mình và máu Chúa Ki-tô không phải là một tôn giáo mà là một đường lối của cuộc sống. Và, mặc dù mình và máu Chúa Ki-tô trong một ý nghĩa linh vật tôn giáo là dành cho những môn đệ của ông. Ông cũng khẳng định rằng thân xác ông cũng dành cho cuộc sống của thế gian và không nên hiểu duy nhất với một ý nghĩa thuộc giáo phái. Chúa Giê-su chính Người là một bí tích ban sự sống của tình yêu Thiên Chúa cho toàn thế giới.


(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Jos. Tú Nạc, NMS