ÐỨC KITÔ: THẦN DƯỢC BÌNH AN
Zechariah 9:9- 10; Rom 8:9,11- 13; Mt 11:25-30
Một người giầu kia luôn luôn đầy nỗi lo lắng. Tuy ông có tất cả mọi cái mà những người trên thế gian này muốn có, lòng của ông vẫn không được vui. Ngược lại, ông có một người đầy tớ biết đặt niềm tin vào Thiên Chúa. Một hôm, khi người đầy tớ này thấy chủ mình qúa lo lắng buồn rầu tuởng chừng chết đi đưọc, anh liền đến nói với ông chủ, "Thưa ông, có phải Thiên Chúa đã là người cai quản cái thế giới này trưóc khi ông đưọc sinh ra không ạ?"
"Ðúng như thế!" Ông chủ đáp.
Người đầy tớ lại hỏi tiếp, "Thưa ông, có phải chính Thiên Chúa sẽ tiếp tục cai quản thế giới này sau khi ông qua đi không ạ?"
Ông chủ lại trả lời, "Ðúng như thế!"
Người đầy tớ hỏi lại, "Như vậy không lẽ không thể để cho Thiên Chúa cai quản cái thế giới này trong khi ông đang sống hay sao?" (Vaswani, "The Good You Do Return", 58).
Thánh Matthêu liệt kê thứ tự lời của Ðức Giêsu trong bài phúc âm:
- Ngợi khen Thiên Chúa Cha (25-26).
- Nhận diện danh tánh cuả Ðức Giêsu (27).
- Lời kêu mời đến với Ðức Giêsu (28-30).
Ngợi Khen Thiên Chúa Cha
Bắt đầu bằng công thức cầu nguyện theo truyền thống của Do Thái giáo, Ðức Giêsu ca ngợi Thiên Chúa Cha vì Ngài đã không tỏ lộ chân lý cho những người thông thái học cao hiểu rộng, nhưng cho những kẻ bé mọn, đơn sơ. Chính những người bình dân, bé mọn, đơn sơ, thiếu học thức lại là những người đã theo Ðức Giêsu ngày này qua ngày khác để nghe những lời giảng dạy của Ngài. Họ đã nhận biết Ðức Giêsu là ai để rồi đặt niềm tin tuởng nơi Ngài. Còn những người thông thái như Pharisiêu và các luật sỹ thì lại ngày đêm lo lắng bày mưu tìm kế bắt bẻ Ðức Giêsu và tố cáo Ngài là kẻ lộng ngôn phạm thượng. Họ đã dựa vào sự khôn ngoan thông thái thế gian, và kết qủa là không biết Ðức Giêsu là ai. Người đầy tớ đơn sơ và khiêm tốn trong câu truyện trên đây đã dạy cho ông chủ của anh một bài học thật đáng gía giống như tinh thần của lời Chúa. Sự giầu sang, quyền qúy khôn ngoan ở đời này không thể dạy và đưa chúng ta đến với Thiên Chúa.
Nhiều người thời nay cũng không khác gì những người trong thời của Ðức Giêsu. Trong các giáo xứ chúng ta thâý không thiếu bóng dáng những người giáo dân đơn sơ chân thành qùy gối tôn thờ trưóc Thánh Thể hoặc mân mê chuỗi mân côi lâm râm cầu kinh trưóc toà Ðức Mẹ với tấm lòng thành kính tin yêu. Trong khi đó chúng ta cũng không thiếu những người dành thời giờ đọc sách, đọc báo và tìm những lý lẽ đế bắt bẻ đạo lý của Hội Thánh. Có những người đã cho mình là khôn ngoan hiểu biết, bận rộn trích dẫn kinh thánh cách sai lạc, thâu băng, viết thư để bài bác bôi nhọ những lời giảng dạy của các linh mục. Họ đã quên không dành thời giờ để tạo cho mình một lối sống gần gũi với Thiên Chúa và tha nhân. Gần đây nhất, là trong khi Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II và các Hồng Y Hoa Kỳ hội họp để tìm ra giải pháp đối phó với vấn đề tội phạm lạm dụng tình dục đối với trẻ vị thành niên của một số linh mục, thì thay vì xây dựng thêm, nhiều người lại tìm mọi lý lẽ để bài bác, phê bình chỉ trích tinh thần phục vụ cuả các vị lãnh đạo trong Hội Thánh Công Giáo. Họ cho rằng các ngài tiếp tục bưng bít và bao che sự xấu xa. Nhiều người đã về hùa với báo chí để mạnh lời chỉ trích hàng linh mục và coi như lối sống độc thân của hàng linh mục Công Giáo là lỗi thời. Nhiều người đã hiểu lầm cho là tại vì Hội Thánh đòi buộc các linh mục sống độc thân cho nên mới gây nên những tội trạng xúc phạm tới trẻ em như thế. Người ta đã không hiều được lời của Ðức Giêsu, "Không phải ai cũng hiểu đưọc câu nói ấy, nhưng chỉ những ai đưọc Thiên Chúa cho hiều mới hiểu. Qủa vậy, có những người không kết hôn vì từ khi lọt lòng mẹ, họ đã không có khả năng; có những người không thể kết hôn vì bị ngưòi ta hoạn; lại có những người tự ý không kết hôn vì Nưóc Trời. Ai hiều được thì hiều" (Mt 19:11-12). Người ta đã quên đi tinh thần tha thứ, nhân từ và thương yêu để rồi nặng lời chỉ trích Hội Thánh và không còn tình thương xót khi lên án những người đã phạm tội. Người ta đã không hiểu rằng Ðức Giêsu đến không phải để kêu gọi người công chính, nhưng là để kêu gọi những người tội lỗi biết ăn năn sám hối. Ngài đến để cứu chữa những người yếu đau bệnh tật. Cũng chính vì tinh thần của Ðức Giêsu mà nhiều người trẻ thay vì muốn tiến thân làm giầu ở xã hội, đã dấn thân dâng hiến đời mình trong đời sống tu trì để phục vụ tha nhân, chăm lo cho những người yếu đau bệnh tật, và thăm hỏi những tội phạm trong các nhà giam. Lời cuả Ðức Giêsu hôm nay lại là một thách đố cho chúng ta luợng định xem mình thuộc hạng người nào? Khôn ngoan thông thái, hay đơn sơ, khiêm nhưòng bé mọn? Hiều lời Chúa hay không hiều lời Chúa? Biết Thiên Chúa hay không biết Thiên Chúa? Sống và hành xử theo thần khí của Ðức Kitô hay theo khuynh hướng của xác phàm?
Ðến Với Ðức Giêsu
Ðể hiểu đưọc lời Chúa và biết Thiên Chúa, phuơng tiện duy nhất là đến với Ðức Giêsu. Không ai biết đưọc Thiên Chúa Cha trừ ra Ðức Giêsu, và những người được Ðức Giêsu chỉ dạy cho. Báo chí và các nhà bình luận muốn nói gì thì nói, nhưng chúng ta chỉ có thể hiểu biết Thiên Chúa qua Tin Mừng của Ðức Giêsu và các lời giảng dạy, giáo huấn của Hội mà thôi. Thêm nữa có thể vì nghe biết về tội lỗi của một số linh mục và cả giám mục xẩy ra trong Hội Thánh làm cho chúng ta phần nào cảm thấy mệt mỏi, buồn nản và chán chuờng. Ðây cũng là lý do và là thời điểm để chúng ta lắng nghe lời mời gọi của Ðức Giêsu, "Tất cả hãy đến với Ta, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng, Ta sẽ nâng đỡ và bổ sức cho các nguơi. Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng ta, vì Ta dịu hiền và khiêm nhưòng trong lòng, và tâm hồn các nguơi sẽ gặp đưọc bình an" (Mt 11:28-30). Ách mà Ðức Giêsu gởi đến cho chúng ta là ách của tinh thần hiền lành và khiêm tốn, chứ không phải ách của tôị lỗi, của thù hận, của nguyền rủa và lên án. Ðức Kitô chính là thần dược bình an cho tâm hồn của con người thời đại.
Lm. John Trần Khả, Houston, TX