KHÔNG PHẢI LỖI CỦA TÔI




Bài đọc thứ nhất trong Thánh Lễ hôm nay trích từ sách tiên tri I-sai-a. I-sai-a sống chừng hơn năm trăm năm trước Chúa Kitô, và Tiên Tri nói với người Do Thái khi họ đang sống lưu đầy ở Ba-by-lon. Họ bị đầy đi Ba-by-lon bởi vì sự đồi trụy của họ và vì họ đã bất tuân phục Thiên Chúa. Nhiều lần Thiên Chúa đã sai các tiên tri đến với dân Do Thái bảo họ phải hối cải, sửa đổi, nhưng họ cứ tiếp tục đi lạc xa, tôn thờ các ngoại thần, lỗi phạm đủ thứ tội. Vì vậy Thiên Chúa đã để cho họ bị bắt đi đầy ở Ba-by-lon. Sau đó thì dân chúng kêu than, “Tại sao Ngài lại để chúng tôi đi lạc xa đường lối của Ngài, Oh, Thiên Chúa, và làm cho lòng chúng tôi ra chai đá khiến chúng tôi không còn kính sợ Ngài?” Một cách nào đó, họ đã nói, “Đó là lỗi của Ngài, Thiên Chúa, tại sao Ngài đã không khiến chúng tôi làm đúng?” Thiên Chúa đã cung cấp cho họ đủ tin hiệu và chân lý, Ngài đã sai các tiên tri đến với họ và bây giờ họ lại than trách, “Tại sao Ngài lại để xẩy ra như thế? Tại sao Ngài đã không ngăn cản họ?” Họ đã không nhận ra rằng Thiên Chúa đã cảnh cáo họ, đã cho họ cơ hội, cho họ tất cả những gì cần thiết cho lợi lộc tinh thần của họ. Họ có ý muốn tự do để thi hành và làm điều họ cần phải làm. Nhưng họ lại nói, “Đó là lỗi của Ngài, Thiên Chúa, Ngài đã không ngăn cản chúng tôi. Ngài đã để chúng ta lạc xa. Ngài đã làm cho lòng chúng tôi ra chai đá.”

Cái trò đổ lỗi như thế cũng đang xẩy ra nhan nhản ngày nay, dường như là ai cũng đổ lỗi cho ai đó vì hành vi của họ. Người ta nói, “Nó không phải là lỗi của tôi, bố tôi là người nghiện rượu.” Hoặc, “Nó không phải là lỗi của tôi bởi vì thầy giáo của tôi đã không tử tế với tôi hồi lớp một.” Hay bất cứ những bào chữa nào khác, họ luôn luôn tìm những bào chữa cho hành vi của họ và “nó không phải là tại lỗi của tôi.” Người ta không chịu nhận lấy trách nhiệm cho hành vi của mình. Nó luôn luôn là lỗi của một người nào khác.

Tuần vừa rồi tôi nhận được lá thư của một bà đã đậu xe ngay ở lối vào nhà thờ và tôi đã bảo bà rời xe đi chỗ khác. Bà ta đã gởi cho tôi một lá thơ nói là bà biết là không nên đậu xe ở chỗ đó; tuy nhiên, đó là tại lỗi của tôi, bởi vì tôi đã nói với bà là tôi không muốn ai ta đi lễ trễ. Do đó bà đã muốn đậu xe ngay trước cửa. Nó không phải là lỗi của bà, nó là lỗi của tôi. Bà đã kê ra một chuỗi những cái mà tôi đã làm sai trong giáo xứ mà bà ta không thích và bà cảm thấy bị dọa nạt. “Nếu cha cứ nói như thế với tôi thêm một lần nữa thì tôi sẽ bỏ nhà thờ.” Đó là lỗi của tôi.

Tôi nhận được một cú điện thoại cách đây ít lâu của một người đàn ông nói rằng:

- “Thưa cha, tôi muốn cha đừng giảng như thế nữa. Cha làm cho vợ của tôi cảm thấy xao xuyến khó chịu.”

- “Ông có ý nói gì?”

- “Thưa cha, cha nói về vấn đề phá thai và ngừa thai và những vấn đề tương tự như thế, vợ tôi không muốn nghe những vấn đề đó, và nếu cha cứ tiếp tục nói như thế, chúng tôi sẽ phải đi nhà thờ khác, nơi mà họ không đề cập đến những điều đó.”

Như thế là lỗi tại tôi làm cho họ bỏ nhà thờ. Bởi vì tôi giảng Tin Mừng, họ không thích nghe. Nó giống như là đổ lỗi cho Thiên Chúa.

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa nói với chúng ta rằng chúng ta đã được ban cho thời gian nhất định, được ban cho những trách nhiệm, chúng biết điều mình phải làm. Chúng ta phải canh phòng, chuẩn bị cho chính mình. Mùa Vọng là thời gian chuẩn bị đón Chúa Kitô đến.

Thứ ba vừa rôi tôi nói chuyện với một cha bạn là Đức Ông Richard Burke, và đã hỏi xem ngài có muốn cùng với tôi và hai linh mục khác họp mặt ngày thứ Năm để ăn tiệc ngày lễ Tạ Ơn không. Ngài đã nói, “Không, tôi không tham dự được bởi vì tôi đã hứa với chỗ khác rồi, nhưng cha và tôi, chúng mình có thể ăn trưa với nhau vào thứ Hai (ngày mai). Chúng ta sẽ ăn trưa vào ngày thứ Hai, và có nhiều điều để bàn.” Đức ông Burke qua đời sáng hôm qua. Chúng ta có thể sắp xếp chương trình thế nào tùy ý, chuẩn bị cho những cái sẽ làm, nhưng Thiên Chúa làm quyết định cuối cùng. Chúng ta phải chuẩn bị sẵn sàng, bởi vì chúng ta không biết ngày nào giờ nào.

Trong mùa vọng chúng ta nói đến việc chuẩn bị cho Chúa Kitô đến. Chúng ta biết là Chúa Kitô đã đến rồi. Chúng ta đang chuẩn bị cho việc Chúa Kitô đến, nhưng chúng ta biết rằng Ngài đã đến. Ngài ở đây. Ngài đã được sinh ra trong chuồng bò ở Giêrusalem và chúng ta mừng kỷ niệm biến cố đó trong mùa Giáng Sinh, tưởng niệm một tác động thật vĩ đại của Chúa Kitô đến với thế trần để cứu chuộc chúng ta. Nhưng Chúa Kitô hiện diện ở đây rồi, trong lòng chúng ta; Ngài ở trong linh hồn chúng ta; Ngài ở trong Bí Tích Thánh Thể; Ngài ở trong Thánh Lễ; Ngài ở trong tất cả các Bí Tích chúng ta lãnh nhận; Ngài ở trong các ơn thánh mà chúng ta tiếp tục lãnh nhận mỗi ngày. Rốt cuộc là chúng ta chịu trách nhiệm cho an sinh và việc cứu rỗi của chính chúng ta. Chúa nói với chúng ta là hãy lãnh lấy trách nhiệm cho đời sống mà Ngài đã ban cho chúng ta để chúng ta có được sự sung mãn của hạnh phúc và ơn cứu độ. Do đó chúng ta hãy chuẩn bị bởi vì sẽ có biến cố Chúa Kitô đến lần thứ hai. Đó sẽ là ngày phán xét.

Chúng ta biết là có những cái chúng ta không làm theo như ý của Thiên Chúa; do đó Mùa Vọng là thời điểm để thay đổi, để nhận lấy trách nhiệm. Hãy chọn một điều bạn muốn thay đổi, nhận lấy trách nhiệm cho các hành vi của mình, thay đổi trong cách thế mà các bạn sẽ làm hài lòng Thiên Chúa, bằng cách các bạn sẽ cẩn phòng và sẵn sàng cho dù bất cứ điều gì xẩy đến. Và khi Chúa Giêsu Kitô đến lần thứ hai, Ngài sẽ thấy các bạn và tôi, đầy tràn ơn sủng, sẵn sàng, canh chừng và trông đợi. Xin Chúa chúc lành cho các bạn.



+ Msgr. Edward Peter Browne
L. M. Gioan Trần Khả chuyển dịch