Page 6 of 6 FirstFirst ... 23456
Results 101 to 108 of 108

Thread: THANH HẢI VÔ THƯỢNG SƯ và PHÁP MÔN QUÁN ÂM - Tác giả : LƯU THỊ KỲ NAM

  1. #101
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default THANH HẢI VÔ THƯỢNG SƯ và PHÁP MÔN QUÁN ÂM - Tác giả : LƯU THỊ KỲ NAM




    Phật Thích Ca được người đời xưng tặng là "đức Thế Tôn". Chúa Giêsu được tôn vinh là đấng Toàn năng "Jesus Christ", Christ có nghĩa là lực lượng toàn năng của Thượng đế . Ngày nay nhiều người trên khắp thế giới đã nhận ra Thanh Hải Vô Thương Sư là một vị Minh sư tại thế , đã gọi Ngài là Vô Thượng Sư . Vô Thượng Sư có nghĩa là một vị thầy tâm linh chứa đựng lực lượng Vô Thượng của Thượng đế bên trong , đồng thời có khả năng giúp chúng ta nhận biết lại lực lượng Vô thượng , nguyên thủy vốn đã có của mình .

    Vị Vô Thượng Sư bên trong chúng ta không ai khác hơn là Thượng đế , là Âm thanh và ánh sáng của Ngài hiện hữu trong mỗi chúng ta . Vô Thượng Sư Thanh Hải nói : "Khi quí vị thật sự khai ngộ , quí vị sẽ thấy Ánh sáng . Quí vị sẽ thấy vị 'Vô Thượng Sư' của chính quí vị đang làm việc bên trong quí vị . Quí vị sẽ cảm nhận Âm thanh , đây mới là ngôn ngữ đặc biệt của Thượng đế dùng để liên lạc với chúng ta".

    Phật Thích Ca nói : "Thiên thượng thiên hạ , duy ngã độc tôn". Trong câu nầy , Ngài không nói về cái ngã , cái "Ta" của riêng Ngài . Ngài muốn ám chỉ đến lực lượng độc tôn của "Đại Ngã". , của Phật Tổ Tối Cao hay Thượng đế ngự trị bên trong Ngài . Sau khi thành Đạo , Ngài đã thưa với Phụ Vương rằng từ nay hãy gọi Ngài là Như Lai . Như Lai là quả vị của Ngài , đạt được quả vị nào thì nói chúng ta có quả vị ấy . Nói lên một sự thật không phải là khoa trương hay kiêu ngạo . Cũng như sau khi tốt nghiệp Y khoa , nếu có người hỏi , ông A sẽ nói ông là bác sĩ .

    Sự khác biệt giữa các Ngài và chúng ta là các Ngài biết được các Ngài sở hữu lực lượng nầy và đem ra sử dụng , còn chúng ta thì chưa . Vô Thượng Sư Thanh Hải nói : "Thành Phật thì nói 'Tôi thành Phật rồi', bởi vì tự nhiên biết mình là Phật và biết được tất cả chúng sanh đều là Phật , lúc đó có gì để kiêu ngạo ... Đối với người đã thành Phật ấy thì mọi người đều bình đẳng , nên họ không kiêu ngạo , bởi vì họ cũng giống như chúng sanh vậy , không có gì đáng được kiêu ngạo . Cho nên thành Phật là chuyện rất thường . Tâm Ấn rồi tức đã thành Phật , đã cùng câu thông với đại hải của Phật để chúng ta trở thành nước của biển cả ... Lúc thọ Tâm Ấn là chúng ta được hòa vào biển cả của Phật , là chúng ta biến thành Phật , lực lượng của chúng ta bất khả tư nghì , chỉ vì chúng ta chưa có dịp dùng đến mà thôi".

    Có hai trường hợp truyền đạt tâm linh chúng ta cần phân biệt : Một là vị Minh sư truyền Tâm Ấn , hay là Báptêm cho đệ tử hay môn đồ để câu thông họ với Âm Thanh và Ánh Sáng bên trong . Khi truyền Tâm Ấn cho đệ tử , vị Minh Sư dùng tâm truyền tâm mà không truyền qua đôi mắt .

    Hai là vị Minh sư nầy truyền lực lượng Vô thượng của Thượng Đế qua vị Minh sư kế thừa (successor). Trong Thiên chúa giáo , Thánh Giăng Báptít truyền cho chúa Giêsu , chúa Giêsu truyền cho Thánh Phirơ ... Trong Phật Giáo , Phật Thích Ca truyền cho Tổ kế thừa là Ma Ha Ca Diếp , và pháp mạch sau đó được tiếp tục truyền xuống cho những Minh sư kế tiếp . Khi vị Minh sư nầy truyền đạt lực lượng tối thượng của Thượng đế qua vị Minh sư kế thừa , Ngài truyền qua đôi mắt .
    Last edited by Nhím Hoàng Kim; 06-20-2011 at 07:26 PM.

  2. #102
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default THANH HẢI VÔ THƯỢNG SƯ VÀ PHÁP MÔN QUÁN ÂM


    Vô Thượng Sư Thanh Hải nói : "Phải thông qua rất nhiều khảo nghiệm mới có thể trở thành người thừa kế . Nhưng khi thông qua rồi , vị Minh sư sẽ tập hợp tăng chúng (những người tu tu pháp môn Quán Âm) và hỏi họ có đồng ý vị thừa kế nầy không . (Chúng ta nên lưu ý điểm nầy , khi vị Minh sư chọn được người kế thừa , Ngài sẽ thông báo chính thức với đệ tử . Cho nên những người tự xưng là người kế thừa , mà không được Ngài thông báo công khai , sẽ không phải là người Ngài chọn lựa).

    Tâm của người thừa kế nầy phải không còn ngã chấp cho nên mới được chọn . Còn phải trải qua sự giám định nghiêm khắc , vị thừa kế đó phải có những đẳng cấp và thể nghiệm tương đồng với Sư Phụ của mình , cuối cùng mới trở thành người thừa kế".

    Sau đây chúng tôi xin trân trọng giới thiệu đến quí vị độc giả Vô Thượng Sư Thanh Hải , một vị Chân sư đang còn tại thế và một số những lời pháp của Ngài về "Pháp môn Quán Âm" (Quan Yin method), hay "Bí Quyết Tức Khắc Khai Ngộ" (The Key Of Immediate Enlightment).

    Những lời pháp nầy đã được Ngài diễn giảng trong những buổi thuyết pháp khác nhau cho đại chúng , hay khai thị cho đệ tử trong những buổi họp mặt với nhau :

    "Tiếng Trung Hoa 'Quan Yin' có nghĩa là Thiền quán Diệu Âm hay Ngôi Lời của Thượng Đế (God's Word), chấn động lực của Thượng Đế (God's Vibrations), Lực lượng hay Quyền năng của Thượng Đế (God's Power , Energy) bên trong . Lực lượng nầy rung động trong tất cả chúng ta , đặc biệt là con người có thể nhận được chấn động lực nầy xuyên qua cái gọi là siêu cảm giác của chúng ta".

    "Pháp nầy không thể dùng ngôn ngữ mà nói được , vì đây là 'vô tướng pháp', một pháp vô hình , không có gì để nói . Sư Phụ truyền pháp là truyền một cách âm thầm , đây thuộc về bên trong nên mới nói là truyền Tâm Ấn (Initiation)".

    "Khi Sư phụ truyền pháp không nói một câu mà quý vị đều đắc pháp , đó gọi là dùng tâm truyền tâm , không dùng ngôn ngữ của thế gian . Dùng ngôn ngữ càng nói càng bị hiểu lầm , càng thêm phiền phức . Quí vị thấy người nghe kinh , đọc kinh thì nhiều mà người khai ngộ rất ít , bởi vì đây là giáo ngoại biệt truyền , không dùng kinh điển". "

    "Pháp , tiếng Phạn gọi là Dharma , có nghĩa là đạo lý . Nhưng pháp có hai thứ , một loại là ngoại pháp , một loại là nội pháp , thí dụ Phật Thích Ca Mâu Ni đi giảng kinh , Sư Phụ đi giảng kinh , hoặc một vị đại sư nào đó đi giảng kinh , những lời nầy đều là ngoại pháp . Nội pháp là chỉ cho chân pháp , chân pháp không phải đạo lý , không thể nào nói ra được , chúng ta có thể nói 'Pháp khả pháp , phi thường pháp' giống như Lão Tử nói 'Đạo khả đạo , phi thường đạo' vậy".

  3. #103
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default THANH HẢI VÔ THƯỢNG SƯ VÀ PHÁP MÔN QUÁN ÂM


    "Pháp này cũng không phải là pháp của Sư Phụ , nó là pháp vĩnh viễn tồn tại , là pháp của Bồ Tát , là pháp của Đại Sư . Lực lượng nầy cũng không phải là lực lượng của Sư Phụ mà lực lượng của mười phương tam thế chư Phật Bồ Tát , xuyên qua thân thể của Sư Phụ để truyền lực lượng nầy trước rồi phát ra cho thính giả nghe ... Khi một người tu hành đến đẳng cấp nào đó , phàm ngã biến thành không , không có cái ta , không có người , lúc đó mình biến thành ống tiếp nối của chư Phật Bồ Tát , hòa đồng với lực lượng của Phật Bồ Tát . Đến lúc đó mình muốn gì có cái đó , muốn cứu ai cũng được , muốn tiêu trừ nghiệp chướng của nhóm người nào cũng được , không cần cầu nguyện hay phải nghĩ đến cầu những gì . Hễ một niệm là có thể thực hiện , sau cùng cho đến một niệm cũng không có . Độ người nhưng không có người được độ , không có ý niệm độ người , cái gì cũng không nhưng cái gì cũng có".

    "Bí quyết của sự khai ngộ ở bên trong chúng ta , chúng ta chỉ quên cách sử dụng nó mà thôi . Vì vậy nếu một vị tạm gọi là thầy hay một người bạn tâm linh chỉ cho chúng ta cách làm thế nào , thì sự khai ngộ đó sẽ xảy ra tức thì".

    "Ý nghĩa của khai ngộ là gì ? Ngộ là minh bạch , minh do hai chữ nhật và nguyệt hợp thành , tiếng Trung Hoa rất rõ ràng . Sư Phụ nghĩ ngày xưa người Trung Hoa tu hành rất cao cho nên họ viết chữ gì cũng rất rõ ràng . Ví dụ như chữ 'minh' có trời có trăng , điều này muốn biểu lộ điều gì ? Ý nói có ánh sáng . Trong lúc khai ngộ cũng minh bạch . Ngộ tức là minh bạch . Cho nên những người khai ngộ sẽ thấy được mặt trăng , mặt trời (bên trong). Về điểm này những người tu thiền cũng biết ... Nhưng nhìn thấy mặt trời và mặt trăng vẫn còn ở trong Tam giới , vẫn còn ở trong đẳng cấp của Tam giới . Những hình ảnh ngoài Tam giới Sư Phụ không thể ở đây nói cho quý vị , ngoại trừ sau khi truyền pháp .

    Cho nên khi chúng ta nói khai ngộ , điều đó muốn nói rằng người đó đã thấy ánh sáng , đã cùng với ánh sáng kết thông . Như vậy người xưa khai ngộ có phải là thấy được ánh sáng không ? Đúng ! Sư Phụ vừa mới nói khai ngộ là minh bạch , bởi vì người xưa nói khi khai ngộ là thấy được ánh sáng , thấy được Phật quang , thấy được ánh sáng của chính mình , đó là Phật tánh của chúng ta .

    Phàm tính và Phật tính không giống nhau . Phật tánh không có hình tướng , không có phẩm chất để cho người ta bắt được , sờ được hay giữ lấy được . Nhưng trong cái ánh sáng nầy vật gì cũng có , trí huệ nào cũng có , bất cứ vật gì trong vũ trụ đều hiểu biết được , tất cả đều từ cái ánh sáng nầy mà ra cả .

  4. #104
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default THANH HẢI VÔ THƯỢNG SƯ VÀ PHÁP MÔN QUÁN ÂM


    Những ánh sáng thô lậu một chút thì biến thành âm thanh . Không giống như âm thanh của tiếng nói mà giống như âm thanh của âm nhạc vậy , rất nhu hòa , rất diệu dàng . Chúng ta nghe thấy âm thanh nầy lòng rất yên tĩnh và sảng khoái , trí huệ sẽ mở và cá tính sẽ cải biến . Thế giới nầy đối với chúng ta càng ngày càng ít khổ đau , chúng ta càng ngày sẽ cảm thấy vui vẻ , càng hiểu được vạn vật trong vũ trụ , hiểu được kinh điển , càng hiểu được bản thân mình và các chúng sanh khác".

    "Tất cả mọi việc đều có thể xảy ra nếu chúng ta tìm được con đường đúng . Cũng giống như những nghành khoa học khác , nếu chúng ta tìm ra được hợp chất chính xác của một chất hóa học nào đó , chúng ta sẽ tìm ra kết quả đúng hay có thể sáng tạo ra một số chất nào đó . Cũng tương tự như vậy , sự khai ngộ đã có sẵn trong chúng ta , như tất cả chúng ta đều biết , chúng ta đều đến đây từ Thiên quốc và Thượng đế là Đấng duy nhất tạo lập nên vũ trụ và con người . Vì vậy nếu chúng ta tìm ra nơi nào chúng ta có thể câu thông với lực lượng Thượng đế nầy , hay là Thiên quốc trong mỗi chúng ta , còn được gọi là Phật tính hay bất cứ danh từ nào quí vị muốn gọi , thì chúng ta sẽ tức khắc khai ngộ ; bởi vì chúng ta đã có sẵn lực lượng nầy rồi giống như nó nằm sẵn trong túi áo của chúng ta vậy".

    "Những người theo pháp môn nầy không cần phải có kiến thức về tôn giáo . Họ sẽ được hướng dẫn đến sự hiểu biết về Chân Ngã , về linh hồn cao cả hơn , đó là lúc họ trở thành tôn giáo chân chính , trở thành tôn giáo với đúng nghĩa thực sự của nó . Tôn giáo là những giáo lý còn sót lại của những Minh sư xa xưa , những giáo lý bằng miệng , có tính cách lý thuyết mà các Minh Sư đã chỉ dạy . Một thứ dạy bằng ngôn ngữ bên ngoài , chỉ bảo chúng ta điều này điều nọ , một thứ khác dạy trong im lặng và đây chính là phần quan trọng . Cả hai phần phối hợp lại sẽ làm nên một giáo lý sống , nếu không nó chỉ có một nửa mà thôi".

    "Những người tu Mật tông thật sự là những người tu pháp môn Quán Âm , phương pháp khai ngộ ... Mật tông ngày nay không phải là Mật tông thật sự , và tất cả các nghi lễ là biểu hiện của sự khai ngộ thực sự bên trong , ánh sáng bên trong , chuông bên trong , cồng bên trong ... Do đó trong bất cứ nghi lễ nào , họ thổi rất nhiều kèn , đệm nhiều nhạc , và thắp rất nhiều nến trong mọi nhà thờ , mọi trung tâm tu hành . Những thứ này biểu hiện lực lượng bên trong , khai ngộ bên trong , ánh sáng bên trong , âm thanh bên trong . Hiện nay họ chỉ có nghi lễ mà không có phần tinh túy , không có sự giác ngộ".

  5. #105
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default THANH HẢI VÔ THƯỢNG SƯ VÀ PHÁP MÔN QUÁN ÂM


    "Vào lúc đầu quí vị có thể đi bằng nhiều con đường khác nhau , nhưng quí vị phải đi con đường nầy để đạt đến nơi cao nhất . Con đường nầy phải bao gồm việc thiền quán ánh sáng và chấn động lực bên trong mà Kinh Thánh đã gọi chấn động lực nầy là Ngôi Lời : 'Anh em há chẳng biết thân thể chính là đền thờ của Thượng Đế mà Đức Thánh Linh đang ngự trong anh em đó sao ?' Vì vậy khi chúng ta câu thông với Đức Thánh Linh nầy , tức là sự thị hiện của ánh sáng và chấn động lực thiêng liêng , chúng ta phải biết Thượng Đế . Thực ra đây không phải là một phương pháp thực sự . Nó là quyền năng của vị Minh Sư . Nếu quí vị chứa đựng quyền năng nầy , quí vị có thể truyền đạt nó".

    "Pháp Môn Quán Âm không phải là một pháp môn , mà là một lực lượng giúp chúng ta mở cánh cửa trí huệ , cho chúng ta hiểu biết mình có bảo tàng gì . Mọi người vốn đều đã có , chỉ đợi Sư Phụ mở cánh cửa để quí vị bước vào nhìn thấy tài sản của chính mình , về sau đi đứng nằm ngồi đều là thiền , bất cứ thứ gì cũng đều là pháp môn Quán Âm .

    Pháp môn Quán Âm là Đại thừa . Ý nghĩa của Đại thừa Phật giáo là khi thật sự đạt được nội tại , đến lúc đó gọi là Đại thừa , có được lực lượng rất lớn , có thể giúp đỡ vô số chúng sanh cùng giải thoát . Tiểu thừa là đọc thể nghiệm , đọc kinh , niệm kinh , lạy Phật , niệm những thể nghiệm của các vị Thánh nhân quá khứ hoặc hiện tại mà tự mình không có đạt được .

    Pháp môn Quán Âm là một phương pháp giúp chúng ta câu thông được với lực lượng vạn năng của mình , biến thành đồng nhất thể , chúng ta sẽ tìm thấy chủ nhân của chính mình , tìm thấy Thượng đế , Phật tánh hay năng lực của tạo hóa".

    "Lúc Tâm Ấn , chúng ta sẽ có được một số ấn chứng , ấn chứng chúng ta có khai ngộ , có thể tìm thấy được Phật quang của mình . Phật quang chính là bản lai diện mục của chúng ta . Ánh sáng có hai loại : một thứ là ánh sáng , một thứ là âm thanh , đây chính là chấn động lực của chúng ta , lực lượng của chúng ta biến hóa ra".

    "Tôi sẽ đưa quí vị đến tận cội nguồn của tất cả hữu thể , nơi mà từ đó quí vị đến đây và cũng là nơi mà tất cả hữu thể sẽ trở về . Giữa đẳng cấp thế gian nầy và đẳng cấp tuyệt đối đó , có năm đẳng cấp tâm thức , hay năm cõi hiện hữu khác nhau . Nếu chúng ta nhờ vào sự thực tập thiền quán Âm thanh và ánh sáng Thiên đường với sự dìu dắt của một vị thầy đầy kinh nghiệm , chúng ta sẽ đi xuyên qua năm đẳng cấp đó , cuối cùng chúng ta sẽ đến nhà của những Minh Sư . Đó là nơi từ đó tất cả các Minh Sư đến đây và trở về lại sau khi hoàn thành sứ mạng . Đó cũng là nơi từ đó chúng sẽ đến đây để giúp đỡ những hữu thể (chúng sinh) khác , nếu chúng ta có ý muốn trở lại thế gian nầy hay đến bất cứ hành tinh nào khác trong vũ trụ . Cho nên bước đầu tiên là phải thọ Tâm Ấn , và sau đó mọi thứ khác sẽ đến sau .

  6. #106
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default THANH HẢI VÔ THƯỢNG SƯ VÀ PHÁP MÔN QUÁN ÂM


    Từ thời xa xưa , âm nhạc rất cần thiết đối với nhân loại . Ngay cả thú vật cũng cảm thấy bị lôi cuốn bởi âm nhạc , cây cối cũng lớn nhanh hơn nhờ âm nhạc . Vì vậy nếu âm điệu bên ngoài rất quan trọng cho tất cả đời sống , thì dòng Âm Lưu nội tại tuyệt vời của cõi trên lại càng quyến rũ hơn , tràn đầy ân tứ và phước lành hơn .

    Cái thai nhi khi còn ở trong bụng mẹ chẳng ăn gì cả . Bên trong đó không có không khí , không có ánh sáng mặt trời mà nó dường như chẳng bận tâm gì cả . Lý do là vì nó được câu thông với Âm thanh tuyệt diệu nầy , nguồn cội của tất cả mọi tình thương , hạnh phúc và quyền năng . Cái thai lớn nhanh không thể tưởng tượng được dưới những điều kiện như vậy , và nếu nó vẫn tiếp tục lớn , nó sẽ cao bằng trời sau khi nó chào đời . Nhưng sau khi sinh ra , nó bị mất liên lạc với chấn động lực nầy và nó bật khóc khi tiếp xúc lần đầu tiên với thế giới bên ngoài . Không có em bé nào mới sinh ra mà cười cả , bởi vì nó cảm thấy một sự mất mát quá lớn khi nó bị cắt đứt khỏi dòng Âm lưu đó . Có hai loại âm thanh : âm thanh của trần gian và thắng bỉ thế gian âm . Âm thanh trần tục cũng rất quan trọng , an ủi chúng ta về mặt cảm giác và tâm hồn , nhưng thắng bỉ thế gian âm kéo chúng ta về lại với Thượng Đế .

    Dòng Âm Lưu nội tại được nói đến trong tất cả các kinh điển của những tôn giáo khác nhau như là Diệu Âm trong Phật giáo , Ngôi Lời trong Thiên Chúa giáo , Dòng Âm Lưu trong Ấn Độ giáo , Nhạc Thiên Đường trong Trang Tử , Đạo trong Đạo Đức Kinh ... là những Âm thanh chân thật độc nhất đến trực tiếp từ Thiên quốc . Nó là ngôn ngữ của tình thương đại đồng và của đại trí huệ . Tất cả các giáo lý đều đến từ Âm Thanh Im Lặng , tất cả các ngôn ngữ đều đến từ ngôn ngữ của vũ trụ nầy . Đó là lý do tại sao tất cả những người đã thọ Tâm Ấn có đẳng cấp cao trên con đường nầy đều nói được tất cả các ngôn ngữ bên trong cõi linh hồn . Đó là đẳng cấp của vị Minh Sư , người tinh thông về ngôn ngữ của Thiên quốc . Tất cả chúng ta đều có trí huệ nầy , cái trí huệ để hiểu được tất cả mọi thứ bên trên thế giới tăm tối nầy , để trở nên vô sở bất tại , và để làm việc như những chúng sinh hoàn hảo nhất trong vũ trụ , nếu chúng ta muốn nhớ lại chúng ta thật sự là gì .

  7. #107
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default THANH HẢI VÔ THƯỢNG SƯ VÀ PHÁP MÔN QUÁN ÂM


    Ngôi Lời , Diệu Âm hay chấn động lực Thần thánh nầy được tất cả các tôn giáo đề cập đến . Chúng ta gọi nó là Âm Thanh , những người khác gọi nó là Âm nhạc Thiên đàng , Thần Ngôn Thiên Chúa , Logos , Đạo ... Nó âm vang trong tất cả mọi đời sống và nuôi dưỡng toàn thể vũ trụ . Dòng Âm Lưu nội tại nầy có thể hàn gắn mọi vết thương , làm đầy những ước muốn , và dập hết tất cả những khát khao trần thế .

    Dòng Âm Lưu là toàn năng và toàn ái . Bởi vì chúng ta được tạo ra từ Âm Lưu nầy , nên câu thông được với Dòng Âm Lưu chúng ta sẽ cảm thấy bình an và mãn nguyện trong tâm hồn . Sau khi nghe được dòng Âm Lưu nầy , chúng ta sẽ thay đổi hoàn toàn , cái nhìn toàn diện của chúng ta về đời sống sẽ thay đổi một cách thật lớn lao , tiến đến chỗ tốt đẹp nhất . Chấn động lực tuyệt vời nầy sẽ tẩy trừ tất cả mọi dấu vết đáng ghét của 'tội lỗi ban đầu' hay là cái mà những người khác gọi là 'nghiệp quả'. Chấn động lực nầy giống như một dòng sông mạnh mẽ cuốn trôi đi với nó tất cả mọi rác rưới dơ bẩn của thế gian".

    "Chỉ có pháp môn Quán Âm đưa chúng ta đến cảnh giới cao nhất . Trong sách của Trang Tử có viết rằng , có một người tên là A Khuyết hỏi một người tên là Bị Y 'Đạo là gì ?' Bị Y trả lời : 'Nếu anh ngồi với tư thế chính xác (ý nói là ngồi rất đúng cách), rồi anh đem sức chú ý đặt ở chỗ 'nhất' (ý muốn nói là Thiên hay là Đạo), thì tiếp theo đó sự hòa bình của trên trời sẽ giáng xuống . Lúc đó anh cần phải cố gắng tập trung định lực bên trong của anh , anh sẽ biết được điều nầy ; rồi anh sẽ ngự ở trong Đạo (ý nói rằng đồng một thể với Đạo). Khi anh đạt được cảnh giới nầy , bên trong sẽ thấy pháp hỷ tràn đầy , vô cùng sung sướng'. Đây là lời dạy chúng ta nên ngồi thiền như thế nào , lúc chúng ta thọ Tâm Ấn , cũng sẽ được dạy tọa thiền như thế".

    "Trong kinh Lăng Nghiêm gọi 'Đạo' nầy là pháp môn Quán Âm , phẩm Phổ Môn gọi là Quán Âm . Quán Âm không phải là miệng niệm Quan Âm , mà là pháp môn 'làm' Quán Âm . Tịnh Độ Tông gọi là Vô Lượng Quang . Thiền Tông gọi là Trí Huệ , lực lượng bên trong . Nếu mình dùng pháp môn Quán Âm liên lạc với lực lượng nầy , thì có thể tìm đến chỗ của Phật , bởi vì bản thân của pháp môn Quán Âm là Đạo . Nương nhờ Đạo , mình có thể đi lên , Đạo cũng như một cái cầu thang , quý vị từ ngoài vào đây nhất định phải đi lên cầu thang mới có thể đến chỗ nầy .

    Phật Thích Ca xưa kia chỉ dạy rất nhiều người , sau khi Ngài tịch diệt rồi đệ tử xưng mình là tín đồ Phật giáo . Chúa Giêsu cũng chỉ dạy rất nhiều người , sau khi Ngài đi rồi , những đệ tử gọi mình là tín đồ của Ki Tô giáo . Lão Tử tịch rồi , đệ tử của Ngài tôn kính Ngài , xưng là Lão giáo hay là Đạo giáo . Xưa kia Khổng Tử chu du liệt quốc chỉ dạy học trò , không tự xưng danh hiệu gì , nhưng sau khi Ngài vãng sanh rồi , người đời sau tôn xưng là Khổng giáo . Cho nên Phật Thích Ca đi rồi biến thành Phật giáo , Chúa Giêsu Ki Tô đi rồi biến thành Ki Tô giáo ; rồi Lâm Tế tông , Tào Động tông ..., tình trạng các tông phái đều giống như vậy . Tất cả đều do ngôn ngữ của phàm phu tạo ra , chứ thật sự không có tông phái gì cả . Không có tông phái mà chỉ có 'pháp môn', chỉ có 'Đạo'. Tất cả các vị giáo chủ ra đời đều chỉ dạy một việc là phải tìm được Đạo , nhưng sau khi họ đi rồi , trải qua một thời gian dài biến thành những tông phái . Thí dụ sau nầy Sư Phụ nổi danh , rất có thể biến thành 'Thanh Hải tông' ; nếu xảy ra như vậy thì thật là tức cười !

  8. #108
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default THANH HẢI VÔ THƯỢNG SƯ VÀ PHÁP MÔN QUÁN ÂM


    Phật giáo lúc đầu cũng dạy một giáo lý không có gì khác nhau , nhưng bây giờ người của các tông phái dạy khác nhau nên họ tưởng rằng Sư Phụ dạy pháp môn mới , biến thành một tông phái mới ! Sư Phụ không thích như vậy , bởi vì 'pháp môn' đó , 'Đạo' đó đã có sẵn từ xưa đến nay , tất cả các Chân sư đều dạy pháp môn Quán Âm , không phải Sư Phụ tự sáng tác , phát minh ra .

    Trước thời của Phật Thích Ca Mâu Ni đã có Pháp môn nầy , cũng không phải Phật giáo mới nói đến Pháp môn nầy . Thiên chúa giáo cũng có nói , Lão Tử cũng có nói , họ đều nói đến sức chấn động lực bên trong và âm nhạc bên trong . Phật giáo đã sử dụng nhiều tên khác nhau để gọi Pháp môn Quán Âm . Trong kinh Pháp Hoa là 'Pháp Hoa pháp', trong kinh Phổ Môn là 'Pháp môn Phổ Độ'. Phổ Môn là chỉ một cánh cửa mà có thể thông đạt đi các nơi . Trong kinh Lăng Nghiêm thì biến thành 'Pháp môn Quán Âm'. Trong kinh A Di Đà thì biến thành 'âm nhạc của Tịnh độ , âm nhạc mỹ diệu , chim thuyết pháp' ..., tất cả đều rất rõ ràng . Không phải Phật Thích Ca dạy nhiều pháp môn như vậy , Ngài chỉ nói có một pháp , nhưng dùng nhiều danh xưng khác nhau , phương tiện khác nhau để độ chúng sanh .

    Thí dụ Sư Phụ đến đạo tràng của Ki Tô giáo , Sư Phụ cũng dùng Thánh Kinh để dạy họ pháp môn Quán Âm . Sư Phụ sẽ không nói với họ 'Sư Phụ dạy quí vị Pháp môn Quán Âm trong kinh Lăng Nghiêm của Phật giáo', mà Sư Phụ sẽ dùng Thánh kinh để giải thích , để họ hiểu rằng trong Thánh kinh Giêsu Ki Tô cũng có dạy Pháp môn đó . Dùng phương thức nầy dạy họ cũng được , họ không cần phải trở thành tín đồ Phật giáo , không cần phải chính thức qui y Phật , Pháp , Tăng , hoặc phải có một danh hiệu hay thọ Bồ tát giới ... mới có thể tu pháp môn Quán Âm . Nếu như họ thật sự hiểu biết Thánh kinh , họ cũng có thể tu pháp môn Quán Âm , tuyệt đối không có trở ngại gì .

    Nếu như gặp người Tịnh Độ tông , Sư Phụ sẽ dùng kinh điển của Tịnh Độ tông dạy pháp môn Quán Âm , hay có người thích Tào Động tông , Sư Phụ sẽ dùng giáo lý của Tào Động tông giải thích pháp môn Quán Âm ; chứ không cưỡng ép người ta cải biến tín ngưỡng cá nhân mới có thể tu Pháp môn nầy . Theo Thiền tông , Tịnh Độ tông , Đạo gia hay Thiên chúa giáo , Cơ đốc giáo ... đều có thể tu , bởi vì Pháp môn tối cao vốn chỉ có một , chúng sanh thích gì thì thuận ứng theo đạo lý họ ưa thích mà giảng giải ...

    Mỗi nước đều có một ngôn ngữ riêng , nhưng có một thứ ngôn ngữ tốt nhất , không cần dùng đến miệng để nói . Thí dụ Sư Phụ muốn uống nước , Sư Phụ chỉ cần ra dấu tay là quí vị có thể hiểu được , đó là ngôn ngữ tốt nhất . Chúng ta thường nghe nói 'Thiền bất dùng ngôn ngữ' là ý nghĩa đó . Cơm thật không phải là cái chén nầy , nước thật không phải là cái ly nầy , nhưng dùng chén để đựng cơm , dùng ly để hứng nước , và lúc ăn uống thì không cần nói gì cả .

    Có cơm ăn , có nước uống mới là điều quan trọng . Dùng ngôn ngữ không thể nào diễn tả nước là gì , cơm là gì . Khi ăn mới biết , khi uống mới hiểu . Thí dụ có một người có nước , có cơm , người đó có thể cho người khác , không cần nói gì , không cần ngày đêm quảng cáo cơm có dinh dưỡng gì , nước quan trọng như thế nào ; hễ thấy người đói thì cho họ ăn cơm , có người khát liền cho uống nước . Cũng như vậy , một người khi đắc Đạo hay biết được pháp môn , cho dù người đó không cùng ngôn ngữ với mình , cũng có thể truyền pháp cho như thường . Quí vị chỉ cần ra dấu tay , người đó sẽ biết ý , lập tức đưa chén đũa cho quí vị , cơm cũng có sẵn luôn trong chén .

    Nếu như chỉ thuộc kinh điển , biết nhiều điển tích , giảng kinh rất thông thạo nhưng không hiểu chân nghĩa , cũng như là không có cơm cho người ta ăn , vẫn chưa có ích gì lắm ; chỉ là dùng miệng quảng cáo bánh mà trên thực tế không có bánh thật , tự mình chưa bao giờ ăn bánh , lại càng không có bánh cho người khác ăn . Nhưng Sư Phụ cũng phải giảng kinh , bởi vì đầu óc của con người đã chứa và biết quá nhiều việc , thấy quá nhiều thứ , phê bình rất nhiều điều , học qua rất nhiều lý sự vô dụng . Nếu như có người đến nói rằng họ có thể truyền pháp , quí vị chưa chắc đã tin có phải không ? Cho nên cần phải nói qua một ít món ăn tráng miệng , do đó đến bây giờ cũng chưa được chính thức ăn cơm . Lúc ăn cơm , không cần nói gì , có thể ăn liền , muốn uống nước cũng có thể uống liền , như vậy mới là nước thật , cơm thật . Còn dùng ngôn ngữ diễn tả vẫn chưa phải là cơm , vẫn chưa phải là nước , nhưng nếu không nói quí vị sẽ không biết ...

Page 6 of 6 FirstFirst ... 23456

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts