Results 1 to 4 of 4

Thread: Những truyền thuyết cung đình và các đền, chùa VN

  1. #1
    Moderator lait's Avatar
    Join Date
    Feb 2010
    Posts
    1,173

    Default Những truyền thuyết cung đình và các đền, chùa VN


    Thực hư lời nguyền 'oán' tình nhân ở một số đền, chùa VN


    (ĐVO) Người ta đồn rằng, đôi nam nữ yêu nhau thắm thiết, nếu thăm viếng những ngôi chùa này, thì kiểu gì trở về... cũng "đường anh anh đi, đường em em chọn".


    1. Chùa Thiên Mụ

      Chùa Thiên Mụ, còn gọi là chùa Linh Mụ, tọa lạc trên đồi Hà Khê thuộc xã Hương Long, tỉnh Thừa Thiên - Huế, bên dòng sông Hương hiền hòa, thơ mộng, cách trung tâm TP Huế khoảng chừng 5 km về hướng Tây. Chùa khởi lập năm Tân Sửu (1601) - đời chúa Tiên (Nguyễn Hoàng) và là ngôi chùa cổ nhất ở Huế.

      Vào thời nhà Nguyễn, các vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Thành Thái đều cho trùng tu chùa. Năm 1844, vua Thiệu Trị cho xây bảo tháp Phước Duyên bảy tầng, hình bát giác, cao 21m, mỗi tầng tôn trí một tượng Như Lai bằng vàng. Trước tháp, vua cho dựng đình Hương Nguyện. Hai bên đình, dựng hai nhà bia. Trước đình, dựng trụ hoa biểu. Chùa bị hư hỏng nặng năm 1943. Từ năm 1945, Hòa thượng Thích Đôn Hậu đã tổ chức công cuộc đại trùng tu kéo dài hơn 30 năm.

      Ngôi chùa hiện nay là một trong 16 công trình nằm trong danh mục Di sản văn hóa thế giới (1993) của quần thể di tích Huế. Ngày 28/8/2003, chùa lần nữa khởi công trùng tu với kinh phí khoảng 15 tỷ đồng do Nhà nước cấp. Với khuôn viên rộng tới gần 4 ha, được bao bọc bởi tường gạch chu vi hơn 800m, phía trước chùa là tháp đình, phía sau là điện miếu, tất cả đều toát lên vẻ trang nghiêm, huyền ảo.



      Chùa Thiên Mụ. Ảnh: Internet

      Chùa Thiên Mụ không chỉ nổi tiếng với 108 tiếng chuông ngày ngày giữ nhịp thời gian, mang theo tâm nguyện từ bi gửi gắm đến chúng sinh, giải tỏa mọi muộn phiền đau khổ; mà còn gắn liền với một câu chuyện tình bi thương, một sự tích đau buồn mà đến nay người dân Huế thường lấy đó để lý giải nguyên do tại sao những đôi tình nhân thường ít khi cùng nhau tới đây để cầu khấn. Chuyện là vào thời Nguyễn, có một cặp trai gái yêu nhau thắm thiết. Cô gái là con nhà danh giá, có đủ cả thục, hiền, lễ, nghĩa, đức, trinh. Còn chàng trai thì mồ côi, nghèo khổ. Do đó cuộc tình của họ bị nhà gái phản đối kịch liệt.

      Suốt 5 năm trời, họ vừa lén lút hẹn hò nhau, vừa ra sức thuyết phục bên nhà gái tác hợp cho mối lương duyên nhưng không được. Họ đưa nhau đến chùa Thiên Mụ cầu xin trời phật phù hộ để được sống bên nhau trọn đời trọn kiếp. Tuy nhiên, suốt 5 năm tiếp đó, nhà cô gái không những không thay đổi thành kiến, mà còn ép cô lấy một vị quan nhất phẩm trong triều. Bị ép tới đường cùng, chàng trai và cô gái hẹn nhau ra bờ sông Hương trầm mình tự vẫn. Họ mong rằng khi sống không được ở bên nhau, thì lúc chết sẽ được gắn bó mãi mãi.

      Trớ trêu thay, khi trái tim chàng trai đã ngừng đập dưới đáy sông Hương sâu thẳm, cô gái lại may mắn dạt vào bờ và được những người địa phương tốt bụng cứu sống. Gia đình cô gái tìm về, ép nàng lấy một vị quan nhất phẩm trong triều mà họ đã nhắm từ trước. Và thời gian thấmthoát trôi qua, cô gái cũng dần nguôi ngoai nỗi buồn về người yêu cũ, thuận lấy chồng và sống một cuộc đời vinh hoa. Chờ người yêu mỏi mòn không thấy, oan hồn chàng trai uất hận cho số phận bất trắc của mình, bèn lang bạt vào chùa Thiên Mụ, ngự trước mặt sông Hương, thề độc sẽ phá những đôi tình nhân đến đây viếng chùa.


    2. Chùa núi Châu Thới

      Chùa núi Châu Thới là ngôi chùa xưa nhất và hình thành sớm nhất ở Nam Bộ (ở nửa sau thế kỷ 17) trên ngọn núi Châu Thới (cao 82m) ở xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương; nằm cách thành phố Biên Hòa 4 km, thị xã Thủ Dầu 20 km, TP HCM 24 km và đã được xếp hạng là Di tích Danh lam thắng cảnh quốc gia.

      Được xây vào khoảng năm 1612, do thiền sư Khánh Long, trên bước đường vân du hoằng pháp lên đồi Châu Thới thấy cảnh hữu tình, đã cất một thảo am nhỏ để tu tịnh (cũng có cứ liệu cho thấy chùa núi Châu Thới được xây dựng vào năm 1681). Tuy nhiên, trải qua hơn ba trăm năm lịch sử đầy biến động, chịu bao hủy hoại tàn phá của thời gian và chiến tranh, chùa núi Châu Thới nay không còn giữ được dấu tích, di vật nguyên thủy của một chùa cổ; mà là một quần thể kiến trúc đa dạng. Sau khi bước lên 220 bậc thềm sẽ đến cổng tam quan có ba mái cong và bánh xe pháp luân nằm ở giữa đỉnh, hai bên cửa có mấy chữ “Từ bi – hỉ xả…”




      Chùa núi Châu Thới. Ảnh: Internet
      Nét nổi bật về trang trí kiến trúc của Chùa là dùng nhiều mảnh gốm sứ màu sắc gắn kết đắp thành hình con rồng dài hơn cả mét đặt ở đầu đao của mái chùa và có đến 9 hình rồng như thế hướng về nhiều phía. Chánh điện được thiết kế dành phần trên thờ Phật A Di Đà, Quan Âm, Thế Chí; tầng kế thờ Phật Thích Ca; tầng dưới là nơi thờ Phật giáng sinh. Chùa cũng thờ bộ thập bát La Hán và thập điện Diêm Vương bằng đất nung; đồng thời lưu giữ ba pho tượng Phật tạc bằng đá khá xưa (có thể vào cuối thế kỷ XVII) và một tượng Quan Âm bằng gỗ được làm bằng cây mít cổ thụ hàng trăm tuổi được trồng trong vườn chùa.

      Tương truyền, chùa núi Châu Thới cũng gắn liền với lời đồn đoán rằng, nhiều cặp tình nhân lên chùa cầu kinh khấn Phật nhưng sau đó trở về lại chia tay nhau mà không biết lý do tại sao. Chuyện là trong một lần hai vợ chồng xô xát, người chồng đã lỡ tay đẩy người vợ xuống vực. Linh hồn người vợ ở lại trên núi để oán trách người chồng. Mỗi khi thấy có đôi tình nhân nào lên núi là người vợ lại nhập vào một trong hai người và chia cắt tình cảm của họ. Thế nhưng, khi tìm hiểu căn nguyên của sự tích này, thì không có sử sách nào ghi chép lại.


    3. Đền Bà Đế

      Đền Bà Đế nằm ở chân núi Độc, thuộc phường Ngọc Hải, Quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng; là một trong những ngôi đền nổi tiếng về danh thắng và linh thiêng.
      Ðền có cấu trúc giản dị nhưng thanh thoát và trang nhã, nép mình vào lưng núi, trước mặt là biển khơi bao la, tạo nên một kỳ quan thiên nhiên độc đáo không thua gì “Nam thiên đệ nhất động - Chùa Hương”. Hàng năm, ngày 26 tháng Giêng là ngày khai xuân và cúng cơm; ngày 24, 25, 26 tháng hai là ngày lễ tạ Đức Bà. Lúc đó, du khách thập phương lại tấp nập về với đền Bà; người cầu tài, xin lộc, người xin được giải nỗi oan khuất mà bản thân hoặc gia đình phải gánh chịu... Tuy nhiên, các cặp tình nhân lại rất "kỵ" viếng thăm nơi đây.



      Đền Bà Đế. Ảnh: Internet
      Theo tìm hiểu, nguyên nhân có lẽ liên quan tới thảm kịch đau lòng xảy ra với thôn nữ Đào Thị Hương, con gái của đôi vợ chồng nghèo họ Đào ở làng chài Đồ Sơn (Hải Phòng) và cũng là người vợ kém may mắn "chưa kịp kết hôn" của Chúa Trịnh Doanh (>> xem tiếp bài sau).

      Đức Phật có câu: "Thiên thượng, thiên hạ, duy ngã độc tôn"- đại ý rằng, con người là chủ của mình, không là nô lệ của ngoại cảnh. Và, một trong các giáo lý của phật giáo là Lý duyên sinh. Mọi sự, mọi vật đều do nhiều duyên hợp lại mà thành, hết duyên thì mất. Như vậy, lời nguyền "oán" tình nhân ở các đền, chùa trên có ứng nghiệm hay không, là bởi cái duyên của mỗi người. Nếu tình yêu đôi lứa đủ chân thành và có sự cố gắng nỗ lực vun đắp từ hai phía để tiến đến hôn nhân thì dù khó khăn, cách trở mấy cũng có thể vượt qua.

      Đức Phật có câu: "Thiên thượng, thiên hạ, duy ngã độc tôn"- đại ý rằng, con người là chủ của mình, không là nô lệ của ngoại cảnh. Và, một trong các giáo lý của phật giáo là Lý duyên sinh. Mọi sự, mọi vật đều do nhiều duyên hợp lại mà thành, hết duyên thì mất. Như vậy, lời nguyền "oán" tình nhân ở các đền, chùa trên có ứng nghiệm hay không, là bởi cái duyên của mỗi người. Nếu tình yêu đôi lứa đủ chân thành và có sự cố gắng nỗ lực vun đắp từ hai phía để tiến đến hôn nhân thì dù khó khăn, cách trở mấy cũng có thể vượt qua.


    Copier trên Internet



  2. #2
    Moderator lait's Avatar
    Join Date
    Feb 2010
    Posts
    1,173

    Default Sau bài nầy sẽ chuyển qua phòng văn Hỏa Việt Nam


    Thảm kịch từ 'giọt máu hoang' của Chúa Trịnh

    (ĐVO) Biết mình mang thai cốt nhục của Chúa, nàng Hương trong lòng lo sợ, ngày đêm trông ngóng thuyền hoa, nhưng cuối cùng, bị lệ làng dìm chết dưới biển.
    Đó là thảm kịch đau lòng xảy ra với thôn nữ Đào Thị Hương, con gái của đôi vợ chồng nghèo họ Đào ở làng chài Đồ Sơn (Hải Phòng) và cũng là người vợ kém may mắn "chưa kịp kết hôn" của Chúa Trịnh Doanh.


    Minh Đô Vương Trịnh Doanh (1720 - 1767) là vị chúa Trịnh thứ bảy, con thứ ba của Chúa Trịnh Cương, em ruột Chúa Trịnh Giang; quê làng Sóc Sơn, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Ông có tài văn võ song toàn, có công đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng ngoài, ổn định lại chính trị ở Bắc Hà vốn suy yếu trầm trọng thời Chúa anh.

    Sắc đẹp thôn nữ... làm rung động trái tim Chúa

    Sử sách chép, vì Trịnh Giang bỏ bê chính sự, không đoái hoài tới công việc, từ nǎm 1736, đã trao quyền nhiếp chính cho Trịnh Doanh, lúc đó ông mới 17 tuổi.

    Để nắm rõ chính sự, cũng như thấu hiểu cuộc sống của người dân, ngay trong năm, Chúa Trịnh Giang đi kinh lý Ðồ Sơn. Khi thuyền rồng đang dạo cảnh ở vùng núi Độc, thì bỗng đâu... vang lên tiếng hát trong veo, thánh thót, êm dịu như rót mật vào lòng người, cảm giác khiến đất, trời, sông, biển quyện vào làm một.

    Không thể kiềm chế lòng mình, Trịnh Doanh vội truyền cho quân lính đi tìm người hát. Khi gặp được nàng Hương, sắc đẹp tuyệt trần và mùi thơm "phả" ra từ da thịt của cô gái quê đang tuổi dậy thì đã khiến vị tướng trẻ ngỡ ngàng, bối rối, sinh lòng yêu mến. Họ vốn lạ... thành thân, rồi mê đắm nhau.

    Thế là cả tháng trời, Trịnh Doanh và nàng Hương quấn quýt không dời một bước. Song giữa người đẹp và công việc quốc gia, Trịnh Doanh vẫn phải dứt áo về kinh và hẹn "người tình" sớm đem thuyền hoa về rước.




    Ảnh minh họa.
    Về sự ra đời của nàng Hương, truyền thuyết kể rằng, vào năm 1718, ở phía đông nam vùng Ngọc Ðồ Sơn, dưới chân núi Độc, có đôi vợ chồng họ Ðào đã hai mươi năm không có con. Họ tu thân, tích đức, cầu xin trời phật cho một mụn con. Trời phật động lòng, chứng giám, rồi báo mộng cho người vợ được mang thai. Tròn ngày, tròn tháng, đứa bé ra đời và được đặt tên là Ðào Thị Hương. Từ khi sinh ra, người đứa trẻ đã toả hương thơm ngát, phát ánh hào quang và đi đến đâu cũng có làn mây che đến đó. Càng lớn lên, nàng Hương càng xinh đẹp, lộng lẫy.

    Giọt máu Chúa và kết cục thảm

    Sau khi chia tay Trịnh Doanh, nàng Hương phát hiện mình mang cốt nhục của Chúa, trong lòng rất lo sợ, ngày đêm trông ngóng thuyền hoa. Hàng Tổng biết chuyện, đòi phạt nhưng gia đình không có tiền, nên nàng Hương bị trói và đem ra khu núi Ðộc dìm xuống biển.

    Trước khi chết, nàng Hương ngửa mặt lên trời khóc than: "Phận gái thân cô, gặp Chúa yêu thương, tôi đâu dám chống; nhìn mẹ cha, hàng xóm tôi đâu dám quên lệ làng... Xin trời phật chứng giám cho lòng con. Khi con bị dìm xuống nước, nếu có oan ức, trời phật cho con nổi lên ba lần".

    Quả nhiên, xác của nàng Hương nổi lên ba lần, mọi người ai nấy đều kinh sợ. Thế nhưng, bọn hào lý không tha, tiếp tục lấy dây thừng quấn nàng vào cối đá thủng, cắm sào, dìm cho nàng chết... Lúc đó, bất ngờ sóng to gió lớn nổi lên làm đứt dây thừng, rồi đám ác nhân không biết sao lần lượt lăn ra chết bất đắc kỳ tử. Dân làng cho rằng, chúng đã bị Trời đánh...

    Lại nói Trịnh Doanh giữ lời hẹn ước, mang thuyền rồng đến đón người đẹp thì mới biết nàng Hương đã thác oan. Nhà Chúa quá đau buồn, cho lập đàn giải oan và truyền lệnh cho Hàng Tổng lập đền thờ.

    Vào thời Vua Tự Đức triều Nguyễn, trong một lần thăm đền nàng Hương, nhà vua đã ban sắc phong là "Đông nhạc Đế bà - Trịnh Chúa phu nhân" và từ đó, ngôi đền được gọi là đền Bà Đế.

    Sau này, thương tiếc và khâm phục lòng thuỷ chung của nàng Hương, nhiều danh nhân đã đề thơ ca ngợi: Lòng sáng như băng trời đất biết/ Nỗi niềm thành kính quỷ thần hay/ Ðến Bà hương lửa nghìn thu ấy/ Ðể giải hồn oan cõi thế này.




    Triều đình nhà Lê

    Sau bài nầy sẽ chuyển qua phòng Văn Học Việt Nam




  3. #3
    Moderator lait's Avatar
    Join Date
    Feb 2010
    Posts
    1,173

    Default Re: Lời nguyền 'oán' tình nhân ở một số đền, chùa VN


    Lại có truyền thuyết nói rằng (Chuyện tình bi thương giữa chúa Trịnh và cô gái cắt cổ)

    Nguoiduatin.vn) - Khi chúa Trịnh Doanh hồi kinh dẹp giặc cũng là lúc để lại một giọt máu trong người cô gái cắt cỏ. Tưởng là mối tình ấy sẽ nhanh chóng thành mối lương duyên tuyệt vời, ai ngờ chú Trịnh Doanh đi rồi thì bão tố đến với người con gái cắt cỏ đó.




    Chân dung Chúa Trịnh Doanh và Chân dung Bà Đế
    Mối tình kỳ lạ với người con gái cắt cỏ

    Người con gái được chúa Trịnh Doanh yêu thương đó là Đào Thị Hương, con gái của đôi vợ chồng họ Đào sống uẩn khuất trong một làng chài nghèo ở Đồ Sơn, bây giờ thuộc phường Ngọc Hải, Quận Đồ Sơn, Tp. Hải Phòng.

    Vào những năm 1718, ở phía Đông - Nam vụng Ngọc - Đồ Sơn, dưới chân núi Độc có đôi vợ chồng trẻ họ Đào, suốt 20 năm chung sống, tuy làm ăn, tu tâm tích đức mà chưa có con nên đã cầu xin Trời Phật cho một mụn con. Điều tâm nguyện đã được linh ứng, người vợ đã mang thai. Tròn ngày, tròn tháng người vợ đã sinh hạ một người con gái có mùi hương thơm ngát. Vợ chồng họ Đào rất mừng, tạ ơn Trời Phật và đặt tên con là Đào Thị Hương.

    Càng lớn lên, Hương càng xinh đẹp, sắc đẹp nổi tiếng khắp vùng. Hương rất khéo tay, siêng năng mọi việc. Trời cho nàng giọng hát thật hay. Tiếng hát vút cao bao la, vang, rung như tiếng ngọc, làm cho cả vụng Ngọc lung linh, huyền ảo, mỗi lần nàng cất giọng hát, chim như ngừng hót, sóng ngừng vỗ, đất trời như lặng đi để thắm đượm hết tiếng hát của nàng. Cứ thế, giọng hát của nàng đã quyện vào đất, trời, sông, biển nơi đây.

    Một hôm, một chiếc thuyền trận lớn từ phía Tây Nam dong buồm thẳng vào vịnh Hạ Long, ngang đầu làng Đỗ Hải thì rẽ lái vào bờ, tìm đến chỗ vắng vẻ mà thả neo. Trên thuyền lớn ròng xuống một chiếc ghe nhỏ cho một vị tướng trẻ tuổi cùng năm người lính hộ vệ lên bờ tiến về phía cánh đồng cỏ cạnh bãi bể, nơi đó nàng Hương đang cắt cỏ hát nghêu ngao. Vị tướng lắng nghe tiếng hát ngọt ngào hướng đi về phía ấy. Nàng Hương ngửng đầu lên, ngạc nhiên, sợ hãi thấy quan quân trước mắt vứt liềm toan bỏ chạy. Vị tướng gọi lại cho biết mình chính là chúa Trịnh Doanh đi tuần ngoài biển ghé qua đây, muốn vào làng.

    Thời gian này, vùng biển Đồ Sơn là cửa ngõ Đông Bắc rất quan trọng của Đại Việt. Thời kỳ Chúa Trịnh Doanh trị vì. Năm 1836, Chúa Trịnh Doanh về kinh lý ở vùng biển Đồ Sơn, qua vụng Ngọc. Nàng Hương đang cắt cỏ nghe nói trở nên bạo dạn, dẫn đường đi trước. Qua đỉnh một ngọn đồi nhìn ra khắp vùng, chúa Trịnh dừng chân dưới gốc cổ thụ im mát, ra dấu cho đám tùy tùng lui. Còn lại một mình với cô gái quê da thịt dậy thì có mùi hương thơm ngát. Nàng Hương cất tiếng hát trong lảnh vang lên giữa cánh đồng, câu hát dân dã mà sao rung động lòng người viễn xứ.

    Trước giai nhân sắc nước hương trời, làm nhà Chúa đắm đuối, mến yêu. Hai người quyến luyến bên nhau suốt cả tháng trời không rời xa. Khi Chúa về kinh, có hẹn nàng chờ ít ngày, Chúa sẽ đem thuyền hoa đến rước nàng về kinh.
    Thuyền rồng ra đi, nàng Hương đưa mắt nhìn ra phía biển, thấy chiếc thuyền buồm đã chạy xa phía Hạ Long, chỉ còn một chấm trắng trên nền trời cũng là lúc nàng lo lắng, nàng ứa nước mắt. Từ đó nàng mang thai giọt máu của Chúa, trong lòng rất sợ với tục lệ và ngày đêm mong ngóng. Cũng từ đó, nàng Hương mất cả giọng hát hồn nhiên. Ba tháng sau, một hôm đội cỏ về nhà, nàng bỗng thấy hoa mắt, trời đất như sụp đổ, ngã lịm trên đường làng. Bụng nàng cứ lớn dần, bà mẹ nghi ngờ tra hỏi, nàng tình thật kể lại việc đã qua.

    Người con gái cắt cỏ chết vì tình

    Bà mẹ không ngớt lời chửi mắng, nguyền rủa và đánh đập cô gái chửa hoang, rồi báo tin xấu hổ cho chồng hay. Để tránh tiếng nhục nhã với làng nước và khỏi phải phạt vạ, cả gia đình gồm ông bà nội, cha mẹ và cô chú, bà bác họp lại để xử đứa con gái bất hạnh. Muốn ém nhẹm tiếng xấu cho giòng họ, mọi người đồng ý sẽ bắt nàng thả trôi sông.

    Nhưng rồi hàng Tổng biết chuyện, bắt cha mẹ nàng phạt vạ. Nhà ngèo, lấy đâu ra tiền, chúng liền trói nàng dìm xuống biển. Nàng vật vã gào khóc, thương cho cha mẹ chưa được một ngày báo công dưỡng dục, thương cho nỗi oan tình chưa được khai hoa để báo đền ơn Chúa, nàng quì bên bờ biển ngửa mặt lên trời chắp tay than rằng: "Phận gái thân cô, gặp Chúa yêu thương tôi đâu dám chống, nghĩa cha mẹ, họ hàng tôi đâu dám quên. Xin Trời Phật chứng giám cho lòng con. Khi con bị dìm xuống nước, nếu có oan ức, Trời Phật cho nổi lên ba lần, họ hàng hãy cho con được sống. Nếu con dối trá, thân này sẽ chìm xuống để làm gương cho đời.

    Quả nhiên, khi bị dìm xuống biển, nàng nổi lên ba lần. Mọi người đều thất kinh vì lời khấn của nàng đã thấu đến Trời Phật. Bọn hào lý không tha, phép vua thua lệ làng, chúng lấy dây thừng quấn nàng vào cối đá thủng, cắm sào, dìm cho nàng chết. Bỗng sóng to gió lớn nổi lên ầm ầm làm đứt dây thừng. Bọn hào lý không biết sao lần lượt lăn ra chết bất đắc kỳ tử. Dân làng nói rằng chúng đã bị Trời đánh, Thánh vật (?!).

    Khi Chúa mang thuyền rồng đến đón nàng mới biết nàng đã thác oan. Biết chuyện, nhà Chúa cho lập đàn giải oan và truyền lệnh cho hàng Tổng lập Đền thờ. Và ghe thuyền qua lại vùng này thấy cô gái thường hiển hiện trên sóng nước làm nhiều việc linh ứng.
    Dân chúng miền duyên hải lấy làm sợ hãi, dựng miếu thờ ở ngọn đồi trông ra biển, gọi là đền Bà Đế ngày nay hãy còn dấu tích. Sự thiêng liêng của Đền làm cho bọn cướp biển không dám lần mò tới, bọn hào lý cũng không dám trắng trợn nhũng nhiễu dân lành. Đền thờ Bà, dân cả vùng đến lễ rất đông, thương người con gái kiên trinh, tiết liệt đến cả Trời Phật cũng động lòng thương.

    Hương lửa còn đây

    Lòng trung trình và cái chết của nàng Hương gây rung cảm cho nhiều người, dưới thời phong kiến, nàng như một tấm gương tiết liệt. Nên mãi sau này, khi về thăm Đền, Vua Tự Đức đã rơi nước mắt với mối tình bi thương ấy mà đã ban sắc phong cho Đế Bà là: "Đông nhạc Đế bà - Trịnh chúa Phu nhân", cho trùng tu, bảo tồn, lấy đó làm gương sáng để giáo dục con cháu. Còn người đời sau thương tiếc và khâm phục lòng thuỷ chung của bà, nhiều bạc tài tử quan lại có chữ nghĩa về thăm và để lại nhiều bút tích ca ngợi Bà trong Đền như: "Đế sơn hà - Mỹ tai linh”, dịch nghĩa là Người đẹp quá nên gặp tai hoạ... Cảm động nhất vẫn là việc nhiều danh nhân đã tìm hiểu, nghiên cứu để viết lại, có người còn đề thơ ca ngợi như:
    "Lòng sáng như băng trời đất biết
    Nỗi niềm thành kính quỷ thần hay
    Đế Bà hương lửa nghìn thu ấy
    Để giải hồn oan cõi thế này"





    Đền Bà Đế


    Từ bấy đến nay, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, sự tàn phá của thiên nhiên nhưng đền Bà Đế, đặt ngay trên địa điểm đã diễn ra cuộc tình bi ai ấy luôn thu hút được du khách thập phương tấp nập trẩy hội đền Bà Đế. Người ta đến để xin tài, xin lộc và đặc biệt cùng bà giải mọi nỗi oan khuất mà mình gặp phải. Là địa danh thắng cảnh tuyệt đẹp núi biển bao la, nên người đời sau tiếc thương và khâm phục lòng hiếu chung của Bà Đế khách đến đền thờ Bà ngày càng đông.
    Đền Bà Đế ngày nay có cấu trúc giản dị nhưng thanh thoát và trang nhã, nép mình vào lưng núi, trước mặt là biển khơi bao la, tạo nên một kỳ quan thiên nhiên độc đáo không thua gì Nam thiên đệ nhất động - Chùa Hương. Và cái càng được người đời tôn thờ là đền gắn liền với câu chuyện tình bi thương nhất trong thời kỳ phong kiến Việt Nam.


    Nguồn net



  4. #4
    Moderator lait's Avatar
    Join Date
    Feb 2010
    Posts
    1,173

    Default Re: Những truyền thuyết cung đình và các đền, chùa VN


    Chuyện tình công chúa triều Nguyễn với một nhà sư

    Chuyện tình yêu giữa một vị nhà sư - thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt sau được phong là Quốc sư với nàng công chúa triều Nguyễn là Hoàng nữ đệ tam công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh đã để lại nhiều huyền tích bí ẩn khiến người đời có nhiều thắc mắc, nghi ngờ...


    Ảnh minh họa

    Đi tìm sự thật về chuyện tình hoàng gia ngang trái
    Ngày nay, dấu tích của mối tình có một không hai trong cung đình này vẫn còn lại dấu ấn là di tích chùa Đại Giác, nó còn gắn với câu chuyện tình cảm giữa một Thiền sư và Công chúa nhà Nguyễn mà dân trong vùng ai cũng được nghe kể, thậm chí là truyền tụng với nhiều tình tiết bí ẩn huyền hoặc.

    "Thiên đường tình yêu" của nàng công chúa nhà Nguyễn ngày ngóng đêm mong ấy chính là chùa Đại Giác, còn gọi là Đại Giác cổ tự, chùa Phật lớn hay chùa Tượng, xưa kia thuộc thôn Bình Hoành xã Hiệp Hòa, tổng Trấn Biên, nay là ấp Nhị Hòa, xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

    Theo sách Thiền sư Việt Nam ghi chép rằng, Thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt, hiệu Liên Hoa là nhà sư đầu tiên ở miền Nam được phong Quốc sư vào những năm cuối đời vì trốn tránh mối tình nhiệt huyết của nàng công chúa đã sống ở ngôi chùa này. Theo tài liệu còn lưu tại Giáo hội Phật giáo TP. Biên Hòa thì vào giữa thế kỷ 17 có ba nhà sư thuộc phái Lâm Tế tông, từ Đàng Trong đến Đồng Nai hoằng hóa đạo Phật.

    Nhà sư Thành Nhạc cùng một số phật tử đến vùng đất ven sông Đồng Nai (nay là xã Bửu Hòa, TP. Biên Hòa) dựng lên chùa Long Thiền (1664); nhà sư Thành Trí theo đoàn di dân làm nghề khai thác đá lên vùng núi Bửu Long cùng người Hoa ở đây dựng lên Chùa Bửu Phong (1679). Còn nhà sư Thành Đẳng, cùng một số người chèo ghe, thuyền đến Cù lao Phố (nay là xã Hiệp Hòa, TP. Biên Hòa) khẩn hoang và dựng lên chùa Đại Giác (1665).

    Buổi đầu, chùa có kích thước nhỏ hẹp, được tạo dựng bằng cột gỗ, vách ván, và lợp ngói âm dương. Thời Thiền sư Tổ ấn - Mật Hoằng trụ trì, Nguyễn Thị Ngọc Anh, công chúa thứ ba của chúa Nguyễn Phúc ánh đã đến trú tại chùa và từ đây như một mối tình với người đàn ông khoắc áo cà sa.

    Còn theo Tạp chí Bulleetin des Amis Vieux Hue năm 1915 chép như sau: Công chúa Ngọc Anh, chị vua (Minh Mạng) còn trẻ và tiết liệt. Khi Tây Sơn khởi nghĩa đã đến tu ở chùa Đại Giác, giữ cuộc sống cô độc, trầm tư mặc tưởng và tu hành hết sức sùng mộ. Nhớ ơn ngôi chùa đã che chở nàng công chúa trong thời loạn lạc, đến năm Gia Long (Nguyễn Phúc ánh) nguyên niên (1802) lên ngôi, nhà vua sai quan trấn Trấn Biên cho binh thợ đến xây cất, đem tượng binh đến chở đất và dặm nền chùa (nên sau này người dân còn gọi là chùa Tượng).

    Ngoài ra, nhà vua còn dâng cúng một pho tượng Phật A-di-đà bằng gỗ mít cao 2,25m (nên có tên là chùa Phật Lớn. Hiện tượng vẫn còn được thờ tại chùa), ban y bát và sắc phong cho Thượng tọa Phật ý-Linh Nhạc làm Hòa thượng. Mãi đến tháng 10 năm Minh Mạng nguyên niên (1820), nhà vua lại cho tu sửa chùa. Vào thời gian gia cố lại ngôi cho có nhiều ân đứng với triều Nguyễn ấy thì công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh (khi ấy đã trở lại Huế), cũng gửi vào cúng một bức hoành phi lớn khắc ba chữ "Đại Giác Tự" thiếp vàng, bên mặt có khắc: "Tiền Triều Hoàng nữ đệ tam công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh", hiện vẫn còn treo ở phía trước chánh điện.

    Lúc đó, Thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt thuộc phái thiền Lâm Tế, đời thứ 35 đang tu đạo tại chùa, vốn tư chất thông minh và phẩm hạnh nghiêm mật nên được vua xuống sắc, triệu ra kinh đô Huế để giữ chức Tăng cang chùa Thiên Mụ (1813-1823) và được cử làm pháp sư giảng thuyết Phật pháp trong nội cung của vua Gia Long. Vốn Thiền sư là người tuấn tú, đức độ, oai nghiêm đĩnh đạc, thông minh, có tài hùng biện và thuyết giảng Phật pháp rất hay nên được đông đảo phật tử mến mộ.

    Thiền sư có rất nhiều đệ tử trong hoàng cung. Trong số đệ tử này có một vị Hoàng cô Nguyễn Thị Ngọc Anh, đó là Thái trưởng công chúa Long Thành, chị ruột chúa Nguyễn Phúc Ánh, cô ruột của vua Minh Mạng. Hoàng cô cũng quy y và thọ Bồ Tát giới, pháp danh Tế Minh, tự Thiên Nhựt. Trong những ngày theo học đạo, Hoàng Cô đã thầm yêu nhà sư. Do cảm mến và quá hâm mộ tài năng cũng như đức độ của Thiền sư nên Hoàng Cô đã có ý định và tìm mọi cách ràng buộc duyên trần cùng với người con của Phật.

    Bi kịch tình yêu nơi cửa thiền

    Nhưng bi kịch là chuyện yêu đương giữa Hoàng cô và vị Quốc sư này đương nhiên là không thể, nên Thiền sư đã chọn phương pháp "tránh duyên" bằng cách xin về trụ trì chùa Từ Ân ở Gia Định.



    Quang cảnh chùa Đại Giác bây giờ
    Năm 1821, Hoà thượng Phật Ý-Linh Nhạc viên tịch, mượn cớ này, thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt trở về chùa Từ Ân (Gia Định) chịu tang sư phụ rồi ở lại luôn. Những tưởng tránh được nghiệp duyên, nào ngờ ở hoàng cung, Hoàng Cô bỗng thấy thiếu vắng, nhung nhớ Thiền sư khôn nguôi. Thế rồi bà tìm cớ xin phép vua vào Gia Định, gọi là để cúng dường chùa Từ Ân, nhưng thật ra là để gặp Thiền sư cho thỏa lòng nhung nhớ.

    Tháng mười, năm Quý Mùi (1823), Thiền sư đang uống trà đàm đạo ở chùa Sắc Tứ Từ Ân, bỗng có tin báo Hoàng Cô vâng lệnh vua đến cúng dường chùa. Nhận được tin, Thiền sư lo âu trong dạ, không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Thế rồi Thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt quyết định lánh mặt nên đã lên chùa Đại giác ở Cù lao Phố, tỉnh Biên Hòa để nhập thất hai năm. Hoàng Cô ở chùa Từ Ân, không thấy Thiền sư đến tiếp kiến, hỏi tăng chúng thì mọi người đều nói là không biết thiền sư Liên Hoa ở đâu.

    Không gặp được "người yêu", tâm bịnh thêm nặng nên sức khỏe Hoàng Cô ngày một sa sút trầm trọng. Sợ nguy hại cho bổn tự nên cuối cùng mọi người đành tiết lộ sự thật. Được tin này, Hoàng Cô thông báo với quan trấn Gia Định là mình lên chùa Đại Giác để cúng dường. Quan Tổng trấn cử phái đoàn hộ tống Hoàng Cô lên chùa Đại Giác. Sau khi đến chùa dâng lễ cúng dường và nhờ đưa đến tịnh thất của thiền sư Liên Hoa.

    Hoàng cô với tâm thành kính đảnh lễ trước tịnh thất và xin gặp mặt Thiền sư lần cuối trước khi hồi kinh. Thiền sư không trả lời. Hoàng cô suy nghĩ kế khác, bèn quỳ trước cửa thất thưa rằng: "Nếu Hoà thượng không tiện ra tiếp, xin Hoà thuợng cho con nhìn thấy bàn tay của Hòa thuợng, đệ tử cũng hân hoan mà ra về". Im lặng vài phút, Thiền sư đưa bàn tay ra cửa nhỏ nơi đưa thức ăn vào thất, Hoàng cô vội ôm bàn tay hôn một cách trìu mến, rồi sụp lạy xuống và khóc sướt mướt...

    Tưởng rằng khi ôm hôn được bàn tay của Thiền sư thì mọi chuyện sẽ lắng xuống. Nhưng không ngờ, ngay đêm hôm ấy, vào khoảng canh ba, trong khi mọi người đang yên giấc, bỗng thấy tịnh thất của Thiền sư phát hỏa, mọi người chạy ra dập lửa thì tịnh thất đã cháy rụi. Nhục thân của thiền sư cũng cũng cháy đen. Mọi người đang bàn tán, xôn xao, có người phát hiện bài kệ của thiền sư viết bằng mực đen trên vách chánh điện: "THIỆT đức rèn kinh vẹn kiếp trần/ THÀNH không vẩn đục vẫn trong ngần / LIỄU tri mộng huyễn chơn như huyễn / ĐẠT đạo mình vui đạo mấy lần". Thiền sư Liên Hoa biết cuộc đời này là mộng huyễn ảo ảnh nên đã dùng ngọn lửa để thức tỉnh và giáo hóa Hoàng Cô.

    Nhưng có lẽ do duyên nghiệp nhiều đời nhiều kiếp giữa hai người, nên ngọn lửa ấy đã không đạt được kết quả như mong muốn. Sau khi làm lễ nhập thất Hòa thượng Liên Hoa xong, Hoàng Cô rất buồn bã và cho biết rằng bà sẽ ở lại chùa Đại giác cho đến ngày khai mộ mới hồi kinh. Nhưng ngay ngày hôm sau, Hoàng Cô uống độc dược quyên sinh tại hậu liêu chùa Đại giác nhằm ngày mồng 2 tháng 11 năm Quý Mùi (1823). Hoàng cô công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh chết theo Thiền sư để lại sự cảm động cho triều đình và nhân dân khắp vùng. Từ đó, ngôi chùa trở nên nổi tiếng và được các đời vua nhà Nguyễn chăm sóc đặc biệt.

    (Nguoiduatin.vn) -
    Theo Ngọc Lài



Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts