Quán Âm Tốc Hành
Lư đồng tu , Hoa Lục , kể
Lục đồng tu , Hoa Lục , ghi chép
Có một ngày , Lư sư huynh có việc phải đi ra ngoài. Như thường lệ , anh mang theo vài quyển sách biếu của Sư Phụ , hầu tùy duyên mà tặng . Khi đến trạm xe lửa , nhìn thấy một người xuất gia , anh định mang sách biếu tới tặng , nhưng người ấy đã biến mất vào trạm . Vì gần đến giờ xe lửa tới , Lư sư huynh phải vội mua vé .
Khi Lư sư huynh vào trong toa rồi , anh tự ý tìm chỗ và khi sắp sửa ngồi xuống thì có một hành khách khác bước tới nói chỗ này là của họ , nài nỉ Lư sư huynh dời sang chỗ khác . Lư sư huynh đồng ý . Sau khi đổi nhiều chỗ ngồi , anh đã khám phá ra người hành khách ngồi cạnh huynh là vị xuất gia mà anh đã nhìn thấy tại quầy vé . Lư sư huynh sau đó đã đưa cho ông một cuốn sách biếu . Nhìn thấy cuốn sách , vị xuất gia nọ đã reo lên "Suma Ching Hai"
Sau đó anh mới biết là vị xuất gia nọ đã đọc sách biếu và muốn thọ pháp Quán Âm để tu hành . Ông đã tìm kiếm Ngài khắp Hoa Lục , nhưng không sao gặp được một đồng tu nào . Ông đã không nản lòng , cứ tiếp tục tìm kiếm . Ông cũng đã viết thư sang Sư Phụ . Đầu năm nay ông nhận được hồi âm cho biết rằng Phật Bồ Tát không bao giờ quên những ai thành tâm cầu đạo , xin ông hãy kiên nhẫn đợi chờ v.v... Lư sư huynh và vị khát khao cầu Đạo này rất cám ơn Sư Phụ đã an bài , dẫn dắt ông bước vào gia đình Quán Âm .
Đồng thời , Trần sư tỷ ngồi ở toa bên cạnh , đã chuyển sang ngồi đối diện với Lư sư huynh ; nhân viên soát vé đã yêu cầu chị đổi chỗ không vì một lý do nào cả . Chị ta chú ý đến quyển sách biếu trên tay vị xuất gia , nhất là hình Sư Phụ ngoài bìa đã khiến chị hết sức ngạc nhiên .
Thấy chị nhìn miết vào chân dung Sư Phụ , Lư sư huynh hỏi : "Chị có thích không ? Có quen với người này không ?" Chị trả lời chẳng những quen mà còn thấy qua rồi nữa . Đây chính là vị Sư Phụ mà chị đang tìm kiếm .
Trần sư tỷ vốn là giáo sư dạy khí công , loại khí công mà chị dạy thuộc loại cao đẳng ở Trung Hoa Lục Địa . Chị đã ăn chay từ lâu vì lý do tâm linh và mong muốn được cống hiến cho sự phát triển của y tế và xã hội . Mặc dù khí công chưa cho chị những điều chị mong ước , chị đã không được chỉ dạy gì của một vị minh sư cho tới một giấc mơ gần đây , trong đó Quán Âm Bồ Tát đã đem chị tới một vùng nước trong (biểu tượng danh xưng của Sư Phụ , theo tiếng Trung Hoa , là "Biển trong" dùng nước này rửa chân cho chị (rất giống như Chúa Giê Su , trước buổi cơm chiều , đã rửa chân cho đồ đệ của Ngài . Ngài nói : "Ta là chủ , là thầy các ngươi , mà rửa chân cho các người . Các ngươi nên rửa cho nhau . Ta nêu gương , và muốn các ngươi hãy làm như ta đã làm cho các ngươi" - Tân Ứớc 13:12-15). Bây giờ chị nhận ra rằng Sư Phụ là Quán Âm bồ tát đã rửa chân cho chị trong giấc mơ .
Khi tìm được vị minh sư này , chị bắt đầu đọc về giáo lý của Ngài . Chị còn giới thiệu cho bạn bè của chị biết , chia xẻ với họ niềm vui thánh ái của chị . Không bao lâu , có một người bạn làm bác sĩ , tuy chỉ mới biết một phần giáo lý và pháp môn của Sư Phụ , đã quyết định tu hành , bỏ rượu thịt . Ông không thể tưởng tượng được là ông có thể bỏ rượu thịt được một cách dễ dàng , nhưng dưới sự thương yêu lo lắng của Sư Phụ , chuyện gì cũng có thể được .
Không bao lâu , Lư sư huynh trở lại thăm những vị chuẩn đồng tu này , thấy nét mặt và tính tình họ có thay đổi lớn lao , họ trở nên hồn nhiên vô tư , ánh sáng Sư Phụ đã rửa đi những bụi trần nơi họ . Trần sư tỷ nói rằng tìm được Sư Phụ rồi mới thấy lòng yên ổn , mọi ước vọng đều toại nguyện . Giờ đây những chuẩn đồng tu này đang học tập giáo lý vô thượng , chờ ngày thọ Tâm Ấn .
Từ kinh nghiệm này , Lư sư huynh hiểu rằng , chỉ cần thông hiểu giáo lý Sư Phụ , tận tâm tu hành , đồng thời tham gia cộng tu , thì có thể trở thành công cụ tốt của Sư Phụ , trở thành nhà truyền bá tình thương và hòa bình , chia xẻ trách nhiệm tịnh hóa quốc gia xã hội . Nếu bỏ được ngã chấp , tâm tràn đầy tình thương vô vị kỷ , thì lý tưởng cao cả của chúng ta nhất định sẽ thành sự thực , vì tình thương vượt qua được tất cả .
Lực lượng cộng tu rất lớn , chỉ có chấn động lực này mới có thể hóa giải bầu không khí nặng nề , bạo lực . Hoàn cảnh càng khó khăn , chúng ta nên càng phải cộng tu nhiều hơn , càng truyền bá giáo lý của Sư Phụ . So với thời đại của Chúa Giê Su , xã hội ngày nay văn minh hơn nhiều , chúng ta càng nên can đảm phấn đấu cho Chân Lý .