-
11-01-2008, 09:35 PM
#241
Moderator
Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
VẤN : Có phải chỉ Phật Giáo mới nhấn mạnh về chuyện chúng sinh bình đẳng không ?
ĐÁP : Bất cứ tôn giáo nào cũng nói mọi chúng sinh đều bình đẳng , Lão Tử cũng nói 'Vạn vật đồng nhất thể'. Những người tu hành nếu không dứt bỏ được lòng phân biệt , thì dù Sư Phụ ở nơi đây giảng đến nửa năm cũng vô ích . Hôm nay khi quý vị đi về vẫn cứ phê bình Nhất Quán Đạo không tốt , phê bình Đạo Giáo không tốt , hoặc cái da của người kia sao mà đen thui ? (Mọi người cười). Sự thật là như vậy , bởi vì không có tu hành cho nên mới lo chuyện tốt xấu của người khác , lo cái dáng vẻ bên ngoài của người khác , hiểu không ? Những người tu hành thật sự không có những chuyện đó .
Có một cô ký giả đến nói chuyện với Sư Phụ : "Tôi là ký giả chuyên môn phụ trách những vấn đề liên quan đến tôn giáo , mỗi ngày cần phải đi coi tôn giáo có gì hay dở . Hôm nay tôi xin hỏi Ngài một vấn đề , hiện nay tại chùa của mỗi Đạo Giáo đều tổ chức thành một đoàn thể , người nào góp năm trăm đồng thì trở thành hội viên , sau đó từ hội viên tuyển lựa ra ban chấp hành . Ngài có cách nhìn như thế nào về việc này ?"
Ý của ký giả ấy cho rằng việc làm này không tốt , cô cho rằng họ dùng tiền để tuyển lựa ra ban chấp hành , chứ không dựa vào đẳng cấp tu hành để tuyển lựa , cô ấy hỏi Sư Phụ nghĩ như thế nào ? Sư Phụ nói không có gì để nói , bởi vì có người tổ chức câu lạc bộ , có người tổ chức bóng bàn , có người tổ chức đoàn thể tôn giáo , những điều này có gì đáng nói , họ tương đối ở không , cho nên tổ chức thành đoàn thể để sinh hoạt qua ngày , họ muốn làm gì thì để họ làm , họ có quan hệ gì đến Sư Phụ ? Sao Sư Phụ lại đi phê bình người ta ? Đây là những hình thái của xã hội , họ muốn làm gì cũng được , Sư Phụ thực sự không có gì để nói , nếu quý vị muốn liễu thoát sanh tử thì tu Pháp Môn Quán Âm , ngoài việc này ra không có gì đáng nói .
-
11-02-2008, 05:47 AM
#242
Moderator
Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
VẤN : Làm thế nào để trị dứt căn bệnh hôn trầm và tán loạn của tinh thần ?
ĐÁP : Những người mới tu hành rất khó tập trung tư tưởng , nên tu hành nhiều , nghe kinh của Sư Phụ nhiều , và chuyên tâm một chút , không thể nào một đêm thì thành Phật . Đốn ngộ rất mau , nhưng không thể 'đốn' nhanh như vậy (Mọi người cười).
-
11-03-2008, 06:45 PM
#243
Moderator
Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
VẤN : Tu hành có nhất định phải ngồi thiền không ?
ĐÁP : Phải nhất định chứ . Phật Thích Ca cũng ngồi thiền , Bồ Đề Đạt Ma , Lục Tổ Huệ Năng , Bách Trượng Thiền Sư , Chúa Giêsu Kitô ..., bất cứ đại sư nào cũng đều ngồi thiền , chúng ta muốn tu hành tại sao lại không ngồi thiền ? Không ngồi thiền là ngồi 'sai' (Ghi chú : Chữ ngồi thiền và ngồi sai có âm tựa nhau trong tiếng Trung Hoa)(Mọi người cười). Ở Ấn Độ có một bộ kinh điển rất nổi danh gọi là Bhagavad-Gita , trong đó có ghi một câu : "Có những người không thể nào khống chế lấy mình". Ý của câu này là tâm rất loạn , tâm để ở bên ngoài , làm nô lệ của ngũ căn ngũ trần , những người không thể khống chế lấy tâm thì không thể ngồi thiền , những người không thể ngồi thiền thì không thể đạt được đại trí huệ , không đạt được đại trí huệ thì không thể nào đạt được tâm cảnh thanh nhàn , yên tịnh , những người ấy sẽ vĩnh viễn không hiểu yên tịnh là gì , sung sướng là gì . Lời giảng này của Ấn Độ Giáo , quý vị đừng nghĩ rằng chỉ có Thiền tông mới giảng những thứ ấy , bất cứ tôn giáo nào cũng đều nói như nhau , nhưng chúng ta không có thực hành , có rất nhiều người tụng Kinh Kim Cang , nhưng không hiểu rằng Thiền định là một trong Lục độ .
Lục độ là bố thí , trì giới , nhẫn nhục , tinh tấn , thiền định , và trí huệ . Không có thiền định thì không có trí huệ . Có rất nhiều người vì nghe Lục Tổ Huệ Năng nói : "Thiền bất tại tọa", liền cho rằng không nên ngồi thiền , điều này không đúng . Khi chúng ta chưa đạt được đẳng cấp cao , đẳng cấp đi , đứng , nằm , ngồi , đều là thiền ấy , chúng ta cần phải ngồi thiền . Ngay cả Phật Thích Ca sau khi đắc đạo , Ngài vẫn ngồi thiền mỗi ngày . Trong kinh điển có ghi lại , Phật Thích Ca ngồi thiền nhập định ở một nơi nào đó , sau đó từ thiền định ra , tuyên giảng đạo lý kinh điển cho mọi người nghe , có phải không ? (Mọi người đáp : Có). Cho nên quý vị đừng nghĩ rằng sau khi thành Phật thì không ngồi thiền , sau khi thành Phật , ngồi thiền trở thành là một chuyện tự nhiên , hai mươi bốn tiếng đồng hồ đều ngồi thiền , không ngồi thiền thì không thể tu hành .
-
11-05-2008, 09:16 PM
#244
Moderator
Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
VẤN : Chúng sanh trong Tam Giới nếu không tu hành cuối cùng đi đâu và trở về đâu ?
ĐÁP : Có rất nhiều nơi để đi (Mọi người cười). Bất cứ tôn giáo nào cũng đều nói , có địa ngục , có thiên đàng , có súc sanh đạo , có nhân đạo ..., quý vị có quyền tự do lựa chọn . Nếu muốn lên thiên đàng thì làm nhiều việc thiện , nếu muốn xuống địa ngục thì có thể làm điều ác (Mọi người cười). Nếu muốn liễu thoát Tam Giới thì cần phải tu Pháp Môn Quán Âm (Mọi người vỗ tay).
-
11-06-2008, 06:58 PM
#245
Moderator
Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
VẤN : Minh sư ngày nay chỉ có Ngài mới có thể truyền Pháp Môn Quán Âm sao ?
ĐÁP : Có một Sư Phụ rồi còn không đủ sao ? Còn muốn bao nhiêu vị nữa ? (Mọi người vỗ tay). Đối với quý vị mà nói thì đã đủ rồi , Đài Loan nhỏ như vậy , cần bao nhiêu vị minh sư ? Sư Phụ mỗi lần đi giảng kinh có bao nhiêu người đến nghe , những người thật sự muốn thọ Tâm Ấn tu hành chỉ có mấy trăm người . Quý vị còn muốn hỏi có bao nhiêu minh sư ? Dù chỉ có một vị minh sư , đã làm cho chúng sinh không biết đường nào lựa chọn , quý vị còn muốn bao nhiêu minh sư ? Không phải càng nhiều càng rắc rối sao ? Quý vị đều như vậy , từ núi này trong sang núi nọ , cứ nghĩ rằng cái núi kia cao hơn , xanh tươi hơn (mọi người cười), kỳ thật khi quý vị đến núi ấy mọi thứ đều giống nhau.
-
11-11-2008, 06:46 PM
#246
Moderator
Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
VẤN : Quán Thế Âm Bồ Tát từng phát nguyện rằng nếu không độ hết chúng sinh thề không thành Phật , nhưng đến bây giờ vẫn còn rất nhiều chúng sinh vô minh , không lẽ Ngài có thể độ hết sao ? Nếu không thể , trước khi địa cầu hủy diệt , chúng sinh phải làm sao ?
ĐÁP : Quý vị lo nhiều quá , Sư Phụ không có nghĩ đến vấn đề này . Quý vị cần phải hỏi thử mình có tu hành không ? Nếu quý vị tự mình vẫn chưa tu hành , điều này nói lên rằng chúng sinh không thể độ tận (Mọi người vỗ tay). Nếu cái địa cầu này bị hủy diệt , còn có những địa cầu khác , còn có thiên đường , địa ngục , còn có rất nhiều cảnh giới để đi , quý vị không nên lo lắng lắm (Mọi người cười).
-
11-13-2008, 04:45 PM
#247
Moderator
Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
VẤN : Sư Phụ nói đến truyền Tâm Ấn , là dùng cái tâm gì để ấn cái tâm gì ?
ĐÁP : Cái tâm này không phải chỉ cái tâm trong thân thể của chúng ta . Dùng ngôn ngữ không thể nào nói lên được cái tình trạng đó , vì miễn cưỡng dùng thứ ngôn ngữ mà quý vị đã biết nên chỉ có thể nói 'Tâm Ấn'. Nếu như Sư Phụ nói dùng đầu ấn đầu ? (Mọi người cười). Hoặc là dùng thân ấn thân , dùng linh ấn linh ..., quý vị chưa bao giờ nghe qua những danh từ này , sẽ có cảm giác kỳ lạ . Sư Phụ nói truyền Tâm Ấn lập tức có người nói Sư Phụ là ngoại đạo ; nếu nói dùng đầu ấn đầu , dùng chân ấn chân (mọi người cười), như vậy không phiền phức hơn sao ? Cho nên Sư Phụ mới nói dùng tâm ấn tâm , tu hành không nên chấp vào danh từ nhiều quá .
-
11-14-2008, 04:54 PM
#248
Moderator
Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
VẤN : Sư Phụ nói niệm kinh không có ích lợi nhưng Sư Phụ có đồng ý rằng niệm kinh có thể trồng một hạt giống thiện ở dưới A-Lại-Đa-Thức ?
ĐÁP : Đài Loan có rất nhiều người niệm kinh , bao gồm những người xuất gia và những người tu tại gia , nhưng họ vẫn phỉ báng Sư Phụ rất dữ dội , những người lương thiện không nên tùy tiện phê bình người , có phải vậy không . Họ tụng kinh để trồng những hạt giống thiện ấy bây giờ để đâu ? Dường như chưa có trồng hoặc là nó chưa có lớn ? Niệm kinh rất nhiều , nhưng chỉ vô ích (Mọi người vỗ tay).
-
11-15-2008, 05:51 PM
#249
Moderator
Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
VẤN : Cơ Đốc Giáo nói Thượng Đế sáng tạo Adam , trước để cho ông hưởng thụ , sau đó lại xử phạt ông , tình thương của Thượng Đế dường như không bằng tình thương của cha mẹ đối với con cái ?
ĐÁP : Không phải Thượng Đế xử phạt người , đây là do luật nhân quả , bởi vì những người đó không tôn chiếu theo luật của Thượng Đế . Thượng Đế cũng có giới luật , thí dụ nói không sát sanh , nhưng mỗi ngày họ đều sát sanh , cho nên bị luật nhân quả trừng phạt , kết quả lại phàn nàn với Thượng Đế , bởi vì không còn có biết ai để phàn nàn nữa , cho nên cứ tưởng rằng Thượng Đế là như vầy , như vầy . Kỳ thật tình thương và lòng từ bi của Thượng Đế là cao cả nhất , chỉ có chúng ta không biết làm sao giữ lấy tình thương ấy của Thượng Đế và giữ lấy sức gia trì của Thượng Đế , cho nên mới bị luật nhân quả xử phạt .
Phật giáo cũng có luật nhân quả , Phật Thích Ca đến Thế Giới Ta Bà để độ chúng sinh , nhưng những người đồ đệ của Ngài , nếu không trì giới rõ ràng , họ cũng sẽ rơi xuống địa ngục . Không phải Phật Thích Ca không có lòng từ bi , nhưng vì những người học trò không tôn trọng giáo lý của Phật , cho nên bị luật nhân quả xử phạt . Nếu chúng ta từ khước lực lượng bảo hộ của Phật , từ khước tình thương của Thượng Đế , chúng ta sẽ bị ma kéo đi , bởi vì chúng ta không muốn ở cùng với Phật và Thượng Đế , tự nhiên ma sẽ đến xử lý chúng ta , một số người không hiểu rõ đạo lý này , cho rằng Thượng Đế xử phạt họ , không phải như vậy .
Cần phải hiểu luật nhân quả cho rõ ràng , nếu chúng ta than trách Thượng Đế nghiệp chướng của chúng ta rất nặng . Chúng ta nên sùng bái Thượng Đế , tôn trọng Thượng Đế , cầu xin Thượng Đế giúp đỡ , về sau chúng ta mới có thể khai ngộ , hiểu biết chân lý , rồi sau đó chúng ta mới biết được tình thương của Thượng Đế là vô bờ bến . Chúng ta không nên than oán , bởi vì đầu óc phàm phu của chúng ta không biết , chứ không phải Thượng Đế có ác tâm .
-
11-16-2008, 04:06 PM
#250
Moderator
Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
VẤN : Một người có ảnh hưởng xấu đối với xã hội , người ấy vô tù tựa như ở bên ngoài . Tôi cảm thấy rất lo lắng , không biết có nên thả họ ra , hoặc là nhốt họ ở trong ngục tù để rửa nghiệp chướng ?
ĐÁP : Nếu người ấy đối với xã hội không tốt , chúng ta nên để pháp luật xử lý họ , không nên xen vào , hiểu không ? Pháp luật rất công bằng . Người nào làm điều xấu , thì theo tội danh mà xử phạt . Nếu chúng ta không phải là pháp quan , không phải cảnh sát , không phải là những người chuyên môn xử lý phạm nhân , thì đừng có đụng đến , hãy cứ để luật nhân quả xử lý người ấy , luật nhân quả rất nghiêm khắc , một mảy tơ hào cũng không tha . Ngoài luật nhân quả ra còn có cảnh sát , còn có pháp luật của xã hội trừng trị , chúng ta không nên để ý nhiều thứ quá , hiểu không ?
-
11-17-2008, 05:41 PM
#251
Moderator
Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
VẤN : Tam Giới là gì ?
ĐÁP : Tam Giới chỉ là ba cái đẳng cấp , so với địa cầu của chúng ta còn có nhiều cảnh giới cao hơn , nhưng những cảnh giới ấy không phải vĩnh viễn giải thoát , cũng không phải vĩnh viễn tồn tại . Nhưng họ cũng rất vĩ đại , nếu có thể đạt đến Thế Giới Thứ Hai hoặc Thế Giới Thứ Ba , thần thông của chúng ta sẽ rất quảng đại , chúng ta trở nên có nhiều lực lượng , rất có thể chúng ta trở thành những người rất tốt , rất lương thiện . Nhưng trong Tam Giới , rồi một ngày rất lâu , rất lâu sau đó , Tam Giới cũng sẽ bị tiêu diệt . Cho nên ở trong Tam Giới không an toàn , mọi người nên đi ra ngoài Tam Giới .
-
11-18-2008, 09:53 PM
#252
Moderator
Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
VẤN : Những người ăn chay tại sao không được ăn hành , tỏi ...v...v... ?
ĐÁP : Trong Kinh Lăng Nghiêm Phật Thích Ca nói : "Những người tu hành không nên ăn ngũ vị tân , ăn những thứ này ma quỉ sẽ đến liếm niệng của chúng ta", những tín đồ của Phật Giáo khi đọc Kinh Lăng Nghiêm thấy vậy nên lo sợ , không dám ăn . Sư Phụ cũng đồng ý , tuy Sư Phụ chưa bao giờ thấy ma quỉ đến liếm , nhưng ăn những thứ ấy , trong miệng nhất định sẽ có mùi vị , tự mình ngửi thấy còn chịu không nổi , thì làm sao mà ăn được ? Cái giới luật này được xuất phát từ bên trong , chúng ta càng tu hành thì càng trở nên mẫn cảm , đối với mùi vị của ngũ vị tân không cảm thấy thích thú lắm , giới luật từ đó mà sinh ra , hiểu không ?
Nếu quý vị bây giờ vẫn còn thích ăn , có thể từ từ sửa đổi không quan hệ gì . Sư Phụ thấy người Ấn Độ đến bây giờ họ vẫn còn ăn những thứ ấy , nhưng họ tu hành vẫn rất tốt , không có một chút chướng ngại gì , tại sao vậy ? Bởi vì ở Ấn Độ rất nóng , ăn những thức ấy lập tức đổ mồ hôi ra , nhưng họ mỗi ngày tắm rửa đến mấy lần , cho nên không có gì trở ngại . Còn nữa , món Cari mà họ ăn trong đó đều có những thứ gia vị này , nếu không ăn thì không còn biết ăn thức gì khác , người Ấn Độ ăn hành , tỏi cũng giống như chúng ta ăn trái cây vậy . Theo cái thể nghiệm của Sư Phụ mà nói , Sư Phụ không thể nói ăn những thứ gia vị ấy sẽ bị nhiều chướng ngại cho sự tu hành , bởi vì khi Sư Phụ ở tại Ấn Độ có dùng qua , không có cảm thấy chướng ngại gì , chỉ không thích ăn mà thôi , nếu như tránh được thì Sư Phụ sẽ hoàn toàn tránh . Ăn hành tỏi sẽ ảnh hưởng đến người chung quanh của chúng ta , họ không thích và sẽ phàn nàn , chỉ có như vậy thôi .
-
11-19-2008, 09:29 PM
#253
Moderator
Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
VẤN : Trong Kinh Hoa Nghiêm có nói : "Phật tánh không thể nhìn thấy , nghe thấy , cảm thấy hay biết được". Kinh Kim Cang cũng có nói : "Phàm thứ gì có tướng đều là hư vọng". Những điều Pháp Sư vừa nói như nhìn thấy hóa thân của Phật , ánh sáng của Phật ..., có nên cho rằng những thứ ấy đều là mộng ảo và ảo ảnh không ?
ĐÁP : Nếu bất cứ vật gì đều cho là hư ảo , như vậy quý vị không cần phải tu nữa , tiếp tục ăn uống hưởng lạc thì đủ rồi . Những người tu hành đều nói đến cảnh giới , Phật Thích Ca cũng có nói đến thế giới Tây Phương Cực Lạc , cung điện lưu ly Đông Phương ..., nếu quý vị không tin đến cảnh giới ấy thì đừng có tu , không sao hết . Những điều Sư Phụ giảng đều giống như người xưa , không phải Sư Phụ tự mình tạo ra . Ý của hư ảo là gì ? Thí dụ chúng ta ở Thế Giới Thứ Nhất , trông xuống thế giới Ta Bà , cũng giống như hư ảo vậy , hiểu không ? Khi chúng ta ở Thế Giới Thứ Hai , từ đó nhìn xuống Thế Giới Thứ Nhất , trông nó giống như hư ảo vậy ... Đẳng cấp của chúng ta càng cao , chúng ta nhìn toàn thế giới như là hư ảo , khi chúng ta chưa có đạt được đẳng cấp ấy , vẫn còn bơi lội trong cái quả địa cầu này , nói chuyện hư ảo thật là đáng cười , hiểu không ?
Đừng có lập lại thể nghiệm của người khác , chúng ta tự mình nên có thể nghiệm , sau đó mới thật sự lĩnh hội được cái thế giới này thật sự là hư ảo . Không nên học được một chút Kinh Hoa Nghiêm , Kinh Kim Cang , thì tạo nên lòng kêu ngạo , nói đi nói lại những cái pháp đã sắp sửa rách nát rồi bởi vì nó bị quá nhiều người dùng . Nói những câu sáo ngữ rườm rà không có mấy ai hiểu rõ được ý thật , không có ai thật sự thể nghiệm được , mọi người đều nói lại những thể nghiệm của người khác , Sư Phụ đi đâu cũng nghe cái kiểu nói này , thật là đáng buồn . Xin lỗi Sư Phụ nói sự thật , chúng ta nên thật sự có thể nghiệm , rồi sau đó mới có thể nói , phải không ? (Mọi người vỗ tay).
-
11-20-2008, 08:30 PM
#254
Moderator
Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
VẤN : Tịnh tọa có cần phải có địa điểm và thời gian nhất định không ? Có cần phải điều hòa hơi thở không ?
ĐÁP : Chúng tôi tu Pháp Môn Quán Âm không có để ý đến chuyện điều hòa hơi thở . Hơi thở rất là vô thường , nếu không còn hơi thở nữa thì lúc đó làm sao mà tu ? Khi đến những cảnh giới cao thì không còn hơi thở nữa , lúc ấy làm sao mà tu ? Tu Pháp Môn Quán Âm là không để ý đến chuyện hơi thở , nếu quý vị muốn tu pháp môn hơi thở , thì đi tìm thầy dạy hơi thở . Điều hòa hơi thở rất phiền phức , cũng rất nguy hiểm . Nếu điều hòa không đúng cách , hơi thở sẽ chạy loạn , về sau rất có thể bị điên khùng , cho nên tốt nhất là đừng để ý đến nó . Có những người dạy người ta nên để ý niệm theo hơi thở , lúc thở ra đếm một , lúc thở vào đếm hai , đó là dựa vào hơi thở để mà tịnh tâm . Họ cho rằng nếu có nơi để tựa vào , chuyên tâm hít thở , mới có thể định tâm được . Nhưng điều chỉnh hơi thở cần phải cẩn thận , điều chỉnh hơi thở nhiều quá bụng sẽ bự lên (Mọi người cười). Sư Phụ không biết tu pháp môn hơi thở có được giải thoát không , điều này Sư Phụ không dám nói , nhưng nhìn qua không được dễ coi (Mọi người cười). Pháp môn điều hòa hơi thở không thể tu suốt hai mươi bốn tiếng đồng hồ , điều này cho ra thấy rằng pháp môn này không được thích hợp lắm , hiểu ý của Sư Phụ không ? Bởi vì chúng ta tu hành cần phải tu suốt hai mươi bốn tiếng , đi đứng nằm ngồi đều phải tu , còn điều hòa hơi thở chỉ tu được một chút rồi không còn tu được nữa ? Đây chỉ là pháp môn phương tiện , tạm thời dùng mà thôi , có khi Sư Phụ cũng dạy điều hòa hơi thở , nếu nhìn thấy một người nào đó quá mệt , hoặc có vấn đề gì , Sư Phụ sẽ kêu họ nằm xuống , và làm thế nào để điều chỉnh hơi thở , chú ý vào một chỗ nào đó ... Nhưng đây chỉ dùng tạm thời dùng mà thôi , không phải pháp môn chân chánh , chỉ là pháp phụ , hiểu không ?
-
11-22-2008, 02:40 PM
#255
Moderator
Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
VẤN : Pháp Môn Quán Âm và dùng nhĩ căn của Thiền Tông để phá cái vô minh cùng tận có giống nhau không ?
ĐÁP : Nếu họ cũng tu được như Quán Thế Âm Bồ Tát , dùng nhĩ căn để tìm thấy tự tánh thì giống nhau , nếu họ dùng nhĩ căn để nghe những âm thanh bên ngoài , thì không giống nhau . Bởi vì những thiền sư dạy người ta nghe Hải Triều Âm ở bên ngoài , hay nghe tiếng róc rách của nước chảy , đó không phải là âm thanh bên trong , cho nên không giống nhau . Chúng ta cần phải phân biệt rõ ràng , họ đang dạy những gì , mới theo đó mà tu hành .
-
11-23-2008, 08:03 PM
#256
Moderator
Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
VẤN : Sư Phụ từng nói những người niệm Phật không thể thấy Phật , lời nói này có gì xung đột với bốn mươi tám lời nguyện của Phật A Di Đà và 'Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương' ?
ĐÁP : Bởi vì lúc đó Phật Thích Ca truyền pháp , nên niệm Phật mới có ích lợi , hiểu không ? Không phải niệm A Di Đà Phật thì không có ích lợi , nhưng lúc Ngài còn tại thế , lời nguyện của Ngài mới có hữu dụng , chúng ta nhìn thấy được Ngài , nghe danh tánh của Ngài mới có ích lợi . Thí dụ như một ứng cử viên tổng thống hay vị thượng nghị sĩ , trong khi họ vận động tuyển cử họ hứa rất nhiều , họ phác họa nhiều kế hoạch và nói với cử tri như : "Nếu tôi trúng cử tổng thống , bất cứ người nào cần điều gì , nếu tôi biết được tôi sẽ lập tức giúp ngay , chỉ cần liên lạc với tôi , hoặc thuộc viên của tôi , hoặc viết thơ cho tôi , tôi sẽ lập tức lo liệu ..."
Họ có nói như vậy không ? (Mọi người đáp : Có). Nhưng lúc họ còn tại chức mới có thể làm được , hiểu không ? Vị tổng thống ấy , vị thượng nghị sĩ ấy lúc còn tại chức , chúng ta viết thơ cho họ , phàn nàn với họ , bảo họ chúng ta cần gì , thì mới có ích lợi . Nhưng lúc họ đã ra đi rồi thì không còn ích lợi nữa , những người tổng-thống khác có những lời hứa khác , hiểu ý của Sư Phụ ?
Giả sử trong quý vị có những người chưa thọ Tâm Ấn , nhưng lúc ngồi thiền cầu Sư Phụ giúp đỡ , và nhìn thấy hóa thân của Sư Phụ đến giúp đỡ , đây không phải là chuyện của Sư Phụ đặt ra , mà do người ấy thấy Sư Phụ rồi kể lại . Rất có thể ngày trước Sư Phụ có phát lời nguyện này , hễ ai nghe được danh hiệu của Sư Phụ , nhìn thấy được Sư Phụ , hoặc nghe Sư Phụ thuyết pháp , chỉ cần thành tâm khẩn cầu đều được phước báu , Sư Phụ đều đến giúp đỡ . Đồng tu của chúng tôi đều nói rằng Sư Phụ có lực lượng này , trong lúc này nếu tin lời của họ , điều này không khác gì chuyện của Phật A Di Đà , lúc Ngài còn tại thế Ngài có thể giúp đỡ chúng sinh của Thế Giới Ta Bà , lúc Ngài đã ra đi , đến một thế giới khác giúp đỡ chúng sinh của thế giới ấy , nếu chúng ta khẩn cầu , cần phải cần phải khẩn cầu với Phật sau này , (chỉ vị minh sư tại thế), hiểu không ? (Mọi người vỗ tay).
-
11-24-2008, 05:22 PM
#257
Moderator
Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
VẤN : Tôn giáo nào mới là cứu cánh nhất ? Tại sao các tôn giáo đều cho rằng chính mình là duy nhất ?
ĐÁP : Điều này Sư Phụ đã từng giảng qua , mọi tôn giáo đều như nhau , nhưng vì chúng ta không hiểu rõ ý chân thật của giáo chủ , cho nên mới tranh chấp nhiều như vậy , nếu chúng ta khai ngộ một chút , hiểu rõ giáo lý của chúng ta , chúng ta sẽ không còn ngộ nhận . Bởi vì chúng ta không có thể nghiệm bên trong , không nhìn thấy được chân lý của các tôn giáo vốn đều như nhau . Nếu chúng ta khai ngộ , chúng ta sẽ biết rằng , bất cứ tôn giáo nào cũng như nhau . Vừa rồi Sư Phụ giảng kinh có nói đến Bát Tiên , quý vị xưa nay không biết được họ là những người đại tu hành , không có nghĩ qua rằng họ cũng tu Pháp Môn Quán Âm . Sư Phụ không phải tùy tiện nói , Sư Phụ có chứng minh cụ thể . Bởi vì chúng ta chưa khai ngộ , mới phân biệt tôn giáo này tôn giáo nọ , sau khi khai ngộ bất cứ tôn giáo nào cũng đều như nhau .
Khi nói như nhau có nghĩa là gì ? Nghĩa là khuyên người ta làm việc thiện , làm điều tốt , làm người tốt , khuyên người ta tu hành , viết một số thể nghiệm bên trong để cho người hậu thế tham khảo . Lúc tham khảo nếu thiếu những thể nghiệm giống nhau ở bên trong , chúng ta sẽ không hiểu . Nếu không có minh sư tại thế chỉ dạy , chúng ta sẽ không thể nào đạt được đẳng cấp tu hành của người xưa , cũng không hiểu được họ nói gì . Vừa rồi Sư Phụ có giảng qua , Hà Tiên Cô cũng nói đến tiếng tiêu và những tiếng giống như tiếng chuông vậy , một số người đọc không hiểu , nhưng những người tu Pháp Môn Quán Âm đều hiểu rõ .
-
11-25-2008, 07:24 PM
#258
Moderator
Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
VẤN : Giả sử Pháp Môn Quán Âm thật sự là hay , tại sao Phật không chỉ nói đến pháp môn này mà Ngài phải bỏ ra bốn mươi chín năm để giảng đủ loại kinh điển ?
ĐÁP : Bởi vì cần phải có minh sư tại thế truyền pháp mới được kể là pháp môn . Các pháp môn này vốn không phải là pháp môn , nếu không có minh sư tại thế truyền pháp , cho dù có pháp môn có thể viết xuống , cũng vô ích (Mọi người vỗ tay).
Nếu không , Phật Thích Ca Mâu Ni đến Thế Giới Ta Bà một lần thì đủ rồi , tại sao lại còn truyền Chánh Pháp Nhãn Tạng cho đồ đệ của Ngài , về sau lại có Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Quốc truyền cái pháp này , sau đó lại do Tổ Sư Thiền Tông truyền nối xuống , hiểu ý của Sư Phụ không ? Giả sử quý vị muốn học bác sĩ , sách y khoa rất nhiều tại sao lại phải đi đến trường học ? Tại sao lại phải cùng với các bác sĩ giải phẫu ? Nếu đọc sách y học thì có thể thành bác sĩ , thì tại sao chúng ta còn học với bác sĩ để làm gì ? Phải vậy không ? (Mọi người vỗ tay).
Last edited by Nhím Hoàng Kim; 08-10-2010 at 04:36 PM.
-
11-27-2008, 01:14 PM
#259
Moderator
Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
VẤN : Nhân duyên nào Sư Phụ tu Pháp Môn Quán Âm ? Tu bao lâu ? Sau khi thành tựu tự mình biết ? Hay là Sư Phụ của Ngài ấn chứng mới biết ?
ĐÁP : Quý vị lo nhiều chuyện quá (Mọi người cười). Nếu Sư Phụ tường thuật quá trình tu hành của Sư Phụ , đối với quý vị có ích lợi gì . Quý vị muốn theo Sư Phụ học Pháp Môn Quán Âm , tự quý vị sẽ có thể nghiệm , sẽ có thể nghiệm của Pháp Hoa , thể nghiệm của Hoa Nghiêm , thể nghiệm của thế giới Tây Phương Cực Lạc ... như vậy thì đủ rồi , dù cho Sư Phụ có là ngạ quỷ (mọi người cười), nhưng có thể dạy cho quý vị có những thể nghiệm và ấn chứng trong kinh điển , như vậy là đủ rồi , hiểu không ? Không nên hỏi đẳng cấp của Sư Phụ là gì , xưa nay Sư Phụ chưa bao giờ nói ra đẳng cáp của mình , Sư Phụ cũng không muốn dạy ai , mỗi lần đều do học trò thôi thúc , Sư Phụ ra dạy người . Từ nước ngoài thôi thúc Sư Phụ trở về . Họ tìm Sư Phụ từ Mỹ , Đức , Ấn Độ , Sư Phụ không có thích cái 'nghề' này (Mọi người cười).
Muốn hiểu biết một người có phải là Phật không , cần phải tự mình thể nghiệm được cái đẳng cấp này mới biết được , cho nên Phật Thích Ca Mâu Ni nói : "Chỉ có Phật biết được trí huệ của Phật". Ngay cả Bát Địa Bồ Tát cũng không thể nào biết được , huống chi là người phàm phu chúng ta lại muốn hỏi một người nào đó đã thành Phật chưa , đây là những điều phiền phức . Nếu quý vị muốn biết Sư Phụ là ai , đến đây tu hành với Sư Phụ , sau đó sẽ tự mình mở trí huệ , tu hành nhiều quý vị sẽ tự nhìn thấy , sẽ biết được Sư Phụ là ai (Mọi người vỗ tay).
-
11-30-2008, 06:47 PM
#260
Moderator
Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
VẤN : Con rất muốn xuất gia , nhưng vì nghiệp chướng nặng nề không thể thực hiện ngay được , làm thể nào để cho chồng của con chịu để cho con xuất gia ? Giả sử con đã xuất gia , nhân duyên giữa con và chồng của con đã dứt chưa ? Cuộc đời sau có phải trở lại , kết duyên với họ không ? Nếu không muốn , có dùng công đức hồi hướng cho họ được không , có hiệu quả không ?
ĐÁP : Không có hiệu quả . Chúng ta cần phải coi hoàn cảnh , chuyện cô muốn xuất gia làm cho người ta rất cảm động , nhưng cần phải biết , xuất gia không phải là trốn tránh trách nhiệm của xã hội , hiểu không ? Sư Phụ không có con cái , Sư Phụ lập gia đình hai năm mà thôi , sự thật kết hôn cũng như chưa kết hôn vậy , cho nên muốn đi thì đi , Sư Phụ và người chồng không có con cái cho nên không có sự ràng buộc . Hơn nữa người đàn ông ấy có rất nhiều người thích săn sóc (mọi người cười và vỗ tay), người ấy còn trẻ , dễ coi , lại có hai bằng bác sĩ , vừa là khoa học gia lại kiêm luôn bác sĩ ngoại khoa , người ấy là người Đức , có rất nhiều cô gái thích , cho nên lúc Sư Phụ xuất gia không có cảm thấy băn khoăn .
Nhưng hoàn cảnh gia đình của cô không phải như vậy , rất có thể sau khi cô ra đi , con cái sẽ rất đau khổ , chồng của cô không thể nào nuôi dưỡng chúng nó , một người đàn ông không thể săn sóc và nuôi dưỡng con cái chu đáo , lúc trưởng thành chúng nó sẽ trở thành những người không tốt , thiếu đi cái cảm nghĩ an toàn , biến thành người không có tự tin ; những người làm việc không có lòng tự tin cuộc sống không có vui vẻ , lúc ấy cô sẽ hối hận .
Xuất gia với Sư Phụ có rất nhiều việc làm , cho nên những người xuất gia với Sư Phụ , Sư Phụ khảo nghiệm rất nhiều , lúc chưa xuất gia đã có khảo nghiệm , vừa bước vào liền bị khảo ngay , thông qua khảo nghiệm rồi mới có thể xuất gia . Vì Sư Phụ không có thời giờ để nuôi dưỡng những con 'trùng' yếu đuối , đã xuất gia rồi mà cứ cảm thấy tội nghiệp lấy mình , hoặc Sư Phụ mới chửi một tiếng đã sợ rồi , Sư Phụ chửi người khác , người ấy đã run sợ , nếu là những người như vậy , Sư Phụ không có thời giờ để lo cho họ . Công việc của Sư Phụ rất nhiều , những người xuất gia với Sư Phụ cần phải nhiệt tâm làm việc nhanh chóng , không thể cứ tội nghiệp lấy mình , cứ chìm trong tình cảm của nhân loại , tình cảm của A-Tu-La , mỗi ngày đều rơi nước mắt , không có ai ở không để an ủi những người như vậy (Mọi người cười). Vạn nhất sau khi cô xuất gia , mỗi ngày tưởng nhớ đến chồng con thì làm sao ? Điều này Sư Phụ rất rõ , bây giờ thì muốn đi gấp , sau đi rồi lại tưởng nhớ đến chồng con , mỗi ngày cảm thấy bâng khuâng đau khổ , lúc ấy không có ai an ủi cô , đã xuất gia cạo đầu , nếu trở lại phàm tục rất khó coi (mọi người cười), cho nên ở nhà nuôi con cái là tốt . Nếu ngay cả gia đình chúng ta cũng không săn sóc đàng hoàng đương nhiên không thể săn sóc cho chúng sanh , hiểu ý của Sư Phụ không ?
Giả sử con cái của quý vị đã lớn , kinh tế gia đình cũng không có vấn đề gì trở ngại , còn lại người chồng rất dễ lo liệu (Mọi người cười). Nhưng Sư Phụ cần phải hiểu rõ hoàn cảnh gia đình của cô mới có thể nói , cô cần phải nói chuyện với chồng của cô . Trước khi Sư Phụ xuất gia không phải Sư Phụ chỉ nói với người chồng một câu : "Tôi đi", sau đó là ra đi (Mọi người cười). Không phải Sư Phụ không thích ông ấy , nhưng Sư Phụ phải đi , bởi vì Sư Phụ có lý tưởng cao hơn , lúc ấy Sư Phụ rất ngu , muốn độ chúng sanh thoát ly khổ ải , bây giờ thì không có ngu như vậy (mọi người cười); nhưng đã xuất gia rồi , không muốn làm cũng phải làm .
Trước khi xuất gia , Sư Phụ có năng nỉ ông ấy để cho Sư Phụ thực hiện lý tưởng của mình , trước đó mấy tháng đã bắt đầu nói chuyện , hôm nay nói không xong , ngày mai lại nói ; ngày mai nói không xong , ngày mốt lại nói . Không những chỉ năn nỉ mà thôi , Sư Phụ còn quỳ xuống mà nói lý tưởng của Sư Phụ cho ông ấy nghe , ông ấy đều biết từ trước đến nay Sư Phụ tu hành rất cực khổ , vừa sáng sớm ông đã thấy Sư Phụ ngồi thiền hoặc niệm kinh , lúc tối đi về lại nhìn thấy Sư Phụ ngồi thiền , niệm kinh , mỗi ngày đều như vậy . Nếu không thì gọi điện thoại hỏi đạo lý , kinh điển với các vị pháp sư , một khi đã nói thì nói đến mấy tiếng đồng hồ , hoặc đi chùa giúp đỡ làm những việc Phật sự , mỗi cuối tuần đều đi cầu đạo , tìm minh sư thỉnh giáo lý hoặc đàm luận những chuyện liên quan đến những việc tu hành . Sư Phụ hoàn toàn không để ý đến chuyện ăn chơi hưởng lạc của thế tục , cho nên ông ấy sớm đã biết , Sư Phụ không phải chỉ nói bằng lời mà thôi . Ông ấy hiểu rõ Sư Phụ thật sự muốn cầu đạo , thật sự muốn xuất gia , ông ấy rất khâm phục , rất cảm động , cho nên cuối cùng ông ấy để Sư Phụ đi , ông ấy không có oán hận gì Sư Phụ , đến bây giờ vẫn còn kính yêu Sư Phụ . Sư Phụ rời ông ấy không phải vì hai bên không thích nhau nữa , chúng tôi luôn luôn tương kính như tân , kính yêu lẫn nhau , nhưng vì lý tưởng bất đồng , tuy vậy ông ấy rất kính trọng lý tưởng của Sư Phụ , cho nên cuối cùng ông cũng đồng ý .
Nếu chúng ta muốn xuất gia , cần phải từ từ tìm biện pháp nói chuyện , không nên làm đau lòng người khác , như vậy không tốt . Cô muốn xuất gia , cần phải coi hoàn cảnh gia đình như thế nào , nếu không có vấn đề gì mới có thể xuất gia , nếu có vấn đề cần phải dũng cảm ở lại lo liệu , không thể trốn chạy . Hôm qua quý vị đều đã nghe một đồng tu của Sư Phụ nói chuyện , người ấy làm nghề lái xe taxi , ông tu hành rất tinh tiến , thể nghiệm được rất nhiều cảnh giới , lúc ngồi thiền thường đi đến những cảnh giới cao , rất vui vẻ , mỗi lúc trở về ông thật buồn , nhưng ông vẫn phải dũng cảm sống rất bình thường , bởi vì ông đã lập gia đình , muốn xuất gia , vợ con phải làm sao ? Hiểu ý của Sư Phụ không ? Người đó rất muốn xuất gia nhưng Sư Phụ nói với người đó không nên bỏ rơi gia đình , cần phải nuôi dưỡng vợ và con , vạn nhất cả vợ và con đều muốn xuất gia , như vậy thì không có vấn đề gì trở ngại (Mọi người cười và vỗ tay).
Last edited by Nhím Hoàng Kim; 08-11-2010 at 02:29 PM.
Posting Permissions
- You may not post new threads
- You may not post replies
- You may not post attachments
- You may not edit your posts
Forum Rules