Page 13 of 40 FirstFirst ... 3910111213141516172333 ... LastLast
Results 241 to 260 of 785

Thread: ✿ SÁCH KHAI THỊ - Các bài thuyết giảng của Thanh Hải Vô Thượng Sư

  1. #241
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Lìa Đời Chỉ Còn Nhân Quả Mang Theo


    Cho nên Sư Phụ dù nói cho quý vị hay , quý vị vốn là Phật , quý vị cũng không tin , bởi vì thời gian chưa đến , tự mình còn chưa đạt đến đẳng cấp có thể tin mình vốn là Phật . Nhưng Sư Phụ có thể khẳng định bảo cho quý vị rõ , quý vị không phải là phàm phu , thân thể này cũng không có tầm thường như vậy , thân này rất ảo diệu , mình không cần châm xăng , cũng không cần làm gì , nhưng tim của mình cứ nhảy mãi , lưỡi của mình hằng ngày có thể thưởng thức mỗi thứ khẩu vị , nó có thể phân biệt chua , ngọt , đắng , cay , mặn , lạnh , nóng ... Sao mà những công cụ này lại có nhiều công năng ảo diệu như vậy ? Bởi vì mình có trí huệ , có Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật . Nhưng cũng có những người ở trên thế giới này không tu hành , ít phước báu , không sao dùng được nhiều Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật như vậy , họ chỉ có thể dùng một ít bộ phận kém cỏi mà thôi .

    Đại trí huệ là cái gì cũng biết , đều minh bạch . Hiện giờ nhân loại tuy chỉ dùng một phần nhỏ của trí huệ , nhưng đã biết nhiều như vậy , có thể tạo hỏa tiễn để lên cung trăng , có thể phóng vệ tinh bay vòng địa cầu , có thể tạo máy bay , xe lửa , tàu lặn , có thể làm được nhiều việc . Trí huệ nhỏ và phổ thông như thế đã phát huy được công dụng lớn như vậy , nếu như tìm được trí huệ cao tột , bản lai của mình , thì sẽ như thế nào ?

    Quý vị không phải là phàm phu , quý vị đến từ nơi Phật , từ đại trí , đại huệ . Khi đến đây rồi , bị nhiều vật chướng ngại , không thể xử dụng . Giống như con người ở trên đất liền , nếu như xuống nước , không thể phát huy toàn thể năng lực , bởi vì nước không phải là chỗ của mình , cho nên phải dùng những công cụ hộ trợ , phải mang ống hơi , mặc áo nhái ... Tuy rằng mình có đầy đủ công cụ , nhưng năng lực của mình còn rất giới hạn , không có thể vận dụng lanh lẹ như trên đất liền .

    Giống như vậy , chúng ta từ chỗ Phật đến thế giới Ta Bà , là để tìm kinh nghiệm , học kinh nghiệm , để nhận thức tự mình còn có những tiềm năng , nhưng lực lượng gì . Đúng vậy , mình là Phật tại cõi Phật , nhưng không có ích gì , vì mình không biết mình có năng lực gì , có lực lượng gì , có trí huệ gì vì đất Phật không cần dùng những thứ năng lực ấy . Cho nên phải làm người , làm trời , làm động vật , làm tám vạn bốn ngàn thứ chúng sanh để học thể nghiệm , mục đích là để hiểu trí huệ của mình bao lớn , có thể vận dụng như thế nào . Còn không mình làm người để làm gì ? Làm người rất hữu ích , làm người rồi , sau đó trở về làm Phật , lúc ấy là Phật có đại trí huệ , là Phật biết tự nhận biết .

    Xưa kia làm Phật , không biết ai là Phật , không biết mình là người như thế nào ? Phật vốn là không , không lại không đi , như như bất động , nhưng làm qua người rồi thì sẽ biết được , cho nên có lợi ích hơn . Mình từ Phật đến , sau này vẫn làm Phật , từ kiếp người mà thành Phật , mới chính hiểu được Phật . Vốn đã là Phật rồi , nếu không mình tu như thế nào cũng không thành Phật được , bởi vì nấu cát không thể thành cơm . Quý vị vốn không phải là phàm phu , cho nên mới là không có nghiệp chướng , Phật làm sao có nghiệp chướng ? Nghiệp chướng này đều là giả . Cũng như mình diễn kịch , mình vốn là người thường , nhưng khi diễn kịch , phải đóng các vai trò , làm người tốt , người xấu , làm vua , làm cướp , làm người tù , làm người lương thiện , làm người xuất gia ..., bất cứ đóng vai nào , cũng chỉ là diễn kịch , diễn tuồng hết , mình lại trở thành con người thường như trước .

    Những diễn viên giỏi , họ diễn như là thật , khi họ diễn tuồng , họ cảm giác họ là vua , là người xấu . Mình thường khen họ diễn rất xuất thần . Khi diễn viên hoàn toàn chăm chú diễn kịch , thì có nhân quả , vì họ giết người , cho nên có người đến báo thù , hay là người tình thương yêu người khác , cho nên đối phương mới cảm thấy đau khổ , sẽ khóc ... Đôi khi phải diễn vai trò tranh đấu với người khác , người diễn viên sẽ cảm thấy tức giận thật . Khi diễn vai trò bị hành hạ , sẽ cảm giác rất đau khổ . Nhưng khi họ tỉnh dậy , vào bên sau đài uống nước , họ biết họ quá chuyên say trong kịch . Cái ta của thực tế , không phải là người trong kịch , cho nên họ bắt tay với kẻ địch trong tuồng , chúc các vai diễn tuồng thành công . Nhưng khi trở về kháng đài , cảm giác của họ lại biến đổi , phải bắt đầu diễn cho thật giỏi .


  2. #242
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Lìa Đời Chỉ Còn Nhân Quả Mang Theo


    Chúng ta cũng vậy , khi làm người , quên mất mình là Phật , cũng không biết Phật Tánh là gì ? Nếu như biết được , sẽ khó làm người , cũng không biết nên làm cách nào . Làm người cũng như nằm mộng vậy , vốn không có vấn đề khó nghĩ gì , nhận thức được mình là việc rất vui , rất khoái lạc . Nhưng làm người vẫn phải làm , cũng như minh tinh đóng tuồng , khi ở sau đài nói chuyện với đối thủ , họ hoàn toàn quên mất vai trò trên đài , nhưng chỉ vài phút sau khi trở lại diễn đài , vẫn phải diễn như thật và giống như trước .

    Chúng ta cũng vậy , vốn không có việc gì phải lo lắng . Mình tu hành là để đánh thức mình , muốn hiểu biết mình là ai , không để mình chấp trước vai trò trong tuồng , đừng có quá bi thương , đau khổ , nhìn coi mình là ai , mình chỉ diễn kịch mà thôi , chứ không phải là người đó , không phải là ông A , ông B , ông C ... đều không phải hết , mình không phải là phàm phu , cho nên phải cố gắng tu hành , cho đến khi nào nhận biết mình không phải là phàm phu , lúc đó sẽ rất vui mừng , làm gì cũng được , không có đau khổ gì hết .

    Nhưng hiểu biết thì hiểu biết , còn người thì nên làm tròn trách nhiệm của mình , không nên vì biết được mình là Phật , rồi không chịu làm tròn trách nhiệm làm người . Cho nên Phật Thích Ca Mâu Ni thành Phật rồi , Ngài vẫn la rầy đệ tử , vì Ngài phải làm tròn trách nhiệm của vị Thầy , Ngài đâu có thể nói , tất cả chúng sanh đều là Phật , họ muốn tu gì thì tu . Đâu có . Ngài quở trách A Nan , La Hầu La , và các đệ tử khác , Ngài la rầy rất nhiều . Có một hôm Ngài cảm thấy rất buồn , bởi vì nói gì đệ tử đều không nghe , cho nên Ngài mới bỏ đi , một mình lên núi ở ba tháng , ban đầu các đệ tử đều tìm không ra , sau này tìm được Ngài mới thỉnh Ngài về , Ngài mới nhận lời , nếu không Ngài không muốn về . Thành Phật là thành Phật , nhưng hễ làm người sống trên thế gian này thì phải có trách nhiệm . Làm thầy thì phải làm thầy giỏi , không thể nói ta đã thành Phật , ta có thể không lo việc gì nữa . Trách nhiệm của mình là gì thì tiếp tục làm cho trọn . Phải làm con hiếu , chồng tốt , vợ hiền , thầy giỏi . Người nào đáng la thì la , đáng an ủi thì an ủi , không khác với lúc còn chưa thành Phật . Riêng chỉ biết rõ trong tâm , biết được mình là ai . Biết được bản tính của mình rồi , thì không còn quá chấp trước vào trách nhiệm của mình . Sau khi khai ngộ , bề ngoài giống như lúc còn chưa khai ngộ , lúc còn chưa khai ngộ làm gì , bây giờ cũng vẫn làm như vậy , nhưng khi làm , trong tâm rất rõ ràng , họ làm trọn trách nhiệm , nhưng không có chấp trước vào trách nhiệm .


  3. #243
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Lìa Đời Chỉ Còn Nhân Quả Mang Theo


    Hỏi :
    Phật pháp thường nói , người tu hành phải bỏ hết tất cả . Làm sao mới gọi là bỏ hết tất cả ? Làm cách nào mới có thể bỏ hết tất cả ? Làm sao có thể giải thích tất cả là một , một là tất cả ?


    Đáp : Vị này hỏi như vậy để làm gì ? (Tôi đọc được từ một quyển kinh). Loại sách này là để cho người tu hành cao , người không có chấp trước coi , bởi vì kinh điển không phải chỗ nào cũng viết cho người thường coi . Các vị đại sư giảng kinh có lúc đặc biệt nói cho một hay hai người trong hàng đệ tử nghe , hay là nói cho một đoàn đệ tử cùng một đẳng cấp nghe , nhưng người đời sau đọc kinh từ đầu đọc đến cuối vẫn không biết trong kinh nói những gì , là vì mình chưa đạt được đẳng cấp đó . Bây giờ Sư Phụ có trả lời vấn đề đó cũng vô ích , đợi cho người hỏi đạt đến đẳng cấp đó , lúc đó Sư Phụ cũng nói như trong kinh , bảo người hỏi bỏ hết , để xuống hết , nhưng bây giờ vấn đề này không có liên quan gì đến người hỏi .

    Hai câu hỏi đó , Sư Phụ đều không muốn trả lời , bởi vì Sư Phụ không hiểu đối với quý vị có ích gì không ? Sư Phụ nghĩ , dùng ngôn ngữ tranh luận không có ích dụng lắm . Đôi khi học trò tọa thiền , có thể có một chút thể nghiệm gì đó , đến một đẳng cấp nào đó , mới đi hỏi vị Sư Phụ : "Sư Phụ , con thấy cái này , thấy cái nọ , con cảm giác như vậy , con cảm giác như kia , đó là ý nghĩa gì ? Đẳng cấp gì ?" Cứ hỏi mãi , rất có lẽ lúc đó Sư Phụ của vị đó mới nói : "Bỏ hết xuống , chưa có gì đâu . Tất cả vốn đều là không , cho nên đừng có chấp trước , đừng có ngưng tại đó , cái đó chưa có gì đâu , phải bỏ hết tất cả ."

    Bởi vì có nhiều người có được một chút thể nghiệm , sẽ chấp vào cảnh giới đó , không thể lên cao hơn nữa , mình có rất nhiều thể nghiệm , thể nghiệm nhỏ chưa có gì , bỏ qua đi , bỏ hết tất cả là nghĩa đó .

    Câu hỏi thứ hai , một là tất cả , tất cả là một , ý nó cũng như nhất thiết duy tâm tạo . Đứng ngay đẳng cấp thấp nhất mà trả lời , là tự mình tu hành rồi sẽ tự biết . Đứng vào đẳng cấp cao một chút mà đáp , tu hành cao rồi , cái gì cũng biết . Sư Phụ không thích nói rõ vấn đề này , vì sợ quý vị không hiểu , sẽ hiểu lầm .

    Chúng sanh từ đại trí huệ mà ra , từ cái đại "nhất" này mà ra , cho nên nói vạn pháp là một , một là vạn pháp . Thượng Đế , hay gọi là A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề , Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác này là địa vị tối cao . Thiên Chúa Giáo gọi là Thượng Đế , bởi vì lúc đó , dân nơi đó tin Thượng Đế , họ không nghe lời của Giê Su Ki Tô . Nếu như Sư Phụ dạy tín đồ của Thiên Chúa Giáo , Sư Phụ cũng nên nói Thượng Đế , nói gì cũng được , chỉ cần lợi ích của chúng sanh là được rồi , nếu họ đã không thích Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác , thì Sư Phụ dùng Thượng Đế cũng được , đâu có gì không được ? Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác là tối cao , Phật vẫn còn chưa phải là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác , còn Bồ Tát thì thấp hơn nữa , Bồ Tát cũng có nhiều cấp bậc , có cao có thấp , bởi vì quý vị không hiểu rõ . Kinh điển của Thiên Chúa Giáo trong thời xưa đã bị sửa đổi rất nhiều , bị thiếu sót rất nhiều đạo lý hay , bởi vì đối với những người có đẳng cấp thấp , rất có thể Giê Su Ki Tô kể chuyện cho họ nghe . Nhưng đối với những người có đẳng cấp cao hơn , Giê Su Ki Tô cũng có giảng đạo lý cao , không phải chỉ kể chuyện nắn đất thành người mà thôi . Khai ngộ rồi , mình đọc Thánh Kinh hay là Kinh Phật , trình độ hiểu biết khác hẳn hơn trước . A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề này là cao nhất , mình phiên dịch là đẳng cấp tối cao , tối cao có phải là Thượng Đế không ? Bên Thiên Chúa Giáo , Thượng Đế là tượng trưng tối cao , nhưng Thượng Đế này không phải là một con người , vì tín đồ có tư tưởng sai lầm , đem Thượng Đế nhân cách hóa , dùng ảo tượng của họ , tạo ra Thượng Đế giống như họ suy nghĩ thuộc về cá nhân của họ .


  4. #244
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Lìa Đời Chỉ Còn Nhân Quả Mang Theo


    Cho nên bây giờ mình mới nghe đến Thượng Đế , liền mẫn cảm , bởi vì mình dùng cách nghĩ của mình tạo thứ Thượng Đế này , tự mình lập một hình dáng Thượng Đế . Thượng Đế không phải như hình dáng đó , Thượng Đế là A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề , là một lực lượng rất trung lập . Nó có thể tạo rất nhiều vật , và tạo toàn cõi vũ trụ , nhưng nó nhất tâm bất động , công việc của nó là tạo hóa mà thôi . Nó không lo mình tốt hay xấu , lúc nào mình trở về quê hương của nó , nó cũng không để ý . Nó biết rằng có một ngày nào đó mình sẽ trở về , mình có ý chí tự do , có thể tuyển chọn . Hôm nay , ngày mai , năm tới , trăm năm , ngàn năm , hay là trăm ngàn vạn năm về sau mới trở về cũng được . Con người có lực lượng rất lớn có thể tuyển chọn , cho nên Phật Thích Ca Mâu Ni nói : "Chúng ta có thể một đời thành Phật ." Nhưng không phải người nào cũng có thể một đời giải thoát , bởi vì tự mình không lựa chọn , có lẽ không gặp thiện tri thức , hay là tự mình không muốn về nhanh như vậy , vì còn rất nhiều người lưu luyến thế giới này , không có nghĩ đến phải về nhà , không muốn giải thoát , không muốn thành Phật , thích ở đây hưởng thụ thế giới này , đó cũng là tự mình lựa chọn , Thượng Đế không có nói ngày mai mình nên về hay là năm sau mình nên về . Thượng Đế rất là trung lập .

    Mọi người đều có thể được A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề này , nhưng có người không muốn , muốn hay là không muốn , thuộc về vấn đề của cá nhân , không phải vấn đề của Thượng Đế . Sau này tất cả mọi vật đều phải trở về "nhất", nhưng không phải cùng về trong một ngày , có xa biệt , sớm muộn , mau hay chậm . Mình muốn lúc nào về cũng được . Cái "nhất" tuyệt đối trung lập này không có lo chuyện đó , bởi vì nó biết , từ đó mà ra , thì nhất định sẽ trở về với nó , cho nên nói "một là tất cả , tất cả là một".


    Hỏi : Sư Phụ , có phải mình đừng chấp trước vào Thiên Chúa Giáo hay là tin Phật Giáo ?


    Đáp : Đúng , rất đúng . Đừng có chấp trước , quý vị tin gì cũng được , mình đều từ lực lượng lớn này mà ra , mình gọi đó là Phật Tánh , Chánh Đẳng Chánh Giác , Thượng Đế hay là Đạo cũng được . Nó không màng , điều quan trọng là mình phải lo cho mình chừng nào trở về .



  5. #245
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default KHAI NGỘ LÀ PHẬT , VÔ MINH LÀ CHÚNG SINH


    KHAI NGỘ LÀ PHẬT ,
    VÔ MINH LÀ CHÚNG SINH


    Thuyết Pháp Tại Đài Bắc

    Ngày 1 tháng 12 năm 1986


    Người khai ngộ nhìn tất cả chúng sanh đều Phật , nếu như quý vị tu hành thật sự , có một ngày sẽ hiểu được đẳng cấp này , sẽ biết rằng tất cả chúng sanh đều là Phật , đều là Bồ Tát .

    Không có Phật thì không có chúng sanh , không có chúng sanh thì không có Phật , Phật chính là chúng sanh , chúng sanh chính là Phật , ngoài điều đó ra , không biết nói thế nào bởi vì chúng sanh còn chưa hiểu được họ là Phật , cho nên Phật Bồ Tát phải hóa thân đến dạy , từ từ dạy họ , dẫn dắt họ cho đến khi nào họ biết được chính họ là Phật .

    Chúng sanh vốn đã là Phật rồi , nếu biết được liền thành Phật , còn không thì vẫn là phàm phu , giữa Phật và phàm phu chỉ khác biệt ở chỗ biết được hay không biết được , Phật là chúng sanh biết được mình là Phật , chúng sanh là Phật không biết được điều này . Khác nhau ở chỗ đó .

    Đối với Phật hay là người khai ngộ mà nói , cho đến người phỉ báng họ cũng là Phật , các Ngài không có một chút hận tâm nào , các Ngài vẫn có lòng thương , cũng gia trì cho họ , cũng cầu Phật Bồ Tát giúp cho những người này sớm khai ngộ . Cũng như mình có nhiều trẻ con , đối với những đứa khoẻ mạnh mình cũng thương , lo lắng cho chúng nó , nhưng đối với đứa con bệnh hoạn , mình quan tâm hơn , và chăm sóc nó nhiều hơn một chút , thương nó nhiều hơn , có phải vậy không ? Chúng nó đều là con hết , nhưng mình chăm sóc đứa có bệnh nhiều hơn .

    Hiện giờ là thơi mạt pháp , muốn dạy người không dễ , cho nên Sư Phụ nghĩ Ngài Hòa Thượng Quảng Khâm cũng không dạy gì nhiều là phải , Ngài chỉ bảo người ta niệm Phật , sau này có lẽ Sư Phụ cũng làm như vậy , chỉ dạy người niệm "Nam Mô A Di Đà Phật". Bởi vì dạy pháp môn tối cao sẽ quá phiền phức . Hòa Thượng Quảng Khâm cũng từng nói : "Người đời nay 'đạo tâm' rất nhỏ , không bằng một phần mười của người xưa ." Sư Phụ cũng đồng ý điểm đó , đó là sự thật chứ không phải coi thường người thời nay .

    Tại Đài Loan , trước kia có vài vị đại sư , họ cũng không dạy pháp môn nào cao thâm , Sư Phụ không hiểu họ có biết hay không , nhưng hình như không có ai dạy , cho nên ở Đài Loan , đa số chưa hiểu biết pháp môn cao thâm . Nếu như có người đến dạy pháp "Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu" này thì khó khăn lắm , chúng sanh không thể tiếp thụ . Cho dù ở thời xưa , có truyền pháp cũng là chuyện thần bí , pháp môn tối cao không phải dễ dàng như vậy , không phải người nào cũng có thể tìm được .

    Cho nên người xưa cầu pháp , phải leo núi vượt sông đi tìm thầy , quý vị chắc đã nghe qua nhiều cốt truyện như vậy , muốn đi tìm chân sư phải trải qua bao nhiêu trở ngại , chịu bao nhiêu khổ đau mới tìm được . Tìm được rồi , còn phải sống chung bao nhiêu năm , chứ không phải gặp được Sư Phụ liền được thọ pháp , còn phải bị khảo một khoảng thời gian , cho đến khi vị thầy thấy được rồi mới bắt đầu truyền pháp . Cho nên thời xưa không dễ cầu pháp .

    Mình nghe nói Ngài Huệ Khả khi cầu pháp , quỳ trên tuyết , tuyết sâu đến đầu gối , nhưng Bồ Đề Đạt Ma không có để ý đến , trải qua ba ngày như vậy , cho đến khi Ngài Huệ Khả chặt cánh tay cúng dường Tam Bảo , lúc đó Bồ Đề Đạt Ma mới nhìn một cái , hỏi Ngài : "Nhà ngươi muốn gì ?" Không phải Ngài Bồ Đề Đạt Ma không có lòng từ bi , mà vì Ngài thấy đạo tâm của con người thời đó mà thất vọng , đến nỗi vị quân vương Lương Võ Đế cũng chỉ tham nhân thiên phước báu mà thôi , không muốn cầu cứu cánh Niết Bàn .



  6. #246
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default KHAI NGỘ LÀ PHẬT , VÔ MINH LÀ CHÚNG SINH


    Đa số người ở thời đó đều tham nhân thiên phước báu , xây cất chùa , cúng dường , tụng kinh , tranh luận ý nghĩa của kinh , nghe hiểu không ? Tự họ không có tu hành , không có khai ngộ . Cho nên Ngài Bồ Đề Đạt Ma quay mặt vào vách đá chín năm , không nói chuyện , không dạy người . Không phải Ngài không có từ bi , không phải bởi vì Phật Bồ Tát đời đời kiếp kiếp thần bí như thế , không muốn dạy người pháp môn tối cao , mà là không thể nào dạy , muốn dạy người , nhưng chúng sanh không thể tiếp thu , không thể nhẫn nhục , làm sao mà dạy ?

    Khi Sư Phụ đến Đài Loan cũng không muốn dạy người , nhưng sau này thấy có một số người rất chân thành , tối thiểu lúc đó như là rất chân thành , cho nên Sư Phụ cũng công khai nhiều một chút , nhưng mới có công khai có một chút đỉnh đã có phiền phức rồi , liền gặp lôi thôi . Thứ nhất , họ hoài nghi , đâu mà có pháp môn tốt như vậy ? Dễ học như vậy ? Thứ hai , nếu như có thứ pháp môn đó , sao ở Đài Loan không có người dạy ? Thứ ba , họ nói ở Đài Loan có nhiều cao tăng như vậy , sao không có người biết được pháp môn này ?

    Họ không thể tin Sư Phụ , không tin sau khi thọ pháp này năm đời được siêu sanh , tự mình cũng được giải thoát . Khi truyền pháp Sư Phụ sẽ cho quý vị hay sẽ có những thể nghiệm gì , là nhất định sẽ có thể nghiệm đó , chứng minh những gì Sư Phụ đã nói là thật , nghe hiểu chưa ? Sư Phụ nói gì , nhất định sẽ có cái đó , nhưng vẫn có người không tin , chỉ tin kinh điển mà thôi , tin Phật Thích Ca Mâu Ni hai ngàn năm trăm năm trước , nhưng lại không biết được Ngài chính thật là ai .

    Trong phẩm Phổ Môn có nói : "Người trì danh hiệu Quán Thế Âm , nếu vào lửa , lửa không thể đốt , nếu bị ngập , sẽ không mắc cạn , nhưng quý vị rất rõ , nếu như rơi vào lửa sẽ bị lửa đốt , vậy mà vẫn cứ tin , như vậy có phải là mê tín không ?

    Nhưng Sư Phụ nói , theo Sư Phụ học pháp môn này sẽ có cảm ứng gì , có thể nghiệm nào , quý vị sẽ có thể nghiệm thật sự y như Sư Phụ từng nói , nhưng nếu như vẫn còn chưa tin lời của Sư Phụ , chỉ tin Quán Thế Âm Bồ Tát , tin kinh điển , không thể chứng minh , không thể có kết quả , như vậy Phật Bồ Tát làm sao giúp đỡ ? Lời của Sư Phụ so với lời của phẩm Phổ Môn , cái nào chân thật hơn ? Trong lòng quý vị đều rất rõ ràng .

    Đa số người đều tin phẩm Phổ Môn , không tin Sư Phụ , cũng đành chịu thôi (Học trò đáp : "Con tin Sư Phụ".) Sư Phụ biết vị này tin , Sư Phụ chỉ bất quá muốn nói cho quý vị nghe , Phật Bồ Tát không dễ dạy người , nghe hiểu không ? Dạy họ nếu làm như vậy , sẽ có thể nghiệm , họ cũng không tin , vẫn cứ đi tin thứ kinh điển không thể có chứng minh , không thể có thể nghiệm . Đối với đại sư cũng có lòng phân biệt , phân biệt vị này là Đại Sư Việt Nam , vị nọ là Đại Sư Trung Hoa . Vì sao Đại Sư Trung Hoa nhiều như vậy lại không có một người biết được pháp môn này ? Cho nên đây nhất định là ngoại đạo .

    Nhưng một mặt khác lại tin Phật Thích Ca Mâu Ni của Ấn Độ , tin người Ấn Độ thời hai ngàn hai trăm năm trước , chứ không tin Pháp Sư Việt Nam hiện thời , chỉ vì vị này là người ngoại quốc , tin rằng Phật Thích Ca Mâu Ni xưa kia có thể biết được pháp môn này , nhưng hiện nay người Việt Nam này không sao biết được , hình như hai ngàn năm trăm năm nay chỉ có Phật Thích Ca Mâu Ni có thể biết được , những người khác không thể biết được , chỉ có Đại Sư Trung Hoa có thể biết được , nếu như Đại Sư Trung Hoa không biết được , thì Đại Sư Việt Nam cũng không thể nào biết được (mọi người cười), có phải vậy không ? Thật hết cách nói .


  7. #247
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default KHAI NGỘ LÀ PHẬT , VÔ MINH LÀ CHÚNG SINH


    Có tâm phân biệt rất là mệt , Phật Bồ Tát không có tâm phân biệt , nhưng người phàm phu có , cho nên mới mệt . Phật Bồ Tát độ người không có để ý học vấn của người đó như thế nào , đẳng cấp như thế nào , và nghiệp chướng của người đó như thế nào . Các Ngài không có lo đến những thứ đó . Nhưng chúng sanh rất coi trọng mọi điều . Chúng sanh không có sợ nghiệp chướng của họ sâu nặng , họ chỉ lo vị Pháp Sư này dạy không đúng . Họ cũng quên rằng họ đối với giáo lý của Phật Giáo cũng không hiểu được bao nhiêu , đẳng cấp tu hành của họ cũng không có gì , họ quên rằng họ vẫn là con người vô minh , lại đi phê bình pháp sư khác vô minh . Phê bình vị pháp sư này hình như không hiểu biết , bởi vì pháp sư này là người Việt Nam , người Ấn Độ , bởi vì người này là tại gia , người xuất gia , bởi vì người này tự xuống tóc , hay là người khác giúp họ xuống tóc ..., những chuyện toàn không có liên quan đến khai ngộ là gì hết .

    Lúc Ngài Lục Tổ Huệ Năng lãnh y bát , Ngài vẫn là người tại gia , vẫn còn chưa xuống tóc , nhưng Ngũ Tổ đã truyền y bát cho Ngài , trải qua mười sáu năm sau , Ngài mới ra truyền pháp dạy người , rồi mới nhờ vị trụ trì của chùa Bảo Linh xuống tóc giùm , vì nếu không xuống tóc không thể chánh thức dạy người xuất gia , cho nên cần phải xuống tóc ngay , để trở thành pháp sư chánh thức . Do đó mình biết , nếu như cho rằng xuống tóc rồi mới khai ngộ thì không đúng .

    Hôm nay học trò của Sư Phụ đọc lời khai thị của Hòa Thượng Quảng Khâm cho Sư Phụ nghe . Lời của Ngài cũng giống như lời của Sư Phụ . Ngài nói : "Nếu như không biết tu hành , cho dù xuất gia cũng rất đáng tiếc ." Thật như vậy , nếu như không có tu hành chân thật , xuất gia cũng không có ích , không hiểu "đạo" vẫn là "ngoại đạo". Chứ không phải nói Phật Giáo là nội đạo , Thiên Chúa Giáo là ngoại đạo , Sư Phụ đã nói nhiều lần rồi , các vị đại sư đều nói cùng một đạo lý , nhưng trình độ của mình phải đủ cao mới có thể nghe hiểu , trình độ thấp kém không thể hiểu biết , nghe hiểu chưa ?

    Nếu như nói chỉ có xuất gia mới có thể tu hành , tại gia không tu được , vậy Đại Sư Duy Ma Cật từ đâu ra ? Quý vị có biết Đại Sư Duy Ma Cật không ? Ngài cũng là người tại gia . Nếu như cho rằng nữ chúng không thể thành Phật , không thể khai ngộ , vậy còn Long Nữ thì sao ? Trong Kinh Pháp Hoa có ghi , Long Nữ tám tuổi thành Phật , Long Nữ là phái nữ , mới chỉ có tám tuổi mà thôi , mà cũng không phải là người , nhưng cũng có thể thành Phật .

    Đa số người vốn cho rằng rồng không thể thành Phật , rồng và thiên nhân không thể thành Phật , chỉ có con người mới có thể thành Phật , chỉ có nam chúng mới có thể thành Phật , như vậy là sai lầm , không phải chỉ có Sư Phụ nói như vậy , Phật cũng nói như vậy . Nếu như chỉ có nam chúng mới có thể thành Phật , thì trong Kinh Pháp Hoa không có chuyện Long Nữ thành Phật . Huống chi trong Kinh Duy Ma Cật có nói : "Không có nam , không có nữ , chỉ có Diện Mục Bản Lai , tức là Bát Nhã Ba La Mật .


  8. #248
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default KHAI NGỘ LÀ PHẬT , VÔ MINH LÀ CHÚNG SINH


    Khi Ngài Lục Tổ Huệ Năng cầu pháp với Ngũ Tổ , Ngũ Tổ nói : "Nhà ngươi là người Nam , làm sao thành Phật được ?" Lục Tổ đáp lời : "Người tuy chia Nam Bắc , nhưng Phật Tánh không chia Nam Bắc ". Cùng lý đó , mình cũng có thể nói con người có chia nam nữ , có chia Đài Loan , Việt Nam , nhưng "Phật Tánh" không có , nếu như còn chấp trước vào biệt tính quốc tịch , thì không thể tìm được Phật Tánh , và không tìm được Chân Sư . Bởi vì Sư Phụ không phải là xác thân này , cuối cùng mình cũng phải lìa khỏi Sư Phụ này , tự làm thầy của mình , tìm chủ nhân của mình , sau cùng biến thành Sư Phụ của mình .

    Cho nên Sư Phụ chỉ là người truyền tin , cũng như người phát thư vậy , chỉ phụ trách đưa thư đến , mình có thể không đọc thư liền , nhưng có lẽ mình sẽ rót nước trà , và đem chút ít bánh cho người phát thư , và không chừng còn cho họ một ít tiền uống nước , rồi cám ơn họ , nhưng mà cuối cùng người phát thư này cũng phải đi , tiếp tục làm tiếp công việc , bởi vì còn có những thư khác cần phải đưa cho những người khác .

    Thư của mình , mình phải tự coi , bởi vì lá thư này không có liên hệ gì đến người phát thư . Đại sư có thể trao thư cho mình , nhưng vấn đề là họ có dạy cho mình những gì hay không ? Những gì họ dạy có phù hợp với kinh điển hay không ? Lúc họ truyền pháp cho mình , thể nghiệm của mình có giống như những gì được kể trên kinh điển không ? Điều đó mới là quan trọng . Đừng có lo người đó là nam hay nữ , người miền Nam hay miền Bắc , hay là người của nước nào , những điều này không quan trọng .

    Nếu như mình đọc quá nhiều kinh điển , sau này sẽ biến thành chấp trước , không hiểu đọc kinh điển để làm gì . Kinh điển vốn như là bản đồ , để cho mình tham khảo mà thôi , nó cho mình biết , các vị đại sư thời xưa và các vị Bồ Tát cùng các vị tu hành , khi họ khai ngộ có những thể nghiệm gì ? Mà mình bây giờ có thể có những thể nghiệm như họ hay không ? Đó mới là mục đích đọc kinh của mình . Còn không , đọc kinh không có phước báu . Sư Phụ nói thật cho quý vị nghe , một tí phước báu cũng không có , đừng có tưởng rằng đọc kinh tụng kinh là có phước báu , phước báu gì ?

    Bồ Đề Đạt Ma nói ăn bánh vẽ không có no , cho nên Ngài muốn đốt Kinh Niết Bàn , bởi vì có một người , ngày ngày tụng Kinh Niết Bàn , Bồ Đề Đạt Ma mới hỏi : "Ông tụng cái này để làm chi ?" Ông ta đáp : "Tụng cái này sẽ giải thoát , có phước báu rất lớn ." Lúc đó Bồ Đề Đạt Ma trả lời : "Đưa kinh cho ta , ta phải đốt nó , ăn bánh vẽ làm sao mà no ."

    Cho nên đọc kinh không có ích gì nhiều , đọc kinh điển , mỗi ngày tụng Nam Mô ..., tự mình lại không hiểu biết ý nghĩa của kinh điển , "ý tưởng" của mình cũng loạn bậy loạn bạ , không có ích gì , còn chưa bằng một bộ máy thâu băng , máy thâu băng còn tụng hay hơn mình , nó không có khi nào tụng sai .


  9. #249
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Re: Các Bài KHAI THỊ


    Nhưng mình đôi khi bên tụng , bên ngủ , cho nên tụng sai , vốn nên tụng câu kế tiếp , rốt cuộc không biết "ý tưởng" chạy đi đâu , như vậy rất có thể có phiền phức , nếu như Phật Bồ Tát thấy mình tụng kinh tụng loạn bậy , rất có thể nổi giận , có thể không ? (Mọi người cười). Có lẽ họ không giận , nhưng Long Thần Hộ Pháp sẽ giận , Thiên Long Bát Bộ thấy mình không cẩn thận , không tôn kính , không biết chừng làm khó mình , phước báu chưa có đã có rắc rối , nhưng đó là chuyện nhỏ , kệ nó .

    Cho nên mình tu hành đừng nên có tâm phân biệt , nếu như mình không hiểu được điểm đó , thì kinh điển chỉ đem phiền phức lại cho mình mà thôi , khiến cho mình biến thành chấp trước . Cho nên kinh điển không có ích dụng chi , tâm phân biệt này không có giúp ích cho mình , mình bỏ được nó càng sớm càng mau thành Phật , sau này luôn cả "Phật" này cũng không có , làm sao có chúng sanh ? Chúng sanh đều không có , làm gì có nam nữ ? Làm sao còn có cái phân biệt Việt Nam , Đài Loan .

    "Không có" không phải là không , mà là không có cái "phân biệt", không có tư tưởng về quốc tịch , nghe hiểu chứ ? Mỗi một nước cũng như một căn nhà lầu , nói ví dụ , quý vị ở trong nhà có hai tầng , lầu trên lầu dưới đều là nhà của quý vị , quý vị thường chạy lên chạy xuống , cũng không có cảm giác gì đặc biệt , không có cảm thấy được gì , không phải nói không có nhà lầu này , cũng không thể nói lầu trên và lầu dưới như nhau , lầu trên là lầu trên , lầu dưới là lầu dưới , chỉ là không có cảm giác có gì đặc biệt , nghe hiểu chứ ?

    Bây giờ Sư Phụ muốn nói đạo lý cao hơn một chút , bởi vì quý vị có lẽ sẽ hỏi , vì sao "Phật là chúng sanh ? Chúng sanh là Phật ?" Vì sao chúng sanh không thể thành Phật liền ? Vì sao chúng sanh vẫn là chúng sanh , Phật vẫn là Phật ? Có phải có câu hỏi này trong đầu không ? Vì sao mỗi vị đại sư đều nói , chúng sanh vốn là Phật , vốn đã là Phật rồi , vậy đến thế giới Ta Bà này làm chúng sanh để làm gì ? Bởi vì cần phải đến thế giới này học tập , sau này mới có thể nhận thức được mình là "Phật", đó là chuyện rất ảo diệu , nhưng sự thật là như vậy .

    Bởi vì nếu như mình ở nơi sáng chói , sanh ra và trưởng thành đều tại nơi đó , mình sẽ không biết được sáng chói là gì , nghe hiểu không ? Nếu như có một ngày , mình cần phải đi đến chỗ đen tối , nơi đó không có đèn , không có ánh sáng , sau khi trở về mình mới biết , thì ra chỗ mình ở có ánh sáng , ở bên ngoài rất đen tối .

    Cũng thế , nếu như không có chúng sanh , mình không hiểu được Phật là gì ? Cho nên cần phải đến thế giới này học tập "thành Phật", học tập nhận thức mình là Phật , học tập địa vị của mình , lực lượng của mình , diện mục bản lai của mình , nghe hiểu không ? Mình vốn là Phật rồi , không phải đợi đến mình tu hành mới có thể thành Phật , nếu như mình vốn không phải là Phật , có tu hành cũng không thể thành Phật , Phật không phải là tu hành mà có thể thành được .


  10. #250
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default KHAI NGỘ LÀ PHẬT , VÔ MINH LÀ CHÚNG SINH


    Phật là Phật , là bất khả tư nghị , không thể dùng lực lượng , khổ cực , cầu nguyện , tụng lớn tiếng , tu hành khổ hạnh , thái độ tôn kính khiêm nhường , hay là sống có đạo đức của mình là có thể đắc , không được đâu . Mình làm người vốn nên làm một con người có đạo đức , nên cố gắng tu hành , nhưng không phải bởi vì cố gắng tu hành mới thành Phật , không phải như vậy . Phật đã là Phật , không thể dùng những gì để tạo Phật , nhưng nếu không dùng thứ pháp môn đó cũng không thể thành Phật , bởi vì thứ pháp môn đó , thứ đạo lý đó , là để cho mình huấn luyện lấy mình , cho mình tỉnh dậy , biết mình là Phật .

    Có một câu chuyện , có một vị phú ông có hai đứa con trai , cả hai đều rất giàu có , đều rất thông minh , đều xuất thân từ nhà giàu và sanh trưởng trong cùng một hoàn cảnh . Có một ngày người em muốn ra ngoài để học đời , cho nên mới xin cha cho ra ngoài đời tiếp xúc để học hỏi .

    Người em ra ngoài , nếm rất nhiều khổ sở , sống rất cực nhọc , nhưng cũng học được rất nhiều đạo lý , cho nên càng lúc càng thông minh , càng lúc càng có trí huệ , càng có tài , biết được nhiều chuyện và cũng phát giác được tiềm lực của mình , mà xưa kia chưa từng biết đến mình có những năng lực này . Bởi vì sống ở nhà giàu , có đầy tớ , công nhân , người hậu cận phục thị , không cần động tay chút nào , muốn gì có đó , cho nên không biết đến mình có năng lực gì . Ra ngoài đời học mới phát giác , thì ra mình có nhiều năng lực và thiên tài bất khả tư nghị như vậy , càng lúc càng vui và hiểu rõ mình có nhiều lực lượng như vậy .

    Nhưng người anh , cũng như con cưng , tuy sống rất thoải mái , nhưng đâu có ích gì đâu , có phải không ? Tuy cũng giàu như nhau , nhưng thiếu cái trí huệ mà người em đã có . Bây giờ người em hiểu rõ rất nhiều việc , càng biết mình hiểu mình nhiều hơn , càng độc lập , còn người anh thì không biết gì hết .

    Nhưng khi còn chưa biết được lý nầy , người em cũng đụng chạm nhiều khó khăn , cuối cùng gặp tình trạng rất khổ sở , bị bệnh , lại không tiền , không có người chăm sóc , không có nhà ở , cái gì cũng không có , bị người ta bạc đãi , lúc đó mới nhớ nhà quá . Cho nên nghĩ rằng , mình phải về nhà , không nên sống thảm thương như vậy . Sống trong nhà rất là tốt , tại sao mình phải ra ngoài , biến thành ăn mày ? Lúc đó người em rất nhớ nhà , muốn trở về sống chung với gia đình . Sau khi về đến nhà , người cha rất hoan nghênh , rất vui mừng , liền cho mặc áo quần tốt nhất và cho ăn thức ăn ngon nhất , cho đồ tốt đẹp nhất , còn mở tiệc hoan nghênh người em trở về .

    Lúc đó người con trưởng hỏi ông cha : "Còn phần con thì sao ? Sao không mở tiệc cho con ? Sao không đặc biệt cho con ? Con vẫn rất trung thành như xưa , con đâu có bỏ nhà ra đi ? Hằng ngày còn gần gũi , thờ phụng cha , nhưng cha không cho con gì hết ." Người cha mới bảo : "Đồ của ta đều là của ngươi hết ."

    Bây giờ tình trạng sinh sống của hai anh em cũng y như trước , người em không có mất mát gì , vẫn giàu sang như cũ , nhưng có cái gì tốt hơn người anh ? Quý vị có biết không ? Là có thêm kinh nghiệm sinh sống , có thêm trí huệ thông minh , có thêm tài năng , tự giác ngộ được nhiều hơn , biết rõ mình nhiều hơn xưa , có phải không ?


  11. #251
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default KHAI NGỘ LÀ PHẬT , VÔ MINH LÀ CHÚNG SINH


    Nhưng người anh , cũng như con cưng , tuy sống rất thoải mái , nhưng đâu có ích gì đâu , có phải không ? Tuy cũng giàu như nhau , nhưng thiếu cái trí huệ mà người em đã có . Bây giờ người em hiểu rõ rất nhiều việc , càng biết mình , hiểu mình nhiều hơn , càng độc lập , còn người anh thì không biết gì hết .

    Phật vốn đã là Phật rồi , điều đó không sai , nhưng cần phải làm chúng sanh rồi sau nầy mới biết mình là Phật . Chưa có làm qua chúng sanh thì không biết được . Nghe hiểu không ? Chưa từng làm qua chúng sanh , tuy cũng là Phật , nhưng không có ích nhiều . Cho nên mình mới đến thế giới Ta Bà , học làm người , học tập những tình trạng đau khổ gian cực , sau nầy mới biết được "khoái lạc" là gì ? Học tập tình trạng "vô thường", sau nầy mới biết được "vĩnh viễn" là gì ? Học tập thế giới "vô minh" nầy , sau đó mới biết được "trí huệ" là gì ?

    Trước khi quý vị còn chưa "hoàn toàn" học tập xong , tuy rằng là Phật , nhưng vẫn là "Phật Vô Minh", lần lần sẽ biến thành Phật khai ngộ , thành Phật chính thật , hoàn toàn y như trước . Mình vốn cái gì cũng đã có rồi , không phải đợi đến khi khai ngộ mới có , chỉ có mình không tự hiểu được mà thôi , nghe hiểu chưa ?

    Trước khi khai ngộ và sau khi khai ngộ đều như nhau , trước kia có nhiều lực lượng như vậy , khai ngộ rồi , vẫn có nhiều lực lượng như vậy , chỉ có trước kia mình không biết được mình có nhiều lực lượng như vậy , bây giờ mình biết rồi . Cho nên Phật Thích Ca Mâu Ni nói : "Phiền não là Bồ Đề , chúng sanh là Phật". Ngài không có nói dối , hôm nay Sư Phụ giải thích ý nghĩa nầy cho quý vị nghe , vì sao Phật là chúng sanh ? Vì sao Phật lại đến thế giới nầy làm chúng sanh , phải chịu nhiều đau khổ như vậy ?

    Thật ra , đau khổ cũng không phải là đau khổ , chỉ là mình đương học tập , nó cũng như mình đến trường để đi học vậy , bất cứ học tiểu học , trung học , đại học đều không dễ dàng , nhưng sau khi học hết các khóa trình rồi , mình sẽ biến thành thông minh hơn , lớn lên rồi , mình sẽ có địa vị của mình , có tính độc lập , cho nên cần nên học , không học không được , không học không thể biết được mình có những năng lực gì .

    Nói thí dụ tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh , vốn đã là Phật , sao có thể nói rằng nữ chúng không thể thành Phật ? Đó là nói bậy , thành Phật tức là thành Phật , không có gì phân biệt . Cho nên Sư Phụ nói với quý vị nhiều lần , ngoại đạo , nội đạo đều là đạo . Tốt xấu đều là Phật , không có tốt cũng không có xấu , nhưng đó là cảnh giới tối cao , khi mình còn chưa đạt đến cảnh giới đó , mình phải học tập , vẫn phải làm việc tốt , không thể nói , vì tốt cũng như xấu , cho nên không muốn học , đàng nào mình đã là Phật rồi , không cần tu hành . Không thể nghĩ như vậy , hiểu chưa ?

    Mình vốn là Phật nhưng vẫn cần tu hành , bởi vì mình còn chưa chính thực hiểu rõ mình là Phật , có phải không ? Sư Phụ nói như vậy , quý vị tin , bởi vì quý vị tin Sư Phụ . Nhưng quý vị vẫn còn chưa chính thật nhận thức được mình , cho nên cần phải tu hành , nếu không mình sẽ có rất nhiều đau khổ , khi còn chưa nhận biết mình , người ta rủa một chút là tức ngực , người ta hận mình , mình cũng hận trở lại , bởi vì chưa nhận biết được tất cả chúng sanh đều là Phật , chưa có đạt đến tâm bình đẳng , còn chưa làm được tâm không phân biệt . Cho nên cần phải tu hành , tu đến khi nào tâm không còn động , coi tất cả chúng sanh như mình vậy , như vậy mới gọi là chính thật hiểu biết mình . Quý vị có câu hỏi , xin bắt đầu hỏi .


  12. #252
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default KHAI NGỘ LÀ PHẬT , VÔ MINH LÀ CHÚNG SINH


    Hỏi : Con người từ Trời Quang Âm xuống , vậy "Quang" và "Âm" nầy có phải thuộc về vật chất hay không ? Thành Phật rồi , có phải không còn "Quang" và "Âm" ? Hay là , Phật không còn có hiện tượng vật chất đó ?


    Đáp : Câu hỏi nầy đã trả lời rồi , Quang Âm Thiên chưa phải là thế giới của Phật , Sư Phụ không có nói đó là thế giới của Phật , Kinh A Hàm mới nói đến Quang Âm Thiên . Lúc thế giới nầy mới tạo thành , thiên nhân từ Quang Âm Thiên xuống ở đây , nhưng không phải là Phật xuống , nghe hiểu chưa ? Người của Quang Âm Thiên cũng là Phật , nhưng chưa có thành Phật , đẳng cấp của họ cao hơn người hiện thời một chút , nhưng khi ăn ngũ cốc trên địa cầu nầy , cấu tạo của thân thể càng lúc càng thô , đẳng cấp càng lần càng thấp , sau cùng biến thành hình dạng như người nguyên thủy . Hồi đó , người của Quang Âm Thiên cũng không phải là Phật , nhưng rất có thể ở thế giới Quang Âm Thiên , có vài vị Phật hóa thân đến dạy người của Quang Âm Thiên , nghe hiểu chưa ? Tình trạng nầy cũng như ở thế giới Ta Bà nầy , có Phật Bồ Tát hóa thân đến làm người để độ người vậy . Nơi nào cũng có Phật Bồ Tát . Cho nên Kinh A Hàm có ghi chép , mới lúc đầu , chưa có người ở trên thế giới nầy , lúc đó người của Quang Âm Thiên đến ở , họ là chúng sanh có phước báu , hồi đó họ có ánh sáng , rất sáng , cho nên ánh sáng của họ rọi tứ phía , hồi đó còn chưa có mặt trăng , mặt trời . Khi ở một đoạn thời gian rồi , bởi vì lòng hiếu kỳ thúc dục , họ bắt đầu ăn thực vật của thế giới nầy , thấy có nhiều đồ cứ ăn thử , sau nầy càng ăn càng nhiều , cuối cùng thân thể càng trở thành thô , mất đi cái thân tinh vi sáng chói trước kia , cho nên không bay lên được , ánh sáng càng ngày càng ít , sau cùng biến thành dáng của người nguyên thủy .

    Nhưng không phải người nào cũng biến thành như vậy , có người không có ăn , cho nên thân thể vẫn phát ánh sáng , có lẽ lúc còn ở Quang Âm Thiên họ có theo Phật Bồ Tát học , cho nên khi đến thế giới nầy , Phật Bồ Tát cũng xuống dạy họ . Người có thân sáng , học mau hơn chút , học thành rồi có thể truyền pháp cho đồng bào của họ , không thành vấn đề . Nếu như con người có thể dạy con người , người của Quang Âm Thiên sao lại không thể dạy người của họ ? Có đúng không ? Ở thế giới nầy có Phật Bồ Tát hóa thân , ở thế giới của Quang Âm sao lại không có Phật Bồ Tát hóa thân ? Ở thế giới nầy có thể tu , người của Quang Âm Thiên sao lại không thể tu ? Nghe hiểu chưa ?

    Quang Âm Thiên không phải là nơi cứu cánh của mình , cũng không phải là cố hương của Bản Lai Diện Mục của mình , nhưng mình từ đó rơi xuống , bởi vì lúc đó còn chưa thành Phật , vẫn còn ở tại Quang Âm Thiên , rớt vào thế giới nầy biến thành người , nếu như còn tu không xong , rất có thể ngày mai biến thành động vật , cây cỏ . Muốn thành phật , ít nhất phải làm người , thành Phật rồi còn có thể tái trở lại làm gì cũng được , bây giờ còn chưa thành Phật , cũng có thể làm người ? Thành Phật rồi có thể làm một con người tự tại , là vì muốn độ chúng sanh , nhưng thành Phật phải làm một vị "Phật minh bạch", thành một vị "Phật có lực lượng", như vậy mới là chính thật thành Phật .

    Có nhiều Phật không biết được họ là Phật , cho nên có phiền não , nếu không biết được mình là Phật , cũng như những chúng sanh tầm thường , không có ích gì , nghe hiểu chưa ? Cho nên Phật Thích Ca Mâu Ni nói : "Thân người rất quý báu , không làm người không thể thành Phật". Thiên sứ và các chúng sanh khác rất có thể có thần thông hơn mình , nhưng họ cũng không thể thành Phật , bởi vì chỉ có làm người mới có cơ hội học tập nhiều việc .

    Ở trên trời quá vui sướng , không có cơ hội nào thức tỉnh mình tu hành . Ở địa ngục quá đau khổ , không thể tu . Ở cõi Ta Bà có đau khổ , vui sướng , hiểu lầm , vô minh , trí huệ , khai ngộ , không khai ngộ ..., có nhiều tình trạng khác nhau , cho nên mình có thể học tập rất mau các thứ sinh hoạt , có đủ tài liệu , để mình thể nghiệm lấy , huấn luyện cho mình , cho mình có cơ hội tu hành thành Phật , những thế giới khác không có cách nào tu được . Cho nên thân người rất quý báu , phải bắt lấy cơ hội , mau mau tu hành , nếu không muốn theo Sư Phụ tu hành , thì đi tìm pháp sư khác tu , tu cái gì cũng được , chỉ cần có thể thành Phật là được rồi , nhưng không dễ gì tìm được một vị Sư Phụ biết được pháp môn thành Phật , có thể dẫn quý vị giải thoát .


  13. #253
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default KHAI NGỘ LÀ PHẬT , VÔ MINH LÀ CHÚNG SINH


    Hỏi :
    Chúng sanh vốn là Phật , sao còn phải tu hành ?


    Đáp : Phật không biết được mình là Phật , cho nên phải làm người , qua sự so sánh , mới có thể biết , thì ra con người là như vậy , Phật là như vậy , sau nầy sẽ từ từ tu thành Phật . Cho nên nói , "Thiên hạ vốn vô sự". Vốn đã là Phầt rồi , muốn tu hành , không tu hành cũng là Phật , nhưng không tu hành là "Phật Vô Minh", tu hành rồi , nhận thức được mình , cho nên là "Phật Minh Bạch", "Phật Trí Huệ" cũng như Sư Phụ đã kể câu chuyện hai anh em vậy .


    Hỏi : Tu hành phải làm như thế nào ?


    Đáp : Thì tụng kinh , niệm A Di Đà Phật là đủ rồi (Mọi người cười). (Chúng tôi đều niệm thần chú Kim Cang). Có phải Sư Phụ của bạn truyền dạy phải không ? (Có người dạy tôi niệm). Vậy thì đừng niệm , nếu như có Sư Phụ dạy những gì , đừng có tùy ý dạy người , người ta bày thần chú Kim Cang , rất có thể họ đọc sách mà học , tình trạng đó khác hẳn với vị Sư Phụ truyền thần chú , nghe hiểu không ? Lời chú "Úm Ma Ni Pát Mê Hùm" mọi người đều biết , nhưng nếu như có vị Sư Phụ trực tiếp truyền cho , thì mới có lực lượng , nó khác với tự học theo sách , cho nên đừng có dạy người , đừng có nói cho người ta nghe .


  14. #254
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Re: Các Bài KHAI THỊ


    Hỏi :
    Gần đây người Đài Loan rất thích thông linh , thứ thông linh nầy có khác gì với Pháp Môn Quán Âm ?


    Đáp : Ở Đài Loan rất lưu hành thông linh , bạn có muốn tu thần thông hay không ? (Mọi người cười). Nếu muốn thì đi mà tu ! Hỏi Sư Phụ làm gì ? Sư Phụ không có khuyến khích người ta dùng thần thông . Không phải chúng tôi không có thần thông , nhưng chúng tôi không dùng thần thông không có gì , dùng thần thông chỉ khiến cho mình bị cột tại đẳng cấp thấp , nghe hiểu không ? Bởi vì đẳng cấp cao nhất không có thần thông , không có gì hết , tu hành là để đạt đến cảnh giới tối cứu cánh , cho nên chúng tôi không có lo đến thần thông . Thần thông vẫn còn trong Tam Giới , học tập và xử dụng thần thông , không thể xuất Tam Giới , không thể đến cảnh giới tối cao .

    Nhưng thần thông cũng có ích dụng , có người muốn chơi thần thông , nhưng Sư Phụ không có khuyến khích học trò học thần thông , cũng cấm học trò xử dụng thần thông . Tu hành nhất định sẽ có thần thông , ít nhiều thì cũng có , nhưng chúng tôi không dùng , có cũng không dùng , chúng tôi không có cố ý học thần thông , không có cố ý xử dụng thần thông .


  15. #255
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default KHAI NGỘ LÀ PHẬT , VÔ MINH LÀ CHÚNG SINH


    Hỏi :
    Làm sao trị tham , sân , si ?


    Đáp : Mình phải tự kiềm chế lấy mình , tu hành có thể giúp một chút ít , dùng "trí huệ" trị nó (Nhưng tôi không thể thường phát ra tâm ý chân thành , trong tâm cứ tham , mà không thể kiềm chế , thí dụ có lúc muốn giúp đỡ người , nhưng trong bụng cứ tính toán , vì sao phải làm , không làm lại khó chịu , cứ dằng co tính tới tính lui , không thể dùng tấm lòng chân thành đi giúp đỡ người .) Bạn không phát được lòng thành , bởi vì không có lực lượng , nhưng mà miễn cưỡng giúp đỡ còn tốt hơn là không , ít nhất đối phương cũng được mình giúp đỡ , nhưng có lúc có người cũng lợi dụng lòng tốt của mình , đi giúp họ làm chuyện bất chánh .

    Cho nên giúp đỡ người cũng phải coi tình trạng . Miễn cưỡng giúp đỡ người ta vậy là tốt lắm rồi , có người hoàn toàn không có ép mình , họ không muốn giúp là không giúp , nhưng bạn không muốn giúp đỡ , vẫn biết ép mình giúp người ta , như vậy đã tiến bộ rồi , tự mình có thể kiềm chế tập quán lười biếng của mình . Tâm lý ích kỷ có thể tự kiềm chế một chút , từ từ kiềm chế mình , cải biến mình , làm cho mình càng lần càng tốt , cho đến một ngày nào đó bạn không có ép mình , cũng tự động đi làm .

    Cũng như lúc mình mới học lái xe , phải chú ý rất nhiều chuyện , thường không biết lái như thế nào , nhưng mỗi ngày cứ tập , dần dần sẽ càng quen thuộc , sau cùng biến thành tự động , cho dù bên nói chuyện , bên lái xe cũng được . Mới bắt đầu , không nói chuyện cũng lái xe không vững , có phải như vậy không ? Con người cũng vậy , mình phải phấn đấu , không thể nào mới sanh ra , liền làm một vị Phật tại thế đã thành tựu , cho nên càng tập luyện , càng tự nhiên , sau này biến thành thói quen . Bạn rất chân thật , không che giấu khuyết điểm của mình , như vậy là tốt lắm rồi , có bao nhiêu người dám nói như vậy ? Dám nói tham , sân , si của mình nặng như vậy ? Tuy có khuyết điểm , nhưng cũng có ưu điểm . Bạn biết được khuyết điểm của mình cho nên có ưu điểm . Không biết được nhược điểm của mình mới mệt , mới kiêu ngạo , biết được nhược điểm của mình mới khiêm tốn , mới sám hối , người khiêm tốn mới có thể tu hành , người kiêu ngạo không thể tu . Kiêu ngạo là chướng ngại lớn nhất về tu hành , vì kiêu ngạo cho nên không muốn hỏi người , vì kiêu ngạo cho nên không tin Sư Phụ còn cao hơn "mình", biết nhiều hơn "mình", có thể chỉ dẫn "mình", như vậy là chướng ngại rất lớn .


  16. #256
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default KHAI NGỘ LÀ PHẬT , VÔ MINH LÀ CHÚNG SINH


    Hỏi :
    Trong nhà có thờ Phật Thích Ca Mâu Ni và Quán Thế Âm Bồ Tát , sáng tối bái lễ , như vậy có tốt không ?

    Đáp : Rất tốt , nhưng cần phải dùng "tâm" lạy . (Có gặp khó khăn , cầu xin các Ngài giúp đỡ được không ?) Cần phải vậy . Xưa kia Sư Phụ cũng làm như vậy , bây giờ vẫn như vậy , chỉ có bề ngoài thấu hiểu khác nhau mà thôi . Bây giờ Sư Phụ quỳ ở trong tâm , cầu ở trong tâm , không có dùng tượng của Quán Thế Âm Bồ Tát cũng có thể cầu ! Cả hai mươi bốn tiếng đồng hồ Sư Phụ đều đang cầu Bồ Tát , nhưng khác một cái là trước kia chỉ khi nào gặp khó khăn mới cầu , ngày thường thì quên mất , hễ gặp khó khăn , liền quỳ trước tượng của Quán Thế Âm Bồ Tát cầu nguyện , lúc không có khó khăn , thì để Ngài đứng một bên , cả năm cũng không ngó đến .

    Bây giờ Sư Phụ hai mươi bốn tiếng đều cầu Quán Thế Âm Bồ Tát , cho nên không thấy được . Xưa kia người ta thấy bề ngoài của Sư Phụ quỳ lạy , như là rất thành tâm ý , rất tin Quán Thế Âm Bồ Tát vậy , bây giờ họ thấy Sư Phụ không có cầu Quán Thế Âm Bồ Tát , cho rằng Sư Phụ là ngoại đạo , nhưng họ có biết đâu , hiện giờ Sư Phụ còn thành tâm hơn xưa nhiều , nhưng bởi vì bề ngoài không thể thấy được , cho nên không hiểu bên trong của Sư Phụ như thế nào .

    Cầu nguyện Quán Thế Âm Bồ Tát , không cần phải quỳ trước tượng Bồ Tát mà cầu , nhưng bởi vì chúng sanh yếu đuối , mới bắt đầu , nếu như không có tượng Phật , để họ nương tựa , họ không thể tập trung tư tưởng , thành tâm khẩn cầu . Cho nên lúc ban đầu còn cần hình tướng bên ngoài để lạy , qua một thời gian sau này , cho dù không có âm sắc , không có hình tướng , mình cũng có thể tu hành , có thể cầu nguyện như thường . Nhưng có người không có rõ lý , hiểu lầm Sư Phụ . Thấy Sư Phụ không có cầu Quán Thế Âm Bồ Tát , không có đảnh lễ tượng Phật , cho rằng Sư Phụ là ngoại đạo , sao lại có sự hiểu lầm như vậy ? Vốn là "đạo", sao lại biến thành ngoại đạo ? Nhưng vì đẳng cấp của chúng sanh không như nhau , không cách nào yêu cầu mỗi người đều hiểu rõ đạo lý nầy , quý vị đều nghe hiểu lời của Sư Phụ không ? Bây giờ rất có thể hiểu , nhưng ngày mai lại quên hết (mọi người cười), ngày hôm sau lại nói Sư Phụ là ngoại đạo (mọi người cười), rồi qua vài hôm nữa , lại cho rằng Sư Phụ là nội đạo , qua năm sau , không biết chừng sẽ cho rằng đẳng cấp của Sư Phụ rất cao .

    Cứ đổi đi đổi lại như vậy , đều là tư tưởng trong tâm của quý vị , Sư Phụ vẫn là Sư Phụ , hôm nay như vậy , ngày mai cũng không biến đổi , ngày hôm sau vẫn như vậy . Nhưng bởi vì đẳng cấp của quý vị khác nhau , cho nên không hiểu . Nhiều người bây giờ bị Sư Phụ la , trong tâm không vui , nhưng đợi đến năm sau sẽ rất cảm tạ , bởi vì đẳng cấp biến đổi , cho nên tư tưởng cũng nâng cao và biến đổi .


  17. #257
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default VÌ SAO THIỀN ẤN ĐỘ , TRUNG HOA , NHẬT BẢN KHÁC NHAU


    VÌ SAO THIỀN ẤN ĐỘ , TRUNG HOA ,
    NHẬT BẢN KHÁC NHAU


    Thuyết Pháp Tại Cơ Long
    Tháng 3 năm 1987


    Tất cả các pháp môn đều tốt , tham công án , niệm Phật , lạy Phật , Mật Tông , Hiển Tông , Thiên Đài Tông , Tào Động Tông , pháp môn nào cũng tốt hết ; có người nói rõ hơn : tôn giáo nào cũng tốt hết , Phật Giáo cũng tốt , Thiên Chúa Giáo cũng tốt , Đạo Giáo cũng tốt , nhưng họ không hoàn toàn hiểu được tốt chỗ nào . Nói thì rất dễ , cái gì cũng tốt , tôn giáo nào cũng tốt , tôn phái nào cũng tốt , nhưng chính họ không biết được tốt ở chỗ nào , miệng thì nói tốt , trong lòng cứ dằng co , tâm không ổn định , cho nên cứ chạy tùm lum , không biết đi đâu học , không biết được tôn phái nào , pháp tu nào mới là tốt nhất .

    Hôm qua Sư Phụ có nói , các tôn giáo vốn đều tốt , nhưng diễn biến đến nay , càng ngày càng không tốt , thời nay các tôn giáo đều không tốt đẹp như xưa . Sư Phụ nói như vậy cũng hơi sợ , sợ tôn giáo nào cũng đến tìm Sư Phụ (mọi người cười). Vì sao không tốt đẹp ? Tốt nhưng mà cũng không tốt , bởi vì không có chân sư là không tốt . Mình lạy Phật , niệm Phật hay là tụng kinh , đọc kinh , nghiên cứu kinh điển hay là cầu nguyện Thiên Chúa , Giê Su Ki Tô ... đó chỉ là cấp sơ đẳng mà thôi , sau đó chính mình phải tìm được bản tánh của mình , lúc đó những phương pháp kể trên đều không thể giúp cho mình được , cho nên Sư Phụ mới nói là không tốt , nhưng nếu như chỉ vì mục đích cứu cánh tối cao thì không đủ tốt .

    Bởi vì từ xưa đến giờ chưa nghe ai nói Phật Thích Ca Mâu Ni mỗi ngày lạy Phật , niệm Phật mới thành Phật . Cũng chưa có nghe qua Lục Tổ Huệ Năng mỗi ngày lạy Phật đọc kinh , nghiên cứu kinh điển mới thành Tổ Sư , thành Lục Tổ . Lúc Ngài ẩn tu , cũng không dám nói là đang tu hành , ăn chay cũng không dám cho người ta biết , huống chi dám dùng những pháp môn náo nhiệt ? (Mọi người cười). Cũng không nghe ai nói Giê Su Ki Tô mỗi ngày đi lạy núi , lạy kinh , hay là nghiên cứu kinh điển mới thành con Thiên Chúa , có phải không ? Các Ngài không có làm những việc như vậy , rất có thể ban đầu , các Ngài cũng làm như vậy , nhưng cuối cùng các Ngài toạ thiền , đều tìm thấy mình mới có thể thành Phật , thành đạo .

    Phật Thích Ca Mâu Ni tọa thiền sáu năm rất khổ , luôn cả ngủ cũng không dám nằm xuống , Giê Sư Ki Tô cũng tọa thiền , làm sao biết được ? Bởi vì cuối cùng trước khi Giê Su Ki Tô đi hoằng pháp , Ngài không ăn , không ngủ ở trong sa mạc 40 ngày , rồi mới đi giảng kinh . Nếu như tự mình nhốt mình lại , ở trong sa mạc 40 ngày , mình có thể đoán được , trước kia Ngài đã tọa thiền lâu rồi , chứ không phải từ trên trời rớt xuống . Nếu như chỉ toạ thiền 40 ngày , đẳng cấp sẽ như Giê Su Ki Tô , có thể đi hoằng pháp , chúng ta đều biết đều đó không thể có được .

    Chúng ta thấy Lục Tổ Huệ Năng , Ngài ẩn tu hơn 16 năm , mỗi ngày toạ thiền , sau đó mới có thể thành Minh Sư . Nhưng có người nói Lục Tổ Huệ Năng không có tọa thiền , Sư Phụ nói Ngài có , bởi vì có người hỏi Ngài lúc toạ thiền Ngài thấy những gì ? Ngài đáp : "Lúc tôi tọa thiền , có thấy mà cũng không thấy ." Bồ Đề Đạt Ma cũng ngồi quay mặt vào vách đá 9 năm . Từ những chuyện của các vị Đại Sư , chúng ta có thể khẳn định rằng muốn thành Phật , hay thành Đạo , nhất định phải tọa thiền . Nhưng thử hỏi , toạ thiền cũng có nhiều tôn phái , cũng có nhiều pháp môn , vậy chúng ta phải tọa thiền như thế nào ?


  18. #258
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default VÌ SAO THIỀN ẤN ĐỘ , TRUNG HOA , NHẬT BẢN KHÁC NHAU


    Hôm qua Sư Phụ có phát cho quý vị một ít bài giảng , trong đó có một phần Sư Phụ nói đến tất cả các pháp môn tu hành đều là Pháp Môn Quán Âm (Chương 8 Quyển 1 của Bí Quyết Tức Khắc Khai Ngộ), quý vị về nhà có xem chưa ? Người nào đọc rồi hôm nay sẽ biết , những vị Minh Sư thời quá khứ có toạ thiền hay không ? Họ cũng tu Pháp Môn Quán Âm , quý vị đọc bài giảng sẽ biết được , cho nên hôm nay Sư Phụ không cần nói lại . Hôm nay Sư Phụ muốn nói , vì sao Pháp Môn Quán Âm lợi ích như vậy ?

    Chúng ta nghe nói có nhiều vị thiền sư dạy những pháp môn khác nhau ; khoan nói chuyện nầy , bây giờ chúng ta nói về niệm Phật . Đa số người ta đều cho rằng niệm Phật không phải là Thiền Tông . Những ai tu hành cao đều biết rằng tất cả các pháp môn đều là Pháp Môn Quán Âm , niệm Phật cũng vậy .

    Hồi xưa niệm Phật không giống như cách niệm Phật bây giờ , ngày nay chúng ta tụng niệm danh hiệu Phật , không phải là niệm Phật . Tụng niệm danh hiệu Phật là như thế nào ? Là tụng bằng miệng , cũng như tụng kinh vậy . Niệm kinh là chúng ta tưởng niệm kinh điển , chúng ta có nghi vấn , hay là nghĩ đến ý nghĩa trong kinh điển , như vậy mới là niệm kinh . Đọc kinh là đọc từng trang một , tụng kinh là tụng ra tiếng , cho nên tụng niệm "Nam-Mô-A-Di-Đà-Phật" cũng là tụng Phật , có hiểu ý nầy không ?

    Niệm Phật không phải như vậy , niệm Phật tức là tưởng niệm , nếu như tưởng niệm một người , hay là một vật , chúng ta phải nhận biết trước mới có thể tưởng niệm . Nếu không quen biết trước , làm sao có thể tưởng niệm ? Nếu nói rằng , chúng ta không tụng Phật lớn tiếng , mà chỉ mật niệm trong tâm , như vậy cũng không đúng , bởi vì khi chưa quen biết Phật A Di Đà thì niệm cái gì ? Nếu như quý vị chưa có quen biết một cô gái đẹp , về nhà làm sao quý vị có thể tưởng nhớ đến cô ta ? Muốn tưởng cái gì , nhớ người nào , chúng ta bắt buộc phải quen biết người đó , có hiểu ý Sư Phụ chưa ? Cho dù là giữa hai người , nếu như không quen biết cũng không thể nhớ , huống chi là chỗ Phật cao như vậy , chúng ta không quen biết các ngài , chúng ta nhớ gì ? Cho nên ngày nay , tất cả đều là tụng Phật , chứ không phải niệm nhớ Phật .

    Niệm Phật vốn cũng là Pháp Môn Quán Âm , vì sao Pháp Môn Quán Âm cũng là pháp môn niệm Phật ? Bởi vì khi hành giả mở trí huệ rồi , giao thông với Phật , giao thông với Phật Tánh , Phật lực , lúc đó chúng ta sẽ cảm giác được , tìm được "Phật Tánh" nầy , lúc đó mỗi ngày chúng ta đều tưởng niệm . Người tu hành chân chánh , có phước báu lớn , nếu như theo Sư Phụ học , giả sử có một ngày người đó rất bận , không thể tu hành đúng giờ , sẽ cảm thấy lạ lạ , như là không có ăn cơm vậy , đó là bởi vì "tưởng niệm" mà ra .


  19. #259
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default VÌ SAO THIỀN ẤN ĐỘ , TRUNG HOA , NHẬT BẢN KHÁC NHAU


    Xưa kia , các vị thiền sư đều nói "Thiền không dùng ngôn ngữ", có phải vậy không ? Nếu thật như vậy , thì tụng Phật ngày nay là ngôn ngữ rồi , chúng ta dùng ngôn ngữ của thế gian tụng : "Nam Mô A Di Đà Phật". Nếu không dùng ngôn ngữ tụng Phật , có tham công án , lạy kinh cũng không đúng , dùng thân này tu , dùng thân này lạy , làm sao đắc được Bồ Đề ? Tụng Phật hay là tham công án , đều phải cần ngôn ngữ , hít thở cũng phải để ý đến thân thể , hít thở là hơi vô thường , luyện khí hay là luyện công gì đó , đều là dùng thân vô thường mà tu , dùng đồ vật vô thường , làm sao đạt đến địa vị cứu cánh lâu dài ?

    Ngày nay có rất nhiều thứ "pháp môn tu hành", có người lạy kinh , có người nghiên cứu kinh điển , có người tụng Phật , có người lạy Phật , có người lạy xương , lạy xá lợi . Xá lợi là từ xương mà ra , đối với Sư Phụ lạy xá lợi cũng chỉ là lạy xương thôi !

    Nếu như lên núi hành hương là pháp môn tu hành tốt nhất , thì những người già , hay là yếu đuối , không có chân để đi , không có chân để lại , vậy họ làm sao tu ? Nếu như tham công án là pháp môn tốt nhất , giả sử có người không có trí thức , không biết tự hỏi nhiều câu hỏi thì làm sao tu ? Không biết chừng họ không biết tiếng Quan Thoại , hay là ngôn ngữ của vị Đại Sư đó , vậy làm sao tu ?

    Lúc Sư Phụ đến Nghi Lan giảng kinh , có một vị sư trụ trì tại một chùa cấm đệ tử đi nghe Sư Phụ giảng kinh , vị đó nói rằng : "Lấy kinh điển làm thầy". Vị đó đem kinh điển biến thành thầy của họ , tưởng rằng có kinh điển là đủ rồi . Được rồi , nếu như đọc kinh điển là pháp môn toàn mỹ , vậy có người không biết chữ , không thể đọc sách , làm sao tu được ? Cho dù là người tu pháp môn hít thở , cũng phải nghe được mới tu , vừa mù vừa điếc thì làm sao tu ? Không có chân làm sao tu ?

    Thiền của thời nay đều nhấn mạnh vào ngồi xếp bằng , ngồi kim cang tọa , cho là không động đậy chút nào mới có thể thành Phật . Nhưng có người không thể ngồi kim cang tọa , họ không biết xếp bằng , rất có thể lúc đi lính bị cắt mất một chân , họ không thể xếp bằng làm sao mà tu ? Trẻ nhỏ không thể xếp bằng làm sao mà tu ? Chỉ có Pháp Môn Quán Âm là thích hợp cho mọi người tu , bao gồm luôn cả người tàn tật , có hiểu ý của Sư Phụ không ?

    Bây giờ nói đến thiền Ấn Độ . Thiền của Phật Giáo vốn từ Ấn Độ truyền qua , nó dung hòa cái tu hành của Phật Giáo , biến thành thiền Trung Hoa . Pháp môn tu hành của Ấn Độ rất là nhu hòa , người tu của Ấn Độ rất nhu hòa , không có chuyện đánh mắng nhiều như vậy . Nhưng pháp môn tu hành nhu hòa của Ấn Độ , truyền đến Trung Hoa trở nên hung hãn hơn . Cho nên mình nghe nói các thiền sư đời xưa có đánh học trò .

    Phật Giáo truyền đến Tây Tạng cũng trở nên rất hung hãn , cho nên Sư Phụ của Tôn Giả Mật Lạc Nhật Ba , mỗi ngày đánh mắng đến mấy trăm lần rồi mới truyền pháp cho Ngài . Thiền truyền đến Nhật càng tệ thêm , không những đánh mắng , mà còn gây thêm sự chết chóc ! Cho nên mình nghe nói xưa kia ở bên Nhật , nếu như tham công án không thành công , sẽ mổ bụng tự sát trước mặt thầy của họ , Sư Phụ nghe được chuyện này , toàn thân nổi da gà . Tu hành sao lại dùng bạo lực như vậy ? hung ác như vậy ? Nếu Thật như vậy , Sư Phụ cũng không dám tu đâu .


  20. #260
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default VÌ SAO THIỀN ẤN ĐỘ , TRUNG HOA , NHẬT BẢN KHÁC NHAU


    Vì sao càng truyền đi càng tệ ? Ở Ấn Độ không có chuyện đó , truyền đến Trung Hoa phải đánh mắng rất dữ , nếu như niệm một tiếng A Di Đà Phật , cần phải súc miệng ba ngày . Sau này truyền đến Tây Tạng phải đánh người luôn mấy năm . Truyền đến Nhật biến thành mổ bụng . Sao lại có thứ biến đổi này ? Có ai biết không ? Không có ai biết hay sao ? Được rồi , để Sư Phụ giải thích .

    Bởi vì Ấn Độ đời đời kiếp kiếp là thánh địa tu hành , lúc nhỏ họ đã bắt đầu ăn chay trì giới rồi . Sư Cố và Sư Tổ của Sư Phụ đều ăn chay hồi năm sáu tuổi . Ở Đài Loan , Sư Phụ cũng có truyền pháp cho trẻ em trên sáu tuổi , các em nhỏ đó cũng biết tọa thiền , thể nghiệm cũng rất tốt . Người Ấn Độ biết được tu hành là gì , rất có thể trẻ nhỏ không có toạ thiền nhiều , nhưng các em đã bắt đầu ăn chay , không dám giết một con kiến hay con muỗi , và muỗi cũng không chích , họ toạ thiền trên núi , rắn cũng không đến cắn , cọp cũng không đến ăn , vì sao vậy ? Vì lúc nhỏ họ đã ăn chay , thứ không khí hiền hòa , khiến cho động vật thấy họ như không có gặp họ vậy . Động vật có công kích chúng ta là bởi vì chúng ta rất kích động , phát ra bầu không khí khủng hoảng , giết hại ; cho nên động vật gặp người , nó liền có cảm giác kháng cự . Nhưng người tu hành , vốn đã hiền hòa , không có thứ lực lượng hung ác , cho nên động vật không cần kháng cự , nó cũng không có cảm giác phải công kích người đó .

    Nói thí dụ chúng ta đánh hay mắng người ta trước , người ta mới công kích lại . Nếu như chúng ta đối với người khác rất thân thiện , thì không có chuyện gì hết . Cũng như vậy , động vật cũng sợ người , nó đánh hơi của người được . Cho nên chúng ta nghe nói thời xưa người tu hành cao , có từ trường tốt , chim đậu lên mình họ , cọp khỉ và các thứ động vật đều đến gần làm quen , chúng ta nghe nói tình trạng như vậy . Nhưng ngày nay ở Ấn Độ vẫn có như vậy . Trước kia Hòa Thượng Quảng Khâm của Trung Hoa tu hành cũng được như vậy .

    Bởi vì Ấn Độ đời đời kiếp kiếp là chỗ tu hành , không khí ở đó khác với ở đây , trong nước có 90% số người hiện giờ vẫn còn ăn chay không ăn thịt , cả mấy ngàn năm nay đều như vậy , cho nên bầu không khí ở đó rất nhu hòa . Hy Mã Lạp Sơn đời đời kiếp kiếp là chỗ đại tu hành , không khí ở đó không thể nào bị ô nhiễm , bởi Hy Mã Lạp Sơn không dễ leo lên đó .

    Người ở đó đều rất hiền hòa , nếu như có người muốn theo một vị Sư Phụ tu hành , vị Sư Phụ đó không cần dùng pháp môn có bạo lực để dạy đệ tử , bởi vì bản thân của học trò đã lương thiện lắm rồi , nghiệp chướng không có nặng , họ theo Sư Phụ tu hành , cũng không có đem phiền phức cho Sư Phụ của họ , hòa khí đã có sẳn cho nên giữa thầy trò không có nhiều sự hiểu lầm , hay là giận ghét .


Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts