Page 2 of 2 FirstFirst 12
Results 21 to 29 of 29

Thread: Một Số Mẹo Vặt Khi Nấu Ăn ( Sưu Tầm )

  1. #21
    Member pasta's Avatar
    Join Date
    Nov 2007
    Posts
    82

    Default Re: Một Số Mẹo Vặt Khi Nấu Ăn ( Sưu Tầm )

    Chữa Ngăn Kéo Khó Mở


    Dùng phấn viết bảng hoặc xà bông thoa lên hai bên cạnh, các ngăn kéo sẽ trơn tru dễ mở.

  2. #22
    Member pasta's Avatar
    Join Date
    Nov 2007
    Posts
    82

    Default Re: Một Số Mẹo Vặt Khi Nấu Ăn ( Sưu Tầm )

    Chùi Sạch Đồ Dùng Bằng Mây


    Nếu là đồ mây trơn thì pha nước muối thật mặn hoặc pha nước với nhiều Javel để chùi.

    Nếu đồ mây có đánh verni, dùng nước nóng có pha Carbonate De Soude, hoặc có thể dùng nước xà bông. Khi đồ vật đã khô, dùng dầu bóng đánh lại.

  3. #23
    Member pasta's Avatar
    Join Date
    Nov 2007
    Posts
    82

    Default Re: Một Số Mẹo Vặt Khi Nấu Ăn ( Sưu Tầm )

    Cách Lau Chùi Tranh Sơn Mài


    Đổ một ít thuốc tẩy vào trong nước rồi dùng bông gòn hoặc giẻ mềm thấm nước này mà lau chùi, sau đó rửa lại nhiều lần bằng nước trong cho sạch. Sau hết dùng nỉ hoặc dạ chùi lại.

  4. #24
    Member pasta's Avatar
    Join Date
    Nov 2007
    Posts
    82

    Default Re: Một Số Mẹo Vặt Khi Nấu Ăn ( Sưu Tầm )

    Bí Quyết Nướng Thịt

    Phuong Nguyen



    Các loại thịt nướng dùng than (củi) nói chung, đều tạo hương vị hấn dẫn, đặc biệt thịt nướng chả cần chọn thứ thịt nạc - lạng hết mỡ, mới hợp cách.

    Nhờ mua được thịt ngon, lúc chuẩn bị sẽ dễ, mau chóng và thuận lợi mọi mặt. Ngoài việc lạng bỏ bạc nhạc, ta chớ quên khứa thịt để khi nướng nó không bị co rút, uốn éo ngoài ý muốn. Ướp những miếng thịt cứng hơn với nước xốt là bí quyết nướng thịt chín mềm mà vẫn có hương vị đậm đà tự nhiên.

    Thịt nướng cần thái dày, mỏng đều tay để khi nướng xong, sẽ chín đều. Độ dày, mỏng lý tưởng tùy loại thịt nướng từ 1,2 tới 2,5cm.

    Phân loại thịt nướng nên chọn:
    - Thịt bò: Nạc mông, thăn sườn, nạc vai, đùi và những phần nạc khác của nó.
    - Thịt bê: Sườn có độ dày từ từ 2,5 đến 3,5cm
    - Thịt heo: Thịt sườn, thăn sườn và nạc thăn.
    - Thịt cừu: Đùi, thăn, sườn.
    - Thịt gà: Cả con, chặt lấy từng phần hoặc thịt xay.

    Thịt pha thành miếng nhỏ, chỉ cần nướng trong thời gian ngắn trên than hồng. Khi quay nguyên con hoặc khúc sườn hay thăn lớn, cần nướng kéo dài và nướng gián tiếp: Cời than hồng tản ra và trải nó thành vòng quanh vỉ nướng, dưới thịt đặt chảo mỏng để hứng nước thịt nhỏ xuống. Đậy vỉ nướng bằng lá thiếc để che hơi than bốc lên thẳng vào thịt. Đây gọi là cách nướng gián tiếp.

  5. #25
    Member pasta's Avatar
    Join Date
    Nov 2007
    Posts
    82

    Default Re: Một Số Mẹo Vặt Khi Nấu Ăn ( Sưu Tầm )

    Cách làm Lươn, Ốc, Cá

    Phuong Nguyen


    Cách Làm Lươn

    Lươn mua về còn sống cho vào soong hoặc thau, lấy rổ đậy kín rồi cho vào một chén giấm chua. Lươn sẽ quẫy rất mạnh vì vậy bao nhiêu nhớt sẽ theo ra hết. Khi thấy lươn yếu dần, không còn quẫy nữa thì đem ra vuốt bằng muối rồi rửa lại bằng nước lạnh vài lần sẽ sạch.

    *

    Cách Làm Ốc

    Muốn làm ốc sạch để làm ốc nhồi thì đừng đập bể trôn ốc vì khi đập bể trôn ốc, khi nhồi ốc vào hấp, nước ngọt sẽ chảy ra hết.

    Lấy dao nhỏ khẽ cạy miệng ốc ra, rồi lấy một chiếc đũa đẩy ốc thụt vào trong một lúc, cầm con ốc vẩy mạnh. Ốc sẽ rơi ra hết. Bỏ phần ốc bùn phía cuối. Phần ốc còn lại, cho vào giấm bóp kỹ rồi rửa lại bằng nước lạnh cho sạch.

    *

    Cách Làm Cá

    Cá bán ở chợ thường chưa được đánh vẩy. Muốn làm cá mà không bị vẩy văng ra tứ phía, hãy ngâm cá vào nước sôi thì việc đánh cá sẽ dễ dàng.

  6. #26
    Member pasta's Avatar
    Join Date
    Nov 2007
    Posts
    82

    Default Re: Một Số Mẹo Vặt Khi Nấu Ăn ( Sưu Tầm )

    Nghệ thuật thái

    Phuong Nguyen


    Hành tây thái khi hầm cùng thức ăn, thường được bổ đôi theo từng miếng lớn. Hành để chiên cùng trứng, và các món xào thì thái tròn.

    Ở một số món chẳng hạn như chè đậu hũ, canh cải xanh thì bạn thái gừng ở dạng tròn, nhưng ở các món xào và các món mắm chưng thịt, nên thái gừng thành sợi mỏng. Khi đó, bạn cũng nên thái tròn sau đó cắt thành sợi sẽ nhanh hơn.

    Ớt được sử dụng phần lớn ở tất cả các món ăn đặc biệt ở món chấm hoặc trang trí trên món xào, gỏi. Ớt được thái khoanh dầm vào nước chấm nếu là ớt hạt tiêu, hoặc cũng có thể băm nhuyễn như tỏi. Ớt dài xanh, đỏ, thường được dùng để trang trí. Khi đó, bạn nên thái đôi theo chiều dài quả ớt, dùng dao nhỏ mỏng để khéo léo bỏ phần ruột đi, sau đó thái sợi hoặc dùng kéo cắt sợi, để lại phần cuống để thành quả tua rua đẹp mắt.

    Tỏi chỉ để nguyên tép khi phải hầm thức ăn hoặc đập dập nhẹ khi chiên cá còn phần lớn trong ướp, xào thì phải thái nhuyễn. Cách nhanh nhất là bạn thái mỏng thành từng lát, sau đó băm ra bằng phương pháp tay trái đè mũi dao, tay phải cầm cuống dao, phần tỏi ở giữa sẽ được nghiền nát dễ dàng mà không bị bắn tung tóe ra xung quanh.

    Hành lá ở các món thông thường luôn được thái ngắn khoảng 1cm. Tuy vậy, ở một số món như canh hầm hoặc các món nấu theo kiểu Tàu như cá chưng tương hành thường được thái mỏng như sợi. Phần giữa cuống và lá sẽ được thái xéo trông đẹp mắt hơn.

  7. #27
    Member pasta's Avatar
    Join Date
    Nov 2007
    Posts
    82

    Default Re: Một Số Mẹo Vặt Khi Nấu Ăn ( Sưu Tầm )

    Bí quyết để có món nước chấm như ý

    Người gởi: Phuong Nguyen


    Nước chấm làm tăng giá trị dinh dưỡng và cảm quan món ăn. Dưới đây là một số bí quyết để có bát nước chấm như ý.

    Để pha nước chấm đạt yêu cầu cảm quan cần chú ý:

    1. Phải coi nước chấm là thành phần quan trọng như món ăn để chuẩn bị nguyên liệu và thời gian pha chế cho phù hợp. Một số món ăn thời gian làm chín nhanh, lại cần phải ăn nóng, vì vậy có thể pha nước chấm xong mới làm chín thức ăn (thí dụ như nướng chả, rán cá...).

    2. Một số loại gia vị dùng để phối hợp làm nước chấm cần phải sơ chế sạch, ngâm giấm hoặc nước sôi để nguội trước khi pha ít nhất là 15 phút, thí dụ: lá chanh thái chỉ, gừng thái chỉ xong ngâm nước lọc; tỏi, ớt băm nhỏ ngâm giấm...

    3. Tùy theo yêu cầu cảm quan của từng món ăn mà xác định mùi vị của từng loại nước chấm cho phù hợp, thí dụ: cùng một loại nước chấm chua-cay-mặn-ngọt được pha bằng: giấm +đường+tỏi+ớt+nước mắm, nhưng nếu dùng để ăn bún nem- bún chả thì vị của nước chấm cân đối nhưng không gắt quá mà chỉ chua dịu, hơi ngọt, không mặn quá. Nếu vẫn là loại nước chấm này mà đánh với bột đao làm sốt chua ngọt để chấm các món bao bột thì khi pha phải cho nổi vị hơn so với loại trên, sau khi đun chín lên vị sẽ là vừa.

    4. Đa số các loại nước chấm gốc (chưa pha chế gì) như nước mắm, tương đều có vị mặn. Khi muốn pha loãng cho nhạt bớt phải tùy từng loại mà chọn cách pha cho phù hợp, thí dụ: nước mắm mặn có thể pha thêm nước sôi để nguội: tương mặn nếu muốn pha thêm nên cho nước vào rồi đun sôi, sau đó nếu bị loãng có thể rắc thêm một chút thính gạo rang hoặc thính đậu tương (có bán tại các hàng bán nem chạo) .

    5. Mỗi món ăn có một loại nước chấm riêng, thứ tự pha cũng khác nhau.

    - Pha nước mắm chanh-ớt: dùng chanh cốm vắt lấy nước (bỏ hạt), cho (ớt thái khoanh tròn) vào ngâm 15 phút, sau đó đổ nước mắm ngon vào nếu nước mắm mặn thì pha một chút nước lọc+đường cho thêm vào, dùng để chấm rau muống luộc thịt lợn luộc, cá rán.

    - Pha mắm tôm-chanh-ớt, nên chọn loại mắm tôm xanh, mịn, có mùi thơm đặc trưng. Cho đường, nước chanh vào đánh kỹ với mắm tôm tới khi nổi bọt sau đó cho ớt tươi (thái khoanh) vào trộn đều, nếu mắm tôm bị mặn có thể cho thêm chút nước sôi (nên cho bằng cách đun cả nước và mắm tôm sôi đều sẽ bảo đảm vệ sinh hơn) - dùng để chấm chả cá, thịt chó, đậu phụ rán.

    - Nếu pha nước chấm chua- cay-mặn-ngọt dùng để ăn với nem rán, bún chả, bánh tôm, bún bò khô... trước hết đem băm nhỏ tỏi, ớt ngâm giấm khoảng 30 phút (tỏi bóc bỏ vỏ, ớt bỏ hạt), tiếp đến hòa nước sôi để nguội với đường, sau đó từ từ rót nước mắm vào, cuối cùng đổ bát giấm, tỏi, ớt hòa cho đều. Để có khẩu vị chua-cay-mặn- ngọt cân đối thì các nguyên liệu có thể pha với tỷ lệ là:

    30 gam giấm, 30 gam đường, 30 gam nước mắm, 100 gam nước lọc, tỏi ớt vừa đủ sẽ được khoảng 1 bát ăn cơm nước chấm chua ngọt (công thức này chỉ là tương đối vì mỗi loại nguyên liệu để pha chế nước chấm đều có độ mặn- nhạt hay chua, ngọt khác nhau).

    Cùng loại nước chấm chua ngọt này nhưng giảm lượng nước lọc xuống chỉ dùng một nửa để cho vị nổi bật hơn, sau đó hòa chút bột đao cho vào, đem đun sôi, dùng đế chấm các món bao bột như: tôm bao bột rán, cá tẩm bột rán, đùi ếch tẩm bột...

    Tương tự cách pha như trên còn có nước mắm gừng, tỏi để chấm thịt vịt luộc, nước mắm cà cuống chấm giò lụa, tương gừng chấm thịt bò tái, thịt dê tái...


  8. #28
    Member pasta's Avatar
    Join Date
    Nov 2007
    Posts
    82

    Default Re: Một Số Mẹo Vặt Khi Nấu Ăn ( Sưu Tầm )

    Bí quyết muối dưa ngon

    Phuong Nguyen
    -


    Chỉ cần mươi phút siêng năng, bạn đã có hũ dưa chua để ăn kèm thịt luộc, hoặc nấu món canh cá thìa là hấp dẫn. Cách làm nước muối dưa:

    Công thức chung là 3 muối - 1 đường (1 lít nước cho ba thìa súp muối bột và 1 thìa súp đường). Nấu hỗn hợp muối đường cho sôi và tan hết, sau đó để thật nguội và đổ vào hũ sao cho ngập nguyên liệu. Để từ 1 đến 3 ngày (tùy loại dưa), khi dưa có màu xanh ngả vàng là dùng được.


    - Muối là nguyên liệu chính để muối dưa. Nếu nhiều muối, dưa sẽ mặn và lâu chua. Ít muối, dưa sẽ bị ủng và hỏng. Trong trường hợp này, bạn nên thêm muối và ít hành lá, nếu sớm, có thể chữa được.

    - Đường giúp dưa vàng đẹp và mau chua, nhưng đừng cho nhiều quá.

    - Mọi món dưa đều không thể thiếu hành. Hành nhiều, dưa sẽ thơm và không ủng.

    - Nước dưa phải ngập mặt dưa. Nên gài bằng miếng nhựa cho dưa chìm dưới nước, nếu không, lớp dưa trên mặt sẽ bị thâm đen.

    - Hũ đựng dưa phải sạch. Đồng thời, khi gắp dưa ra ăn, bạn cũng phải dùng đũa sạch, không dính thức ăn. Như vậy, phần dưa còn lại mới không bị hư khú, nổi váng trắng trên mặt. Nếu dưa bị khú, hãy vớt bỏ lớp váng trắng và thêm hành lá vào.

    Bạn có thể gạn lấy riêng nước trong để làm dưa mới. Khi ấy, bạn chỉ cần nêm thêm muối cho vừa mặn, không cần thêm đường. Nêm nước dưa vừa chua mặn là được. Nhớ thêm hành cho dưa mới. Bạn có thể muối dưa rau muống, rưa củ cải... theo cách làm tương tự.

    Dưa cần - bắp cải

    Nguyên liệu: Cần nước (chọn loại màu xanh), bắp cải trắng, rau răm, ớt quả, hành lá, hành tím, nước muối dưa.


    Thực hiện: Cần nhặt bỏ lá và rễ, rửa sạch, cắt khúc khoảng 5cm. Bắp cải xắt sợi hơi dày. Rau răm xắt nhuyễn. Hành lá cắt khúc. Ớt xắt khoanh. Cho tất cả vào hũ, đổ nước muối vào ngập mặt dưa.

    Dưa giá

    Nguyên liệu: Giá, hẹ, cà rốt, hành lá, nước muối dưa.

    Thực hiện: Giá bỏ gốc. Hẹ rửa sạch, cắt khúc dài cỡ cọng giá. Cà rốt, gọt võ, thái mỏng rồi xắt sợi. Hành lá cắt khúc. Cho tất cả vào hũ, đổ nước muối vào ngập mặt dưa.

    Dưa cải cay

    Nguyên liệu: Cải cay, hành lá, hành tím, ớt sừng đỏ, nước muối dưa.

    Thực hiện: Cải nhặt lá sâu, rửa sạch, cắt khúc khoảng 5cm. Hành lá xắt khúc. Ớt xắt khoanh. Cho tất cả các nguyên liệu gồm cải cay, hành lá, hành tím, ớt vào hũ, đổ nước muối vào ngập mặt dưa

  9. #29
    Member pasta's Avatar
    Join Date
    Nov 2007
    Posts
    82

    Default Re: Một Số Mẹo Vặt Khi Nấu Ăn ( Sưu Tầm )

    Nếu trót quá chén...

    Người gởi: Phuong Nguyen


    Trong dịp đón Tết mừng xuân, say sưa hưng phấn nâng chén, chạm cốc quá nhiều sẽ dẫn đến say xỉn. Say nặng có nguy cơ đe dọa tính mạng, say nhẹ thì có thể áp dụng mấy phương pháp giải rượu đơn giản, dễ kiếm dưới đây.

    * Giấm ăn: 50g giấm ăn, 25g đường đỏ, 3 lát gừng tươi, đun qua một chút rồi mới cho uống.

    * Café: khi say rượu và rơi vào trạng thái ngủ mê mệt, có thể pha café đặc cho uống, sau một lúc sẽ tỉnh lại.

    * Chè đặc: chè đặc có khả năng giải trừ ngộ độc do cồn. Trong chè còn có chứa một lượng kiềm đáng kể có tác dụng trị liệu với hiện tượng hôn mê và ức chế hô hấp.

    * Húp cháo loãng: Khi gặp cháo loãng, chất cồn trong rượu bị ngưng tụ lại do đó giảm mạnh khả năng hấp thụ cồn trong cơ thể người.

    * Lòng trắng trứng gà sống: chất cồn trong rượu gặp chất protein trong trứng gà sẽ ngưng tụ mà lắng xuống, giải vây cho dạ dày, tránh cho niêm mạc của dạ dày khỏi sự tấn công của cồn. Do đó, khi thấy dấu hiệu say rượu, hãy uống ngay một chút lòng trắng trứng gà sống.

    * Nước chè đậu xanh: 50g đậu xanh rang chín, trộn với 1 nắm chè, cho vào ấm pha với nước sôi. Sau khi cho uống vài phút sẽ giải rượu ngay.

    * Nước vỏ long não: 100g vỏ long não đun với nước cho uống cũng có tác dụng giải rượu.

    *Củ cải - đường - giấm: Củ cải thái sợi nhỏ trộn với đường và giấm, ăn vừa mát, vừa ngon miệng lại có tác dụng giải rượu. Có thể giã nát củ cải vắt lấy nước cốt, cho thêm ít đường đỏ rồi uống. Ngoài ra có thể ăn sống củ cải một lượng thích hợp cũng mang lại hiệu quả giải rượu nhất định.

    * Ngó sen tươi: Ngó sen thái miếng hoặc sợi nhỏ trộn với đường và giấm hoặc giã nát vắt lấy nước cốt cho uống.

    *Đậu phụ: Khi quá chén có thể ăn ngay đậu phụ cũng là phương pháp giải rượu tốt

    * Hoa quả: Ăn nhiều loại hoa quả có tính axit cao như lê, táo, cam, hoặc quả dâu ép lấy nước

    Một điều cần lưu ý là khi say không được uống nước ngọt có gas vì như vậy không khác nào đổ dầu vào lửa. Khi uống vào, chất cồn chạy khắp cơ thể sẽ sinh ra năng lượng anhydrit cacbonic lớn hơn, gây huy hại tới dạ dày, gan, thận, gây tăng huyết áp.


Page 2 of 2 FirstFirst 12

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts