-
Re: Góp nhặt cả đá
41.Câu Trả Lời Của Người Chết
Khi Mamiya, về sau trở thành một giảng sư đại tài, đến một thiền sư để được chỉ giáo, liền được cho một công án về tiếng vỗ của một bàn tay.
Mamiya chú tâm quán chíếu đến đề thọai đầu này. "Ngươi vẫn chưa cố gắng lắm," vị thiền sư bảo với ngài. "Ngươi vẫn còn quá vướùng mắc đến thức ăn, tài, vật và cái tiếng động đó. Tốt hơn nếu ngươi chết đi thì mới giải quyết được vấn nạn."
Lần sau Mamiya đến bái kiếân thầy thì lại được hỏi đã được gì để chỉ tiếng động của một bàn tay. Tức thì Mamiya ngã lăn ra như thể đã chết rồi.
"Thôi được, ngươi đã chết," thiền sư quan sát. "Thế nhưng cái tiếng động thì thế nào?"
"Con chưa giải nó được," Mamiya ngước nhìn lên trả lời.
"Người chết không nói được," thiền sư bảo. "Cút ngay!"^
-
Re: Góp nhặt cả đá
42. Thiền Trong Đời Của Một Người Hành Khất
Tosui là một thiền sư danh tiếng vào thời của ngài. Ngài trụ trì nhiều tự viện và giảng dạy tại nhiều vùng.
Ngôi tự viện sau chót ngài lưu trú lại đông nghẹt môn đồ nên ngài phải tuyên bố với tăng chúng rằng ngài sẽ ngưng giảng dạy. Ngài khuyên họ nên giải tán và tìm nơi khác mà tu học. Sau đó không ai còn gặp ngài đâu nữa.
Ba năm sau một môn đồ tìm thấy ngài đang chung sống với đám hành khất dưới một cái cầu ở Kyoto. Lập tức ông ta van xin ngài chỉ dạy.
"Nếu ông có thể sống được như ta trong hai ngày thì ta sẽ giúp," Tosui trả lời.
Thế rồi vị môn đồ ăn mặc như một kẻ hành khất sống với Tosui một ngày. Qua hôm sau có một người hành khất qua đời. Nữa đêm, Tosui và người môn đồ khiêng xác chết lên chôn ở triền núi rồi trở về chỗ trú ẩn dưới chân cầu.
Tosui ngủ vùi, nhưng người môn đồ lại không thể nào chợp mắt được. Đến sáng, Tosui bảo: "Chúng ta không phải di xin ăn bửa nay. Ông bạn vừa chết đã để lại một ít nơi kia." Nhưng người môn đồ lợm giọng không ăn được.
"Ta đã bảo là ngươi không thể sống được như ta mà," Tosui kết luận. "Thôi hãy rời khỏi đây và đừng quấy rầy ta nữa."^
-
Re: Góp nhặt cả đá
44. Kẻ Cướp Trở Thành Môn Đồ
Vào một đêm trong khi Shichiri Kojun đang tụng kinh thì một tên cướp xông vào với lưởi dao bén đòi tiền hoặc giết ngài.
Shichiri bảo: "Xin đừng náo động. Ông có thể lấy tiền trong ngăn kéo kia." và tiếp tục tụng kinh.
Giây lát sau, ngài kêu lên: "Xin đừng lấy hết tất cả. Ta cần một ít để đóng thuế ngày mai."
Kẽ đạo chích gom góp gần hết và sắp sửa chuồn. "Hãy biết cám ơn thí chủ chứ," Shichiri nói thêm. Tên cướp nói lời cám ơn và biến mất.
Vài ngày sau tên cướp bị bắt và thú tất cả mọi tội, trong đó có chuyện liên quan đến Shichiri. Khi Shichiri được vời đến để đối chứng, ngài bảo: "Ông này không phải là kẽ cướp, ít ra là phần có liên quan đến bần tăng. Bần tăng biếu ông ấy một ít tiền và ông ta có tỏ lời cám ơn."
Sau thời gian ngồi tù, người đàn ông kia tìm đến Shichiri và trở thành để tử của ngài.
-
Re: Góp nhặt cả đá
45. Đúng Và Sai
Khi Bankei mở an cư kiết hạ, môn đồ khắp nước Nhật qui tụ về đông đảo. Trong một lần như thế, một dệ tử bị bắt gặp đang ăn cắp. Sự việc được trình lên Bankei với đòi hỏi kẽ phạm tội phải bị trục xuất, Bankei bỏ qua.
Ít lâu sau người đệ tử ấy lại bị bắt quả tang trong một trường hợp tương tự, và một lần nữa Bankei lại bỏ qua. Việc này làm những môn đồ khác bất bình, họ liền làm một thỉnh nguyện thư đòi đuổi tên ăn cắp, nếu không họ sẽ cùng nhau rời khỏi thiền viện.
Sau khi xem xong thỉnh nguyện, Bankei triệu tất cả môn đồ lại. "Các vị là những huynh đệ sáng suốt," ngài nói. "Các vị biết thế nào là đúng và thế nào là không đúng. Các vị có thể tìm nơi khác vừa ý để tu học, nhưng vị sư đệ này lại không biết đâu là điều đúng và sai. Ngoài ta ra, ai là người chịu nhận dạy bảo ông ấy. Ta sẽ giữ ông ấy lại đây cho dù các vị có bõ đi."
Một suối lệ đầm đìa rửa sạch mặt vị đệ tử ăn cắp. Từ đấy mọi tham vọng lấy cắp đều biến mất.^
-
Re: Góp nhặt cả đá
46. Cỏ Cây Giác Ngộ Như Thế Nào?
Dưới triều đại Kamakura, Shinkan tu học phái Tendai trong sáu năm,học Thiền thêm bảy năm; rồi ngài lại du hành sang Trung quốc chiêm ngiệm Thiền học thêm mười ba năm nữa.
Khi ngài quay về Nhật, nhiều người mong được tham vấn ngài về những điều bí him. Shinkan rất họa hoằn tiếp khách, nhưng khi tiếp, ngài hiếm khi trả lời câu họ hỏi.
Một hôm có một vị môn đồ năm mươi tuổi nói với Shinkan: "Tôi đã học giáo pháp của phái Tendai từ khi còn bé, nhưng có một điều tôi không được thấu suốt là phái Tendai cho rằng ngay cả cỏ cây cũng có thể giác ngộ được. Điều này đối với tôi kỳ quặt quá."
"Có ích gì không khi bàn luận đến cỏ cây trở nên giác ngộ?" Shinkan hỏi. "Vấn đề là làm thế nào để ông được giác ngộ. Ông có quán chiếu đến điều đó không?"
"Tôi chưa hề nghĩ đến như vậy," vị khách già trầm ngâm.
"Vậy thì hãy trở về và thiền quán đi," Shinkan kết thúc.^
-
Re: Góp nhặt cả đá
47. Người Nghệ Nhân Tham Lam
Gessen là một vị tăng họa sĩ. Trước khi vẽ ngài luôn đòi hỏi phải được trả tiền trước và lệ phí rất cao. Ngài bị mang tiếng là "Nghệ nhân tham lam."
Có một lần, một cô đầu geisha đặt hàng cho một bức tranh. "Cô trả được bao nhiêu?" Gessen hỏi.
"Với giá ông đòi," cô gái trả lời, "nhưng tôi muốn ông vẽ trước mặt tôi."
Một ngày kia cô đầu gọi Gessen đến. Nàng đang mở tiệc đãi khách. Gessen với ngòi bút tài tình hoàn tất bức tranh, và đòi cái giá cao nhất.
Cô gái trả tiền và nói với khách quí: "Nghệ nhân này chỉ chú ý đến tiền. Tranh của y đẹp đấy nhưng tâm hồn của y thì nhơ bẩn; đồng tiền đã làm cho nó thành bùn lầy. Vẽ với tâm hồn nhớp nháp như vậy, tranh của y không đáng để triển lãm. Nó chỉ đáng cho cái quần lót của tôi thôi."
Nói liền, nàng vén váy bảo Gessen vẽ bức khác phía sau quần lót của nàng.
"Cô sẽ trả bao nhiêu?" Gessen hỏi.
"Ổ, thì bất cứ giá nào," cô gái trả lời.
Gessen đòi một giá thật cao, vẽ xong bức tranh theo yêu cầu, rồi bỏ đi.
Về sau người ta biết được lý do vì sao Gessen tham tiền:
Trận đói thường xảy ra ở vùng ngài ở. Kẽ giàu không muốn cứu giúp người nghèo, nên Gessen lập một nhà kho bí mật không ai biết, gạo liãm luôn đầy ấp để phòng cứu đói.
Con đường từ làng của ngài đến ngôi Quốc tự hư hỏng quá nặng và nhiều khách thập phương khốn khổ vì nó. Ngài muốn xây một con đường tốt hơn.
Sư phụ của ngài qua đời mà không biết ước nguyện của Gessen là xây cho thầy một tự viện, và Gessen quyết xây cho xong.
Sau khi hoàn tất ba điều ước nguyện, ngài vứt bút cọ và vật liệu, về ở ẩn trong núi, không bao giờ vẽ lại nữa.^
-
Re: Góp nhặt cả đá
48. Tỷ Lệ Chính Xác
Sen No Rikyu, một trà sư, muốn treo một giỏ hoa trên một cột trụ. Ngài nhờ một người thợ mộc giúp và chỉ cách cho ông ta treo cao hay thấp, qua bên phải hay qua bên trái một tí, cho đến khi vừa đúng vào vị trí ưng ý. "Đúng chỗ đó," sau rốt Sen No Rikyu bảo.
Để thử thách vị thiền sư, người thợ mộc đánh dấu, rồi gỉa vờ quên. Phải chỗ này không? "Có thể là chỗ này?" người thợ mộc hỏi liên tục, chỉ khắp nơi trên cột trụ.
Nhưng giác quan của vị trà sư mới chính xác làm sao, chỉ khi đến đúng vào cái vị trí cũ thì mới chấp thuận.^
-
Re: Góp nhặt cả đá
49. Phật Mũi Đen
Một ni cô mong cầu giác ngộ, tạc một tượng Phật giát vàng. Đi đâu cô cũng mang tượng Phật theo.
Mấy năm trôi qua, và vẫn mang theo tượng Phật, ni cô đến trú tại một tiểu tự viện vùng quê, ở đấy có rất nhiều tượng Phật với bàn thờ riêng cho mỗi tượng.
Ni cô muốn đốt hương cho riêng tượng Phật vàng của mình. Không muốn khói hương bay lan sang các tượng khác, cô mới chế ra một cái phểu để nhờ đó hương đốt chỉ bay lên đến tượng của mình mà thôi. Vì thế mà cái mũi tượng Phật vàng của cô bị nám đen rất xấu xí, kỳ dị. ^
-
Re: Góp nhặt cả đá
50. Liu Ngộ Của RYONEN
Ni cô Ryonen sinh năm 1797. Cô là cháu của một vị tướng quân nỗi tiếng của Nhật tên là Shingen. Nhờ thiên tài thi phú và nét đẹp quyến rũ mà năm mười bảy tuổi cô đã là một trong những hầu cận của Hoàng hậu. - tuổi trẻ đó, danh vọng mở ra hờ đón trước mắt cô. Nhưng Hoàng hậu đột ngột qua đời và những mộng ước của Ryonen tan theo mây khói. Cô nhận biết sự vật vô thường trong thế gian, và muốn tu học Thiền.Họ hàng dĩ nhiên là không đồng ý và ép cô lập gia đình. Ryonen chỉ ưng thuận khi họ hứa sẽ để nàng toại nguyện tu hành sau khi sanh ba đứa con. Nàng thực hiện được điều đó trước khi hai mươi lăm tuổi. Vì thế chồng nàng và thân thuộc không thể nào cản trở được quyết tâm của nàng. Nàng xuống tóc cạo đầu, lấy pháp danh Ryonen, có nghĩa là liu ngộ, và bắt đầu cuộc hành hương tầm đạo.
Nàng đến thành Edo và xin thầy Tetsugyu nhận nàng làm đệ tử.
Nhìn qua, vị thiền sư từ chối ngay vì nàng đẹp quá.
Ryonen tìm đến vị thiền sư khác, tên là Hakuo. Hakuo cũng từ chối với cùng một lý do, bảo rằng sắc đẹp của nàng chỉ gây rắc rối.
Ryonen lấy một bàn ủi nóng áp lên mặt. Trong chốc lát vẻ đẹp của nàng vĩnh vin biến mất.
Hakuo sau rốt nhận nàng làm đệ tử.
Để ghi nhớ chuyện này, Ryonen viết một bài kệ trên mặt sau của một tấm gương:
Khi chầuHoàng hậu ta đốt trầm để xông hương xiêm y trau chuốc. Bây giờ làm kẻ khất thực không nhà ta lại đốt mặt để được vào thiền viện.
Đến khi Ryonen gần viên tịch, bà viết một bài kệ khác:
Sáu mươi sáu lần đôi mắt này đã chứng kiến cảnh mùa thu thay đổi.
Ta đã nói nhiều về sáng trăng,
Đừng hỏi thêm.
Chỉ lắng nghe tiếng nói của hàng thông và bách hương khi gió lặng.^
-
Re: Góp nhặt cả đá
51. Đậu Phụ (Đậu Hủ) Chua
Vị tăng nấu bếp Dairyo, tại tu viện của Bankei, quyết định sẽ chăm sóc chu đáo cho sức khỏe của sư phụ già của mình và dành cho ngài món đậu phụ tươi (miso) mà thôi. Bankei nhận ra rằng mình được dọn món đậu phụ tươi ngon hơn của các môn đồ, hỏi: "Ai là kẻ nấu bếp bửa nay?"
Dairyo được đem đến trình diện. Bankei hiểu rằng chỉ vì tuổi tác và ngôi vị của mình mà được dùng món đậu phụ tươi. Ngài nói với người nấu bếp: "Như vậy là ngươi cho rằng ta chẳng nên ăn gì ráo." Nói xong ngài lui vào phòng và khóa cửa lại.
Dairyo liền ngồi ngoài cửa xin thầy tha lỗi. Bankei không trả lời. Qua bảy ngày Dairyo ngồi bên ngòai và Bankei bên trong. Cuối cùng một đệ tử nói lớn với Bankei: "Sư phụ già có thể không sao, nhưng tên môn đồ trẻ này cần phải ăn. Y không thể sống được nếu không ăn!"
Đến đấy thì Bankei mở cửa. Ngài mĩm cười. Ngài nói với Dairyo: "Nên để ta ăn cùng món giống như của tất cả môn đồ khác. Khi ngươi trở thành sư phụ ta không muốn ngươi quên chuyện này."^
-
Re: Góp nhặt cả đá
52. Anh Sáng Của Ngươi Có Thể Tắt
Một môn đồ của phái Tendai đến thiền viện của Gasan như một thiền sinh. Khi ông ta sắp rời khỏi sau vài năm, Gasan khuyến cáo: "Học hỏi thấu đáo về diệu đế chỉ ích lợi tựỉa như gom góp những bài thuyết pháp. Nhưng hãy nhớ rằng nếu ông không thường xuyên thiền quán thì ánh sáng chân lý của ông có thể tắt."^
-
Re: Góp nhặt cả đá
53. Thí Chủ Nên Cám Ơn
Khi Seisetsu làm thiền sư của phái Engaku ở Kamakura, ngài muốn có những phòng ốc lớn hơn trong thiền viện, vì kẽ theo học quá đông. Umezu Seibei, một thương gia ở Edo, quyết định cúng tặng năm trăm lượng vàng (ryo) cho việc xây xất. Y mang vàng đến cho thiền sư.
Seisetsu nói: "Thôi được, ta sẽ nhận."
Umezu trao cho Seisetsu một bao vàng, nhưng không mấy hài lòng với thái độ của vị thiền sư. Người ta có thể sống cả năm với ba lượng, đằng này ông thương gia không được một tiếng cám ơn với năm trăm lượng.
"Trong bao này có năm trăm lượng vàng," Umezu ám chỉ.
"Ông đã bảo với tôi như thế rồi," Seisetsu trả lời.
"Ngay cả tôi là một thương gia giàu có, năm trăm lượng cũng là một món tiền lớn," Umezu nói.
"Ông muốn tôi cám ơn vì nó?" Seisetsu hỏi.
"Nên thế," Umezu trả lời.
"Tại sao lại thế?" Seisetsu thắc mắc. "Thí chủ nên cám ơn mới phải chứ."^
-
Re: Góp nhặt cả đá
54. Chúc Thư
Ikkyu, vị thiền sư danh tiếng thời Ashikaga, vốn là hoàng tử. Khi ngài còn bé mẹ ngài đã rời khỏi hoàng thành để theo học thiền trong một tự viện. Cũng vì thế mà Hoàng tử Ikkyu trở thành thiền sinh. Khi mẹ ngài băng hà, có để lại cho ngài một bức thư như thế này:
Gởi Ikkyu:
Mẹ vừa hoàn tất nghiệp quả trong đời này và trở về với cõi vô cùng. Mẹ chúc con trở thành một thiền sinh giỏi và nhận ra Phật tánh của mình. Nhờ vậy con mới biết được rằng mẹ có sa vào địa ngục, và có luôn được gần con hay không.
Nếu con trở thành một kẻ hiểu được rằng Đức Phật và đệ tử của Ngài là Bồ Đề Đạt Ma đều là những kẽ tôi tớ của chính con, con nên ngừng chuyện nghiên cứu học hỏi mà nên làm việc cứu nhân độ thế. Đức Phật đã thuyết pháp trong bốn mươi chín năm mà vẫn thấy không cần thiết nói lên một lời. Con phải biết vì sao. Nhưng nếu con không và ít ra, nên tránh nghĩ đến những điều vô ích.
Mẹ của con,
Không sinh, không tử.
Ngày đầu Tháng Chín.
Tái bút: Giáo pháp của Đức Phật là cốt để giác ngộ kẽ khác. Nếu con bị lệ thuộc vào những phương cách, thì con chẳng qua chỉ là một con côn trùng ngu muội. Có đến tám vạn kinh điển Phật giáo và nếu con phải đọc cho hết mà vẫn không nhận ra Phật tính của con, con sẽ không hiu đượcgì cả ngay cả lá thư này. Đây là di chúc của mẹ.^
-
Re: Góp nhặt cả đá
55. Trà Sư Và Kẻ Thích Khách
Taiko, một tướng quân sống ở Nhật trước thời Tokugawa, học môn Cha-no-yu, trà đạo, với Sen no Rikyu, một vị thầy về biểu hiện vẽ đẹp của tĩnh lặng và tự tại.
Viên phó tướng của Taiko tên là Kato lại cho rằng sự đam mê về trà đạo của cấp trên làm sao lãng việc nước, nên y quyết đi giết Sen no Rikyu. Y dàn xếp như là một cuộc thăm viếng xã giao và được mời đến dùng trà.
Trà sư, rất tinh ý cho nên mới nhìn qua đã biết được ý định của viên võ tướng. Ngài yêu cầu Kato gởi kiếm ở bên ngoài trước khi vào phòng l, giải thích rằng Cha-no-yu là biểu tượng cho an lạc.
Kato chẳng nghe lời. "Ta là võ tướng," y bảo. "Gươm luôn luôn ở cạnh ta. Cha-no-yu hay không Cha-no-yu, ta vẫn phải mang gươm."
"Vậy thì, hãy cứ mang gươm của ngài vào dùng trà," Sen no Rikyu thỏa thuận.
Ấm đang sôi trên lò than. Chợt Sen no Rikyu làm nó ngả. Hơi nóng réo lên cùng với khói và tro bao trùm khắp phòng. Viên võ tướng giật mình chạy ra ngòai. Trà sư xin lỗi. "Do tôi vụng về. Xin trở vào dùng trà. Gươm của ngài lỡ bị tro phủ và tôi sẽ cho lau chùi sạch sẽ trước khi giao lại cho ngài."
Trong tình huống như vậy viên võ tướng hiu rằng y không thể giết được trà sư, nên bõ hẳn ý định.^
-
Re: Góp nhặt cả đá
56. Chánh Đạo
Ngay trước khi Ninakawa lìa trần, thiền sư Ikkyu đến thăm. "Có cần bần tăng dẫn độ chăng?" Ikkyu hỏi.
Ninakawa trả lời: "Tôi đến đây một mình và tôi ra đi một mình. Ngài có thể giúp gì nào?"
Ikkyu trả lời: "Nếu ông nghĩ rằng ông thực sự đến và đi, đó là vọng tuởng. Để ta chỉ cho ông con đường theo đó chẳng có đến và chẳng có đi."
Rồi dùng lời, Ikkyu mở cho thấy con đường sáng rõ và Ninakawa mĩm cười viên tịch
-
Re: Góp nhặt cả đá
57. Cửa Thiên Đường
Một chiến sĩ tên là Nobushinge tìm đến Hakuin hỏi: "Thiên đàng và địa ngục có thực chăng?"
"Ông là ai?" Hakuin hỏi.
"Tôi là một hiệp sĩ đạo," người chiến sĩ trả lời.
"Oâng mà là hiệp sĩ à!" Hakuin thảng thốt. "Quan nào mà lại thuê ông hộ vệ? Gương mặt ông trông giống tên hành khất."
Nobushinge bắt đầu nổi giận toan rút kiếm, nhưng Hakuin nói tiếp: "Thì ra ông cũng có kiếm! Vũ khí của ông nom có vẽ đùi lắm làm
sao mà cắt được đầu ta."
Trong khi Nobushinge rút kiếm Hakuin nhận xét: "Đây là cửa mở ra địa ngục!"
Qua câu nói người võ sĩ đạo ngộ được lời dạy của thiền sư, tra kiếm vào bao và cúi lạy.
"Đây là cửa mở vào thiên đàng," Hakuin nói.^
-
Re: Góp nhặt cả đá
58. Bắt Giam Tượng Phật
Một anh lái buôn vác trên vai năm mươi cuộn bông dừng nghỉ trong một trạm dưới chân một tượng Phật bằng đá để tránh hơi nóng. Y buồn ngủ và chợp mắt, khi thức dậy thì hàng hóa biến mất. Y liền đi trình báo với nhà cầm quyền.
Vị quan tòa tên là O-oka mở cuộc điều tra. "TượngPhật đó chắc đã đánh căp món hàng," quan tòa kết luận. "Lẽ ra ông ta phải chăm sóc cho sự an lành của dân lại không làm tròn phận sự cao cả. Bắt giam tượng ngay."
Quan chức liền bắt giam tượng Phật và khiêng vào giửa tòa án. Một đám đông ồn ào kéo theo sau tượng Phật, tò mò muốn biết quan tòa xử hình phạt gì đây.
Khi O-oka đăng đường, ông liền trách mắng đám đông. "Các vị dám cả gan đến tòa cười cợt chế riu? Các vị mang tội khinh mạng tòa án nên phải bị phạt tiền và tù."
Đám đông vội vả xin lỗi. "Ta sẽ giử nguyên phạt vạ," quan tòa phán, "nhưng ta sẽ khoan hồng nếu mỗi người mang đến tòa một cuộn bông trong kỳ hạn ba ngày. Ai không y lệnh sẽ bị bõ tù."
Một trong những cuộn bông mang đến liền được anh lái buôn nhận ra là của mình, do đó tên trộm bị lộ diện. Anh lái buôn thu hồi số hàng bị mất và mọi cuộn bông được trả lại cho dân.^
-
Re: Góp nhặt cả đá
59. Những Chiến Sĩ Nhân Đạo
Có lần một sư đoàn quân đội Nhật tập trận, vài sĩ quan thấy cần phải đặt bộ chỉ huy trong thiền viện của Gasan.
Gasan bảo nhà bếp: "Dọn cho các sĩ quan cùng một món mà chúng ta thường ăn."
Điều này làm cho đám sĩ quan tức giận vì họ thường được hưỡng ưu
đãi. Một người đến gặp Gasan và nói: "Ông nghĩ chúng tôi là ai? Chúng tôi là chiến sĩ, hy sinh mạng sống cho quốc gia. Tại sao ông không đối đãi với chúng tôi đúng cách?"
Gasan nghiêm trọng trả lời: "Ông nghĩ chúng tôi là ai? Chúng tôi là chiến sĩ nhân đạo, cốt cứu được tất cả chúng sinh."
-
Re: Góp nhặt cả đá
60. Đường Hầm
Zenkai, con của một hiệp sĩ đạo, du hành đến Edo và được nhận làm hầu cận của một quan chức lớn. Y tư tình với bà vợ viên quan và chuyện bị vở lở. Vì tự vệ, y hạ sát viên quan rồi tẩu thoát với nhân tình.
Cả hai về sau trở thành đạo chích. Nhưng người đàn bà tham lam quá độ làm cho Zenkai ghê tởm. Cuối cùng, y đành phải bõ rơi bà ta và trôi nỗi đến một tỉnh xa Buzen, trở nên một tên hành khất lang thang.
Để chuộc tội trong quá khứ, Zenkai nguyện làm vài điều thiện trong đời. Biết có một con đường đi qua vực núi rất nguy him đã làm nhiều người chết và bị thương, y quyết tâm đục một đường hầm qua núi.
Khất thực ban ngày. Zenkai đào hầm vào ban đêm. Sau ba mươi năm, đường hầm đã được đào dài 2,280 bộ, cao 20 bộ, và rộng 30 bộ.
Hai năm trước khi công việc hoàn tất, người con của viên quan bị y giết, nay là tay kiếm cao thủ, tìm ra tông tích Zenkai và tìm đến giết y để trả thù.
"Ta sẽ nộp mạng cho ngươi," Zenkai bảo. "Hãy để ta hoàn thành công việc này. Đến ngày đó ngươi có thể giết ta."
Người con chờ đợi ngày đó. Vài tháng trôi qua và Zenkai tiếp tục đào. Người con chán ngồi không và góp tay đào giúp. Sau hơn một năm giúp đào, người con thán phục tư cách và ý chí của Zenkai.
Cuối cùng, đường hầm đào xong và mọi người qua lại an toàn.
"Hãy lấy đầu ta," Zenkai nói. "Việc đã hoàn tất."
"Sao ta lại có thể cắt đầu của thầy ta được?" người thanh niên hỏi mà nước mắt đầm đìa.^
-
Re: Góp nhặt cả đá
61. GUDO Và Hoàng Đế
Hoàng đế Goyozei học thiền với thiền sư Gudo. Ngài hỏi: "Trong thiền, tâm là Phật. Đúng vậy không?"
Gudo trả lời: "Nếu bần tăng trả lời phải, thì hoàng thượng sẽ nghĩ rằng hoàng thượng hiểu mà không hiểu gì. Nếu bảo không, thì bần tăng đã phản lại điều mà nhiều người hiểu rất tường."
Môt ngày khác, hoàng đế lại hỏi Gudo: "Kẽ giác ngộ đi về đâu khi chết?"
Gudo trả lời: "Bần tăng không rõ."
"Tại sao thiền sư lại không biết?" nhà vua hỏi.
"Bởi vì bần tăng chưa chết," Gudo trả lời.
Hoàng đế min cưởng hỏi thêm những điều mà nhà vua không lĩnh hội được. Do đó Gudo vỗ nhịp trên mặt sàn như đánh thức ngài và nhà vua đốn ngộ!
Hoàng đế càng kính trọng Thiền và vị sư già Gudo sau khi giác ngộ, và ngay cả cho phép Gudo đội chiếc mũ ni trong triều vào mùa đông. Khi Gudo quá tám mươi tuổi, ngài hay ngủ thiếp giữa buổi giảng, và nhà vua yên lặng rút lui vào phòng khác để cho vị thầy yêu quí an giấc nghỉ mà tuổi già thường đòi hỏi.^
Posting Permissions
- You may not post new threads
- You may not post replies
- You may not post attachments
- You may not edit your posts
Forum Rules