Page 30 of 40 FirstFirst ... 1020262728293031323334 ... LastLast
Results 581 to 600 of 785

Thread: ✿ SÁCH KHAI THỊ - Các bài thuyết giảng của Thanh Hải Vô Thượng Sư

  1. #581
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default NGHIỆP CHƯỚNG VỐN LÀ KHÔNG




    Lúc đó Mật Lạc Nhật Ba nhất định không muốn chuyển bệnh khổ của mình cho vị Pháp Sư . Nhưng vị Pháp Sư đó vốn không tin Mật Lạc Nhật Ba , muốn hãm hại Ngài . Bây giờ lần cuối cùng đến chỗ Mật Lạc Nhật Ba , cũng muốn tìm mọi cách phá hoại danh dự Ngài . Ông muốn chứng minh cho đệ tử của Mật Lạc Nhật Ba biết là Mật Lạc Nhật Ba vô dụng , là vị Sư Phụ giả , không thể chuyển bệnh cho ông . Mật Lạc Nhật Ba nói : "Không phải ta không thể chuyển bệnh cho ông . Ta sợ ông chịu không nổi nên không nhẫn tâm". Mật Lạc Nhật Ba tuy biết vị Pháp Sư này hại độc , nhưng cũng không nói ra , chỉ ôn hòa trả lời .

    Vị Pháp Sư vẫn năn nỉ : "Chuyển bệnh đến tôi đi !" Mật Lạc Nhật Ba nói : "Thôi ! Ta chuyển đến cánh cửa trước , như vậy ông sẽ thấy lợi hại như thế nào . Ta chỉ chuyển một chút thôi". Khi Mật Lạc Nhật Ba chuyển bệnh qua cánh cửa , cánh cửa đó liền thành tro bụi . Nhưng vị Pháp Sư đó vẫn chưa tin . Ông nhất định ép Mật Lạc Nhật Ba . Ông nói : "Như vậy tôi còn chưa tin , rất có thể Ngài dùng thần thông huỷ cánh cửa , chứ không phải lực lượng bệnh này . Xin Ngài chuyển bệnh cho tôi được không ?" Mật Lạc Nhật Ba không còn cách nào hơn , đành nói : "Được rồi ! Ta chuyển cho ông một phần nhỏ đây !" Chỉ mới có một chút thôi , vị Pháp Sư đó chịu không nổi ngã xuống rên la .

    Lúc đó vị Pháp Sư mới hiểu được nỗi khổ mà Mật Lạc Nhật Ba đang gánh chịu . Ông rất ăn năn và sám hối , mới nói ra những ác nghiệp đã tạo và cầu xin Mật Lạc Nhật Ba tha thứ . Mật Lạc Nhật Ba nói : "Không sao , đây cũng là nghiệp chướng chúng sanh do ta tự ý uống , không phải sức của Pháp Sư có thể hại được ta , có hiểu không ? Pháp Sư phải làm chuyện này vì đó là công việc của Pháp Sư . Ta có thể tha thứ , không có gì hết !"

    Bởi vì người hỏi này có lòng thông cảm , đọc sách rất chuyên tâm ; trong một tích tắc đã câu thông với Sư Phụ , nên cảm nhận được lực lượng thật sự nằm bên trong Sư Phụ , trong tích tắc thể nghiệm được sự đau khổ với Sư Phụ . Nhưng năm phút đối với cô thật là dài , thật quá khổ ! Sư Phụ xin lỗi cô nhé ! Có phải cảm thấy chịu hết nổi không ? (Lúc đó thì chịu không nổi . Nhưng ngày khác con đọc lại lần nữa , thì không còn thứ cảm giác này nữa . Sách của Sư Phụ khác với sách thường). Qua thể nghiệm này , quý vị mới thật sự hiểu rằng những gì Sư Phụ nói đều là chân thật .

    Thông thường thì quý vị không thể nghiệm được nên tưởng rằng không có gì . Thật ra sách Sư Phụ đều có sức gia trì . Nếu như quý vị không có lòng tôn kính , tưởng rằng không có sức gia trì và coi thường nó , có một ngày quý vị sẽ thể nghiệm được và sẽ hối hận , có hiểu không ? Sư Phụ không biết lúc đó vì cô không tin , hay vì quá tôn kính , mới thể nghiệm được sức gia trì "khó chịu" đó .

    Có lúc nếu đệ tử rất đồng tình với Sư Phụ , cũng cảm nhận được một chút sự đau khổ của Sư Phụ ; nếu như Sư Phụ chịu để cho họ cảm nhận , sẽ cho họ một chút thể nghiệm này . Nếu thành tâm muốn biết được thứ thuốc đắng này , trong tâm sẽ thể nghiệm được sự đau khổ của Sư Phụ , sức gia trì của Sư Phụ , hoặc là niềm vui của Sư Phụ ; nhưng phải thành tâm , tâm phải mở mới có thể nhận được sức giao tiếp đó . Xưa kia thầy của Sư Phụ khi nào khổ , lúc nào bệnh , Sư Phụ đều biết .

    Có rất nhiều điều Sư Phụ không muốn nói , bởi vì nói ra quý vị sẽ sợ . Nhưng chúng ta chớ nên sợ khổ . Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát không sợ địa ngục , còn chúng ta mới khổ một chút mà đã sợ dữ vậy ? Không phải Sư Phụ sợ khổ , cũng không phải sợ thân này bệnh , hay là thân này có chuyện gì chịu không nổi . Nhưng nếu không có Sư Phụ , sợ quý vị chịu không được , cho nên Sư Phụ rất bảo trọng thân này . Bây giờ tuy Sư Phụ không muốn ăn cơm , cũng phải ráng ăn ; không muốn uống thuốc đắng , cũng uống vào . Bởi vì Sư Phụ biết quý vị rất thành tâm . Một tuần lễ không thấy Sư Phụ là không chịu nổi . Rủi Sư Phụ đi rồi quý vị làm sao đây ?

    Bây giờ quý vị còn chưa trưởng thành , sức lực còn yếu . Vài ngày không nhìn thấy Sư Phụ thì nhớ lắm , nhớ còn nhiều hơn là nhớ chồng , vợ . Thứ tình cảm đó không nói được . Nam nữ cũng vậy , Sư Phụ biết tâm của quý vị , nên Sư Phụ đối với quý vị rất cứng rắn , rất không khách sáo . Bởi vì quý vị mến thích Sư Phụ như vậy , nếu Sư Phụ càng cưng quý vị , có phải sẽ thảm lắm không ? Quý vị sẽ bỏ hết cả thê giới , công ăn việc làm , nghĩa vụ vợ chồng để đến đây sống chung với Sư Phụ .

    Sư Phụ không dám để quý vị quá chấp , bày tỏ cảm tình bên ngoài quá nhiều , có hiểu ý của Sư Phụ không ? Vì vậy Sư Phụ rất ít gần gũi quý vị , ít biểu lộ tình cảm , có phải không ? Mỗi lần đến quý vị đều nghe Sư Phụ rầy la . Người càng hay đến càng bị rầy la nhiều hơn ; làm việc cho Sư Phụ càng giỏi , Sư Phụ rầy la càng nhiều ; cúng dường càng nhiều , Sư Phụ rầy càng lớn tiếng ; càng thành tâm , Sư Phụ càng đuổi , có phải vậy không ? Bởi vì Sư Phụ sợ tâm quý vị chấp quá nặng rồi không thể thoát rời tình cảm .


    Last edited by Nhím Hoàng Kim; 08-22-2009 at 05:29 PM.

  2. #582
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default NGHIỆP CHƯỚNG VỐN LÀ KHÔNG


    Sư Phụ này (Sư Phụ chỉ thân của Sư Phụ) chỉ là một thể xác mà thôi , có ngày cũng sẽ rời khỏi . Cho nên quý vị đừng quá chấp . Kính thương Sư Phụ cũng nên có giới hạn , phải kiềm chế tình cảm của mình , đừng để vượt quá ranh giới tôn kính , đừng vượt quá ranh giới vô hình đó . Sư Phụ không muốn quý vị tôn kính Sư Phụ bằng cách một bước một lạy , cũng không muốn quý vị đến đây đảnh lễ Sư Phụ . Nếu quý vị bớt kích động , sẽ tu hành dễ hơn , Sư Phụ cũng được nhẹ nhàng mà quý vị cũng được nhẹ nhàng , có hiểu không ? Nếu như bám lấy nhau chặt quá , cả hai sẽ chết chìm .

    Nếu có người sắp chết đuối thì phải đánh ngất nạn nhân , để họ không vì quá sợ mà quơ bậy , khiến cho người cứu cũng bơi không được , không thể cứu người . Cuối cùng cả hai đều chết ngộp . Quý vị có biết trường hợp này không ?

    Cũng như vậy , quý vị đừng có bám Sư Phụ quá chặt . Nếu không thể bơi , cả hai đều sẽ không thể đến bờ Bỉ Ngạn . Sư Phụ biết trong lòng quý vị muốn gì , cầu xin điều gì . Từ từ Sư Phụ sẽ lo liệu , chỉ cần thời gian đến tất cả đều sẽ rõ ràng , có hiểu không ? Tất cả không thể làm hết trong một lúc . Cây không thể lớn trong một ngày , trẻ em cũng không thể trưởng thành trong một ngày . Cho nên đừng quá nôn nóng .

    Đôi lúc Sư Phụ cảm động vì đạo tâm của quý vị nên đối với quý vị hơi đặc biệt . Rất có thể bữa đó Sư Phụ cảm thấy rất thoải mái , hay là hôm đó đặc biệt vui , hay là thấy quý vị quá khổ , Sư Phụ không nhẫn tâm , nên cho quý vị quá nhiều . Nhưng khi được cho quá nhiều , quý vị liền bị cưng hư , biến thành những đứa nhỏ đáng ghét . Cho nên Sư Phụ ít khi cưng quý vị . Sư Phụ chỉ rầy la quý vị chứ không khen ngợi .

    Quý vị đừng nghĩ rằng làm việc gì tốt , lại đây Sư Phụ sẽ nói : "Ồ ! Hay quá nhà đại tu hành , đại Bồ Tát đã đến . Sư Phụ đã đợi hai ngàn năm , đợi quý vị đến đây độ chúng sanh". Không có chuyện đó . Nếu Sư Phụ có nói như vậy , cũng chỉ nói tâm ý của quý vị để quý vị biết Sư Phụ hiểu cách nghĩ của quý vị , biết quý vị đương nghĩ gì , chứ không phải đối với Sư Phụ quan trọng đến thế . Độ chúng sanh là gì ? Đâu có chúng sanh để cho mình độ ? Nếu như có thể độ chúng sanh được thì Phật Thích Ca Mâu Ni đã độ hết rồi , đâu phải chờ quý vị vội vã lại đây làm đại anh hùng ?

    Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát nghĩ không rành vì lúc đó Ngài chưa khai ngộ , nên mới phát nguyện bậy bạ . Sư Phụ nói quý vị nghe , rất có thể bây giờ Ngài ở địa ngục đang hối hận (Mọi người cười). Bởi vì Ngài không thể thoát khỏi nguyện lực kiên cố của Ngài , có hiểu không ? Tư tưởng và ý nghĩ của chúng ta rất mạnh , chúng ta muốn gì sẽ có đó . Nếu như chúng ta đặt hết lực lượng chính của mình vào lời cầu nguyện gì là tự buộc lấy mình .

    Cho nên đừng phát nguyện bậy bạ , chỉ nên phát nguyện muốn giải thoát , liễu thoát chúng sanh phiền não của mình mới đúng . Bên ngoài không có chúng sanh phiền não , tất cả đều là phiền não của mình , có hiểu không ? Tại chúng ta không nhìn rõ , nghĩ chưa thông , nên mới có địa ngục thiên đàng .

    Thật ra thế giới này rất đẹp . Có lẽ quý vị không nhìn thấy thế giới này đẹp như thế , nhưng sự thật là vậy . Đôi khi quý vị tọa thiền , đột nhiên thấy cảnh giới rất tốt . Tuy rằng mình còn trong phòng , thậm chí ở trong nhà cầu , nhưng cũng có thể nghiệm thiên đàng . Đó không phải là nhà cầu biến thành thiên đàng , mà là trí huệ chúng ta đã mở , nên nhà cầu biến thành trời Đế Thích . Quý vị đọc kinh mà không hiểu . Thí dụ trong kinh Duy Ma Cật nói lúc nhiều người đến thăm Đại Sư Duy Ma Cật . Ngài biến nhà Ngài thành cảnh giới đẹp , trăm ngàn vạn ức Bồ Tát đều có thể ở trong căn nhà nhỏ đó . Thiên đàng và rất nhiều đất Phật đều xuất hiện trong nhà Ngài . Đó là ý gì ? Tức là "Nhất thiết vi tâm tạo".

    Chỗ nào cũng đều là đất Phật . Chúng sanh vốn đã hoàn mỹ rồi , không có ai đợi mình độ . Quý vị khai ngộ rồi sẽ biết rằng không có chúng sanh , không có người , không có thiên đàng , địa ngục . Thế giới đẹp lắm ! Có lúc Phật Thích Ca Mâu Ni cũng tạm thời biến thế giới Ta Bà thành thế giới rất đẹp đẽ , vì Ngài muốn cho đệ tử Ngài đều khai ngộ . Lúc đó thế giới Ta Bà này đột nhiên trở nên rất hòa bình , rất đẹp ; đất biến thành vàng , nhà tranh biến thành cung điện , có phải vậy không ?

    Khi chúng ta khai ngộ , thế giới cũng sẽ biến thành như vậy , không dơ chút nào , không chán ghét , không phiền não , trái lại rất đẹp và là đất Phật . Chỗ Phật ở tức là đất Phật . Hễ có Đại Sư ở là có Phật Bồ Tát ở . Chỗ đó tức là đất Phật . Nếu không phải đất Phật , Phật làm sao ở , có hiểu ý của Sư Phụ không ?

    Đôi lúc quý vị thấy hóa thân của Sư Phụ khác với xác thân này , vì lúc đó quý vị thuộc về siêu thế giới , nên có thể thấy được Chân Thể Sư Phụ . Vị đó mới chính là Sư Phụ còn người này (Sư Phụ chỉ thân Sư Phụ) là giả , có hiểu không ? Bởi vì có một số người chưa thấy được vật thật , cho nên chỉ còn nước nhìn vật giả ; cũng như người không thể tu Pháp Môn Quán Âm , không thể nghe Sư Phụ giảng giáo lý cao đẳng mà chỉ thích bắt lấy hình ảnh Quán Âm Bồ Tát , thì Sư Phụ mua tặng họ tượng Quán Âm .

    Như vậy đối với họ cũng hữu ích và có thể an ủi họ . Mỗi ngày họ có thể lạy Quán Âm Bồ Tát giả và cảm thấy rất thoải mái . Nếu thật sự được như vậy thì đâu có gì là không tốt , có hiểu không ? Sư Phụ không cách nào cho họ Quán Âm Bồ Tát thật . Họ muốn thứ giả thì Sư Phụ cho họ thứ giả .



  3. #583
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default NGHIỆP CHƯỚNG VỐN LÀ KHÔNG


    Trẻ em không thể ăn táo , bánh , kẹo hay sơn trân hải vị nên chúng ta cho nó ngậm mún vú , an ủi nó . Nó muốn như vậy mà ! Không phải là chúng ta không biết ngậm mún vú là vô ích . Chúng ta biết nhưng vẫn cho nó ngậm bởi vì nó cần , có hiểu không ? Giống như vậy , khi chúng ta khai ngộ rồi sẽ biết , không có chúng sanh để chúng ta độ . Nếu như thật muốn độ , cũng biết rằng không có . Nhưng vì chúng sanh chưa biết , nên phải dạy họ , có hiểu không ? Sư Phụ nhìn quý vị đều là Phật . Nhưng quý vị tự coi mình là ma (mọi người cười), nên Sư Phụ không biết nói sao . Sư Phụ bảo quý vị yên tịnh , bảo quý vị thiên hạ vốn vô sự , không có gì đáng căng thẳng . Nhưng quý vị cứ nôn nóng , căng thẳng . Thật chịu thua luôn . Sư Phụ phải nhẫn nại chờ đợi . Đợi thêm một thời gian nữa , quý vị thức tỉnh là được rồi .

    Cho nên làm Sư Phụ phải có lòng nhẫn nại vô cùng . Quý vị thấy trong kinh Kim Cang nói : Phải nhẫn nhục . Thật ra , chỉ có Phật Thích Ca Mâu Ni mới đủ tư cách nói câu này . Quý vị tưởng rằng bị người khác rầy la , chúng ta không trả lời , như vậy là nhẫn nhục sao ? Không phải vậy . Đó không phải là nhẫn nhục . "Nhẫn nhục" là chỉ một vị làm Sư Phụ , thấy chúng sanh vô minh quá , đã là Phật mà không biết , cả ngày cứ điên đảo , kích động , nên chỉ còn nước đứng một bên nhẫn nại chờ đợi . Vị Sư Phụ này điều gì cũng biết , nhưng không cách nào truyền sự hiểu biết của mình cho người ta rõ cũng như mình . Đó mới là chính thật nhẫn nhục , chính thật nhẫn nại .

    Giêsu Kitô nói : "Người ta tát má bên phải , chúng ta đưa luôn má trái cho họ đánh". Đó là lòng nhẫn nại của người thường , không đáng kể , đó chỉ là đẳng cấp ABC , đẳng cấp trẻ con mà thôi . Làm một vị Sư Phụ mới chính thật có lòng nhẫn nại . Sau này làm Sư Phụ sẽ biết . Bây giờ quý vị mau mau tu để thành Sư Phụ . Như thế Sư Phụ mới được nhẹ nhàng .

    Khi quý vị còn chưa thành Sư Phụ , Sư Phụ cần phải vì quý vị mà chăm lo cho xác thân Sư Phụ . Cho nên có lúc , quý vị nên để cho Sư Phụ nghỉ ngơi . Không phải Sư Phụ thích nghỉ , hay là thích ngủ . Nhưng nghỉ ngơi rồi , ngày mai mới có thể phụng sự quý vị , có hiểu ý của Sư Phụ không ? Nếu như mỗi ngày cứ bận rộn làm việc , thân này sẽ suy tàn rất mau . Cũng như một chiếc xe , nếu xe dùng nhiều quá , máy không được nghỉ sẽ phát nóng , sẽ nổ , sẽ bị hư rất mau . Nếu như dùng nó từ từ , thận trọng , thì có thể dùng lâu một chút .

    Sư Phụ vì quý vị mà lo cho thân này , vì Sư Phụ phải có sự quân bình , có hiểu không ? Sư Phụ không phải là thân này , cũng không phải thuyết pháp ở đây mà thôi . Sư Phụ có rất nhiều công việc vô hình , cho nên lúc quý vị ở nhà mới có thể thấy hóa thân Sư Phụ đến . Khi quý vị có tai nạn xe cộ , Sư Phụ mới đến cứu quý vị . Bất cứ quý vị đến cảnh giới nào , đều có thể thấy Sư Phụ dẫn đường . Đó tức là công việc của Sư Phụ .

    Không phải Sư Phụ chỉ thuyết pháp mà thôi . Thuyết pháp là để an ủi những người chưa đắc Đạo , khuyến khích quý vị tu hành , có hiểu không ? Vì một đoàn thể nhỏ mà uổng phí mất hai ba tiếng đồng hồ , rất có thể không có ích nhiều . Bằng chứng là Sư Phụ mới thuyết pháp xong , quý vị về nhà liền quên mất . Kỳ sau đến hỏi Sư Phụ đã nói gì ? Thật ra quý vị đến đây nhìn mắt Sư Phụ cũng được , cũng đủ dùng rồi , đừng bám quá chặt . Nếu không cả hai sẽ chết chìm .

    Nếu quý vị đối với Sư Phụ không có lòng từ bi , ít nhất đối với người khác nên có lòng từ bi . Giả sử Sư Phụ không còn , tất cả những thứ khác cũng không còn . Xác thân tuy không quan trọng , nhưng cũng rất quan trọng . Không có xác thân này sẽ không có hóa thân ; không có bên ngoài ; không có bên ngoài thì không có Sư Phụ bên trong ; không có truyền Tâm Ấn tức là không có người truyền lực lượng , càng không có sức gia trì của Sư Phụ . Tất cả đều mất hết . Cho nên Phật Bồ Tát cần phải có xác thân .

    Quý vị bảo hộ thể xác của Sư Phụ là vì lợi ích cho quý vị . Cho nên đừng quá cưng Sư Phụ , nên tôn trọng thời giờ nghỉ ngơi của Sư Phụ . Như vậy Sư Phụ mới có thể hồi phục sức lực , mới có thể phụng sự quý vị nhiều hơn , phụng sự đại chúng nhiều hơn .

    Sư Phụ cần thanh tịnh mới có thể làm nhiều công việc vô hình ; nếu như sức khoẻ không tốt thì không thể làm việc được , có hiểu ý Sư Phụ không ? Thân thể hư hoại là hết . Quý vị không những bị mất xác thân này mà những chúng sanh khác cũng không được thọ Tâm Ấn . Rất nhiều chúng sanh sẽ không có được Sư Phụ , không phải chỉ riêng quý vị bị mất mát , cả Đài Loan sẽ không có người được thọ Tâm Ấn . Nhưng chỉ cần Sư Phụ còn , Đài Loan sẽ khác , thế giới cũng sẽ khác ; không nhất định phải thọ Tâm Ấn mới có thể giúp người và cũng không nhất định phải gặp Sư Phụ mới có thể nhận được lực lượng của Sư Phụ , có hiểu không ?

    Hôm đó người này đọc sách Sư Phụ có thể nghiệm , bây giờ nghe sẽ liền hiểu Sư Phụ nói gì . Lúc đó người này chỉ ở nhà đọc sách , không đến thăm Sư Phụ , đã như vậy rồi , có phải không ? Chỉ có điều là nhận được thể nghiệm khó chịu mà thôi . Nhưng như vậy quý vị mới chứng nghiệm được những gì Sư Phụ nói đều là chân thật .

    Những người khác có thể có những thể nghiệm thoải mái hơn , thí dụ như họ được khai ngộ , thấy được ánh sáng , nghe được âm thanh bên trong , hoặc thấy hóa thân Sư Phụ ... Nhưng hình như người này có thể nghiệm được thứ khó chịu nhất . Sư Phụ cũng xin lỗi , chắc có lẽ người này thích thể nghiệm đau khổ .

    Có người thích uống thuốc đắng hay cà phê . Khi chúng ta uống cà phê cảm thấy rất đắng , nhưng người thích uống lại cảm thấy dễ chịu , có phải không ? Chúng ta không thích uống rượu , nhưng có người thích đến sanh ghiền . Vị này có phải thích thể nghiệm đau khổ không ? (Người đó trả lời : Không thích !) Tốt ! Sau này sẽ không còn tình trạng đó nữa mà chỉ có thể nghiệm thoải mái , quý vị đều hiểu chứ ?



  4. #584
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default SỨC CHẤN ĐỘNG CÓ THỂ HÓA GIẢI NGHIỆP CHƯỚNG






    Quyển 4 : Bài 8

    SỨC CHẤN ĐỘNG CÓ THỂ
    HÓA GIẢI NGHIỆP CHƯỚNG


    Sư Phụ Thanh Hải Thuyết Giảng Tại
    Trung Tâm Vô Lượng Quang , Đài Loan


    Ngày 29 tháng 11 năm 1987


    Nhiều người vì bận việc làm , không thể xin nghỉ để tham gia thiền thất . Họ yêu cầu Sư Phụ cho họ tham gia ba ngày thôi . Lúc đó Sư Phụ hơi nghiêm khắc trả lời : "Thiền Tam là Thiền Tam , Thiền Thất là Thiền Thất". Nhưng sau cuộc Thiền Thất , Sư Phụ trở về Đài Bắc , xém tí nữa chết chìm (Mọi người cười). Bởi vì họ đều khóc , nam chúng cũng không ngoại lệ . Hỏi họ vì sao vậy ? Họ trả lời không thấy Sư Phụ một tuần lễ , trong lòng khó chịu quá !

    Bây giờ Sư Phụ không dám đến Nghi Lan . Ở đó cũng có một đồng tu hay khóc , là Quách Sư Tỷ . Vì ưa khóc , nên Sư Phụ gọi cô ta là "Sư Tỷ khóc". Cô rất muốn xuất gia theo Sư Phụ .

    Sư Phụ nói rồi , xác thân này chỉ là đại biểu thôi , không thể vĩnh viễn sử dụng , vĩnh viễn có thể thấy được . Các vị Đại Sư đến thế giới này chỉ ba năm , năm năm , hai mươi năm , hay là một trăm năm , thân xác không thể thường trụ , chỉ có hóa thân mới là vô sở bất tại , nơi nào cũng có .

    Vì sao người nào thấy Sư Phụ cũng khóc ? Cũng không phải thấy Sư Phụ mà thôi , nhiều người thấy Sư Ông , Sư Tổ cũng khóc . Một Chân Sư tại thế rất hiếm có , trăm ngàn vạn kiếp mới gặp một lần . Không phải Minh Sư trăm ngàn vạn kiếp mới xuất hiện một lần , mà là chúng ta phải trải trăm ngàn vạn kiếp mới gặp được một lần , bởi vì chúng ta phải học cho xong bài học , học xong pháp môn côn trùng , pháp môn con cóc , ngựa , voi , bò ... Khi chúng ta làm tám mươi bốn ngàn loài chúng sanh là chúng ta học tám mươi bốn ngàn pháp môn .

    Quý vị đừng cho rằng con cóc không tu hành , chúng nó có tu ; cũng đừng tưởng rằng con rùa không tu hành , có con tu thành tinh . Quý vị đều nghe nói rồi ; con chồn cũng có tu hành . Chúng tu pháp môn của chúng , tu đến biến thành người . Đó là chuyện thật , không phải chuyện phong thần . Ngoài ra còn có rất nhiều pháp môn . Chúng ta hiện giờ tu "Pháp môn con người", tu nhân Đạo ; pháp môn của con người còn nhiều hơn pháp môn của loài vật , nên chúng ta có nhiều chọn lựa , nhưng loài vật thì không được như vậy .

    Thí dụ con trùng chỉ tu pháp môn con trùng , khi thời gian đến , nó mới có thể tu pháp môn khác . Còn con người chúng ta thì có thể lựa chọn , vì chúng ta có "Hạ ý thức", có quyền tự tại . Chúng ta có thể chọn tu pháp môn ngạ quỷ , súc sanh ; cũng có thể lựa chọn tu pháp môn thiên đàng , A Tu La ; cũng có thể chọn tu pháp môn làm thân thể khoẻ mạnh , tức là sống được rất lâu , trường sanh bất lão .

    Nhưng nhục thể của chúng ta có hạn , không dễ gì tu trường sanh bất lão . Nếu không Phật Thích Ca Mâu Ni đã tu . Nghe nói Ngài cũng tu trường sanh bất lão , điều này trên kinh điển có ghi . Tuy Phật Thích Ca Mâu Ni có thể lưu lại thế giới Ta Bà rất lâu , nhưng Ngài không làm vậy , quý vị có biết tại sao không ? Ngài nói ý với A Nan là Ngài có thể lưu lại thế giới Ta Bà . Nhưng A Nan dốt quá , lúc đó bị ma lực che mờ trí huệ nên không thỉnh mời Phật Thích Ca Mâu Ni ở lại , có hiểu không ? Không có đệ tử thỉnh mời , Ngài không thể ở lại . Nhưng thực ra những chuyện này đều đã được định trước rồi . Bởi vì nghiệp lực của chúng sanh rất nặng nên mới thành như vậy chứ không phải A Nan có gì sai quấy . Đó là nghiệp lực của chúng sanh tạo ra .

    Dù một vị Đại Sư rất cưng đệ tử , thích ở gần đệ tử , rất muốn sống chung với đệ tử lâu dài , cũng còn phải coi sự tu hành của đệ tử , coi cộng nghiệp của chúng sanh , cộng nghiệp của quốc gia đó mới có thể quyết định được . Sư Phụ thấy người Đài Loan rất có phước báu , nước Đài Loan là quốc gia có phước báu nhất .

    Người Ấn Độ cũng rất có phước báu . Họ vốn đã sẵn có rồi , phong tục tập quán , nhân văn địa lý của Ấn Độ vốn đã có kiết tường . Cho đến nay , người Ấn Độ vẫn rất hiền hòa như ngày xưa vậy , vẫn ăn chay ; rất ít người ăn thịt ngoại trừ tín đồ Hồi Giáo và Thiên Chúa Giáo và một số giáo đồ Sihk , cũng như Phật Giáo cũng ăn thịt , Phật Giáo đồ vốn nên ăn chay . Quý vị đọc kinh Phạm Võng , kinh Địa Tạng , bất cứ kinh điển nào cũng đều nhấn mạnh rằng Phật giáo đồ nên ăn chay . Nhưng có một số người vẫn còn ăn thịt , gồm cả hòa thượng . Điều này có liên hệ với phong tục tập quán , truyền thống và địa lý của mỗi quốc gia .

    Thí dụ ở Tây Tạng , vì không thể trồng rau cải được nên họ không thể ăn chay ; hoặc Nhật Bản là một quốc gia trong đó đa số dân chúng đều ưa ăn thịt , nếu mình đi khất thực thì ai cho mình thức ăn chay ? Thái Lan và Miến Điện cũng vậy . Người ta cho gì thì ăn đó . Nhưng Phật Thích Ca Mâu Ni hên hơn , Ngài sanh trưởng tại Ấn Độ , mà Ấn Độ vốn ăn chay ; cho đến nay vẫn ăn chay . Họ đều biết hòa thượng mặc áo vàng không thể ăn thịt .

    Khi Phật Thích Ca Mâu Ni đi khất thực , phần đông đều được thọ chay , và vì Ngài rất nổi danh , mỗi ngày đều có người mời , nên rất ít đi khất thực , trừ phi đến chỗ nào mới lạ . Nếu không Ngài cũng có thể đến hoàng cung để khất thực . Quốc Vương cũng sẽ đích thân phụng sự Ngài . Quý vị có nghe qua chưa , có Quốc Vương nào đó mời Phật Thích Ca Mâu Ni và đệ tử Ngài đến cúng dường ; và vị quốc vương đó đích thân phục thị ?



  5. #585
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default SỨC CHẤN ĐỘNG CÓ THỂ HÓA GIẢI NGHIỆP CHƯỚNG


    Nhưng lúc đó cũng có người ăn thịt , chúng ta làm sao biết ? Trong kinh Niết Bàn , khi đệ tử hỏi Đức Phật rằng : "Lúc khất thực nếu có người cho thịt thì làm sao ?" Phật Thích Ca Mâu Ni đáp : "Khi về , phải rửa sạch chỗ có thịt mới có thể ăn". Ngài nói rất rõ ràng , có phải không ? Nếu như có người nói Phật Thích Ca Mâu Ni ăn thịt là họ không hiểu rõ kinh điển , nghiên cứu không thâm sâu , đọc kinh không nhiều , mới hiểu lầm như vậy . Chứ trong kinh Phạm Võng , kinh Lăng Nghiêm , kinh Lăng Già , kinh Địa Tạng đều ghi rõ ràng .

    Kinh Địa Tạng có nói , nếu có người vãng sanh , nên dùng thức ăn chay cúng vong hồn . Nếu chúng ta sát sanh cúng họ , hay vì họ mà sát sanh để cúng dường Phật hay quỷ thần ; chúng ta vốn không có nghiệp chướng , liền có ngay ; vong hồn cũng bị nghiệp chướng này kéo xuống . Người chết vốn không bị xuống địa ngục , nhưng vì sự vãng sanh của họ , chúng ta sát sanh mời khách , nên họ sẽ xuống địa ngục . Hơn nữa , nếu vong hồn đó có phước báu rất nhiều nên được lên thiên đàng , nhưng vì chúng ta sát sanh cúng dường , nên họ không thể được mau thăng thiên hay là không được thăng thiên mà phải làm người trở lại hay làm súc sanh .

    Theo kinh điển , chúng ta không thể nói Phật Thích Ca Mâu Ni không dạy mọi người ăn chay . Có người nói Sư Phụ dạy người ta ăn chay là ngoại Đạo , là Bà La Môn . Hôm nay nhân tiện giảng cho quý vị nghe để sau này quý vị có thể giảng lại cho người khác nghe . Tự mình không học , làm sao giải thích cho người khác hiểu được ? Sư Phụ giải thích cho quý vị nghe , quý vị mới có thể giảng cho người khác nghe . Nếu không , người ta bắt bẻ một chút là quý vị đều ngậm miệng hết . Lúc quý vị nghe kinh , phải nghe cho rõ ràng , sau này sẽ hữu dụng . Người ta hỏi chúng ta vì sao tu pháp môn này , vì sao ăn chay , đều phải biết cách trả lời .

    Không phải chúng ta thích tranh luận , nhưng chúng ta cần phải hiểu . Đừng để người khác ép chúng ta . Chúng ta không muốn tranh luận , nhưng khi có người tìm chúng ta để bàn cãi , chúng ta cũng phải biết cách trả lời . Nhưng đừng có biện luận đến đỏ mặt tía tai , đến nghẹn lời . Đối phương không muốn nghe thì thôi , chúng ta chấp tay chúc họ bình an vui vẻ , niệm một câu A Di Đà Phật . Chúng ta không cần hơn thua , không cần giận dữ , làm như thế sẽ mất phong độ và giảm giá trị của chúng ta , có hiểu chưa ?

    Sư Phụ mới nói đến chuyện vãng sanh , đến trường hợp bị ảnh hưởng ngoài sức người . Chúng ta vốn không có nghiệp chướng , người ta lại cho chúng ta nghiệp chướng , có phải là chuyện đáng sợ không ? Cho nên quý vị đừng tưởng làm việc thiện là đủ rồi , khi chết sẽ được lên thiên đàng , không nhất định như vậy . Nếu như gia đình của quý vị giàu có , họ sẽ giết rất nhiều heo , bò để cúng vong ; mời rất nhiều khách đến chúc mừng ngày chết của chúng ta (Mọi người cười). Quý vị đã biết , lẽ ra là chuyện bi ai áo não , nhưng họ không bi ai . Sư Phụ thấy khi họ mời khách , nhiều người tụ lại một chỗ chuyện trò , khen thịt này ngon , rượu kia ngon , món thịt này hợp với rượu thật ngon ; ăn càng nhiều , uống càng nhiều , nói càng lớn tiếng .

    Vốn là đến trợ niệm cho người vãng sanh , cùng chung niệm Phật và cầu xin Phật Bồ Tát gia trì , cầu xin Thượng Đế giúp đỡ , hoặc tụ họp lại cùng nhau toạ thiền cầu nguyện ... để cho linh hồn người chết được siêu sanh . Rốt cuộc đến đó lại ăn uống vui vẻ giùm , để cho tang quyến làm việc rất nhiều , rất nhiều ; vừa bận , vừa mệt , vừa buồn , vừa phải phục vụ khách đến viếng . Sư Phụ thấy thật là điên đảo !



  6. #586
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default SỨC CHẤN ĐỘNG CÓ THỂ HÓA GIẢI NGHIỆP CHƯỚNG


    Hôm nay chúng ta nói đến sự ảnh hưởng ngoài sức người lúc vãng sanh . Đừng chờ lúc đó mới tu hành và đừng cho rằng bố thí , trì giới là đủ . Tuy bố thí có phước báu , nhưng người ta lại tạo nghiệp chướng cho mình ; nghiệp chướng đó chúng ta nên trả sạch , nghiệp chướng khác với phước báu . Chúng ta có phước báu lẫn nghiệp chướng .

    Con người khi chết thật là đáng thương ; không có một chút quyền lợi còn bị ma quỷ đến bắt chúng ta đi . Chúng không để cho chúng ta giải thích gì hết , cứ y theo chỉ thị của Diêm Vương đến dẫn chúng ta đi , không cho chúng ta nói một câu . Lúc đó cái gì cũng không thể nói . Không có bởi vì ... cho nên ... nhưng mà ... để mượn cớ . Chúng bất kể đến lời phân bua này . Ma quỷ không có lòng từ bi , nhưng làm việc rất rõ ràng , không thiên vị . Cho dù chúng ta là vua , hòa thượng , quan lớn ..., hễ phạm tội , nhất định chúng sẽ đến bắt chúng ta đi . Danh thiệp nào cũng vô dụng . Ma quỷ không đếm xỉa đến việc mình là quốc vương nào , quan lớn nào , hay bộ trưởng nào , mình có bao nhiêu tiền cũng không thể hối lộ được . Đó là vấn đề phiền phức .

    Trên thế giới này , chúng ta hối lộ quen rồi , nên tưởng rằng chết rồi cũng có thể dùng phước báu để hối lộ Diêm Vương . Có người còn đốt tiền giả hối lộ , có phải nực cười không ? Chúng ta đừng chờ đến đó đã quá muộn , nên bắt đầu chuẩn bị "hành trang" ngay từ bây giờ , thời gian đến chỉ sách lên mà đi thôi .

    Hành lý là cái gì ? Đó là công đức tu hành của chúng ta . Bố thí , trì giới có phước báu của bố thí , trì giới . Nhưng tu Pháp Môn Quán Âm là vô lượng công đức , thuộc công đức siêu thế giới . Không có công đức nào bằng tu Pháp Môn Quán Âm . Tại sao vậy ? Thí dụ mình bố thí cho người ăn mày hai trăm đồng . Đời sau mình phải trở về để lãnh hai triệu đồng . Có ai thích tu pháp môn ăn mày không ?

    Nghe nói ở Việt Nam có một người ăn mày nào đó rất có tiền . Khi chết người ta phát giác trong túi người này có rất nhiều vật quý như hột xoàn , vàng bạc , còn giàu hơn người thường . Thật không ngờ người ăn xin này giàu có như thế . Chắc có lẽ người này muốn kiếp sau trở lại tu pháp môn ăn xin ! (Mọi người cười).

    Cho nên lúc Sư Phụ truyền Tâm Ấn , có phát cho quý vị một quyển tập nhỏ , trong đó có giảng về năm giới . Bố thí nhưng không bố thí . Nên nghĩ rằng vì Sư Phụ mà làm , ý nói tiền này là của Sư Phụ , như vậy sẽ không dính vào phước báu . Việc bố thí cũng như người đưa thư vậy ; thư đó không phải của người phát thư mà nghề của người đó là phát thư . Bố thí mà muốn phước báu là chuyện đáng ghét , vì còn phải trở về để nhận lãnh . Ai muốn trở về , có thể dùng phương thức bố thí này . Nếu không muốn trở lại , khi bố thí nên quên liền , phải hành việc bố thí như không bố thí vậy .

    Nếu không tin Sư Phụ thì cứ cho đó là tiền của Phật Bồ Tát . Đừng nghĩ là "Tôi" bố thí cho người kia . "Tôi" rất vui , "Tôi" tốt như thế , từ bi như thế . Như vậy thì mệt lắm , sẽ phải trở về hưởng phước báu này gấp mấy lần . Nhưng khi trở lại , Minh Sư thì khó tìm , mà còn tạo nghiệp chướng mới , bắt đầu luân hồi đời đời kiếp kiếp .

    Đời này tạo nghiệp chướng mới , kiếp tới chưa chắc đã được làm người , có thể trở lại làm động vật . Động vật cũng có thể hưởng phước báu phải không ? Thí dụ như làm một con chó sống trong dinh Độc Lập còn được hưởng thụ thế giới hơn người thường . Ở Tây Phương , những con chó có huyết thống cao quý , thân phận hiếm có , là có hình , có giấy passport riêng , trên đó có đóng dấu , có y sĩ đặc biệt chăm lo chúng nó . Nhưng trên thế giới có nhiều người rất nghèo , không được chăm sóc chu đáo như vậy . Có người muốn bán thân cũng không có ai mua . Không có giá trị gì hết , có phải không ?

    Chúng ta nghe nói có người nghiệp chướng rất nặng . Có người nói người đó có sức chấn động rất hung ác , hay là có từ trường không tốt . Từ trường đó từ đâu đến ? Đó là do những làn sóng phát ra , như là những làn sóng trên máy truyền hình vậy . Có lúc chúng ta cảm thấy người đó có từ trường xấu , sức chấn động của người đó xấu , khiến người ta cảm thấy không thoải mái . Còn người có sức chấn động tốt , phát ra từ trường an lành , khiến người ta cảm thấy rất mát . Cho nên ma quỷ có sức chấn động của ma quỷ ; Bồ Tát có sức chấn động của Bồ Tát ; con người có sức chấn động của con người . Người lương thiện có sức chấn động của người lương thiện , người hung ác có sức chấn động của người hung ác .



  7. #587
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default SỨC CHẤN ĐỘNG CÓ THỂ HÓA GIẢI NGHIỆP CHƯỚNG


    Quán Âm cũng là một loại chấn động . Pháp Môn Quán Âm là một thứ âm thanh bên trong , cũng là một thứ chấn động lực . Dùng sức chấn động tối thiện , tối cao , tối mạnh , hóa giải sức chấn động thô kệch , sâu nặng mới có thể rửa được nghiệp chướng .

    Bất cứ chúng ta làm gì , thí dụ bố thí , trì giới ... đều không đủ an toàn . Chúng ta trì giới , nhưng người khác không trì giới , thân nhân của chúng ta không trì giới . Họ sẽ làm sai , sẽ tạo nghiệp chướng và ảnh hưởng đến chúng ta , ô nhiễm chúng ta , đem nghiệp chướng đến cho chúng ta , có hiểu không ? Như người lái xe vậy , dù lái giỏi cách mấy , cẩn thận cách mấy cũng không thể bảo đảm rằng vĩnh viễn không gây ra tai nạn . Không phải là chúng ta không cẩn thận hay là lái xe không giỏi , nhưng vì có người khác lái dở , sẽ ảnh hưởng đến chúng ta . Cho nên không thể chỉ nhờ vào lực lượng của chúng ta . Có người lái xe cũng cầu Phật Bồ Tát giúp đỡ , nhiều học trò của Sư Phụ được giúp đỡ , bởi vì không chỉ trông nhờ vào sự cẩn thận và tài lái xe của chúng ta mà được .

    Cũng vậy , tu pháp môn nào cũng tốt ; bố thí , trì giới , nhẫn nhục , tinh tấn ... đều được . Nhưng nếu muốn siêu vượt nghiệp chướng , muốn vĩnh viễn giải thoát , thì chỉ có Pháp Môn Quán Âm ; dùng sức chấn động để hóa giải sức chấn động , hiểu chưa ?

    Vật chất không thể hóa giải được những gì vô hình , phi vật chất . Cho nên chúng ta phải dùng âm thanh vô hình , sức chấn động vô hình mới có thể hóa giải thứ chấn động (nghiệp chướng) vô hình đó .

    Bất cứ chúng ta học gì đều phải hợp lý , hợp tình , hợp cách nghĩ trí thức của chúng ta , chúng ta mới học ; chớ nên hồ đồ nghe người ta nói tịnh độ tốt , rồi đi tu tịnh độ ; nghe nói tu hơi thở tốt , rồi tu theo hơi thở ; nghe nói tu tham công án tốt , rồi đi tu tham công án . Tu cái gì cũng có một chút ảnh hưởng của tâm ly (psychological afffect) mà thôi .

    Khi chúng ta lạy Phật , rơi vài giọt nước mắt cá sấu (mọi người cười). Quý vị có biết khi cá sấu cảm động cũng rơi lệ không ? Có người cũng biết rơi nước mắt cá sấu , nhưng đó là giả . Khi chúng ta lạy Phật mà rơi lệ mới cảm thấy dễ chịu một chút . Chúng ta cùng chung với đại chúng niệm Phật , sám hối đến rơi nước mắt , mới cảm thấy an tâm , cảm thấy dễ chịu một chút , có phải không ? Thí dụ khi chúng ta quy y , vị Pháp Sư nói : "Từ nay về sau , con là đệ tử của thầy". Chúng ta cảm thấy trong lòng rất dễ chịu , có phải không ?

    Ngôn ngữ của thế giới làm sao có thể giúp chúng ta rửa nghiệp chướng vô hình và vi tế ? Không dễ như vậy . Nghiệp chướng là sự ảnh hưởng bị thu hút từ đời đời kiếp kiếp . Thí dụ như băng thâu hình có thể thâu hình có phải là nhờ một chấn động lực , hợp lại biến thành một hình tượng ? Băng thâu tuy được cất nằm trong hộp , nhưng bên trong cuộn băng chứa rất nhiều cốt truyện sống động . Nếu như mỗi ngày chúng ta nói với nó : "Cuộn băng này xấu xí quá , làm ơn xóa hết đi ? Tôi thích thứ khác". Dù có nói như vậy mỗi ngày , cuốn băng cũng không thể tự xóa . Vậy phải làm sao đây ? Có phải nếu bấm một cái nút là có thể xóa được ; hay là dùng sức chấn động khác , thâu nội dung khác vào , nội dung cũ sẽ mất phải không ? ? Ngoài cách đó ra , không cách nào nữa . Không phải bắt buộc mở cuốn băng ra hay bỏ vào nước rửa , không thể làm vậy . Nước chỉ có thể rửa sạch y phục hay những vết dơ bên ngoài , không thể dùng nước rửa sạch những hình ảnh đã thâu được trong băng .

    Cũng giống vậy , làm sao có thể dùng công án rửa sạch nghiệp chướng ? Nghiệp chướng là vô hình , đời đời kiếp kiếp đã được thâu vào , thuộc về một thứ lực chấn động rất thô tạp và vô hình . Chúng ta làm sao có thể dùng ngôn ngữ của thế giới để rửa sạch một chấn động được , có hiểu ý của Sư Phụ không ? Phải dùng một sức chấn động vô hình mới có thể rửa một sức chấn động vô hình .

    Pháp Môn Quán Âm không do phải con người tạo ra , mà là một thứ chấn động lực vô hình . Điểm này ai cũng biết . Cho nên lợi dụng âm thanh bên trong này để rửa sạch chấn động thô tạo , sâu nặng và vô hình này . Như vậy có hợp lý không ? Cũng như máy thâu âm , chúng ta có thể thâu được bài ca vào băng ; sau này không muốn nghe bài ca đó chúng ta có thâu bài ca khác vào . Bài ca trước sẽ không còn nữa .

    Bên ngoài có rất nhiều pháp môn tu hành . Có người hỏi Sư Phụ : "Tại sao tu cái này cũng không được , tu cái kia cũng không xong ?" Không phải là không được mà là lực lượng khác nhau . Nếu như muốn rửa nghiệp chướng , chỉ có tu Pháp Môn Quán Âm . Hồi nãy Sư Phụ mới nói , quý vị nghe cũng hiểu , rủi có người hỏi , chúng ta phải hiểu thật rõ , mới có thể trả lời , không hiểu biết thì không nói ra được .



  8. #588
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default SỨC CHẤN ĐỘNG CÓ THỂ HÓA GIẢI NGHIỆP CHƯỚNG


    Thông thường chúng ta xin xâm , lạy núi lạy sông , tham công án , tu hít thở ... đều là thuộc về vật chất , đều là bề ngoài , không thể rửa nghiệp chướng vi tế , vô hình . Dùng phương tiện bên ngoài làm sao rửa được những gì bên trong ? Thí dụ Sư Phụ đau bụng tức là bên trong bị hư hỏng . Nếu muốn chữa trị , phải chữa từ bên trong , tức là phải uống thuốc vào hoặc phải giải phẫu , để cho y sĩ chữa bên trong ; nhưng không thể dùng nước rửa ở bên ngoài vì như vậy sẽ không bao giờ hết bệnh .

    Xưa kia Tào Tháo có bệnh đau đầu , mới hỏi Hoa Đà : "Có cách nào để trị bệnh không ?" Lúc đó hình như Tào Tháo bị ung thư não . Hoa Đà nói : "Phải mổ nơi não bộ , trị từ bên trong". Nhưng Tào Tháo không tin . Ông tưởng rằng chỉ cần lấy thuốc xoa bên ngoài là đủ rồi . Thoa bên ngoài và thoa bên trong khác nhau , có phải không ?

    Thí dụ trái khổ qua , dù mình có dùng nước rửa sạch ngoài vỏ bao nhiêu lần , bên trong ruột có ngọt được không ? Không , bởi vì nó đắng từ bên trong . Tế bào nào bên trong cũng đắng , nên không thể dùng nước rửa sạch ngoài vỏ mà hết đắng , hay dùng mật ong thoa ngoài vỏ mà thành ngọt được . Muốn khổ qua biến ngọt , nên ngâm vào đường mấy ngày , cho nước đường thấm vào trong , rồi lấy đường xào cho lâu . Như vậy cái gì cũng biến thành ngọt . Dù là chanh cũng thành ngọt .

    Cũng vậy , muốn tiêu nghiệp chướng , chúng ta phải dùng sức chấn động bên trong rửa sạch chỗ đen tối bên trong . Nghiệp chướng chúng ta không phải ở ngoài da , cũng không phải ở trên thân , nên không thể dùng nước rửa sạch . Tại Ấn Độ , mỗi năm có rất nhiều người đến sông Hằng Hà tắm , đặc biệt vào mùa hè . Họ tưởng rằng làm như vậy có thể rửa sạch nghiệp chướng . Thiên Chúa Giáo đồ cũng dùng nước để rửa tội , có phải không ? Nhưng làm vậy chẳng có ích gì .

    Nếu có một vị Sư Phụ có lực lượng lớn , Ngài không nhất định dùng nước rưới lên thân mình . Ngài chỉ cần dùng tay rờ mình một cái , lập tức mình được rửa sạch nghiệp chướng ; hoặc Ngài cũng có thể dùng cặp mắt để rửa sạch nghiệp chướng cho mình , không nhất định phải dùng nước . Nhưng có quốc gia dùng nước quen rồi , nên mới theo truyền thống này . Trên Thánh Kinh có ghi , Thánh John nói : "Ta đương nhiên dùng nước rửa tội . Nhưng có người lực lượng cao hơn ta , sẽ không dùng nước , mà dùng Thánh Linh để rửa tội , dùng lửa rửa tội". Lửa nghĩa là ánh sáng , chứ không phải dùng lửa đốt người . Nhưng người đời sau không hiểu .

    Có lúc chúng ta thấy có người đi trên lửa , tưởng rằng như vậy có thể tiêu trừ nghiệp chướng . Có nhà thờ còn để thau nước bên ngoài , người nào vào cũng phải rửa tượng trưng một chút . Họ không hiểu rằng không phải nước đó có thể rửa được nghiệp chướng của chúng ta . Nước Cam Lồ là một thứ nước vô hình . Dùng thứ nước vô hình này mới có thể rửa nghiệp chướng vô hình của chúng ta .

    Quý vị có thấy hình dáng nghiệp chướng như thế nào không ? (Mọi người đáp : Không). Nhưng người nào cũng biết có nghiệp chướng , ít nhất là những người đã tin biết một tôn giáo nào đó . Tôn giáo nào cũng đều nói chúng ta có nghiệp chướng . Dù là Thiên Chúa Giáo , Phật Giáo , Hồi Giáo ... cũng đều nói như vậy .

    Nghiệp chướng là gì ? Tức là bên trong cảm thấy tội lỗi ; có một thứ lực lượng vô hình mỗi ngày như đè nặng chúng ta , có lúc rất mãnh liệt , có lúc nhu hòa hơn . Mỗi người đều cảm nhận được , mỗi ngày đều hiện hữu , có phải không ? Nghiệp chướng vô hình là như thế , mà chúng ta còn cảm giác được . Vậy còn Phật lực ? Còn lực lượng của Sư Phụ ? Càng nên cảm giác được . Trong quý vị có ai cảm nhận được không ? (Có người đáp : Có).

    Đã là nghiệp chướng , thì nhất định phải có cách rửa sạch . Cũng như có bệnh thì có thuốc chữa , cho nên có nghiệp chướng cũng sẽ có phương pháp để rửa sạch . Nhưng dùng phước báu không thể rửa nghiệp chướng được , dùng công đức mới có thể rửa nghiệp chướng được . Phước báu là nhân thiên phước báu , tức là kiếp sau có thể trở lại hưởng thụ thế giới , có rất nhiều tiền và danh lợi , được nhiều người tôn kính ... đó là phước báu , còn công đức là do tu hành mới có được . Công là công phu . Chúng ta dụng công tu hành , mới có thể được cái "Đức".

    Đức tức là "Đạo" tự nhiên , hay là "Bản lai diện mục". "Đức" này không phải dùng ngôn ngữ mà có thể nói được . Nó cùng ý với "Danh khả danh phi thường danh", "Đạo khả Đạo phi thường Đạo". Cho nên chúng ta nói "Đạo đức", đem hai chữ hợp thành một , tỏ ý là cùng một nghĩa muốn nhấn mạnh đến "Bản lai diện mục". Chúng ta vốn là từ đó đến , nơi đó mới chính thật là "Đức"; cần phải dụng công mới có thể đạt được chớ không phải dùng vật chất hay tiền bạc mà mua được . Bố thí rất tốt , cúng dường tam bảo cũng rất tốt , đều là có phước báu , nhưng không có công đức . Công đức là phải dụng công mới có . Công đức khác với phước báu .



  9. #589
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default SỨC CHẤN ĐỘNG CÓ THỂ HÓA GIẢI NGHIỆP CHƯỚNG


    Cho nên chúng ta nói , người xuất gia là phước điền của chúng sanh , không có nói là đức điền . Đức điền là do chúng ta tự tạo , tự khai phát , tự trồng tự gặt . Phước điền là của người khác mà chúng ta có thể mượn , nhưng có hạn . Điều này cũng như nếu như chúng ta dùng đất của chúng ta trồng trọt thì sẽ không thiếu nợ người khác .

    Cúng dường Tam Bảo có phước báu , nhưng Phật Thích Ca Mâu Ni không hề nói cúng dường Tam Bảo có thể thành Phật . Ngài cũng không nói bố thí , trì giới có thể thành Phật . Nếu như trì giới có thể thành Phật , thì đệ tử của Ngài khỏi cần tọa thiền , khỏi cần thiền định . Còn đệ tử tại gia của Ngài không thể trì giới rõ ràng thì làm sao giải thoát đây ? Phật Thích Ca Mâu Ni , khi chưa xuất gia , không có hai trăm năm mươi điều giới luật , vậy Ngài làm sao thành Phật ? Sau này mới có giới luật . Nếu quý vị thọ giới sẽ biết , có nhiều giới điều được quy đặt ra là do hoàn cảnh nào đó .

    Thật ra giới luật của người xuất gia là do nếp sống chung đụng của một tập đoàn mà có . Chúng ta sống trong một đoàn thể , phải có quy chế của đoàn thể . Thí dụ trong quân đội có giới luật của quân đội . Họ không gọi là giới luật mà gọi là quân lực . Trên thực tế đều như nhau .

    Người xuất gia , tại gia đều có giới luật ; thí dụ như năm giới . Nếu không có năm giới thế giới sẽ rất loạn , người nào cũng có thể tàn sát lẫn nhau , muốn giết ai thì giết , muốn giựt vợ ai thì giựt , muốn đi với chồng ai đến phòng trà thì đi . Như vậy có phải loạn lắm không ? Thế giới như vậy sẽ không an ổn , giữa người và người sẽ có lòng thù hận , đố kỵ , sẽ đánh nhau , sẽ chém giết lẫn nhau . Nếu không có năm giới , quý vị muốn ăn cắp gì thì ăn cắp , muốn cướp giựt gì thì cướp giựt ; lại không đi làm , thấy nhà người ta rất sang trọng liền đến cướp .

    Thời xưa , đời Nghiêu Thuấn không có giới luật . Vật dụng rớt ngoài đường cũng không có ai lượm , có phải như vậy không ? Hồi đó không có năm giới , mười giới , chẳng có giới luật gì hết và cũng không cần . Sau này con người càng ngày càng hư , học thói ăn trộm đồ , không những chỉ lượm ở ngoài thôi , còn đến nhà người ta ăn trộm , đánh cướp . Do đó mới bắt đầu đặt ra pháp luật . Pháp luật đó sau này biến thành giới luật .

    Luật ở Đài Loan là một chồng một vợ , không thể một chồng hai vợ hay hai chồng một vợ . Sư Phụ không thể nói rằng : "Không sao đâu , đây là chuyện nhỏ , đều còn nằm trong Tam Giới . Chúng ta tu Pháp Môn Quán Âm là xuất ra khỏi Tam Giới . Quý vị đừng có lo , có nhiều vợ cũng không sao". Nếu Sư Phụ nói như vậy , rất có thể chỉ hoằng pháp được hai ngày , rồi sẽ bị chánh phủ trục xuất , đưa đi nơi khác , thí dụ như Tây Tạng , hay là những nước không mấy chú trọng đến quan hệ vợ chồng .

    Ở Tây Tạng , một người đàn bà có thể có nhiều chồng . Đối với họ đó là chuyện thường . Sư Phụ không hiểu vì sao Tây Tạng có phong tục như vậy . Có lẽ là nam nhiều nữ ít hay vì muốn tiết kiệm tiền , vì mỗi lần cử hành nghi thức kết hôn tốn rất nhiều tiền ; hay là để mọi người ở chen nhau cho tiện . Nếu mỗi người đàn ông chỉ kết hôn với một người đàn bà , thì phải có nhiều phòng . Ở Tây Tạng gỗ rất hiếm , rặng Hy Mã Lạp Sơn có tuyết phủ , núi ở đó rất cao , khi hậu rất lạnh , cây cối không dễ mọc .

    Tại Tây Tạng , một gia đình gồm nhiều anh em ở chung nhau , cùng kết hôn với một người đàn bà , mà không đánh lộn nhau . Họ đã quen rồi , đó là truyền thống của họ . Có người không thích như vậy , cũng được ra ngoài tự kiếm vợ , không thành vấn đề và những anh em khác không phản đối . Nhưng có một số gia đình thì ép buộc , yêu cầu tất cả anh em chỉ nên kết hôn với một người , để có thể cùng chung lo ruộng đất . Họ sợ rằng nếu mỗi người có một vợ , sau này sẽ bị vợ kéo đi chỗ khác , ruộng đất không ai lo đến . Ở Tây Tạng nhân công hơi mắc . Có lẽ vì sợ thiếu nhân công , không có người cày ruộng , nên mới phát sanh ra hệ thống này .

    Giả sử Sư Phụ đến đó hoằng pháp , cũng không thể sửa đổi tập tục này được . Nếu không sẽ không thể hoằng pháp . Sư Phụ không thể bảo họ : "Quý vị không thể làm như vậy". Đời đời kiếp kiếp họ đã như vậy , Sư Phụ sửa đổi truyền thống của họ làm gì ? Sư Phụ đi hoằng pháp là để cứu vớt linh hồn con người , không phải cải biến truyền thống của họ , có hiểu không ? Chỉ cần họ vui vẻ là được rồi . Rủi như họ bắt đầu ghen , bắt đầu tranh cãi lúc đó mới có chuyện , mới có thể nói với họ : "Quý vị đừng như vậy , hãy mau rời xa nhau , đừng đánh nhau nữa". Nếu họ sống chung hòa bình , không xảy ra chuyện gì , chúng ta đâu cần xen vào .



  10. #590
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default SỨC CHẤN ĐỘNG CÓ THỂ HÓA GIẢI NGHIỆP CHƯỚNG


    Cho nên tốt xấu hay là giới luật đều có liên quan với phong tục tập quán của mỗi nước . Chúng ta tu hành nên nhìn cho rộng , vượt qua đẳng cấp tốt xấu , chúng ta mới nhẹ nhàng . Chớ nên tối ngày phê bình người khác , nhìn chuyện xấu của họ . Không biết chừng người này kiếp trước sanh tại Tây Tạng có nhiều chồng , kiếp này sanh tại đây , vẫn còn bị ảnh hưởng của tiền kiếp còn lưu lại tập quán quá khứ , khiến cho họ hành động như vậy . Đó gọi là "Nghiệp chướng", là những ấn tượng bị thâu vào trong tiềm thức đến nay mới phát ra .

    Giới luật là để tu hành , để cho chúng ta hòa hợp với xã hội . Thí dụ như ở Đài Loan là một chồng một vợ . Chúng ta tu hành không thể nói : "Tôi không cần pháp luật . Tôi thuộc về siêu thế giới , có thể một chồng có hai chục vợ". Có một vợ đã phiền lắm rồi , có hai chục vợ làm sao sống đây , có phải như vậy không ? Rồi người khác cũng kiếm chuyện , họ sẽ nói : "Sao anh làm vậy , khác hẳn với chúng tôi ..." Ngoài ra bà con bên vợ cũng đến làm phiền . Sống chung với vợ cũng bị phiền phức .

    Nếu như sống khác với đại chúng trong xã hội , sẽ gây cho mình nhiều phiền phức . Cho nên dù trong bất cứ hoàn cảnh nào , chúng ta cũng không nên làm ngược lại . Khi chúng ta không thích ứng với xã hội , sẽ gặp rất nhiều phiền phức , tối ngày cứ bị người ta công kích , coi mình như quái vật .

    Thí dụ tại Tây Tạng , một gia đình có năm anh em cưới một người đàn bà . Bà vợ đó xấu không thể tả . Ở Tây Tạng họ dùng lọ nồi với mỡ dê thoa lên mặt , thành cô gái lọ lem . Họ tưởng rằng đen bóng mới là đẹp . Ở đây quý vị dùng phấn son , còn họ ở đó thì thoa đen (Mọi người cười). Không phải cô gái Tây Tạng nào cũng đều thoa đen , nhưng đa số nông phu đều làm vậy .

    Rủi như có một ông chồng tiếp xúc thế giới bên ngoài , thấy những cô gái đẹp khác , biết rằng vợ mình rất xấu , nên không muốn sống chung nữa , ra ngoài tìm một người trẻ đẹp khác làm vợ , trên mặt cô này không còn bôi lọ thoa mỡ nữa . Nhưng làm vậy sẽ bị gia đình công kích , bà con bạn bè sẽ đến làm phiền , do đó người này không thể ở được , phải dọn nhà ra ngoài tự lo cho đời sống của mình .

    Nếu như trước đó người này có thể được một miếng ruộng , một ngôi nhà , một phần tài sản , nhưng vì việc làm ngược lại với truyền thống này , sẽ bị cha mẹ trừng phạt , một xu cũng không cho . Người này phải dẫn vợ ra đi , tự tìm kế sinh nhai . Nếu chúng ta không tùy tục , xuôi theo truyền thống của xã hội , chúng ta rất gặp nhiều phiền phức ; điều quan trọng là ở đó .

    Cho nên Sư Phụ cũng cho đệ tử đi thọ giới . Thọ giới rất tốt . Nơi đó rất nghiêm khắc và họ có dịp so sánh , mới biết nơi Sư Phụ tốt như thế nào , có nghiêm như vậy không . Nếu không họ sẽ rất mẫn cảm , bị khiển trách một chút là bỏ đi . Thọ giới có ích . Chỉ có điều là có người không thích thọ giới . Họ nói thọ giới để làm gì ? Tu hành là được rồi , sao nhất định phải làm Tỳ kheo ?

    Thí dụ mỗi ngày chúng ta hành thiền nơi đây , không làm chuyện gì xấu ; xong việc là ngồi thiền . Thiền nhiều thì khỏi thọ giới cũng được , bởi lẽ không có phạm giới thì còn thọ gì nữa ? Phạm giới mới cần thọ giới . Người xuất gia chúng ta không làm gì xấu nên chẳng có cơ hội phạm giới ; cũng không ra ngoài cãi nhau với người khác nên không tạo khẩu nghiệp gì ? Ở trên núi không thấy chuyện gì bất mãn hay khiến cho người ta ác cảm , làm sao phạm ý nghiệp ? Mỗi ngày đều tọa thiền lại quán âm , có nghiệp chướng đều sẽ được rửa sạch . Như vậy có thọ giới hay không cũng không sao , có hiểu ý không ?

    Xuất gia là gì ? Là rời khỏi gia đình , rời khỏi sự luyến ái , rời khỏi ràng buộc ; muốn được thanh nhàn , tự tại , muốn có nhiều thời gian cùng tu hành với vị Chân Sư , học theo gương của Ngài , trí huệ Ngài , học cách giảng kinh . Gần gũi Ngài có thể học được rất nhiều , có thể nhận được ảnh hưởng sức chấn động của Ngài mau hơn . Vì vậy có nhiều người xuất gia theo Phật Thích Ca Mâu Ni ; không phải xuất gia là đủ , theo học với Minh Sư tại thế mới đúng , có hiểu không ?



  11. #591
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default SỨC CHẤN ĐỘNG CÓ THỂ HÓA GIẢI NGHIỆP CHƯỚNG


    Lúc Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế , cũng có những người xuất gia khác , nhưng họ cũng chẳng được những gì . Có người xuất gia còn bị xuống địa ngục , có phải không ? Trên kinh điển có nói , ngay trước mặt Phật , xuống địa ngục Phật cũng không cứu . Điều này cho thấy cần phải theo Phật học , và tin Phật nữa mới có thể được siêu sanh . Không phải xuất gia là có thể siêu sanh . Sư Phụ mới nói đến chuyện lái xe . Mặc dù chúng ta lái rất hay , giữ quy luật , người ta cũng có thể đụng chúng ta . Bởi vì họ uống rượu say , đầu óc căn thẳng , lái nhanh , hay có bệnh hoặc lơ đễnh ... có rất nhiều nguyên do .

    Cũng vậy , ở cõi Ta Bà này chúng ta không cách nào trì giới rõ ràng . Chúng ta hít thở cũng có sát sanh , đi bộ cũng sát sanh , khi tắm gội dùng xà bông hoặc bỏ thuốc sát trùng trong nhà vệ sinh cũng sát sanh , có phải vậy không ? Cho nên không cách nào tránh khỏi phạm giới .

    Muốn thật sự trì giới , bằng cách ngồi hai mươi bốn tiếng đồng hồ không nhúc nhích cũng không được , côn trùng nhỏ bò lên thân chúng ta , hay đụng vào thân chúng ta là chết . Cho dù chúng ta không hít thở , chỉ đụng một ngón tay , thí dụ dùng một cây kim đè lên một chỗ , chỗ bị đầu kim đè lên đã có vô lượng vô biên chúng sanh bị hại .

    Trong một phạm vi diện tích nhỏ như thế đã có vô số chúng sanh , huống chi chúng ta đi bộ , uống nước , nói chuyện , hít thở , động tới động lui , mặc y phục , giặt quần áo , tắm rửa , cạo tóc , gội đầu ... đều là phạm giới . Giới thứ nhất "không sát sanh" đã trì không rõ rồi , càng khỏi nói đến những giới luật khác , có phải không ? Tu hành không thể nào tránh khỏi việc phạm giới . Cho nên chúng ta cần nhờ đến lực lượng siêu thế giới . Nếu không , thọ giới cũng như không thọ giới vậy .

    Thí dụ có người bị ung thư não hay ung thư ruột , đáng lẽ nên mổ , chữa từ bên trong mới khỏi . Nhưng khi đau mà có người cho họ uống thuốc trụ sinh , hay chích cho mũi thuốc tê hay nha phiến , họ sẽ hết đau ngay . Nhưng ung thư vẫn còn , có hiểu ý Sư Phụ không ? Vì sao lúc đó hết đau liền ? Bởi vì thần kinh đã bị tê liệt , nên không cảm thấy đau . Đó không phải là phương pháp vĩnh viễn . Chỉ có tính cách tạm thời mà thôi , không thể trị tận gốc ; do đó ung thư vẫn là ung thư .

    Vì sao Sư Phụ cứ nhấn mạnh hoài là quý vị nên tu Pháp Môn Quán Âm ? Bởi vì chỉ có sức chấn động mới có thể hóa giải được sức chấn động thô kệch của chúng ta , giúp chúng ta rửa sạch nghiệp chướng . Đáng lẽ là Pháp Môn Quán Âm sau cùng mới dạy ; nên dạy niệm Phật , niệm năm câu trước , hay là niệm chú gì đó , huấn luyện tập trung tư tưởng , để cho thần thức ra đi . Đợi khi tập xong pháp môn này rồi , mới có thể tu Pháp Môn Quán Âm .

    Nhưng phương cách của chúng ta là dạy hết trong một lần . Vì sao vậy ? Bởi nếu không truyền nội âm này mà chỉ huấn luyện niệm Phật , nhìn ánh sáng ; đợi đến khi thần thức có thể xuất ra , sẽ không có người bảo hộ , không có sức bảo hộ của Sư Phụ có hiểu không ? Cho nên cần phải dạy Pháp Môn Quán Âm .

    Vì vậy kinh Lăng Nghiêm , Pháp Hoa đều được giảng sau cùng . Hai bộ này đều có đề cập đến "Pháp Môn Quán Âm" có phải không ? Phật Thích Ca Mâu Ni trước hết cũng huấn luyện đệ tử tu hành cho tốt , sau đó mới dạy họ Pháp Môn Quán Âm . Tuy A Nan phụng sự Phật rất lâu , cũng không được học Pháp Môn Quán Âm liền . Có một ngày A Nan đi ra ngoài bị Ma Đăng Già Nữ dùng chú mê hoặc , xém tí nữa là phá giới . Phật Thích Ca Mâu Ni phái Văn Thù Sư Lợi đến cứu . Khi A Nan trở về , Phật mới dạy cho Pháp Môn Quán Âm để bảo hộ , có hiểu chưa ? Không có Pháp Môn Quán Âm , đừng nói đến chuyện siêu Tam Giới . Đó chỉ là chuyện đùa .

    Muốn thoát khỏi Tam Giới mà không có âm thanh này , chúng ta không thể đi lên . Cần phải nhờ lực lượng này mới có thể kéo chúng ta lên . Thí dụ quý vị chỉ cần một chiếc xe đạp là có thể đi khắp Đài Loan , chỗ nào cũng đến , cũng qua hết . Đi hằng mấy năm , rất tự tại , muốn đi đâu thì đi . Nhưng đi vòng tới vòng lui đều chỉ ở Đài Loan . Bây giờ muốn đến Mỹ mà cũng dùng xe đạp là chuyện đùa . Muốn đến Mỹ phải đáp máy bay ; không thể nào dùng xe đạp bay lên trời . Nếu không người và xe đạp sẽ rơi xuống .

    Cho nên muốn tu cái gì thì phải chuẩn bị cái đó . Muốn siêu Tam Giới , muốn vượt ra ngoài Tam Giới thì phải dùng máy bay "Quán Âm". Không có máy bay Quán Âm không ai có thể đi lên . Cũng như không có máy bay , không ai có thể bay lên trời vậy , có hiểu ý Sư Phụ không ? Cho nên Pháp Môn Quán Âm là tối cao , đáng lẽ dạy sau cùng . Nhưng vì thời mạt pháp , thời giờ rất ngắn , sợ không kịp , nên Sư Phụ dạy hết để quý vị có lực lượng bảo hộ . Nếu không quý vị chỉ cần tu niệm Phật trước . Niệm Phật đến "Nhất tâm bất loạn" rồi mới có thể tu Pháp Môn Quán Âm , có biết không ?



  12. #592
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default SỨC CHẤN ĐỘNG CÓ THỂ HÓA GIẢI NGHIỆP CHƯỚNG


    Tuy quý vị không thấy được Sư Phụ , nhưng âm thanh quý vị nghe được là Sư Phụ , sức chấn động là Sư Phụ . Sư Phụ là ánh sáng , là sức chấn động , không phải là xác thân này . Thân này chỉ là một thứ chấn động khác cô đọng lại , mới có thể cho người ta nhìn thấy . Mỗi ngày quý vị đều thấy Sư Phụ , thấy ánh sáng tức là thấy Sư Phụ , nghe âm thanh tức là ở chung với Sư Phụ có hiểu không ? Có lúc quý vị không có quán âm cũng có âm thanh , bởi có Sư Phụ thì có sức bảo hộ .

    Cho nên cần phải tu Pháp Môn Quán Âm , không tu Pháp Môn Quán Âm sẽ rớt xuống không ai cứu . Cũng như người có bệnh , có thuốc mà không uống , đương nhiên bệnh sẽ càng lúc càng nặng , có ngày sẽ chết mất ; có cơm không ăn sẽ càng ngày càng đói , có ngày cũng sẽ chết đói . Ngày nào Sư Phụ cũng giảng Pháp Môn Quán Âm , nhắc nhở quý vị tu Pháp Môn Quán Âm , mà quý vị cũng đến nghe , có cảm thấy chán không ?

    Việc này cũng như mỗi ngày phải ăn cơm vậy . Hôm nay ăn cơm , ngày mai cũng ăn cơm , có phải không ? Cho nên có bao nhiêu thời giờ thì tu bấy nhiêu , đừng viện cớ nói không có thì giờ . Dù chỉ hai mươi phút cũng còn hơn là không , có phải không ? Nếu như thật quá bận thì cũng nên tu hai mươi phút . Quý vị phải ăn cơm cho nhanh , ít nói chuyện , ít gọi điện thoại , không có chỗ ngồi thiền thì vào nhà vệ sinh cũng được , không ai làm ồn mình .

    Vấn : Có nên nhận quà của người chưa thọ pháp không ?

    Đáp : Nếu có thể từ chối được thì nên từ chối . Nếu không từ chối được thì mua những vật khác tặng họ . Tuyệt đối không nhận quà của người ta . Nếu quý vị đủ công đức để nhận thì cũng hoan nghênh ! Nhưng Sư Phụ không nhận . Đó là nghiệp chướng hoa hồng . Cho nên tốt nhất đừng nhận . Nếu là người đã thọ pháp tặng thì có thể nhận . Người ngoài nghiệp chướng rất nặng , chưa được Sư Phụ rửa sạch , nên đừng nhận ; nhận rồi việc tu hành sẽ có chướng ngại . Quý vị hỏi đến , Sư Phụ mới đặc biệt giải thích ; chớ nên ra ngoài nói , vì người ta sẽ cho rằng chúng ta phỉ báng họ , có hiểu không ?

    Vấn : Người xuất gia theo Phật Thích Ca Mâu Ni để học Phật , tại sao họ có thể nhận bất cứ vật gì ?

    Đáp : Không phải nhận hết tất cả . Mỗi ngày họ chỉ cầm bát xin ăn một lần , lấy một chút cơm ăn ; y phục rách rưới , chỉ có ba bộ mà thôi ; đều là người ta bỏ rồi lụm về . Thí dụ có người chết đi , y phục không dùng đến được bỏ bên mộ . Họ đem về vá nối lại , làm thành một cái áo , cho nên áo cà sa của người xuất gia mới có nhiều miếng như vậy .

    Nhưng người xuất gia ngày nay dùng vải mới , cắt ra từng miếng , rồi mai trở lại , vừa mất thời giờ và mất công , lại khó coi . Xưa kia người xuất gia thường lượm vải của người ta bỏ đi , đắp vá may lại . Do đó y phục mới cần nhuộm , vì nhiều miếng vá lại với nhau , có nhiều sắc khác nhau , nhìn không trang nghiêm . Cho nên khi may vá thành một tấm , phải nhuộm thành màu vàng , hay thành một màu khác .

    Nhưng ngày nay thì khác hẳn . Mua vải mới về , cắt ra thành từng mảnh vụn rồi may trở lại để mặc . Bây giờ Sư Phụ mặc bộ y phục này , nhìn thấy đẹp , nhưng chỉ có mười bảy đồng NT (tiền Đài Loan) một thước . Thứ vải rẻ tiền này còn có thể cắt vá và may lại thành một bộ y phục . Nhưng có người mặc y phục rất đắc tiền , mua thứ vải rất sang , về cắt thành từng miếng một , rất uổng phí . Tất cả đều do truyền thống .

    Người xuất gia ngày nay có nhuộm y phục hay không cũng không sao . Y phục đều còn mới , không giống như thời xưa ở Ấn Độ ; một cái áo có hai ba thứ màu . Cho nên tăng phục ngày nay không cần nhuộm màu . Xưa kia hơn phân nửa nhân số Ấn Độ đều mặc vải trắng . Hiện nay cũng vậy . Khi họ mặc cũ rồi thì vứt bỏ . Y phục vẫn còn trắng , nhưng vì lấm nhiều màu , biến thành xám đen , dơ bẩn . Người xuất gia lượm từ nghĩa trang về , nhuộm thành một màu , nhìn mới trang nghiêm , chỉ thế thôi . Không có gì đặc biệt hơn , có hiểu không ?

    Tuy trong giới luật cũng có nói y phục cần phải nhuộm . Nhưng giới này không mấy ích dụng . Nếu cho rằng không nhuộm y phục không thể tu hành , là nói bậy . Ý Phật Thích Ca Mâu Ni không phải như vậy . Ngài chủ yếu muốn người xuất gia ăn mặc trang nghiêm một chút ; y phục rách rưới không sao , nhưng đừng quá nhiều màu sắc , nhìn thấy kỳ kỳ . Thí dụ áo Cà Sa của Sư Phụ , có nhiều miếng phúc điền gom góp lại ; miếng ngày màu đỏ , miếng kia màu xanh ; chỗ này màu vàng , chỗ kia màu đen . Nhìn như vậy có giống người điên không ? Dù có nhặt áo cũ về , cũng nên nhuộm cho thành một màu .

    Cho nên không nhất định giới luật nào cũng quan trọng . Nhưng năm giới là quan trọng nhất . Chúng ta trì năm giới là được rồi . Pháp môn của Sư Phụ , người tại gia cũng có thể tu , người xuất gia cũng có thể tu ; chỉ cần quý vị tìm thời giờ tu hành là được rồi , không cần phải xuống tóc . Đương nhiên xuống tóc rồi là phải theo ở với Sư Phụ . Có người không muốn rời Sư Phụ , nhìn Sư Phụ một cái là dính rồi , một bước cũng không rời ; khi ra đi cứ khóc hoài , khóc thật dữ dội và không ngừng . Trong quý vị ở đây có anh khóc , chị khóc , bà khóc (Mọi người cười).

    Không phải người Đài Loan đặc biệt có cảm tình . Có người thấy đệ tử Sư Phụ khóc , có cảm tình với Sư Phụ như vậy , tưởng rằng người Đài Loan tôn kính người ngoại quốc hơn ; không phải vậy đâu . Thật ra không phải vì người ngoại quốc gì hết . Hình dáng Sư Phụ cũng như quý vị , quý vị không cảm thấy người Việt Nam rất giống người Trung Hoa hay sao ? Nếu Sư Phụ không nói , không ai biết Sư Phụ là người Việt , có phải vậy không ?

    Cho nên không phải vì Sư Phụ là người ngoại quốc họ mới khóc , mà vì người tu Pháp Môn Quán Âm có một thứ ái lực không thể tưởng tượng được . Tu càng cao càng có ái lực . Người ta mới nhìn là thích , người công kích cũng thích , người phỉ báng cũng thích . Nhưng không thể biểu lộ ra ngoài . Họ cũng không hiểu vì sao thích .

    Có người vì vợ mình quá ưa thích Sư Phụ , nên phỉ báng Sư Phụ rất dữ . Đáng lẽ ra muốn đến trách hỏi Sư Phụ , nhưng khi thấy Sư Phụ thì không nói được ra lời , không dám phỉ báng gì nữa . Dường như bị mềm lòng vậy . Đó không phải là Sư Phụ dùng phương pháp gì kiềm chế . Sư Phụ không cần dùng thần thông , một chút thần thông cũng không dùng .

    Dùng thần thông vì mình còn bị buộc trong thân thể , không cách nào giúp đỡ người khác , không cách nào giải quyết tình trạng từ bên ngoài . Nếu như mình đã ở đâu cũng có , còn cần dùng thần thông làm gì nữa , có hiểu không ? Cần nên trị "gốc", không nên dùng thần thông gì .

    Thần thông vẫn còn là đẳng cấp nhỏ . Người bị buộc trong Tam Giới mới dùng thần thông , người ngoài Tam Giới thì khỏi cần . Tuy thân thể còn đó , nhưng chân nhân không ở trong thân . Cho nên họ ở đâu cũng có , có thể nhìn bất cứ chỗ nào , bất cứ vật gì . Cũng như có người ở trên không trung chụp hình , có thể nhìn thấy toàn thế giới vậy .

    Mỹ tuy phóng vệ tinh lên không gian chụp hình . Nhưng vệ tinh không thể chụp nhiều như vậy , và rõ như vậy , quý vị có biết không ? "Như Lai" chụp hình rõ ràng nhất , "Phật" chụp hình rõ ràng nhất . Bất cứ chỗ nào Ngài cũng chụp được .

    Cho nên Phổ Môn ý là phổ biến . Chỗ nào cũng có cửa , đều là pháp môn . Pháp Môn Quán Âm tức là Phổ Môn . "Phẩm Phổ Môn", "Phẩm Quán Âm", "Pháp Môn Phổ Biến" đều là một ý . Đôi khi Sư Phụ cũng nói không như nhau , dùng danh từ khác nhau , bởi vì căn cơ của thính giả khác nhau . Phật Thích Ca Mâu Ni và các vị Đại Minh Sư khác cũng đều vậy . Các Ngài dạy cùng một việc nhưng vì căn cơ của chúng sanh bất đồng , nên nói khác nhau .



  13. #593
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default SỨC CHẤN ĐỘNG CÓ THỂ HÓA GIẢI NGHIỆP CHƯỚNG


    Vấn : Có phải người tu hành không nên đốn cây bừa bãi không ?

    Đáp : Đương nhiên không thể đốn cây bừa bãi . Lòng thương của chúng sanh nên chiếu đến các loài vật và cây cỏ . Chúng đều có sinh mạng . Chúng ta ăn rau cải không phải chứng tỏ rằng chúng ta từ bi . Nếu thật sự từ bi là không ăn bất cứ gì cả . Nhưng quý vị đừng chết đói nhé ! (Mọi người cười). Vì không thể không lo cho thân thể này , nên mới ăn chút rau cải . Có một dạo ngay cả rau Sư Phụ cũng không dám ăn , Sư Phụ ăn vào thì sẽ khóc . Bây giờ đã quen , da đã dầy hơn rồi .

    Khi quý vị ăn cơm đừng có nghĩ gì . Nên cúng dường Thập Phương Tam Thế Phật , Thánh Nhân , Đại Bồ Tát , Đại Minh Sư trước rồi mới ăn . Người xuất gia có thể lấy một chút cúng dường chúng sanh bên ngoài . Chúng ta dùng "Ý" cúng dường . Kiến , trùng ... sẽ đến lấy . Cái đó có ích cho chúng . Sau đó chúng ta mới ăn . Không phải chỉ người xuất gia mà thôi , người tại gia cũng nên làm như vậy . Không cúng dường Phật mà ăn là ăn thực phẩm của ma . Chúng ta cúng dường Phật , Thánh Nhân rồi mới ăn là thực phẩm của Phật và Thánh Nhân . Muốn cúng dường Thượng Đế cũng được , không nhất định phải chấp trước vào chữ "Phật" này . Người theo Cơ Đốc Giáo có thể cúng dường Thượng Đế .

    Chúng ta cũng không nên đốn cây , nhưng nếu không tránh được thì thôi . Đương nhiên chúng ta đốn cây không phải vì ác tâm . Thí dụ như lúc cất nhà phải phá cây chặt cỏ . Đó là việc bất đắc dĩ . Nhưng nếu như không cần thiết , tốt nhất đừng đốn .

    (Có phải ma ở trên cây không ?) Ma ở đâu cũng có , không phải chặt cây rồi nó đi . Cho nên không nên phá hoại thiên nhiên . Hiện nay khí hậu tại Đài Loan biến đổi rất nhiều bởi vì đốn củi quá nhiều . Chỗ chúng ta ở vốn không có gió . Nhưng sau khi bị người ta đốn hết những cây ở núi chung quanh , đồ đạt đều bị gió thổi hư , cây cối cũng bị bão thổi ngã . Xưa kia cây ở đây mọc rất cao lớn , lại không có gió , vì có cây để cản gió . Hiện nay trên đồi trọc lóc , người đốn củi mới chặt cây xuống là có gió ngay . Đồ đạt của chúng tôi bị thổi hư rất nhiều ; cây ngã xuống , nhà cũng bị thổi hư .

    Không những vì lòng từ bi mà không đốn cây . Nếu chúng ta đốn bậy sẽ tổn hại đến chính mình . Chúng ta có thể thấy được nhân quả rất nhanh . Chúng ta đốn cây , sau này gió bão sẽ "đốn" chúng ta . Cây nhiều có thể cản gió . Mưa nhiều thì cây sẽ mọc càng to , càng rậm rạp , có phải không ? Nhưng đốn cây đi rồi thì gió đến liền , phá hoại những cây lớn khác . Giả sử không có mưa , cây cối sẽ càng lúc càng nhỏ , không lớn nổi . Hậu quả này không phải nhẹ vì cây sẽ càng ngày càng lần ít . Có quốc gia đốn hết cây cối , nên biến thành sa mạc .

    Sư Phụ đi qua Hy Lạp nhìn thấy núi ở đó đều không có cây . họ bảo rằng xưa kia cây cối rất nhiều , nhưng vì phải đốn cây làm thuyền đánh giặc , cất nhà , hay đốn củi nấu cơm , nên cây bây giờ càng ít . Sau đó luôn cả một cây nhỏ cũng không có , chỉ có cỏ mà không có cây . Ở đó rất ít nước , mưa cũng ít , thật đáng tiếc .

    Phật nói vật gì cũng hữu dụng . Chúng ta không đốn cây bậy bạ , không những vì chúng có sinh mạng , mà cũng là bảo vệ chúng ta . Sư Phụ thấy người Đài Loan đốn cây bừa bãi , Sư Phụ rất đau lòng . Nhưng Sư Phụ không có quyền lực , Sư Phụ không phải là người Đài Loan mà là người ngoại quốc (mọi người cười), lại là người xuất gia , cũng không thể tự ý nói với người ta . Nhưng thấy vậy thì đau lòng . Nếu quý vị thấy họ đốn cây bừa bãi nên khuyên họ , phải bảo hộ quốc gia . Nếu không sau này cây cối bị đốn quá nhiều , núi càng ngày càng trọc thì mệt lắm . Đài Loan có rất nhiều núi lửa , nếu không đủ nước sẽ nóng lắm .



  14. #594
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default SỨC CHẤN ĐỘNG CÓ THỂ HÓA GIẢI NGHIỆP CHƯỚNG


    Vấn : Nếu con cho lệnh giết ruồi , muỗi , hoặc gián ... thì có nghiệp chướng không ?

    Đáp : Ra lệnh gì ? (Lệnh của chánh phủ). Nếu cần phải làm thì làm . Vì sinh mạng con người còn quý hơn bất cứ loài vật nào . Đương nhiên chúng ta làm như vậy cũng có nghiệp chướng . Nhưng pháp luật của vũ trụ này là như vậy . Vì sinh tồn , động vật lớn có thể ăn động vật nhỏ . Nhưng động vật lớn cũng phải trả sạch nghiệp sát này . Nếu vì bảo hộ quốc gia , ra lệnh sát hại côn trùng , thì đó là nhiệm vụ chánh phủ , không nhất định có nhiều nghiệp chướng như thế . Đương nhiên cũng có , nhưng rất nhỏ . Tu Pháp Môn Quán Âm nhiều sẽ tiêu trừ .

    Sinh mạng con người còn cao quý hơn bất cứ sinh mạng nào . Vì muốn bảo hộ con người , nếu là cần thiết thì nên làm . Thí dụ nông phu trồng lúa , vì cần có thu hoạch tốt nên họ phải xịt thuốc giết sâu . Như vậy tuy là sát sanh rất nhiều , nhưng họ không còn cách nào hơn .

    Vấn : Sư Phụ nói phải bảo hộ nhân mạng , rủi như có người gần chết rồi nhưng cần phải uống thuốc bắc có thành phần động vật , như vậy có phải là phạm giới hay không ?

    Đáp : Phạm giới . Bởi vì mình có thể lựa chọn , có rất nhiều loại thuốc bắc , không có chất rượu , không có thành phần động vật , cũng có thể cứu mạng người . Nhưng vấn đề của người nhà nông thì khác . họ không còn cách chọn lựa nào khác , có hiểu không ? Thuốc bắc cũng có nhiều loại để lựa , không nhất định phải uống thuốc có thành phần rượu hay động vật , có hiểu không ? Không nên cố chấp như thế . Có thể chọn lựa mà cứ dùng thứ thuốc có chất rượu hay thành phần động vật , là tự mình tạo nghiệp chướng , Sư Phụ không có trách nhiệm .

    Uống rượu sẽ mê mờ trí huệ của chúng ta , làm cho đầu óc của chúng ta không sáng suốt ; tu hành không tốt , nghĩ không thông hiểu . Vì muốn cứu một chút bệnh của thân thể , rốt cuộc lại bị bệnh đầu óc , thì tốt ở chỗ nào ? Sau này đầu óc cứ u u mê mê , nghĩ không thông hiểu ; ngày ngày cứ mơ hồ , vì rượu sẽ phá hoại thần kinh trong đầu óc của chúng ta . Còn thuốc thì có nhiều loại , không nên chỉ uống một thứ thuốc mà thôi . Rượu có thể dùng thoa bên ngoài thân thể , nhưng không thể uống . Vậy mà Sư Phụ thấy nhiều người cứ dùng rượu để uống . Có một số người xuất gia cũng vậy . Họ tưởng rằng có thể uống được , nhưng thực tế là không nên .

    Khi Sư Ông của Sư Phụ có bệnh , lúc tọa thiền thấy "hóa thân" Sư Phụ bên trong nói : "Nếu khi có bệnh , uống thuốc có thành phần rượu hay động vật không sao". Sau khi xả thiền , Ngài nghĩ thầm sao hôm nay Sư Phụ bên trong nói khác với Sư Phụ bên ngoài ? Ngài rất nghi và không làm theo .

    Bởi vì Sư Phụ Ngài vẫn nhấn mạnh rằng dù là rượu thuốc cũng không thể uống . Cho nên Ngài tọa thiền thêm một lần nữa , cầu xin Sư Phụ bên trong giúp đỡ . Rốt cuộc người đó không xuất hiện . Đợi lúc thả lỏng "hóa thân" Sư Phụ lại đến và cũng vẫn nói rằng có thể uống rượu thuốc , uống thuốc có thành phần động vật không có sao . Lúc đó Ngài nhớ Sư Phụ Ngài từng dạy : "Khi tọa thiền nếu gặp Sư Phụ bên trong , phải nhìn xem cặp mắt có từ bi không ?" Ngoài cách nhìn đôi mắt , Sư Phụ cũng có dạy cách phân biệt đặc biệt . Lúc truyền Tâm Ấn Sư Phụ đã dạy cho quý vị cách phân biệt Phật thật , Phật giả ; nếu đã quên có thể hỏi đồng tu . Nơi này có người mới , Sư Phụ không thể thố lộ . Ngoài cách phân biệt nói trên , quý vị có thể niệm năm câu Sư Phụ dạy . Nếu là ma sẽ đi mất .

    Cho nên tu Pháp Môn Quán Âm rất an toàn . Sư Phụ đã nói cho quý vị biết hết , không giữ lại một bí mật gì . Quý vị tu hành không có chút ma chướng nào , không bị ma nhập , cũng không gặp nguy hiểm ; dù lúc đó các phương pháp đều quên hết , cũng còn hóa thân Sư Phụ ở bên cạnh chăm lo . Như thế có phải an toàn gấp mấy lần không ? Cho nên tu "Pháp Môn Quán Âm" không có người nào bị ma nhập .



  15. #595
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default KHAI NGỘ KHÔNG CẦN TƯỢNG PHẬT






    Quyển 4 : Bài 8

    KHAI NGỘ KHÔNG CẦN TƯỢNG PHẬT

    Sư Phụ Thanh Hải Thuyết Giảng Tại Đài Bắc , Đài Loan
    Ngày 5 tháng 11 năm 1986


    Quý vị nghe nói gia đình Sư Phụ rất giàu nên có thể xuất gia , quý vị sẽ nói : "Gia đình chúng tôi rất nghèo , do đó không thể xuất gia". Nói vậy là kỳ lắm (Mọi người cười lớn). Bất luận giàu nghèo đều có thể xuất gia , bởi vì xuất gia rồi sẽ thành người nghèo , không có tiền , nhưng tu hành không phải để chịu cực khổ .

    Kỳ Tiền Tam lần trước , Sư Phụ có kể một câu chuyện như sau : Ở Ấn Độ có một người tên là SRI Aurobindo , lúc bị nhốt trong tù ngục ngày ngày cũng cố công tu hành . Sau khi xuất ngục không những trở thành một người tự do , mà linh hồn cũng được tự tại và trở thành Đại Sư ở Ấn Độ . Hiện nay người này rất nổi danh tại Ấn Độ , trung tâm thiền định của ông nổi tiếng trên quốc tế . Dĩ nhiên ông đã vãng sanh rồi , nhưng vẫn còn nhiều người đến đạo tràng xưa kia của ông , hy vọng được một chút phước báu còn lại .

    Tu hành có hai cách : Một là đơn giản , hai là khó khăn . Tu hành đơn giản cũng có thể thành Phật . Tu hành khó khăn cũng có thể thành Phật , tùy theo nghiệp chướng của chúng ta . Nhưng không phải là chúng ta nên rời bỏ gia đình , đi Hy Mã Lạp Sơn , ăn rau sống như Sư Phụ . Sư Phụ làm vậy là vì hoàn cảnh như vậy , vì nơi đó không có gì để ăn ; không phải làm như vậy mới có thể thành Phật ngay .

    Sống trong gia đình thoải mái hơn cũng có thể tu hành được như thường . Chúng ta hay nói ở nhà rất bận , không thể tu hành . Nhưng vị Aurobindo mà Sư Phụ vừa kể sống trong tù , không được tự do , không được thoải mái . Nhưng Ngài tự khích lệ mình và cũng tu hành thành tựu như thường . Người tại gia sống thoải mái hơn , dễ chịu hơn , mà không biết tu hành . Cho nên bất cứ chuyện gì cũng phải có quân bình .

    Hôm qua có một vị đệ tử , đồng tu của quý vị , đến hỏi Sư Phụ : "Con muốn xuất gia có được không ? Có phải xuất gia là có công đức không ? Đi xuất gia ở đâu tốt hơn ?" Sư Phụ đáp : "Chỗ nào cũng được , chỉ cần có thời giờ tu hành thì xuất gia ở đâu cũng đều tốt cả". Nếu xuất gia mà không thể tu hành đàng hoàng thì còn tệ hơn người tại gia . Quá bận rộn , vì phần đông các chùa đều tụng kinh lạy Phật . Không phải Sư Phụ công kích phương pháp này hay là nếp sống đó , nhưng sống như vậy thì quá bận , không còn thời giờ để ngồi thiền . Đôi khi đến khuya mười một , mười hai giờ còn chưa về . Sáng sớm cũng không có thời giờ để thiền . Cả ngày ồn ào náo nhiệt . Người đệ tử đó còn nói rằng khi chưa gặp Sư Phụ , đã nhận lời một ngôi chùa là sau này sẽ đến xuất gia tại đó . Sư Phụ nói : "Được chứ , nếu như có thể tu hành được thì đến đó xuất gia . Đời sống xuất gia rất có ích".

    Tại sao lại xuất gia ? Vì chúng ta muốn xả bỏ những gì trên thế giới này , muốn có nhiều thời gian để tu hành . Vừa tu vừa đi độ chúng sanh . Tu hành là gì ? Không phải chỉ tọa thiền mà thôi , cần phải theo học với một vị thầy giỏi , tham thiền , đàm luận những ích lợi của kinh điển và đẳng cấp tu hành ... như vậy xuất gia mới có ích . Nếu xuất gia rồi , cả ngày cứ vùi đầu vào kinh điển , lật từng trang một , như vậy có ích gì ? Tụng kinh lớn tiếng , đến hết hơi , khan tiếng . tu hành chưa đi đến đâu , nguyên khí đã tiêu hao hết rồi .

    Tại Ấn Độ , những người xuất gia không có nhà cửa . Đó mới thật là xả bỏ gia đình ; ngày ngày chỉ đi bộ , bởi vì họ không có nhiều tiền , nên phải đi ăn xin như 2000 năm về trước . Có lúc người ta cúng dường họ một chút ít tiền thì đón xe công cộng đi một đoạn đường , còn không thì toàn là đi bộ . Vừa cầm bình bát vừa đi bộ ; đến chỗ nào nghe nói có thầy giỏi liền tham học , tọa thiền với họ , tu hành một thời gian . Nếu thấy không hợp ý hay không còn gì để học nữa , lại đi tìm thầy khác học hay cùng các đồng tu tọa thiền hoặc kiếm một hang động tự tu , tự tọa thiền trong một khoảng thời gian , rồi rời động , lại đi bộ đến chỗ khác .

    Bởi vì sợ chấp trước vào một chỗ , cho nên họ chạy tới chạy lui . Họ xuất gia là chính thật muốn tu hành tốt hơn , khác với trường hợp xuất gia tại đây ; bên này dường như quên mất mục đích xuất gia .

    Xuất gia rất tốt bởi vì không có người xuất gia cũng như không có Phật Giáo . Không có Phật Giáo có người sẽ không biết cách tu hành , không có cơ hội được học hỏi một ít quan niệm về tu hành , cho nên vẫn còn phải có người xuất gia . Người khác nhìn thấy người xuất gia sẽ thức tỉnh một chút về ý niệm tu hành , sau này sẽ từ từ đi hỏi người khác : "Vì sao người này cạo trọc đầu ? Vì sao họ khác với tôi ?" Người ta sẽ trả lời : "Ngài đó là hòa thượng của Phật Giáo", hay là gặp một người mặc bộ y phục trắng thì hỏi : "Người đó sao mặc như vậy ?" Người ta sẽ cho biết : "Đó là nữ tu của Thiên Chúa Giáo".

    Rồi mình sẽ hỏi : "Thiên Chúa Giáo , Phật Giáo là gì ?" Người khác sẽ giải thích : "Giáo Chủ của Thiên Chúa Giáo là Giêsu Kitô , hai ngàn năm trước đây đến Ấn Độ tu hành mười mấy năm , sau này lại tu trong sa mạc bốn mươi ngày . Sau bốn mươi ngày đó được hoàn toàn khai ngộ , trở thành Đại Sư Phụ . Giáo chủ của Phật Giáo là Phật Thích Ca Mâu Ni , cũng tu hành mấy năm , sau này trở thành Đại Sư Phụ ..." Nghe những chuyện đó không biết chừng mình sẽ phát tâm tu hành .

    Nhưng ngày nay chúng ta đã quên hết rồi . Những vị Đại Sư này tu hành đều không tụng kinh . Phật Thích Ca Mâu Ni từ trước đến giờ không có tụng kinh .



  16. #596
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default KHAI NGỘ KHÔNG CẦN TƯỢNG PHẬT


    Hôm qua Sư Phụ đi thăm một vị đồng tu (đệ tử Sư Phụ). Sư Phụ hỏi hiện giờ cô ta có tọa thiền không ?" Cô ta nói : Con xin lỗi , con không có thì giờ". Sư Phụ hỏi tiếp : "Vậy sáng sớm cô làm gì ?" Cô ta đáp : "Dậy sớm lạy Phật rồi tụng kinh". Sư Phụ hỏi thêm : "Đã không có thì giờ làm sao tụng kinh ?"Cô ta cho biết : "Tụng kinh rồi thì không còn thì giờ nữa". (Mọi người cười). Sư Phụ lại hỏi : "Cô có hiểu kinh không ?" Cô ta trả lời : "Hoàn toàn không hiểu". (Mọi người cười). Sư Phụ hỏi tiếp : "Đã không hiểu tụng kinh để làm gì ? Nên cố gắng tu hành . Nghiệp chướng nặng như vậy , không biết kinh điển mà còn muốn tụng kinh ? " Cô ta nói : "Dạ , Con xin sám hối . Sau này sẽ nghe lời Sư Phụ".

    Thật chịu luôn . Sư Phụ chỉ không gặp họ một thời gian , họ đã tụng kinh mà không tu hành . Thật là kỳ lạ , tự mình không thể kiểm soát lấy mình , phải có Sư Phụ từ sau thúc đẩy . Đa số người tụng kinh đều không hiểu ý kinh , tại sao phải tụng kinh ? Tụng kinh để làm gì ? Bởi vì khi xưa có nhiều người không biết chữ nên không thể đọc kinh . Hồi đó chưa có máy in hay máy chụp , không thể in thành nhiều sách , cho nên kinh điển rất là hiếm quý .

    Bởi quá hiếm quý , nên người xưa đều rất tôn kính kinh điển , mỗi người không thể có nhiều bộ kinh để có thể ngồi trong phòng sách của họ ngày ngày đọc . Cho nên cần có một người đọc cho nhiều người nghe . Có lẽ họ cho một người đọc trước , rồi những người khác đọc theo , cho đến khi nhớ được thì thôi . Sau đó mới truyền bằng miệng . Bởi vì xưa kia có rất nhiều người mù chữ , không hiểu kinh điển , cho nên phải dùng miệng truyền .

    Truyền thống này lưu truyền diễn biến đến nay , tạo thành thói quen mỗi ngày tụng kinh sáng chiều , nên đọc thuộc lòng kinh A Di Đà , nên tụng thuộc Tám Mươi Tám Vị Phật , chú Lăng Nghiêm , chú Đại Bi ... rất là khổ . Hiện giờ kinh điển nhiều như vậy mà vẫn cứ ngày ngày phải tụng kinh . Sư Phụ không hiểu tại sao phải tụng ?

    Xưa kia tụng vì không có máy in , không có nhiều kinh sách , cũng không dễ gì được đi nghe một pháp sư giảng kinh , càng không thể mang băng thâu âm về , cho nên phải có một người đi nghe kinh rồi về giảng lại cho nhiều người khác nghe . Như thế đọc kinh , tụng kinh mới có ích lợi , mới có phước báu , bởi vì lúc đó thầy thuyết pháp còn tại thế , Ngài nói cho hàng đệ tử nghe , đồng thời cũng truyền lực lượng cho họ , cho nên có phước báu .

    Nếu như có người chưa theo học với vị thầy đó , nhưng người thầy đó vẫn còn tại thế thì người học cũng có phước báu , có một chút lực lượng ; nghe thuyết pháp vài lần rồi cảm thấy thích ý , đến thọ pháp với vị sư phụ đó . Trường hợp đó tụng kinh mới có phước báu ; không phải ngày ngày tụng Nam Mô A Di Đà Phật hay là Nam Mô Hát La Đát Na Đa La Dạ Đa , Nam Mô A Lợi Da Bà La Yết Đế ... là có phước báu . Phước báu gì ? Máy thâu âm cũng biết tụng , nhưng nó có phước báu không ? Đâu có đâu . Không biết nghĩa kinh làm sao có phước báu .

    Tụng kinh vì muốn thấu hiểu đạo lý , quý vị muốn đến nghe kinh cũng vì muốn hiểu đạo lý , có phải không ? Muốn hiểu rõ tại sao chúng ta phải tu hành ? Tại sao chúng ta phải liễu thoát sanh tử ? Tại sao thế giới này đau khổ . Chúng ta muốn tìm một nơi vĩnh viễn an lạc nên mới đến nghe kinh .

    Nhưng không phải đến đây nghe kinh , rồi không hiểu , cũng có phước báu . Nếu vậy Sư Phụ chỉ cần dùng Anh ngữ thuyết pháp là được rồi , cần chi tới Quốc ngữ . Đối với Sư Phụ giảng bằng Anh ngữ thong thả hơn , không phải mệt như vầy . Nhưng vì muốn người ta hiểu rõ cho nên phải giảng bằng Quốc ngữ , nghe hiểu chưa ? Nếu không biết nghĩa kinh , tụng để làm gì ? Không hiểu kinh điển là không có ích . Vì hiểu cho nên chúng ta mới có thể học , không hiểu làm sao học ? Có tụng đến tóc bạc cũng không khai ngộ . Không hiểu mà khai ngộ gì ? Ngộ tức là minh bạch , có phải không ?



  17. #597
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default KHAI NGỘ KHÔNG CẦN TƯỢNG PHẬT


    Cho nên khi Sư Phụ truyền Tâm Ấn , bất cứ dùng ngôn ngữ nào Sư Phụ cũng đều đem những trường hợp và những gì quý vị cho là thần bí ra giải thích thật rõ ràng để quý vị nghe , cho quý vị thấy , như thế mới có thể hiểu ý đó là gì ? Dù có một tí ti cũng phải giải thích cho rõ ràng .

    Không phải ngày nay đem toàn bộ kinh điển tụng , tụng , tụng , như là máy thâu âm , như vậy làm sao có phước báu ? Có người vì tụng không hiểu nghĩa kinh , làm như lạy kinh rồi trí huệ của kinh điển sẽ chạy vào đầu . Như vậy làm sao được ?

    Thời xưa người tu hành hơi có một chút thần bí . Để có thể kềm chế người khác , họ không muốn kẻ khác biết được học lực của họ đến đâu , nghe hiểu không ? Bất luận họ nói gì người khác cũng dễ phục tùng . Họ sẽ nói : "Chuyện này mình không thể hiểu , có nói mình cũng không hiểu". Như vậy để mọi người thấy rằng họ cao hơn người khác , hình như người khác đều dốt nát , chỉ có những người tu hành biết tụng kinh mới là tài giỏi . Đó là truyền thống không tốt . Người thời nay đều rất thông minh , có thể lật mặt trăng , không dại lắm ; đã có đầu óc thông minh như vậy thì phải hiểu rõ lý do của việc tụng kinh .

    Lạy kinh không phải hoàn toàn vô ích , làm sao vô ích được ? Không phải vì kinh này giúp ích ta điều gì , mà có ích vì chúng ta thành tâm thành ý lễ bái , tập trung tư tưởng chúng ta , cho nên có cảm ứng . Nghe hiểu không ? Không phải tụng kinh lạy kinh là vô ích . Những pháp môn tu hơi thở như là đếm từ một đến mười , cũng có cảm ứng , còn có thể nghiệm . Hít thở cũng có cảm ứng , tại sao lạy kinh không có thể nghiệm được ? Nhưng không phải kinh điển cho con người thể nghiệm mà vì chúng ta tập trung tư tưởng cầu nguyện , cho nên có thể nghiệm , có cảm ứng .

    Không phải là người lạy kinh không tốt . Vì trước kia không có ai giảng dạy kinh điển cho nên đa số người đều không muốn để người thường biết đến kinh điển . Xưa kia tại Ấn Độ , giai cấp cao nhất là Bà La Môn , có học vấn nhất , kinh Vệ Đà chỉ có người Bà La Môn mới có thể học , người thường không học được , cho nên nhìn họ như những người khờ dại , không biết đạo lý là gì , đến nỗi đạo lý càng biến thành thần bí .

    Tu hành vốn chẳng có gì thần bí , nhưng vì chúng ta không thấy được lực lượng này , quơ tay không thấy nên cho rằng việc tu hành rất thần bí . Thật ra không phải vậy , lực lượng này cũng như là một dòng điện vậy . Bởi chúng ta không bắt được và cũng không hiểu lực lượng đó ra sao . Nhưng nếu chúng ta biết cách xử dụng là có thể dùng .

    Lực lượng tu hành là có thật chứ không phải không . Thần thông cũng vậy . Con người có thể dùng lực lượng của đầu óc , vì nó nằm bên trong người đó và thuộc về lực lượng bản thân , sẽ có thần thông . Họ có thể tu hành , có thể nhận biết được lực lượng bất khả xâm phạm ở bên trong họ . Tu hành càng cao , càng có thể biểu lộ lực lượng này , có thể ảnh hưởng người khác . Tu hành có được lực lượng lớn rồi có thể truyền pháp cho người khác ; như vậy quý vị nên hiểu rằng trên thực tế việc truyền pháp chẳng có gì thần bí .

    Thí dụ tuy quý vị không biết gì về "điện", nhưng trong không trung đều có điện . Nếu quý vị không học về điện sẽ không biết cách dùng . Nhưng có người học rất lâu , đã thành chuyên viên về điện , có thể câu nối dòng điện , biết làm sao cho đèn sáng . Với những người này , việc câu điện để thắp đèn cho mọi người không thành vấn đề . Nhưng nếu như chúng ta không biết , sẽ tưởng rằng người đó có thần thông . Thật ra chẳng có gì thần bí , vì chúng ta không biết , nên mới cho thần bí ; nếu biết rồi thì không còn gì thần bí nữa .

    Sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni đắc Đạo , Ngài công khai dạy giáo lý thần bí của Vệ Đà nên sau này mọi người đều biết đến . Giáo Lý của Vệ Đà và thể nghiệm khai ngộ của Phật hợp lại thành Phật Giáo . Nếu không , chúng ta sẽ không có Phật Giáo mà chỉ có Ấn Độ Giáo thôi .

    Cũng vậy , xưa kia không có người công khai dạy Pháp Môn Quán Âm ; và cũng không dễ gì dạy cho người khác . Người cầu pháp thường phải trèo núi vượt sông đi tìm pháp . Bây giờ Sư Phụ công khai dạy rất nhiều người , sau này giáo lý của pháp môn này kết hợp với một chút thể nghiệm của Sư Phụ có thể cũng sẽ trở thành Thanh Hải Giáo (Mọi người cười). Thật ra vốn không phải là sáng tác ra giáo lý mà đều là của người xưa để lại , nay đem ra chùi dầu đánh bóng cho người ta xem , cũng như đồ cổ , vốn đã có rồi , chỉ cần đem ra , chà bóng và sửa chữa trở lại rồi để vào tủ gương là bán được .



  18. #598
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default KHAI NGỘ KHÔNG CẦN TƯỢNG PHẬT


    Cho nên chẳng có gì thần bí hết . Từ xưa đến nay , người có địa vị cao thích cất giữ lại tri thức và đẳng cấp thuộc đặc quyền của giai cấp họ . Họ chỉ cho một số rất ít đệ tử thân tín biết , mà không muốn cho nhiều người biết . Như vậy bất cứ họ nói gì , mọi người đều nghe không hiểu , để chứng tỏ là họ cao hơn những người khác một bậc , do đó cũng dễ kềm chế những người này hơn . Nếu như mọi người đều biết thì địa vị của họ không còn gì đặc biệt nữa . Có phải không ?

    Sư Phụ nói đi nói lại cũng chỉ có vậy thôi , nhưng nhiều người vẫn không biết , nghe không hiểu rõ ; vẫn cứ chấp vào sự tu hành bên ngoài , vẫn chưa xã bỏ được ; vì đã quá quen với bề ngoài . Nếu như người nào khác có mà mình không có , sẽ cảm thấy ngứa ngáy , khó chịu . Thí dụ người ta có tivi mà mình không có có , sẽ cảm thấy kỳ kỳ . Người ta có xe mà mình không có , sẽ cảm thấy hơi thiếu thiếu , sẽ không an tâm ăn uống . Nếu như mọi người đều lạy tượng Phật , mình cũng nên làm theo họ , còn không sẽ thấy như không đúng .

    Có người nghe Sư Phụ nói bây giờ lạy tượng Phật vô ích , đã sợ rồi , không biết phải làm sao đây ? Với những người vốn đã không lạy Phật cũng chẳng ăn nhằm gì , bây giờ không lạy Phật đương nhiên là không sao . Nhưng muốn lạy Phật cũng được . Không phải Sư Phụ bảo quý vị đừng lạy . Lúc Thiền Tam , Sư Phụ giảng đạo lý hơi thâm sâu một chút , còn thông thường Sư Phụ cũng hay nói quý vị muốn lạy cũng được . Nhưng vừa lạy bề ngoài vừa lạy bên trong , như vậy quân bình hơn , hiểu rõ không ?

    Giáo lý của Ấn Độ Giáo và truyền thống của tôn giáo này tại Ấn Độ đã lưu truyền bốn , năm ngàn năm , cho đến nay vẫn chưa bị ảnh hưởng của nước ngoài , cũng chưa bị hủy hoại nhiều lắm . Còn Phật Giáo chúng ta tuy có lúc phát triển rất huy hoàng , nhưng cũng có khi bị hủy diệt , không thể phục hồi , phải di tản đến nước khác . Sau đó lại bị vua chúa nơi đây phá hoại , phải di tản đến nơi khác phát triển .

    Nhưng ở Ấn Độ không có tình trạng đó , tại sao vậy ? Bởi vì Ấn Độ Giáo không có đoàn thể tổ chức , việc tu hành có tính cách gia đình . Thí dụ bên chúng ta có Phật Tam Bảo , bên họ cũng có Bồ Tát của họ , nhỏ nhỏ thôi . Thậm chí còn nhỏ hơn thổ địa thờ bên lề đường . Bồ Tát của người Ấn Độ tin thờ cũng vậy , họ đặt hai ba Bồ Tát nhỏ cùng một chỗ , trên thân màu xanh màu đỏ , được lau chùi sáng sủa ; họ cũng cúng dường một chút hoa , một chút nước và một chút trái cây . Có lúc không thắp hương , cũng không có gì trọng đại , nghe hiểu không ? Nếu chúng ta đến nhà họ , nhìn thấy bàn thờ nhỏ này , sẽ chẳng nghĩ đến việc dẹp bỏ , bởi vì trông cũng không chướng mắt , chẳng gợi sự chú ý của kẻ khác .

    Thí dụ đến nhà người khác , thấy họ thờ thổ địa ở một chỗ nho nhỏ , chúng ta sẽ không thấy gì đặc biệt , nên dễ bỏ qua , có phải không ? Cho nên dù có tôn giáo nước ngoài xâm nhập , tín ngưỡng theo hình thức gia đình của Ấn Độ Giáo cũng chẳng có gì để gây lòng đố kỵ của người khác , khiến họ phải phá hoại . Chính phủ cũng chẳng quan tâm đến thứ tín ngưỡng nhỏ này của dân chúng . Họ thấy thứ tín ngưỡng nhỏ này cũng không sanh ra chuyện gì , nghe hiểu chưa ?

    Bởi vì họ đều tu trong gia đình , từ nhỏ đã bắt đầu ăn chay , có thể từ bé đã bắt đầu học kinh Vệ Đà , lễ bái thứ tượng đá nhỏ , mỗi tuần tắm cho các tượng một lần . Chỉ có thế thôi , không còn điều gì khác , rất ít bông tươi , nhang cũng ít . Người khác thấy Bồ Tát được thờ bái cũng như đồ chơi cao su của trẻ nít , nhìn chẳng cao lớn trang nghiêm như tượng Phật , cho nên không ai có lòng đố kỵ , có ác ý muốn hủy diệt .

    Nếu như chúng ta đến gia đình của một người Ấn Độ , nếu không chú ý kỹ , rất có thể sẽ không thấy được ngôi đạo tràng nhỏ đó , trông giống như một đạo tràng bỏ túi . Chúng ta có thứ sách bỏ túi , người Ấn Độ cũng có đạo tràng nhỏ để bỏ trong túi áo . Tương thần nhỏ xinh xinh , bông nhỏ dễ thương , không để ý sẽ không thấy được . Cho nên không ai cho rằng các gia đình đó có một tín ngưỡng gì kiên định .

    Cho nên đời đời kiếp kiếp Ấn Độ là Thánh Địa tu hành , vì từ nhỏ họ đã bắt đầu tu hành rồi . Họ không cần đạo tràng lớn , hay là tượng Phật lớn , họ cũng có Thượng Đế của họ . Đạo tràng nhỏ của gia đình là được rồi , cũng không cần tổ chức thành đoàn thể lớn . Bên đó họ như không có chùa chính thức . Nếu như có cũng không phải là đạo tràng lớn chính thức , chỉ có người xuất gia tu hành đi đi lại lại .

    Sư Phụ vừa mới nói họ không có đoàn thể thật giàu có , cũng không có tổ chức nào giàu có cất chùa lớn , cho nên với chính phủ hay với những tôn giáo ngoại quốc đều không cảm thấy bị áp lực của tín ngưỡng Ấn Độ Giáo đè nặng , cho nên cũng không muốn đi phá hoại hay hủy diệt Ấn Độ Giáo .



  19. #599
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default KHAI NGỘ KHÔNG CẦN TƯỢNG PHẬT


    Có một lần Sư Phụ đến nhà người Ấn Độ , hôm đó vừa đúng ngày thứ sáu , là ngày mà hàng tuần họ tắm rửa cho Bồ Tát . Họ dùng sữa bò , hoa tươi , hương liệu trộn lẫn với nhau , tắm rửa cho tượng thần . Nhìn vào cũng không thấy có nghi thức gì đặc biệt cung kính . Trước tiên họ lấy một hai trái dừa đã bỏ ruột , để nước tắm đã pha sẵn vào , rồi đem tượng thần nhỏ , Bồ Tát nhỏ , Thượng Đế tối cao của họ vào đó rửa . Những tượng đá nhỏ trông thật dễ thương .

    Trường hợp của Phật Giáo thì khác , lấy thí dụ chỗ chúng ta thuyết pháp hiện tại , có tượng Phật lớn như vậy , tự nhiên chúng ta sanh lòng tôn kính và có thái độ khiêm tốn , càng không dám vô lễ trước tượng Phật , vừa trang nghiêm vừa cao lớn , được đặt tại một chỗ cao nhất . Tự nhiên chúng ta sẽ cảm thấy có một áp lực vô hình khiến cho con người cảm thấy phải khiêm tốn .

    Nhưng khi nhìn thấy người Ấn Độ tắm cho tượng thần của họ , chúng ta sẽ thấy rất buồn cười . Họ dùng vật hứng nước lớn bằng cái ly đựng sữa tươi và thêm một chút hoa tươi , rất có thể còn thêm một chút cari , Sư Phụ không dám chắc , nhìn thấy vàng vàng , Sư Phụ nghĩ là cari ; sau đó mới để Bồ Tát nhỏ trên đất gia trì một chập , rồi từ từ đổ sữa vào , rửa sạch tượng thần . Rửa xong rồi để vào vị trí cũ . Hình như còn đốt một cây hương nhỏ , cuối cùng đặt hoa tươi một bên . Nghi thức tắm rửa đến đó là hết , nhìn chẳng có gì phức tạp đặc biệt cung kính lễ bái .

    Bên này nghi thức không đơn giản như vậy . Đảnh lễ là lạy đầu đụng đất , cung kính lắm . Cho nên người ngoại quốc hay những người không tin Phật , thấy chúng ta lễ bái như vậy sẽ cảm thấy kỳ cục . Sao lại đảnh lễ tượng Phật đó ? Rồi sanh ra ý niệm không tốt và có thái độ không tôn kính . Sau này họ thấy chúng ta lạy quá nhiều , sẽ ngăn chận chúng ta , nếu không , họ sẽ dùng bạo lực .

    Cho nên trên lịch sử mới phát ra nhiều tôn giáo bị bức hại . Xưa kia Phật Giáo phát triển rất huy hoàng , rất có tiếng , nhưng có lúc bị ngoại xâm bức hại không còn gì hết . Cây to thường hay gặp gió lớn ; quá lớn sẽ thành nhỏ , quá cao sẽ dễ bị rớt .

    Nhưng Ấn Độ Giáo cứ phát triển bình bình thuận thuận , không có thăng trầm , đời đời kiếp kiếp đều như vậy . Nhưng trong nội tâm họ tu rất tốt , hiểu biết việc tu hành rất nhiều . Điểm này khiến cho Sư Phụ kinh ngạc , bởi vì người của Ấn Độ Giáo từ nhỏ đã học giáo lý , khi lớn lên đã có tri thức căn bản tu hành , tư tưởng rất ổn định , nên không bị những giáo lý khác ảnh hưởng . Họ không ăn mặn (mọi người cười) và cũng không nghĩ đến thức ăn mặn ... Từ nhỏ đã hiểu rõ đạo lý , bất cứ chỗ nào họ cũng có thể tu hành , cho nên khi trưởng thành tự nhiên vẫn tin thờ Ấn Độ Giáo ; khi xuất gia , đương nhiên vẫn tin tưởng vào tôn giáo này , không có vấn đề gì .

    Lúc còn tại Ấn Độ , có một hôm Sư Phụ gặp một vị xuất gia của Ấn Độ Giáo , tuổi không trẻ , hình như gần sáu mươi , y phục cũ nát , dáng điệu nghèo khổ , nhưng vị này rất vui vẻ . Sư Phụ hỏi : "Vì sao thầy xuất gia ? Lý tưởng của thầy là gì ?" Vị đó trả lời : "Sao cô lại hỏi câu này ? Xuất gia là chuyện đương nhiên , đó là trách nhiệm của tôi . Mỗi người khi lớn khôn , làm tròn trách nhiệm rồi , gia đình đã chăm lo đầy đủ , con cái đã trưởng thành , trách nhiệm kế tiếp là nên hộ pháp , truyền pháp cho đời sau . Cần phải đi nhiều nơi , đem tôn giáo đến trước cửa mọi nhà , không để cho nó suy tàn . Đó là trách nhiệm của tôi . Sao lại hỏi tôi câu này ?"

    Vị này nói tiếng Anh rất hay , Sư Phụ hỏi : "Thầy nói tiếng Anh hay quá , trước kia thầy có phải là người có học không ? Thầy có địa vị trong xã hội không ?" Thầy đáp : "Có chứ sao lại không . Tôi làm việc cho chính phủ , tuy không phải là quan lớn , nhưng có cũng địa vị rất tốt . Gia đình tôi cũng khá lắm , cũng có học". Và thầy còn nói tiếp : "Người tin Ấn Độ Giáo như chúng tôi , nếu không có học , không thể xuất gia". Thầy đó nói như vậy , nhưng Sư Phụ vẫn không tin lắm . Sư Phụ đã đi qua nhiều nơi , thấy rất nhiều người xuất gia Ấn Độ Giáo , dù già hay trẻ , đều có thể nói được tiếng Anh . Xuất gia rồi không giống như Sư Phụ xưa kia , cứ đem theo Phật Di Lặc của mình cùng đi . Câu chuyện này Sư Phụ đã kể cho quý vị nghe rồi .

    Người xuất gia tại Ấn Độ không đem theo gì hết , họ thật sự làm được điều xả bỏ tất cả , xả bỏ đời sống và hai , ba vị Bồ Tát nhỏ trong nhà . Trước kia , tuy họ thờ phụng tin tưởng những Bồ Tát này , nhưng khi xuất gia rồi , thật không còn gì hết ; cũng không đem theo tượng thần . Họ thật sự hiểu được ý nghĩa xuất gia , không còn thờ tượng Phật lớn , mà vẫn tu hành được như thường .



  20. #600
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default KHAI NGỘ KHÔNG CẦN TƯỢNG PHẬT


    Khi xuất gia rồi , họ không đem theo gì cả , chỉ có ba bộ quần áo , một cái mền , một cây gậy , và một cái bình nước hình trái hồ lô , ngày ngày họ đi bộ nên việc tu hành rất tốt . Nếu như họ thấy việc tắm rửa các vị Bồ Tát của họ là cần thì họ làm . Nếu không cần , họ cũng có thể lập tức để xuống mà đi . Họ không cần có một ngôi chùa để ở , để tụng kinh chung . Họ đều đi bộ , bởi họ đã hiểu bên trong của họ có kinh điển rồi , nên không cần mang theo bên người , cũng không cần tụng , có phải không ?

    Tụng kinh là vì muốn học , muốn biết quyển kinh này nói gì . Tụng hết rồi tự hiểu được thì khỏi cần tụng nữa . Không phải là không hiểu cũng tụng hoặc hiểu rồi mà vẫn còn tụng . Như vậy dù có tụng đến tóc bạc cũng vẫn không ăn nhằm gì .

    Có đệ tử khuyên Sư Phụ đừng nói lạy Phật không có phước báu , như thế sẽ không có ai đến nghe kinh . Rốt cuộc càng ngày càng nhiều người đến . Đó là vì quý vị đã hiểu biết . Nếu quý vị không hiểu thì cũng là lỗi nơi quý vị , đừng khuyên Sư Phụ dại như quý vị (Mọi người cười).

    Sư Phụ đến đây là để dạy quý vị đạo lý cao một chút , không phải đến đây nói lời đường mật cho quý vị nghe , bảo quý vị là người tốt như vậy , lạy Phật là đủ rồi . Nếu quý vị muốn nghe những lời này thì Sư Phụ khỏi cần nói , quý vị nhìn hình Phật Thích Ca Mâu Ni kia (Sư Phụ chỉ hình vẽ Phật ngồi tọa thiền), Ngài có tụng kinh , gõ mõ , lạy kinh Phật gì không ? Hoàn toàn không có . Tại sao quý vị không hiểu Ngài ? Cho nên Sư Phụ không theo cách nghĩ sai lầm của quý vị hay là tán thán quan niệm mê tín của quý vị . Nếu như vậy thì khỏi cần có Sư Phụ . Sư Phụ sẽ đi ngay vì còn có những việc khác phải làm .

    Quý vị nên khuyên Sư Phụ giảng Chân Lý , sao lại khuyên Sư Phụ phải thuận theo cách nghĩ sai lầm của chúng sanh ? Sư Phụ không quan tâm đến việc có thể thu hút được bao nhiêu người đến đây nghe kinh . Nếu không có người nghe , Sư Phụ sẽ nói cho Sư Phụ nghe . Bởi vì Sư Phụ muốn nhắc nhở Sư Phụ đừng dại như thế , đừng để chúng sanh gạt . Nếu như Sư Phụ giảng đạo lý như thế gian , Sư Phụ sẽ như họ . Sư Phụ không muốn vậy .

    Thời xưa Trung Hoa có một vị Pháp Sư (Đạo Sinh Pháp Sư), lúc còn tại thế không có bao nhiêu người đến nghe . Lần nhiều nhất là mười bốn người , bởi vì không ai muốn nghe . Ngài bèn lên núi thuyết pháp cho đá nghe . Nghe xong , những cục đá đều gục đầu tán thành . Tuy thời đó không ai nghe Ngài thuyết pháp , nhưng cho đến nay Ngài vẫn nổi tiếng . Chắc quý vị đã nghe qua câu chuyện này rồi chứ ?

    Sư Phụ cũng bất kể có bao nhiêu người đến nghe kinh . Nghe hay không , Sư Phụ không lo . Không muốn nghe cũng không sao , Sư Phụ có thể để dành nguyên khí . Nói càng nhiều cuống họng càng không tốt , đối với Sư Phụ có ích gì đâu .

    Tu hành mà muốn thờ tượng Phật cũng được , bởi vì tượng Phật đại biểu cho một lý tưởng đơn thuần ; những người mới tiếp xúc với người của Phật Giáo chưa hiểu rõ , thấy tượng Phật sẽ hỏi đủ thứ . Chúng ta nhân cơ hội này kể chuyện cho họ nghe , thức tỉnh họ tu hành . Nhưng không phải chúng ta phải lễ bái mỗi ngày hay cầu vái chuyện gì mới là tôn kính Phật . "Hoằng pháp" là tôn kính Phật . Theo Phật tu hành "cùng pháp môn" là tôn kính Phật . "Thành Phật" là tôn kính Phật . Không phải lần nào cũng ép Sư Phụ phải như quý vị vậy . Nếu như thế , Sư Phụ không phải dạy dỗ , cũng không cần nói gì . Lạy Phật cũng được , tụng kinh cũng được . Những điều này quý vị đã biết rồi , còn cần Sư Phụ chi nữa , khỏi cần .

    Tu bề ngoài tuy cũng có một chút ích lợi , nhưng rất nguy hiểm , rất dễ khiến cho người khác sanh lòng đố kỵ và ác tâm , bởi vì họ không tin và muốn bài trừ tín ngưỡng của chúng ta . Thấy chúng ta tin như vậy , họ không thích . Họ không hiểu tại sao ngày ngày chúng ta cứ lạy tượng Phật gỗ này , nên muốn phá hoại tín ngưỡng của chúng ta . Nếu chúng ta hướng niềm tin tưởng của mình về nội tâm , không để lộ ra ngoài nhiều quá , họ sẽ không nảy sanh ra ác ý muốn phá hoại .

    Tu bề ngoài cũng được , nhưng nếu ngày mai không có tượng Phật thì chúng ta phải làm sao ? Nếu đột nhiên có một trận động đất , tất cả các tượng Phật ở Đài Loan bị phá hủy , vậy chúng ta phải làm sao ? Chẳng lẽ không còn tu hành được nữa ? Không có tượng Phật , không có Phật A Di Đà , không có liên hoa , không có đèn đỏ , không có nhang , chúng ta không thể tu được . Có phải vậy không ? Nương theo cảnh vật bên ngoài , chấp trước vào hình tướng bên ngoài , nếu những hình ảnh này mất đi chúng ta sẽ không còn cách nào để tu .



Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts