Page 4 of 40 FirstFirst 12345678142434 ... LastLast
Results 61 to 80 of 785

Thread: ✿ SÁCH KHAI THỊ - Các bài thuyết giảng của Thanh Hải Vô Thượng Sư

  1. #61
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Nghiệp Chướng Từ Đâu Tới ?


    Nghiệp Chướng Từ Đâu Tới ?



    Hôm nay , Sư Phụ nói tới "Pháp Môn Quán Âm" , đúng ra mục lục này phải đợi tới ngày cuối cùng mới nói , tại vì mọi người muốn biết gấp , cho nên hôm nay Sư Phụ nói trước . Nếu quí vị muốn hiểu biết Pháp Môn Quán Âm , trước tiên phải biết cái gì là "Âm" ? Cái gì là "Quán Âm" ? "Quán" là "Quán Tưởng" , "Âm" là "Âm Thanh" . Bình thường lúc chúng ta muốn quán niệm 1 người đều là đầu óc phàm phu mà quán tưởng người đó . Ví dụ như đôi mắt người đó lớn hay nhỏ , người đó cao hay thấp , mập hay ốm , và luôn cả tính tình ... Cái quán tưởng này và tình hình thực tế , lúc nào cũng có xê xích ; nếu dùng đầu óc phàm phu của chúng ta mà đi phán xét Phật tánh thì sự sai lệch này thật không thể tưởng tượng được .

    Cho nên phải dùng "trí huệ" để mà quán xét . "Trí huệ" này mọi người đều có nhưng không phải mọi người đều biết dùng . Nhân loại có phát minh và sáng tạo rất nhiều đồ đạc , hay học rất nhiều thứ trên thế gian này , cái này là do sự vô minh chứ không phải trí huệ . Cho dù như vậy , nếu không có trí huệ thì không có cách nào học tập và nhận thấy 1 cái gì cả , tại vì thông minh là đến từ trí huệ , đó là 1 phần nhỏ trong trí huệ mà thôi .

    Bây giờ chúng ta nói đến âm thanh phổ thông trên thế gian trước , rồi sẽ nói đến âm thanh của siêu thế giới - Phật âm . Từ xưa đến nay , trong sinh hoạt của chúng ta âm nhạc chiếm đi 1 phần rất là quan trọng . Chúng ta rất khó mà tưởng tượng , nếu thế giới này mà không có âm nhạc thì trong sinh hoạt sẽ có biết bao nhiêu là điều khổ não . Nhạc cổ điển hơi nhu hòa , nghe xong tâm hồn rất là khoái lạc , rất bình an , rất hiền lương , cho nên thời cổ có rất nhiều vị quân tử cao quí , hiền lương . Hiện đại có các loại nhạc kích động , nếu có người từ nhỏ bị ảnh hưởng bởi âm thanh này , sẽ biến thành rất khó dạy , tại vì người đó tượng trưng cho phong độ và cá tánh của người hiện đại .

    Ở bệnh viện thần kinh , bác sĩ cũng thường để cho bệnh nhân nghe loại âm nhạc nhu hòa để cho tâm thần của họ được lắng dịu xuống . Lúc chúng ta làm việc mệt mỏi hay là cảm thấy không vui , lúc đó chúng ta nghe âm nhạc thì sẽ cảm thấy thoải mái và tâm hồn cũng lắng dịu xuống .

    Ở trong vũ trụ , bất cứ vật gì cũng đều có chấn động , chấn động này sẽ biến thành âm thanh , cũng như đài phát thanh phát ra làng sóng âm thanh . Sau khi chấn động được thâu nhận qua sự chuyển tiếp của máy thâu băng thì sẽ biến thành âm thanh . Vạn vật trong vũ trụ đều có chấn động , mỗi vật có sự chấn động khác nhau , bất cứ là đá sỏi , cây cỏ , người ... , đều có sức chấn động riêng biệt của nó . Cũng vì có sự chấn động riêng biệt của nó , cho nên giữa người và động vật , giữa người và người , giữa chồng và vợ không dễ mà có sự kết hợp .

    Có 1 số người phát ra làn sóng chấn động rất là không hòa nhã , có người khi gần họ thì liền cảm thấy rất là không hợp . Ngược lại có 1 số người phát ra chấn động tốt . Khi nói chuyện , họ tạo ra 1 bầu không khí rất là hòa nhã , làm cho người chung quanh cảm thấy rất yên lòng , rất vui . Chấn động ở 1 vài nơi khi chúng ta tới gần thì sẽ cảm thấy rất vui . Nếu có người có sức chấn động không tốt , khi người đó tới nơi nào thì lập tức làm cho người ở đó bâng khuâng và lo âu không an . Tại vì làn sóng chấn động của người đó quá thấp , có thể nói nghiệp chướng và ác tâm của người đó quá nặng , và âm khí của người đó quá nặng mà dương khí của những người gần bên hơi nhiều , âm và dương không thể phối hợp với nhau , cho nên mới tạo ra cảm giác bâng khuâng và lo âu không an .


  2. #62
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Nghiệp Chướng Từ Đâu Tới ?


    Ở trên địa cầu này , không phải mỗi nơi đều có làn sóng chấn động giống nhau , vì trên địa cầu có đủ loại khoáng chất rải rác ra các nơi khác nhau . Cho nên người tu hành thường thường cảm thấy ở nơi nào cũng không yên ổn nhưng đối với người tu hành chân chính mà nói , nơi nào cũng là tịnh độ , nơi nào cũng là đất thánh . Nói thì dễ nhưng làm thì khó , có bao nhiêu người chân chính đạt tới cảnh giới này ? Chịu nổi cái bầu không khí không hòa nhã này ? Chỉ trừ một thiểu số người vô minh gần giống như sỏi đá . Một số người không tu hành cũng có thể cảm giác được , những người tu hành càng cao thì càng nhạy cảm mà thôi . Nhưng khi họ tu hành đạt tới cảnh giới cao nhất , thì ngược lại , đối với họ mọi nơi đều biến thành không có phân biệt .

    Không cần biết chúng ta sống chung với người nào , cũng đều bị ảnh hưởng với chấn động của họ . Nếu người ấy có khí độ hòa nhã thì chúng ta sẽ cảm thấy hòa nhã hơn . Nếu người ấy kích động thì chúng ta cũng sẽ cảm thấy bị kích động . Chúng ta thường nghe nói Phật Bồ Tát gánh nghiệp chướng của chúng sinh , đó là bởi vì các Ngài có thể mang cái chấn động lực có ảnh hưởng xấu phát ra từ chúng sinh , còn gọi là nghiệp chướng mà thu nhận vào trong người các Ngài mà mang chấn động tốt của tự mình đổi cho những người ấy . Đó là nhờ vào cái lực lượng của người tu hành , các Ngài có thể rửa sạch nghiệp chướng đó rất lẹ . Cần bao nhiêu thì giờ để rửa nghiệp chướng thì tùy thuộc vào bao nhiêu nghiệp chướng các Ngài thâu nhận vào . Trong lúc họ còn chưa rữa sạch nghiệp chướng này thì vẫn bị nghiệp chướng này ảnh hưởng . Cho nên rất có thể các Ngài bị bệnh hoặc bị người ta phỉ báng , đôi lúc bị giết chết .

    Ví dụ như Chúa Giê Su vì lãnh nghiệp chướng của chúng sinh mà bị đóng đinh trên cây thánh giá . Ngay cả Phật Thích Ca Mâu Ni , chúng ta hình như không có nghe là Ngài lãnh nghiệp chướng gì của ai nhưng mà trong kinh điển có ghi chép lại :" Có một người đã từng giết chết 99 người , sau này muốn giết luôn cả Phật nhưng giết không thành , trái lại còn được Phật độ , sau này cũng tu thành quả A La Hán ." Nếu như Phật không có lãnh nghiệp chướng dùm người ấy , vậy nghiệp chướng giết người của người ấy đi đâu rồi ? Giết biết bao nhiêu người cũng thành quả A La Hán , có phải là nghịch với luật nhân quả chăng ? Không phải , đó là vì công đức của Phật Thích Ca Mâu Ni rất lớn , Ngài có phước báu vô lượng , vô biên , rất đủ để Ngài thanh toán tất cả nghiệp chướng , không thành vấn đề , không phải người ấy không còn chịu nhận quả báo mà là Phật Thích Ca Mâu Ni đã lãnh dùm .

    Cho nên từ xưa đến nay , người muốn được giải thoát đều phải tìm vị đại minh sư trước , vì nếu chúng ta mới tu hành mà chỉ nhờ vào lực lượng của chính mình thì rất khó trả hết nghiệp chướng . Chỉ có đại minh sư ấy , nhờ cái đại phước báu đời đời tu hành , các Ngài mới có thể vừa chỉ dẫn chúng ta đường đi , vừa giúp chúng ta mang hành lý vì các Ngài có đủ lực lượng . Người thường có lực lượng của người thường . Người tu hành có lực lượng của người tu hành . Lực lượng ấy có thể chúng ta không thấy được nhưng lại là vô lượng , vô biên , tuyệt đối không phải lực lượng của thân thể mà có thể sánh bì . Quí vị nghe nói sau khi theo Sư Phụ truyền Tâm Ấn thì 5 đời được siêu sanh . Đó là nhờ vào cái lực lượng tu hành mang hết tất cả lên trên cho nên mới nói lực lượng của sự tu hành rất quí báu , bao nhiêu tiền cũng không mua được , bao nhiêu quyền uy cũng không thể đổi lấy lực lượng này .

    Đôi lúc Sư Phụ thuyết pháp , cảm giác rất là thoải mái nhưng đôi khi lại cảm thấy bị vật gì đè tới thuyết pháp không nổi và cảm thấy rất là mệt . Trong lúc truyền Tâm Ấn cho người cũng vậy , có lúc rất thuận lợi không có vấn đề gì , có lúc lại bị mệt như sắp chết . Đó là do những người tới nghe thuyết pháp hoặc tới xin truyền Tâm Ấn có làn sóng chấn động khác nhau . Cái chấn động khác nhau này tạo thành bởi cái gì ? Nó tạo thành bởi luật nhân quả , có liên quan tới nghiệp chướng đời đời kiếp kiếp của chúng sinh .


  3. #63
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Nghiệp Chướng Từ Đâu Tới ?


    Chúng ta vốn là Phật ; Chúa Giê Su cũng nói , chúng ta đều là con của Thượng Đế . Tuy là vậy thì tại sao có người giàu có , có người lại quá nghèo ? Có người rất thông minh ? Có người lại rất ngu si ? Có người rất lương thiện ? Có người lại rất gian dối ? Thứ nhất là vì tuy chúng ta vốn là Phật nhưng khi chúng ta tới cái thế giới Ta Bà , cứ lựa hướng thấp mà đi , quên đi cái đại trí huệ của mình . Thứ nhì là vì bị ảnh hưởng của thế giới mình ở .

    Thế giới này khác với thế giới của cảnh giới cao . Thế giới của cảnh giới cao có thể giúp chúng ta tu hành tiến bộ , làm cho chúng ta càng ngày càng thoải mái , càng ngày càng cao quí , còn hoàn cảnh của thế giới Ta Bà này rất dễ làm cho sự tu hành của chúng ta bị thụt lùi , càng ngày càng ngu dốt , càng ngày càng hư hỏng . Trên thế giới cực lạc , muốn gì được đấy , không có sự dau khổ , còn ở thế giới Ta Bà này cần phải cùng với thiên nhiên phấn đấu mới có thể tồn tại được . Cho đến Phật Thích Ca Mâu Ni cũng phải ăn cơm , cũng phải dùng vật chất trên thế giới này mới có thể tồn tại được . Thế giới này có hình , có sắc , có lạnh , có nóng , có đẹp , có xấu , có nam , có nữ và có sự phân biệt , so với thế giới cực lạc đều không giống nhau .

    Ở đó không hình , không sắc là thế giới không phân biệt . Cho nên khi chúng ta tới thế giới này thì biến thành một chúng sinh hướng về bên ngoài , thấy thức ăn là sanh khởi niệm ăn , thấy vật chất là khởi niệm thích hoặc không thích . Từ cái tâm chúng ta thường bị cái thích thú vật chất thu hút , vì thế mà từ từ quên đi cái đại trí huệ của tự mình , chúng ta với cái đại lực lượng của vũ trụ càng ngày càng xa lìa , biến thành một con người cô đơn .

    Tất cả vật chất vốn là thuộc về chúng ta nhưng vì chúng ta chỉ để ý trên một vài thứ vật chất mà chúng ta ưa thích cho nên chúng ta vô tình tự cột mình trong một phạm vi nhỏ , làm cho tình trạng bất phân biệt (trên thế giới cực lạc đều là một loại thân thể màu kim , không có phân biệt nam nữ) trở thành hửu phân biệt . Từ cái tâm của chúng ta toàn tâm toàn ý đi ưa thích một , hai người hoặc vật chất , làm cho tự mình càng ngày càng cô đơn , cắt đứt với đại lực lượng của vũ trụ , biến thành một lực lượng nhỏ bé , tích tắc là xài hết . Cũng như một con người ở trên sông Hoàng Hà mà theo đuổi những vật chất , vì bỏ hết tâm vào tình trạng đó thì sẽ tự nhiên quên trở về nguyên quán nhưng khi người ấy muốn xài nước thì chỉ có thể tạm thời ở lân cận tìm một chút nước để uống , dĩ nhiên là không đủ nước để xài .

    Cho nên chúng ta càng ngày càng biến thành yếu đuối , càng ngày càng không đủ trí huệ ; trí huệ càng không đủ thì càng phát ra tâm tham lam . Từ sự cảm thấy không an toàn thì càng muốn chiếm lấy nhiều đồ , cái tư tưởng tham sân si từ đó mà sanh ra ; cái tư tưởng ấy tạo thành một từ trường đặc biệt bao quanh chúng ta , dĩ nhiên sẽ thu hút tình trạng càng kích động đến từ trường của chúng ta , người này hơi nhu hòa thu hút vật chất nhu hòa và hình thành một cái mà ta gọi là nghiệp chướng .

    Chúng ta thường thấy một số người , bất luận họ làm điều gì , họ cũng đều làm sai . Đây là do từ trường của họ cứ hút những lực lượng không tốt hay là những lực lượng chướng ngại , lực lượng ngu , lực lượng ma chướng , nguyên do là không thể thu hút được cái đại trí huệ nào ở bên cạnh . Có một số người có bản tính động vật rất mạnh , đây cũng vì là từ trường của họ hay cũng vì là thói quen đời đời , kiếp kiếp vẫn chưa sửa tốt . Khi từ trường của chúng ta từ từ hướng về phía tốt mà cải biến thì cái đó tượng trưng cho chúng ta đang bắt đầu lên trên ấy . Phải tốn bao lâu mới có thể cải biến tốt , cái này còn tùy tâm của chúng ta có đơn thuần hay không . Trong kinh điển hoặc Kinh Đạo Đức đã từng đề cập tới phải biến thành cái tâm thiện chân thì mới có thể trở về Thiên Quốc .


  4. #64
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Nghiệp Chướng Từ Đâu Tới ?


    Muốn cải biến cái thói quen hoặc cái từ trường của chúng ta không phải dễ dàng , tuyệt đối không thể nhờ vào cái phương pháp nín hơi thở hay là tập YOGA thì có thể cải biến được . Vì thói quen đã bị đầu óc kiềm chế cho nên muốn cải biến thói quen là phải cải biến đầu óc của chúng ta , chỉ nhờ vào quán đơn điền , quán hơi thở ... thì không đủ dùng , chỉ có tu Pháp Môn Quán Âm mới là phương pháp đúng nhất .

    Tại vì cái âm thanh này là "Phật âm" , là âm thanh bản tánh ; khi vạn vật trong vũ trụ chưa hình thành thì đã có cái âm thanh này rồi . Cái âm thanh này là "Thắng bỉ thế gian âm" cho nên dùng nhĩ căn phàm phu nghe không được ; nhưng bất cứ chúng sinh nào cũng nghe được , chỉ tùy theo đẳng cấp khác nhau thì nghe được âm thanh khác nhau mà thôi . Bất cứ vật gì trong vũ trụ cũng đều có chấn động cho nên đều có âm thanh; cho dù là đá sỏi cũng có âm thanh nhưng rất vi tế cho nên dùng tai thịt nghe không được , chỉ có dùng trí huệ mới nghe được . Cho nên nói "Quán Âm" mà không dùng âm thanh . Bất cứ chúng sinh nào cũng có âm thanh , cũng có trí huệ , vậy tại sao không phải bất cứ ai cũng có thể quán cái âm thanh này ? Tại vì họ không có cái chìa khóa , không biết âm thanh ở đâu cho nên trước tiên cần phải tìm một vị sư phụ nào đó mà có thể mở cái cửa này .

    Tại sao cái âm thanh này lại quan trọng như thế ? Tại vì vạn vật trong vũ trụ đều tạo thành bởi cùng một âm thanh ; từ cảnh giới cao tới cảnh giới thấp cũng đều là liên hợp cùng với cái âm thanh này . Hồi nãy có nhắc tới chấn động của một số người không thể phối hợp với chấn động của một số người khác cho nên khó mà sống chung với nhau . Cũng như vậy , từ chấn động của chúng ta với chấn động của động vật hoặc một nơi nào đó không thể phối hợp cho nên chúng rất khó mà sống chung được với động vật hay sống luôn ở một nơi nào đó . Nếu có người ở mãi một chỗ nào đó , chưa chắc họ tốt hơn chúng ta ; rất có thể chấn động của họ quá thấp hay là chấn động của họ giống với chấn động của động vật cho nên mới không có cảm giác gì cả .

    Ví dụ như con heo , con cóc sống ở nơi dơ bẩn lại cảm thấy tự nhiên . Cái này rõ ràng là tại sao có chỗ làm cho một người cảm thấy khó chịu mà lại có người có thể sinh sống tại đó mà lại không cảm thấy gì cả và lại vui vẻ , đó là vì họ có thể phối hợp với bầu không khí ở địa phương đó ; còn cái chấn động của chúng ta cao hơn , nhu hòa hơn thì không thể phối hợp với chấn động thấp đó cho nên mới không thể tiếp tục sống ở nơi đó . Không thể tiếp tục sống ở nơi ấy không phải là bản năng của họ cao hơn chúng ta mà là người lương thiện lúc nào cũng không thể sống chung với người ác .

    Nếu có người muốn cải biến cái định mệnh thì phải dùng cái âm thanh cao nhất này , chúng ta hiện giờ chỉ có một bộ phận nhỏ , vả lại âm thanh chấn động không cao , cùng sống chung với thế giới có động vật , tức là vật cùng loại thì tụ với nhau .


  5. #65
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Nghiệp Chướng Từ Đâu Tới ?


    Nhưng có một loại âm thanh bao hàm tất cả chúng sanh , đó tức là "Phật Âm" , âm thanh bản tánh . Nếu chúng ta tu cái âm thanh này sẽ nâng cao chấn động lực của chúng ta , nâng cái đẳng cấp của chúng ta càng ngày càng cao . Từ bề ngoài nhìn vào có lẽ không khác đối với hồi xưa nhưng thân thể có thể phát ra ánh sáng , lúc thuyết pháp mọi người đều thích nghe , muốn độ người cũng đơn giản , tại vì chấn động của chúng ta đã cải biến , biến thành hơi nhu hòa , có thể làm cho người khác an tâm , giải thoát . Chấn động của họ sẽ bị chúng ta bao quanh , chúng ta cho họ chấn động tốt , mang chấn động xấu của họ tiêu trừ . Cũng như một người có lúc máu huyết không tốt , bác sĩ sẽ dùng máu tốt để đổi máu xấu của người ấy . Trong thùng nước khi nước không sạch , chúng ta sẽ mang nước dơ đổ đi mới có thể đổ một thùng nước sạch vào . Nhưng nếu chấn động của chúng ta không đủ tốt thì không thể nào đổi chấn động xấu của người khác , nếu không hậu quả sẽ rắc rối . Cho nên nếu muốn độ chúng sinh trước tiên cần phải nên tu hành .

    Hồi nãy đã đề cặp đến sự sinh sống trên thế giới Ta Bà này thì phải dùng cái công cụ của thế gian này , cái dụng cụ này (Sư Phụ tự chỉ mình) không thể nói tiếng Trung Hoa giỏi , cái dụng cụ này (Sư Phụ chỉ thông dịch viên Anh Văn) không thể nói tiếng Anh giỏi , cái dụng cụ này (chỉ thông dịch viên Đài Loan) không thể nhớ hết nguyên vẹn . Tất cả đều không hoàn mỹ cho nên mới có quá nhiều phiền phức này . Tất cả mọi người đều đi Tây Phương thì không có vấn đề này . Quí vị muốn đi Tây Phương không ? (đại chúng đáp : muốn) . Nếu mà muốn thì phải tu Pháp Môn Quán Âm , đây là con đường tốt nhất vãng sanh Tây Phương .

    Niệm A Di Đà Phật , trước tiên phải nhận biết A Di Đà Phật mới là "niệm Phật" chân chính . Nếu chỉ dùng miệng mà niệm A Di Đà Phật , đó chỉ là đẳng cấp A B C mà thôi . Tại vì "niệm" là tưởng niệm , chứ không phải là khẩu niệm . Nếu không nhận biết Phật thì làm sao mà tưởng niệm Phật ? Cho nên quí vị đừng tưởng rằng Pháp Môn Quán Âm không phải niệm Phật . Đây là cách niệm cao nhất , niệm Phật chân chính chứ không phải mỗi ngày la hét tên của A Di Đà Phật mới là niệm Phật , làm như vậy chỉ làm Ngài nhức đầu thêm mà thôi .

    Hồi nãy Sư Phụ có nói vạn vật trong vũ trụ đều có âm thanh , vạn vật trong vũ trụ đều tạo thành bởi âm thanh . Cái này trong Kinh Đạo Đức có nói :" Đạo khả đạo , phi thường đạo ; danh khả danh phi thường danh , vô danh thiên địa chi thủy , hữu danh vạn vật chi mẫu ". "Danh" hay "Đạo" tất cả chỉ cái âm thanh này hay là cái động lực này , chỉ là cổ văn và kim văn khi dùng thì có thể hơi khác nhau . Thật ra đều chỉ cùng một sự việc , điều này Sư Phụ nghĩ quí vị nên hiểu rõ .

    Vạn vật trong vũ trụ đều từ cái "danh" hoặc "âm thanh" tạo ra nhưng tại vì chúng ta là "người" cho nên chúng ta có được một bộ phận cao nhất của âm thanh và có thể có khả năng hoàn toàn thâu góp tất cả âm thanh . Còn động vật không đủ đẳng cấp để có thể hoàn toàn thâu góp được cái âm thanh này . Nếu chúng ta tu hành và nương vào cái âm thanh này , chúng ta sẽ nâng cao mình mãi mãi , để cho mình thu được cái âm thanh này càng nhiều thì đẳng cấp càng cao , cho đến khi hoàn toàn được trọn cái âm thanh thì mới thôi . Lúc đó chúng ta có thể phối hợp với bất cứ chúng sinh nào trong vũ trụ . Bởi vì mỗi chúng sinh là một bộ phận trong cái âm thanh này mà chúng ta đã hoàn toàn thâu được trọn cái âm thanh này rồi cho nên đối với chúng ta mà nói , nơi nào cũng là tịnh độ , mọi người đều là Phật , tất cả chúng sinh đều có Phật tánh , tới lúc đó mới đúng là thật sự có hiểu biết , nếu không cũng chỉ là "Tôi nghe nói rằng" mà thôi , không cách nào phân biệt được cái nào là thật , cái nào là giả .


  6. #66
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Nghiệp Chướng Từ Đâu Tới ?


    Cho nên tự mình có thể nghiệm , đọc kinh hoặc là nghe thể nghiệm của người khác đều khác nhau . Đọc kinh điển là đọc thấy cái thể nghiệm của người khác , chúng ta tu Pháp Môn Quán Âm cũng có thể nghiệm của tự mình , có thể so sánh với những gì đã ghi xuống trong kinh điển , coi có phải giống như thể nghiệm của người xưa , đôi lúc thể nghiệm của mình còn cao hơn họ , cũng không phải chúng ta cao hơn họ , mà là khi họ viết lại thể nghiệm đó , có lẽ đẳng cấp của họ không cao lắm , nếu so với đẳng cấp trong lúc họ ghi xuống rất có thể đã cao hơn một chút .

    Bây giờ chúng ta đã biết cái âm thanh đó có ảnh hưởng to lớn như thế nào , bất cứ chúng sinh nào cũng có sức chấn động hay âm thanh đó , rồi gây ảnh hưởng cho nhau . Cái thế giới này khác với thế giới cực lạc , tại vì thế giới này có động vật , có người xấu , có người tốt , có người bạo động , có người thanh tịnh , có người sung sướng , có người đau khổ ; rất nhiều loại người sống lẫn lộn với nhau . Chúng ta sống trong trạng thái trộn lẫn , rất khó mà an tâm tu hành , toàn là bị chướng ngại hay bầu không khí không tốt làm phiền chúng ta ; nhưng nếu chúng ta có thể chuyên tâm tu hành thì sẽ tiến bộ rất lẹ .

    Cho nên rất nhiều thiên nhân ưa thích đầu thai làm người , tại vì phải có cái thân thể này mới có thể tu hành . Chúng ta thường nghĩ cái thân thể này vô dụng nhưng không có nó lại không có cách nào tu hành . Cái thân thể này rất quí báu , phải nên lo lắng giữ gìn nó , ăn thức ăn có đủ dinh dưỡng nhưng đừng háu ăn ; phải bảo vệ thân thể , không nên để nó quá lạnh , quá nóng , quá khổ , quá mỏi mệt . Tu khổ hạnh không phải là tốt , đó là tự hành hạ mình , tự hành hạ mình là phạm tội rất nặng . Tự mình là Phật quá khứ , Phật hiện tại , Phật vị lai thì nên tôn trọng chính mình , tại sao phải tu khổ hạnh để tự hành hạ mình ? Nhưng nếu trong tình trạng không thể tránh khỏi thì khác .

    Ví dụ , quí vị nghe Sư Phụ kể trong lúc tu hành ở Hy Mã Lạp Sơn , mỗi ngày chỉ ăn một tí rau sống , tại vì ở đó đất hơi cao , không khí hơi loãng , nhiệt độ thấp , áp xuất cũng thấp , bất cứ là nấu cơm hay nấu rau cũng rất khó mà chín . Ăn rau sống hơi đơn giản , chỉ cần dùng nước sông Hằng rửa sơ sơ , bỏ một tí muối là ăn được , chứ không phải Sư Phụ cố ý tu khổ hạnh . Sư Phụ ở trên núi tại Đài Loan , trong chùa bế quan 3 tháng cũng vậy , mỗi ngày chỉ ăn 1 tí cơm và muối mè , uống tí nước mà thôi . Vì lúc đó không ai lo lắng , nếu mỗi ngày đều đi chợ mua rau cải thì còn gì là bế quan ? Biến thành bế cải rồi (đại chúng cười) . Cái này đều là vì tình trạng ép buộc cho nên có gì ăn nấy , tuyệt đối không phải tu khổ hạnh . Tu khổ hạnh không thể thành Phật , tu khổ hạnh thì biến thành người khổ , chúng ta sinh sống hằng ngày đã đủ khổ rồi , tại sao phải tu khổ hạnh nữa ?

    Muốn thành Phật phải tu Pháp Môn Quán Âm , dùng trí huệ quán âm thanh nguyên thủy , tại vì cái âm thanh tạo ra vạn vật trong vũ trụ , là lực lượng mạnh nhất trong vũ trụ , cũng là trí huệ cao nhất trong vũ trụ . Nếu chúng ta không nhờ vào cái lực lượng này , đại trí huệ này để tu hành , vậy phải nhờ vào những gì ? Tại sao phải nhờ vào cái bụng nhỏ bé tối thui (chỉ đơn điền) hay là cái hô hấp vô thường để tu hành ? Nếu khi chúng ta thiền thân thể không cử động hay là không hô hấp , lúc ấy làm sao tu ?

    Nhưng nếu nhờ vào cái đại lực lượng để tu hành , cho dù thân thể không thể cử động , hay là luôn cả bị thương nặng cũng không sao , tại vì người chủ của chúng ta với âm thanh này đã liên kết rồi , nó đã được giải thoát , không liên quan gì tới cơ thể này , cho nên đương nhiên vẫn có thể tiếp tục tu hành , nó vẫn có thể tiếp tục lo lắng cho sinh mạng của chúng ta để cho chúng ta tiếp tục tiến bộ . Cho nên nhờ cái gì cũng không đúng , chỉ khi chỉ nên nhờ vào cái âm thanh lớn nhất , cao nhất , nguyên thủy nhất , cái âm thanh có trước nhất trước khi chúng ta chưa tới . Vạn vật trong vũ trụ chưa tạo thành thì nó đã tồn tại , cho dù sau khi Tam giới bị huỷ mất nó vẫn tồn tại . Chỉ có nhờ vào cái lực lượng vĩnh cửu tu hành mới có thể đạt được sự vĩnh viễn tồn tại , nếu nhờ vào cái hô hấp vô thường chỉ có thể đạt được sự vô thường .


  7. #67
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Nghiệp Chướng Từ Đâu Tới ?


    Cho nên trong Kinh Lăng Nghiêm , Phật Thích Ca Mâu Ni có nói , bất cứ tu hành pháp môn nào cũng đều là chỉ tạm thời sử dụng , không phải là pháp môn vĩnh cửu , chỉ có Pháp Môn Quán Âm mới là vĩnh cửu , mới là pháp môn thật sự để tu hành . Nếu sau khi chúng ta tu Pháp Môn Quán Âm cũng sẽ đồng ý cách nói của Ngài . Lúc thiền thất (thiền bế quan bảy ngày) , Sư Phụ cũng có lúc dạy đệ tử một pháp môn khác ; ví dụ có đệ tử nói chỗ này không khoẻ , chỗ kia không khoẻ thì Sư Phụ sẽ kêu người ấy nằm xuống , làm mười cái hoặc một trăm cái hô hấp , cái này là vì người ấy trong lúc đó có một tí chướng ngại , Sư Phụ mới dạy người ấy phương pháp này để sức khoẻ người đó khoẻ một tí , chứ không phải Sư Phụ dạy pháp môn lạ nào . Nhưng có người không hiểu thì sẽ tưởng Sư Phụ dạy nhiều pháp môn .

    Một thí dụ khác , có người quá thích nói chuyện , họ hỏi Sư Phụ có cách nào để họ nói ít một tí thì Sư Phụ dạy người đó để lưỡi ở hàm trên . Thật ra đây là một phương pháp để trị những người thích nói chuyện mà thôi , khi vấn đề đã được giải quyết thì cũng phải tu Pháp Môn Quán Âm . Cho nên thành thật mà nói , hô hấp hay là để lưỡi ở hàm trên không thể tính là một loại pháp môn , chỉ có thể nói là một phương tiện mà thôi .

    Cũng như lúc ăn cơm , trên bàn có rau cải , có tàu hũ , có mì căn ... , nhưng có người mới bắt đầu ăn chay , còn chưa thích khẩu vị đó thì phải thêm một tí da vị như là tiêu , tương ... thì có thể cảm thấy ngon hơn một tí nhưng mà gia vị không thể thay thế cho cơm . Cũng như vậy , trừ Pháp Môn Quán Âm ra , còn tất cả các pháp môn khác chỉ là gia vị mà thôi , không thể thay thế cho bữa cơm chính .

    Trong kinh điển đã từng đề cập tới , nguyên thủy của vũ trụ chỉ là một loại âm thanh Word , âm thanh này sống chung với Thượng Đế , vạn vật đều tạo thành bởi cái âm thanh này , không có vật nào mà không sanh ra từ cái âm thanh này . "In the beginning was the word (sound) , and the word was with God , and word was God , everything was made by this , and nothing was not made by this". Đạo lý của Kinh Đạo Đức cũng nói như vậy . Lão Tử nói :" Đạo khả đạo , phi thường đạo ; danh khả danh , phi thường danh ; vô danh thiên địa chi thủy , hữu danh vạn vật chi mẫu ". Lúc bắt đầu có cái "danh bất khả danh" này , vạn vật trong vũ trụ mới được sáng tạo ra .

    Trong "Upanishad" , đây là một bộ kinh rất nổi tiếng của Ấn Độ , đều nói đúng cùng một đạo lý , "In the beginning was the word" , vừa bắt đầu tạo hóa là cái âm thanh này . Lúc âm thanh này phát ra vạn vật trong vũ trụ đều tạo ta cả . Cái âm thanh này là Thượng Đế , cái âm thanh này là Tạo Hóa , đều nói lên một sự việc giống nhau , tại vì Phật Thích Ca , Lão Tử , Thánh Kinh , Ấn Độ Giáo , Hồi Giáo đều nói cùng một đạo lý . Sau khi tu Pháp Môn Quán Âm và đi nghiêng cứu thêm các kinh điển khác thì có thể hiểu .

    Sau khi khai ngộ thì sẽ hiểu , bất cứ kinh điển nào cũng đều nói cùng một thứ , chỉ có từ ngữ các tôn giáo không giống nhau mà thôi . Vì người đời tam sao thất bổn và hiểu sai giáo lý của giáo chủ họ cho nên biến thành rất có nhiều môn phái . Những sự chia rẽ này là do sự lầm lẫn mà tạo thành . Ví dụ như , hiện giờ Sư Phụ dạy Pháp Môn Quán Âm , pháp môn này ở Đài Loan không có người nào hoặc pháp sư nào dạy qua cho nên rất có thể họ nghĩ rằng Sư Phụ dạy pháp môn ngoại đạo .


  8. #68
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Nghiệp Chướng Từ Đâu Tới ?


    Rất có thể họ không thấu hiểu ý nghĩa của câu "Thậm thâm vi diệu" trong Kinh A Di Đà Phật cho nên không cách nào hiểu tại vì sao Sư Phụ không dạy người ta niệm A Di Đà Phật . Sau khi quí vị tu Pháp Môn Quán Âm thì sẽ hiểu , chứ Sư Phụ không có dạy pháp môn nào khác . Pháp Môn Niệm Phật , Pháp Môn Quán Âm , Pháp Môn Kim Cang đều giống nhau , khi hiểu thì tất cả đều giống nhau cả .

    Phật Thích Ca Mâu Ni chỉ dạy một pháp môn mà thôi , còn tất cả các pháp môn khác đều do chính chúng ta đặt ra cho nên sau khi Phật nhập Niết Bàn rồi , chúng ta biến thành nhiều môn phái . Sau khi Phật rời khỏi thế giới này , rất có thể đại đệ tử của Ngài đi chỗ khác truyên Pháp Môn Quán Âm nhưng chỗ đó chỉ nhận biết Phật Giáo của người phổ biến ra mà thôi . Cho nên khi đại đệ tử ấy ra dạy Pháp Môn Quán Âm thì hình thành tông phái khác nhau , ví dụ như phái Tịnh Độ , phái Cao Đài ... thật ra các Ngài đều dạy cùng một thứ . Tại vì Sư Phụ đã tu qua rất nhiều tôn phái nên Sư Phụ mới rõ . Những gì Sư Phụ đã nói đều là từ thể nghiệm cá nhân . Ở Bành Hồ , Sư Phụ đã từng nói qua , pháp môn khác nhau , không có chỗ nào khác nhau . Ở đây Sư Phụ không muốn nói nhiều , nếu quí vị muốn nghe thì có thể thỉnh băng thuyết pháp tại Bành Hồ về mà nghe .

    VẤN : Niệm Phật có lợi hay không ?

    ĐÁP : Có lợi nhưng lợi không nhiều , nhưng niệm Phật còn tốt hơn niệm những việc trên thế gian này , tại vì đầu óc của con người rất khó mà không niệm một cái gì cả . Bình thường thì thích niệm chồng , niệm vợ , niệm danh lợi , niệm một đống phiền não . Nếu tập trung chỉ niệm Phật , ít nhất tạm thời có thể bỏ xuống đồ đạt trên thế gian này , làm cho đầu óc thanh tịnh một tí cho nên mới nói niệm Phật còn đỡ hơn niệm thế gian . Nhưng khi niệm Phật nên chuyên "tâm niệm" , không nên chỉ dùng "khẩu niệm" , nếu đầu óc vẫn nghĩ bậy bạ thì niệm cho nhiều cũng vô ích , càng niệm càng phiền . Trước khi chưa theo Sư Phụ học Pháp Môn Quán Âm người đang niệm Phật có phải là nên tiếp tục niệm Phật hay không ? Dĩ nhiên tại vì họ không còn gì để lựa chọn .

    VẤN : Xin hỏi niệm Kinh và đọc Kinh , cái nào tốt hơn ?

    ĐÁP : Quí vị thích gì thì làm cái đó , nếu không hiểu ý nghĩa của Kinh thì đọc cũng không tốt , niệm cũng không tốt (ý của Sư Phụ muốn nói , quí vị có thể niệm nhưng nếu không hiểu ý nghĩa của kinh thì nên đổi qua đọc , rất có thể sẽ dễ dàng hiểu ý nghĩa của kinh) , nếu quí vị cảm thấy đọc kinh sẽ dễ hiểu thì quí vị đọc kinh hoặc niệm kinh là có công đức . Nhưng nếu chỉ đọc mà không hiểu ý nghĩa của kinh cũng không có công đức , tại vì đọc chỉ hiểu ý mà thôi chứ không có thể nghiệm thực tế .

    VẤN : Xin hỏi đọc kinh và niệm kinh có công đức không ?

    ĐÁP : Sư Phụ kể cho quí vị nghe một câu chuyện , có một ngày Bồ Đề Đạt Ma gặp một vị pháp sư , vị pháp sư ấy rất ưa thích niệm Kinh Niết Bàn , Bồ Đề Đạt Ma mới hỏi vị pháp sư :" Ông niệm cái này có lợi ích gì ?" Vi pháp sư đáp :" Niệm cái này có thể thành Phật , liểu thoát sanh tử ." Bồ Đề Đạt Ma nói :" Cho tôi quyển kinh này để tôi mang nó đốt đi , coi bánh vẽ bằng tay có thể no bụng không ?"

    Đây là giải đáp của Sư Phụ , vừa ý không ? Đây là Bồ Đề Đạt Ma nói , không phải Sư Phụ nói , Sư Phụ bây giờ rất sợ nói thể nghiệm của tự mình .


  9. #69
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Nghiệp Chướng Từ Đâu Tới ?


    VẤN : Xin hỏi Sư Phụ , nếu niệm kinh không có công đức , vậy ở ngoài kia có rất nhiều người niệm kinh thì phải làm sao ?

    ĐÁP : Sư Phụ không có kêu họ đừng có niệm kinh , họ có thể tiếp tục niệm kinh , Sư Phụ cũng không dám kêu họ đừng có niệm kinh , thật ra nói ra cũng vô dụng mà thôi ! Ở đây có năm , sáu chục người mà thôi . Ở ngoài kia có năm sáu chục vạn người niệm kinh , Sư Phụ không thể đi nói từng người , từng người và cũng không thích làm chuyện đó . Niệm kinh hay không niệm là chuyện của họ , trên thế gian này lúc nào cũng có chuyện xảy ra , Sư Phụ tu hành thì chỉ lo chuyện của Sư Phụ , ai hỏi thì nói , còn không hỏi thì không nói .

    Niệm kinh còn tốt hơn niệm chuyện thế gian , tại sao lại không thể niệm ? (Tất cả cười) . Niệm kinh còn tốt hơn niệm tiểu thuyết ! Sư Phụ rất tán thán niệm kinh , ít nhất họ còn nghĩ đến Phật , nghĩ đến Pháp , nghĩ đến Tăng , không có hoàn toàn quên lãng , còn nhớ một tí tí . Nếu không niệm kinh , có lúc làm không ra chuyện tốt nào , tối ngày cứ đi nói chuyện tào lao tại vì cái miệng thích nói quá mà ! Cho nên đọc kinh cũng có lợi , về nhà mệt rồi không thể nói chuyện thị phi của người khác (Tất cả cười) .

    VẤN : Khi chúng con niệm Phật có thể niệm tới một trình độ nào , tức là cho dù không niệm bên tai cũng có âm thanh Phật , xin hỏi hiện tượng này là xấu hay tốt ?

    ĐÁP : Không thật tốt cũng không thật xấu . Lúc ấy , quí vị đã biến thành cái máy thâu băng (tất cả cười) , lục căn lục trần của chúng ta quen rồi , nghe quá đầy rồi , thì có thể phát ra , cũng như nước trong ly này , nếu khi để quá nhiều nước thì cũng sẽ tràn ra . Niệm Phật quá nhiều thì biến thành cái máy thâu băng , vậy có thể đỡ tốn tiền mua băng thâu rồi (tất cả cười) .

    VẤN : Trong ba thứ độc , loại nào khó dứt đoạn nhất ?

    ĐÁP : Đây là do người tạo ra , có người hơi "tham" , có người hơi "sân" , có người hơi "si" . (Còn theo kinh nghiệm của Sư Phụ thì sao ?) Sư Phụ cũng khó mà dứt đoạn ba cái này . Sư Phụ rất là tham , rất là sân , rất là si .

    Tham những gì cao quí nhất , tham cả vũ trụ , Sư Phụ muốn thành Phật (tất cả đều vỗ tay) .
    Sư Phụ rất sân là vì chúng sanh quá vô minh . Tất cả chúng sinh đều có cái bảo châu này nhưng không biết dùng , Sư Phụ rất là giận ! Cho nên không thể dứt cái sân này .

    Và Sư Phụ cũng đại si , tại vì đã mê cái "đạo" này , bây giờ không thể trở về ; phải tiếp tục hướng lên , khi lên là không thể quay trở lại . Nếu quí vị mê một người con gái , rất có thể một ngày quí vị tỉnh dậy . Ví dụ quí vị thích một người con gái nhưng nếu có một ngày người con gái đó biến thành người xấu xí thì quí vị không còn thích nàng nữa . Nhưng Sư Phụ đã mê cuồng cái "đạo" này thì vĩnh viễn không tỉnh dậy nữa , không người nào có thể khuyên Sư Phụ trở đầu cho nên tham sân si của Sư Phụ rất là khó dứt đoạn (Mọi người vỗ tay) .


  10. #70
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Nghiệp Chướng Từ Đâu Tới ?


    VẤN : Niệm Kinh không giúp gì cho sự thành Phật nhưng đối với nhân thiên phước báu có giúp đỡ gì không ?

    Con đã từng đọc một quyển sách , có người khi gặp tai nạn , vì lý do niệm Kinh A Di Đà , kết quả trốn được nhóm quân lính đang theo đuổi , tại sao người ấy niệm kinh mà có thể trốn khỏi tai nạn ấy ?

    ĐÁP : Tôi không biết người ấy là tại vì niệm kinh mới tránh khỏi tai nạn hay là tại phước báu của người ấy , hay là tại vì cũng trông lúc đó , quân lính cũng không trông thấy người ấy . Nếu quí vị tin người ấy thì quí vị có thể niệm kinh , niệm kinh rất tốt . Nhưng liên quan đến phước báu hay không có phước báu thì Sư Phụ không thể nói , không cần lo cái này . Có phước báu cũng chỉ là nhân thiên phước báu mà thôi , rất ít , phước báu ít không thể dùng . Đối với Sư Phụ mà nói , tại vì Sư Phụ rất tham mà cho nên loại phước báu nhỏ này đối với Sư Phụ như không có . Mặc dù Sư Phụ nói là không có , thật ra cũng có một chút thì quí vị cứ tiếp tục niệm kinh đi (mọi người cười) , niệm kinh rất tốt , ít nhất chúng ta nhớ Phật nói những gì . Những gì Phật nói so với những gì thế gian nói đều tốt hơn cả . Nó có thể làm cho đầu óc chúng ta có thêm ảnh hưởng tốt , có một tư tưởng và quan niệm tốt .

    VẤN : Chúng con có thể được dùng Kinh Phổ Môn để mà giải thích tư tưởng của Lão Tử không ?

    ĐÁP : Được . Nếu quí vị gặp những người Đạo Giáo thì dùng tư tưởng của Lão Tử để mà giải thích Kinh Phổ Môn . Nếu gặp những người Phật Giáo thì dùng Kinh Phổ Môn giải thích tư tưởng Lão Tử ; linh hoạt mà dùng , tâm không có quái ngại , không có phân biệt . Nhưng nhất định thấu hiểu cho rõ ràng rồi mới có thể nói tâm không có quái ngại ; nếu không , sẽ không giải thích được gì , bị người khác hỏi một cái là sẽ có trở ngại . Cho nên phải hoàn toàn thấu hiểu mới có thể giải thích cho người khác nghe . Ví dụ hôm nay , quí vị nghe Sư Phụ thuyết pháp nói kinh điển gì cũng đều nói giống nhau , sau khi về nhà thì lập tức nói cho người nhà nghe , người nhà sẽ nêu ra rất nhiều câu hỏi để hỏi quí vị , tại vì quí vị chưa có thể nghiệm thực tế cho nên sẽ bị bắt bí , không thể trả lời được .

    VẤN : Nói một cách khác không cần biết là một tín đồ Đạo Giáo hay là Cơ Đốc Giáo , nếu tu hành cao họ có thể hiểu nội dung trong Kinh Thánh hay không ?

    ĐÁP : Nếu người ấy tu hành rất cao như quí vị nói , dĩ nhiên là có thể hiểu . Thật ra , Phật Giáo vốn là không có , trước khi Phật Thích Ca Mâu Ni chưa tới , Phật Giáo từ đâu tới ? Chỗ nào là có Phật Giáo , Phật là gì ? Một người hoàn toàn khai ngộ tức là Phật , cho nên một Lão Giáo Đồ (chỉ Đạo Gia) hoàn toàn khai ngộ , cũng có thể tự xưng là Phật . Tất cả người nào cũng là tín đồ Phật Giáo , họ chỉ cần làm một người tốt , người có đạo đức , có tu hành , chứ không cần phải có pháp danh hoặc quy y theo một vị pháp sư nào mới là tín đồ Phật Giáo . Cái hàm ý của Phật Giáo không phải là nhỏ , Phật Giáo rất lớn , Lão Giáo rất lớn , Cơ Đốc Giáo cũng rất lớn . Chỉ có chúng ta tự mình mang cái tôn giáo làm nhỏ hẹp lại . Đây là điều sai lầm của chúng ta , chứ không phải ý chính của giáo chủ là như vậy .

    VẤN : Sư Phụ nói "Âm thanh" có phải là giống như âm thanh mà chúng con nghe hàng ngày không ?

    ĐÁP : Không giống nhau , âm thanh này phải được truyền pháp xong mới nghe được , người bình thường nghe không được .

    VẤN : Người tại gia có thể tu Pháp Môn Quán Âm không ?

    ĐÁP : Được . Phật Thích Ca Mâu Ni cũng có rất nhiều đệ tử tại gia , trong Kinh Lăng Nghiêm có hai mươi lăm vị Bồ Tát đã nói ra thể nghiệm tu hành của họ , hơn phân nửa đệ tử tường thuật thể nghiệm tu hành tại gia của họ , người tại gia càng nên tu Pháp Môn Quán Âm này .


  11. #71
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Nghiệp Chướng Từ Đâu Tới ?


    VẤN : Nhiệp chướng có thể dựa vào tu hành mà tiêu trừ đi không ? Hay là sau một cơn bệnh nặng mới có thể tiêu trừ ?

    ĐÁP : Nếu tu hành tốt có thể tiêu trừ nghiệp chướng , nếu không tu hành cho dù có bệnh nặng cũng không thể tiêu trừ . Tại vì một cơn bệnh không đủ để trả nghiệp chướng to lớn như vậy . Phân nữa nghiệp chướng dùng lửa đốt thì mau hơn . Tu Pháp Môn Quán Âm nghiệp chướng rất mau được tiêu trừ , tại vì Sư Phụ có thể thay thế quí vị gánh vác phân nửa nghiệp chướng rồi .

    VẤN : Tu Pháp Môn Quán Âm có phải cần có Sư Phụ truyền pháp mới có thể tu hay không ? Nếu không gặp được Sư Phụ thì vĩnh viễn không cách nào mà tu hành ?

    ĐÁP : Đúng , nếu không gặp được Sư Phụ chân chính thì không cách nào tu . Rất có thể đôi lúc quí vị nghe được một tí âm thanh nhưng lại không hiểu cái này là cái gì ? Ngày hôm sau quí vị muốn nghe nữa thì không chừng lại không nghe được nữa nhưng mà sau khi truyền pháp , âm thanh này vĩnh viễn tồn tại .

    VẤN : Khi Sư Phụ truyền pháp , có điều kiện hoặc qui chế gì không ?

    ĐÁP : Chỉ cần hiện giờ bắt đầu ăn chay là được . Không phải bảo quí vị quy y người này (Sư Phụ tự chỉ mình) mà là quy y cái âm thanh , cái đại lực lượng hoặc là cái "Bản lai diện mục" . Sư Phụ chỉ là chỉ đạo cho quí vị tu hành mà thôi cho nên không có qui chế . Sư Phụ không cần quí vị biến thành đệ tử của Sư Phụ , cũng không cần quí vị cúng dường . Sư Phụ biết cái pháp môn này nên nói cho quí vị biết , tu hành chân chính vẫn là phải nhờ vào tự mình .

    Có một số người sau khi quy y pháp sư nào , vĩnh viễn biến thành đệ tử của họ , không thể bỏ được , muốn học pháp môn khác cũng không được , cái này như là bị cột lại cho nên tôi không thích nghe chuyện quy y . Nếu quí vị cần thì tôi truyền pháp cho quí vị để quí vị mở ra cái tài sãn của tự mình và tự mình xài . Những cái này quí vị vốn đã có rồi tôi không có cho quí vị cái gì , Sư Phụ chỉ là giúp quí vị mở trí huệ để quí vị kết nối với lực lượng của tự mình cùng với cái lực lượng vũ trụ . Khi lực lượng chấn động nguyên thủy kết nối , bảo tàng vô tận đều thuộc quí vị , quí vị tự hưởng thụ . Cho nên không cần quy y Sư Phụ . Quy y với cái người phàm phu này đâu có hữu ích gì .


  12. #72
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Nghiệp Chướng Từ Đâu Tới ?


    VẤN : Hồi nãy Sư Phụ nói :" Người muốn tu Pháp Môn Quán Âm nhất định phải ăn chay mới được nhưng mà chúng con sinh sống ở cõi Ta Bà này vì phải phối hợp đời sống tình trạng trên thực tế không cách nào ăn chay thì làm sao ?

    ĐÁP : Đừng mượn lý do . Quí vị không lo đến sự đau khổ của chúng sinh , người ăn thịt của chúng sinh thì làm sao thành Bồ Tát ? Quí vị không thể ăn chay , Sư Phụ cũng không có cách nào khác cả . Câu hỏi này , Sư Phụ không muốn đáp . Tuy đã phát tâm muốn cứu độ chúng sinh phải nên hy sinh khẩu vị của mình một tí , phải thắng cái chướng ngại nhỏ này . Hôm nay chỗ nào cũng có tiệm bán đồ chay , hay là tìm tàu hũ hoặc mì căn tự nấu lấy , cái này đều là chuyện nhỏ bé , hơn nữa người tại Ấn Độ đều ăn chay , họ không có mì căn , tàu hũ ; đều ăn loại đậu và cơm , họ cũng không có bất cứ trở ngại nào .

    VẤN : Xin hỏi Sư Phụ "Pháp Môn Quán Âm" mà Sư Phụ nói và Kinh Lăng Nghiêm nói "Pháp Môn Viên Thông" có giống nhau hay không ?

    ĐÁP : Giống . Nhưng mà trong Kinh Lăng Nghiêm không có đề cặp tới cách nào để tu Pháp Môn Quán Âm , chỉ là tán thán Pháp Môn Quán Âm mà thôi , nếu muốn tu Pháp Môn Quán Âm , trước tiên phải tìm một vị thầy để dạy quí vị .

    VẤN : Xin hỏi Sư Phụ , có người Sư Phụ truyền nối hay không ?

    ĐÁP : Có . Bắt đầu từ Phật Thích Ca Mâu Ni truyền nối xuống .

    VẤN : Xin hỏi sư phụ của Sư Phụ là người quốc gia nào ?

    ĐÁP : Ấn Độ . Nhưng ở Việt Nam cũng có ; ở Việt Nam cũng có nhiều vị tu hành Pháp Môn Quán Âm .

    VẤN : Con có một người học trò , mẹ của người học trò đã phá thai , xin hỏi nên làm cách nào ?

    ĐÁP : Đã phái thai rồi , bây giờ còn nói cái này ra làm gì nữa ? (Xin hỏi tình trạng này , làm pháp hội thủy lục có ích gì không ?) Nếu sau khi quí vị giết người , đi sám hối với cảnh sát thì có lợi gì không ? Họ có thể nào cứu quí vị không ? Cho dù đi trình với tổng thống hoặc pháp quan nào để mà sám hối cũng không có giúp ích gì , họ chỉ có thể giam quí vị vào trong tù ở , đây là cứu quí vị , để quí vị tự trả nghiệp chướng đấy . Làm pháp hội thủy lục , làm chi vậy ? Dùng cái tâm của phàm phu để sám hối , làm sao mà tiêu trừ nghiệp chướng ? Cái tâm phàm phu vốn đã đủ đen tối rồi , dùng nước dơ , rữa đồ dơ , rữa cách nào cũng không rữa sạch được .

    VẤN : Thích Ca Mâu Ni Phật cũng tu khổ hạnh mà tại sao Sư Phụ nói :"Tu khổ hạnh không có lợi gì ?"

    ĐÁP : Sau khi Ngài tu khổ hạnh , cuối cùng thấu hiểu tu khổ hạnh là vô dụng , khổ hạnh rất là vô đạo lý . Trong lúc Ngài sắp chết , mới tỉnh dậy , Ngài hối hận và bắt đầu dùng thức ăn , uống sửa , ăn bánh , thân thể mới từ từ kháng phục trở lại . Sư Phụ không phải tu khổ hạnh mới ốm và nhỏ con như vậy mà là Sư Phụ ăn không vô . Bình thường cũng ăn rất ít , đôi lúc luôn cả cơm cũng không có ăn , ăn cơm như là uống nước lã vậy , không có mùi vị gì cả , chỉ sợ thân thể này chịu không nổi nên miễn cưỡng ăn một tí .


  13. #73
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Re: Các Bài KHAI THỊ


    VẤN : Trong quá trình khi chúng ta tu hành , có phải là không được như một số người khác , ăn chơi nhậu nhẹt hay là tham lam hưởng thụ ?

    ĐÁP : Có gì để hưởng thụ ? Một ngày 3 cữ cơm đã quá đủ rồi . Bao tử của chúng ta có hạn , dù cho quí vị muốn ăn nhiều thêm 1 tí cũng đựng không nổi . Nói tới áo quần , nhiều nhất mỗi lần chỉ mặc hai ba bộ mà thôi . Tất cả sự vật , vừa đủ là được rồi . Sau khi tu Pháp Môn Quán Âm , nếu tu hành cao , người khác cho quí vị cái gì , quí vị sẽ tự nhiên không nhận , cho dù là tiền , cũng không lấy . Có gì thì xài nấy , tâm đừng có tham .

    VẤN : Theo trình độ của Sư Phụ mà đọc kinh thì cảm thấy gì ?

    ĐÁP : Tôi từ nhỏ đã bắt đầu đọc kinh , bây giờ sắp trả bài ra được , đọc kinh đối với tôi , có lúc cũng là cần thiết , tại vì phải làm tham khảo . Ví dụ như Sư Phụ đề cập tới tu hành như thế nào mới là tu hành đúng , nếu không dùng lời nói của Chúa Giê Su và Phật Thích Ca Mâu Ni ra để ấn chứng thì quí vị tuyệt đối không tin tu là cái gì ? Vừa ra đạo , tuổi còn trẻ , nói gì người khác cũng không dễ mà tin cho nên Sư Phụ phải dùng Kinh Lăng Nghiêm , lời của Thánh Kinh hoặc lời của Lão Tử để mà chứng minh , quí vị mới tin , vì đây là thói quen của chúng ta , chúng ta chỉ có vẽ tin tưởng vị đại tu hành ở cổ đại , bây giờ nếu có Bồ Tát sống đứng trước mặt quí vị , quí vị cũng sẽ không cung kính Ngài và cũng không tin Ngài .

    VẤN : Xin hỏi Sư Phụ , khi Sư Phụ đọc kinh là văn gì ?

    ĐÁP : Sư Phụ cái gì cũng đọc , cái này đối với quí vị có quan hệ gì ?(Đại chúng cười)

    VẤN : Tại vì chữ Trung Hoa trong Kinh Lăng Nghiêm rất khó , cho nên con đoán là có lẽ Sư Phụ đọc không hiểu .

    ĐÁP : Sư Phụ đọc chữ Việt như vậy có được không ? (Đại chúng cười)

    VẤN : con rất thích Kinh Pháp Hoa và Kinh Lăng Nghiêm , Sư Phụ có thể khai thị không ?

    ĐÁP : Bây giờ làm sao nói Kinh Pháp Hoa ? Bây giờ không có thì giờ , ngày khác nói .

    VẤN : Trong Kinh Pháp Hoa , Phẩm Pháp Sư Công Đức , có đề cập tới cái âm thanh , xin Sư Phụ khai thị thêm .

    ĐÁP : Trừ ra Phẩm Pháp Sư Công Đức , trong Phẩm Phổ Môn cũng đề cập tới "Phạm âm , hải triều âm , thắng bỉ thế gian âm ." Trong Phẩm Pháp Sư Công Đức có nói , nếu pháp sư đã đạt tới trình độ có thể giảng Kinh Pháp Hoa , mũi của Ngài có đủ 800 công đức , tai có 1200 công đức , mắt có 800 công đức , có công đức đó , Ngài chỉ cần tai phàm cũng nghe được tiếng của Phạm Thiên hay tiếng từ địa ngục ; cũng có thể nghe được tiếng chuông , tiếng trống , tiếng hải triều tiếng bên ngoài , tiếng bên trong ... Cũng có thể nghe được tất cả âm thanh . Âm thanh bên trong ý chỉ cái gì , đó tức là trong Kinh Phổ Môn đã nói là cái thắng bỉ thế gian âm , Kinh Pháp Môn quá dài , nếu muốn nói nên để ngày khác nói .


  14. #74
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Các Pháp Môn Tu Hành Đều Là Pháp Môn Quán Âm


    Các Pháp Môn Tu Hành Đều Là Pháp Môn Quán Âm

    Hôm nay nói đến Kinh Kim Cang , kinh nào cũng là Kinh Kim Cang , Kinh Kim Cang không phải là Kinh Kim Cang nhưng phải dùng ngôn ngữ để nói , cho nên mới gọi là Kinh Kim Cang .

    Có một ngày Sư Phụ truyền pháp cho một người , cô ta như bị ma nhập , quí vị có biết người bị ma nhập như thế nào không ? Tẩu hỏa nhập ma tức là con người nếu như tu hành không tốt , tự ý bậy bạ , hay là gặp thầy không tốt , pháp môn không tốt , hay là tự mình không đủ đơn thuần , tu hành với tình trạng đó thì sẽ tẩu hỏa nhập ma . Bị ma nhập là con người bị ma xâm chiếm , thân xác vẫn là người đó , nhưng thần thức bị ma đuổi đi , ma dùng thân thể của người đó làm chuyện bậy bạ , tay bắt ấn , chân bắt ấn , đầu bắt ấn gì đó ... , hay là nói lời kỳ cục gì đó , tai nghe có người nói chuyện , bảo người đó làm gì đó , rồi hành vi cử động đều khác người thường , có lúc nói như thế này , có lúc nói như thế nọ , tự mình cũng không biết nói cái gì , đôi khi bị ma ép làm chuyện gì , tự họ cũng không thể kềm chế mình , chúng ta nói là ma nhập .

    Sư Phụ truyền pháp cho người bị ma nhập , không phải Sư Phụ muốn truyền pháp , Sư Phụ cũng không biết trước , bởi vì có người đồng tu đem một người bạn đến , Sư Phụ thường gọi học trò của Sư Phụ là đồng tu , bởi vì họ theo Sư Phụ cùng chung tu hành , tu một pháp môn giống nhau , cho nên gọi đồng tu .

    Bạn của vị đồng tu đó bị ma nhập đã mấy năm rồi , cho nên người đồng tu đó mới dẫn cô ta đến giới thiệu cho Sư Phụ , bởi vì người đồng tu này là học trò của Sư Phụ , cho nên vì người đó Sư Phụ mới truyền pháp cho người bị ma nhập này , tuy rằng cô ta bị ma nhập nhiều năm , nhưng con người rất tốt , cô ta ăn chay , lạy Phật , niệm Phật , tọa thiền , muốn giải thoát ... , nhưng bởi vì trước kia tu pháp môn không tốt , hay không có thầy giỏi , nên biến thành hình dáng như vậy .

    Lúc Sư Phụ truyền pháp cho cô ta , có tới mấy con ma đều chạy ra cùng một lúc . Bề ngoài của cô này thấy rất bình thường , nếu như quí vị gặp cô ta lần đầu tiên sẽ không biết cô ta bị ma nhập đâu , ngày thường cô ta nói chuyện , cũng không có cái gì không đúng . Nhưng khi truyền tâm ấn , có tới mấy con ma chạy ra , đánh giặc với nhau , thật là ghê . Lúc đó những vị đồng tu tại đó đều rất sợ , bởi vì khi ma nó ra , không giống như người thường , mặt của cô ta đều biến dạng , nhìn rất khủng khiếp , tiếng nói của một trong mấy con ma giống như tiếng chó sủa , có tiếng thì như sư tử gầm , rất khó nghe , có con nói tiếng Hẹ , có con nói giọng của người Trung hoa đại lục , cô này từ trước đến nay đâu có biết tiếng Hẹ .

    Sư Phụ bảo cô ta niệm Phật , cô ta không dám niệm , Sư Phụ miễn cưỡng bảo cô ta niệm , cô ta niệm ra tiếng gì mà biến điệu hết , làm cho các đồng tu tại đó đều nổi da gà . Có con niệm ra như tiếng chó sủa ; có con hơi hiền , mới chửi các con ma kia , bảo tụi nó đừng có niệm như vậy , phải niệm đàng hoàng một chút , Ngài là một vị pháp sư rất tốt , nên đảnh lễ Ngài . Buổi truyền pháp hôm đó như là mở một buổi tiệc náo nhiệt . Một con ma nói với các con ma khác : Tôi không phục vị Sư Phụ này , nhưng bởi vì vị này có Pháp Môn Kim Cang , cho nên trước mặt Ngài , tôi cần phải tôn kính nghe lệnh . Các con ma này thật lợi hại , dám mở cuộc hội họp tại chỗ của Sư Phụ .


  15. #75
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Các Pháp Môn Tu Hành Đều Là Pháp Môn Quán Âm


    Tại sao Sư Phụ nói chuyện này cho quí vị nghe ? Sư Phụ vốn không muốn nói chuyện này , nhưng nếu không nói quí vị sẽ đem nhiều người bị ma nhập đến cho Sư Phụ thì mệt lằm , Sư Phụ không thích . Sư Phụ nói thật cho quí vị rõ , cứu một người bị ma nhập rất phiền phức , không dễ dàng , cần phải dùng rất nhiều lực lượng , người thường như vậy có lúc còn không thể cứu , cứu người bị ma nhập càng khó hơn , có hiểu không ? Người bình thường đối với lời của Sư Phụ , nghe còn chưa vào tai , người bị ma nhập có có nhiều chướng ngại hơn người thường , càng không dễ tin Sư Phụ .

    Nhưng vì sao Sư Phụ muốn nói câu chuyện này ? Bởi vì như vừa mới nói , kinh điển nào cũng là Kinh Kim Cang . Pháp Môn Kim Cang tức là Pháp Môn Quán Âm , trong Kinh Kim Cang Phật có nói với ông Tu Bồ Đề , cần phải tu Pháp Môn Kim Cang , nhưng Phật nói với những người khác lại nói Pháp Môn Quán Âm . Hôm qua Sư Phụ cũng có nói , trong Kinh Pháp Hoa , phẩm Phổ Môn là nói về Pháp Môn Phổ Độ , trong Kinh A Di Đà của Tịnh Độ Tông , là Pháp Môn A Di Đà hay Tịnh Độ , trong Kinh Pháp Bảo Đàn Kinh , lại biến thành Pháp Môn Bát Nhã Ba La Mật , chút nữa Sư Phụ sẽ nói cho quí vị rõ vì sao Sư Phụ nói như vậy ?

    Hôm qua , Sư Phụ có nói , trong Kinh A Di Đà , có nói đến cái âm thanh này , quí vị còn nhớ trong kinh nói đến cái âm nhạc du dương ở bên trong đó không ? Trong Kinh Lăng Nghiêm cũng có nói đến pháp Quán Âm này , hai mươi lăm vị Bồ Tát tự mỗi người nói đến , khi họ khai ngộ họ nghe được những âm thanh nào , trong phẩm Phổ Môn cũng có nói "Phạm Âm , Hải Triều Âm , Thắng Bỉ Thế Gian Âm". Nếu như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chỉ nói tiếng hải triều bên ngoài , như vậy dân ở đảo Bành Hồ đều khai ngộ hết rồi (mọi người cười) , bởi vì dân ở đó mỗi ngày đều được nghe tiếng hải triều phải không ? Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đương nhiên không phải nói như vậy .

    Nếu như nói hải triều âm là chỉ tiếng sóng biển ở thế giới bên ngoài , vậy còn Phạn Âm thì sao ? Làm sao mới nghe được tiếng Phạn Âm ? Đi lên núi tìm ? Hay là ra bờ biển để tìm ? Ở đâu cũng không cách nào tìm được . Phạn âm là chữ của Phạn ngữ , tiếng Phạn là tiếng Ấn Độ , nếu thật như vậy , chẳng lẽ chúng ta đi Ấn Độ nghe tiếng Phạn , rồi có thể khai ngộ hay sao ? Lẽ tất nhiên là không phải như vậy , thì thế nào mới là Thắng Bỉ Thế Gian Âm ? Từ đâu mới có thể tìm được ? Nghe được ?

    Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói những thứ âm thanh đó là những thứ âm thanh bên trong , âm thanh khi khai ngộ , là âm thanh Phật , là pháp môn tu hành của Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát , không phải chỉ có âm thanh thông thường nghe ở bên ngoài , cho nên mới nói "Thắng Bỉ Thế Gian Âm" , đây là cái chứng minh thứ nhất . Bây giờ Sư Phụ còn muốn nói cho quí vị rõ , Phẩm Phổ Môn , Kinh A Di Đà , Kinh Bát Nhã Ba La Mật , Kinh Lăng Nghiêm , đều nói cùng một lý .

    Bởi vì Kinh Lăng Nghiêm không phải là Kinh Lăng Nghiêm , chỉ là giới thiệu pháp môn mà thôi , vẫn chưa phải chính thực là Kinh Lăng Nghiêm , Kinh Kim Cang cũng không phải là Kinh Kim Cang , kinh chính của Kinh Kim Cang chỉ có lúc truyền pháp mới có , vì sao Sư Phụ nói như vậy ? Bởi vì Lục Tổ Huệ Năng lần đầu tiên nghe Kinh Kim Cang đã khai ngộ , nhưng Ngài còn phải đến chỗ của Ngũ Tổ Hoàng Nhẫn , nghe Ngũ Tổ truyền cho Ngài Pháp môn Kim Cang này .

    Kinh Kim Cang khác với Pháp Kim Cang , thí dụ Sư Phụ quảng cáo bánh , nói rằng thứ bánh này rất ngon , ai ăn loại bánh này , thân thể khoẻ mạnh , thứ bánh này ngon ngọt nhất , chất nó tốt nhất , là thứ bánh hạng nhất , rất quí , người thường không thể nào mua được . Nếu như quí vị dùng máy thâu băng , thâu những lời Sư Phụ đã nói , về nhà chỉ có nghe Sư Phụ quảng cáo bánh mà thôi , chứ không ăn được bánh . Cho dù quí vị có đọc vài lần , cũng không biết được loại bánh này là bánh gì ? Nhưng nếu như không hiểu , sẽ tưởng rằng những gì Sư Phụ nói là bánh . May là mọi người đều nhận biết bánh là gì , cho nên chúng ta có thể phán đoán được .


  16. #76
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Các Pháp Môn Tu Hành Đều Là Pháp Môn Quán Âm


    Nhưng kinh điển là "thậm thâm vị diệu pháp" , chúng ta không rõ được , Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã ra đi hơn 2500 năm , chúng ta không có cách nào hỏi Ngài , tự tưởng rằng niệm Kinh Kim Cang như vậy là đủ rồi , là bao gồm hết rồi , không phải như vậy đâu , Kinh Kim Cang không phải là Kinh Kim Cang , nếu như có thể dùng ngôn ngữ để đọc , thì không phải là chân kinh , có thể dùng mắt đọc cũng không phải là kinh điển , có thể dùng tai nghe , cũng không phải là chân kinh .

    Chính thật Kinh Kim Cang , cần phải có minh sư truyền pháp mới đắc được . Chính thật Kinh Bát Nhã Ba La Mật cũng phải có minh sư truyền pháp mới có thể hiểu biết được . Chính thật Phẩm Phổ Môn cũng phải có minh sư truyền pháp mới có thể nghe được . Chính thật Kinh A Di Đà phải có minh sư truyền pháp mới có thể chứng nghiệm được .

    Sư Phụ thấy hôm nay thôi đừng giảng kinh , bởi vì những gì Sư Phụ biết , không cách nào nói cho quí vị nghe , thật vậy , lúc Sư Phụ giảng kinh , còn tự lắc đầu , tự nghĩ mình nên nói cái gì , nên giảng cái gì , mới có thể đem sự hiểu biết của đẳng cấp của Sư Phụ nói ra cho quí vị hiểu . Ôi khó quá ! Nhưng Sư Phụ có thể dùng thí dụ như nước có thể có nhiều cái tên để gọi , tiếng Đài Loan , tiếng Quan Thoại , tiếng Pháp , tiếng Đức , tiếng Anh , tiếng Tây Ban Nha ... Nếu như Sư Phụ gặp một người Đức , Sư Phụ nên nói WASSER , gặp người Pháp nên nói L'EAU , gặp người Anh nên nói WATER , gặp người Trung Hoa nên nói THỦY ...

    Phật Thích Ca Mâu Ni cũng vậy , bởi vì có người ưa thích cái tên Pháp Môn Kim Cang cho nên Ngài nói , đây là "Pháp Môn Kim Cang" . Có người thích A Di Đà Phật , thích Tây Phương Tịnh Độ , đây là "Pháp Môn Tịnh Độ" , các ngươi tu pháp môn này , nhất định có thể đi đến Tây Phương . Trên thực tế , nhất định sẽ đi Tây Phương , bởi vì Pháp Môn Quán Âm , có thể cho chúng ta nghe được cái âm thanh mỹ miều này , cũng như Kinh A di Đà đã diễn tả vậy . Có người thích Quán Thế Âm Bồ Tát hơn , cho nên Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói , đây là Pháp Môn Quán Âm , các ngươi tu pháp môn này , sẽ rất gần gũi với Quán Âm , các ngươi sẽ nghe được "Phạm Âm , Hải Triều Âm , Thắng Bỉ Thế Gian Âm" , cũng như Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát vậy .

    Người nghe đương nhiên rất vui thích , sẽ nói , dạ , dạ , xin Ngài truyền cho con Pháp Môn Quán Âm này . Người ưa thích Phật A Di Đà sẽ nói :"Dạ , xin Ngài truyền cho con Pháp Môn Vô Lượng Quang , con rất thích giao thông với cái Vô Lượng quang này , con rất thích nghe cái âm nhạc mỹ diệu của Tây Phương , xin Ngài truyền liền cho con . Có người đã quen tu thiền rồi , cho nên Phật Thích Ca Mâu Ni mới nói với họ , đây là Pháp Môn Bát Nhã Ba La Mật Đa , là lực lượng tối cao , là pháp môn có trí huệ tối cao , các ngươi tu pháp môn này , liền tức khắc khai ngộ .

    Bởi vì người tu thiền thường cho rằng Kinh A Di Đà là để cho người thường tu , còn "ta" phải tu thiền , cho nên Phật Thích Ca Mâu Ni mới bảo họ , ngươi tu cái pháp này , tức là tu thiền , nhất định có thể khai ngộ , mở trí huệ lớn . Chữ Phạn của Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa là MAHA PRAJNA PARAMITA , ý của nó là trí huệ lớn , có người ưa thích trí huệ lớn , cho nên Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bảo họ , đây là pháp môn của đại trí huệ , ngươi tu pháp môn này , nhất định sẽ có đại trí huệ .

    Đức Phật Thích Ca Mâu Ni phải nói như vậy mới có thể tiện lợi độ chúng sanh . Dùng thứ tiếng nào để gọi nước cũng được , không có gì không đúng , chỉ cần có nước uống thì được rồi , gọi tên có khác biệt cũng không sao . Cho nên Phật đối với nhiều người gọi các tên khác nhau , nhưng các pháp môn Ngài truyền đều "như nhau" .


  17. #77
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Các Pháp Môn Tu Hành Đều Là Pháp Môn Quán Âm


    Trong kinh điển của chúng ta không tìm ra pháp môn , pháp môn không thể viết ra , bởi vì khi truyền pháp , Sư Phụ không dùng lời nói . Trước khi truyền pháp và sau khi truyền pháp , Sư Phụ phải giảng giải một tí , bởi vì muốn giới thiệu pháp môn , nhưng trong lúc truyền pháp , Sư Phụ không nói gì hết , chỉ ngồi đó , không nhúc nhích , một lời cũng không nói . Khi truyền pháp , không dùng mắt , không dùng tai , không dùng ý , không dùng đầu óc , không dùng thân , khẩu , ý đều quên hết , đều bỏ qua một bên . Cái xác thân này có thể dùng để ngủ , tai có thể dùng để nghe thị phi , nghe người ta quảng cáo bánh , nhưng lúc ăn bánh , không có cần sáu căn , cái gì cũng không cần .

    Người nào tin liền là vì có thiện căn , có thiện căn lớn , và biểu thị tâm rất đơn thuần , cho nên gặp Sư Phụ là tin , không cần nói gì đã tin rồi , đó là vì có thiện căn , có duyên với nhau . Nhưng chúng ta vốn không nên tin quá dễ dàng , muốn tin cái gì , đều phải có chứng minh .

    Quí vị đều nghe nói đến Lục Tổ Huệ Năng , vị thiền sư rất nổi danh , Ngài đi đến chỗ Ngũ Tổ Hoàng Nhẫn để cầu pháp . Tám Tháng sau , có một ngày , Ngũ Tổ Hoàng Nhẫn bảo Huệ Năng đến phòng của Lục Tổ , nửa đêm truyền Pháp Kim Cang cho Ngài . Truyền pháp xong rồi Lục Tổ cần phải ra đi , âm thầm ẩn tu , 16 năm sau Ngài mới trở ra truyền pháp cho người khác .

    Chúng ta đọc Lục Tổ Đàn Kinh , chương thứ 1 , Ngài giới thiệu cái pháp môn này cho 1000 người nghe , Ngài nói pháp môn của Ngài là pháp môn "Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa", nó biểu thị Pháp Môn Kim Cang , Pháp Môn Bát Nhã Ba La Mật Đa là đồng nghĩa . Pháp Môn Quán Âm và Pháp Môn Bát Nhã Ba La Mật Đa đều như nhau , đoạn đầu của tâm kinh đã nói :" Quán tự tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời , chiếu kiến ngũ uẩn giai không , độ nhất thiết khổ ách ..." Ý nói , khi Ngài nhập thiền định thậm thâm , soi thấy năm thứ uẩn đều đã không thoát được tất cả khổ đau ... , đó là vì Ngài dùng Pháp Môn Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa để nhập định .

    Bây giờ Sư Phụ hỏi quí vị , Quán Tự Tại Bồ Tát là gì ? (Đáp : Quán Thế Âm Bồ Tát) , Quán Thế Âm Bồ Tát tu pháp môn gì ? (Đáp : Pháp Môn Quán Âm) , đúng , nếu như vậy , có phải biểu thị Pháp Môn Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa tức là Pháp Môn Quán Âm hay không ? Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời , chúng ta có thể nói thành Quán Thế Âm Bồ Tát hành thâm Quán Âm Pháp Môn thời , chiếu kiến ngũ uẩn giai không , độ nhất thiết khổ ách ...

    Như vậy biểu thị cái gì ? Pháp môn Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa và Pháp Môn Quán Âm đều như nhau . Lục Tổ Huệ Năng cũng tu pháp môn này , Ngũ Tổ Hoàng Nhẫn tu Pháp Môn kim Cang và Lục Tổ Huệ Năng tu Pháp môn Bát Nhã Ba La Mật Đa là đồng một pháp môn .

    Tu Pháp Môn Quán Âm không phải dùng nhĩ căn để tu , không phải dùng nhãn căn để tu , cũng không có ý dùng ý căn để tu , cho nên mới nói "Quán Âm" , chứ không phải "thính âm". Cũng không phải dùng cái gì để quán , Sư Phụ mới nói , không phải dùng mắt , tai , mũi , lưỡi , thân , ý để quán . Tại Trung Hoa có một vị thiền sư của Tào Động Tông , Ngài viết một quyển sách chỉ cách tu hành của Tào Động Tông , trong đó có nói , tu theo phái Tào Động Tông là không dùng tai , mắt , mũi , thân , miệng , ý các căn , như vậy mới chính là Tào Động . Người tu Pháp Môn Quán Âm đều biết , chúng ta không dùng sáu căn để tu ; nói như vậy Tào Động và Pháp Môn Quán Âm có phải là cùng một thứ hay không ?


  18. #78
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Các Pháp Môn Tu Hành Đều Là Pháp Môn Quán Âm


    Ngoài ra trong Đạo Đức Kinh , Lão Tử có nói đến cái "Danh bất khả danh" (wordless word) là mẹ của vạn vật , (chương thứ nhất : Danh khả danh , phi thường danh . Vô danh thiên địa cho khởi , hữu danh vạn vật cho mẫu) , ý của Lão Tử là , vốn là không có , cho đến khi bắt đầu có cái "danh bất khả danh", lúc đó mới sáng tạo ra vũ trụ vạn vật .

    Trong Thánh Kinh của đạo Công Giáo , có đề cập tới đạo lý giống nhau này , trên Thánh Kinh nói :" Vũ trụ tối sơ là một thứ âm thanh (word) , cái âm thanh này là một thể , cái âm thanh này tức là Thượng Đế , vạn vật đều do cái âm thanh này tạo ra , không có một cái gì không do cái âm thanh này tạo ra". (In the beginning was (sound) , anh the word was with God , and word was God , everything was made by this and nothing was not made by this .) Người đọc qua luận ngôn biết được có một lần Khổng Tử nghe âm nhạc đến quên mất mình , ba tháng sau vẫn còn say sưa trong cái âm nhạc đó ; chúng ta nên hiểu rằng , đó là chỉ cái âm thanh bên trong , nghe âm nhạc của thế giới này không có cái sức hút lớn như vậy đâu .

    Kinh Vệ Đà của Ấn Độ , và các kinh điển khác có nhắc đến cái âm thanh của vũ trụ tối cổ , nó giống như âm thanh OM , họ xưng là Shabd (âm thanh) , chúng ta đọc truyện Huyền Trang (Đường Tăng Tam Tạng) biết được Ngài và các pháp sư khác , trong nhiều thời kỳ khác nhau đi Ấn Độ , thời gian ở lại , Ngài đã học qua pháp môn Shabd (âm thanh) . Trong Kinh Khả Lan của Hồi Giáo , MOHAMET cũng có nói đến cái âm thanh của vũ trụ , nhưng Ngài xử dụng tên khác . Thí dụ : NAAM , ANHAD-NAAD , UDGIT , KALAM-I-QADIM , BANG-I-ILAHI , NIDA-I-ASMANI , SAUT-I-SARMAD , KATHA , KIRTANRAG ...

    Thật ra , tất cả các vị đại sư đều nói đồng một ý , Sư Phụ tu Pháp Môn Quán Âm mới hiểu biết , khi chưa tu pháp môn này , rất có thể không biết chỗ nào như nhau , chỗ nào khác nhau .

    Có một ngày Sư Phụ truyền pháp cho một vị tỳ kheo , người đó vốn tu theo Thiên Đài Tông , nhưng chỉ tu đến một đẳng cấp nào đó , thì không thể nào lên được nữa , chỉ ngừng tại cái đẳng cấp đó mà thôi , vị đó cầu đạo rất thành khẩn , rất khiêm tốn , lạy 3 lạy cầu đạo , Sư Phụ vốn không muốn truyền pháp cho người tỳ kheo đó , Sư Phụ rất sợ , bởi vì tỳ kheo từ trước đến nay đều tự cho là cao hơn tỳ kheo ni , sao lại có tỳ kheo đó đến đảnh lễ Sư Phụ , muốn cầu pháp . Cho nên Sư Phụ rất lo , cho dù có truyền pháp cho vị đó , vị đó có nghe hiểu không ? Rốt cuộc vị đó cũng hiểu biết được .

    Sau khi truyền pháp cho vị đó rồi , vị đó mới nói pháp môn này rất giống phái Thiên Đài , Sư Phụ đáp đúng vậy , vốn là pháp môn giống nhau , minh sư là phái Thiên Đài , hay minh sư là phái Tàu Động , hay minh sư là Pháp Môn Quán Âm , là thiền , là A Di Đà , là Phổ Môn ... , nếu như không có minh sư chính thực để truyền pháp chỉ là miệng niệm mà thôi , niệm bên ngoài , không có lực lượng truyền pháp này thì không được gì hết . Bất cứ pháp môn nào , nếu chúng ta chỉ biết một nửa , truyền cho người ta một nửa , thì không chính thật là pháp môn trọn vẹn , không đủ kéo người ta lên , lên đến một nửa của cảnh giới thì ngưng lại , bởi vì không biết được còn có cảnh giới cao hơn một chút , cũng không biết làm sao đi lên .

    Phái Thiên Đài , phái Tàu Động , phái Lâm Tế , Sư Phụ mới nói Ngài Huệ Năng và phái Lâm Tế , còn có tịnh Độ Tông , Pháp Môn Quán Âm , Pháp Môn Bát Nhã Ba La Mật Đa , đều là như nhau , nhưng nếu không có cái lực lượng truyền pháp thì không như nhau , có minh sư , có cái lực lượng truyền pháp , pháp môn gì cũng như nhau , bởi vì lúc truyền pháp không nói chuyện , không có pháp gì có thể nói , có thể truyền , nhưng nếu không có truyền thì cũng không có pháp , cái pháp môn này , Lục Tổ Huệ Năng gọi là "pháp môn vô tướng"

    Hôm qua Sư Phụ có nói rồi , bất cứ tông phái nào vốn đều giống nhau , các vị đại sư đi rồi , không có cao đồ , không có đệ tử tốt để có thể tiếp nối truyền pháp , cho nên pháp môn bị thất truyền , bị mất , sau này những chỗ khác rất có thể có đệ tử tốt xuất hiện , rất có thể người đó đến Ấn Độ , hay là Đài Loan , hay là Đại Lục , người đó ở một nơi khác tu hành đắc đạo , họ tiếp tục truyền pháp , không nhất định phải theo Sư Phụ của họ truyền pháp cùng một chỗ , cũng không nhất định thuyết pháp y như Sư Phụ của họ , rất có thể họ dùng ngôn ngữ khác , hay là danh từ khác .


  19. #79
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Các Pháp Môn Tu Hành Đều Là Pháp Môn Quán Âm


    Thí dụ Lục Tổ Huệ Năng , Ngũ Tổ truyền cho Ngài Pháp Môn Kim Cang , Chân Kinh Kim Cang , nhưng lúc Ngài truyền pháp , Ngài nói đây là Pháp Môn Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa , nhưng ý nó đều giống nhau . Pháp môn đó truyền đến Đại Lục Trung Hoa , biến thành phái Lâm Tế , phái Tào Động . Lâm Tế là tên Tổ Sư của phái Lâm Tế , Phật Thích Ca Mâu Ni đi rồi , chúng ta nói chúng ta là Phật Giáo , Giê Su Ki Tô đi rồi , chúng ta nói chúng ta là Ki Tô Giáo , Lão Tử đi rồi , chúng ta nói chúng ta là Lão Giáo (Đạo Giáo) , thật ra hoàn toàn giống nhau .

    Các minh sư chỉ dạy các giáo lý giống nhau , đều với mục đích cứu người được giải thoát , và đều truyền pháp môn giống nhau như nhau , chỉ có một pháp môn có thể giúp người ta được giải thoát , đó là cái Pháp Môn Quán Âm , không cần mình gọi nó là gì : Tịnh Độ , Phổ Môn , Bát Nhã Ba La Mật Đa , hay là Pháp Môn Kim Cang , gọi là pháp môn gì cũng không sao , đều giống như nhau , chỉ cần có thể giúp người giải thoát , tức là Pháp Môn Quán Âm .

    Phật Âm bên trong có thể giúp cho chúng ta giải thoát , cho nên trong Kinh Lăng Nghiêm , Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tán thán Pháp Môn Quán Âm , có cái lực lượng bất khả tư nghị , Ngài nói mười phương ba đời chư Phật , đều tu Pháp Môn Quán Âm , mới có thể đạt được A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề (ANUTARA SAMYAK SAMBODHI) tức là đạt được cái tối cao , vô thượng chánh đẳng chánh giác , bên Thiên Chúa Giáo gọi là Thượng Đế , đối với họ Thượng Đế là tối cao , đối với Phật Giáo Đồ , vô thượng chánh đẳng chánh giác là tối cao . Vô thượng tức là không có cái gì có thể siêu vượt nó , không có cái gì cao hơn nó , cho nên gọi là vô thượng . Đối với tín đồ Cơ Đốc Giáo Thượng Đế là tối cao , cũng như ta gọi Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác vậy , đều chỉ cảnh giới tối cao của giải thoát (highest ideal) của trí huệ lớn nhất .

    Nhưng vì người sau này không có khai ngộ , không hiểu kinh điển , phiên dịch sai lầm , thêm vào kinh diển ý kiến phàm phu , cho nên tôn giáo càng ngày càng sai lệch với nguyên ý của những vị giáo chủ . Chúng ta biết được , ngay cả Phật Giáo , cũng có rất nhiều tông phái lớn nhỏ , tình trạng của các tôn giáo khác cũng như nhau , nếu như hiểu được cái nghĩa chính của các tôn giáo , thì không còn tranh chấp , đánh giặc với nhau .

    Ở Việt Nam cũng có một vị pháp sư truyền pháp môn tương tự như Pháp Môn Quán Âm , vị đó giải thích A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề là "hư không đại định" , ý của hư không mà vị đó nói là : ngay lúc đó , ngay chỗ đó , không có quí vị , không có chúng sanh , không có Phật , lúc đó nhập vào thậm thâm đại định . Nhưng bởi vì nhiều người tin Phật Giáo , không có hiểu nghĩa đó , và cũng không thích giáo pháp đó , mới nói vị đó là ngoại đạo , vị đó cũng dạy người bố thí , trì giới , nhẫn nhục , tinh tấn , thiền định và trí huệ .

    Có lẽ vị đó không lấy Kinh Kim Cang để giảng kinh , vị đó không phải cầm quyển Kinh Kim Cang giải thích theo văn tự trên đó như : thứ nhất bố thí , thứ 2 trì giới , thứ 3 ... không phải làm như vậy , nhưng vị đó nói theo cái cách của mình cũng như nhau , vị đó cũng dạy người làm việc tốt , không sát sanh , không trộm cướp , không uống rượu , không tà dâm , không vọng ngữ ... , nhưng chỉ không nói cho rõ lắm mà thôi , vị đó cũng không dùng danh từ ngũ giới để dạy người , mà chỉ nói mình phải làm một con người đạo đức , không sát sanh , không tà dâm , nội dung của nó cũng như ngũ giới .

    Vị đó cũng dạy Pháp Môn Quán Âm , có lẽ vị đó đã theo học một vị minh sư , đắc đạo rồi , cũng đi truyền pháp cho người khác nhưng vị đó không dùng danh từ Pháp Môn Quán Âm , mà gọi pháp đó là "pháp lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp" , cách vô vi của vị đó giống y như cái chủ trương vô vi của Lão Giáo đều không dùng tâm ngã chấp đi làm , làm cái gì cũng như không có làm vậy .


  20. #80
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Các Pháp Môn Tu Hành Đều Là Pháp Môn Quán Âm


    Sư Phụ không có theo vị đó học , cũng chưa từng gặp qua , nhưng Sư Phụ đọc được pháp môn vị đó viết trên sách , biết ngay là Pháp môn Quán Âm . Cái pháp môn này vốn không thể viết ra được , nhưng đôi khi vị đó cũng thố lộ một chút , cho nên Sư Phụ biết được vị đó dạy Pháp Môn Quán Âm . Nếu không hiểu vị đó nói gì , rất có thể Sư Phụ cũng sẽ nói vị đó là ngoại đạo , nhưng bởi vì tu pháp môn này , trí huệ lớn mở ra , nhìn tất cả những gì rất minh bạch , rất rõ ràng , như soi gương vậy , tất cả những gì đều phản chiếu rành mạch , bởi vì trong gương không có một chút bụi nào , cho nên mới thấy được rõ ràng như vậy .

    Nếu không chúng ta mỗi ngày cứ đi công kích người ta , nói Phật Giáo tốt , Thiên Chúa Giáo không tốt , hay Thiên Chúa Giáo tốt , Phật Giáo không tốt ... Chúng ta không tự hiểu biết , không tin tôn giáo nào , đối với chúng ta sẽ không có ích lợi nhiều , tuy rằng sẽ có nhân thiên phước báu (phước báu dành cho cõi người và trời) , có thể tự mình an ủi một chút , nhưng không thể hiểu mình là ai , cũng không biết mình là Phật , cho nên đối với chúng ta hầu như không có ích lợi gì (vì vẫn còn trong luân hồi sinh tử).

    Cho nên có pháp sư hay thiền sư , họ nói rằng không có hiệu dụng , chỉ có thể dùng để nấu ăn . Đôi khi Sư Phụ cũng nói như vậy , bởi vì Sư Phụ đọc kinh điển cảm thấy rất thất vọng , chỉ đọc kinh không thể nào làm cho người được giải thoát , có người chấp vào kinh điển quá chặt , họ đến gặp Sư Phụ , không phải để cầu pháp , mà là để biện luận , họ nói , trong Kinh Kim Cang có nói , nên niệm Kinh Kim Cang mới có thể khai ngộ , mới có thể thành Phật . Không phải đâu , trong Kinh Kim Cang có nói "trì" Kinh Kim Cang , chứ không phải "niệm" Kinh kim Cang , trì giới nó khác hẳn với niệm giới , cho nên "trì kinh" có khác hẳn với "niệm kinh" .

    Giáo đồ không có thể thọ Bồ Tát giới rồi về nhà ngày ngày cứ niệm , niệm , niệm , tưởng rằng như vậy là đủ rồi , làm sao đủ được ? Cần nên trì Bồ Tát giới , hành Bồ Tát đạo . Đối với kinh điển cũng vậy , cứ niệm Kinh Kim Cang không có công dụng , nếu là niệm cho Phật nghe , Phật đã biết rồi , mà niệm cho Phật nghe làm gì ? Nếu như niệm cho người khác nghe , người ta nghe không hiểu , có giúp ích gì ? Chỉ có tu hành mới có thể biết kinh điển .

    Từ lúc nhỏ Sư Phụ đã bắt đầu niệm Kinh Kim Cang rồi , bởi vì mọi người đều nói niệm Kinh Kim Cang rất hữu ích , rốt cuộc Sư Phụ niệm mấy chục năm , cũng không có khai ngộ . Sư Phụ không hiểu Lục Tổ Huệ Năng niệm kinh đó có ích gì không , nhưng Sư Phụ niệm kinh đó không có ích gì , cũng không hiểu Phật Thích Ca Mâu Ni nói gì trong đó .

    Khi tu Pháp Môn Quán Âm rồi , không bao lâu coi lại kinh điển thì thấy đã khác rồi , đọc kinh rất là minh bạch , đọc rồi cũng muốn đốt nó , bởi vì quá hiểu , và đã hiểu rồi cho nên có thể đốt , trước khi còn chưa hiểu , cho dù để kinh trên đầu , một bước một lạy , hai bước hai lạy , cũng không có ích lợi , không có khai ngộ , không có biết được mình là ai , chỉ có lạy Phật , làm đệ tử của Phật , đánh giầy cho Phật , làm như vậy để làm gì ? Phật nói nên thành Phật , không phải lạy Phật , lạy Phật cũng được nhưng phải hiểu Phật là ai mới có thể lạy . Nếu như quí vị không biết được người vợ tương lai của quí vị , dáng người như thế nào mà mỗi ngày cứ tưởng niệm người ta , làm sao tưởng nhớ được ?

    Cho nên Phật Thích Ca Mâu Ni nói :" Tin Phật nhưng không hiểu Phật là phỉ báng Phật ." Bồ Đề Đạt Ma thấy có một người niệm Kinh Niết Bàn , liền hỏi người đó :" Nhà ngươi niệm cái này làm gì ?" Người đó đáp :" Niệm Kinh Niết Bàn sẽ khai ngộ , sẽ thành Phật ." Bồ Đề Đạt Ma nói :" Đưa kinh ấy cho tôi , tôi phải đốt cái đồ gạt người này ." Có câu :" Bánh vẽ không no bụng ." là ý nghĩa đó . Bởi vì trong kinh điển , không có lực lượng truyền pháp , cũng không có pháp môn , kinh điển chỉ là để giới thiệu Pháp Môn Quán Âm mà thôi , bởi vì khi truyền pháp không có dùng ngôn ngữ để nói , cho nên chúng ta nghe nói :" thiền không có dùng ngôn ngữ " là ý đó .


Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts