-
Moderator
Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
VẤN : Nếu muốn tăng gia phước báu , phải làm thế nào ?
ĐÁP: Vừa rồi Sư Phụ đã giảng qua , có hai phương pháp : Một là giải thoát Tam Giới , một là lưu lại thế giới Ta Bà . Quý vị muốn tăng gia phước báu để làm gì ? Có phải muốn ở lại không ? Nếu như muốn ở lại đây , thì đừng có hỏi Sư Phụ , Sư Phụ không muốn quý vị ở lại nơi này , cho nên không muốn nói cho quý vị nghe (Mọi người vừa cười vừa vỗ tay).
VẤN : Tại sao có người nói động vật cũng có thể tu hành ?
ĐÁP : Vâng , Sư Phụ cũng nói như vậy , Sư Phụ đã giảng qua nhiều lần rồi , rất có thể quý vị vẫn chưa được nghe qua , Sư Phụ lại giảng thêm lần nữa . Động vật làm thế nào để tu hành ? Ví dụ con bò , Sư Phụ có thể kể ra ba lý do tu hành của nó : Thứ nhất nó chỉ ăn cỏ mà thôi ; thứ hai nó cung cấp sữa cho chúng ta uống ; thứ ba khi nó làm việc và già đi , người ta đem giết nó , dùng thịt để ăn , dùng da và lông để làm các vật dụng , những đồ trên thân của con bò đều không bị lãng phí , đó là pháp môn tu hành của nó . Sau khi tu tu xong nó mới có thể đảm nhận một thứ chúng sinh cao đẳng hơn , nó đã bố thí trọn vẹn , sau đó làm con voi lớn , lúc làm voi đi đánh giặc để cho người ta ngồi trên lưng , hoặc chuyên chở rất nhiều hành lý . Sau khi làm voi , rất có thể trở lại làm rồng biết bay , làm những chúng sinh cao đẳng hơn . Sau khi làm rồng rất có thể làm thiên nhân hoặc làm người . Sau đó thành Bồ Tát , thành Phật , hiểu không ? Nếu như ai muốn làm động vật , muốn biết động vật tu hành như thế nào , thì đừng học Pháp Môn Quán Âm , đợi đến đời sau rất có thể làm động vật , sẽ tu pháp môn của động vật (Mọi người cười và vỗ tay). Nhưng Sư Phụ cảnh cáo quý vị trước , pháp môn động vật rất là khổ , e sợ rằng quý vị chịu không nổi , tu pháp môn của người đã khổ như vậy rồi , huống chi tu pháp môn của động vật ? Cho nên tốt nhất là học pháp môn của Phật , dùng thân người để tu pháp môn của Phật , cũng là Pháp Môn Quán Âm , về sau chúng ta mới có thể vượt qua cái thân người này , mới có thể thành Phật . Bởi vì chúng ta đã làm qua tám vạn bốn ngàn loài chúng sinh , đã tu rất nhiều pháp môn động vật . Bây giờ chúng ta được làm người là cao nhất , lên nữa là thế giới của Phật Bồ Tát , nếu như chúng ta không vượt qua giai đoạn của người , sẽ trở lại luân hồi , hiểu không ? Cũng giống như chạy xe trên xa lộ vậy , đã đến lối ra mà không ra , thì phải tiếp tục đi thành một vòng lớn , đợi một lúc sau khi lại đến lối ra đó , nhưng nếu phân tâm hoặc vì nói chuyện với người khác lại quên đi không lái ra , như vậy lại phải đánh thêm một vòng nữa , hiểu không ? Cũng giống như vậy , chúng ta chỉ có xuyên qua cửa người mới có thể ra đi , mới có thể đến nơi cửa Phật , cho nên cửa người rất quí báu , nếu như lần này không ra , đợi lần sau trở lại phải luân hồi một vòng lớn nữa . Quý vị đã tu qua mấy kiếp rồi (mọi người cười), rất có thể kiếp sau quý vị lại tu trở lại , không quan hệ gì , thói quen này rất tốt (Sư Phụ phát âm tiếng Đài Loan , mọi người cười).
-
Moderator
Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
VẤN : Tu hành tịnh tọa , nhất định phải có phương pháp sao ?
ĐÁP : Giữa các phương pháp có rất nhiều khác biệt , tịnh tọa của chúng ta có Pháp Môn Quán Âm , có minh sư chỉ đạo , bên trong có những thể nghiệm cao đẳng , có khai ngộ , còn những phương pháp tịnh toạ khác là ngồi sai , tuy đều là tịnh tọa nhưng phương pháp và kết quả không giống nhau , không tu Pháp Môn Quán Âm đều là ngồi sai , ngồi thiền và ngồi sai (chữ ngồi thiền và ngồi sai có giọng phát âm gần giống nhau trong tiếng Trung Hoa) ý nghĩa không giống nhau , quý vị đừng cho rằng Sư Phụ không biết tiếng Trung Hoa , nói sai Sư Phụ biết (Mọi người cười)
VẤN : Thưa Sư Phụ , con đã quy y Nhất Quán Đạo , nếu như muốn thọ Tâm Ấn cầu giải thoát có tội không ?
ĐÁP : Không có tội . Quý vị vẫn có thể tiếp tục tin vào Nhất Quán Đạo , không hề gì . Sư Phụ không bảo quý vị quy y theo Sư Phụ , Sư Phụ chỉ dạy cho quý vị một con đường để cho quý vị biết phải đi như thế nào . Nhất Quán Đạo là Nhất Quán Đạo , Pháp Môn Quán Âm là Pháp Môn Quán Âm , quý vị chỉ cộng thêm Pháp Môn Quán Âm mà thôi .
Tin vào Nhất Quán Đạo rất tốt , Sư Phụ sẽ chỉ dạy cho quý vị làm thế nào để trở thành một tín đồ tốt của Nhất Quán Đạo (Mọi người vỗ tay). Cho dù quý vị quy y với Sư Phụ cũng không có pháp danh gì , cũng không thay đổi bất cứ hoàn cảnh gì , Sư Phụ không bảo quý vị mỗi ngày đến lạy Sư Phụ , đem hoa đem tiền đến cùng dường , về sau biến thành tín đồ Phật Giáo , cho quý vị một cái pháp danh gì , không có . Quý vị vẫn giống như trước vậy . Không cần sửa đổi điều gì cả , chỉ cần mỗi ngày tu hành hai tiếng rưỡi đồng hồ , còn những thời gian khác , quý vị muốn đi tìm những người bạn Nhất Quán Đạo của quý vị thì đi tìm , muốn đi chùa lạy bái thì cứ đi , nhưng quý vị cần phải ngồi thiền hai tiếng rưỡi đồng hồ . Ví dụ như trước đây quý vị là bác sĩ , bây giờ muốn đá banh cũng được , có quan hệ gì đến nghề bác sĩ đâu ? Có hiểu không ?
-
Moderator
Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
VẤN : Tu hành có nhất định phải thiền định không ?
ĐÁP : Phải thiền định . Hầu hết những đại sư đều khai ngộ trong lúc ngồi thiền , cho nên tu Pháp Môn Quán Âm cần phải ngồi thiền , ví dụ như chúng ta muốn học Anh Văn thì cũng bắt đầu từ A , B , C ; không phải học đánh vần tiếng Trung Hoa thì nói được tiếng Anh (Mọi người cười).
VẤN : Mọi người ai cũng có thể lên thiên đường phải không ?
ĐÁP : Có thể , nhưng không phải ai cũng muốn lên thiên đường , cho nên có rất nhiều người làm chuyện ác , không nghe lời khuyến cáo của thiện tri thức , không muốn tu hành , những người đó không thể nào lên thiên đường . Thiên đường cũng có rất nhiều loại , Thế Giới Thứ Nhất , cũng là nơi của A Tu La , nơi đó cũng có thiên đường , quý vị muốn lên tiểu thiên đường cũng được . Nhưng nếu muốn lên thiên đường cao nhất , thì cần phải tu Pháp Môn Quán Âm , muốn lên những thiên đường nho nhỏ , thì làm việc tốt là đủ rồi . Làm việc thiện sẽ được nhân thiên phước báu , sau chết sẽ được lên trời . Ví dụ như bố thí rất nhiều , rất tôn kính Phật , lạy những Phật quá khứ ... hoặc làm những người tốt , những người lương thiện , đều được đi lên thiên đường . Nhưng đây không phải là nơi cao nhất , vì một thời gian sau lại phải trở lại luân hồi .
Pháp Môn Quán Âm mà Sư Phụ dạy , không phải là pháp môn lên thiên đường , mà đây là pháp môn liễu thoát sanh tử , về sau quý vị muốn đi tiểu thiên đường cũng được , muốn qua đại thiên đường cũng được , bất cứ thế giới nào cũng là của quý vị . Đó là mục đích của Pháp Môn Quán Âm . Nhưng đến lúc đó , chúng ta không tham cái thành quả này , bởi vì toàn cả vũ trụ , tất cả mọi thứ đều là của chúng ta . Chúng ta còn muốn ham gì nữa ? Hiểu không ?
-
Moderator
Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
VẤN : Thưa Sư Phụ , khi con lớn lên làm thế nào mới tìm được Sư Phụ , cùng với Sư Phụ tu hành ? (Mọi người vừa cười vừa vỗ tay).
ĐÁP : Sư Phụ nghe thật cảm động , tuổi vẫn còn nhỏ như vậy , mà tâm đạo đã cao như thế . Chúng ta làm người thật không đơn giản . Bởi vì lúc còn nhỏ đã bị cha mẹ trói buộc , muốn tu hành cũng không được , cho nên đừng có trở lại làm người , hãy mau tu học Pháp Môn Quán Âm để về sau mọi người đều đi Tây Phương là tốt nhất .
Bây giờ tuy quý vị đã gặp được Sư Phụ , nhưng không thể tu hành , rất có thể bởi vì tuổi còn nhỏ , cha mẹ không đồng ý , nhưng đến khi quý vị trưởng thành rất có thể Sư Phụ đã ra nước ngoài hoặc đã vãng sanh , đây là những hoàn cảnh đáng buồn . Nhưng nếu quý vị có lòng Sư Phụ sẽ tìm đến quý vị (mọi người vỗ tay), quý vị không tìm được Sư Phụ cũng không sao , mỗi ngày cầu Sư Phụ , Sư Phụ sẽ nhất định đi tìm quý vị , tuy tìm không được nhục thân của Sư Phụ , nhưng lúc quý vị vãng sinh , hóa thân của Sư Phụ sẽ đến tìm quý vị , đưa quý vị lên . Lúc đó là lúc là lúc an toàn nhất , cha mẹ không thể ngăn trở quý vị , chỉ có hai thầy trò chúng ta mà thôi , chỉ cần quý vị có tấm lòng thành thì đừng lo sợ , tuy nhiên cần phải cố gắng làm người tốt , cố gắng ăn chay .
-
Moderator
Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
VẤN : Xin hỏi Xá Mạng Luận và Nhân Định Thắng Thiên làm sao phân biệt ?
ĐÁP : Rất đơn giản . Mỗi người chúng ta đều có nghiệp chướng , cho dù không có nghiệp chướng , thế giới này cũng sẽ đem lại nghiệp chướng cho chúng ta , hiểu không ? Ví dụ chúng ta bị rớt vào trong vũng bùn , bất luận trước đây chúng ta sạch sẽ như thế nào , nhưng bây giờ trở nên rất dơ dáy , tuy nhiên chúng ta có thể sửa đổi , có thể tìm một người ở bên ngoài bên ngoài vũng lầy đến kéo chúng ta lên , đưa chúng ta về tắm rửa thì chúng ta sẽ trở nên sạch sẽ . Bây giờ chúng ta đã có nghiệp chướng , nếu như vẫn tiếp tục như vậy mà sống , đương nhiên chúng ta không thể thoát ly khổ ải , chúng ta không thể thoát ly nghiệp chướng . Nếu chúng ta có minh sư , họ có thể giúp chúng ta rửa sạch nghiệp chướng , giúp chúng ta xử lý cuộc sống , nghiệp chướng mỗi ngày một ít , mỗi lúc mỗi không có thêm nghiệp chướng , đến khi chúng ta qua đời , sẽ được vĩnh viễn liễu thoát sinh tử , đó là vận mạng đã được sửa đổi , vẫn cứ tiếp tục sống như vậy thì sống như cái bánh xe chuyển hoài , vĩnh viễn chuyển hoài không ngừng .
-
Moderator
Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
VẤN : Thời gian khai ngộ có phải đã được chủ định không ?
ĐÁP : Phải mà không phải . Chúng ta tự có quyền lựa chọn , mọi người ai cũng có Phật tánh , nhưng không phải ai cũng muốn thành Phật , bởi vì họ chọn những con đường khác nhau , có người lại không muốn lựa chọn ; tuy mỗi người đều có một tài sản giống nhau , một năng lực giống nhau , một trí huệ giống nhau , nhưng phải coi chúng ta có sử dụng không . Đó là quyền của họ , do đó chúng ta tự mình quyết định , không có ai cưỡng bách chúng ta . Phật Bồ Tát chỉ có thể đến chỉ đạo cho chúng ta , họ không thể ép buộc chúng ta đến học với họ , tuy là họ rất muốn dạy chúng ta khai ngộ , nhưng nếu chúng ta từ chối , vậy Phật Bồ Tát phải làm sao ? Cũng giống như nam chúng có thể kết hôn nhưng không phải vị nam chúng nào cũng đều muốn kết hôn . Không phải mỗi một nữ chúng muốn kết hôn . Có người muốn làm tỳ kheo , họ lựa chọn những con đường không giống nhau . Cũng giống như vậy , chúng ta mỗi người ai cũng có thể lựa chọn mau sớm được khai ngộ thành Phật , nếu như chúng ta không đi tìm minh sư lại không tu hành , sẽ không được khai ngộ , không phải bởi vì có người nói : "Quý vị có thể khai ngộ" thì mình cứ ở đó đợi , không chịu cố công tìm thầy học đạo . Không phải như vậy , chúng ta phải tự động đi tìm kiếm người có chìa khóa để có thể giúp chúng ta mở cửa ; đi tìm người có thể giúp chúng ta khai ngộ , có hiểu ý của Sư Phụ không ?
Khai ngộ đó là chuyện của chúng ta , thành Phật cũng là năng lực cơ hữu của chúng ta , nhưng cần phải tu hành để nó phát triển ; chẳng qua lúc ban đầu cần có người giúp đỡ . Ví dụ như muốn nói tiếng Anh , chúng ta ai cũng có năng lực cơ hữu để nói tiếng Anh ; chẳng qua lúc ban đầu cần có một vị thầy Anh văn dạy chúng ta luyện tập 'A B A , How are you ? Fine , thank you' ... sau đó chúng ta cứ theo phương pháp của thầy mỗi ngày luyện tập , về sau nhất định sẽ nói được tiếng Anh , người nói đó nhất định là chúng ta , nhưng lúc ban đầu cần phải có thầy chỉ đạo .
Cũng cùng ý như vậy , thành Phật là quyền lợi trời sinh của chúng ta , nhưng chúng ta cần phải đi tìm một vị có thể dạy chúng ta thành Phật . Sư Phụ dùng một cái ví dụ tương đối đơn giản để so sánh : Có một vị hoàn tử , tuy trời sinh cho họ sẽ trở thành quốc vương , nhưng vì tuổi còn nhỏ , không biết mình là quốc vương , họ cần phải đi học với rất nhiều thầy , sau khi học xong rồi họ mới có thể làm quốc vương , bởi vì tuổi học còn nhỏ , không hiểu biết được mình là quốc vương tương lai .
-
Moderator
Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
VẤN : Nếu là những người đã từng gặp Ngài , đã từng nghe Ngài giảng kinh , vạn nhất người đó có chuyện cầu xin , nhìn tấm hình của Ngài , có thể liên lạc trong tâm của họ hay không ?
ĐÁP: Được , nhưng vấn đề là quý vị có thể nhìn thấy Sư Phụ đang liên lạc với quý vị không ? Sư Phụ đương nhiên có thể liên lạc với quý vị , nhưng quý vị có thể liên lạc với Sư Phụ không ? Bởi vì quý vị không tu Pháp Môn Quán Âm , không thọ Tâm Ấn , cho nên không thể liên lạc trực tiếp . Không phải Sư Phụ không nhìn thấy quý vị , nhưng quý vị không nhìn thấy Sư Phụ , hiểu ý không ?
Ví dụ hóa thân của Sư Phụ đến nhà quý vị , làm sao quý vị có thể thấy được ? Mắt thịt khác với mắt trí huệ , Sư Phụ dùng hóa thân đến , không phải dùng nhục thể đến cho nên quý vị phải dùng mắt Phật mới thấy được , muốn thấy được Phật đương nhiên phải dùng mắt Phật , cái nhục thể này không phải là nơi cao nhất , vì một thời gian sau lại phải trở lại luân hồi .
Pháp Môn Quán Âm mà Sư Phụ dạy , không phải là pháp môn lên thiên đường , mà đây là pháp môn liễu thoát sanh tử , về sau quý vị muốn đi tiểu thiên đường cũng được , muốn qua đại thiên đường cũng được , bất cứ thế giới nào cũng là của quý vị . Đó là mục đích của tu Pháp Môn Quán Âm . Nhưng đến lúc đó , chúng ta không tham cái thành quả này , bởi vì toàn cả vũ trụ , tất cả mọi thứ đều là của chúng ta . Chúng ta còn muốn ham gì nữa ? Hiểu không ?
-
Moderator
Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
VẤN : Trong kinh Phật có nói quá trình thành Phật có tám vạn bốn ngàn pháp môn , nhưng Sư Phụ nói chỉ có tu Pháp Môn Quán Âm mới được thành Phật . Tại sao ?
ĐÁP : Bởi vì tám vạn bốn ngàn pháp môn chúng ta đã tu xong rồi , bây giời là pháp môn của người , đây là pháp môn cuối cùng . Tu Pháp Môn Quán Âm mới có thể thành Phật , có hiểu ý không ? Tám vạn bốn ngàn pháp môn là pháp môn của đá , cỏ cây , trùng , dế , bươm bướm , bò ngựa , ngạ quỉ ... Ý chỉ tám vạn bốn ngàn loài chúng sanh . Ví dụ như Sư Phụ muốn làm vị bác sĩ thì cần phải học mười mấy năm mới có thể thành bác sĩ ; trước đó còn phải học tiểu học , sau lại tốt nghiệp trung học , cuối cùng tốt nghiệp đại học , lúc này đã học xong bác sĩ rồi . Đối với con người đây là con đường cuối cùng để học làm bác sĩ , hiểu ý không ?
Nếu như quý vị không tin rằng đây là con đường cuối cùng của quý vị , có thể đi về nhà ngủ , nếu tin có thể học với Sư Phụ , không hề gì , Sư Phụ truyền pháp đều miễn phí , trước và sau khi truyền Tâm Ấn đều không lấy tiền của quý vị . Sau khi thọ Tâm Ấn , quý vị đi đi lại lại gặp Sư Phụ đều không có gì trở ngại . Sư Phụ không có buộc một ai , cũng không bảo quý vị quy y , không có điều kiện gì cả , chỉ cần ngồi thiền . Làm Phật Bồ Tát không thể sống vào thịt của chúng sanh , nếu không chúng sanh nhìn chúng ta sẽ sợ , không dám đến gần chúng ta và nói đây là Phật ăn thịt , là sát sanh Bồ Tát (Mọi người cười). Cho nên chúng ta không nên ăn thịt của chúng sanh , ý là như vậy .
-
Moderator
Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
THUYẾT PHÁP TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN ĐẠI ,
Đài Bắc , Ngày 16 Tháng 3 Năm 1988
VẤN : Chánh Pháp là gì ?
ĐÁP : Chánh pháp là chỉ lúc một vị Phật còn tại thế , đối với Ngài và đệ tử của Ngài mà nói thì thời đại đó là Chánh Pháp . Khi Ngài đã ra đi , đệ tử của Ngài lạy tượng của Ngài để tượng niệm , lúc đó gọi là Tượng Pháp . Cuối cùng những vị cao đồ của Ngài cũng đã khuất đi , chỉ còn tượng của Ngài và những giáo lý bên ngoài được lưu lại , không có giáo lý bên trong , lúc đó được gọi là Mạt Pháp . Không phải vì Phật Thích Ca còn tại thế mới gọi là Chánh Pháp , đối với Phật Thích Ca và đệ tử của Ngài mà nói , ngày hôm nay cũng không phải là Mạt Pháp , hiểu không ? Đối với Sư Phụ mà nói thì là Chánh Pháp , đối với đồng tu của chúng tôi mà nói thì là Chánh Pháp , lúc Phật Thích Ca giảng cho đệ tử của Ngài nghe , đối với chúng tôi không có quan hệ gì .
Vì vậy quý vị nghĩ sao về Mạt Pháp ? Cuộc sống của chúng ta so với ngày trước sung sướng hơn , nếu Mạt Pháp tốt như vậy thì càng nên mạt Pháp hơn một chút . Ngày hôm nay chúng ta phát minh ra rất nhiều cơ khí , các loại máy bay , đời sống thật dễ chịu , còn có rất nhiều người ngồi thiền . Lúc Phật Thích Ca còn tại thế , có lẽ không có nhiều người ngồi thiền như vậy , tại sao ? Bởi vì hiện nay qua hệ thống truyền thanh và báo chí , mọi người đều được thông tin , nên rất nhiều người đến để nghe kinh , đến học ngồi thiền .
Hiện nay có rất nhiều người học nhiều phương pháp ngồi thiền khác nhau , có người ngồi thiền vì muốn thân thể được khoẻ mạnh , có người ngồi thiền vì muốn tinh thần được minh mẫn , có người ngồi thiền vì muốn có một sức lực mạnh mẽ , có thể làm việc nhiều hơn , có những sinh viên đại học cũng ngồi thiền , hy vọng đầu óc được sáng suốt hơn , lúc ở trường có thể làm bài vở giỏi hơn . Tuy các phương pháp ngồi thiền nói trên không giống nhau , nhưng đối với họ đều rất hữu ích , cho nên đối với Sư Phụ mà nói , hiện tại cũng là Chánh Pháp .
-
Moderator
Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
VẤN : Sư Phụ nói Lục Tổ truyền Vô Tướng Pháp là Pháp Môn Quán Âm , nhưng Phật giáo Đài Loan là do các tôn phái từ Đại Lục truyền sang , tại sao Pháp Môn Quán Âm ở Đài Loan lại bị thất truyền ?
ĐÁP : Sư Phụ không biết , quý vị cần phải hỏi chính mình , rất có thể ngày trước ở Đài Loan không có cao đồ , không có những đệ tử thâm hiểu đạo , không đạt được đằng cấp của Ngài Huệ Năng , cho nên Pháp mới bị đứt đoạn , hiểu không ? Ví dụ như Sư Phụ hiện nay đang tại thế , Sư Phụ có truyền Pháp Môn Quán Âm , vạn nhất Sư Phụ vãng sanh , không tìm được đệ tử giỏi , Pháp Môn Quán Âm sẽ bị thất truyền , rồi sau đó biến thành Tượng Pháp , qua một thời gian thời Tượng Pháp sẽ biến thành thời Mạt Pháp , hiểu ý không ? Lúc đó Đài Loan sẽ không có Pháp Môn Quán Âm . Nếu Sư Phụ có một người đệ tử sang Mỹ tu hành rất giỏi , có thể truyền pháp , như vậy đột nhiên nước Mỹ có được Pháp Môn Quán Âm ; vạn nhất có một người truyền đạo , lại trở về đây truyền Pháp , lúc đó người Đài Loan sẽ hỏi gì ? (Mọi người cười).
-
Moderator
Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
VẤN : Tại sao lại phải luân hồi ?
ĐÁP : Bởi vì chúng ta thích luân hồi . (Mọi người cười và vỗ tay .) Quý vị thấy đó mọi người đều vỗ tay , chúng ta đã biết được nguyên nhân rồi . Sư Phụ đến Đài Loan dạy Pháp Môn Quán Âm , bảo quý vị không nên luân hồi , quý vị lắc đầu nói : "Không muốn học". Điều này chứng tỏ quý vị thích luân hồi , luân hồi vui hơn , phải không ? (Mọi người đáp : Không phải .) Phật Bồ Tát rất tự tại , quý vị muốn làm gì thì làm , muốn giải thoát thì đi với Sư Phụ , không muốn giải thoát thì luân hồi , đó là một việc rất đơn giản . (Sư Phụ cười .)
-
Moderator
Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
VẤN : Thế giới của chúng ta được sinh ra như thế nào ?
ĐÁP : Nếu quý vị học Pháp Môn Quán Âm với Sư Phụ thì vấn đề này tương đối dễ hiểu hơn . Vạn nhất quý vị không thích đi thế giới Tây Phương Cực Lạc , cũng không thích đi thế giới của Đông Phương Dược Sư Phật , cũng không thích Thiên Quốc của Giêsu Kitô , cũng không thích Ala của Mohamet , quý vị chỉ thích Sư Phụ , điều này chỉ là giả thử mà thôi , vì cho rằng Sư Phụ tương đối hợp ý với quý vị , vì thích được ở một bên với Sư Phụ , cho nên quý vị nói với Sư Phụ rằng : "Sau này Ngài đi đến đâu , chúng tôi sẽ theo Ngài đến đó ." Nếu là như vậy Sư Phụ sẽ tạo ra một cái thế giới để quý vị ở , cũng như cất chùa vậy . Ví dụ ngày trước chỉ có một mình Sư Phụ và hai , ba người đệ tử , chúng tôi chỉ mướn một căn phòng , hiên giờ người xuất gia rất nhiều , Sư Phụ cần phải cất những căn phòng lớn hơn cho họ ở .
Cũng cùng một ý , nếu quý vị thích , Sư Phụ sẽ cất một cái thế giới để quý vị ở , hiểu không ? Phật Thích Ca có nói về thế giới Tây Phương Cự Lạc có câu chuyện của Phật A Di Đà , quý vị còn có nhớ không ? Ngài nói : "Lúc Phật A Di Đà chưa thành Phật vẫn còn là một người tu hành giống như chúng ta vậy ." Lúc Ngài tu hành , Ngài phát ra rất nhiều lời nguyện , Ngài nói : "Sau khi tôi thành Phật , đất nước của tôi rất nghiêm trang và đẹp đẽ , sẽ không nghe bất kỳ một tiếng khổ nào , cũng không phân biệt nam nữ , không có Tam Đồ Khổ , mọi nơi đều là những cung điện huy hoàng . Đây là một miền đất thật đẹp đẽ , một cảnh giới an vui ."
Sau khi Ngài thành Phật , quả nhiên có một nơi như vậy , đó là do chính Ngài tạo ra , 'Nhất Thiết Vi Tâm Tạo'. Thế giới của Phật cũng là do chúng ta tạo ra , chúng ta thích thứ gì thì sẽ được thứ đó , nhưng cũng cần phải coi cái đẳng cấp tu hành của chúng ta , nếu tu hành không cao , không đủ lực lượng , lời nguyện của chúng ta sẽ không thực hiện mau như vậy và cũng không được hoàn mỹ như vậy .
Ví dụ chúng ta muốn có được một cái cung điện lưu ly rất rộng và rất đẹp , nhưng chúng ta tu hành không tốt , nó sẽ trở thành rất nhỏ , (mọi người cười), mà cũng không phải là lưu ly , mà là đất sét (Mọi người cười). Cung điện bằng đất sét cũng là cung điện , nhưng nó không được đẹp đẽ , không đủ hoàn mỹ . Bất luận chúng ta muốn gì , đều cần phải dùng lực lượng của chính mình mới có thể tạo ra , lực lượng của chính mình cần phải tu hành mới có , sau khi tu hành chúng ta có thể lấy cái lực lượng hoàn mỹ của chính mình ra dùng . Cái lực lượng vạn năng hoàn mỹ này mọi người chúng ta đều có , đó là chúng ta , về điểm này chúng ta nên tin tưởng .
Thượng Đế cũng là chúng ta , Ngài tồn tại ở bên trong của chúng ta . Muốn tìm Thượng Đế phải hướng về bên trong mà tìm , muốn tìm Phật phải hướng về bên trong mà tìm . Tìm bên ngoài là hướng ngoại , là ngoại đạo , bởi vì đạo là ở bên trong , chúng ta hướng ngoại tức là ngoại đạo . Ngoại đạo không phải là chỉ những người xấu , nhưng là do chúng ta bị mê lạc , ý muốn nói sức chú ý của chúng ta hướng về bên ngoài không hướng về bên trong . Phần đông chúng ta đều hướng về bên ngoài mà cầu khẩn , tìm những vật vô thường không hoàn mỹ , cho nên mới tạo thành cái thế giới vô thường không hoàn mỹ này .
-
Moderator
Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
VẤN : Tại sao có địa ngục ?
ĐÁP : Bởi vì có thiên đàng nên cần có địa ngục , có người thích địa ngục , có ai thích địa ngục không ? (Không có ai thích địa ngục .) Có địa ngục là bởi vì chúng ta làm sai , tư tưởng không sạch sẽ , cho nên chúng ta tạo nên địa ngục .
Ví dụ như có một ngày có một người đối xử với quý vị không tốt , quý vị tức giận nói rằng : "Tôi trù cho anh ta bị quỷ bắt , bị quỷ đánh ..." Nếu như lúc đó quý vị rất tức giận , oán hận rất nặng , lời trù đó sẽ trở thành sự thật , hiểu không ? Người bị trù sau khi chết đi thật sự sẽ bị quỷ đến bắt và đánh . Sau khi người ấy bị quỷ bắt và đánh , lòng rất oán hận , cũng trù lại đối phương như vậy . Qua một thời gian chính người ấy lại gặp phải cái địa ngục mà chính người ấy đã tạo ra . Cái địa ngục được tạo ra như vậy , đây cũng là 'Nhất Thiết Vi Tâm Tạo'. Cho nên nếu chúng ta không thích địa ngục , thì không nên trù người khác ở địa ngục , hiểu không ? Khổng Tử cũng nói cùng một đạo lý như vậy 'Kỷ Sở Bất Dục , Vật Thi Ư Nhân' (Vật mà mình không thích , thì đừng nên cho kẻ khác .)
-
Moderator
Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
VẤN : Tại sao tôi thường làm những việc mà tôi không nên làm , tôi không muốn làm những việc đó , nhưng sao tôi vẫn cứ làm ?
ĐÁP : Bởi vì lực lượng của chúng ta không đủ , đại đa số chúng ta đều rất yếu ớt , không có biện pháp không chế hoàn cảnh của mình , tâm lực của chúng ta không đủ can cường , không thể tạo ra những hoàn cảnh tốt , tuy nói rằng 'Nhất Thiết Vi Tâm Tạo' (Tất cả đều do tâm tạo), nhưng chúng ta không huấn luyện lòng của chính mình , không cho nó cái lực lượng cao cường , cho nên ngay cả chúng ta muốn có những cung điện lưu ly thật đẹp , thật huy hoàng , kết quả lại trở thành một ngôi nhà đất sét nho nhỏ , nguyên do là chúng ta tu hành không đủ .
-
Moderator
Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
VẤN : Thật tướng của thế giới có phải là quang minh không ?
ĐÁP : Ý của quý vị có phải là nếu chúng ta sau khi khai ngộ , sẽ nhìn thấy được thật tướng của thế giới rất đẹp đẽ phải không ? (Mọi người cười : Vâng). Thế giới vốn rất quang minh , bởi vì chúng ta không quang minh , cho nên nhìn thấy thế giới rất dơ dáy . Mọi thứ đều do cách nhìn của chúng ta , do trình độ tu hành của chúng ta như thế nào . Thí dụ Phật Thích Ca có nói trong kinh điển rằng : "Thế giới của tôi rất đẹp đẽ", lúc đó đệ tử của Ngài là Xá Lợi Phất không tin , Phật Thích Ca mới dùng đại thần thông cho vị ấy coi , lập tức thế giới Ta Bà biến thành rất đẹp đẽ , bởi vì thế giới vốn rất đẹp , nhưng vì thiên nhãn của chúng ta chưa mở cho nên nhìn không thấy . Cũng giống như một người mang cái kiếng đen , bất luận người ấy nhìn nơi nào cũng đều thấy đen , nếu như mang kiếng hồng , nhìn ra ngoài tất cả đều là màu hồng .
'Thiên hạ vốn vô sự', một người tu hành nếu đã đạt được cảnh giới quang minh , họ sẽ hiểu rằng mọi chúng sinh đều là Phật , không có một việc gì đặc biệt phải làm , cũng không có một thứ gì phải đặc biệt di động , nhưng vì chúng sinh không biết họ là Phật , cho nên các chư Phật mới bận rộn như vậy (Sư Phụ cười). Chúng sinh nói rằng : "Ngài đã nhìn thấy Phật , xin Ngài chỉ cho tôi , Phật của tôi ở đâu ? Xin Ngài tìm dùm tôi". Đến lúc đó Phật mới bận rộn vì chúng sinh , tự họ không có công việc , mọi thứ đều do chúng sinh mang đến , hiểu không ?
-
Moderator
Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
VẤN : Thường Quang Tịnh Thổ , có phải là cảnh giới cao nhất không ?
ĐÁP : Không phải , cảnh giới cao nhất không phải là Tây phương , nhưng đạt được Tây Phương Tịnh Thổ là tốt lắm rồi .
VẤN : Học Pháp Môn Quán Âm có phải thề nguyện gì không ?
ĐÁP : Không , không cần phải thề gì , nhưng cần phải phát tâm tu hành cầu giải thoát . Quý vị không phải ở nơi đó nói rằng : "Tôi phát nguyện", sau đó không làm được , chứng minh rằng quý vị làm không được . Cho nên nếu thật sự phát nguyện , tốt nhất đừng để người khác nghe được , vạn nhất chúng ta làm không được cũng không ai biết (Mọi người cười). Tu hành là trách nhiệm cá nhân của quý vị , quý vị phát nguyện tu hành , đó là trách nhiệm của mình , không phải cho Sư Phụ nghe , như vậy vô ích .
-
Moderator
Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
VẤN : Tại sao chỉ có thân người mới có thể thoát ly luân hồi ?
ĐÁP : Bởi vì pháp luật của vũ trụ là như vậy , pháp luật của tu hành là như vậy , Sư Phụ không biết phải nói sao . Bò ăn cỏ , người ăn cơm , thỏ thích ăn cà rốt (carrot), vũ trụ đã an bài xong hiểu không ? Động vật không thể tu Pháp Môn Quán Âm , đợi đến khi tu thành 'người' mới có thể tu Pháp Môn Quán Âm , đây là pháp luật của vũ trụ . Ví dụ chúng ta thành niên mới có thể kết hôn , đây là thường thức cơ bản của pháp luật , hai mươi tuổi mới là tuổi thành niên , mới có thể đến pháp viện kết hôn . Pháp luật còn qui định mười tám tuổi mới có quyền tuyển cử , nếu chúng ta muốn ứng cử tổng thống , cũng cần phải có những tư cách đặc biệt . Ví dụ như ít nhất cũng phải tốt nghiệp đại học , hiểu rõ tình thế chánh trị , giúp ích cho quốc gia , có ảnh hưởng tốt ... Cũng giống như vậy , lúc chúng ta làm người mới có được những phẩm chất hoàn mỹ , mới có được đầy đủ trí huệ , mới hiểu được Thậm Thâm Vi Diệu Pháp , hiểu không ? Còn động vật , chúng ta không có cách nào dạy chúng tu hành , tuy chúng nó hiểu biết chút ít nhưng cũng quá ít ỏi , chúng cũng có cảm giác nhưng không thể tự sửa đổi , nó không biết sám hối , cũng không biết tu hành . Chỉ có người mới hoàn mỹ , người là cao nhất , trong hoàn cảnh này mới có thể hòa hợp với vũ trụ .
-
Moderator
Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
VẤN : Chúa Giêsu đắc đạo tại Ấn Độ , nhưng tại sao Ngài không nói 'Lục Đạo Luân Hồi' ?
ĐÁP : Ngài có nói . Nhưng có thể là những lời khai thị đó đã không được viết ra . Ngài chỉ nói cho đồ đệ của Ngài nghe , sau đó thì Ngài vãng sanh mất rồi . Ngài chỉ giảng pháp hơn ba năm mà thôi , làm sao có thời gian nói được nhiều ? Sư Phụ đến Đài Bắc năm 1983 bây giờ là 1988 , đã năm năm rồi nhưng Sư Phụ nói được bao nhiêu lời ? Bây giờ mới bắt đầu ra giảng kinh , đại đa số quý vị đều nghe tên của Sư Phụ lần đầu , phải vậy không ? Một thời gian năm năm cũng không làm được gì , huống chi là ba năm ? Ngay cả 'Nhất đạo' giảng cũng không được , huống chi là giảng 'Lục đạo' (Sư Phụ cười). Quý vị ép gấp quá (Mọi người cười). Chúa Giêsu Kitô vừa mới mở miệng liền bị người ta giết , thật là tội nghiệp . Truyền pháp là một việc rất nguy hiểm , Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn ở Trung Quốc cũng nói cho Huệ Năng điều này . Ngài nói : "Người truyền pháp từ xưa đến nay , sanh mạng đều ở nơi nguy hiểm , có thể so sánh sanh mạng như sợi tơ". Phật Thích Ca vì truyền pháp tại Ấn Độ , người Ấn Độ tương đối lương thiện , đời đời kiếp kiếp đều tu hành , rất tôn trọng Minh Sư , tôn trọng Phật tại thế , cho nên Ngài mới sống lâu như vậy , nếu như Ngài ở Do Thái truyền pháp , rất có thể Ngài gặp vận mạng như Chúa Giêsu Kitô vậy .
-
Moderator
Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
VẤN : Tôi là tín đồ Thiên Chúa Giáo , tôi tuyệt đối tin tưởng rằng Chúa Giêsu Kitô ăn chay , nếu không thì Ngài không thể nào đạt được đạo , nhưng tại sao lúc Ngài truyền pháp , không nói ra vấn đề ăn chay ?
ĐÁP : Có , trong Thánh Kinh có nhiều nơi nói , sách của Sư Phụ cũng có viết , quý vị đọc mười điều răn của Thiên Chúa Giáo thì rõ . Điều một là không sát sanh , cũng giống như chúng ta vậy , sát sanh có hai thứ . Một là tự mình giết , gọi là trực tiếp giết . Hai là gián tiếp giết , người khác giết mà chúng ta ăn cũng là giết , nếu như chúng ta không ăn thì ai giết ? Giả thử cả thế giới đều ăn chay , động vật sẽ rất tự tại , chúng có thể mở tiệc mời chúng ta cùng ăn cơm với chúng (mọi người cười), phải không ? (Mọi người đáp : Phải).
-
Moderator
Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
VẤN : Trong Cựu Ước Sáng Thế Kỷ 9 , Chương 3 nói : "Phàm những động vật có sinh mạng , đều là thực phẩm của các ngươi". Nhưng một câu khác lại nói : "Phàm các sinh vật trong thịt có máu , các ngươi không được ăn". Xin hỏi sự mâu thuẩn này làm sao giải thích ?
ĐÁP : Chúng ta có thể giải thích rất đơn giản : Nguyên do là vì phiên dịch sai . Thứ nhất , Thượng Đế không có nói bất cứ động vật gì quý vị đều có thể ăn . Ngài nói rất rõ ràng , những cây cỏ và rau quả là những thực vật mà Ngài tạo ra cho nhân loại dùng , và còn nói mỗi một động vật , đều có những thực vật đặc biệt tạo ra cho chúng dùng . Thánh Kinh viết rất rõ ràng , không hiểu sao khi phiên dịch thành tiếng Trung Hoa lại biến thành như vậy . Sư Phụ chưa bao giờ coi qua một quyển Thánh Kinh nói rằng bất cứ động vật nào quý vị đều có thể ăn . Sư Phụ đọc qua tiếng Đức , tiếng Việt Nam , tiếng Anh , tiếng Pháp dều không nói như vậy , mà nói rằng : "Mỗi một thứ động vật ta đều tạo những loại thức ăn đặc biệt , tạo những loại thực vật đặc biệt để chúng nó ăn". Sư Phụ đã đọc qua ba bốn thứ tiếng , không thể đọc sai , chỉ có phiên dịch thành tiếng Trung Hoa mới biến thành như vậy (Mọi người vỗ tay).
Posting Permissions
- You may not post new threads
- You may not post replies
- You may not post attachments
- You may not edit your posts
Forum Rules