Page 4 of 8 FirstFirst 12345678 LastLast
Results 61 to 80 of 160

Thread: TA XUỐNG TÌM EM DƯỚI CÕI TRẦN

  1. #61
    Senior Member
    Join Date
    Jul 2007
    Posts
    680

    Default Re: Sự Chết và sắp Chết

    Choỵ....cám ơn đằng ấy hỉ, tớ bị kẹt khúc này í

    cám ơn....cám ơn !!!!


    SPGT

  2. #62
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Re: TA XUỐNG TÌM EM DƯỚI CÕI TRẦN




    Vấn:
    Nếu mục đích của sự sống là để nhớ lại chúng ta là ai, mục đích của sự chết là gì?


    Đáp:
    Thân thể tạo ra chỉ để tồn tại trong một thời gian nhất định thôi. Khi nó đã bị hao mòn, chúng ta phải dùng thân thể khác thích hợp hơn cho sự học hỏi của chúng ta.




    Vấn:
    Sự chết chỉ là thể xác thôi, hay cũng là của linh hồn nữa?


    Đáp:
    Không! Linh hồn không bao giờ chết. chúng ta chỉ thay đổi y phục thôi. Sau khi mặc bộ đồ hai ngày rồ, nó bị giơ, nên chúng ta phải giặt nó. Nếu quần áo bị hư rách, chúng ta phải bỏ đi và mua quần áo mới. Chỉ vậy thôi! Chúng ta chỉ thay quần áo mà thôi!



  3. #63
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Sự Chết và sắp Chết


    Vấn:
    Lúc chúng ta chết, chúng ta vẫn còn ý thức, và vẫn còn tự chủ được hay sao?


    Đáp:
    Đúng vậy! Nhưng chúng ta không có lực chủ động này, trừ khi chúng ta khai ngộ, và đã khôi phục lại sự vĩ đại của mình.




    Vấn:
    Ngài có thể nghiệm được lúc chết không? Ngài có nhớ thể nghiệm này không?


    Đáp:
    Tôi có thể nghiệm này mỗi ngày! Tôi chết đi rồi trở lại



  4. #64
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Sự Chết và sắp Chết


    Vấn:
    Con có thể làm như vậy không?

    Đáp:
    Quý vị có thể. Tôi sẽ dạy quý vị cách để làm. Tôi nhớ Thánh Paul có nói: - “Ta chết mỗi ngày.” Khi nhập định, quý vị có thể cắt đứt dây nối với thế giới này trong vài giờ, rồi sau đó nối trở lại. Quý vị trở lại bởi vì chưa phải lúc ra đi. Chúng ta phải trở lại để làm xong sứ mệnh của mình



    Vấn:
    Tại sao Sư Phụ lại muốn chết nhiều lần vậy?

    Đáp:
    Ta không muốn chết. Ta phải chết để sống. 24



  5. #65
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Từ Tôn Giáo Cho Đến Am Hiểu Về Tâm Linh


    3

    Từ Tôn Giáo Cho Đến Am Hiểu Về Tâm Linh


    “Tôi không thuộc về Phật giáo hay Thiên Chúa giáo, tôi thuộc về Chân Lý và truyền bá Chân Lý. Quý vị có thể gọi đó là Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Lão giáo hoặc bất cứ danh xưng nào quý vị thích, tôi đều đón nhận tất co Nhiều vị thầy có vấn đề tranh chấp những định kiến về những tôn giáo. Tôi không có định kiến gì cả, các vị Minh Sư nào cũng tốt cả. họ đều giảng về Chân Lý, và hướng dẫn quý vị đạt đến Chân Lý. Hãy giữ lấy tôn giáo của quý vị và đặt niềm tin vào vị Minh Sư của bổn đạo.Nếu quý vị ngẫu nhiên tìm được một vị Minh Sư đương thời trong tôn giáo của mình, thì quý vị thật là may mắn! Nếu không, hãy tìm ở các tôn giáo khác, xem có vị Minh Sư tại thế nào không. Nhưng đồng thời hãy giữ niềm tin nơi tôn giáo của mình, đừng đổi qua tôn giáo của vị Minh Sư đó, bởi vì tất cả tôn giáo đều đến từ Thượng Đế, và tất cả các vị Giáo Chủ của các tôn giáo đều đến từ Thượng Đế để truyền đạt những phúc tin vào những thời gian và không gian khác nhau. Tất cả những người khai ngộ, dù là Thiên Chúa giáo; Phật giáo; hoặc bất cứ tôn giáo nào, đều khám phá ra những điểm giống nhau, trí huệ giống nhau, hạnh phúc giống nhau. Tôi cũng tìm thấy cùng một vũ trụ ấy, và that ra nó là một trạng thái của tinh thần, của ý thức, của sự thông minh và tri thức ở một trình độ cao hơn.”14

    “Phật giáo giống như Thiên Chúa giáo. Tôi không nghĩ là giáo lý của các tôn giáo có gì khác nhau. Mười điều răn của Thiên Chúa giáo khi đem so với giới luật của Phật giáo cũng đều giống như nhau: - không sát sanh; không trộm cắp; không nói dối; không uống rượu hoặc ma-túy; không lấy vợ hoặc chồng người ta. Phần giáo lý còn lại chỉ là chi tiết, giảng giải, hoặc các dữ kiện lịch sử mà các đệ tử đã ghi chép lại khi vị Minh Sư còn tại thế. Thí dụ trong Kinh Thánh có nhiều câu chuyện về chiến tranh, và nhiều bộ lạc tương tranh với nhau, điều này không liên quan gì đến giáo lý, nhưng vì biến cố xảy ra khi các vị Minh Sư còn tại thế, nên họ đã viết xuống.” 34

    “Chúa Giê-Su là một người, nhưng Kitô là một lực lượng. Lực lượng có thể truyền đi bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, xuyên qua bất cứ người nào hội đủ điều kiện. Giống như điện, điện lực có thể đi qua bất cứ sợi giây điện nào, nếu sợi giây điện đó tốt và chỗ cắm điện. Quý vị thấy không?! Kitô cũng là Phật, và Phật cũng nghĩa là Kitô. Kitô trong tiếng Do-Thái có nghĩa là Phật, và trong tiếng Phạn, - Phật có nghĩa là Kitô. Quý vị thấy sao? Có phải vậy không? Người ta không bao giờ chịu khó dịch những danh từ này ra ngôn ngữ của riêng họ, chỉ dùng những danh từ nguyên-thủy, rồi tranh chấp với nhau về chuyện đó. Sự bất đồng của ngôn ngữ thế gian lúc nào cũng gây nhiều rắc rối như vậy.” 6

    “Lúc khởi đầu, tất cả các kinh điển đều khuyến khích con người sống một nếp sống thuần khiết. “Các ngươi không được sát sanh, hãy yêu thương láng giềng và ngay cả kẻ thù của mình, và không được trộm cắp,” (Matthew 19:18) v.v.. Các điều răn của Thiên Chúa; đạo Muslim; đạo Sikh; đạo Hồi và giới luật của đạo Phật đều giống nhau. Chúng ta nên trở thành người tốt, yêu mến lẫn nhau và thanh tịnh hóa bên trong. Những đức hạnh ở bên ngoài, chúng ta ai cũng biết, và hầu hết chúng ta đều có thể giữ được những giới luật như kinh điển đã lưu lại. Nhưng vấn đề thanh tịnh nội tại và sự liễu ngộ bên trong như đã được nhắc nhở thì sao? Làm thế nào để chúng ta có thể nghe được âm thanh của Thượng Đế mà không cần nghe người ta kể lại? Còn nhiều điều quan trọng hơn là chỉ có đạo đức bên ngoài. Dĩ nhiên một nếp sống đạo đức sẽ giúp ích rất nhiều và là một điều không thể thiếu đối với bất kỳ ai cố mong được đồng nhất the với Thượng Đế, để trở về với đạo hoặc để thành Phật. Tất cả đều có cùng một ý nghĩa như nhau, tức là sự hội nhập với cội nguồn vô biên của vạn vật.”7

    “Tôn giáo chỉ đưa ta hướng về Chân Lý, nhưng chúng ta phải tìm kiếm nó qua một vị Minh Sư tại thế. Không có một vị Minh Sư, ngay cả đến tôn giáo chúng ta cũng không hiểu.” 32



  6. #66
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Trên cả Tôn Giáo


    Trên cả Tôn Giáo


    “Những người theo đạo Phật tin rằng, nếu họ thờ Phật, quỳ lạy pho tượng của Ngài, thắp một vài nén hương, cúng dường một ít hoa quả, như vậy là họ sẽ được an ổn, được nương thân nơi Đức Phật. Tôi nghĩ đó là một quan niệm hết sức sai lầm, bởi vì tuy rằng những bức tượng kia biểu tượng cho vị Phật quá khứ, nó không đại diện cho vị Phật tại thế. Và các vị Phật trong quá khứ không thể giúp cho chúng ta điều gì ngoại trừ việc lưu lại những giáo lý cho chúng ta noi theo và ấn chứng. Một số chúng ta đi nhà thờ, chịu phép rửa tội, rước bánh thánh, rồi nghĩ rằng chúng ta đã thoát khỏi được lửa địa ngục! Dù sao thì tôi cũng mừng là người ta còn làm như vậy, vì ít ra biểu tượng của Chân Lý cũng đã được duy trì rất tốt. Tại sao tôi lại mừng? Bởi vì điều này nói lên rằng con người thật là ngây the, thật dễ tin và thật nhẹ dạ. Chúng ta rất là thơ ngây, rất là đơn thuần.

    Cho nên tôi mừng là các Phật tử đi chùa và cúng dường hoa quả cho những pho tượng gỗ, tôi cũng mừng là những tín đồ Công giáo đi nhà thờ và lập lại những thể nghiệm cổ xưa, rồi nghĩ rằng họ được an toàn. Ít ra họ cũng chứng tỏ là họ đơn thuần và ngây thơ. Nhưng sự ngây thơ và đơn thuần không giúp chúng ta được nhiều trong kiếp này, chúng ta vẫn không thấy được Phật, hoặc tự mình thể nghiệm được Thượng Đế. Giống như người nào mới đặt một cái điện thoại trong nhà mà không nối giây lại, rồi nói với quý vị rằng đó là điện thoại của quý vị, nó cũng giống như điện thoại của những người khác, và chỉ có vậy thôi. Nhưng thật sự có điều gì xảy ra không? Quý vị có thể nói chuyện với chính mình mà thôi. Đường giây liên lạc thì không có, và người ở đầu giây bên kia chẳng nghe được gì cả. Nếu quý vị cho rằng nói chuyện ở đầu giây bên này và không có tiếng trả lời ở đầu giây bên kia là điều có thể chấp nhận được, thì việc không nhận được đáp ứng của Thượng Đế so ra lại càng ngây the hơn nữa.

    Lúc trước tôi cũng ngây thơ như vậy. Mỗi ngày tôi đi nhà thờ hoặc đi chùa và tin rằng chỉ cần làm như vậy mà thôi. Nhưng về sau, khi tôi lớn lên và cảm thấy thật trống trải, tôi nghĩ rằng Thượng Đế không đáp ứng điều gì cả, và cho dù tôi có bày tỏ hết lòng, Ngài cũng chẳng thèm để ý đến. Đức Phật cũng chẳng lau nước mắt cho tôi và đáp ứng những lời cầu nguyện chân thành nhất của tôi. Ngài chỉ ngồi đó và mỉm cười, ngày nào cũng vậy. Dù tôi có khóc, có lạy, có mọp mình dưới chân Ngài, Ngài cũng chẳng lay động một ly. Rồi tôi đâm ra chán nản, và nổi giận lên.(cười J)Tôi nghĩ sao lại có người bất lịch sự như vậy! Nhưng không phải là Đức Phật bất lịch sự, chỉ tại vì tôi quá ngây thơ mà thôi.

    Dần dần về sau, tôi hiểu ra rằng có thể là các vị Phật quá khứ không thể giúp được tôi bao nhiêu, tôi phải tìm Phật tại thế, một vị Phật sống ở bên trong của tôi. Cho nên tôi bắt đầu đi tìm Minh Sư, những phương pháp và con đường thật sự dẫn đến sự giác ngộ, chứ không lạy những bức tượng vô tri nữa. Rồi đến một ngày, sau bao nhiêu gian khổ và nỗ lực tu tập, tôi đã tìm thấy được những gì Đức Phật đã tìm thấy! Những gì Chúa Giê-Su đã tìm thấy, những gì mà Lão Tử; Khổng Tử; Plato và Socrates đã tìm thấy. Và tất cả những thứ này tôi sẵn sàng cống hiến cho quý vị vô điều kiện, không có gì ràng buộc, cũng không phải trả tiền, bởi vì những gì tôi khám phá ra, quý vị vốn đã có rồi. Đó là của quý vị, không phải của tôi. Không phải là tôi sẽ tẳng quý vị cái gì. Tôi chỉ giúp quý vị mở nó ra và chỉ cho quý vị biết nó ở đâu. Rồi quý vị sẽ tìm được hạnh phúc và tất cả những phiền não sẽ biến mất. Giống như Kinh Thánh có nói:

    “Hãy tìm Thiên Quốc trước, và mọi thứ khác sẽ được mang lại cho các con.” (Matthew 6:33)

    Tất cả kinh điển đều nhấn mạnh rằng, nếu chúng ta tìm được sự khai ngộ, thì tất cả tội lỗi của chúng ta sẽ được rửa sạch. Nó thật là đơn giản, giống như mặt trời mọc lên và đẩy lui cả bóng tối.

    Nếu không, chúng ta có cái điều Kinh Thánh gọi là tội tổ tông truyền, hoặc Phật giáo gọi là Nghiệp chướng đời đời, và nếu chỉ bằng vào nỗ lực của đầu óc, chúng ta không bao giờ có thể rửa sạch được. Chúng ta không thể rửa sạch được bằng những công việc từ thiện, những hành vi đạo đức, hoặc bằng sự lễ bái trước hình tượng của Đức Phật hoặc Đức Chúa Giê-Su. Chúng ta phải rửa bằng một phương pháp đúng đắn, dùng ánh sáng của Thượng Đế, nguồn thiên lực bẩm sinh của chúng ta để mà xóa tan bóng tối của địa ngục. Đức Chúa Giê-Su cũng có nói: “Những điều gì ta làm hôm nay, sau này các ngươi có thể làm tốt hơn.” Có nghĩa là Ngài và chúng ta bình đẳng với nhau. Ngài không nói: “Chỉ có ta mới có thể làm được những phép lạ này, các ngươi sẽ không bao giờ làm được.” Không! Ngài nói: - “Những gì ta có thể làm, các ngươi cũng có thể làm được.” (John 14:12)Đó là một thái độ vô cùng phóng khoáng, và Đức Phật cũng có nói: - “Ta là Phật đã thành, các con là Phật sẽ thành.” Nếu chúng ta theo một phương pháp đúng đắn, cũng như với một phương pháp khoa học, mọi người cùng làm giống như nhau sẽ đạt được kết quả như nhau.” 35


    www.tructiepcauthongvoithuongde.org



  7. #67
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Thông Điệp bị lãng quên của Chúa Kitô


    Thông Điệp bị lãng quên của Chúa Kitô


    “Đa số mọi người nghĩ rằng, họ không thể làm giống như Chúa Giê-Su được, chỉ vì họ được bảo rằng họ quá vô minh, quá ngu dốt, thật vô dụng, họ chẳng là gì cả. Họ cứ bị tẩy não như thế hết đời này sang đời khác, nên cuối cùng họ đã tin như vậy là thật.

    “Những ai tin ở nơi Ta, thì các việc Ta làm, - các ngươi đều có thể làm được.” (John 14:12)

    Chúa Giê-Su đã không nói rằng chỉ có một mình Ngài mới có thể làm được những phép lạ, có thể dạy dỗ và giải thoát con người. Ngài nói chúng ta có thể làm được giống như vậy, và Ngài còn nói thêm:

    “…và làm được những việc lớn lao hơn thế nữa.”(John 14:12)

    Nếu Chúa Giê-Su đã nói, - “ Những gì ta làm được hôm nay, các ngươi đều có thể làm được" ! Như vậy tại sao chúng ta không bắt đầu? Chúng ta ai cũng muốn trở nên vĩ đại, nhưng lại không thể làm được. Tại sao vậy ? Đó là vì chúng ta không đủ lực lượng, không đủ hiểu biết và không đủ trí huệ. Cũng giống như một bác sĩ giải phẫu đã học qua các phẩu thuật vô cùng phức tạp, những hệ thống bên trong thân thể của con người. Nếu chúng ta học với ông ta một thời gian thì chúng ta cũng sẽ trở nên thông thạo như ông ta vậy. Chúng ta có thể trở nên vĩ đại như Đức Chúa Giê-Su nếu chúng ta học hỏi những gì Ngài đã học. Điều đó rất là hợp lý và rất là khoa học. Việc thành Phật hoặc thành Đức Chúa Giê-Su cũng không có gì là huyền bí cả. Quý vị cũng không cần phải lên Hy Ma Lạp Sơn, không cần phải xuống tóc, hoặc mặc loại y phục gì khác. Quý vị mặc quần Jean cũng có thể khai ngộ được. Đó chỉ là sự khác biệt về lối sống mà thôi.
    Nhưng chúng ta đã quên mất những điều ấy. Chúng ta tin vào những gì nhà Thờ và linh mục nói, - rằng chúng ta đầy tội lỗi, và nếu không tin Đức Chúa Giê-Su, chúng ta sẽ phải xuống địa ngục. Nếu Đức Chúa Giê-Su trở lại một lần nữa, chắc Ngài sẽ phải khóc ngất vì những điều Ngài dạy đã bị bóp méo và đầy đọa như thế này. Ngài thật sự khóc, và vẫn còn đang khóc.

    Chúng ta quên rằng Kinh Thánh đã nói rằng, - chúng ta được tạo ra qua hình ảnh của Thượng Đế, rằng chúng ta là con của Ngài và là người thừa kế của Ngài. Điều đó có nghĩa là chúng ta giống như Đức Cha của chúng ta và chúng ta cũng có được quyền năng của Ngài.Nếu cha của chúng ta là một vị vua, - chúng ta sẽ là hoàng tử và công chúa, và đó là một điều tự nhiên! Phải không ? Vậy tại sao chúng ta không tin vào giá trị của mình? Tại sao lại từ chối di-sản của mình, quyền bẩm sinh của chúng ta? Chúng ta cứ lập đi lập lại: “Chúng ta là con cái của Thượng Đế và được tạo nên qua hình ảnh của Ngài.” Chúng ta vất vả mỗi ngày chỉ để kiếm được một vài đồng xu, cứ cầu nguyện mãi mà không bao giờ được đáp ứng. Đó là vì chúng ta không cầu đúng chỗ, vì chúng ta gỗ lầm cửa.”17

    “Con đường dẫn đến Thiên Đường thì khó khăn, bởi vì - “Con đường dẫn đến lẽ sống thì chật hẹp, con đường dẫn đến sự hủy hoi thì rộng rãi, thênh thang và sẽ có lắm kẻ đi trong đó.(Matthew 7:13)

    Có người nói rằng, nó hẹp như lưỡi dao vậy, bởi vì nó thật là khó đi. Tại sao con đường quá hẹp? Đó là vì nó đi ngược lại lối suy nghĩ, ước muốn và sự cám dỗ của chúng ta. Chúng ta phải lăn vào biển đời mà không để cho y phục bị ướt, - đó là tại sao nói khó! Ở thế gian này chúng ta phải sống lẫn lộn với tất cả những cám do và những mâu thuẫn của chúng, mà vẫn phải giữ tâm đạo và sự thanh khiết, cũng giống như hoa sen tuy nở trong bùn nhưng rất trong trắng, lộng lẫy và thơm ngát. Chúng ta phải lấy đó làm gương và trở thành Thánh Nhân trong cõi đọa lạc.”5

    Khi Chúa Giê-Su còn tại thế, Ngài đã nói: - “Ta chính là đạo, Ta là ánh sáng của thế gian khi Ta vẫn còn tại thế. (John 9:5)

    Cho nên sau khi Ngài ra đi, đứng về khía cạnh vật chất mà nói, Ngài không còn là ánh sáng của thế gian nữa. Ngài đã để lại một số giáo lý để hướng dẫn chúng ta trong đời sống hằng ngày. Điều đó rất tốt! Nhưng còn có những giáo lý không lời mà chúng ta chưa đạt được. Đó là Vô Tự Chân Kinh, chỉ có thể truyền đạt qua sự tĩnh lặng mà thôi, và đây là điều quan trọng nhất giúp cho chúng ta liễu ngộ được Thượng Đế và mang chúng ta đến gần với Thượng Đế. Cho nên bất cứ ai có thể giúp chúng ta theo đường lối này, quý vị đừng nên cảm thấy có tội khi đến thọ giáo với họ.” 56



  8. #68
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Chúa Giê-Su và Thiền Định


    Chúa Giê-Su và Thiền Định

    “Chúng ta hiểu được cuộc đời của Chúa Giê-Su, Ngài không đi nhà thờ để cầu nguyện, ngoại trừ đến đó giảng pháp hoẳc đuổi những con buôn, hoặc la mắng các thầy tu. Tôi chưa từng đọc qua Ngài cầu nguyện trong nhà thờ một lần nào. Vậy! Ngài làm gi? Dựa theo những nguồn tài liệu tham khảo đáng tin cậy, chúng ta biết được Chúa Giê-Su du hành qua nhiều quốc gia, đặc biệt là Ấn Độ và Tây Tạng, học đạo với nhiều vị Minh Sư thuộc những tông phái khác nhau. Khi quý vị qua Ấn Độ, thật tâm muốn tầm sư, quý vị sẽ tìm thấy những vị Thầy có lối sống thiền định, và họ sẽ dạy quý vị thiền. Tất cả những vị thầy mà tôi biết, - đều tu thiền! Và những vị Lạt-Ma nổi tiếng ở Tây Tạng cũng tu thiền theo những cách khác nhau.

    Cho nên nếu Chúa Giê-Su lưu lại Ấn Độ hàng chục năm, chúng ta có thể nói là Ngài đã gặp những vị thầy dạy thiền này. Lúc đầu, có lẽ Ngài đã gặp những vị thầy ít lực lượng, dạy cho Ngài vài câu chú, các phép tĩnh tea, cách thi triển vài phép lạ, giống như biến nước thành rượu, v.v…trước khi Ngài gặp được các vị Thiền Sư ở Hy Mã Lạp Sơn. Nhưng dù chỉ để làm những kỷ xảo đó, quý vị cũng phải học qua một pháp thiền nào đó, dù chỉ là tạm thời mà thôi.

    Khi Chúa Giê-Su gặp các vị này, nhất định là Ngài lúc đó học cách tea thiền. Nếu không, làm sao Ngài có thể một mình bế quan trong sa-mạc liên tiếp 40 ngày? Quý vị có thể nào đột nhiên một mình đến sa mạc ở 40 ngày không? Điều này nếu không có sự luyện tập và chuẩn bị trước, tuyệt nhiên không thể làm được. Chẳng hạn như những người tu pháp thiền của chúng tôi, còn gọi là Pháp Môn Quán Âm, có nghĩa là quán âm thanh bên trong, là “Thánh Từ“ mà Kinh Thánh đã dùng để chỉ âm thanh của Thượng Đế. Chúng tôi thường có những cuộc bế quan bảy ngày hoặc một tháng, đối với chúng tôi điều này không có gì lạ.Nhưng đối với người bình thường không có tu hành pháp môn của chúng tôi, thì ngồi năm phút còn chưa được. Đừng chi nói đến 5 ngày ! Nếu quý vị có thể ngồi được năm phút và giữ được thân; ý bất động, thì quý vị đã thành một vị thầy rồi. Vì vậy chúng ta biết rằng Chúa Giê-Su đến sa mạc 40 ngày là để thiền. Chúng ta cũng có thể kết luận rằng, - Ngài có tu một pháp thiền nào đó, và trước đó đã có tham thiền qua. Và đó là lần bế quan cuối cùng trước khi Ngài nhập thế, để rao giảng thông điệp của Thượng Đế.

    Hầu hết các vị Minh Sư đều làm như vậy trước khi họ nhập thế, trước khi quyết định có nhận lãnh thập tự hay không. Nó cũng giống như phút cuối trước khi quý vị nghe tiếng chuông báo thức vào buổi sáng. Giây phút cuối cùng tận hưởng cái ấm áp của gối chăn. Tương tự như vậy, hầu hết các vị Minh Sư, sau khi đạt được sự khai ngộ, sau khi biết rằng họ được trao cho sứ mạng làm một vị Tiên Tri của thời đại hoặc một Đấng Cứu Thế, họ sẽ đi bế quan một thời gian để chuẩn bị cho họ về mặt thể chất, tinh thần và tâm linh để đối diện với những khó khăn trước mắt, cũng như đoạn đường dài mà Thượng Đế đã định cho họ" 30



  9. #69
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Ngăn Cách với Thượng Đế


    Ngăn Cách với Thượng Đế


    “Chúng ta bị ngăn cách với Thượng Đế bởi vì chúng ta quá bận rộn. Nếu như có người nào đang nói đang nói chuyện với quý vị, và điện thoại thì cứ reo lên, trong khi quý vị mãi mê nấu nướng hoặc nói chuyện phiếm với người khác, thì không ai có thể liên lạc với quý vị được. Quý vị đối với Thượng Đế cũng như vậy. Ngài gọi chúng ta mỗi ngày và chúng ta không có thì giờ để dành cho Ngài, chúng ta cứ mất liên lạc với Ngài. Đó là lý do tại sao có sự ngăn cách. Nếu như bây giờ quý vị muốn tái hợp với Ngài thì cần phải có thời gian. Mỗi ngày quý vị dùng một phần mười thời gian để câu thông với Ngài, thì chắc chắn quý vị sẽ không bao giờ còn cảm thấy sự phân ly nữa. Thật ra, - chúng ta không bao giờ bị phân cách với Thượng Đế, chúng ta, - ai cũng có Thượng Đế ở bên trong. Chỉ vì chúng ta quá bận rộn, chúng ta che khuất bản thân với những trách nhiệm của cuộc đời, cho nên chúng ta không biết Thượng Đế ở đâu, giống như có lúc chúng ta đeo kiếng lên rồi lại ngược xuôi tìm nó. Nếu chúng ta quá bận rộn, chúng ta quên mất rất nhiều thứ. Tôi có thể giúp quý vị tái hợp với Tự Tánh của quý vị, cho nên chúng ta không cần phải hỏi tại sao, mà hỏi làm thế nào.” 5

    “Điều làm cho chúng ta cảm thấy trói buộc và mất tự do, là khuynh hướng bám víu vào một mớ kiến thức hoặc thói quen được gán cho cái danh axing là “Ta” mà quên đi việc tìm kiếm cái thực thể.” 56

    “Chúng ta càng gắn liền với kiến thức và sự sở hữu vật chất, chúng ta càng ít nhận biết về sự vĩ đại của mình hơn. Một số người có trình độ trí thức cao, cảm thấy rằng họ thiền khó hơn, khó đạt được trí huệ cao so với những người kém học thức hơn. Đó là vị họ có nhiều thứ cần phải tẩy rửa hơn, có nhiều thứ phải giải tỏa hơn. Cũng giống như ở trong nhà, nếu chúng ta có nhiều đồ đạc, chúng ta phải mất nhiều thời gian hơn để dọn dẹp, rồi mới có thể mang đồ đạc mới vào. Nếu quý vị chỉ có vài thứ thì sẽ mau hơn.”56

    “Quý vị có thể thắc mắc tại sao chúng ta từ Thiên Quốc đến, tại sao chúng ta phải chịu nhiều bất hạnh như thế này? Chúng ta quả thật xuất xứ từ một vũ trụ vạn năng, nhưng khi vừa rơi xuống là chúng ta quên mất điều đó. Tại sao? Bởi vì chúng ta phải mặc nhiều lớp y phục, và càng xuống thấp, thì càng trở nên dày đặc hơn, và chúng ta không còn thấy được chung quanh mình nữa. Nếu quý vị giả như quyết định lặn xuống lòng biển sâu, quý vị sẽ phải mặc quần áo lặn, mang mặt nạ, đeo bình dưỡng khí, đeo chân vịt, v.v…và rồi quý vị sẽ giống như một con nhái ( )và không còn nhận ra chính mình nữa. Càng xuống chỗ thấp hơn, chúng ta càng phải mặc thêm những y phục nặng nề hơn, và mang theo dụng cụ nặng hơn, và rồi chúng ta quên mất sự thoải mái nhẹ nhàng lúc trước. Và càng xuống thấp, môi trường càng dày đặc hơn, và thị lực chúng ta càng giảm đi trong những môi trường ánh sáng khác nhau.

    Cũng tương tự như vậy, khi chúng ta xuống đây, chúng ta phải có mắt; mũi; miệng; bộ y phục bên ngoài này, là tất cả những thứ chúng ta không cần khi còn ở trên kia. Nếu mỗi ngày quý vị đều mặc nó trong suốt 60 năm, quý vị sẽ trở nên quen thuộc với nó, và quý vị sẽ gắn liền mình với những nhục thể này. Càng xuống sâu hơn, quý vị càng cần thêm dụng cụ và càng khó nhìn thấy chung quanh. Không còn ánh sáng mặt trời nữa, mà chỉ có bóng tối, cho nên chúng ta cần ánh sáng nhân tạo. Tương tự như vậy, khi chúng ta lặn xuống biển trần gian, chúng ta không còn thấy ánh sáng của Thượng Đế nữa.” 17



  10. #70
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Trở Về


    Trở Về

    “Chúng ta chưa bao giờ bị chia cách với Đấng Tối Cao, chúng ta luôn luôn là Vô Thượng, nhưng bởi vì cái khuynh hướng đồng hóa với những kiến thức mình thâu thập được, và những thói quen mà chúng ta lượm lặt từ môi trường và hoàn cảnh xung quanh, chúng ta có một cá thể, một thân phận mà tự nó cho rằng nó tách rời cái tổng thể. Cho nên sau khi chúng ta qua nỗ lực của mình, hoặc nhờ sự trợ giúp của một người bạn tâm linh, đạt được sự khai ngộ, chúng ta sẽ nhìn mọi chuyện một cách khác hẳn. Và rồi cho dù chúng ta vẫn còn là một cá thể, chúng ta biết mình không phải là như vậy.” 56

    “Nếu bây giờ chúng ta muốn lấy lại ánh sáng này, chúng ta phải tự mình đi lên, hoặc một người nào đó sẽ phải đưa chúng ta lên, nếu như chúng ta hết bình dưỡng khí, hoặc mắc phải đá chẳng hạn. Vì thế chúng ta phải vượt qua tất cả những chướng ngại, bất cứ điều gì chúng ta đã xuyên qua để xuống đây, thì chúng ta phải vượt qua để trở về. Rồi sau đó, chúng ta sẽ có thể tháo bỏ dụng cụ của chúng ta và khôi phục lại vẻ đẹp nguyên thủy của mình. Chúng ta đến từ thế giới vô thượng và ngụp lặn trong đại dương vật chất để tìm tòi và vui chơi, và thế giới mới này thì đầy cám do, khiến chúng ta quên mất là đồng hồ vẫn đang tiếp tục chạy, và sinh mạng của chúng ta đang lâm nguy, vì khi xong nhiệm vụ rồi, chúng ta phải trở lên bờ. Nếu chúng ta không lên, một người bạn sẽ phải nhảy xuống biển để mang chúng ta lên. Tương tự như vậy, chúng ta đã ở quá lâu bên trong nhục thể này và đã ghép mình với cái hình dáng vật chất này. Bây giờ trở lại Thiên Quốc, chúng ta phải đi qua tất cả những cảnh giới ý thức trong đại dương của sự hiện hữu, cho dù nó có khó đến đâu cũng vậy.

    Lúc đi xuống thì tương đối nhẹ nhàng, bởi vì chúng ta còn khỏe, có thể sẵn sàng dấn thân vào bất cứ cuộc mạo hiểm nào. Mọi thứ đều mới mẻ, cho nên chúng ta đi xuống rất mau và không cảm thấy mệt mỏi chút nào. Nhưng khi chúng ta phải đi lên thì lại là chuyện khác. Chúng ta đã kiệt sức, bình dưỡng khí cũng sắp can, và chúng ta lại quên đường về, bởi vì lúc đầu chúng ta hơi quá mạo hiểm. Nhưng may thay ! Tạo Hóa đã an bày cho chúng ta một sợi dây liên lạc. Có bao giờ quý vị nghe nói đến sợi giây bạc này không? Bởi là sợi dây cứu mạng, và khi chúng ta nhảy lên, nó sẽ tạo thành tiếng nhạc dẫn dắt chúng ta trở về nhà bình yên.

    Những người bạn tốt của chúng ta là Chúa Giê-Su và Đức Phật, đã xuống tận đáy sâu của bể Ta Bà này để tìm kiếm những ai đã ở đây quá lâu hoặc đã bị lạc đường. Nếu chúng ta có thể tự trở về nhà một mình được thì rất tốt! Còn nếu không thì chúng ta sẽ cần đến họ, các Ngài như những người chăn chiên đang chờ đợi vì sự an toàn của chúng ta. Khi chúng ta đi lên, chúng ta phải vùng vẫy để vượt qua nhiều mực nước, bởi vì với định luật của trọng lực và sức ép của nước, muốn vượt lên sẽ khó hơn, lại thêm chúng ta đã mệt mỏi rồi, cho nên đi lên khó hơn là đi xuống. Bây giờ giả như có ai mang lạ cho chúng ta bình dưỡng khí mới và ở một bên, dùng ánh đuốc để chỉ đường, thì chúng ta sẽ được an toàn và cảm thấy an tâm. Chúng ta không thuộc về thế giới vật chất này, nó chỉ để cho chúng ta chơi đùa và tìm hiểu trong một thời gian ngắn thôi! Có lẽ chúng ta ở Thiên Quốc quá lâu, cảm thấy quá hạnh phúc, hoặc cảm thấy hơi chán một chút. Có thể là vậy!” 17

    “Chúng ta đang ở trong vòng hiện hữu của Thượng Đế, chỉ là chúng ta không nhận biết, cho nên mới cảm thấy nặng nề vì sự xa cách, sự cô đơn trước những áp lực của thế giới này. Ý của tôi là khi quý vị thấy được một chút sự hiện diện của Thượng Đế, quý vị sẽ cảm thấy an tâm với sự giúp đỡ, thương yêu và khuyên bảo của Ngàị“ 8


    www.tructiepcauthongthuongde.org



  11. #71
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Trở Về


    Vấn:

    Tại bất cứ ngôi chùa và nhà thờ nào, người ta cũng thường thấy tụng niệm và cầu nguyện. Đó có phải là những cách để đạt được khai ngộ không ?


    Đáp:

    Không! Đó chỉ là một phần của khai ngộ. Cầu nguyện và tụng niệm là để khuyến khích sự thành tâm và tạo một khung cảnh chân thành, thuần khiết. Tuy nhiên chúng ta cần phải im lặng để câu thông với Tự Tánh tĩnh lặng bên trong của chúng ta. Ngài không có ồn ào. Cả ngày chúng ta bận rộn, nói chuyện; suy nghĩ. Đến khi chúng ta đi nhà thờ, chúng ta lại tiếp tục bận rộn nữa, cứ nói, cứ niệm và bảo Thượng Đế phải làm thế này, thế kia …Cứ như vậy, quý vị nghĩ xem khi nào Thượng Đế sẽ có thì giờ cho chúng ta, hoặc chúng ta có được thì giờ cho Thượng Đế? Ngoài việc cầu nguyện và tụng niệm, chúng ta phải ngồi, hoặc đứng, hoặc nằm trong tĩnh lặng, và phải biết chỗ để tìm Thượng Đế. 4



  12. #72
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Trở Về


    Vấn:

    Ngài nghĩ sao về Cựu-Ước và Đạo người Do-Thái


    Đáp:

    Đạo đó tốt! Nhưng đừng đợi Đấng Cứu Thế đó, bởi vì lúc nào Ngài cũng đến cả. Hãy cầu nguyện rằng, quý vị có thể nhận biết được Đấng Cứu Thế trong hiện đời. Nếu quý vị đang mong đợi một vị theo hình tướng mà quý vị nghĩ, - người đó sẽ không bao giờ đến! Cũng giống như Đức Chúa Giê-Su giáng trần, người ta cũng mong đợi một Đấng Cứu Thế khác và đã giết một vị đang ở ngay bên cạnh.

    Chúng ta lúc nào cũng làm điều dại dột y như vậy. Không phải là Đạo Do-Thái xấu, mà chính là chúng ta vô minh. Ngay cả Đức Chúa Giê-Su đã hứa sẽ gởi một người đến an ủi chúng ta, có nghĩa là một người nào đó tương đương với Ngài, có phải không ? Nhưng hai ngàn năm sau, nhiều nhà Tiên Tri đã đến và đã đi khỏi trần gian này, và chúng ta vẫn còn chờ đợi. Chúng ta nghe nói rằng Chúa Giê-Su sẽ tái thế, có phải không ? Quý vị nghĩ rằng Ngài sẽ giống như thế nào ? Sẽ có cánh, có râu, và sẽ ở trên thập tự giá, để chúng ta có thể nhận ra hay sao? Nếu như Ngài có đến, chúng ta làm sao để nhận ra? Ngài giống như thế nào chúng ta cũng không biết, lúc đó chúng ta không có ở đó, hoặc có thể là có, nhưng đã hai ngàn năm rồi, có ai còn nhớ được lâu như vậy!

    Chúa Giê-Su đến không phải bằng hiện thân, mà là bằng thánh linh. Ngài có thể đến bất cứ ai đủ mẫn cảm, mở đúng cửa để cho Ngài vào. Rồi chúng ta trở nên giống như Ngài, và đó chính là Ngài trở lại. Ngài sẽ đến bất cứ khi nào chúng ta sẵn sàng. Ngài đến qua bất cứ vị Minh Sư nào có khả năng chứa đựng lực lượng toàn năng của Ngài. Người đó cũng là Chúa Giê-Su, có thể khác kiểu tóc, nhưng vẫn là Chúa Giê-Su. 30



  13. #73
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Trở Về


    Vấn:

    Sự tương quan giữa Phật tánh và bảy luân xa ra sao ?


    Đáp:

    Nếu quý vị nói đến bảy luân xa của cơ thể từ dưới cho đến chỗ này ( Sư Phụ chỉ vào mắt trí huệ) thì không có gì liên quan cả. Tôi nói về những gì bên trên những luân xa này. Đa số các thiền sư Yoga tập luyện những luân xa này chỉ khơi động được luồng hỏa hầu mà thôi. Chúng ta có hai dòng chuyển động trong cơ thể, một là dòng âm lưu và một là dòng hỏa hầu. Dòn hỏa hầu kiểm soát sự chuyển động của thân thể, sự tiêu hóa, bài tiết và tuần hoàn của huyết quản. Còn dòng âm lưu mới dẫn chúng ta trở về Thiên Quốc. So với các thiền sư Yoga tập luyện những luân xa thấp ( sinh dục; hậu môn; đan điền, cổ v.v…) thì không có sự tương quan nào. Những gì tôi nói ở bên trên những luân xa này.27



  14. #74
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Trở Về


    Vấn:

    Tại sao Thượng Đế lại muốn Chúa Giê-Su chết một cách như vậy?


    Đáp:

    Nếu không. - Các môn đồ của Ngài không được rửa sạch tội lỗi. Nhục thân của Minh Sư hiện hữu với hai nguyên do. Thứ nhất là để cho đệ tử trong cảnh giới vật chất có thể thấy được Ngài, vì họ không thể thấy được linh thể của Ngài. Và thứ hai, nhục thân của Ngài là để hy sinh, để tiếp nhận tất cả những gì mà đệ tử phải giải trừ, để thâu thập tội lỗi của đệ tử, rồi đem rửa cho sạch đi. 32



  15. #75
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Trở Về


    Vấn:

    Ngài có thể cho chúng con biết thêm về những giáo lý nguyên bản của Chúa Giê-Su so vói giáo lý của Thiên Chúa giáo ngày nay không ?


    Đáp:

    Giáo lý của Chúa Giê-Su và giáo lý của Thiên Chúa giáo ngày nay đều tốt cả. Có lẽ giáo lý ngày nay của Thiên Chúa giáo có nhiều chỗ thiếu sót, có chỗ bị cắt xén, nhưng điều này tôi ngại nói đến để tránh phiền phức. Còn nhiều giáo lý của Chúa Giê-Su khi Ngài còn tại thế đã được ghi chép lại. Tử Hải tự văn ( Dead Sea Scrolls) mà tôi đã đọc rất là cổ xưa. Xưa cở như thời Đức Chúa Giê-Su còn tại thế. Kinh Thánh cũng có chỗ thiếu xót, nhưng nói chung giáo lý của Thiên Chúa giáo cũng rất tốt. Điều thiếu xót duy nhất là Đức Chúa Giê-Su không có tại đây. Đó là điểm thiếu sót lớn nhất, cho nên bây giờ chúng ta thay thế bằng một sợi dây liên lạc trực tiếp đến Ngài. Nếu quý vị muốn gặp Ngài, quý vị cũng có thể thấy Ngài, có thể nói chuyện với Ngài và học trực tiếp từ Ngài, bở vì Ngài không bao giờ chết. Nếu có nhà thờ hoặc bất cứ một hội đoàn Thiên Chúa giáo nào có thể giúp quý vị liên lạc được với Ngài, có một đường giây trực tiếp đến điện thoại của Thượng Đế, thì như vậy sẽ đúng hơn, trọn vẹn hơn, hoàn hảo hơn. Nếu không, chúng ta có thể cung cấp phần thiếu sót này cho quý vị, chỉ có thế thôi, có được không ? 40



  16. #76
    Senior Member
    Join Date
    Jul 2007
    Posts
    680

    Default Trở Về

    Vấn:

    Ngài có biết là Chúa Giê-Su đã ở với người Essenes, một dòng thánh gần Biển Chết không ?


    Đáp


    Phải! Ngài thuộc dòng Essenes, là những người từ nhiều ngàn năm luôn ăn chay trường, và vào thời đó họ đã được chân truyền. Họ là “Bạch Y Huynh Đệ“, truyền dạy ánh sáng và âm thanh, và lúc đó muốn nhập đạo rất khó. Quý vị phải tuyên thệ sống độc thân và không bao giờ công khai truyền giáo lý ra bên ngoài. Bất kỳ người nào nhập đạo cũng phải do một vị trưởng lão tiếp dẫn, và phải vượt qua nhiều năm thử thách mới được truyền cho bạch y. Họ là hiện thân của tình thương và Chúa Giê-Su là người không giữ lời hứa “Phải im lặng”. Nhưng dĩ nhiên đó là do mệnh lệnh của Đấng Tối Cao. Ngài đã nhận được thông điệp ở bên trong, ngoài ra trước đó không có ai trong Đạo lại giảng Pháp công khai như vậy. Thứ nhất là vì lời tuyên thệ. Thứ hai, - bởi vì đó rất nguy hiểm. Vì hành động này mà Chúa Giê-Su đã bị đóng đinh. Ngài đã công khai truyền pháp và tất cả các Huynh đệ dòng Bạch Y đã hết sức lưu ý đến Ngài, tận sức ngấm ngầm bảo vệ Ngài bằng nhiều cách, nhưng cuối cùng cũng đành bó tay. 32



    www.suprememastertv.com/au

  17. #77
    Senior Member
    Join Date
    Jul 2007
    Posts
    680

    Default Đi Tìm Ánh Sáng

    4

    Đi Tìm Ánh Sáng




    Thiên Quốc Bên trong
    Bên trong chúng ta có một đời sống tốt đẹp hơn, hoàn mỹ hơn. Một khi chúng ta đạt được sự hoàn mỹ bên trong, đời sống bên ngoài chúng ta cũng hoàn mỹ. Chúng ta có thể dùng trí huệ và lực lượng bên trong của chúng ta để làm việc có hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn và lợi ích cho thế giới hơn. Thật ra, nếu chúng ta muốn bất kỳ một chức quan vị nào hoặc thành công ở bất cứ lãnh vực nào, chúng ta cần phải có một năng lực thích nghi để hỗ trợ cho chúng ta, chứ không thể dựa vào lực lượng của tinh thần. Có hai đẳng cấp của năng lực. Đẳng cấp thứ nhất là đẳng cấp của quyền năng, - tức là tinh thần. Đẳng cấp kia cao hơn, - là đại từ; đại bi và thần thông. Nói đến thần thông, ý của tôi không phải nói đến loại thần thông có thể thay đổi thời tiết, nhưng chúng ta có thể làm được điều đó!” 26

    “Khoa học gia đã chứng minh rằng, chúng ta chỉ sử dụng có 5% của đầu óc. Thật tuyệt diệu, nếu chúng ta có thể dùng 100% ! Những người có thể dùng 100% của đầu óc là Chúa Giê-Su; Đức Phật; Lão Tử hoặc bất cứ ai, - quý vị tin là có năng lực trí óc vĩ đại nhất trên cõi đời này. Họ là những người biết được bí Đạo thông đến vương quốc trí huệ của chúng ta, hay còn gọi là Thiên Quốc. Tất cả mọi thứ đều nằm ở bên trong chúng ta. Không có ai sinh ra mà không có Thiên Quốc này, cũng như sóng từ biển mà sinh ra vậy. Có cách nào để khôi phục lại sự chủ động 100% trí thông minh của chúng ta không? Có ! Có rất nhiều cách, có cách lâu hơn, có cách khó hơn. Có người thì cầu nguyện, tuyệt thực hoặc tu khổ - hạnh. Những điều này chúng ta đọc được trong Kinh Điển ngày xưa, nói về việc người ta đã hy sinh hết tất cả để tìm Thượng Đế như thế nào. Nhưng thời nay, nếu chúng ta phải đi theo con đường khắc khổ này, thì thật là quá khó! Mất nhiều thì giờ. Chúng ta không thể vào rừng và bỏ xã hội lại sau lưng. Thời xưa, người ta ít có ham muốn, và đời sống ít tiện nghi. Thời này tiện nghi đã làm cho chúng ta có nhiều cám dỗ. Người xưa ít có cám dỗ cho nên có nhiều thì giờ rảnh rỗi hơn để tu luyện và tìm Thượng Đế.” 18

    “Làm sao để tìm Thượng Đế? Bằng cách trở lại với những nguyên tắc căn bản, tức là đại từ; đại bi; đại trí; đại huệ bằng cách sám hỗi những hành vi sai trái vì vô minh mà phạm phải, và sự quyết tâm không tái phạm nữa. Với sự thành tâm sám hối như vậy, ánh sáng của Thượng Đế sẽ lại chiếu rực xuống, và tất cả các tội lỗi xưa sẽ được tha thứ. Sự rửa tội chân chính là như vậy! Không phải bằng nước mà là bằng thánh linh, bằng ánh sáng của trí huệ. Đó là lý do tại sao thời nay khi chúng ta được rửa tội bằng nước, chúng ta không thấy được ánh sáng nào từ Thượng Đế, và cũng không cảm thấy được giải thoát khỏi tội lỗi của chúng ta, trí huệ cũng không được khai mở và niềm chân thành sám hối cũng không được khơi dậy trong linh hồn chúng ta.” 20

    “Tìm Thượng Đế không khó bằng kiếm tiền, tôi có thể nói với quý vị như vậy! Lúc tôi kiếm tiền thì thật là khó, phải làm cực nhọc mỗi ngày từ tám đến mười tiếng, rồi lại phung phi rất mau. Nếu chúng ta cẩn thận, chúng ta có thể trang trải nợ nần và dành dụm thêm một chút ít cho tuổi già. Nhưng nếu chúng ta tìm được Thiên Quốc, nó sẽ còn mãi mãi. Bất cứ sự sáng suốt, trí huệ, hạnh phúc, vui vẻ nào mà chúng ta tìm được sẽ mãi mãi thuộc về chúng ta. - Sẽ không bao giờ mất đi, không có ai bao giờ có thể lấy đi được của chúng ta.” 18

    “Mọi người bẩm sinh ra, ai cũng có Thiên Quốc, vì Thiên Quốc ở trong chúng ta. Mọi người đều có thể tìm ra được, điều này tôi có thể bảo đảm với quý vị là quý vị cũng có thể tìm thấy, và tìm được ngay lập tức. Bất cứ lúc nào quý vị muốn, quý vị sẽ đạt được ngay, nhanh như vậy! Nhưng cái Tự Tánh này phải được trưởng dưỡng mỗi ngày, như hạt mầm cần phải được tưới nước, mới có thể nẩy nở được. Quý vị có thể biết được Phật tánh của quý vị ngay hôm nay, nhưng cần phải một thời gian tu tập, quý vị mới có thể thành Phật được. Bởi vì chúng ta đã vô minh quá lâu, cho nên cần phải có một thời gian thật lâu mới có thể rửa sạch được thói quen của chúng ta, lòng thiếu tự tin của chúng ta. Chúng ta đã quen bị người sai bảo, nói rằng chúng ta có tội v.v…Sau khi chúng ta đạt được sự khai ngộ, đầu óc của chúng ta trở nên minh bạch hơn, chúng ta sẽ thể nghiệm được sự vĩ đại của chính mình, và chúng ta trở nên tự tin hơn. Mỗi ngày qua sự thực hành Pháp Môn Quán Âm, chúng ta sẽ hiểu thêm rằng, chúng ta thật sự là Thiên Chúa, giống như Thiên Chúa, giống như Thượng Đế, bởi vì Thượng Đế tạo nên con người qua hình ảnh của Ngài. Ngài đã không tạo con người để trở thành nô lệ. Chúng ta và Thượng Đế đều do cùng một yếu tố mà tạo nên, điều khác biệt chỉ là chúng ta có tìm ra nó hay không. Thượng đế tạo ra con người đều bình đẳng như nhau, có người tìm được và trở nên vĩ đại như Thiên Chúa, như Đức Phật, còn những người chưa tìm được thì bị bao trùm trong tăm tối hết đời này qua đời khác.” 34





    www.suprememastertv.com/au

  18. #78
    Senior Member
    Join Date
    Jul 2007
    Posts
    680

    Default Hiểu Biết Thượng Đế

    Hiểu biết Thượng Đế



    “Tôi không có ý định thuyết phục quý vị rằng Thượng Đế hiện hữu. Tôi chỉ ở bên quý vị, để giúp quý vị câu thông với Thượng Đế, và lúc đó quý vị sẽ tin tôi. Tôi không chê trách những người vô thần, bởi vì họ không thấy Thượng Đế ở bên trong họ. Không có bằng chứng thi không ai có thể tin được! Đối với ai không tin vào Thượng Đế, tôi xin cống hiến cho quý vị một cơ hội tìm thấy Ngài qua sự tức khắc khai ngộ, để quý vị có thể tìm được Tự Tánh của mình, Thiên tánh của chính mình.” 15

    Khi quý vị thấy, thì quý vị sẽ tin. Thượng Đế là một cái gì quá trừu tượng, quá mơ hồ đối với chúng ta, nếu như chúng ta không thể đem được Ngài xuống gần hơn với sự hiểu biết của chúng ta một chút. Làm sao Ngài có thể buộc chúng ta tin được? - Đó chỉ là tin một cách mù quáng mà thôi. Đây là lý do tại sao tôi đi tìm sự khai ngộ, bởi vì tôi không thể chỉ đọc Kinh Thánh, đọc kinh điển, rồi nói rằng tôi tin Phật, tin Chúa. Ồ không! Tôi cần phải có bằng chứng. Mỗi ngày tôi cầu nguyện với Thượng Đế: - “Nếu Ngài hiện hữu, xin chỉ đường cho con tìm Ngài, liên lạc với Ngài bằng cách nào đó. Mở mắt của con, mở tai của con, để con thấy, để con ít nhất cũng biết được tình thương của Ngài. Xin cho con cảm nhận được, biết được rằng Ngài chăm sóc chúng con bằng cách này hay cách khác…”

    Cho nên sau khi khai ngộ, sau khi thọ Tâm Ấn, quý vị sẽ cảm thấy mỗi ngày Thượng Đế đang chăm sóc cho quý vị. Thật sự như vậy! Trong tất cả mọi phương hướng, trong mọi trường hợp, chuyện nhỏ, chuyện lớn. Thượng Đế thật sự chăm sóc và thương yêu chúng ta, hành thông mọi chuyện cho chúng ta. Ngài giúp chúng ta lúc hoạn nạn, đau ốm, trong những ngày u tối, - Ngài giúp chúng ta bằng mọi cách. Lúc đó, quý vị sẽ biết được Thượng Đế thật sự hiện hữu. Quý vị sẽ cảm thấy tràn trề lực lượng bảo vệ và yêu thương quý vị. Đó chính là Thượng Đế. Đó là lý do tại sao người ta nói Thượng Đế là tình thương.” 16

    “Chúng ta chỉ cần đi lên đến thế giới cao hơn và huy hoàng hơn để được gần Thượng Đế vạn năng của chúng ta. Chúng ta gọi Thượng Đế là trùng dương của đại từ; đại bi. Ngài không phải là một cá thể, mặc dù đôi khi Ngài cũng có thể hiện ra để cho chúng ta cảm thấy gần gũi, để chúng ta có thể chạm được Ngài và câu thông với Ngài. Nếu không Ngài chỉ là một đại dương của tình yêu và niềm đại lượng của ân phước và lòng từ bi. Tất cả những gì tốt đẹp và vui sướng chính là Thượng Đế. Tự chúng ta ngay trong giây phút này dù là chưa thọ Tâm Ấn, chưa biết được trí huệ bẩm sinh của mình hoặc nguồn thiên lực bẩm sinh của mình, chúng ta vẫn là Thượng Đế.

    Bất cứ lúc nào quý vị thể hiện tình yêu thương đối với người láng giềng, đối với con cái; bạn bè; thân quyễn hoặc bất cứ ai cần đến. Quý vị thể hiện Thượng Đế, - quý vị có hiểu không? Cho nên chúng ta cần biểu lộ lòng từ bi, tình yêu, sự thương sót và trí huệ này, thì chúng ta càng gần Thượng Đế. Nhưng nếu chỉ hiểu Thượng Đế trong một khía cạnh như vậy thì thật quá hạn hẹp. Chúng ta mỗi lần chỉ có thể giúp được một số người mà thôi. Còn Thượng Đế nói cho đến cùng, - có thể giúp được cả thế giới! Và tất cả nỗ lực của chúng ta cũng chính là muốn đạt được như vậy. Và đó cũng là điều mà Phật và Chúa đã đạt được.” 7

    “Khi Đức Phật còn sống, Ngài kể câu chuyện về bốn người mù chỉ sờ vào con voi và diễn tả hình dáng của nó. Người sờ vào tai con voi nói, - “Hình dáng con voi giống như cái quạt. Một cái quạt thật lớn!” Người sờ chân voi thì nói, - “Con voi giống như cột nhà.”. Người sờ vô cái vòi con voi lại nói, - “Con voi giống như cái ống nước.” . Và người sờ vào đuôi voi thì nói, - “Con voi giống như một cái chổi.” (Cười ). Đó là cách chúng ta nhận biết Thượng Đế, và những người tu hành ở những đẳng cấp khác nhau nhận biết Thượng Đế. Cho nên, người ta nói là Thượng Đế ở trong chúng ta, Phật ở tại tâm cũng là nghĩa này.” 34

    “Trong vũ trụ, vạn vật được cấu tạo bởi một nguồn năng lượng, chúng ta gọi là lực lượng sáng tạo, hoặc còn có thể gọi là Đấng Sáng Tạo. Vì bị phân tán ra nhiều phương hướng khác nhau trong vũ trụ, năng lượng này đã hình thành thế giới khác nhau và những chúng sanh khác nhau. Và bây giờ chúng sanh này thâu được một trạng thái suy nghĩ riêng biệt, hay là đẳng cấp của ý thức, và tùy theo sự tác động lẫn nhau, họ sẽ tạo thành một năng lượng khác. Chúng ta có thể chia những năng lượng này ra làm hai loại. Loại thứ nhất, - chúng ta có thể gọi là Chánh Khí hoặc là Thiên Tánh, Thiên Lực, hoặc Phật Tánh. Loại thứ nhì, - chúng ta có thể gọi là Âm Tánh, ma lực, lực lượng đen tối, hoặc lực lượng phản chánh.

    Năng lượng thiện hành và lực lượng Dương đi sát cạnh với năng lượng Âm. Khi bất cứ chúng sanh nào, dù là Thiên Thần hay là người trần gian, khi khởi phát điều thiện lành, sự bao dung, sự yêu thương, lòng từ bi và hòa nhã với nhau, thì năng lượng này được xếp vào loại năng lượng tốt, Thiên Lực hoặc Chánh Khí. Càng có nhiều chúng sanh tạo ra những điều thánh thiện này, thì bầu không khí của chúng ta sẽ càng có nhiều Chánh khí hơn. Và khi nào chúng ta hoặc bất kỳ chchúng sanh nào phát ra tư tưởng sân hận, xấu xa hoặc bất cứ những khuynh hướng, hành động hoặc lời nói phủ định, chúng ta làm tăng thêm âm lực trong bầu không khí của chúng ta. Chúng ta gọi đó là Ma quỷ, và âm lực này sẽ sinh sản thêm sự sân hận, chiến tranh, bất đồng trên thế giới của chúng ta, hoặc bất cứ thế giới nào mà những người này cư ngụ.” 36

    “Giống như dòng điện có hai cực, cực Âm và cực Dương. Và khi Âm; Dương giao tiếp với nhau, nó sẽ sinh ra điện lực. Thật ra dòng điện không Âm cũng không Dương, nhưng nếu không có Âm và Dương, chúng ta không có điện. Tất cả mọi vật trên đời đều tương tự như vậy. Thượng Đế không tốt cũng không xấu. Ngài chỉ là đại dương của sự vô tư và tình thương. Ngài không biết sân hận, không biết sự bẩn thỉu, xấu xa hay tội lỗi. Ngài không phân biệt Thiện và Ác, Xấu và Đẹp. Cho nên chúng ta gọi Ngài là Đại Dương của Tình Yêu và lòng Từ Bi.” 5





    www.suprememastertv.com/au

  19. #79
    Senior Member
    Join Date
    Jul 2007
    Posts
    680

    Default Hiểu Biết Thượng Đế

    Vấn:

    Khi Ngài nói đến Thượng Đế, Ngài dùng chữ chỉ nam giới - “Ông”. Thượng Đế là Nam; Nữ cả hai, hay không Nam không Nữ?


    Đáp:


    Cũng có thể coi như có cả hai, hoặc không có giới tính nào cả. Được rồi, như vậy tôi sẽ gọi là “Bà”. Bởi vì nếu tôi dùng chữ “Bà”, có thể quý vị cũng sẽ phản đối. Từ thời đại xa xưa cho đến bây giờ, người ta vẫn thường gọi Thượng Đế là Ông. Và bây giờ cô lấy tư cách gì gọi Thượng Đế là Bà!? Tôi chỉ là thuận theo thói quen và sự hiểu biết của quý vị về Thượng Đế. Tôi không dám cải cách như vậy, sợ rằng quý vị sẽ trách tôi thay đổi phái tính của Thượng Đế! 14



    www.suprememastertv.com/au

  20. #80
    Senior Member
    Join Date
    Jul 2007
    Posts
    680

    Default Hiểu Biết Thượng Đế

    Vấn:

    Thượng Đế là gì? Thượng Đế có hình dáng giống như những bức tranh vẽ mà chúng ta thấy không?


    Đáp:


    Quý vị muốn nói giống như tranh vẽ của Michelangelo? Không! Đó là Thượng Đế của ông ấy, Thượng Đế của Michelangelo. Quý vị muốn thấy Thượng Đế giống như thế nào phải không? Ai đã nêu lên câu hỏi này? Xin giơ tay lên! Tôi sẽ chỉ cho quý vị liền. Hãy nhìn lại đằng sau quý vị, nhìn người ngồi đằng trước, người bên phải và bên trái, Thượng Đế giống như vậy đó. Được không? Quý vị có hài lòng không? Thượng Đế nói, - “Thượng Đế tạo ra con người qua hình ảnh của Ngài” (Genesis 1:26). Cho nên, nếu quý vị muốn tìm Thượng Đế, hãy nhìn người bên cạnh. Mọi người chúng ta ai cũng có Thượng Đế ngự bên trong. Cho nên, hãy nhìn xuyên qua bức tường vật chất, rồi quý vị sẽ tìm thấy Thượng Đế trong chính mình và trong mỗi một người. Vì thế, hãy đối sử với nhau như Thượng Đế vậy, và rồi quý vị sẽ thấy đời sống của quý vị mỗi ngày sẽ khác hơn như thế nào. 41




    www.suprememastertv.com/au

Page 4 of 8 FirstFirst 12345678 LastLast

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts