Page 5 of 30 FirstFirst 1234567891525 ... LastLast
Results 81 to 100 of 582

Thread: SÁCH VẤN ĐÁP - PHÁP MÔN QUÁN ÂM

  1. #81
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM


    VẤN : Vì muốn chuẩn bị để được Sư Phụ truyền Tâm Ấn , con đã bắt đầu ăn chay , nhưng vì vợ của con phản đối . Nếu như vậy mà tạo sự bất hòa trong gia đình , phải làm sao ? Có thể một mặt cãi nhau , một mặt tu hành được không ?



    ĐÁP : Sư Phụ rất thông cảm với hoàn cảnh của quý vị . Quý vị phải biết rằng Sư Phụ còn khổ hơn quý vị . Vì vấn đề ăn chay mà Sư Phụ đã đem lại cho mình rất nhiều phiền phức , mỗi lần đi giảng kinh đều có rất nhiều người hỏi : "Tại sao phải ăn chay ?" Nếu Sư Phụ sửa lại nói rằng tu hành không cần ăn chay , Sư Phụ nghĩ rằng cả Đài Loan đều sẽ đến quy y , như vậy Sư Phụ sẽ an nhiên vui vẻ , không có một chút trở ngại gì . Sư Phụ bảo quý vị ăn chay là đem phiền phức cho chính mình , Sư Phụ còn khổ tâm hơn quý vị , quý vị cần phải biết rằng quý vị chỉ có một người vợ , còn Sư Phụ có rất nhiều vợ chồng . Họ đến công kích Sư Phụ và nói rằng : "Tại sao lại dạy người ta ăn chay ? Tôi chưa bao giờ nghe qua điều này , Lạt Ma Tây Tạng không có ăn chay cũng được thành Phật".

    Chúng ta là những người tu hành đương nhiên phải gặp nhiều chướng ngại , điều này rất khó tránh được . Nếu tu hành thuận lợi như vậy , thì không cần tu hành . Tu hành là một việc không chịu khuất phục những hoàn cảnh khắc nghiệt , nhưng mình cũng cần phải săn sóc gia đình của mình . Dùng lòng yêu thương từ từ giải thích cho vợ nghe , dùng trí huệ , dùng kiến thức khoa học , từ từ giải thích cho họ rồi đến thọ Tâm Ấn . Nếu vợ không ăn chay , không nấu chay cho quý vị dùng , quý vị tự mình nấu , giúp đỡ lẫn nhau . Công việc của vợ nhiều quá , quý vị có thể tự học nấu , vạn nhất quý vị không biết cách nấu , có thể đến nơi Sư Phụ , Sư Phụ sẽ chỉ cho quý vị cách nấu thức ăn chay .

    Có thể là vợ quý vị bận rộn , bây giờ lại nghe quý vị muốn ăn chay , đương nhiên cảm thấy thêm phiền phức , sợ mệt , sợ không biết cách nấu chay cho quý vị ăn , không nhất định là do cô ấy muốn ngăn trở quý vị , không muốn nấu chay cho quý vị ăn , nhưng bởi vì năng lực của cô ấy có hạn . Buổi sáng đi làm việc về phải săn sóc gia đình , săn sóc con nhỏ , thêm vào quý vị lại muốn ăn chay , đương nhiên cô ấy không thích .

    Giữa vợ chồng với nhau là dễ dàng nói chuyện nhất , chỉ cần tìm những lúc vui vẻ , nói ngọt ngào với cô ấy , từ từ giải thích cho cô ấy nghe , không nên ép người ta quá , cũng không nên hấp tấp quá . Có những hoàn cảnh chúng ta có thể giải quyết rất nhanh , nhưng cũng có những hoàn cảnh cần phải từ từ mà nói . Nếu như quý vị làm vậy mà vẫn còn trở ngại , hãy viết thư cho Sư Phụ , lúc đó Sư Phụ giải thích thêm .

    Chúng ta cần phải đi từng bước một , hôm nay không được ngày mai lại thử nữa , ngày mốt không được , năm sau lại thử . Chỉ cần quý vị có tấm lòng thành muốn thọ Tâm Ấn , Sư Phụ đã giúp đỡ rồi , cho dù quý vị không có cầu khẩn , sớm tối cũng nhất định sẽ được đến thọ Tâm Ấn . Vạn nhất cuộc đời này không thể thọ Tâm Ấn , nhưng rất thích được thọ Tâm Ấn , rất thích Sư Phụ , đời sau sẽ được theo Sư Phụ , Sư Phụ sẽ đưa quý vị giải thoát không có trở ngại gì , Sư Phụ không bao giờ bỏ bạn của Sư Phụ , hiểu không ? (Mọi người vỗ tay). Lúc mới tu hành rất cần người săn sóc , cũng giống như một đứa bé trước khi trưởng thành cần phải có người săn sóc , đợi đến khi nó lớn lập gia đình rồi , thì không cần phải lo cho nó nữa . Cho nên Sư Phụ rất tội nghiệp , nếu như quý vị không giải thoát , Sư Phụ lại phải trở lại (Mọi người vỗ tay).


  2. #82
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM


    VẤN : Pháp Môn Quán Âm là gì ?



    ĐÁP : Pháp Môn Quán Âm là một pháp môn giúp quý vị một đời giải thoát , đạt được đẳng cấp ở bên trong , đạt được âm thanh của Phật , nhìn thấy được ánh sáng của Phật , sau đó biết được mình là ai ? Ánh sáng của Phật là ánh sáng của chúng ta , là bản tánh của chúng ta , đó là năng lực của chúng ta , chấn động lực của chúng ta . Từ từ chúng ta sẽ hiểu rõ chúng ta là Phật , là Thượng Đế , cả vũ trụ này đều do chúng ta tạo ra .



  3. #83
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM


    VẤN : Trong Cơ Đốc Giáo có nói đến thánh linh , trong Phật Giáo nói là gì ?


    ĐÁP : Là Bản Lai diện mục , linh hồn , Phật tánh , đại Trí Huệ , các danh từ đều đồng một nghĩa .


    VẤN :Phật Giáo cũng có nói đến Sa Tăng phải không ?


    ĐÁP : Thiên Chúa Giáo gọi là Sa Tăng , Phật Giáo nói Ma Vương , Ấn Độ Giáo nói Ma Da . Lực lượng phủ định là Ma Vương , Sa tăng , Ma Da ... , những danh xưng này đều có cùng một nghĩa .


    VẤN : Sư Phụ truyền pháp cho người , vạn nhất truyền pháp cho người ác , có phải là tạo ác nghiệp không ?


    ĐÁP : Đối với Sư Phụ mà nói , không có người ác . Mọi người đều lương thiện , đều là Phật , vốn rất tinh khiết , nhưng vì rơi vào bùn , cho nên có người dơ chỗ này , có người dơ chỗ kia , những chỗ dơ khác nhau , nhưng một lúc sau khi về nhà rửa sạch sẽ mọi người đều như nhau . Cho nên cần phải biết con người vốn không có ác , mọi thứ đều do làm sai , ngộ nhận , không hiểu mà thôi .


  4. #84
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM


    VẤN : Tu Pháp Môn Quán Âm sẽ quán thông một số Phật pháp , bao gồm Hiển Giáo , Mật Giáo phải không ?



    ĐÁP : Phải , Hiển Giáo , Mật Giáo , vốn đều phải tu Pháp Môn Quán Âm . Chỉ vì càng về sau càng xa cách , càng lúc càng cách xa cho nên mới biến thành nhiều tôn giáo như vậy . Phật Thich Ca vốn chỉ dạy một pháp môn cao nhất , đó là Pháp Môn Pháp Hoa , hoặc gọi là Pháp Môn Quán Âm , những pháp môn khác đều là những Pháp phương tiện tạm thời , hiểu không ? Thí dụ Sư Phụ không những chỉ dạy Pháp Môn Quán Âm mà thôi , Sư Phụ còn dạy người ta niệm Phật A Di Đà , bởi vì có người thích niệm , đến hỏi Sư Phụ làm thế nào để niệm rõ ràng hơn , cho nên Sư Phụ dạy họ cách niệm . Nếu như họ hỏi Sư Phụ làm thế nào để tu Pháp Môn Quán Âm , đương nhiên Sư Phụ sẽ dạy cho họ cách tu pháp môn này .

    Có người tu Mật Tông lại hỏi Sư Phụ , làm thế nào để quán đảnh ? Quán thế nào thì hay hơn ? Sư Phụ cũng dạy họ cách quán , bởi vì họ không muốn ăn chay , cũng không muốn tu Pháp Môn Quán Âm với Sư Phụ , Sư Phụ không thể cưỡng bách họ tu , nhưng không thể không trả lời câu hỏi của họ . Rất có thể khi người ấy về nhà , viết lên nhật ký : "Hôm nay Pháp Sư Thanh Hải dạy tôi quán đảnh" (Sư Phụ cười). Quán cái này quán cái kia , hiểu không ? Sư Phụ vốn không dạy những thứ đó , nhưng vì họ hỏi , Sư Phụ mới giúp đỡ cho họ một chút , hiểu ý của Sư Phụ không ? Sư Phụ nghĩ rằng Phật Thích Ca còn tại thế cũng làm như vậy , bởi vì có rất nhiều người tu hành những pháp môn khác nhau đến hỏi Ngài , Ngài không thể không trả lời . Nếu như những người đó không có hỏi Ngài làm thế nào để tu Pháp Môn Quán Âm , đương nhiên Ngài không dạy , bởi vì Phật không thỉnh không nói .

    Cho nên Sư Phụ cũng dạy rất nhiều pháp môn . Trước khi dạy Pháp Môn Quán Âm , Sư Phụ cũng dạy người ta lạy Phật , bởi vì có một người cứ một mực hỏi Sư Phụ làm thế nào để giảm phiền não của cô ấy ? Làm thế nào để thân thể được trán kiện ? Làm sao để chồng của cô trở thành một người tốt ? Sư Phụ không thể nói gì khác hơn , Sư Phụ nói : "Cô nên xét hoàn cảnh của cô , cô thích tu gì thì tu thứ nấy". Sau đó cô lại hỏi Sư Phụ tu cái gì ? Sư Phụ nói Sư Phụ tu Pháp Môn Quán Âm , cô nói không thích , nhưng cô lại nhất định muốn Sư Phụ dạy cô , làm thế nào để chồng cô tốt một chút , mỗi ngày ở nhà thương yêu cô , Sư Phụ nói : "Cô có thể đi lạy Phật mỗi ngày lạy năm mươi lạy", cô nói : "Nhiều quá". Sư Phụ nói : "Vậy lạy ba mươi lạy đủ rồi", cô nói : "Vẫn còn nhiều quá". Sư Phụ không còn cách nào hơn , chỉ nói : "Cô muốn lạy thế nào thì tự mình lạy". Ý của cô là muốn Sư Phụ gánh dùm phiền não cho cô (Sư Phụ cười), giúp cô săn sóc chồng của cô , để ông ấy tốt hơn một chút , ý của cô là không muốn làm gì hết , hiểu không ? Sư Phụ biểu cô lạy Phật năm mươi lạy , hoàn cảnh sẽ thay đổi , quý vị biết tại sao không ? Bởi vì sẽ đổ mồ hôi , sẽ mệt , sẽ không muốn cãi lộn với chồng nữa (Mọi người cười và vỗ tay).

    Lạy Phật cũng là một cách vận động tốt , mỗi ngày lạy như vậy thân thể sẽ khoẻ mạnh , phiền não sẽ giảm bớt , bởi vì lúc chúng ta bị bệnh , phiền não tương đối đến nhiều hơn , cho nên lạy Phật rất tốt . Sư Phụ cũng dạy người lạy Phật , Sư Phụ dạy người rất rõ ràng .


  5. #85
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM


    VẤN : Tại sao lúc Sư Phụ khai thị , con cảm thấy muốn rơi nước mắt ?



    ĐÁP : Rất nhiều người như vậy , bởi vì con người thật của quý vị , chủ nhân của quý vị , linh hồn của quý vị , thánh linh của quý vị cảm động , nhưng chỉ vì đầu óc quý vị không biết mà thôi . Đầu óc là công cụ của Thế Giới Thứ Hai , chủ nhân của chúng ta muốn gì nó cũng không biết , chủ nhân của chúng ta rơi lệ , đầu óc không thể nào hiểu nổi , nếu như muốn rơi nước mắt cứ để nó rơi , rơi nước mắt cũng có thể rửa sạch một số nghiệp chướng , đó cũng là một thể nghiệm tốt .


  6. #86
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM


    VẤN : Khai ngộ có phải là được thành Phật không ?



    ĐÁP : Phải , nhưng thành Phật nhỏ (Mọi người cười). Mở đại khai ngộ mới thành Phật , cũng giống như một vị hoàn tử vậy , vừa mới sanh ra không biết được mình là hoàn tử , khi lớn lên sẽ hiểu được mình là ai , biết được lực lượng của chính mình , biết được sau này mình sẽ làm vị quốc vương , hiểu không ? Lúc nhỏ nó cũng là một vị quốc vương tương lai , nhưng lúc đó nó chưa hiểu biết được nhiều . Cũng vậy , chúng ta vừa mới khai ngộ , vừa mới thấy bản chất của chúng ta , nhưng lúc ấy không nhất định có niềm tin mãnh liệt , không nhất định trí huệ đã mở , cần phải huấn luyện một thờ gian lâu , mỗi ngày hiểu một chút , đến lúc đó chúng ta càng ngày càng hiểu rõ . Khai ngộ có thể thành Phật , nhưng chính chúng ta chưa có khẳng định , chưa có tin tưởng mình nhiều như vậy .


  7. #87
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM


    VẤN : Dùng những lời nguyện cầu không chính đáng để cầu Phật Bồ Tát , Phật Bồ Tát có giúp đỡ không ?



    ĐÁP : Có . Bởi vì Phật Bồ Tát không có lòng phân biệt , nhưng đối với chúng ta không tốt . Vừa rồi Sư Phụ có nói chúng ta trù một người xuống địa ngục , sau này đến phiên chúng ta xuống địa ngục . Cho nên chúng ta cần phải là người tốt , thích những điều tốt , kỳ vọng vào những đồ vật tốt , chúc cho người khác có những nguyện vọng tốt , sau này những việc tốt ấy sẽ trở lại chúng ta , hiểu không ? Đây là những việc rất đơn giản , Khổng Tử cũng có nói 'Kỷ sở bất dục , vật thi ư không'.



  8. #88
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM


    VẤN : Đẳng cấp của Bồ Tát dựa vào đâu mà phân biệt ?


    ĐÁP : Tu Pháp Môn Quán Âm sẽ phân biệt rất rõ ràng , đẳng cấp nào là Bất Thối Bồ Tát , đẳng cấp nào là Sơ Địa Bồ Tát , chúng ta có một hệ thống trắc lượng . Vừa rồi Sư Phụ có nói , nếu như có hai người đến truyền Tâm Ấn cùng một lúc , một người lúc trước làm nhiều phước báu , lại còn đọc kinh mấy chục năm , còn một người chỉ vừa mới ăn chay có một ngày nhưng đẳng cấp lại cao hơn người kia , đến lúc đó mới biết được ai là Bồ Tát . Sư Phụ có thể trắc lượng , biết được ai cao ai thấp ? Đến lúc đó chúng ta sẽ không thể ngạo mạn , không thể dối người , chúng ta sẽ thật sự biết rõ đẳng cấp của mình . Nếu không , cả ngày chúng ta sẽ tự dối mình , đầu óc của chúng ta sẽ dối chúng ta , cho rằng mình vừa cao vừa giỏi , kết quả khi đến thọ Tâm Ấn , Sư Phụ đo chẳng là gì cả , lúc đó chúng ta sẽ khóc (Sư Phụ cười). Nhưng vì sự hiểu biết đó mà cần phải cố gắng , cần phải nỗ lực tu hành , khiêm tốn hơn một chút .


  9. #89
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM


    VẤN : Đẳng cấp cao nhất của Phật có phải không có gì làm không ?


    ĐÁP : Có , có rất nhiều công việc . Bởi vì chúng sinh rất nhiều , mỗi ngày đều bận rộn cầu cứu Ngài , làm sao mà Ngài không động lòng ? Ngay cả chúng ta cầu một người phàm phu , họ cũng động lòng , cũng có thể giúp chúng ta , huống chi là cầu khẩn đến vị Phật cao nhất , Ngài làm sao mà không đến ? Nếu như Ngài không động lòng , điều này nói rằng Ngài không có lòng từ bi , không phải là Phật cao nhất , chúng ta không cần để ý đến Ngài , có phải như vậy không ? Thành Phật là vì muốn độ chúng sinh , sau khi thành Phật sẽ rất bận rộn , mọi người đều khẩn cầu , cho nên Phật phải gánh trách nhiệm cho toàn cõi vũ trụ này .



  10. #90
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM


    VẤN : Có phải tất cả chúng sinh , bao gồm cả Phật Bồ Tát , đều tu hành vĩnh viễn không ngừng không ?


    ĐÁP : Ngừng sẽ buồn chết (Mọi người cười). Nhưng tu hành tới một giai đoạn , những tham , sân , si vi tế của chúng ta đều được tiêu trừ . Đến lúc đó chúng ta tu hành cũng như không tu hành vậy , không có thái độ gấp gáp khẩn trương : "Tôi muốn thành Phật" (Sư Phụ cười), đến lúc đó mới có thể nói rằng đạt được Niết Bàn . Nhưng Niết Bàn không phải là cứu cánh nhất , không phải ngừng ở nơi đó , vẫn tiếp tục tu hành , nhưng tương đối nhẹ nhàng hơn .

    Ví dụ như chúng ta học tập rất cố gắng , lúc ở tiểu học đã rất cố gắng , đến trung học cũng rất cố gắng , thì khi lên đại học sẽ cảm thấy dễ dàng hơn . Chúng ta không nhất định mỗi ngày phải đến trường , muốn đi nghe thì đi , không muốn thì ở nhà tự học , muốn tự tu cũng được , nhưng cần phải rất cố gắng , rất khổ cực . Đến khi tốt nghiệp đại học chúng ta vẫn muốn tiến bộ , chúng ta vẫn phải tiếp tục học , chẳng qua nhẹ nhàng hơn một chút , tương đối tự tại hơn , muốn học thì học , không học thì cũng không quan hệ gì , phải không ? Hay mua một cuốn sách có liên quan đến công việc của chúng ta làm , từ từ đọc , càng ngày học càng hiểu , một bên làm việc một bên học , có phải như vậy không ? Nhưng cảm thấy nhẹ nhàng hơn lúc ở trường học .

    Cũng giống như vậy , sau khi thành Phật , đạt được quả vị của Phật , nhưng cũng cần phải tiếp tục học , cho nên trong Ba La Mật Đa Tâm Kinh có nói : "Tam Thế Chư Phật , y theo ban nhược Ba La Mật Đa Đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề". Không phải sau khi thành Phật sẽ ngừng ở nơi đây , sẽ an tâm nghỉ ngơi . Không phải , vẫn phải tiếp tục tu . Cho nên chúng ta thấy Phật Thích Ca sau khi thành Phật , mỗi ngày vẫn phải ngồi thiền , sau khi ngồi thiền xong , ra giảng kinh cho đồ đệ của Ngài nghe , mỗi ngày Ngài đều tu hành , không phải thành Phật xong là không tu hành .


  11. #91
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM


    VẤN : Hiện nay chúng ta gặp những điều không vừa ý có phải là nghiệp chướng không ?


    ĐÁP : Phải , nhưng cũng là một thứ phước báu , cho nên nói phiền não là bồ đề , là phước báu , nghiệp chướng vốn đều như nhau . Lúc chúng ta gặp phải khó khăn , chúng ta không nên để ý đến nó là nghiệp chướng hay là phước báu . Khó khăn là khó khăn , chúng ta cần phải tìm biện pháp giải quyết cái khó khăn này , chứ không hỏi rằng đây là nghiệp chướng hay là phước báu , hỏi cũng vô ích . Những người tu Pháp Môn Quán Âm , muốn giải quyết khó khăn tương đối dễ dàng , nhưng người bình thường muốn giải quyết khó khăn thật không phải dễ .



  12. #92
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM


    VẤN : Tại sao khi chúng ta sinh ra , những việc của kiếp trước đều quên cả ?


    ĐÁP : Bởi vì tất cả những cánh cửa của ký ức của chúng ta đều bị đóng lại , không để cho chúng ta biết , làm như vậy là tốt cho chúng ta . Giả sử khi chúng ta biết được kiếp trước của chúng ta là một người xấu , ví dụ như Tần Thủy Hoàng hoặc Hitler ... hoặc là những người hung ác , như vậy chúng ta sẽ rất khổ tâm , mỗi ngày hối hận , như vậy làm sao mà sống ? Nếu như kiếp trước của chúng ta là một vị quốc vương rất tốt , đều được mọi người sùng bái kính yêu , có rất nhiều vương phi mỹ nữ , bây giờ cái gì cũng không có , ngay cả một người vợ cũng tìm không ra , (có người cười) , lúc đó sống có nổi không ? (Có người đáp : Không nổi .) Đó là đương nhiên rồi ! Quên đi ký ức của quá khứ là tốt , cho nên những cánh cửa của quý vị đều đóng cả lại , nhưng những người tu hành có lúc sẽ biết được kiếp trước của mình , trong trường hợp này chúng ta biết phải xử lý như thế nào , hiểu không ? Chúng ta chịu được những ảnh hưởng của nó mà không cảm thấy khó chịu , sẽ tiếp nhận được sự thật , biến hoàn cảnh trở nên thuận lợi nhất . Nếu không tu hành mà biết được kiếp trước của chúng ta , thì ảnh hưởng của kiếp trước sẽ làm cho chúng ta rất khổ tâm . Cho nên Thượng Đế hoặc gọi là Lực Lượng Tối Cao , Tạo Hóa ... , mới đem cánh cửa của ký ức đóng lại , vì như vậy có ích lợi cho chúng ta .


  13. #93
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM


    VẤN : Nếu được Sư Phụ truyền Tâm Ấn , năm đời siêu sanh , có cần phải lạy tổ tiên không ?


    ĐÁP : Quý vị muốn lạy cũng được , không muốn thì thôi ; đây là vấn đề phong tục tập quán . Tuy chúng ta biết được tổ tiên của chúng ta đã siêu sanh , nhưng vì gia đình của chúng ta vẫn còn , bạn bè thân thuộc vẫn còn , nếu không lạy thì người khác sẽ nói chúng ta không hiếu thảo . Cho nên muốn lạy thì lạy , không sao , nhưng lạy cũng như không lạy vậy , không lạy cũng như lạy vậy . Chúng ta lạy tổ tiên là muốn biểu lộ lòng hiếu thảo của chúng ta , cho nên cũng không phải là những việc xấu , hiểu không ? (Mọi người vỗ tay)



  14. #94
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM


    VẤN : Ý nghĩa của Chánh Đẳng Chánh Giác là gì ?


    ĐÁP : Chánh Đẳng Chánh Giác tức là Như Lai , ý chỉ Phật Thích Ca hay những người đã thành Phật , đã đạt được đẳng cấp cao nhất hay là đẳng cấp của Thượng Đế , đạt được bản tâm , chúng ta gọi là Chánh Đẳng Chánh Giác . Đây chỉ là một cái danh xưng tán thán , từ Phạn ngữ dịch ra . Phạn ngữ gọi là A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề , ý nói là vị Phật lớn nhất , là người đại khai ngộ , đại giải thoát , đại trí huệ , cũng như Như Lai , Thế Tôn , đều là từ Phạn ngữ dịch ra . Tiếng Trung Hoa có một danh xưng rất đẹp cho người đại khai ngộ , họ được gọi là Đạo Sư , Minh Sư , hoặc Đại Sư .


  15. #95
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM


    VẤN : Phật có bị thối chuyển không ?


    ĐÁP : Không bị thối chuyển , trừ phi vì nguyện lực của họ để họ xuống độ người . Ví dụ như một người đã thành Phật , không muốn ở trên đó , họ muốn trở lại độ chúng sinh ở thế giới Ta Bà , điều này là do họ tự nguyện đến , chứ không phải vì họ thối chuyển , họ không có bị thối chuyển .




  16. #96
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM


    THUYẾT PHÁP TẠI ĐẠI HỌC GIAO THÔNG ,
    Tân trúc , Ngày 31 Tháng 3 Năm 1988



    VẤN : Bản chất của người là gì ?


    ĐÁP : Bản chất của con người là Phật , là một thứ rất trong sáng , rất bác ái , rất từ bi , vô sở bất tại , đó là bản chất thật sự của con người . Nhục thể của chúng ta chỉ là một thứ y phục , một thứ lao tù , cũng như một căn phòng vậy , nhốt bản chất của chúng ta ở trong ấy , cho nên chúng ta cần phải tu Pháp Môn Quán Âm mới có thể tìm lại được bản chất của mình . Bản chất của người không thể dùng ngôn ngữ diễn tả được , nó là một thứ lực lượng lớn nhất , một thứ trí huệ lớn nhất , chúng ta không thể nào tưởng tượng lực lượng của nó lớn như thế nào , trí huệ của nó lớn như thế nào . Cái lực lượng có một không hai này là bản chất của con người , Sư Phụ tu Pháp Môn Quán Âm mới tìm được , nếu quý vị muốn biết bản chất của con người là gì thì cần phải tu Pháp Môn Quán Âm .


  17. #97
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM


    VẤN : Ăn chay cũng phải ăn rau quả và trái cây , nhưng thảo mộc cũng có sinh mạng giống như động vật vậy , nó không có muốn sinh mạng của nó bị kết liễu để người ta ăn .


    ĐÁP : Đúng , như vậy chúng ta đừng ăn gì cả (Mọi người cười). Rất giản dị , không muốn ăn thì đừng ăn , không cần ăn thì chúng ta cứ dựa vào không khí mà sống , sau khi được thọ Tâm Ấn , mọi người đều tự sát là hơn cả (Mọi người cười).

    Ở thế giới Ta Bà này , chúng ta không thể không sát sanh , Sư Phụ đã giảng rất nhiều lần . Cho dù thở không khí cũng sát sanh , rửa tay cũng sát sanh , giết những vi khuẩn để giữ vệ sinh cũng sát sanh , chưa ăn một thứ gì cũng đã sát sanh . Đã như vậy rồi , chúng ta càng không nên làm thương hại đến những linh hồn lớn . Thảo mộc và rau cải cũng có linh hồn nhưng linh hồn của nó trầm ngủ , không có cảm giác , ý thức cũng không lớn lao , nỗi đau khổ và ý thức tham sống sợ chết của nó cũng rất nhỏ , không rõ ràng như động vật . Chúng ta cố gắng không sát sanh , nhất là không nên giết hại những động vật lớn . Những động vật càng lớn thì cảm tình ý thức của chúng càng nặng , giết hại chúng nghiệp chướng của chúng ta rất nặng . Những động vật nhỏ thì còn có thể chấp nhận được (mọi người cười), vì cảm tình ý thức của chúng còn nhỏ . Chúng ta không thể không rửa tay , tuy vi khuẩn cũng có sinh mạng , nhưng chúng ta e ngại không giữ vệ sinh sẽ gây bệnh truyền nhiễm , nên cần phải rửa tay , tắm , giặt đồ , những việc làm này đều là để diệt vi trùng . Tuy rằng giết những động vật rất nhỏ cũng không được , vì đó là pháp luật của vũ trụ , nhưng vì sinh tồn , những chúng sinh lớn có thể giết những chúng sinh nhỏ , nhưng phải bổi thường sinh mạng của nó . Cho nên đời đời , kiếp kiếp chúng ta đều trả nợ nghiệp chướng , ăn qua ăn lại , đời này người ăn ta , đời sau ta ăn lại người , mãi mãi xoay vần .

    Giờ đây chúng ta đã mệt mỏi rồi , chúng ta không thích sát hại lẫn nhau nữa , chúng ta muốn giải thoát , muốn đi ra , cho nên chúng ta hay đi khắp mọi nơi để tìm người hỏi rằng : "Ông có thể tránh được hệ thống sát hại lẫn nhau này không ? Tôi cảm thấy chán ngán thế giới này lắm rồi . Tôi không còn muốn trở lại để trả nghiệp chướng nữa , tôi muốn rời khỏi và vĩnh viễn không muốn trở lại Thế Giới Ta Bà này nữa ." Nếu như quý vị thành tâm muốn rời khỏi , nhất định một ngày sẽ tìm được một người , người ấy biết con đường đi lên , để chúng ta không phải trở lại để trả nợ nghiệp chướng nữa , chúng ta gọi những người ấy là Thánh Nhân , họ có thể đưa chúng ta rời khỏi , vĩnh viễn rời khỏi vòng 'oan oan tương báo'.

    Ăn thực vật không phải không có nghiệp chướng . Trong quyển "Bí Quyết Tức Khắc Khai Ngộ - Hiện Đời Giải Thoát ; Khai Thị 2" có viết , ăn rau cải cũng có nghiệp chướng , ý nói là ăn rau cải cũng là sát sanh , cho dù không ăn thứ gì cũng đã sát sanh rồi , thở không khí cũng là sát sanh , rửa tay , đi , đứng đều là sát sanh . Cho nên chúng ta cần phải lựa chọn những nghiệp chướng nhỏ nhất , như vậy khi chúng ta trả tiền thì tương đối rẻ hơn , tương đối dễ dàng hơn (mọi người cười), sau khi thanh toán xong , chúng ta sẽ được ra đi nhẹ nhàng . Ăn rau cải không phải không có sát sanh , ăn rồi cũng có nghiệp chướng , nhưng những người tu Pháp Môn Quán Âm , mỗi ngày thiền hai tiếng rưỡi đồng hồ những nghiệp chướng nhỏ đó trả rất nhanh chóng , hiểu không ? Cho nên những người tu Pháp Môn Quán Âm , cho dù ăn rau cải cũng rất thanh khiết . Nhưng nếu ăn động vật chúng ta sẽ trả không nổi , cũng giống như thiếu nợ một người năm mươi ngàn đồng khác với thiếu năm triệu đồng , phải không ?


  18. #98
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM


    VẤN : Pháp Sư có thể giảng câu 'Sắc tức thị không , không tức thị sắc' ?



    ĐÁP : Quý vị có thấy Sư Phụ không ? (Có người đáp : Thấy .) Thấy có rõ không ? (Có người đáp : Không rõ lắm .) (Mọi người cười .) Tại sao lại thấy không rõ (Có người đáp : Trong rất mịt mờ .) Thật không ? Không lẽ không có ai ngồi ở đây để giảng kinh ? (Mọi người cười .) Bởi vì cảnh giới của quý vị không giống nhau , có người thật sự nhìn thấy như vậy , đó là 'Sắc tức thị không' . Quý vị không thấy được những cảnh giới này , Sư Phụ không biết phải nói sao , nhưng đối với người kia cảnh giới không khác gì 'Sắc tức thị không' , (mọi người cười) , lúc Sư Phụ giảng kinh có người không thấy Sư Phụ , không thấy có người ngồi nơi này giảng kinh , chỉ thấy một màn ánh sáng cực mạnh , hay chỉ nghe thấy âm thanh mà thôi , cảnh giới lúc ấy là 'Sắc tức thị không' .

    Còn một thứ cảnh giới , nếu như đạt được cảnh giới ấy , chúng ta vô sở bất tại . Chúng ta sẽ ở trạng thái tồn tại ; chúng ta tồn tại , nhưng cũng không tồn tại , chúng ta không phải chỉ ở một nơi , nhưng cũng là ở một nơi (Mọi người cười). Sư Phụ nghĩ tốt nhất là không nên nói tiếp , càng giải thích càng thêm lúng túng , dùng ngôn ngữ không thể nào diễn tả được cái trạng thái Như Lai vô sở bất tại này . Bây giờ Sư Phụ mời khách , xin quý vị tu Pháp Môn Quán Âm , sau khi tu hành xong , tự mình sẽ nghiệm được (Mọi người vỗ tay).


  19. #99
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM


    VẤN :
    Đức Phật Thích Ca nói : "Sau khi thành Phật sẽ có được đại lực lượng để độ chúng sinh ." Tại sao đến bây giờ vẫn còn nhiều người sống trong đau khổ ?



    ĐÁP : Bởi vì Ngài đã thành Phật , còn chúng ta chưa có thành Phật . Ý của Ngài là chúng ta phải thành Phật rồi mới có thể độ cho người khác , hiểu không ? Độ cho chúng sinh là độ cho chúng ta , chúng ta không thể dựa vào bất cứ người nào , ví dụ Sư Phụ uống nước , chỉ có thể giúp Sư Phụ giải trừ cơn khát mà thôi , chứ có thể giúp quý vị giải trừ cơn khát không ? (Mọi người cười). Đương nhiên là không .

    Cũng vậy , thành Phật là chuyện của Ngài , Ngài chỉ nói cho chúng ta nghe , thức tỉnh chúng ta cần phải thành Phật , sau khi chúng ta thành Phật , đương nhiên sẽ độ rất nhiều chúng sinh , cho nên lúc đức Phật Thích Ca còn tại thế , có độ rất nhiều người . Đồ đệ của Ngài rất nhiều , có rất nhiều người có thần thông , đạt được tự tại , thành A La Hán , thành Bồ Tát . Sau khi Đức Phật Thích Ca ra đi , đồ đệ của Ngài cũng có người thành Phật , đi độ các chúng sinh khác .

    Dù cho quý vị có thành Phật , hoặc có đạt được một đẳng cấp nào , quý vị cũng chỉ có một cái nhục thể mà thôi . Lực lượng của cái nhục thể này rất có hạn , ví dụ nói hôm nay Sư Phụ giảng kinh , Sư Phụ không thể cùng một lúc giảng kinh ở Đài Bắc , bây giờ Sư Phụ ở Đài Loan Sư Phụ cũng không thể cùng một lúc ở Mỹ Quốc , hiểu không ? Nếu dùng nhục thân mà độ chúng sanh thì rất có hạn , cho nên càng nhiều người thành Phật , mới có thể độ được nhiều người khác . Ngoài ra cần phải là người có duyên mới độ được , ví dụ Sư Phụ có duyên với người Đài Loan , cho nên lúc giảng kinh quý vị mới có thể nghe được , mới thích như vậy . Nếu như đối với những quốc gia khác không có duyên , cho dù Sư Phụ nói như thế nào , họ cũng không muốn nghe , Sư Phụ không biết Sư Phụ đã nói cái gì , mà có thể làm cho người ta phỉ báng . Sư Phụ giảng kinh , có chỗ nào để cho người ta phỉ báng không ? (Mọi người đáp : Không có). Tốt ! Cảm ơn . Nhưng có người vẫn nghe không hiểu , không thích , vậy không biết phải làm sao .

    Càng nhiều người thành Phật càng tốt , bởi vì Sư Phụ có những người có duyên với Sư Phụ , quý vị có những người có duyên với quý vị , Sư Phụ độ người của Sư Phụ , quý vị độ người của quý vị , còn họ độ người của họ , cho nên càng nhiều người thành Phật , càng có nhiều chúng sanh được độ .

    Bây giờ quý vị cần phải hiểu rõ , không nên từ sáng đến tối sùng bái những vị Phật quá khứ , như vậy không đủ . Những vị Phật quá khứ đã đi rồi , công việc của họ đã xong rồi , bây giờ một người khác đang làm . Ví dụ như chúng ta rất kính yêu vị tổng thống quá khứ , chúng ta rất tưởng niệm họ , rất sùng kính họ , nhưng vị tổng thống hiện tại cũng cần phải tôn kính , lúc chúng ta có vấn đề gì chúng ta đi tìm vị tổng thống này , không thể đi tìm vị tổng thống quá khứ , phải vậy không ? Bất luận vị tổng thống tiền nhiệm đã làm điều gì tốt , bây giờ người ấy đã đi rồi , không thể giúp đỡ chúng ta nữa , ... đó là cái ý này , nhưng Sư Phụ nói như vậy có người nghe sẽ không thích , một lát sau sẽ phỉ báng Sư Phụ (Mọi người cười).


  20. #100
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM


    VẤN :
    Nếu tôi muốn tìm một vị sư phụ để tu hành , làm thế nào để biết được vị sư phụ này là người để tôi tín nhiệm ?



    ĐÁP : Quý vị nên suy nghĩ vị sư phụ mà quý vị muốn tìm là một người như thế nào ? Mục đích quý vị tìm vị sư phụ ấy để làm gì ? Nếu như quý vị muốn giải thoát , quý vị có thể hỏi họ : "Chính Ngài đã được giải thoát chưa ?" Giả sử như người ấy khẳng định trả lời : "Rồi", như vậy quý vị có thể học với họ . Quý vị cũng có thể hỏi với họ : "Ngài đã tìm ra được Phật tánh chưa ?" Giả sử họ khẳng định trả lời : "Rồi", như vậy quý vị có thể theo họ học .

    Nếu những lời giải đáp đó đối với quý vị vẫn chưa thỏa đáng , quý vị có thể hỏi họ : "Ngài có thể cho tôi có ấn chứng không ? Một chút cũng được , để tôi có thể tìm thấy được Phật tánh của chính tôi ?" Nếu họ vẫn trả lời : "Được", vậy không nên do dự , nên học ngay với họ . Ngoài ra không còn gì để chứng minh nữa . Hình dáng bên ngoài của các vị Sư Phụ đều giống nhau , chuyện đạo đức , mọi người ai cũng có thể nói , nhưng có thể làm cho người khai ngộ , có những chứng ngộ như trong kinh điển , không phải ai cũng có thể làm được .

    Nếu như họ không thể tự giải thoát , không tìm được Phật tánh của chính họ , thì họ không thể giúp quý vị tìm được Phật tánh của quý vị . Đương nhiên vị Sư Phụ đó không đáng cho quý vị tín nhiệm , có phải vậy không ? (Mọi người đáp : Phải). Nếu như một người có tiền , nhất định họ có thể cho quý vị nhìn thấy tiền , cũng có thể chia cho quý vị một chút tiền , đây là những chuyện rất dễ hiểu .


Page 5 of 30 FirstFirst 1234567891525 ... LastLast

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts