Page 5 of 8 FirstFirst 12345678 LastLast
Results 81 to 100 of 160

Thread: TA XUỐNG TÌM EM DƯỚI CÕI TRẦN

  1. #81
    Senior Member
    Join Date
    Jul 2007
    Posts
    680

    Default Hiểu Biết Thượng Đế

    Vấn:

    Làm thế nào con có thể diễn tả ánh sáng Thượng Đế của mình?


    Đáp:


    Quý vị chỉ có thể diễn tả được khi quý vị có ánh sáng đó. Cho nên, hãy tìm ánh sáng của Thượng Đế trước. Sau khi thọ pháp, quý vị có thể diễn tả nó. Nếu chúng ta không biết tiền của chúng ta ở đâu, thì chúng ta không thể đem cho người khác xem được, - có đúng không? Cho dù chúng ta có tiền, chúng ta cũng phải biết nó ở đâu, mới có thể đem ra cho mọi người xem được. Cho nên dù rằng quý vị có ánh sáng của Thượng Đế ở bên trong, quý vị cũng phải nhận biết nó trước, liên lạc với nó trước, rồi quý vị mới có thể đem ra chỉ cho người khác. Tôi có thể chỉ cho quý vị thấy ánh sáng, bởi vì tôi có ánh sáng. Tôi sở hữu ánh sáng này! Tôi biết là tôi có! Quý vị có, nhưng quý vị không biết. Đó là điểm khác biệt giữa chúng ta. 40



    www.suprememastertv.com/au

  2. #82
    Senior Member
    Join Date
    Jul 2007
    Posts
    680

    Default Khai Ngộ hoặ Đại Giác

    Khai Ngộ hoặc Đại giác




    “Khai ngộ là tiến trình của sự liễu ngộ một điều gì đó vĩ đại hơn đời sống, hay bất cứ những gì chúng ta có thể thấy được bằng mắt thường, hoặc chạm được bằng những công cụ vật chất. Đó là khởi điểm khi chúng ta bắt đầu biết được có một cái gì vĩ đại hơn những thứ đó. Vị lãnh đạo chân chính của toàn cõi vũ trụ, mà cũng là ở ngay bên trong chúng ta.

    Khai ngộ có nghĩa là sự tỉnh thức ở bên trong. Quý vị nhận ra quý vị có một lực lượng lớn hơn những gì quý vị sử dụng hằng ngày rất nhiều. Thông thường chúng ta nghe theo sự điều động của Bản Ngã, nhưng sau khí giác ngộ, chúng ta sẽ làm theo ý chỉ của Thượng Đế. Chúng ta câu thông với Ngài và nhận ra giá trị thật sự của mình. Nhưng đồng thời chúng ta trở nên rất khiêm nhường. Càng biết nhiều về chính mình thì chúng ta càng trở nên khiêm nhường hơn. Chúng ta biết rằng có một lực lượng rất vĩ đại ở trong vũ trụ, và điều đó không phải để cho con người bàn luận và hiểu lấy được. Cho nên chúng ta trở nên khiêm nhường, thế nhưng lực lượng của chúng ta sẽ rất là mạnh, bởi vì chúng ta có một nguồn năng lực thượng thừa ở bên trong chúng ta, và có thể sử dụng nó mỗi ngày để mang lại lợi ích cho người khác. Khi chúng ta bắt đúng vào nguồn dương lực bên trong của chúng ta, mà Thiên Chúa gọi là “Thánh linh ngự trong chúng ta" hoặc “Thượng Đế Toàn Năng”, chúng ta mở được nguồn cội lúc trước đã bị đóng lại. Một khi nguồn lực đó được mở ra, chúng ta sẽ có được lực lượng như Chúa Giê-Su, như Đức Phật. Chúng ta có thể dùng thiên lực bẩm sinh này để giúp đỡ rất nhiều người. Và rồi chúng ta trở nên khiêm nhường hơn, bởi vì chúng ta nhìn thấy được bên trong mọi người ai cũng có cùng một lực lượng như nhau, do đó chúng ta kính trọng mọi người cũng như là những vị Phật sống vậy.” 53

    “Khai ngộ là một món quà của Thượng Đế, không phải là do hành vi đạo đức hoặc hành động bố thí mà có được. Chúng ta ai cũng có thể đạt được khai ngộ hoặc được giải thoát. Nếu không, - tại sao Thượng Đế lại gởi Chúa Giê-Su Đức Phật, hoặc Mohammed đến, nếu như chúng ta đã hết hy vọng rồi! Và nếu chỉ có những người đạo đức mới có thể đạt được mà thôi? Tôi không hiểu ai mới thật sự là đạo đức, bởi vì “Mỗi Thánh Nhân đều có một quá khứ, và mỗi tội nhân đều có một tương lai.” Chúng ta không phải là những người tội lỗi như vậy. Đây chỉ là một ảo tưởng mơ hồ mà sau khi quý vị liễu ngộ được rồi, quý vị sẽ biết rằng chẳng có gì là đạo đức hoặc tội lỗi cả. Tuy nhiên, muốn liễu ngộ được như vậy, chúng ta cần rất nhiều nỗ lực. Pháp Môn Quán Âm sẽ cống hiến miễn phi cho quý vị một phương pháp để quý vị tìm lại được sự thuần khiết nguyên thủy và một truyền thống thanh cao.” 35

    “Lúc tôi đắc Đạo, tôi thấy mình ở trong mọi vật và tận hưởng sự sung sướng trong từng hoàn cảnh một, dù lúc đó tôi là bướm, là chim, là Thiên Thần, là hòn đá, là thân cây bất cứ thứ gì tự nó cũng đều hoàn hảo cả. Điều này thật khó diễn tả bằng lời, nhưng nếu chúng ta thật sự khát vọng, mỗi chúng ta ai cũng sẽ đạt được sự liễu ngộ này để rồi tự mình thể nghiệm được điều đó. Đây là phương cách duy nhất để chúng ta có thể chấm dứt được những ảo tưởng mơ he, những niềm tin mù quáng đối với kiếp người phù du này. Nếu chúng ta nhìn đời qua tri thức phàm phu, thì mọi thứ dường như có vẻ khác. Nhưng nếu chúng ta nhìn với một cảnh giới trí huệ cao hơn, vạn vật rất là vui tươi, thanh nhẹ và trong sáng hơn.” 18

    “Chỉ khi nào chúng ta thật sự giác ngộ, chúng ta mới có thể vui hưởng mọi thứ. Bất cứ sự việc gì đến, chúng ta đều có thể lấy làm vui. Khi điều tốt lành đến, chúng ta nhận nó như là một món quà của Thượng Đế, nhận với tất cả tấm lòng, không cảm they e - dè hay tội lỗi gì cả, không một chút vướng mắc trong tâm tư, bởi vi bản chất của một người khai ngộ rất là tự tại, rất phóng khoáng, rất dễ dàng, giống như một đứa trẻ vậy. Quý vị cho nó một cái gì tốt, nó sẽ nhận. Nó không nghĩ là quý vị lừa gạt nó, cũng không cân nhắc là nó có xứng đáng để nhận hay không. Nó chỉ nhận lấy. Và khi hoàn cảnh không cho phép chúng ta sống một đời sống tiện nghi hoặc giàu sang, chúng ta cũng vui vẻ thuận theo, không bận lòng mong cầu những xa hoa vật chất. Nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta không nhiệt tâm làm việc, không tận sức để làm tròn trách nhiệm của một công dân tại thế. Chúng ta vẫn tiếp tục làm việc như vậy, lại càng có năng xuất cao hơn, càng nhiệt tâm hơn trong việc đóng góp sức mình cho toàn thế giới. Có khác chăng là với những nỗ lực đó, - chúng ta không mong cầu một sự ban thưởng hay khen tặng nào. Và nếu như có gặp thất bại, hay bị người ta hiểu lầm thiện ý của mình, chúng ta vẫn có thể chịu đựng được mà không chút buồn phiền trong tâm.” 19





    www.suprememastertv.com/au

  3. #83
    Senior Member
    Join Date
    Jul 2007
    Posts
    680

    Default

    Ba Con Đường Để Đạt “Giải Thoát Tâm Linh”



    “Có ba cách để được giải thoát. Tôi đã đề cập đến phương pháp cầu nguyện, là phương pháp dễ dàng nhất. Quý vị chỉ cần tin vào một vị Thánh và cầu nguyện Ngài để được gia trì và giải thoát. Và khi quý vị rời khỏi thế giới này, quý vị sẽ được cứu rỗi. Cách thứ hai là quý vị thọ Pháp với một vị Minh Sư và tự mình trở thành Minh sư. Cách này dĩ nhiên là lý tưởng hơn, bởi vì quý vị còn có thể cứu độ gia đình của mình và những chúng sanh khác nữa, không phải chỉ riêng bản thân mình mà thôi. Phương pháp này cao quý hơn, và đó là điều mà Thượng Đế và các Minh Sư kỳ vọng nơi chúng ta. Khi một người trở thành Minh Sư, Ngài có thể cứu độ vô số chúng sanh từ Thiên Đàng cho đến địa ngục, họ có thể cứu bất cứ chúng sanh nào, và có thể đi đến bất cứ tầng trời nào. Cách thứ ba là nhờ có một thân nhân hoặc bạn bè đã thọ Pháp mà mình cũng có thể được giải thoát, dù là quý vị đã quá vãng rồi. Nếu quý vị đã chết, đã xuống địa ngục. Giả sử có một người cháu được thọ Pháp với một đại Minh Sư, thì quý vị tức khắc sẽ được siêu thăng ngay, và lên Thiên Đàng. Nếu chúng ta là bạn của một người thọ Pháp, chúng ta cũng được vị Minh Sư đó giúp đỡ.

    Đây là ba cách để giải thoát. Dĩ nhiên tôi nhấn mạnh đến phương pháp tự thân tu hành, bởi một khi chúng ta thọ pháp, và bắt đầu con đường tu hành để đạt đến sự giác ngộ, thì sẽ có rất nhiều thế hệ (Quá khứ; hiện tại và vị lai) thân quyến của chúng ta được giải thoát. Đó là vì các đời quyến thuộc này đã nối kết với chúng ta do luật nhân quả, có nghĩa là cho và nhận, gieo nhân, - gặt quả trải qua nhiều kiếp và nhiều thế hệ rồi.” 12



    www.suprememastertv.com/au

  4. #84
    Senior Member
    Join Date
    Jul 2007
    Posts
    680

    Default Ba Con Đường Giải Thoát Tâm Linh

    vấn:

    Khi linh hồn đã giác ngộ, nó có giữ được mãi sự giác ngộ không?


    Đáp:


    Phải! Nó giữ mãi như vậy. Thân xác có thể ngủ, tinh thần đôi khi có thể còn lẫn lộn với những mục - đích nào đó, nhưng linh hồn thì không như vậy. Một khi đã giác ngộ thì sẽ mãi mãi giác ngộ. Dù là như vậy, chúng ta vẫn cần sự hợp tác của tinh thần, thể xác và cảm xúc để có thể hành động hữu hiệu nhất dưới sự chủ động của linh hồn, để đem lại nhiều lợi ích cho thế giới hơn. Cho nên, sau khi thọ Pháp, dù là chúng ta đã nếm qua mùi vị của sự khai ngộ và liễu ngộ được Tự Tánh của mình, chúng ta vẫn phải tiếp tục tu hành để cho trí óc được quen đi với cung cách giác ngộ của linh hồn mà không còn chìm đắm trở lại trong cánh giới vật chất, những quan niệm cũ rich và những phong cách làm việc đã theo thói quen và tập quán mà hình thành. 27



    www.suprememastertv.com/au

  5. #85
    Senior Member
    Join Date
    Jul 2007
    Posts
    680

    Default

    Tức Khắc Khai Ngộ



    “Tức khắc khai ngộ có nghĩa là khai ngộ ngay lập tức. Trong khoảng khắc đó, chúng ta bắt đầu ngồi xuống và trực diện với vị Vô Thượng Sư ở bên trong. Đây chính là Chân Ngã. Chân Ngã này thật sự thuộc về quý vị, và quý vị có nó trước khi sanh ra, trước khi quý vị tiêm nhiễm những tham lam; sân hận; hay khát vọng dục tình. Chân Ngã này thật sự chính là Vô Thượng Sư của quý vị. Khi quý vị xuống đến đây rồi, quý vị nên mở rộng tâm hồn và lắng nghe những gì Ngài dạy bảo, rồi quý vị sẽ được khai ngộ ngay lập tức. Cho nên không có gì cần phải ghi lại, cũng không có gì cần phải chỉ thị” 75

    “Những khái niệm trừu tượng này thật khó mà gói ghém bằng ngôn ngữ bình thường của thế gian, nhưng một khi chúng ta hiểu được rằng nó ở tận bên trong chúng ta, và là một phần của chúng ta, chúng ta sẽ cảm thấy rất là an tâm và phấn khởi. Tuy nhiên, đây chỉ là một phần của giác ngộ mà thôi. Trong thiền tông, đôi khi người ta gọi đó là “Hốt nhiên khai ngộ hoặc lập tức khai ngộ“, bởi vì một lời nói từ vị thầy điểm cho, mà quý vị khai mở được một phần thắc mắc, hoặc có thể thông suốt rất nhiều vấn đề, hoặc được liễu ngộ hoàn toàn.

    Nhưng tại sao sau khi đã khai ngộ, đã hiểu được những điều Minh Sư hoặc vị thầy truyền dạy, chúng ta còn phải tiếp tục thiền? Đó là bởi vì chúng ta có quá nhiều thói quen, quá nhiều kiến thức, một lần giác ngộ như vậy, không đủ để thuyết phục chúng ta rằng mình đã khai ngộ, có thể đến ngày hôm sau là quên mất. Cho nên, chúng ta phải lập đi lập lại những thể nghiệm khai ngộ, cho đến khi đầu óc chúng ta chấp nhận nó. Chỉ có cái Chân Ngã liễu ngộ được Tự Tánh thì cũng chưa đủ, bởi vì thật ra Chân Ngã lúc nào cũng đã liễu ngộ được Tự Tánh rồi. Nhưng bởi vì chúng ta ở nơi thế gian này, chúng ta phải nhờ vào đầu óc, - cái máy tính này để làm tất cả mọi việc. Đó là công cụ mà chúng ta phải dùng đến để làm việc trong thế giới này, để mang sự gia trì và tình thương đến cho môi trường hỗn loạn này, để xây dựng nó thành một thế giới tốt đẹp hơn cho thế hệ mai sau của chúng ta.” 49




    www.suprememastertv.com/au

  6. #86
    Senior Member
    Join Date
    Jul 2007
    Posts
    680

    Default Tức Khắc Khai Ngộ

    vấn:

    Thời gian để thọ Tâm Ấn vào thời xưa, như ở Ai - Cập chẳng hạn, ít nhất là bảy năm. Thông thường Tâm Ấn được coi như là một tiến trình khá lâu để có thể được khai ngộ. Khi nói “Quý vị có thể được tức khắc khai ngộ!” thì có thể phù hợp với thời đại tân tiến này lắm, nhưng thật ra, điều này như thế nào?



    Đáp:


    Vào thời xưa, ngay cả việc tìm được Minh Sư cũng không phải dễ. Và cho dù quý vị tìm được, quý vị cũng sẽ bị khảo nghiệm trong nhiều năm dài, rất dài! Cũng giống như trường hợp của vị thiề sư Milarepa của Tây Tạng. Ông đã trải qua bốn năm dài khảo nghiệm, lúc nào cũng bị la mắng, và đôi khi còn bị đánh đập nữa. Nhưng ngày nay, nếu làm như vậy, vị Minh Sư sẽ bị bỏ tù (cười ). Họ không được phép làm như vậy nữa. Vả lại đối với một đời sống văn minh và vội vã của thế giới ngày nay, chúng ta không thể dùng loại phương pháp này để khảo nghiệm đệ tử. Chúng ta phải theo kịp đà tiến hóa của xã hội ngày nay. Dĩ nhiên điều này gây rất nhiều trở ngại cho người thầy, bởi vì họ không có thì giờ để đào tạo từ căn bản cho người đệ tử, buộc người đệ tử phải nỗ lực để đạt được bảo vật vô cùng quý giá đó. Nhưng nếu vị thầy làm như vậy, thì quý vị nghĩ sao? Đến bao lâu người đệ tử mới được khai ngộ? Cần một thời gian rất lâu. Việc khai ngộ thi rất mau, còn tiến trình bảy năm là để thử thách, uốn nắn đệ tử vào khuôn khổ đạo đức. Điều này thật ra cũng rất tốt, nhưng cũng vì vậy mà thời xưa số người khai ngộ không được bao nhiêu. Và cũng bởi vô minh, họ đã đóng đinh Chúa Giê-Su, vì ít ai hiểu được khai ngộ là gì? Tham thiền là gì? Những điều này lúc đó thật quá mới mẻ và xa lạ. Cho nên ngày nay, nhiều vị Minh Sư đã hy sinh thời giờ, tiền bạc và công sức để đem những điều đó phổ biến đến đại chúng, và để nhanh chóng huấn luyện đệ tử của họ vào một khuôn khổ đạo đức, và giúp cho người đệ tử có được một đẳng cấp khai ngộ rất cao. Thời đại đã khác rồi, và khai ngộ không có nghĩa là quý vị đạt được sự khai ngộ hoàn toàn, nhưng được nếm qua mùi vị của sự khai ngộ, quý vị mới cảm thấy phấn khởi để đi xa hơn. Thời xưa, các vị Minh Sư không làm như vậy, họ để cho quý vị phải cố gắng hết sức và phải chịu cực khổ trước, để sau này quý vị mới thấy quý trọng nó hơn. 48





    www.suprememastertv.com/au

  7. #87
    Senior Member
    Join Date
    Jul 2007
    Posts
    680

    Default Tức Khắc Khai Ngộ

    vấn:

    Người ta nói rằng một linh hồn đã khai ngộ không suy nghĩ, không hành động, chỉ quan sát và không quyết định. Làm sao chúng ta sống ở thế giới này mà không hành động, hoặc không chọn lựa? Người ta cũng nói hành động tức là làm rối loạn trật tự thiên nhiên, và để bù trừ cho sự không cân bằng này, thiên nhiên sẽ tạo ra những điều tương phản. Ngài có đồng ý điều này không?



    Đáp:


    Quý vị khai ngộ trước, rồi quý vị mới biết được chuyện gì xảy ra! Hành động mà không hành động không có nghĩa là quý vị không có sự sống, không có đầu óc, không có linh hồn, mà có nghĩa là quý vị chỉ làm mọi chuyện một cách tự nhiên. Đúng vậy! Quý vị không còn phải quyết định nữa, quý vị chỉ hành động theo thiên ý và quý vị biết rõ phải làm gì. Dù là nhìn vào bề ngoài, hành động của quý vị dường như cũng giống như mọi người khác, nhưng không phải vậy, bởi vì tất cả hành động đó đều là do Thượng Đế chỉ đạo. Quý vị không còn phải chịu trách nhiệm về hành động của mình và quý vị lúc nào cũng hành xử một cách hết sức chính đáng. Nhưng điều này không có nghĩa là bất cứ ai hành động không suy nghĩ đều là hành động theo ý chỉ của Thượng Đế, bởi vì họ không biết Thượng Đế muốn gì. Sau khi khai ngộ, chúng ta biết được kế hoạch nguyên thuỷ của Tạo Hoá và hành xử một cách thích nghi. Trước khi khai ngộ, chúng ta chỉ phá rối bằng cách cố gắng áp đặt ý muốn của chúng ta lên trên Thánh Ý mà thôi.18







    www.suprememastertv.com/au

  8. #88
    Senior Member
    Join Date
    Jul 2007
    Posts
    680

    Default Tức Khắc Khai Ngộ

    vấn:

    Có bao nhiêu đẳng cấp của ý thức và làm sao có thể biết được đẳng cấp của mình?



    Đáp:


    Trước khi chúng ta đạt được cảnh giới cao nhất của Chân Lý, chúng ta phải đi qua năm cảnh giới của ý thức. Chúng ta có thể biết được điều này qua sự nhận thức về ánh sáng, về cường độ của ánh sáng, cũng như những cảnh giới Thiên Đàng và đền đài. Chúng ta quán được, và nhận biết được ở bên trong. Còn một cách khác để nhận biết là bằng âm thanh. Mỗi cảnh giới ý thức có mức độ chấn động khác nhau, và nếu chúng ta biết được âm thanh nào tương ứng với đẳng cấp nào, chúng ta có thể biết được ít nhiều kết quả đạt được của mình. Nhưng sau một thời gian, quý vị sẽ trở thành lão luyện hơn, và quý vị có thể biết được ngay đẳng cấp của một người khác. Chúng ta có thể đánh giá mức độ thành tựu bên trong qua lối hành sử bên ngoài, chẳng hạn như quý vị trở nên yêu thương hơn, bao dung hơn, và cống hiến nhiều hơn cho toàn thể nhân loại. 63




    www.suprememastertv.com/au

  9. #89
    Senior Member
    Join Date
    Jul 2007
    Posts
    680

    Default

    Thế giới bên trên



    “Bên trên thế giới của chúng ta còn có nhiều thế giới khác. Mỗi cảnh giới tự nó cũng là thế giới, và nó đại diện cho trình độ hiểu biết của chúng ta. Giống như khi chúng ta vào đại học, mỗi một cấp lớp biểu hiện cho sự tăng trưởng về trình độ hiểu biết của chúng ta về những điều giảng dạy ở học đường, rồi từ từ chúng ta sẽ tốt nghiệp. Ở cảnh giới A Tu La, chúng ta sẽ thấy nhiều loại gọi là thần thông. Chúng ta có thể chữa lành bệnh. Đôi khi nhìn thấy được những điều mà người khác không thấy. Chúng ta ít nhất có sáu loại thần thông. Chúng ta có thể thấy được ngoài sự giới hạn của không gian. Khoảng cách không phải là vấn đề đối với chúng ta nữa. Đó là cái chúng ta gọi là thiên nhĩ thông và thiên nhãn thông. Chúng ta có thể nhìn thấy được ý nghĩ của người khác, biết được những điều họ đang nghĩ trong đầu …v.v Đó là những lực lượng đôi khi chúng ta tiếp nhận được khi đạt đến cảnh giới thứ nhất của Thiên Quốc.

    Bây giờ, nếu chúng ta đi xa hơn cảnh giới này một chút, để đến cảnh giới thứ hai, - chúng ta gọi vậy để đơn giản hóa vấn đề. Khi đó chúng ta có lẽ sẽ có nhiều khả năng hơn là cảnh giới thứ nhất, kể cả về phương diện thần thông. Nhưng thành quả nổi bất nhất khi chúng ta đạt được đẳng cấp thứ hai này là khả năng hùng biện tài, và tranh luận. Dường như không có ai có thể đánh bại được người đã đạt được đẳng cấp thứ hai, bởi vì khả năng hùng biện của họ thật là tuyệt luân, và tri thức của họ đã phát triển đến mức tột đỉnh. Đa số người có một đầu óc bình thường, mức độ thông minh thô thiển không thể sánh được với những người này, bởi vì trí thông minh của họ đã phát triển đến một trình độ rất cao. Đây không phải chỉ có trí óc phát triển cao độ, mà là cả lực lượng kỳ diệu, - là Thiên Lực, là trí huệ bẩm sinh của chúng ta bây giờ đã bắt đầu khai mở. Ở Ấn Độ, người ta gọi đẳng cấp này là Bồ Đề, có nghĩa là đẳng cấp của trí thức. Khi quý vị thành tựu được đẳng cấp Bồ Đề, quý vị thành Phật.

    Chữ Phật là từ đây mà có. Nhưng đến đó chưa phải là tận cùng, mà còn nhiều cảnh giới cao hơn thế nữa. Đa số người ta gọi một người khai ngộ là Phật. Nếu họ chưa vượt qua khỏi đẳng cấp thứ hai, họ có thể rất kiêu ngạo. Đúng vậy! Họ nghĩ họ là một vị Phật sống và đệ tử của họ sẽ rất hãnh diện gọi họ là Phật. Nhưng thật ra, nếu họ chỉ đạt đến đẳng cấp thứ hai, có thể thấy được quá khứ; hiện tại và vị lai của bất cứ người nào họ muốn, có được biện tài vô ngại, đó vẫn chưa phải là tận cùng của Thiên Quốc. Dù muốn hay không, sẽ có rất nhiều kỳ tích đến với chúng ta, bởi vì trí thức của chúng ta đã khai mở, biết được cách câu thông với nguồn năng lực cao đẳng hơn, có thể chữa trị và an bày mọi thứ để cho đời sống của chúng ta được thuận lợi và tốt đẹp hơn.

    Cao hơn nữa là cảnh giới thứ ba. Muốn đến được cảnh giới thứ ba, đối tượng ít nhất phải sạch hết mọi nợ trần. Nếu chúng ta vẫn còn nợ gì với Ma Vương của thế giới vật chất này, chúng ta không thể đi cao hơn. Giống như nếu quý vị là tội phạm của quốc gia nào và lý lịch của quý vị chưa được minh bạch, quý vị không thể đi qua biên giới để đến nước khác. Cho nên nợ trần của thế giới này bao gồm nhiều the mà chúng ta đã làm trong quá khứ, trong hiện tại, và có thể trong những ngày tương lai của đời sống vật chất của chúng ta. Tất cả những thứ này gọi là nghiệp chướng, - phải được rửa sạch!

    Bây giờ giả thử quý vị vượt qua khỏi cảnh giới thứ ba, tiếp theo là gì? Dĩ nhiên quý vị đến một cảnh giới kế tiếp cao hơn, - cảnh giới thứ tư. Cảnh giới thứ tư đã siêu phàm lắm rồi. Chúng tôi không dám dùng ngôn ngữ bình dị để diễn tả những cảnh giới này cho những người tại gia nghe, sợ rằng sẽ xúc phạm đến vị Giáo Chủ của thế giới đó. Bởi vì thế giới này quá đẹp, mặc dù có những nơi rất đen tối, tối hơn cả những đêm cúp điện ở Nữu Ước. Trước khi quý vị đến được nơi có ánh sáng, nó còn tối hơn nữa. Đây cũng là một loại cấp thành. Trước khi chúng ta đạt đến sự liễu ngộ Thượng Đế, chúng ta sẽ bị cản lại ở đây, nhưng với sự giúp đỡ của một vị Minh Sư. - Một vị Minh Sư có kinh nghiệm, quý vị có thể đi qua, nếu không chúng ta không thể tìm được lối ra trong thế giới này.

    Khi chúng ta đạt đến những đẳng cấp khác nhau, hoặc những cảnh giới hiện hữu khác nhau, chúng ta không những chỉ thay đổi về mặt tâm linh, mà thể chất và kiến thức cũng thay đổi với mọi thứ trong đời sống của chúng ta. Chúng ta nhìn cuộc đời một cách khác. Từng bước đi của chúng ta cũng thay đổi, cách làm việc cũng thay đổi. Ngay cả công việc làm hàng ngày cũng mang một ý nghĩa khác, và chúng ta hiểu tại sao chúng ta làm cách này, tại sao chúng ta làm công việc này, hoặc tại sao chúng ta phải thay đổi công việc đó. Chúng ta hiểu mục đích của đời sống, cho nên chúng ta không còn cảm thấy căng thẳng và bối rối. Nhưng chúng ta rất an nhiên, nhẫn nại chờ đợi ngày hoàn toàn sứ mạng của chúng ta ở trái đất. Bởi vì chúng ta biết chúng ta sẽ đi về đâu. Chúng ta biết được điều đó khi chúng ta còn sống.

    Sau khi quý vị đến một đẳng cấp cao hơn sau cảnh giới thứ tư, quý vị đến một cảnh giới kế tiếp cao hơn, là thế giới thứ năm, quê hương của các vị Minh Sư. Tất cả các Minh Sư đều từ đây mà đến, cho dù đẳng cấp của họ cao hơn tầng thứ năm, họ vẫn ở đây. Đây là nơi cư ngụ của Minh Sư. Bên trên nữa, có nhiều khía cạnh về Thượng Đế khó mà hiểu được. Sau thế giới thứ năm, quý vị muốn đi đến bất cứ nơi nào cũng được.

    Bên trên vẫn còn có nhiều cảnh giới cao hơn nữa, nhưng ở đây dễ chịu và dung hoà hơn. Càng lên cao lực lượng càng mạnh hơn. Quý vị có thể đi thêm một lúc, nhưng có lẽ quý vị không thích nghỉ ngơi tại những nơi đó.

    Có nhiều khía cạnh của Thượng Đế, chúng ta không thể tưởng tượng nổi. Chúng ta thường nghĩ rằng càng lên cao, tình thương sẽ càng nhiều hơn. Nhưng có nhiều loại tình thương , có tình thương đầy bạo lực; tình thương mạnh mẽ, có thứ tình ôn hoà, có thứ tình trung dung. Cho nên tùy theo mức chịu đựng của chúng ta mà Thượng Đế sẽ cho chúng ta mức độ tình yêu khác nhau của Ngài. Nhưng đôi khi nó quá mạnh, chúng ta có thể cảm tưởng như bị vỡ tung ra từng mảnh.” 38




    www.suprememastertv.com/au

  10. #90
    Senior Member
    Join Date
    Jul 2007
    Posts
    680

    Default

    5

    Minh Sư là ai ?




    Minh sư là những người đã nhớ lại cội nguồn, và do tình thương bao la, họ chia sẻ sự hiểu biết này với bất cứ ai thành tâm cầu Đạo, mà không đòi hỏi một sự báo đáp nào. Họ cúng dường tất cả thời gian, tài sản riêng tư và sức lực bản thân cho thế giới. Khi chúng ta đạt đến trình độ của Minh Sư, chúng ta không những biết được nguồn cội của bản thân, mà còn có thể giúp những người khác biết được giá trị chân thật của họ. Những ai đi theo sự dẫn dắt của Minh Sư sẽ nhanh chóng thể nghiệm được một tân thế giới đầy Chân Lý, toàn thiện và toàn mỹ. Tất cả những chân thiện mỹ của thế giới bên ngoài là để nhắc nhở chúng ta đến cái thế giới thật bên trong. Một cái bóng, cho dù đẹp như thế nào, cũng không thể sánh bằng chính vật thể tạo nên cái bóng đó. Chỉ có một thứ có thể làm thỏa mãn được linh hồn của chúng ta, là vị Chủ Nhân bên trong.” 52

    “Minh Sư là một người vốn đã khai ngộ và biết được Bản Lai Diện Mục của mình. Vì vậy, Ngài có thể câu thông với Thượng Đế, tức là Đại Trí Huệ, bởi vì nó ở ngay bên trong chúng ta. Đó là tại sao Ngài có thể chuyển đạt được kiến thức này, lực lượng khai ngộ này cho bất kỳ ai muốn chia sẻ niềm vui này.

    Thật ra, chúng ta không cần một vị Thầy nào cả. Chỉ đến khi nào một người đệ tử đủ sức để lãnh hội minh sư tính của họ, thì lúc đó anh ta mới cần đến sự dẫn dắt của vị Minh Sư. Nhưng chúng ta không có một thỏa ước, hay là gì cả. Dĩ nhiên quý vị có một thoả ước với bản thân mình là sẽ kiên trì cho đến cuối cùng, và đây chỉ là vì quyền lợi cho chính bản thân của quý vị. Sự thọ Pháp là muốn nói đến cái khoảng khắc đầu tiên lúc quý vị liễu ngộ được cái linh thể vĩ đại của quý vị, chỉ có vậy thôi.” 53

    Khi một vị Minh Sư còn tại thế, Ngài thu thập nghiệp chướng của chúng sanh, nhất là những người tin tưởng nơi Ngài, và đặc biệt là những đệ tử của Ngài. Những nghiệp chướng này phải được vị Minh Sư giải quyết cho hết. Cho nên trong cuộc đời của Ngài, phải chịu khổ vì các đệ tử, và cũng vì đại chúng. Sự đau khổ này thể hiện trên mình của Ngài, cho nên Ngài có thể bị bệnh, bị đau, bị hành hạ, bị đóng đinh trên thánh giá, hay Ngài cũng có thể bị phỉ báng. Bất cứ vị Minh Sư nào cũng đều phải trải qua những chuyện như vậy. Quý vị tự mình có thể thấu hiểu được. Ngay cả Đức Phật; Ngài Mohammed; Đức Chúa Giê-Su và nhiều vị Minh Sư khác ở Đông Phương cũng như ở Tây Phương. Không vị nào có được một cuộc sống an lành, không bị hà hiếp. Ý nghĩa của sự hy sinh nơi một vị Minh Sư là như vậy. Tuy nhiên điều này cũng chỉ giới hạn khi Ngài có cái nhục thân để chịu đựng những nghiệp chướng này. Bởi vì nghiệp chướng thuộc về thế giới vật chất. Quý vị muốn giải thoát chúng sanh khỏi những nghiệp chướng vật chất, thì cần phải có nhục thân, cho nên Sư Phụ phải hiện thân qua cái nhục thể này, để lãnh nhận tất cả mọi sự đưa đến và đau khổ.” 24

    “Minh Sư phải nhập thế để cứu độ chúng sanh, khi họ cần đến. Tuy vậy, Ngài không bị lôi cuốn vào trong thế giới này, không bám víu, cũng không gắn liền với những sự thành công hay thất bại trên cõi đời này. Quý vị đã biết Đức Chúa Giê-Su đã làm gì lúc Ngài đạt đến đỉnh cao của sự huy hoàng của Ngài. Ngài đã sẵn sàng để hy sinh lúc cần phải hy sinh. Bằng cái chết của Ngài, Ngài đã dạy rất nhiều người về sự hàng phục. Bằng sự buông bỏ những thành tựu và cuộc sống. Ngài đã dạy cho con người biết về ý chỉ của Thượng Đế. Ngài đã dạy rằng, - chúng ta phải luôn luôn tuân theo ý chỉ của Thượng Đế.” 27





    www.suprememastertv.com/au

  11. #91
    Senior Member
    Join Date
    Jul 2007
    Posts
    680

    Default

    Làm Thế Nào Để Nhận Biết Một Vị Minh Sư ?



    “Muốn nhận biết một vị Minh Sư thì rất là dễ dàng. Trước hết, một vị Chân Sư không nhận bất cứ một sự cúng dường nào để dùng riêng cho bản thân, bởi vì Thượng Đế chỉ cho, mà không bao giờ lấy đi. Thứ hai, Ngài phải chứng minh cho quý vị thấy được sự khai ngộ. Chẳng hạn như nếu có người nào đó tự xưng là đã tìm được ánh sáng, thì vị ấy cũng phải cho quý vị thấy được ánh sáng, hoặc chứng minh cho quý vị thấy, - là quý vị có thể nghe được Thánh Từ của Thượng Đế. Ai có thể cho quý vị được thể nghiệm về ánh sáng và âm thanh của Thượng Đế, thì người đó quý vị có thể tin được. “Guru” (Minh Sư) có nghĩa là “người đem lại ánh sáng”, “người xoá đi bóng tối”. Còn không, làm sao quý vị có thể biết được vị đó có thể đem lại những gì cho quý vị?” 4

    “Một vị thầy không có thực chất, lúc nào cũng sẽ phô trương một chút thần thông mà người ấy có, nhưng một Chân Sư thì không bao giờ làm vậy. Nếu hoàn cảnh thật sự bắt buộc, Ngài cũng làm một cách kín đáo, chỉ có người đệ tử biết được, và chỉ trong một hoàn hết sức cần thiết, để cứu anh ta ra khỏi cảnh hiểm nghèo, chữa cho anh ta khỏi bệnh nan y, giúp đỡ anh ta về mặt tâm linh, hay giúp anh ta thăng tiến trong lãnh vực tâm linh. Lúc đó, người đệ tử sẽ thấy được giá trị thật sự của vị thầy. Chân Sư chỉ có cho, chứ không nhận. Người đệ tử sẽ được thoải mái, nhưng Chân Sư phải chịu đau khổ. Đó là tại sao người ta nói rằng, - Đức Chúa Giê-Su đã cứu rỗi chúng sanh và phải chịu đóng đinh trên cây thánh giá. Ngài đã không hưởng được một ân sủng nào, cho nên người ta đã phỉ báng Ngài, và đã đóng đinh Ngài. Tuy nhiên khi quý vị tu hành pháp môn này, quý vị sẽ được bảo vệ hoàn toàn bởi lllực lượng của Thượng Đế. Minh Sư phải chịu đựng mọi đau khổ để cho mọi người được an hưởng. Nhưng đó là niềm vui của bậc Cha Mẹ. Những đứa con được hưởng mọi điều êm ấm, những bậc làm cha mẹ phải làm lụng vất vả, để đem lại mọi tiện nghi đó, và nhận lãnh tất cả mọi trách nhiệm.” 4





    www.suprememastertv.com/au

  12. #92
    Senior Member
    Join Date
    Jul 2007
    Posts
    680

    Default Làm Thế Nào Để Nhận Biết Một Vị Minh Sư?

    vấn:

    Làm thế nào để một người có thể nhận ra được vị Minh Sư của họ? Một người có thể có nhiều hơn một Minh Sư tại thế không?


    Đáp:


    Tôi nghĩ một là đủ rồi. Với một vị Minh Sư thôi cũng đã là quá nhiều điều để học rồi, làm sao có thể học hết được với hai hay ba người? Muốn theo kịp một người đã là khó khăn, còn nói chi đến theo học với hai người. Minh Sư cũng có nhiều trình độ khác nhau, nhưng quý vị phải biết, và phải cầu nguyện xin được gặp người cao nhất, giỏi nhất, để mà quý vị có thể được một đời giải thoát, nếu không thì sẽ mất một thời gian rất lâu mới đạt được. Phải! Quý vị có thể đạt được trong hai; ba kiếp người, hay là hai; ba ngàn năm. Cho nên hãy cầu nguyện cho gặp được người cao nhất và chỉ chọn người giỏi nhất. Và như vậy là tốt nhất! Nếu quý vị thành tâm cầu nguyện, Thượng Đế sẽ đưa đến cho quý vị một người giỏi nhất. Cầu nguyện cho được người giỏi nhất, điều này có nghĩa là muốn biết được Thượng Đế ngay trong kiếp này. Gửi đến một người có thể giúp cho quý vị liễu ngộ được Thượng Đế. Còn không, - Ngài sẽ đưa đến cho quý vị một người nào đó có thể đưa quý vị đến một vài cõi Thiên Đàng, hoặc ban cho quý vị vài phép thần thông, những thứ hoa mỹ như vậy. Nhưng nếu quý vị muốn liễu ngộ được Thượng Đế, - chỉ có Thượng Đế mà thôi, trong một kiếp thôi, Ngài sẽ đưa đến cho quý vị một người giỏi nhất, nhanh nhất, có lực lượng cao nhất. 30




    www.suprememastertv.com/au

  13. #93
    Senior Member
    Join Date
    Jul 2007
    Posts
    680

    Default Re: Làm Thế Nào Để Nhận Biết Một Vị Minh Sư?

    vấn:

    Thưa Sư Phụ! Các vị như Hermes, Zoroaster, các vị Essenes, và các vị Gnostics có phải là Minh Sư không? Ai là vị Minh Sư đầu tiên? “Great white Brotherhood” là ám chỉ những gì?na

    Đáp:


    Tất cả Chân Sư đều là một. Tất cả đều từ một nguồn gốc mà đến, và vị Minh Sư cao nhất là Vô Thượng Sư, - Đấng Tối Cao ở bên trong quý vị. Lần đầu tiên chúng ta đến đây, chúng ta là Minh Sư, chúng ta gia trì cho thế giới. Và không còn nhớ gì đến lực lượng và sự vĩ đại của chúng ta, lực lượng của chúng ta tiêu hao, bởi vì tâm của chúng ta hướng về những hiện tượng bên ngoài. Cho nên những vị Minh Sư đến đây là những người đã tỉnh thức với sự liễu ngộ này. Họ biết được sự huy hoàng của họ, và họ có thể thường xuyên trở về nhà, và họ cũng có thể dẫn đường đưa chúng ta về nhà. Cho nên, chúng ta đừng phân biệt giữa Minh Sư này với các Minh Sư khác. Tất cả các tông giáo đều được lập nên sau khi các vị Minh Sư đã viên tịch.Cho nên chúng ta có tín đồ Thiên Chúa giáo tin theo Đức Chúa. Các phật tử tin theo Đức Phật. V.v.. 45




    www.suprememastertv.com/au

  14. #94
    Senior Member
    Join Date
    Jul 2007
    Posts
    680

    Default

    Ba Loại Minh Sư



    “Nếu chúng ta biết rằng Minh Sư có nhiều loại thì việc tìm kiếm Minh Sư sẽ dễ dàng hơn và chúng ta sẽ biết được loại Minh Sư nào thích hợp với chúng ta nhất. Loại thứ nhất, chúng ta gọi là thiện trí thức, hay học giả. Họ rất thông hiểu kinh điển, tự văn trong lãnh vự tâm học. Họ có thể giảng cho quý vị biết ai viết ra kinh điển gì, thời nào, cũng như ý nghĩa của kinh văn. Những vị thầy này rất đáng cho chúng ta kính trọng. Họ có thể truyền đạt cho chúng ta thánh ý từ cổ xưa, mà chúng ta không có thì giờ để tìm hiểu, hay là không có đủ trình độ để thấu hiểu những văn tự trong đó. Đó là loại thầy thứ nhất. Với những vị thầy này, chúng ta sẽ học được những giáo lý khác nhau, những tôn giáo khác nhau, để mở rộng tầm hiểu biết của chúng ta.

    Loại thầy thứ hai lúc nào cũng say đắm trong cảnh giới cực lạc. Họ rất mực trung thành với Thượng Đế, với kế hoạch của vũ trụ. Họ trực tiếp câu thông với thThượng Đế,và thấu hiểu sự việc trực tiếp từ Thượng Đế. Họ có thể trực diện với Thượng Đế. Cho nên nếu do cơ may hoặc do ước vọng riêng, mà chúng ta liên hệ được với những vị Minh Sư này, chúng ta cũng có được một chút gia trì. Tinh thần của chúng ta sẽ nhẹ bớt đi được gánh nặng do áp lực của thế giới này tạo nên. Chúng ta sẽ cảm thấy như được nâng cao lên, cảm thấy được sung sướng và chan chứa một sự nhớ nhung Thượng Đế. Chúng ta sẽ cảm thấy như muốn buông bỏ đi thế giới này. Tôi không có ý nói đến chuyện cạo đầu, rồi đi lên rừng ở. Tôi muốn nói rằng chúng ta sẽ cảm thấy nhẹ bớt đi những ham muốn về khoái cảm nhục thể hay mong cầu danh lợi vật chất thế gian. Những vị Minh Sư này thường rất khó tìm, bởi vì hầu hết họ không chú trọng đến việc giảng huấn, họ chỉ đắm mình trong cực lạc, hưởng thụ sự an lạc thanh tịnh ở bên trong.

    Loại thứ ba cũng đắm mình trong tình thương của Thượng Đế, nhưng đồng thời họ cũng có tình thương và sự cảm thông đối với những người còn chìm đắm trong vô minh và đau khổ, cho nên họ phải bôn ba ngược xuôi khi có người cầu đến họ. Cho dù chỉ có một hay hai người thành tâm mong muốn được trở về với Thượng Đế, họ cũng sẽ đến và chia sẽ với những người này những bí ẩn của Thiên Quốc, con đường tìm đến thực thể, Chân Lý, con đường Đạo bên trong của họ, hay làm thế nào để đánh thức lực lượng tàng trữ bên trong, hầu làm giảm bớt đi mức độ đau khổ trong sự sống, làm phát triển thêm lòng tự tin, và để hội nhập với nguồn cội mà chúng ta đã từ đó khởi sinh.

    Đó là những nét căn bản về ba loại thầy, cho nên chúng ta phải biết tìm loại thầy nào tương ứng, có thể giải đáp được cho sự mong muốn của chúng ta, cũng như những nhu cầu khát vọng bên trong. Nếu chúng ta gặp được vị Minh Sư nào, chúng ta phải dùng khả năng phán đoán của mình để xác định vị này có phải là người chúng ta muốn không? Có xứng đáng cho chúng ta dành trọn sự tôn kính và lòng tin tưởng hay không?

    Loại thầy thứ nhất rất dễ nhận ra, dựa vào học vấn của họ. Họ có thể giảng cũng như thông hiểu tất cả mọi kinh điển, và chúng ta biết đây là một người có trí thức. Điều này dễ biết bởi vì kiến thức của thế gian thì dễ hiểu và cũng dễ thử thách. Loại thầy thứ hai cũng dễ nhận, quá dạng mạo và từ trường thanh thoát của một người chan hoà trong cực lạc. Loại Minh Sư thứ ba thì khó đoán ra hơn. Bở vì khi một người không ở trong cảnh giới Niết Bàn, khó mà biết được người đó có từng đạt đến đại định hay chưa, bởi vì loại Minh Sư này suốt 24 giờ đồng hồ mỗi ngày họ đều ở trong một trạng thái nhập định vô hình. Niết Bàn là lúc quý vị ở trong cực lạc, trong khoái lạc, trong sự an tịnh và nhẹ nhàng.

    Quý vị cũng có thể đạt đến Niết Bàn khi còn ở trong thế giới này. Có hai loại Niết Bàn. Loại thứ nhất là sau khi quý vị vãng sanh, quý vị sẽ vĩnh viễn ở trong Niết Bàn, trong Cực Lạc, trong Thiên Quốc. Quý vị sẽ trở thành đồng nhất thể với Thượng Đế hay biển cả của tình thương và bao dung. Loại kia là một tiểu Niết Bàn mà quý vị thể nghiệm được hàng ngày qua sự thiền quán, qua sự thành tâm tưởng niệm, hoặc qua sự tu hành mà đạt đến được. Khi quý vị đạt được cảnh giới Niết Bàn, quý vị quên mất cả thế giới. Có khi quý vị nghe được tiếng người ở chung quanh, nhưng không thể liên hệ được với thế giới. Khi quý vị càng nhập định sâu hơn, cả thế giới dường như biến mất, và quý vị chỉ còn thấy hào quang, và Thượng Đế, và cảm thấy an bình, sung sướng và cực lạc.

    Bởi vì loại Minh Sư thứ ba vừa nhập định lại vừa xuất định cùng một lúc, Chẳng hạn như Đức Chúa Giê-Su hay Đức Phật vậy, rất khó mà nhận ra được họ. Họ trông như những người bình thường. Làm một Minh Sư loại thứ ba có nguy hiểm là như vậy. Loại thầy thứ nhất, mọi người nhận biết được quý vị, tôn kính quý vị, hàng ngàn người theo quý vị. Loại Minh Sư thứ hai, ai nhìn cũng biết được và sụp quỳ lại bên chân. Quý vị có thể nhận biết, cũng có thể là không, bởi vì lúc nào họ cũng nhập định và mọi người có thể thấy được. Nhưng loại Minh Sư thứ ba như Đức Chúa Giê-Su hay Đức Phật, người ta có thể liểng đá, đóng đinh, phỉ báng hay sát hại họ. Đa số người ta không thể tin được rằng họ là con của Thượng Đế, họ là Đấng Cữu Rỗi, họ là ánh sáng, là Đạo của thế giới, v.v. trong khi họ đang ở trong một nhục thể và sinh hoạt như đa số những người bình thường.

    Cho nên, những người bôn ba khắp nơi và chia sẽ với mọi người về bí ẩn của Thiên Quốc, như là Đứ Chúa Giê-Su và Đức Phật đã làm, họ vừa nhập định lại vừa xuất định. Bởi vì khi quý vị đang giảng đạo, linh thể của quý vị đang ở Niết Bàn, nhưng nhục thể của quý vị vẫn chịu đau khổ, vẫn còn nhận biết được sự đau đớn và buồn khổ. Loại Minh Sư thứ hai không cảm thấy đau đớn trên thân thể, không lo lắng, không nóng nảy, chỉ thấy có an lạc, tất cả những bất hạnh đều biến mất, và không có ngôn ngữ nào diễn tả được cảnh giới này. Nếu quý vị thuộc loại Minh Sư thứ nhất hay thứ hai, người ta sẽ nhận biết được và theo quý vị. Nhưng nguy hiểm có thể xảy đến cho Minh Sư thứ ba, là vì họ trông giống như một người bình thường. Người ta có thể ném đá, có khi còn sát hại họ, người ta không tin rằng họ là con đường dẫn đến sự giải thoát.” 16







    www.suprememastertv.com/au

  15. #95
    Senior Member
    Join Date
    Jul 2007
    Posts
    680

    Default

    Tại sao Chúng Ta Cần Một Minh Sư Tại Thế?



    Chúng ta phải có lòng thương yêu và sùng kính đối với các vĩ nhân, một linh hồn cao cả, một người tu hành vĩ đại như Đức Chúa Giê-Su và Đức Phật. Những đại Vĩ Nhân đã hy sinh quá nhiều cho nhân loại, và đã đạt được trí huệ siêu việt của họ. Chúng ta lúc nào cũng phải thương yêu và sùng kính họ, cho dù họ đã viên tịch rồi. Tuy vậy, chúng ta không cần phải dành hết thời gian của chúng ta để ca tụng họ, để sùng bái họ và cầu khẩn nơi họ, bởi vì ai cũng biết rằng chúng ta là những người đang sống, chúng ta cần phải có một Minh Sư tại thế, để chia sẻ kiến thức mà những vị Minh Sư ngày xưa đã chia sẻ với học trò của họ. Cho nên chúng ta nhất định phải tìm cho được vị Minh Sư tại thế

    “Những vị Minh Sư thời quá khứ, dù chúng ta có thương yêu và sùng bái họ, họ cũng chỉ có thể giúp chúng ta đến một mức độ nào đó thôi. Vì họ đã xa cách khỏi từ trường của chúng ta. Họ đã đi đến một thế giới khác, - một cõi khác để làm những việc họ đang làm, và họ đang rất bận rộn nơi đó.Cho nên vị Minh Sư tại thế là một người được chỉ định để làm những việc, - những vị kia ngày xưa đã làm ở thời điểm trước mắt. Điều này cũng giống như ông Carter trước đây vài năm đã làm tổng thống, nhưng bây giờ giữ chức vụ là ông Bush. Nếu sùng bái và réo gọi ông Carter để giải quyết quốc sự, khi ông ta không còn tại chức thì không có ích lợi gì cả! Không phải là chúng ta không thích ông ta, không kính trọng những việc ông làm. Nhưng bây giờ ông không còn giữ chức vụ đó nữa! Chúng ta phải để ông ta được yên, để ông có thể hoàn thành những gì ông đang làm, và chúng ta phải yêu cầu người hiện giờ đang đảm nhiệm trọng trách đó, để hoàn thành chức năng của ông ta, chỉ có vậy thôi.

    Khi quý vị lìa bỏ thế giới này rồi, cho dù đẳng cấp của quý vị có cao đến đâu đi nữa, quý vị cũng không thể tiếp tục giúp đỡ, gia trì cho chúng sanh ở thế giới này. Ngoài trừ cách câu thông ở bên trong, nhưng cũng khó mà liên lạc được với phần lớn nhân loại. Trừ một số ngoại lệ, - lúc sinh ra đã có được những giác quan đặc biệt, hoặc những người còn sót lại một ít thần thông hay khả năng câu thông nội tại, là kết quả của sự tu hành từ nhiều kiếp trước. Chúng ta có thể gọi đây là giác quan thứ sáu hay thứ bảy, là những mức độ cao nhất của tri giác. Trong trường hợp như vậy, quý vị có thể gặp cả Đức Chúa Giê-Su mà không cần phải tu hành hay thiền quán gì cả. Điều này đã có xảy ra, nhưng không nhiều lắm.

    “Trong khi tọa thiền, nếu quý vị gặp phải khó khăn hay có câu hỏi gì đó, quý vị nên cầu nguyện Thượng Đế, rồi cố giữ cho tâm mình được yên tịnh lại, thì câu trả lời sẽ đến, hay sự giúp đỡ sẽ đến. Hoặc là quý vị cầu Đức Chúa Giê-Su, cầu Đức Phật, hay bất kỳ vị thánh nào, mà quý vị tin. Giáo lý của chúng ta rất là quảng đại, chúng ta không có sự phân biệt giữa các tín ngưỡng. Nhân tiện tôi cũng nói thêm, nếu như quý vị cầu nguyện hết các vị Thánh, cầu nguyện Thượng Đế mà vẫn không có kết quả, lúc đó quý vị có thể gọi tôi đến giúp cho quý vị. Điều này nghe qua có vẻ rất là tự tôn, nhưng tôi nói với quý vị, bởi vì tôi phải nói với quý vị tất cả mọi thứ, và tôi cũng sẽ giải thích tại sao. Đó là bởi vì tôi ở gần hơn, - láng giền gần vẫn tốt hơn họ hàng xa. Rất là đơn giản và hợp lý. Tôi gần hơn bởi vì chúng ta ở cùng một từ trường của trái đất. Năng lượng của chúng ta đan lẫn vào với nhau và dễ giao cảm với nhau hơn. Vì chúng ta ở cùng một tầng số rung động giống nhau.” 56

    “Khi quý vị có được một vị Minh Sư tại thế, quý vị có thể âm thầm cầu nguyện, và hỏi ý kiến, nếu như trong lúc quý vị tọa thiền gặp phải trở ngại. Nếu quý vị cảm thấy Thượng Đế quá xa, quý vị sẽ cần một người trung gian. Quý vị vẫn còn hơi yếu, như là một đứa trẻ còn cần sự dìu dắt của cha mẹ trong những bước đầu chập chững. Nhưng về sau rồi, quý vị sẽ tự bước đi, biết được mục đích của mình rồi, và có thể đi một mình, không cần phải nhờ vào cha mẹ nữa. Quý vị có thể trực tiếp học hỏi với các vị Minh Sư thời xưa học về pháp môn Quán Âm. Đây là phương pháp chúng ta học hỏi Chân Lý, không phải qua lời nói lại, những bài giảng hay luận thuyết. Chúng ta sẽ thật sự trực tiếp thể nghiệm Chân Lý. Khi chúng ta đạt đến những cảnh giới cao, chúng ta sẽ phát hiện ra những chúng sanh khác và một vũ trụ tân tiến hơn, mà chỉ có thể nhận biết được bằng cách tập trung sự chú ý của chúng ta vào bên trong. - Đạt được một mức độ sâu hơn trong sự nhập định! Phát môn Quán Âm là một phương pháp để đạt đến cảnh giới này.” 32

    Minh Sư quá khứ không thể dạy quý vị được. quý vị phải tìm Minh Sư tại thế. - Một người có thể trả lời được các câu hỏi của quý vị, giúp đỡ cho quý vị trong lúc quý vị hoang mang, và dắt tay quý vị trở về Thiên Quốc. Chúng ta cần một mối quan hệ trực diện. Không phải với một người đã qua rồi! Cho dù một cô gái của thời xưa có đẹp đến đâu, quý vị cũng không thể nào cưới cô ta được. Cô ta không thể sanh con cho quý vị, hoặc mang đến cho quý vị một cảm giác yêu thương như người phi mẫu hiện tại của quý vị.” 56

    “Một vị Minh Sư tại thế rất hữu ích. Tôi có dòng điện. Một sợi dây hư rồi sẽ không dùng được. Chỉ có một sợi dây hiện tiền mới có thể chuyển điện và mang đến cho quý vị được. Bất kỳ một sợi dây nào, cho dù cường độ mạnh đến đâu, một khi đã bị hư hoại rồi, sẽ không thể dẫn điện được nữa. Bất cứ bóng đèn nào, - dù có đẹp đến đâu đi nữa, khi đã bể rồi, sẽ không đem lại ánh sáng được. Nhưng một cái bóng đèn, dù là thật xấu, nhưng còn nguyên vẹn cũng vẫn mang lại được ánh sáng. Đó là tại sao khi người ta cầu khẩn một vị Phật đã qua đời, hiếm khi nào họ được đáp ứng.” 32

    “Qua sự tưởng nhớ của quý vị đối với một vị Minh Sư. - Quý vị sẽ đồng nhất thể với vị Minh Sư, và vị Minh Sư sẽ là quý vị. Minh Sư tức là linh thể của chính quý vị. Nhưng bởi vì quý vị chưa nhận thức được điều đó, nên quý vị phải nghĩ đến Minh Sư, vì đó chính là quý vị. Qua sự tưởng nhớ đó, tất cả những phẩm chất của vị Minh Sư sẽ từng cái một dần dần được chuyển qua cho quý vị. Và quý vị sẽ tìm được chính quý vị qua vị Minh Sư đó. Về sau quý vị sẽ nhận thức được, - “Ồ! Minh Sư chính là tôi! Trước giờ vẫn là tôi!”. Cho nên từ xưa đến nay, người ta sùng bái những người tu hành va các vị Minh Sư khai ngộ, hay là chính họ, không phải là vì vị Minh Sư kia.” 66





    www.suprememastertv.com/au

  16. #96
    Senior Member
    Join Date
    Jul 2007
    Posts
    680

    Default

    vấn:

    Như vậy theo những gì con nghe được, cho đến khi chúng ta tìm được vị Sư Phụ bên trong,, chúng ta còn phải có một vị Sư Phụ bên ngoài một thời gian?


    Đáp:


    Nhưng Minh Sư cũng là một người hướng đạo bên trong, không phải chỉ ở cảnh giới vật chất mà thôi. Nếu không, Minh Sư không thể nào gia hộ được cho các đệ tử từ cách xa ngoài ngàn dặm, ở khắp nơi trên thế giới. Một vị Minh Sư phải có đẳng cấp rất cao để có thể giúp đỡ tất cả mọi người vào bất cứ lúc nào, ngày cũng như đêm, không cần biết họ ở nơi đâu




    www.suprememastertv.com/au

  17. #97
    Senior Member
    Join Date
    Jul 2007
    Posts
    680

    Default

    vấn:

    Ở thế giới Tây Phương thường có nguy hại là người tầm đạo trở nên thoái hóa, và hâm mộ vị thầy. Ngài có nghĩ đây là một vấn đề không?

    Đáp:


    Nếu vị thầy là một Chân Sư thì không sao. Vì như vậy, quý vị chỉ sùng bái chính bản thân mình. Quý vị chỉ là sùng bái cái linh thể siêu việt đã đồng nhất với vị Minh Sư.



    www.suprememastertv.com/au
    Last edited by we_all_01; 08-27-2010 at 03:51 PM.

  18. #98
    Senior Member
    Join Date
    Jul 2007
    Posts
    680

    Default

    vấn:

    Ý Ngài nói rằng, nếu vị Thầy là một Chân Sư, vị ấy sẽ nâng cao một tấm gương lên cho cá nhân đó để họ có thể nhìn thấy họ một cách sâu sắc hơn?



    Đáp:


    Đúng là như vậy!





    www.suprememastertv.com/au
    Last edited by we_all_01; 08-27-2010 at 03:50 PM.

  19. #99
    Senior Member
    Join Date
    Jul 2007
    Posts
    680

    Default

    vấn:

    Vấn đề của các đệ tử của vị Minh Sư đã qua đời thì như thế nào? Nếu một Chân Sư lìa bỏ cõi trần này, đệ tử của họ có phải đi tìm một Minh Sư khác không? Hay là điều đó không cần thiết?


    Đáp:
    au
    Không cần. Nhưng nếu họ có thắc mắc gì về những vấn đề thực tiển, hay những điều gì trong lãnh vực vật chất, thì họ có thể đến một vị Minh Sư tại thế khác, hoặc là người kế thừa của vị Minh Sư kia. Còn không! Ở bên trong vẫn còn sự dẫn dắt về tâm linh của vị Minh Sư đã quá vãng. Ngài vẫn còn có trách nhiệm và vẫn còn lực lượng để tiếp tục, bởi vì mối liên hệ đã được thành lập. - Có hiểu không? Chỉ khi nào mình không có liên hệ gì với vị thầy quá cố, mình mới cần đến một vị Minh Sư khác. Lý do chúng ta không đến với một vị Minh Sư đã viên tịch hàng trăm năm về trước, chính là vì chúng ta đã không có một sự câu thông nào với Ngài, lúc Ngài còn sinh tiền, cho nên chúng ta không có một sự liên hệ nào cả. 33

    Nếu quý vị kết duyên với một vị Minh Sư của hàng ngàn năm trước, không cần biết là bao lâu rồi, vị đó vẫn chăm sóc cho quý vị. Nhưng trước khi Ngài viên tịch, mà quý vị vẫn không có sự câu thông với Ngài thì làm sao Ngài có thể chăm sóc cho quý vị được, có hiểu không?!





    www.suprememastertv.com/au


  20. #100
    Senior Member
    Join Date
    Jul 2007
    Posts
    680

    Default

    vấn:

    Nếu vậy, Ngài muốn nói gì về bản thân Ngài, trong những vấn đề, Ngài có thể cống hiến cho người khác?


    Đáp:


    Bản thân tôi không thể cống hiến được gì nhiều ngoài trừ thân; khẩu; ý của tôi. Khi cần Thiên Ý, - phải đem nói ra cống hiến cho loài người, cho những người con của Ngài, những người muốn kề cận hay ở cạnh bên Ngài. Tôi chỉ có thể chuẩn bị sẵn sàng để mang ra dùng. Tôi không thể cống hiến gì nhiều lắm. (Sư phụ cười) Tôi cũng giống như quý vị. Một thân thể thì có thể cống hiến được bao nhiêu chứ? 22




    www.suprememastertv.com/au

Page 5 of 8 FirstFirst 12345678 LastLast

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts