Sứ Điệp Giáo Hoàng gởi ngày Chúa Nhật Truyền GiáoThế Giới.



Các tôi tớ và các tông đồ của Chúa Giêsu Kitô”.

VATICAN (Zenit.org).-Sứ điệp của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI gởi ngày Chúa Nhật Truyền Giáo Thế Giới thứ 82.

Các anh chị em thân mến,

Nhân dịp Ngày Truyền Giáo Thế Giới, tôi muốn mời anh chị em suy tư về sự khẩn cấp tiếp tục loan báo Tin Mừng cũng trong thời đại chúng ta. Mệnh lệnh truyền giáo tiếp tục là một ưu tiên tuyệt đối cho tất cả mọi người đã được rửa tội được kêu gọi nên “những tôi tớ và tông đồ của Chúa Giêsu Kitô” lúc bắt đầu ngàn năm thứ ba này. Vị tiền nhiệm đáng kính của tôi, Đức Phaolô VI Tôi Tớ Chúa, đã khẳng định trong Tông Huấn “Evangelii Nuntiandi”: “Việc rao giảng Tin Mừng trên thực tế là ân sủng và ơn gọi thích hợp cho Giáo Hội, là căn tính sâu sắc nhất của Giáo Hội” ( s.14).

Như một gương mẫu của sự dấn thân tông đồ này, tôi muốn chỉ rõ Thánh Phaolô cách đặc biệt, Tông Đồ các dân tộc, bởi vì năm này chúng ta đương cử hành một Năm Thánh riêng biệt dành cho ngài. Chính Năm Phaolô cống hiến chúng ta cơ hội trở nên quen thân với vị Tông Đồ danh tiếng này, người đã nhận lãnh ơn gọi công bố Tin Mưng cho dân ngoại, theo như điều Chúa đã loan báo cho ngài: “Hãy đi, vì Thầy sẽ sai con đến với các dân ngoại ở phương xa.”( Cv 22:21).

Làm sao chúng ta có thể không nắm lấy cơ hội Năm Thánh đặc biệt này cống hiến cho những Giáo Hội dịa phương, những cộng đồng Kitô hữu và từng người tín hữu, hầu phổ biến việc công bố Tin Mừng cho tới tận cùng thế giới, là quyền năng của Thiên Chúa vì phần rỗi của mọi người có lòng tin (x. Rm 1:16)?

Nhân loại cần sư giải thoát.

Nhân loại cần được giải thoát và cứu độ. Chính muôn loài Thụ Tạo—như Thánh Phaolô nói—những ngong ngóng chờ đợi ngày Thiên Chúa mạc khải vinh quang của con cái người (x. Rm 8:19-22). Những lời nói này cũng thật trong thế giới ngày nay. Muôn loài thụ tạo đang đau khổ. Muôn loài thụ tạo đang đau khổ và trông đợi sự tự do thật sự; đang chờ một thế giới khác, tốt hơn; đang chờ sự “cứu độ”. Và trong thực tế muôn loài thụ tạo biết rằng thế giới mới này đang được trông đợi đây giả thiết một con người mới; giả thiết “những con cái Thiên Chúa”.

Chúng ta hãy nhìn xem sát hơn tình huống của thế giới ngày nay. Đang khi, một mặt, toàn cảnh quốc tế giới thiệu những triễn vọng cho nền kinh tế đầy hứa hẹn và sự phát triển xã hội, mặt khác, nó bắt chúng ta chú ý quan tâm về chính tương lai của con người. Sự bạo lực, trong nhiều trường hợp, đánh dấu những tương quang giữa những con người và các dân tộc. Cảnh nghèo nàn áp bức hàng triệu cư dân. Sự kỳ thị và thỉnh thoảng cà sự bắt bớ vì những lý do sắc tộc, văn hóa và tôn giáo thúc đẩy nhiều người trốn thoát khỏi xứ sở mình để tìm kiếm sự tị nạn và sự bảo vệ bất cứ nơi nào khác.

Sự phát triển kỹ thuật, khi không nhắm tới phẩm giá và lợi ích con người hay là hướng tới sự phát triển dựa tình liên đới, mất tiềm năng của nó như là một yếu tố hy vọng và lâm nguy, ngược lại, gia tăng những mất quân bình và những bất công đã hiện hữu. Hơn nữa, luôn luôn có sự đe dọa liên quan tới tương quan con người-môi trường do sự sử dụng bừa bãi tài nguyên, với những ảnh hưởng tới sức khỏe thể lý và tinh thần của những con người. Tương lai nhân loại cũng bị lâm nguy bởi những cố gắng về sự sống của mình, với nhiều hình thức và phương tiện khác nhau.

Trước viễn tượng này, “bị lay động giữa hy vọng và lo âu… ho cảm thấy một nổi ưu tư” (“Gaudium et Spes”, s.4), chúng ta quan thâm tự hỏi mình: Nhân loại và muôn loài thụ tạo sẽ trở thành cái gì? Có hy vọng cho tương lai không, hay là đúng hơn, có một tương lai cho nhân loại không? Và tương lai này sẽ như cái gì?

Giải đáp cho những câu hỏi này đến với những người trong chúng ta là những kẻ tin từ Tin Mừng. Chúa Kitô là tương lai của chúng ta, và như tôi đã viết trong Thông Điệp “Spe Salvi”, Tin Mừng của Người là một sự truyền thông “thay đổi sự sống” ban hy vọng, mở toang ra cánh cửa u tối của thời gian và soi sáng tương lai nhân loại và cộng đồng (x. s,3)

Thánh Phaolô đã hiểu rõ rằng chỉ trong Chúa Kitô nhân loại có thể gặp được sự cứu rỗi và niềm hy vọng. Do đó, ngài nhận thức rằng sự truyền giáo là thúc bách và khẩn cấp để công bố “lời hứa ban sự sống trong Đức Kitô Giêsu “ (2Tm 1:1), “hy vọng của chúng ta” ( 1Tm 1:1), đến nổi mọi người có thể là cùng thừa kế gia nghiệp và cùng làm thành một thân thể trong lời hứa qua Tin Mừng (x. Eph 3:6). Ngài ý thức rằng không có Chúa Kitô thì nhân loại “không có hy vọng và không có Thiên Chúa trong thế giới” (Eph 2:12)- “không có hy vọng bởi vì họ không có Thiên chúa” (“Spe Salvi,” s.3). Trên thực tế, “ bất cứ ai không biết Chúa, cho dầu họ có thể ấp ủ mọi thứ hy vọng, cuối cùng không có hy vọng, không có hy vọng cả thể nâng đở toàn diện đời sống (x. Eph 2:12)” (ibid. n,27)

Sự Truyền giáo là một vấn đề tình yêu.

Do đó đây là một nhiệm vụ khẩn cấp cho mọi người là công bố Chúa Kitô và và sứ điệp cúu rỗi của Người. Thánh Phaolô đã nói, “Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng! (1 Cor 9:16). Trên đường đi Damascus ngài đã cảm nghiệm và đã hiểu rằng sự cứu độ và sự truyền giáo là công việc của Thiên chúa và tình yêu của Người. Tình yêu Chúa Kitô đã hương dẫn ngài đi trên những con đường Đế Quốc Roma như một sứ giả, một tông đồ, một kẻ giảng và một thầy dạy Tin Mừng, ngài đã tuyên bố ngài là một “sứ giả của Tin Mừng đang bị xiềng xích” (Eph 6:20).

Lòng yêu mến Thiên Chúa đã biến ngài “trở nên tất cả cho mọi người, để bằng mọi cách cứu được một số người” (1Cor 9:22). Bằng cách nhìn xem kinh nghiệm Thánh Phaolô, chúng ta hiểu rằng sinh hoạt truyền giáo là một đáp ứng cho tình yêu Chúa yêu chúng ta. Tình yêu của Chúa cứu chuộc chúng ta và thúc đẩy chúng ta tới sứ vụ truyền giáo cho các dân ngoại. Đó là nghị lực thiêng liêng có thể làm cho sự hài hoà, sự công chính và sự hiệp thông lớn mạnh giữa những con người, những sắc tộc và những dân tộc mà mọi người khao khát (x. Deus Caritas Est”, s.12).

Như vậy chính Thiên Chúa, Đấng là tình yêu, Đấng hướng dẫn Giáo Hội tới các biên giới nhân loại và kêu gọi những nhà rao giảng Tin Mừng uốn nơi nguồn mạch nguyên thủy, tức là Đức Giêsu Kitô, từ cạnh sườn được khai mở của Người, tình yêu của Thiên Chúa luôn luôn trào ra (Deus Caritas Est”, s.7)

Chỉ từ nguồn mạch này có thể được rút ra sự săn sóc, sự nhân hậu, sự thương cảm, sự hiếu khách, sự sẵn sàng và sự quan tâm trong các vấn đề dân chúng, cũng như những nhân đức khác cần cho những sứ giả Tin Mừng hầu từ bỏ mọi sự và hiến mình hoàn toàn và vô điều kliện cho việc lan rộng mùi thơm của đức bác ái Chúa Kitô khắp thế giới.

Rao Giảng Tin Mừng mãi mãi

Tuy việc rao giảng đầu tiên Tin Mừng tiếp tục là cấn thiết và khẩn cấp trong nhiều vùng thế giới, ngày nay số ít giáo sĩ và sự thiếu các ơn gọi ảnh hưởng những Giáo Phận khác nhau và những cơ sở của đời sống thánh hiến. Điều quan trọng là tái khẳng định rằng dầu trước những khó khăn đang lên, mệnh lệnh Chúa Kitô về việc rao giảng Tin Mừng cho muôn dân tiếp tục là một ưu tiên.

Không có lý do gì biện minh cho sự giảm mức độ hay sự đình đốn của nó bởi vì “nhiệm vụ rao giảng Tin Mừng cho muôn dân là sứ vụ thiết yếu của Giáo Hội” (Phaolô VI, Tông Huấn “Evangelii Nuntiandi”, s.14). Đó là một sứ vụ “chỉ mới bắt đầu và chúng ta phải dấn thân hết tình cho việc phục vụ này” (Gioan Phaolô II, Thông Điệp “Redemptoris Missio”, s.1).

Làm sao chúng ta có thể không nghĩ ở đây tới người xứ Macedonia hiện ra với Phaolô trong một giấc mơ và kêu lên,”Ngài sẽ tới Macedonia để giúp chúng tôi chăng?”. Ngày nay có vô số người đang chờ đợi việc công bố Tin Mừng, họ là những kẻ khao khát hy vọng và tình yêu.

Có rất nhiều người đáp ứng cách sâu xa với sự xin giúp đỡ này, sự xin nẩy lên từ nhân loại, đó là những kẻ từ bỏ tất cả để đem niềm tin và tình yêu của Chúa Kito cho mọi người (x. “Spe Salvi”,s.8).

Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng! (1Cr 9:16)

Anh chị em thân mến, “duc in altum” (hãy chèo ra chỗ nước sâu!) Chúng ta hãy giăng buồm trong biển mênh mông thế giới và theo lời mời của Chúa Giêsu, chúng ta hãy thả lưới mà không sợ, vì tin tưởng vào sự giúp đở kiên trì của Người. Thánh Phaolô nhắc chúng ta nhớ rằng rao giảng Tin Mừng không phải là lý do để tự hào (x. 1Cor 9:16), nhưng đúng hơn đó là một nhiệm vụ và một niềm vui. Anh em Giám Mục thân mến, theo gương Phaolô, nhiều người trong mỗi người anh em cảm giác như mình là “một người tù của Đức Kitô vì dân ngoại” (Eph 3:1), vì biết rằng anh em có thể nương cậy sức mạnh đến với chúng ta từ Người trong những khó khăn và thử thách. Một Giám Mục được hiến thánh không những cho Giáo Phận của mình, mà còn cho sự cứu rỗi của toàn thế giới (x. Thông Điệp “Redemptoris Missio”, s.63).

Như Tông Đồ Phaolô, một Giám Mục được kêu gọi vươn tới những kẻ ở xa và chưa biềt Chúa Kitô hay là chưa cảm nghiệm tình yêu giải phóng của Người.

Sự dấn thân của một Giám Mục là làm cho toàn diện cộng đồng giáo phận nên truyền giáo bằng sự sẵn sàng đóng góp, theo những sự có thể, trong việc sai các linh mục và những giáo dân tới các Giáo Hội khác để phục vụ việc rao giảng Tin Mừng. Bằng cách này, việc truyền giáo cho dân ngoại trở nên một nguyên lý hiệp nhất và đồng qui của sinh hoạt hoàn toàn mục vụ và bác ái của nó.

Các linh mục thân yêu, Anh em là những cộng tác viên của Giám Mục, hãy nên những mục tử và những nhà rao giảng Tin Mừng hăng say! Nhiều người trong anh em trong những thập niên qua đã đi tới những vùng truyền giáo theo Thông Điệp “Fidei Donum” mà chúng ta mới cử hành kỷ niệm thứ 50, và với Thông điệp đó người Tiền Nhiệm đáng kính của tôi, Đức Piô XII Tôi Tớ Chúa, đã thúc đẩy sự cộng tác giữa các Giáo Hội. Tôi tin tưởng rằng tình trạng căng thẳng truyền giáo này trong những Giáo Hội địa phương sẽ không thiếu, cho dầu sự thiếu hàng giáo sĩ đang gây tác hại nhiều Giáo Hội địa phươngP

Và, hỡi những ngưới nam và nữ tu sĩ, ơn gọi của các anh chị em được đánh dấu bằng một hàm ý truyền giáo mãnh liệt, anh chị em đem sự công bố Tin Mừng đến với mọi người, cách riêng cho những kẻ ở xa, nhờ bằng chứng kiên trì cho Chúa Kitô và sự theo triệt để Tin Mừng của Người.

Hỡi anh chị em tín hữu thân yêu, là những kẻ hành động trong những lãnh vực khác nhau của xã hội, anh chị em được kêu gọi tham gia một cách ngày càng quan trọng trong việc rao giảng Tin Mừng. Một hội các nhà bác học phức tap và đa dạng như vậy mở ra trước anh chị em hầu nghe rao giảng Tin Mừng: tức là thế giới. Hãy minh chứng với những sự sống của anh chị em rằng các Kitô hữu “thuộc về một xã hội mới là mục tiêu sự hành hương chung của ho, và và trên bước lữ hành họ đang tiền dự vào xã hội này” (“Spe Salvi:, s.4)

Kết luận.

Anh chị em thân mến, mong sao sự cử hành Ngày Truyền Giáo Thế Giới khuyến khích mọi người có một ý thức đổi mới về sự cần thiết khẩn cấp phải công bố Tin Mừng. Tôi không thể quên chỉ rõ với sự đánh giá chân tình sự đóng góp của những Hội Truyền Giáo Giáo Hoàng cho sinh hoạt truyền giáo của Giáo Hội. Tôi cám ơn họ vì sự ủng hộ họ cống hiến cho tất cả các Cộng đồng, cách riêng những cộng đồng trẻ. Họ là một khí cụ vững chắc để ban sinh khí cho và đào tạo Dân Chúa từ một quan điểm truyền giáo, và họ nuôi dưỡng sự hiệp thông về người và của giữa những phần khác nhau của Thân Thể Mầu Nhiệm Chúa Kitô.

Mong sao sự quyên tiền thực thi trong tất cả các giáo xứ trong Ngày Truyền Giáo Thế Giới nên một dấu chỉ sự hiệp thông và sự quan tâm hỗ tương giữa các Giáo Hội. Sau hết, mong sao sự cầu nguyện được tăng cường càng hơn nữa trong dân Kitô hữu, những phương tiện thiêng liêng thiết yếu cho việc dang ra giữa muôn dân ánh sáng Chua Kitô, “ánh sáng hoàn hảo” soi sáng” sự tối tăm lịch sử” (“Spe Salvi” s.49).

Khi tôi phó thác cho Chúa công việc tông đồ của các nhà truyền giáo, các Giáo Hội trên khắp thế giới và các kitô hữu dấn thân trong những sinh hoạt truyền giáo khác nhau, và khi tôi cầu xin sự cầu bàu của Tông Đồ Phaolô và Đức Maria Chí thánh, Hòm Bia sống của Giao Ước’, Ngôi Sao của việc rao giảng Tin Mừng và của hy vọng, tôi ban Phép Lành Tông Toà của tôi cho mọi người.

Từ điện Vatican, 11 tháng Năm 2008

Giáo Hoàng Biển Đức XVI


Đ.Ô Nguyễn Quang Sách