TẠI SAO LẠI LÀ CÔNG GIÁO? (2 của 2)


Trong bài trước, tác giả -tiến sĩ Jeff Mirus, đã đưa ra một câu hỏi tưởng chừng quá quen thuộc, nhưng khiến chúng ta giật mình: TẠI SAO LẠI LÀ CÔNG GIÁO! Đa số trong chúng ta coi việc mình là người Công giáo như một sự đương nhiên, khi sinh ra, được rửa tội và lớn lên trong gia đình Công giáo, được hít thở bầu khí đạo đức của gia đình và giáo xứ, được giáo dục đức tin Kitô giáo. Nhưng đức tin Công giáo không phải là một khái niệm, không phải là một giả thuyết hay một chủ nghĩa, mà là những nội dung khiến chúng ta gắn bó ý chí và thực hành, có thể sống chết vì những điều ấy. Tiến sĩ Jeff Mirus đã đưa ra những điều đáng để chúng ta suy nghĩ về lý do tại sao chúng ta là Công giáo. MẠC KHẢI - SỰ TỰ DO – ĐAU KHỔ là những ‘tiêu chuẩn’ đầu tiên tác giả nêu ra.để chúng ta xác định lại đức tin của mình. Trong số nầy, tác giả Jeff Mirus đưa ra tiếp các nội dung giúp chúng ta suy tư và xác định đức tin của mình và có câu trả lồi dứt khoát VÌ SAO LÀ CÔNG GIÁO.

4. PHỤC SINH

Dù bị xếp vào hàng thứ tư trong loạt bài nầy, nhưng chắc chắn Sự Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô cung cấp lý do đầu tiên và rõ ràng nhất cho cả việc chúng ta vừa là một Kitô hữu vưà là một người Công giáo, vì chính sự Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô, điều làm chứng tối hậu cho chân lý về mối tương quan giữa con người và Thiên Chúa, mà Người mạc khải và hoàn tất.

Câu hỏi đặt ra : Làm sao chúng ta biết được những giáo huấn của Chúa Kitô là sự thật? Câu trả lời: Bởi vì Chúa đã trỗi dậy từ kẻ chết.

Chính Chúa Kitô đã đưa ra lý lẽ rằng chúng ta phải tin nơi Người, vì những công việc Người đã làm. Những phép lạ Người làm là một bằng chứng rằng Người đến từ Thiên Chúa và vì thế, Lời của Người là sự thật. Quả vậy, khi Người xua đuổi những kẻ cho vay tiền ra khỏi đền thờ, tuyên bố rằng đây là nhà Cha Người, Người đáp lại những kẻ thách thực thẩm quyền của Người bằng việc dẫn họ đến một phép lạ vô cùng to lớn sẽ xảy ra : ”Hãy phá hủy đền thờ nầy và trong 3 ngày Ta sẻ xây nó lại” (Ga 2,19). Trong nhiều chỗ, Kinh Thánh làm sáng tỏ rằng Người đang nói về “đền thờ là thân Thể người” (x.Ga 2,21), nghĩa là chính Sự Phục Sinh từ kẻ chết của Người.

Sự Phục Sinh, vì thế, là đỉnh điểm của tất cả mọi dấu hiệu làm cho quyền bính của Chúa Kitô nên hiệu lực, chân lý của Lời Người giảng dạy, sự đáng tin của thông điệp Người ban bố, thực tế địa vị làm con Thiên Chúa của Người, trong đó Người sẽ hợp nhất tất cả những kẻ theo Người. Nhưng hãy lưu ý rằng có một ý nghĩa kép đối với chứng cứ tuyệt vời nầy. Trước hết, lần nữa, đó là sự bảo đảm của quyền bính Thiên Chúa sau tất cả những lời Chúa Kitô nói và mọi sự Người lập ra. Các tông đồ, các giám mục, các linh mục, các bí tích, Giào Hội : tất cả đều được bảo đảm bằng sự Phục Sinh cho những cơ chế được thiết lập bởi Đấng Duy Nhất, Đấng đã chứng minh là Người đến từ Thiên Chúa. Ý nghĩa vĩ đại đầu tiên nầy, do vậy, là nó bảo đảm trực tiếp hoặc gián tiếp không chỉ cho chân lý những lời của Chúa Kitô, mà còn cả thẩm quyền của Giáo hội, sự được linh ứng của Kinh Thánh và tính chất hiệu quả của toàn bộ trật tự ân sủng.

Nếu các bạn muốn vậy, thì đó là ý nghĩa vĩ mô của sự Phục Sinh. Nhưng về ý nghĩa vi mô thì sao? Ý nghĩa của sự Phục Sinh trong đó cấu trúc vi mô của mầu nghiệm Kitô giáo, vốn là đời sống cá nhân của riêng tôi, con người của riêng tôi là gì? Thánh phaolô đề cập đến vấn đề nầy một cách đặc trưng khi Ngài khiển trách những ai phủ nhận sự sống lại của kẻ chềt:

“Vì nếu kẻ chết không trỗi dậy, thì Đức Kitô cũng đã không trỗi dậy. Mà nếu Đức Kitô đã không trỗi dậy, thì lóng tin của anh em thật hảo huyền và anh em vẫn còn sống trong tội lỗi của anh em. Hơn nữa, cả những người đã an nghỉ trong Đức Kitô cũng bị tiêu vong. Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Kitô chỉ vì đời nầy mà thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người. Nhưng không phải thế! Đức Kitô đã trỗi dậy từ cõi chết, mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu. Vì nếu tại một người mà nhân loại phải chết, thì cũng nhờ một người mà kẻ chết được sống lại. Quả thế, như mọi người vì liên đới với Adam mà phải chết, thì mọi người nhờ liên đới với Đức Kitô, cũng được Thiên Chúa cho sống” (I Cor 15, 16 – 22)

Nói cách khác, sự Phục Sinh của Chúa Kitô là bảo chứng cho sự sống lại của chính chúng ta, cho chính sự bất tử của mỗi cá nhân chúng ta, không phải như các linh hồn tách rời khỏi xác, mà như những con người trọn vẹn, thân xác và linh hồn kết hợp với Chúa. Một ý niệm mơ hồ về những gì điều đó muốn nói lên,có thể có được bằng việc suy tư về tiến trình lão hoá. Khi chúng ta thêm tuổi, thỉnh thoảng chúng ta nhìn vào gương soi và lấy làm ngạc nhiên. Chúng ta không nghĩ mình lại ‘già’như vậy. Chúng ta cho rằng mình vẫn là mình,như ngày nào vậy,cũng không hẳn là nghĩ mình trẻ trung, song cũng như chính mình. Chúng ta thấy điều đó gây choáng váng lạ lùng, thậm chí hơi làm ta bối rối, rằng thân thể nầy có thể phản bội qua thay đổi, trưởng thành và phân hủy, cái bản thân, cái tôi nầy mà tôi thường xuyên hiểu mình phải trở nên.

Trong sự phục sinh của Chúa Kitô,’ cái tôi cố định nầy” được bảo đảm hưởng sự tròn đầy của cuộc sống mãi mãi. Được nâng lên, được thanh luyện khỏi tội lỗi, được làm cho hoàn thiện, được sống trong tình yêu vô biên – nhưng về bản chất vẫn luôn là chính tôi . Không một triết lý hoặc tôn giáo nào khác có thể cung cấp cho nhiều như thế hoặc, để diễn đạt cách khác, không có triết lý hay tôn giáo nào khác nắm giữ một cách hoàn hảo những gì chúng ta hiểu theo bản năng về chính chúng ta, về việc chúng ta khác với phần còn lại của thiên nhiên, về tính chất cố định, về bản chất và vinh quang, về tiềm năng của con người chúng ta. Lý do thật đơn sơ, vì không có triết gia hoặc nhà thần học nào khác luôn nói về sự sống lại và khi trở thành Kitô hữu hoặc tín hữu Công giáo, thì mọi sự khác biệt phát xuất từ sự việc lịch sử duy nhất,một mình,cụ thể và kỳ diệu.

5. SỰ TRỌN LÀNH

Bất cứ ai có khát vọng nên người trọn lành, phải nghiên cứu tỉ mỉ đạo Công giáo một cách nghiêm túc. Trong một số cách thức nào đó, thì đó là một sự mở rộng con số thứ hai trong loạt nói về tự do cá nhân, vì tự do xét về bản chất là khả năng theo đuổi đến cùng cùng đích của riêng mỗi người, vốn cũng chính là con đường trọn lành. Nhưng ở đây chúng ta tiếp cận với những điều từ quan điểm của chính sự trọn lành và chúng ta khám phá ra rằng không có tôn giáo hay hệ thống triết học nào khác giới thiệu một sự hiểu biết về bản chất con người và các phương tiện nhờ đó bản chất con người có thể được nên trọn lành, hoàn thiện đến vậy. Tín hữu Công giáo gọi sự hoàn thiện nầy là ‘sự thánh thiện”, nhưng dù là tên gì đi nữa, thì nó đáp ứng một nhu cầu sâu xa của con người, là được chiếm hữu trọn vẹn chính bản thân, sao cho nó có thể hướng bản thân về Thiên Chúa. Bản chất của Sự Lành là một vấn đề muôn thuở của con người, chiếm trọn sự chú tâm của mọi truyền thống triết lý và tôn giáo. Kitô giáo có được sự hiểu biết đặc biệt vững chắc về Sự Lành liên hệ với toàn con người, không chỉ vì Kitô giáo do Thiên Chúa mạc khải, mà là vì nó dựa vào và làm cho phong phú cả sự khôn ngoan tinh thần của đạo Do Thái,lẫn sự khôn ngoan tự nhiên đáng kể của triết học kinh điển. Tất cả ba truyền thống hiểu rằng, rút cuộc, đó là sự hội nhập thích đáng của mọi khả năng con người, cho phép một con người theo đuổi đến cùng Sự Lành. Nghĩa là Sự Lành đối với con người phải nhất thiết được bén rễ trong sự toàn vẹn. Kitô giáo cũng cung cấp sự hiễu biết toàn diện nhất về mục đích mà hướng về nó con người phải hết sức cố gắng phấn đấu, cụ thể là chính Thiên Chúa.

Phấn đấu nên trọn lành là một bản năng tự nhiên của con người. Tất cả chúng ta đều không chịu được sự hèn kém và những hạn chế của chúng ta. Hình thức hạnh phúc sâu xa nhất xuất phát từ sự hội nhập thành công các khả năng và tài năng riêng của chúng ta, để hướng chúng vào trong một con đường thống nhất hướng về các mục đích riêng của chúng ta. Sự hài lòng khi làm điều đó vượt xa những thú vui vật chất đơn thuần, như hầu hết mọi triết gia và nhà lãnh đạo tin thần đã quả quyết, bất kể nhiều sai lầm khác,mà các hệ thống [triết lý và hướng dẫn tinh thần] của họ có thể tiêu biểu như thế nào. Đạo Công giáo cũng công nhận khẳng định nầy, sau đó nhìn nhận rằng con người là một hữu thể hỗn hợp giữa thân xác và linh hồn.

Truyền thống Do Thái giáo – Kitô giáo gần như là độc nhất trong các tôn giáo trên thế giới, nhắc đi nhắc lại rằng chúng ta phục vụ Thiên Chúa bằng cách sống chính trực, rằng cố gắng làm điều thiện là chìa khoá để vừa bắt chước Thiên Chúa, vừa làm cho Thiên Chúa vui lòng. Điều đó tóm tắt trong giới răn yêu thương Kitô giáo. Vì vậy mà trong Kitô giáo, cả những gì thuộc tâm linh lẫn những gì thuộc đạo đức được nối kết nên một. Chúng càng được hợp nhất trọn vẹn hơn trong Công giáo, khi Giáo Hội nhắc đi nhắc lại rằng chúng ta nên thánh không phải bằng ân sủng mà thôi, mà còn bằng sự hợp tác liên tục với ân sủng trong nỗ lực hiểu biết và thực thi thánh ý Thiên Chúa. Mặc dù thánh ý Thiên Chúa thường chỉ được học biết dần dà, nhưng sẽ thích hợp nhất ở đây khi nắm bắt được bản chất của thánh ý Chúa trong tương quan với sự thôi thúc của con người chủ yếu đối với thảo luận nầy, bằng việc sử dụng một công thức mà chúng ta đã thầy trước đây :” Các người phải nên trọn lành như Cha các ngươi trên trời là Đấng trọn lành” (Mt 5,48).

Nay toàn bộ hoạt động cứu độ Công giáo đều được hướng về mục tiêu nầy. Qua Kinh Thánh và Thành Truyền, qua sự cai quản và các bí tích, một mình Giáo Hội Công Giáo giảng dạy, điều khiển và thánh hoá để làm cho con người nên hoàn thiện qua sự kết hợp với Thiên Chúa. Sự cao cả của giáo lý Giáo Hội và những công việc bác ái lớn lao của Giáo Hội chứng thực giống như nhau sức mạnh làm cho hoàn thiện của Giáo Hội trên tinh thần và tâm hồn

Mỗi bí tích cung cấp một ơn hoàn thiện đặc biệt: Bí tích rửa tội,khai tâm chúng ta vào đời sống Chúa Kitô và sát nhập chúng ta vào trong Hội Thánh Người; Bí tích Thống Hối phục hồi chúng ta khi chúng ta sa ngã; Bí Tích Thêm Sức truyền cho chúng ta những ơng của Chúa Thánh Linh; Bí tích Thánh Thể biến đổi chúng ta trong chính Chúa Kitô; Bí tích Hôn Nhân thánh hoá gia đình, bảo đảm các thế hệ tương lai; Bí Tích Truyền Chức Thánh nuôi dưỡng mọi dân của Chúa về mặt thiêng liêng và Bí tích xức dầu bệnh nhân làm tăng sức mạnh của chúng ta cho giai đoạn cuốu cuộc hành trình vế với Chúa.

Cũng tương tự, mỗi giáo lý và lời khuyên bảo thiêng liêng được cấu trúc để soi sáng tâm hồn và tinh thần chúng ta, giúp chúng ta chiến đấu với những khuyết điểm của mình, tin cậy nơi Chúa,ngày lại ngày học hỏi cách yêu thương. Dù chúng ta sa ngã bao lần, thì Giáo Hội nâng chúng ta dậy cao hơn một chút, vì Giáo Hội hiểu biết bản chất con người, Giáo Hội tha thứ và có khả năng chăm sóc, dẫn dắt và chỉ đường. Vì vậy mà tín hữu Công giáo có thể đạt đến trọn lành dễ dàng hơn những người khác, sự trọn lành ngay lập tức ghi dấu sự toàn vẹn độc nhất của con người và bảo đảm cho nó được hạnh phúc lớn lao nhất.

Bất cứ ai nghi ngờ Giáo Hội Công giáo có sự hiểu biết lớn lao nhất về sự hoàn thiện và khả năng lớn lao nhất để hoàn thành sự hoàn thiện ấy trong con cái mình, thì chỉ cần nghiên cứu cuộc đời các vị thánh. Trong bất cứ thời nào, những người nam và nữ phi thường nầy chứng minh cho thấy các đỉnh cao cả về sự thành toàn con người lẫn hạnh phúc con người. Qiuả thật, sự thánh thiện của nhiều thành viên Giáo hội là một lý do to lớn cho sự đáng tin đối với Giáo hội. Cuối cùng, chỉ duy nhất Đạo Công giáo có thể thoả mãn đầy đủ sự khát khao hoàn thiện bẩm sinh qua đó Chúa Kitô, nay được nâng lên, sẽ kéo mọi người lên với Người (x.Ga 12,32)

6. THÁNH TRUYỀN

Đây không phải chủ yếu là một luận văn về Thánh Truyền, vốn là đề tài biện giáo xứng đáng khác. Thay vì thế, tôi ghi nhớ ở đây quan điểm độc nhất về bản tính con người của Giáo Hội Công Giáo, một cái nhìn sâu sắc đến nỗi một chiều kích đặc biệt của nó nay bắt đầu được nắm bắt trong thế kỷ 21. Chiều kích ấy là vai trò của truyền thống trong việc định nghĩa việc làm người có nghĩa là gì. Nói theo cách tích cực, cái nhìn thấu suốt cốt lỏi chính là truyền thống cần thiết để là con người. Nói theo cách tiêu cực, chúng ta có thể nói rằng, không có truyền thống, lý trí con người về bản chất là vô dụng.

Cách thức hay nhất tôi đã tìm ra được để nêu rõ vấn đề nầy, chính là trích dẫn một đoạn quan trọng từ Các Nguyên Lý Thần Học Công giáo của ĐHY Joseph Ratzinger, nay là Giáo Hoàng Biển-Đức XVI :

Tính con người và tính lịch sử, tri tuệ và lịch sử, có liên quan chặt chẽ với nhau. Tinh thần con người tạo ra lịch sử; những điều kiện lịch sử tạo nên cuộc sống con người…Nên nhớ rằng trí tuệ tự chứng minh nó với tư cách là trí tuệ; trí nhớ sinh ra truyền thống; truyền thống thể hiện mình trong lịch sử…vì nếu không có mối tương quan nhất thiết vượt thời gian nầy giữa người với người, thì nhân loại không thể nhận thức rõ về mình, không thể diễn đạt mình…Đặc điểm dễ phân biệt nhất của truyền thống trên thực tế, là khả năng nhận biết cái hôm nay của tôi cũng ý nghĩa cho cái ngày mai của những người sẽ đến sau tôi và vì thế, truyền cho họ cho ngày mai những gì đã được khám phá ra hôm nay. Mặt khác, một khả năng nữa đối với truyền thống, là bảo tồn hôm nay những gì đã được khám phá ra hôm qua, theo cách nầy mà hình thành một bối cảnh của một con đường qua thời gian, làm thành lịch sử. Điều nầy có nghĩa là truyền thống được hiểu đúng đắn,quả thực là tính siêu việt của hôm nay trong cả hai hướng…Truyền thống,như là yếu tố cấu thành lịch sử, là yếu tố cấu thành của một tính con người thật sự là con người,của nhân tính con người [humanitas hominis] (87).

Nay điều nầy diễn tả một ý tưởng thoạt nhìn bề ngoài có vẻ phức tạp, nhưng một khi đã nắm bắt được,thì trở thành vừa rõ ràng vừa đơn giản. Truyền thống,quả thực, là đất của tư duy và còn là một thành phần cấu thành chủ chốt của một nhân cách con người được thống nhất. Sự không hiểu biết bất cứ thực tại nào, - gồm lý thuyết triết học trừu tượng nhất hoặc lý thuyết khoa học đòi hỏi chuyên môn nhất,- có thể xảy ra mà không bén rễ trong truyền thống, vốn đến phiên nó cung cấp một cách nhìn căn bản mọi sự trong thực tế. Con người không thể tự tách mình khỏi truyền thống và, bao lâu con người còn tìm cách làm điều đó – như thế giới phương Tây thường cố tìm cách làm trong hai thế kỷ qua hoặc gần như thế - , thì con người sẽ rơi nhanh vào sự vô nghĩa. Khi chúng ta dần dần đi đến chỗ phát hiện ra thân phận hậu hiện đại của chúng ta, các triết gia bắt đầu đánh giá đầy đủ việc truyền thống cho biết tính chất lý luận ra sao và cuộc điều tra để tách rời hai điều đó sẽ gây phá sản như thế nào.

Quả thật có hai lựa chọn được mở ra cho con người : truyền thống hoặc thuyết hư vô [nihilism]. Truyền thống hướng tới sự trọn vẹn và hy vọng; chủ nghĩa hư vô hướng về xáo trộn và thất vọng. Giáo Hội Công giáo luôn thừa nhận rằng truyền thống là một phần chủ yếu của những gì Giáo Hội muốn nó trở nên thuộc về con người và ngoài ra, truyền thống trên thực tế rõ ràng là thuộc con người. Vì thế truyền thống là một cái phân biệt triệt để nhất con người với thú vật hơn bất kỳ định nghĩa nào của lý trí. Sự khác biệt rõ rệt nhất giữa chúng ta và thú vật là một sự việc to lớn rằng chỉ duy nhất chúng ta – con người – là có truyền thống. Chỉ có chúng ta – con người – là có khả năng dự phóng hiện tại của chúng ta tới lui đúng lúc. Không chỉ khả năng tinh thần độc nhất vô nhị nầy nằm ở tâm Đức Tin Công giáo chung chung, mà truyền thống con người còn được xác nhận và củng cố một cách vô song từ sự hiểu biết Công giáo về Thánh Truyền. Thánh Truyền nầy, vốn là một trong hai nguồn Mạc Khải Thiên Chúa, tự bản chất là Mạc Khải được lưu truyền qua đời sống thường nhật của cộng đồng Công giáo.

Điều có ý nghĩa quan trọng là với xác tín rằng ân sủng kiện toàn bản thể đúng hơn là phá hủy nó, Giáo Hội Công giáo đã luôn đi theo lý trí, nhìn nhận rằng một phân tích có suy nghĩ về truyền thống con người, phải được sử dụng để thanh luyện truyền thống ấy bất cứ nơi nào nó không phản ảnh được thực tại, và vì thế không dẫn được tới việc trình bày chân lý một cách có hệ thống thích hợp. Nhưng cùng lúc, Giáo Hội hiểu rằng lý trí không thể bị tách ra khỏi truyền thống, rằng nó không thể khái niệm hoá bất cứ điều gì hữu ích,mà không dựa trên những gì nó đã nhận được như là mảnh đất để nó triển khai các hoạt động. Tác động hỗ tương nầy giữa truyền thống và lý trí cấu thành một chiều kích không thể lờ đi được của sự sống con người,mà không có nó cuộc sống trở không thể hiểu được. Chỉ duy nhất Giáo Hội mới bảo tồn và giải thích đúng đắn Thánh Truyền, vốn kích thích một sự thanh luyện liên tục lý trí trong khi cùng lúc khuyến khích lý trì, để đến lượt nó thanh luyện truyền thống con người.

Tôi xác tín rằng không có cơ chế hay hệ thống tín ngưỡng nào khác nắm giữ chắc chắn hơn sự hiểu biết căn bản về con người như một hữu thể,vừa mang dấu ấn do truyền thống, lại vừa có khả năng tinh lọc truyền thống với sự trợ giúp của Thiên Chúa - với sự trợ giúp của Chúa là Đấng thông truyền chính Người như là Logos trong Thánh Truyền, như Lời hoạt động qua thời gian. Điều nầy có quá trừu tượng chăng? Có thể là vậy, nhưng nó chỉ trừu tượng trong sự ăn khớp của nó, vì đó là cái mà tất cả chúng ta sống theo bản năng. Đặc điểm truyền thống của con người xét về cơ bản bị loại bỏ và làm suy yếu, để lại tổn hại rất lớn, bởi những người xét về mặt ý thức muốn tách con người ra khỏi chính cái nền căn tính của nó. Giáo Hội, bấy giờ, sẽ có được truyền thống đúng. Con người tự quản tự giải phóng mình khỏi truyền thống chỉ vì hổ thẹn. Vinh quang của nó là trở thành người mang một truyền thống được liên tục thanh luyện, và cuối cùng là người mang chính Thánh Truyền. Đó là một lý do nữa để là người Công giáo


Dr Jeff Mirus, Catholicculture.org
(Hết - Trở lại trang 1)
BTGH chuyển ngữ