Chia sẻ Tin mừng Chúa Nhật 12 Thường Niên – C


(Zec 12:10-11; 13:1; Gal 3:26-29; Lk 9:18-24)


Mục đích:

Suy nghĩ xem làm thế nào để chúng ta bộc lộ Chúa Giêsu là ai.

Tóm tắt:

Như các tông đồ, chúng ta chấp nhận những thánh giá của chúng ta, bày tỏ lòng xót thương đến mọi người và thốt lên những lời nói và hành động sai trái.

Gợi ý:

Khi các du khách đến thăm Nghĩa trang Quốc Gia tại Arlington, VA, họ đã nhận ra rất nhiều bó hoa tươi và những con gấu bông với những cặp mắt sáng ngời và những hình ảnh gợi nhớ đã được đặt trên các ngôi mộ các chiến sĩ. Vùng 60 là một khu vực đã được chọn bởi một đài truyền hình Hoa kỳ, quay trực tiếp những hình ảnh của những thân nhân đến thăm các binh sĩ đã tử trận tại cuộc chiến A phú hãn và I raq. Thân nhân của những anh hùng tử trận này khi đến thăm, có người đã ở lại từng nhiều giờ, có người đã khóc âm thầm và có người đã khóc gào lên lớn tiếng vì quá thương tiếc người con trai duy nhất trong gia đình. Có những người vợ góa trẻ cùng với những đứa con thơ đến ngồi khóc thương chồng và cha nhiều lần trong ngày. Mục đích của đài truyền hình thực hiện chương trình này là muốn cảm thông với tang quyến. Ho đã đặt tên cho khu vực 60 này là “nơi khóc thương những anh hùng chiến sĩ đã hy sinh vì tổ quốc.

Áp dụng thực hành:

Thời gian dài trước Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên thánh giá, Chúa đã biết rằng cái chết thương đau đã chờ đợi Ngài. Bạn bè và gia đình của Chúa khóc thương với những dòng lệ đau đớn. Để chuẩn bị cho họ về những việc sẽ xảy đến, Chúa Giêsu đã hỏi họ suy nghĩ về Ngài là ai đối với họ, như là những người theo Chúa. Hôm nay Chúa Giêsu mong muốn chúng ta cũng như vậy. Chúa hỏi: Chúng con bảo thầy là ai? Làm thế nào mà mọi người nhận biết các con là môn đệ của thầy?

1. Chúng ta bộc lộ Chúa Giêsu là ai bằng cách sẵn sàng vác bất kỳ thập giá nào Chúa gửi đến:

a. Trong giữa 12 tông đồ, Phêrô chính mình ông đã tuyên xưng Chúa Giêsu là Đấng Messiah của Chúa. Nhưng sự tuyên xưng này của ông với ý tưởng là Chúa Giêsu phải là một vị anh hùng thắng trận như vua Đavít tổ phụ ông hồi xưa.

b. Để dạy bảo Phêrô và các tông đồ khác, Chúa Giêsu đã tiên báo trước là sự vinh quang của Chúa phải qua đau khổ, bị khước từ và chấp nhận cái chết đau thương. Những ai muốn đi theo ngài hãy từ bỏ mình, phục vụ anh em vác thánh giá mình hằng ngày và theo Chúa.

2. Chúng ta bộc lộ Chúa Giêsu là ai bằng cách sẵn sàng trở nên một với Chúa.

a. Mãi cho đến khi sau Chúa phục sinh thì Phêrô và các bạn đồng nghiệp mới nhận ra được Chúa Giêsu là Đấng Messiah đau khổ mà Chúa đã đồng nhất hóa với dân Chúa trong mọi ngôn ngữ, giống nòi và chủng tộc. Như Phaolô đã dạy, “Tất cả các anh chị em là một trong Chúa Giêsu Kitô.”

b. Chúa Giêsu chịu chết vì quá yêu thương nhân loại cho đến cùng. Hơn nữa, Ngài đã yêu thương những người nghèo khổ, các bệnh nhân và những người bị ruồng bỏ ra khỏi cộng đồng xã hội. Qua cách đối xử tốt lành này mà Ngài đã bênh vực chúng ta, chữa lành và đồng bàn với những người cùng khốn nhất, Chúa đã để lại cho chúng ta bài học làm thế nào để trở nên một trong Chúa.

c. Các nhân viên thu hình trực tiếp tại khu vực số 60 tại Nghĩa trang Quân đội là để chứng minh những nỗi thống khổ của những thân nhân và nhắc nhở chúng ta là “có nhiều người khóc thương tại đó.” Chúng ta chứng tỏ sự hợp nhất của chúng ta bằng cách hãy đến thăm hỏi những người đau buồn về tinh thần lẫn thể xác và chăm xóc họ.

3. Chúng ta bộc lộ Chúa Giêsu là ai bằng cách khóc thương cho tội lỗi chúng ta và kiếm tìm một sự đồng dạng gần gũi hơn với Chúa.

a. Hôm nay chúng ta nghe Giacaria hứa hẹn với dân Ít-ra-en là Chúa sẽ đổ tràn “một thần khí ân sủng và cầu xin” trên họ. Thiên Chúa sẽ có thể làm cho họ khóc thương trên một nhân vật không tên tuổi “người mà họ đã đâm thâu qua.” Họ sẽ khóc thương một quốc gia tội lỗi mà là hậu quả đưa đến cái chết của một người con duy nhất.

b. Cảm nghiệm được sự đau buồn của chúng ta vì làm tổn thương hoặc thờ ơ giúp đỡ tha nhân là chúng ta bắt đầu sự ăn năn hối cải. Khóc thương qua lời nói và hành động của chúng ta mà đã làm tổn thương đến tâm hồn của người khác là bước đầu tiên trong quá trình hòa giải. Được như vậy chúng ta ngày càng trở nên giống Chúa hơn.

c. Khi Chúa Giêsu hỏi chúng ta: “chúng con nói thầy là ai? Chúng ta có thể trả lời bằng hai chữ đó là “Tình yêu.” Chữ tình yêu ở đây có nghĩa gì? Như Thánh Augustinô đã giải thích như sau: “Tình yêu có những cánh tay giang rộng để giúp đỡ . . . bàn chân đến với những người cùng khổ… đôi mắt nhận ra sự khốn cùng… đôi tal lắng nghe sự thở than buồn phiền của mọi người.

Kết luận:

Tình yêu thì giống như vậy đấy. Ước gì mỗi người trong chúng ta sau khi rước lễ, dành đôi phút cầu nguyện: Lạy Chúa, con cảm tạ Chúa vì Chúa đã ngự vào lòng con. Lạy Chúa, con muốn trở nên giống Chúa, xin giúp con hoàn thiện mỗi ngày một tốt đẹp hơn. Amen.


Lm. Bui Quyet, SDD