Tạp chí Newsweek (Mỹ) vừa liệt kê danh sách 100 địa điểm nổi tiếng của thế giới có nguy cơ biến mất hoàn toàn do tình trạng ấm lên của trái đất và những thay đổi ghê gớm về địa lý, trong đó châu Á "góp mặt" khá nhiều.

Bang Gujarat


Nơi sản xuất sợi vải bông nổi tiếng của Ấn Độ. Gujarat là bang chiếm 20% tổng sản lượng công nghiệp của toàn quốc và là bang công nghiệp hóa nhất Ấn Độ. Giữa năm 2005 và 2006, mưa lớn kéo dài đã gây ngập lụt nghiêm trọng khu vực này, cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người. Nhiều dự đoán cho rằng thay đổi khí hậu sẽ khiến bang viễn tây này ngày càng phải gánh chịu nhiều thêm những trận lụt và bão bất ngờ.

Maldives


Được mệnh danh là một thiên đường giữa Ấn Độ Dương, là đất nước có tới 1.200 hòn đảo. Nhưng Maldives là một trong những quốc gia thấp nhất thế giới so với mực nước biển và hiện vị trí cao nhất của quốc đảo này chỉ còn cách mặt nước biển khoảng 2,5m. Nếu mực nước biển tiếp tục tăng do thay đổi khí hậu toàn cầu, thiên đường xinh đẹp này có thể biến mất dưới đáy biển.

Bangkok


Thủ đô của Thái Lan, nằm ở khu vực châu thổ Chao Phraya. Thành phố này luôn bị lũ lụt đe dọa trong mùa mưa, cùng với hậu quả của tốc độ đô thị hóa chóng mặt và tình trạng khai thác vô tội vạ nguồn nước ngầm. Dự đoán rằng phần lớn diện tích Bangkok sẽ chìm dưới nước biển vào cuối thế kỷ này.

Cherrapunji (Ấn Độ)


1.290m trên mực nước biển, nhận được lượng mưa hàng năm lớn nhất thế giới. Nhưng 98% lượng mưa trút xuống đây là từ tháng 3 đến tháng 10 mỗi năm, và 4 tháng còn lại thời tiết sẽ ngày càng khô. Không có hồ chứa nước dự trữ, và với tốc độ thay đổi khí hậy toàn cầu, ô nhiễm môi trường, nạn phá rừng và đất bị xói mòn như hiện nay, người dân không thể có đủ nước để sống trong những tháng mùa khô.

Đảo Komodo ở Indonesia

[/URL]
Nổi tiếng có bãi biển sạch và nguyên sơ, là thiên đường với các thợ lặn. Mực nước biển tăng đã đe dọa sự tồn tại của rừng đước ven biển và các bãi biển. Trong khi đó, thay đổi về nhiệt độ và độ axit hóa của nước biển có thể tiêu diệt hoàn toàn rặng san hô quanh khu vực này.

Kushiro ở Hokkaido ở Nhật Bản


Có khoảng 1.200 con sếu đầu đỏ sống ở khu vực đầm lầy nơi đây, thiên đường của loài chim quý hiếm này kết đôi và sinh sản. Nhưng sự xâm nhập quy mô lớn của con người và mực nước biển tăng đã khiến đầm lầy Kushiro đang dần biến mất.

Sông Indus (Sông Ấn)


Dài hơn 3.000km, bắt nguồn từ Tây Nam Tây Tạng và chảy theo hướng Tây Bắc qua dãy núi Himalaya, vào khu vực Kashmir đang bị tranh chấp và uốn khúc qua những vùng lãnh thổ do Ấn Độ và Pakistan kiểm soát. Nó cung cấp phù sa nuôi dưỡng các cánh rừng, những ngôi làng dọc hai bên bờ và trở thành nguồn nước tưới quan trọng nhất. Các sông băng ngày càng bé lại và những thay đổi bất thường của lượng mưa có thể làm tình trạng thiếu nước cục bộ thêm nghiêm trọng.

Đảo Bernoe của Indonesia


Là hòn đảo lớn thứ 3 trên thế giới. Khoảng 50% diện tích đảo này được che phủ bởi rừng nguyên sinh, với rất nhiều loài động vật quý hiếm. Nhưng diện tích rừng ngày càng bị co hẹp do tình trạng phá rừng lấy đất trồng cọ, làm đường cộng với thay đổi về khí hậu dẫn đến sự biến mất dần những thảm thực vật quý.

Đỉnh Qomolangma

[/URL]
hay chúng ta quen gọi là Đỉnh Everest, là ngọn núi cao nhất thế giới so với mực nước biển nằm trong dãy Himalaya. Các nhà khoa học cho rằng khoảng 2/3 lượng băng ở đây đang tan chảy và tình trạng này có thể dẫn đến sự hình thành nhanh chóng các hồ nước đá, gây ra nhiều thảm họa thiên nhiên trong đó có lở đất và lụt lội.

Sa mạc Rub’ al Khali


Bao phủ diện tích 650.000 km2 nằm phần lớn ở đông nam Arập Xêút và phần còn lại nằm ở Yemen, Oman, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất. Đây là một trong những sa mạc khắc nghiệt nhất thế giới, nhiệt độ ban ngày lên đến 55°C và nhiệt độ có xu hướng ngày càng tăng, biến đây là vùng đất không hề phù hợp với sự sống.

Mergui Archipelago ở khu vực phía nam Myanmar


Gồm 800 hòn đảo với những cảnh đẹp đặc biệt và động thực vật phong phú. Ngư dân ở đây sống lênh đênh trên thuyền vào mùa khô và sống trên đất liền vào mùa mưa.Tuy nhiên, thay đổi khí hậu toàn cầu và mực nước biển tăng có thể phá hoại hệ sinh thái san hô quanh các đảo và cả kế mưu sinh của người dân.

Biển Sulu-Sulawesi


nằm ở trung tâm đa dạng sinh học biển nhiệt đới, nơi có hệ sinh thái san hô phong phú nhất thế giới với 450 loại san hô, so với 50 loại ở vùng biển Cribbean và xấp xỉ 200 ở Tây Ấn Độ Dương. Bao quanh là 3 quốc gia đông dân gồm Philippines, Indonesia và Malaysia, vùng biển này là nguồn sinh sống của 33 triệu người, nhưng nguồn tài nguyên biển đang bị tác động nặng nề của tình trạng dân sống tăng nhanh và khai thác quá mức.

(sưu tầm)