Thanh Hải Vô Thượng Sư sinh trưởng trong một gia đình khá giả ở Việt Nam . Thân phụ của Ngài là một đông y sĩ và cũng là người thích học hỏi về văn chương thế giới , nhất là triết học của Đông Phương và Tây Phương . Thân phụ của Ngài cũng rất thích nghiên cứu về triết lý của Lão Tử và Trang Tử . Tất cả con cái trong gia đình được lớn lên trong một môi trường vừa phóng khoáng lại vừa nghiêm khắc . Phóng khoáng là vì thân phụ của Ngài không dựa vào uy quyền của một người cha Đông Phương để kiểm soát con cái ; ông hoàn toàn để cho Ngài có cơ hội phát triển thiên tính của mình . Nghiêm khắc là vì ông không khen tặng con cái quá đáng , ngại rằng sẽ trưởng dưỡng thói quen kiêu căng của các con . Vì thế từ thuở còn thơ ấu Ngài Thanh Hải đã có được những đức tính khiêm tốn , vị tha .
Sống trong môi trường thuận tiện ấy , thêm vào thiện căn sâu sắc và trí nhớ siêu phàm , trước khi đến tuổi đi học , Ngài đã đọc các loại sách văn học , kinh điển Phật Giáo , Lão Giáo , Trang Tử ... Trong khi những người đồng lứa tuổi chơi những trò chơi trẻ con , Ngài đã có những điểm khác lạ như là không làm bài vở ở nhà (thật ra Ngài đã nghe hiểu ở trường rồi), và chỉ chuyên đọc sách của người lớn về văn chương , triết lý . Thân phụ của Ngài rất ngạc nhiên và lo lắng ; để tìm hiểu xem có phải Ngài thông hiểu những sách triết lý mà Ngài đã đọc hay không , nên đã chất vấn Ngài , Ngài đã trả lời một cách cung kính rằng : "Nếu con không hiểu , con sẽ không có hứng thú để đọc nữa". Đồng thời trong lúc ấy , Ngài luôn luôn mang từ trường về những bảng sắp hạng hàng đầu . Thân Phụ của Ngài không còn cách nào khác hơn là để Ngài tiếp tục đọc những sách triết lý ấy . Do đó chúng ta có thể thấy rằng cái thiên phú khác thường này có liên hệ đến sự tu hành đời đời , kiếp kiếp của Ngài .
Song thân của Ngài là người Thiên Chúa Giáo , tính tình cởi mở , tuy đã nhận lễ rửa tội , nhưng không bao giờ chống lại Phật Giáo . Từ thuở nhỏ , Ngài đã không thích ăn thịt , và chạy đi mỗi khi thấy thịt hay thấy súc vật bị giết . Ngài rất thương mến bà nội , hai bà cháu thường hay ăn chay , đọc kinh sách , và cầu nguyện bên nhau . Vào những ngày cuối tuần , buổi sáng Ngài đến nhà thờ xem lễ , buổi chiều đến chùa lạy Phật , và ban đêm thì đến chỗ giảng giải kinh sách để nghe những bài giảng luận . Sống trong môi trường đặc biệt này , Ngài đã chịu ảnh hưởng của Thiên Chúa Giáo lẫn Phật Giáo , và đã biết rành kinh Phật lẫn Kinh Thánh . Ngài thường phân vân tự hỏi về sự hiện hữu của vũ trụ và con người như là : Con người từ đâu tới ? Sự sống sau khi chết là gì ? Tại sao có những cảnh ngộ khác nhau giữa người với người
Ngài bẩm sinh đã có tấm lòng từ bi và thương người như một vị Bồ Tát . Từ nhỏ Ngài đã phát huy được bản chất của một vị thánh nhân . Ngài thường hay giúp đỡ những ai cần đến Ngài , bạn bè thường gọi Ngài là "Phật Sống". Sau này Ngài đến Âu Châu , những người bạn ngoại quốc cũng thường gọi Ngài là "Phật Sống" hay là "Thánh Nhân Ái" vì Ngài có tính hồn nhiên và vui vẻ . Trong thời gian chiến tranh ở Việt Nam , số lượng bác sĩ và y tá thường không đủ để lo cho những người bị thương và bị bệnh ; do đó Ngài thường đến bệnh viện để giúp đỡ sau giờ học . Ngài không màng những công việc dơ bẩn hay thấp kém . Ngài giúp những bệnh nhân tắm rửa cơ thể của họ , giúp họ ăn uống hay mang những chất dơ đi đổ . Ngài cố hết sức mình để giúp đỡ và an ủi họ . Tình thương của Ngài không những ban cho người mà còn cho cả thú vật nữa . Bất cứ khi nào Ngài thấy một con vật bị thương , Ngài mang nó về nhà , lo lắng cho đến khi nó hoàn toàn khỏi hẳn rồi thả nó ra . Ngài rơi nước mắt khi nhìn thấy súc vật bị sát hại , và cảm thấy buồn tủi vì không có sức mạnh siêu nhân nào để giúp tất cả chúng sanh thoát khỏi cảnh khổ đau .
Lúc Ngài còn nhỏ , một chiêm tinh gia đã tiên đoán rằng Ngài là một người lạ thường , rất thông minh , có những đặc tính siêu phàm và một chân lý cao , và Ngài sẽ trở thành một cao tăng trong tương lai . Nếu Ngài không rời khỏi gia đình để xuất gia , trong xã hội địa vị của Ngài sẽ rất cao sang , cuộc sống lứa đôi của Ngài sẽ rất hạnh phúc và phu quân của Ngài sẽ là một người quý phái . Nhưng , tốt hơn cả là Ngài nên sống một cuộc đời xuất gia ; trong trường hợp này Ngài sẽ là một vị cao tăng đắc đạo .
Lúc trưởng thành , Ngài đi du học nhiều nơi trên thế giới , Ngài lại có dịp gặp những nhà chiêm tinh khác , và những tiên đoán của họ đều giống nhau , khi những chiêm tinh gia này thấy Ngài , tất cả đều kinh ngạc và muốn tiên đoán tương lai của Ngài cho dù Ngài từ chối vì không tin những lời tiên đoán và cũng không muốn phí tiền , nhưng những người này vẫn nhất định không bỏ qua cơ hội cho dù họ không được trả tiền .Trước khi Ngài phát tâm xuất gia , Ngài đã viết một lá thư cho song thân của Ngài đã đến chùa Quán Thế Âm , một ngôi chùa nổi tiếng linh thiên để cầu nguyện . Quán Thế Âm Bồ Tát đã thị hiện trong quẻ xâm rằng : "Ngài là một con người hiếm có , triệu người không có được một người . Ngài đến cõi Ta Bà cùng ta (Quán Thế Âm Bồ Tát) để độ chúng sanh đến bờ giải thoát".
Thân mẫu của Ngài đã gởi lời tiên đoán này tới Ngài ở nước Đức . Năm mười tám tuổi , Ngài đến Anh Quốc và sau đó sang Pháp trau dồi thêm học vấn ; cuối cùng Ngài đến Đức Quốc . Tại Đức Ngài làm thông dịch viên cho hội Hồng Thập Tự Quốc Tế (phiên dịch các tiếng Việt Nam , Pháp , Đức và Anh). Cũng trong thời gian này , Ngài giúp cho người tỵ nạn Việt Nam ; vì số lượng người tỵ nạn quá đông , có những lúc Ngài cảm thấy nhức đầu và mệt lã nhưng vẫn phải quên đi để làm việc , vì còn nhiều nạn nhân đang chờ đợi được giúp đỡ , có lúc quá bận rộn với công việc , Ngài chỉ có đủ thời giờ để ăn một miếng bánh mì chay trên đường đi làm hay trên xe lửa . Tấm lòng phục vụ không vị kỷ này , hoàn toàn xuất phát từ trái tim vị tha của Ngài .
Trong khi làm việc , ngoài người tị nạn Việt Nam , Ngài còn có dịp tiếp xúc đủ mọi hạng người tị nạn khắp nơi trên thế giới như Phi Châu , A Phú Hản , Lào , Cam Bốt ... Ngài đã nhìn thấy thế giới này luôn luôn bị xáo trộn với sự buồn bã , phân ly , và đau khổ tạo ra bởi chiến tranh và thiên tai . Hằng ngày chứng kiến cảnh khổ của chúng sanh , Ngài lại càng đau khổ hơn . Tiền lương của Ngài lãnh được chia xẻ gần hết cho các cơ quan từ thiện và chùa chiền , nhiều lúc Ngài không còn tiền để mua những vật dùng cần thiết cá nhân .
Vì thấy những sự đau khổ liên tục của chúng sanh trong thế giới này , Ngài mong ước được hiểu rõ sự thật của vũ trụ để sớm giải thoát chúng sanh bằng trái tim đầy tình thương của Ngài . Do đó khi đang sinh sống ở Âu Châu , Ngài đã tập thiền với một nghị lực và lòng nhẫn nại . Ngài thường đến gặp nhiều pháp sư khác nhau và học hỏi nơi họ những phương pháp thực tập khác nhau . Ngài thực tập pháp tu Mật Tông , Tịnh Độ Tông , Hô Hấp , Quán Tưởng , và nghiêng cứu các loại sách triết học cùng kinh điển của các tôn giáo ; pháp môn nào Ngài cũng hết lòng học hỏi , mong cầu đạt được đại trí huệ .
Nhưng tất cả chỉ đưa đến sự thất vọng . Cho dù cố gắng cách nào đi nữa Ngài vẫn không tìm thấy ánh sáng chân lý như đã diễn tả trong các sách kinh . Ngài thường tự hỏi : "Kinh sách nói rằng những người khai ngộ sẽ nhìn thấy được ánh sáng , nghe được dủ loại âm thanh bên trong , còn thể nghiệm được những cảnh giới của siêu thế giới , tại sao với một tấm lòng thành khẩn , tu hành tinh tấn của ta , lại không thể nghiệm được sự đại khai ngộ này ?"
Ngài vốn có một cái nhìn bao quát lạ thường về tất cả các tôn giáo . Ngài không bao giờ khen ngợi hoặc lắng nghe như những Phật tử mà thôi , trái lại Ngài dùng trí huệ của mình để học hỏi và tìm hiểu các tôn giáo và những triết lý khác nhau ; nhờ vậy Ngài có thái độ nhận thức chân lý rất khách quan và hiểu biết kinh điển một cách sâu xa . Bởi thế sau này khi đi thuyết pháp ở nhiều nơi trên thế giới , Ngài thường dùng những lời nói của Chúa , Phật , Lão tử để chứng minh rằng tất cả chân lý đều là một và tất cả các Đấng Cứu Thế đều dạy cùng một chân lý . Những khác biệt về tôn giáo đã tạo ra bởi sự khác biệt về tư tưởng của từng giống người trong từng quốc gia và mỗi thời đại khác nhau ; nhưng mục đích chính vẫn là đưa con người về với Chân , Thiện , Mỹ .
Khi ở nước Đức , Ngài kết hôn với một vị bác sĩ người Đức có hai bằng tiến sĩ . Hai người chung hưởng một cuộc sống đầy hạnh phúc . Phu quân của Ngài là một người rất hiểu biết và rộng lượng . Không những ông đã không chống lại lòng yêu tôn giáo và lẽ phải của Ngài , mà trái lại tìm cách giúp đỡ tiền bạc mỗi khi biết Ngài không còn tiền . Chỉ cần nghe Ngài nhắc đến một điều gì mà Ngài cần hay thích thì lập tức ông làm vừa lòng Ngài ngay . Nếu Ngài nhắc đến một chuyến đi cầu đạo là ông tìm cách thu xếp nghỉ việc để đi cùng . Không những ông chỉ ăn chay , mà ông còn khuyến khích thân nhân , bạn bè trở thành người ăn chay . Trước mặt bạn bè ông thường khen Ngài là một người vợ đảm đang , một người biết giúp đỡ chúng sanh bằng lòng nhân ái . Ông còn nói Ngài là một người nấu ăn rất giỏi , biết làm ra những món ăn chay ngon lành và bổ dưỡng , Ngài còn dại ông cách làm bếp và chia xẻ mọi trách nhiệm trong gia đình .
Ông không phải là tín đồ Phật Giáo , nhưng ông hoàn toàn tôn trọng tín ngưỡng của Ngài . Nếu Ngài muốn đi xa thăm viếng các vị sư phụ của Ngài , hoặc giúp đỡ chùa chiền , cho dù ông không đi được ông cũng lo lắng tiền bạc đầy đủ cho chuyến đi của Ngài . Ông cũng thường mua hoa thơm , trái lạ để bày cúng ở bàn thờ để làm vui lòng người bạn lứa đôi của mình . Có thể nói rằng ông chấp nhận và cổ võ đời sống lý tưởng đầy tình thương của Ngài .
Phu quân của Ngài là một người bác sĩ đầy lòng nhân ái . Ông thường kể về tình trạng tuyệt vọng sắp chết , các bác sĩ đều bó tay . vì theo pháp luật không thể sớm kết thúc sinh mạng của bệnh nhân để giảm bớt sự đau khổ của họ . Mỗi lần nói đến những chuyện thương tâm như vậy , cả hai đều buồn rầu nét mặt , và nghẹn ngào không thể nói thêm câu nào . Mặc dù có một người chồng gương mẫu và đáng quý như thế , nhưng Ngài vì muốn giải thoát chúng sinh , nên cũng đành quyết tâm xa cách .
Từ lâu Ngài vẫn thường nghĩ rằng sức của con người có giới hạn , cho dù có làm cả ngày lẫn đêm cũng chỉ giúp được một thiểu số mà thôi . Một ngày Ngài bỗng nhiên nhận ra lời Phật dạy : "Chỉ khi nào trở thành Phật mới có thể giúp được tất cả chúng sinh với năng lực vô tận". Vì lý tưởng cao nhã này , Ngài quyết định xuất gia , cống hiến sinh mạng và tất cả thời gian của mình hy vọng về sau chúng sanh thoát ly khổ ải , thực hiện trọn vẹn tấm lòng "Bố Thí , Trì Giới , Nhẫn Nhục , Tinh Tấn , Thiền Định , và Trí Huệ".
Trước khi xuất gia , Ngài đã bàn luận ý muốn của Ngài với phu quân cho đến khi ông hoàn toàn đồng ý với ý kiến ra đi của Ngài . Quyết định ra đi này làm cả hai người rất là đau khổ . Nhưng Ngài vẫn quyết định hy sinh ra đi tìm ánh sáng chân lý để giải thoát chúng sanh , Ngài quên đi tất cả tình cảm cá nhân của mình .
Sau khi xuất gia , Ngài quyết tâm tìm một phương pháp tuyệt hảo mà có thể dẫn đến sự giải thoát cuộc đời . Ngài đọc Kinh Lăng Nghiêm trong đó Phật Thích Ca Mâu Ni có nói rằng : "Quán âm là phương pháp cao nhất trong tất cả các phương pháp . Tất cả các thập phương tam thế Phật đều thực tập phương pháp này để đạt đến sự giác ngộ hoàn toàn .
Tuy nhiên , các vị thầy mà Ngài biết đến , không có một vị nào hiểu "Pháp Môn Quán Âm" này . Ngài Thanh Hải đã đi tới nhiều quốc gia khác nhau để tìm chân lý , nhưng vẫn không sao thỏa mãn ước vọng tìm kiếm của mình . Trong giây phút tuyệt vọng ấy , một cơ duyên thật tình cờ đã dẫn dắt Ngài đến gặp một vị sư phụ truyền cho Ngài Pháp Môn Quán Âm chính thống như trong Kinh Lăng Nghiêm đã nói . Khi Ngài được thọ tâm ấn , Ngài tức thời có được những thể nghiệm đại khai ngộ như đã ghi trong kinh điển . Có sự ấn chứng này , Ngài khẳn định đây là pháp môn thành đạo tối cứu cánh mà kinh điển của tôn giáo đã đề cập đến . Tuy vậy Ngài vẫn cẩn thận , nhẫn nại và nổ lực tinh tấn tu hành , dùng một thái độ thật khách quan để tiếp tục nghiêng cứu và quan sát . Cuối cùng sau khi trải qua muôn vàn những thể nghiệm của chính mình , Ngài đã quả quyết ấn chứng rằng "Pháp Môn Quán Âm" là phương pháp cao nhất trong tất cả mọi pháp môn .
Trải qua sáu tháng tu hành , sư phụ của Vô Thượng Sư Thanh Hải đã nhận biết Ngài đã đạt đại khai ngộ , ông khuyên Ngài đi truyền pháp , nhưng Ngài chưa quyết định , Ngài tiếp tục ẩn tu trong rặng núi Hy Mã Lạp Sơn một thời gian . Sau đó vì duyên đã tới , Ngài đến Đài Loan . Trong thời gian ở Đài Loan , Ngài nhìn thấy người dân bản sứ với tính tình thuần hậu và một đạo tâm thành khẩn đã làm cho Ngài cảm động . Trong tình trạng này , Vô Thượng Sư Thanh Hải vẫn tiếp tục tinh tấn tu hành và thường bế quan một mình ở trong căn nhà đựng hài cốt hỏa táng nằm đằng sau một ngôi chùa nhỏ .
Vào một buổi hoàng hôn , trong khi Ngài đang thiền , bên ngoài một trận bão lớn thổi qua , mưa bão ngập trời . Bỗng nhiên một nhóm người xuất hiện và gõ cửa căn phòng của Ngài . Những người này không những chưa bao giờ biết qua ngôi chùa nhỏ này , lại càng chưa bao giờ quen đến tên của Pháp Sư Thanh Hải . Được hỏi lý do tại sao họ tới đây , tất cả đều thành kính trả lời rằng : "Quán Thế Âm Bồ Tát đáp lời cầu nguyện lâu nay của chúng tôi , và chỉ thị chúng tôi đến đây cầu xin Minh Sư truyền chánh pháp". Ngài trả lời : "Tôi không biết phương nào để dạy cả". Nhưng nhóm người này vẫn thành tâm cầu xin được truyền pháp , lòng chân thành này làm Ngài rất cảm động . Miễn cưỡng Ngài hứa sẽ truyền Tâm Ấn sau khi họ tịnh hóa thân , khẩu , ý của mình , và phát triển lòng nhân ái bằng cách nguyện sẽ không bao giờ ăn thịt . Mấy tháng sau đó nhóm người này đã được truyền Tâm Ấn .
Từ nhân duyên của nhóm người này , rồi do truyền khẩu , học trò của Ngài mỗi lúc một đông ; thêm vào đó những người sau khi được thọ Tâm Ấn , lập tức thể nghiệm được một sự thay đổi lớn lao trong đời họ , và ý thức được rằng sự lợi ích tinh thần mà họ đã nhận được từ Ngài thật là quý giá .
Điều quan trọng nhất là lúc ngồi thiền , những người này đã có được những thể nghiệm siêu thế giới như đã diễn tả trong những kinh sách . Họ tiếp tục tu hành theo phương pháp "Quán Âm" , họ càng tiến bộ hơn . Vì nhận biết "Pháp Bôn Quán Âm" là chánh pháp rất quý báu , nên họ không muốn Vô Thượng Sư Thanh Hải rời Đài Loan . Họ ước nguyện Ngài ở lại Đài Loan giúp họ thoát cảnh trầm luân . Sau nhiều lần khẩn cầu , Ngài đã đáp lời họ lưu lại một thời gian . Một bên giảng dạy đạo và "Pháp Môn Quán Âm" , một bên Ngài dùng tình thương và kỷ luật nghiêm khắc để giúp các đệ tử chóng tiến bộ trong việc tu hành và sống với đạo đức .
Sự giảng dạy của Ngài hoàn toàn phù hợp với sự ao ước của chúng sanh . Đối với người đã giác ngộ chỗ nào cũng là đạo tràng . Ngài ở nơi nào giảng pháp là hoàn toàn tùy thuộc vào nhu cầu của chúng sanh cần sự độ trì của Ngài .
Chúng con cầu xin chư Phật Bồ Tát , Thượng Đế tối cao gia trì cho chúng con được luôn luôn gần gũi Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư để thâu thập đức từ bi và trí huệ tối cao nơi Ngài để tự độ và đem lại nhiều lợi ích cho chúng sanh .