Tiếng nói của Thiên Chúa tìm đến tất cả những ai lắng nghe


Chúa Nhật II B (1 Samuel 3: 3-10, 19; psalm 40; Corinthians 6:13-15, 17-20; John 1: 35-42)

Chúng ta có nghe rõ không? Trên bình diện đó, hầu hết chúng ta có thể thay đổi vị trí đứng. chúng ta thực sự không muốn nghe người khác vì – thường chúng ta suy nghĩ về một điều gì đó cao siêu, dí dỏm hoặc châm biếm để đưa ra câu trả lời. Và nếu hét thẳng vào người khác là một thực tế đáng tiếc trong khi giao tiếp. Nhưng việc phát triển những kỹ năng nghe cấp bách hơn nhiều ngay cả trong mối quan hệ của chúng ta đối với Thiên Chúa. Tiếng nói của Thiên Chúa êm đềm, tha thiết nhưng kiên quyết. Tiếng nói này thường bị lấn át bởi những huyên náo xung quanh chúng ta – chúng ta là một xã hội ồn ào, náo nhiệt – cũng như sự ồn ào trong chúng ta. Chúng ta e sợ tiếng nói của Thiên Chúa, chúng ta sợ sự trừng phạt. xét xử, không xứng đáng những gì Thiên Chúa yêu cầu chúng ta. Thật dễ dàng để làm những gì mà Samuel thực hiện ban đầu – biện hộ lời kêu gọi. Nhưng nếu đó là lời kêu gọi của Thiên Chúa, nó sẽ là sự bền bỉ, lâu dài trong trường hợp này. Rồi Eli chỉ dạy cho tiên tri trẻ Samuel rằng sự trả lời chân chính là im lặng, chú ý lắng nghe với một thái độ thành khẩn

Tiếng gọi của Thiên Chúa thường đến nhất là khi chúng ta đưa ra những lời cầu xin và tìm kiếm. Khi chúng ta cầu xin để được dẫn đường chỉ lối, lời thỉnh cầu của chúng ta sẽ được phúc đáp. Nhưng nó cũng có thể không đến với chúng ta dưới hình thức của tiếng nói, mà bằng kinh nghiệm, sự từng trải trong cảm xúc và giao động tâm hồn, và những mối giao hòa thiêng liêng là mối giao hảo tuyệt vời. tiếng nói của Thiên Chúa không phải dành cho những tinh hoa tài giỏi, mà dành cho tất cả những ai có trái tim chân thành và cho mọi người. Nó độc đáo vô song. Paul đã từng bị buộc là có quan điểm phủ nhận thể xác. Nhưng đoạn văn này vẽ lên một hình ảnh khác. Viết hoàn toàn trái ngược với cộng đống người Corinth ngông cuồng, ông cố gắng thuyết phục họ rằng sự tự do Thiên chúa giáo không có nghĩa là phóng đãng. Ông không đưa ra một số khổ hạnh mà người ta phải đấu tranh chống lại những gánh nặng của thể xác – hoàn toàn trái ngược. Và nó không thuộc về sự cho phép một loạt những luật lệ hoặc những ngăn cấm. Đời sống Kitô giáo tích cực hơn nhiều. thiên Chúa không "bỏ đi" hay 'biến mất" mà ở bên trong thể xác của những người có niềm tin tuyệt đối. từ đó, thể xác là ngôi đền thờ mà trong đó tinh thần của Thiên chúa có thể chú ý đến tất cả hành động của con người và có thể là mẫu thiết kế của nơi tôn thờ. Để được sống trong Đúc Kitô, chúng ta phải cầu nguyện và dâng lời ngợi khen bằng những phương tiện của thể xác. Từ đó, chúng ta là chi thể của Đức Kitô, mỗi điều chúng ta nói và mỗi việc chúng ta làm đều được thực hiện trong mối liên hệ với Thiên Chúa. Trong việc đưa ra những quyết định của chúng ta, có lẽ chúng ta có những câu hỏi sai. Có lẽ điều tốt hơn hết là hỏi tiến trình làn việc có hay không. Chúng ta đang chiêm niệm những vinh dự hay những khổ nhục vì Danh Chúa cùng những thực tế thiêng liêng tuyệt vời ngự trong chúng ta.

Sự rao giảng của John về tiếng gọi của các môn đệ không khác đối với ba Tin Mừng cho lắm. Thay vì chúa Jesus tìm và kêu gọi các môn đệ, thì ở đây họ tìm đến để gặp Ngài. Thậm chí việc đặt tên lại của Peter làm khó chịu ngay từ lúc mở đầu Tin Mừng không có bất kỳ sự thú nhận đức tin nào về vai trò của Peter. Trong Tin Mừng của John, những từ ngữ được hàm chứa một cách nặng nề với những mức độ ngữ nghĩa khác. Một câu hỏi đơn giản của Chúa Jesus – Các con đang tìm kiếm gì? Ý tại ngôn trung khiến người đọc đặt câu hỏi cho bản thân. Đó là câu hỏi mà chúng ta nên thường xuyên tự vấn.

Người ta có thể đeo đuổi những mục đích tôn giáo hoặc tinh thần với những lý do khác nhau. Không phải tất cả trong số họ đều cao thượng vả trong sạch. Sự đáp lại của họ cũng mập mờ như nhau: bạn đang ở đâu? Điều này là một lời đề nghị hơn cả bài nói chuyện bằng ngôn từ Hy Lạp có ý nghĩa tồn tại, bất diệt. Nó giống như ngôn lời của Chúa Jesus khi ngài cố gắng thuyết phục những môn đệ mãi mãi hoặc tuân theo Ngài. Và chúng ta tiếp tục đọc toàn bộ Tin Mừng, nó sẽ trở nên trong sáng, rõ ràng nơi mà Chúa Jesus tuân giữ: trong Đức Chúa Cha. Chúa Jesus đã thốt lời mời hai người tìm đến Ngài nhưng cững là lời mời đến tất cả chúng ta: hãy đến và xem.

Trong vốn từ của John, nhận thấy rằng ý nghĩa tri thức và kinh nghiệm cho bản thân mình. Đó là kho tang quí giá được tìm thấy trong Tin Mừng của John: lời mời để có những cánh cửa nhận thức mỗi người được trong sáng bởi tâm hồn và để bắt đầu hiểu biết, khám phá thiên Chúa trong cuộc sống này. Nhưng không có điều gì xảy đến trừ phi chúng ta cần tiếng gọi và bắt đầu cuộc hành trình.

(Nguồn: the Catholic Register)
Tú Nạc