Nón Thúy


30 năm chằm nón chỉ với một bàn tay

TTCN - Nón Huế nổi tiếng là thế, vậy mà ngh? chằm nón xứ Huế cứ mai một dần. từ làng quê đến thị thành đâu cũng nghe quá nửa số ngư?i giải nghệ.

Các làng nón nức tiếng như Dạ Lê, Tri?u Sơn, Nam Phổ, Kim Long, ?ốc Sơ, Dương Nỗ, làng Chuồn, Phủ Cam...gi? không còn là làng nón nữa.

Nhưng ở làng nón Phủ Cam, gần 30 năm qua có một ngư?i phụ nữ khuyết tật tên Thúy nhi?u năm qua không chỉ sống chết với ngh? mà còn đưa tiếng thơm của nón Huế đi khắp năm châu...

Chị Thúy nói: “Ngư?i ta đủ tay thì chằm cái nón khoảng hai tiếng đồng hồ là xong, mình cần đến bốn tiếng. Ngày chằm chỉ được hai chiếc, mỗi chiếc nếu mang ra chợ ?ông Ba b? mối cũng chỉ 8.000 - 10.000 đồng, tùy loại?.

Năm 1995, khi Huế đã là di sản văn hóa của nhân loại, du khách đổ v?, chiếc nón Huế bấy gi? chỉ còn là hàng lưu niệm của du khách hơn là làm duyên thêm nét Huế. “Hữu xạ tự nhiên hương?, nón của chị Thúy bắt đầu thu hút du khách cả trong lẫn ngoài nước.

“Thương hiệu? nón Thúy gắn li?n với một ngư?i thợ say mê ngh?, có hoàn cảnh đặc biệt và chằm được những chiếc nón khéo chứ không h? có nhãn mác, bản quy?n. Chuyện xảy ra cách nay gần tám năm. Ngày n? có một du khách Úc tìm đến ngôi nhà chị Thúy; ông lặng lẽ quan sát tỉ mẩn từng đư?ng kim mũi chỉ khó nh?c của ngư?i phụ nữ không may mắn này. Khi chiếc nón hoàn tất sau hơn hai tiếng đồng hồ, ông cầm lên t? vẻ trầm trồ và nói gì đó với ngư?i hướng dẫn viên.

“Anh hướng dẫn bảo rằng ông ta muốn mình chằm một chiếc nón nữa nhưng cùng với các biểu tượng của Huế phải lồng vào chữ “Thúy? - chị Thúy kể. Chiếc nón có chữ “Thúy? ấy sau đó được đưa v? nước Úc. Không lâu sau, một đoàn du khách Úc ghé nhà chị Thúy đ? nghị chị biểu diễn các công đoạn chằm nón và cũng không quên nhắc phải lồng vào nón chữ “Thúy?. Cứ như thế, từ bấy đến nay hàng ngàn chiếc “nón Thúy? đã theo những du khách nước ngoài v? xứ sở của h?: Úc, ?ức, Anh, Pháp, Mỹ, Canada, Ấn ?ộ, Nhật Bản, New Zealand…

?ến nay, ít nhất chị Thúy cũng đã nhận được ba tạp chí nước ngoài (Anh, Pháp, Úc) có bài viết v? chị mà tác giả gửi đến địa chỉ ngôi nhà nằm sâu trong hẻm 165 Trần Phú ấy. Cũng từ bấy đến nay, chị Thúy chỉ chăm chút chằm nón bán cho du khách nước ngoài với giá mỗi chiếc không quá… 1 USD: “Khách nước ngoài hay khách nội địa cũng cùng giá rứa thôi, h? quan tâm đến ngh? nghiệp ông cha mình là quí lắm rồi.

Có đi?u khách nước ngoài đa phần đ?u đòi lồng thêm chữ “Thúy?, nếu không cũng phải ký vào chiếc nón chữ “Thúy? h? mới chịu?. Gần 10 năm qua, cứ thứ bảy và chủ nhật mỗi tuần, chị Thúy đ?u tất bật với những đoàn du khách có khi đông đến 15, 20 ngư?i đến nhà chị tham quan và tìm hiểu v? nón Huế, “nón Thúy?. Ngoài những vật dụng làm ngh?, chị Thúy phải mua thêm hàng chục chiếc ghế nhựa để khách ngồi trong gian phòng chật chội.

Tháng 6-2004, chị Thúy có mặt tại Yokohama với tư cách là khách m?i đại diện của ngh? nón truy?n thống VN trong Lễ hội văn hóa du lịch VN tại Nhật Bản. Chị kể: “Chuyện thú vị nhất là mình mang qua Nhật 200 chiếc nón Huế, chỉ hơn một ngày lễ hội đã bán gần hết trong khi lễ hội diễn ra cả tuần. Chưa biết xoay xở ra sao thì anh Minh, phó giám đốc Việt Nam Airlines, ghé đến thăm gian hàng của mình. Biết chuyện, lập tức anh điện v? Huế lo giúp. 24 gi? sau khoảng 300 chiếc nón Huế nữa đã có mặt tại Nhật Bản.

500 chiếc nón Huế đã được khách Âu, Mỹ, Nhật mua sạch. Mà có phải bán không đâu, lại phải chằm nón tại chỗ, rồi giới thiệu v? ngh? nón. Tiếng Nhật thì bập bẹ nên... nói m?i cả tay?. ?ể tham gia lễ hội này, chị Thúy mất nửa tháng h?c “nóng? tiếng Nhật. Còn để giao tiếp với du khách ngày ngày tại nhà, chị cũng h?c luôn chút ít tiếng Pháp, Anh. Ngh? chằm nón với chị Thúy không chỉ là kế sinh nhai mà còn là ni?m vui của ngư?i phụ nữ 39 tuổi vẫn sống cô đơn.

Trần ?ình Phương - phiên dịch viên của Công ty du lịch - lữ hành Intrepid (Úc), có trụ sở tại Hà Nội và TP.HCM - cho biết: “Tôi đã có khoảng 50 lần đưa du khách thuộc nhi?u nước đến với chị Thúy. ?i?u khiến “nón Thúy? thu hút h? là ni?m say mê ngh? truy?n thống, sự thuần thục v? ngh? và trên hết đó là một con ngư?i giàu nghị lực vượt qua nghịch cảnh?.

Còn J.Barray, một du khách Úc đến xem chị Thúy chằm nón, thì quả quyết: “Dù lần đầu tận mắt biết đến nón Huế qua chị Thúy, nhưng khi v? nước tôi sẽ kể với bạn bè mình chuyện v? nón Thúy và nón Huế - đi?u mà trước đây tôi chỉ biết qua hình ảnh, sách báo?.

?ÌNH TOÀN
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/In...mp;ChannelID=7